Chính sách đối với người có công với cách mạng theo quan điểm của Hồ Chí Minh

2020 – 11-11 T04 : 18 : 37-05 : 00

https://thevesta.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-theo-quan-diem-cua-ho-chi-minh-50.htmlhttps://thevesta.vn/uploads/news/source/tthcm.jpg

https://thevesta.vn/uploads/banners/baner-chu-2022.jpg

Với ý nghĩa và giá trị lý luận, thực tiễn thâm thúy, quan điểm của Hồ Chí Minh về chính sách so với người có công cần liên tục được điều tra và nghiên cứu, vận dụng phát minh sáng tạo nhằm mục đích liên tục góp thêm phần nâng cao hiệu suất cao việc hoạch định và thực thi chính sách này ở nước ta lúc bấy giờ, góp thêm phần to lớn vào sự nghiệp kiến thiết xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh .

 Sinh  thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới công tác “đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc những  người  có công với cách mạng. Người thường nhắc nhở “thương binh, bệnh binh, gia đình thân nhân và gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”[1].

         Ngay trong những năm chưa thành lập được chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh nêu rõ trong “Mười chính sách của Việt Minh”, “Binh lính giữ nước có công, được dân trọng đãi, hết lòng kính yêu”[2]. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam non trẻ gặp rất nhiều khó khăn, thử thách, cùng lúc phải đối mặt với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đề ra và lãnh đạo thực hiện đúng đắn chính sách đối với những người đã hy sinh xưong máu vì Tổ quốc. Trong thư gửi các chiến sĩ bị thương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, Người nhấn mạnh: “Các chiến sĩ đã hy sinh máu mủ để giữ gìn đất nước… Các chiến sĩ thật xứng đáng với Tổ quốc và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên những người con yêu quý như thế”[3]. Người coi việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ không là nhiệm vụ của riêng ai mà là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

         Nhằm thu hút sự quan tâm của các tầng lớp  xã hội đối với thương binh, thân nhân liệt sỹ, tháng 6 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn một ngày trong năm làm ngày thương binh liệt sĩ. Thực hiện chỉ thị đó, Hội nghị về vấn đề này gồm đại biểu các cơ quan, các ban ngành đã bàn và nhất trí đề nghị lấy ngày 27/7/1947 làm ngày toàn dân ta tưởng nhớ đến các các liệt sĩ, thương bình, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có cồng vởỉ cách mạng. Hồ Chí Minh chỉ rõ trách nhiệm của chúng ta đối với thương, bệnh binh. “Thương bình là những người đủ hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí ốm yếu què quặt. Vì vậy, Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”[4]. Theo Người, công tác chăm sóc, giúp đỡ người có công “việc giúp đỡ ấy cần phải thiết thực, cần có tổ chức và mọi người trong xã đều cần tùy theo khả năng mà tham gia”[5]. Trên cơ sở chỉ rõ vai trò của những người có công với đất nước và trách nhiệm của mỗi người, của xã hội đối với những người có công, Hồ Chí Minh cũng nêu rõ những việc làm, biện pháp thiết thực để thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa.

         Trước lúc về với thế giới bên kia, Người căn dặn: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích họp, quyết không để họ bị đoi rét”[6].

         Quan tâm tới công tác đền ơn, chăm sóc các đối tượng có công, Hồ Chí Minh càng lưu ý việc thi hành các chính sách ưu đãi cần đúng đối tượng, tránh nhầm lẫn. Bởi nếu nhầm lẫn không những người có công thực sự không được quan tâm, chăm sóc, kẻ không có công lợi dụng mà ngay chính sách của nhà nước cũng mất tính nghiêm minh, đánh mát lòng tin và thái độ ủng hộ của nhân dân. Việc trao huân chương cho người thực sự có công là một ví dụ cụ thể. Người viết “ta gọi là huân chương, là một thứ huy hiệu để tặng thưởng những người có công trạng đặc biệt. Vì vậy mà nó có giá trị cao quý. Nếu trọng thưởng không đúng, thì nó là một trò cười”.

