Khi trời không chỉ là trời

1. Từ ” trời ” Open nhiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du ( 1766 – 1820 ). Có thể nêu ra vài dẫn chứng như : Tuyết in sắc ngựa câu giòn / Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời ( câu 139 – 140 ), Vầng trăng vằng vặc giữa trời / Đinh ninh hai miệng một lời song song ( câu 449 – 450 ), Trời tây lãng đãng bóng vàng / Phúc thư đã thấy tin chàng đến nơi ( câu 1085 – 1086 ) .

Ba bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến (1835-1909) đều đề cập đến “trời” và “trời” ở đó luôn có màu xanh ngắt: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao/Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu (Thu vịnh), Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt/Ngõ trúc quanh co khách vắng teo (Thu điếu), Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt/Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe (Thu ẩm).

Dựa vào ngữ cảnh, ta biết được ” trời ” trong những câu thơ trên được dùng để chỉ bầu trời .

2. Trong đời sống, ta thường gặp các hình thức diễn đạt như “trời vào thu”, “trời lạnh”, “trời tối”, “ngoài trời”. Trong các trường hợp này, “trời” được dùng để chỉ tiết trời, thời tiết hoặc thiên nhiên, quang cảnh bên ngoài (ngược với trong nhà).

Các nghĩa này cũng xuất hiện trong sáng tác văn học: Trời lập đông lành lạnh/Cà phê sáng mai hồng/Tan nỗi buồn đêm đông (Đưa nhau bốn mùa – Hoàng Thanh Tâm); Quê chàng trời lạnh Liêu Dương/Quê chàng đất lạnh trên đường chia phôi (Kỷ niệm – Bùi Giáng); Người thầy thuốc mổ chân tìm mạch/Tiếp máu – ngoài trời đêm đen, đêm đen (Chuyện của Hương – Thích Nhất Hạnh).

3. Trong quan niệm dân gian, “trời” là một đấng thiêng liêng, có năng lực siêu nhiên, chi phối cuộc sống của muôn loài trên trái đất. Từ đó phát sinh các từ liên quan như “đạo trời”, “cơ trời”… mà ta có thể tìm thấy dẫn chứng trong Truyện Kiều: Mấy người hiếu nghĩa xưa nay/Trời làm chi đến lâu ngày càng thương (câu 2647-2648); Sư rằng: Phúc họa đạo trời/Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra (câu 2655-2656); Rằng: Trong tác hợp cơ trời/Hai bên gặp gỡ một lời kết giao (câu 3063-3064).

Cũng từ nghĩa này, ta có từ “lạy trời”: Lạy trời tắt gió ngang sông/Qua đò biếu áo, yên lòng em tôi (Áo anh – Nguyễn Bính).

4. Trong bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm (1705-1749) (có ý kiến cho là của Phan Huy Ích), “trời” đi cùng với “đất” tạo thành từ “trời đất” dùng để chỉ thiên nhiên, đất nước: Thuở trời đất nổi cơn gió bụi/Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên (câu 1-2).

Ta cũng gặp lại “trời đất” theo nghĩa trên trong các tác phẩm khác: Bác sống như trời đất của ta/Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa (Bác ơi! – Tố Hữu); Trời đất hân hoan mừng nắng dậy/Một đàn em nhỏ rộn yêu thương (Giao cảm – Thích Nhất Hạnh).

Đặc biệt, “trời đất” còn có thể mang nghĩa rộng hơn, dùng để chỉ xã hội, thế giới nhân sinh hoặc cuộc đời: Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông (Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công Trứ).

Cũng ghép “trời” với một danh từ khác, từ “trời biển” thường được dùng theo nghĩa bóng như một tính từ để chỉ sự mênh mông, to lớn, đặc biệt là công ơn của cha mẹ đối với con cái: Nửa đời con, mấy gió mưa/Công ơn trời biển con chưa đáp đền (Cối khuya – Kiên Giang).

5. Cuối cùng, “trời” còn được dùng như thán từ độc lập hoặc kèm theo vài từ khác để diễn đạt một sắc thái tình cảm: Trời hỡi! Nhờ ai cho khỏi đói/Gió trăng có sẵn làm sao ăn? (Lang thang – Hàn Mặc Tử); Xuân về những nhớ cùng thương/Trời ơi! Muôn vạn dặm đường xa xôi! (Xuân về nhớ cố hương – Nguyễn Bính); Trời đất hỡi! Dân ta khốn khổ/Đủ trăm đường thuế nọ thuế kia (Thiết tiền ca – Nguyễn Phan Lăng).

6. Như vậy, từ ” trời ” trong tiếng Việt có nhiều nghĩa mà ta cần phân biệt và hiểu đúng dựa vào ngữ cảnh. Tiếng Việt mùa World Cup: Xin đừng nói Neymar phục hồi chấn thương! Tiếng Việt mùa World Cup: Xin đừng nói Neymar phục hồi chấn thương! TTO – Mohamed Salah bình phục chấn thương, Neymar phục sinh chấn thương nhanh hơn dự kiến, đội tuyển A đã tạo ra nhiều thời cơ nguy khốn … là những từ Hán Việt quen thuộc vang lên trong những trận cầu World Cup được tường thuật trên VTV. ..

Source: https://thevesta.vn
Category: Thế Giới