THỦ TỤC VAY VỐN CHƯƠNG TRÌNH HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1. Đối tượng được vay vốn
* Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; học sinh, sinh viên y khoa có hoàn cảnh khó khăn sau khi đã tốt nghiệp trong thời gian thực hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định.
* Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc bộ quốc phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại quyết định số 121/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
* Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, học nghề trong các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội, các cơ sở đào tạo nghề khác theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

image 20200911151533 1* Học sinh, sinh viên có thực trạng khó khăn vất vả theo học tại những trường ĐH, cao đẳng, tầm trung chuyên nghiệp và tại những cơ sở đào tạo và giảng dạy nghề được xây dựng và hoạt động giải trí theo lao lý của pháp lý Nước Ta ; học viên, sinh viên y khoa có thực trạng khó khăn vất vả sau khi đã tốt nghiệp trong thời hạn thực hành thực tế tại những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được cấp chứng từ hành nghề theo lao lý. * Bộ đội xuất ngũ theo học tại những cơ sở dạy nghề thuộc bộ quốc phòng và những cơ sở dạy nghề khác thuộc mạng lưới hệ thống giáo dục quốc dân theo lao lý tại quyết định hành động số 121 / 2009 / QĐ-TTg của Thủ tướng nhà nước. * Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe thể chất tương thích với nghề cần học, học nghề trong những trường cao đẳng, tầm trung nghề, TT dạy nghề, trường ĐH, tầm trung chuyên nghiệp của những Bộ, ngành, tổ chức triển khai chính trị xã hội, những cơ sở huấn luyện và đào tạo nghề khác theo lao lý tại Quyết định số 1956 / QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng nhà nước .

Sinh viên vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để có thêm
nhiều cơ hội học tập hơn

2. Phương thức cho vay
– Đối với học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình:
+ Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện cho vay thông qua hộ gia đình của học sinh, sinh viên. Cha hoặc mẹ hoặc một thành viên khác là người đại diện gia đình đứng ra vay vốn và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách Xã hội.
+ Người vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải gia nhập và là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn tại nơi đang sinh sống, được Tổ xem xét đủ điều kiện vay vốn và lập danh sách đề nghị vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội gửi UBND cấp xã xác nhận.
– Đối với học sinh, sinh viên mồ côi: Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện cho vay trực tiếp học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội nơi địa bàn nhà trường đóng trụ sở.
3. Điều kiện được vay vốn
* Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại đối tượng được vay vốn.
* Học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận của nhà trường.
* Đối với học sinh, sinh viên năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
4. Mức vay tối đa: 2.500.000 đồng/tháng (25.000.000 đồng/năm học)
5. Lãi suất cho vay 
– Lãi suất cho vay hiện nay là 6,6%/năm.
– Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
6. Thời hạn cho vay
+ Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
– Thời hạn tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay điều tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học.
Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
– Thời hạn trả nợ: Thời gian trả nợ được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi.
+ Đối với học sinh, sinh viên có thời gian đào tạo đến một năm: Thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.
+ Đối với học sinh, sinh viên có thời gian đào tạo trên một năm: Thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
7. Thủ tục, quy trình cho vay
– Đối với học sinh, sinh viên vay vốn thông qua hộ gia đình
+ Người vay viết giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu in sẵn do Ngân hàng cấp) kèm giấy xác nhận của nhà trường hoặc giấy báo nhập học gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn.
+ Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) kiểm tra các yếu tố trên giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng, điều kiện vay vốn theo quy định của Chính phủ. Sau đó, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn, giấy xác nhận của nhà trường hoặc giấy báo nhập học trình UBND cấp xã xác nhận.
+ Tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn đã có xác nhận của UBND cấp xã cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để xem xét cho vay.
– Đối với học sinh, sinh viên mồ côi:
– Học sinh, sinh viên viết giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu in sẵn do Ngân hàng cấp) kèm giấy xác nhận của nhà trường gửi Ngân hàng Chính sách Xã hội nơi địa bàn nhà trường đóng trụ sở để được xem xét cho vay.
Chính sách cho sinh viên vay vốn của ngân hàng chình sách xã hội đã giúp các bạn HSSV có được chi phí trang trải cho tiền học phí hay cho sinh hoạt của bản thân, giúp cho HSSV hiếu học có cơ hội để tới trường.

Tác giả: Thu Trang
Nguồn: Ngân hàng CSXH