         Quán triệt quan điểm của Người về chính sách đối với người có công, Đảng ta xác định “Quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng, coi đó vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân; sớm ban hành chế độ toàn dân đóng góp vào quỹ đền ơn, trả nghĩa để chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng”[7]; “bảo đảm cho những người có công với đất nước và cách mạng có đời sống vật chất và tinh thần ít nhất bằng mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; bồi dưỡng và tạo điều kiện cho con em những người có công với cách mạng tiếp nối sự nghiệp của cha anh. Mở rộng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ…”[8];  Đảng cũng chỉ rõ cần “Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công. Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có công, đặc biệt là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến…”[9]. Để thực hiện có hiệu quả chỉ đạo trên, Đảng yêu cầu phải giải quyết tốt lao động, việc làm và thu nhập của người lao động; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; coi trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân[10]. Đồng thời tiếp tục: “Huy động tốt nhất nguồn lực lao động để phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”[11]; “Tiếp tục hoàn thiện chính sách xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội,… ”[12]. 

         Thực hiện chủ trương của Đảng, các địa phương, đơn vị trong cả nước khắc phục những khó khăn, bất cập, khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh việc tìm kiếm và quy tập mộ liệt sĩ; thúc đẩy phong trào đền ơn đáp nghĩa, đồng thời thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg, ngày 25-01-2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Chỉ thị số 368-CT/QUTW, ngày 12-6-2016 của Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội giai đoạn 2016-2020; tăng cường bám sát cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề cần giải quyết trong thực hiện chính sách. 

         Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trong những năm qua phát triển mạnh mẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu. Cả nước đã đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Việc xã hội hóa công tác “Đền ơn đáp nghĩa” mang lại những kết quả to lớn, thực sự huy động được sức mạnh của toàn xã hội tự nguyện tham gia phong trào, gánh vác trách nhiệm cùng Nhà nước chăm lo đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Ngành chính sách của các bộ, các tỉnh, thành phố đã chủ động chỉ đạo, tham mưu, hướng dẫn thực hiện việc xác nhận và quản lý chi trả chế độ theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, từ năm 2010 đến nay, đã lập hồ sơ, đề nghị xác nhận gần 600 liệt sĩ; cấp giấy chứng nhận thương binh cho gần 5.000 trường hợp, hơn 1.300 bệnh binh, bảo đảm chặt chẽ, chính xác; kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những sai sót, tiêu cực trong tổ chức thực hiện; tham gia xác lập hồ sơ, đề nghị và tổ chức chu đáo việc phong tặng, truy tặng đối với gần 73.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng,… Cùng với đó, công tác tìm kiếm, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ được các đơn vị, địa phương hết sức chú trọng; công tác thông tin, tuyên truyền được quan tâm đẩy mạnh; tổ chức và bảo đảm được thực hiện tốt hơn, công tác đối ngoại, hợp tác về lĩnh vực này được xúc tiến và mở rộng.

         Ngoài những kết quả đã đạt được, chính sách đối với người có công  còn một số hạn chế cần tiếp tục giải quyết. Nhiều trường hợp người tham gia cách mạng bị chết, bị thương hoặc mất tin chưa được các cơ quan có trách nhiệm kết luận, hàng vạn người mẹ, người vợ liệt sĩ vẫn mong đợi thông tin chính thức về phần mộ của người thân… Chế độ trợ cấp ưu đãi nói chung còn thấp; một số nội dung ưu đãi đã được quy định trong Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng còn thiếu những văn bản hướng dẫn thực hiện. Những sai sót, nhầm lẫn, tiêu cực trong thực hiện chính sách, chế độ xảy ra ở một số nơi đã gây không ít phiền hà cho người hưởng chính sách, gây dư luận không tốt trong xã hội. 

         Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước ta về chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng cần thực hiện tốt mấy giải pháp cơ bản sau:

         Trước hết, quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị, địa phương cần gắn công tác này với nhiệm vụ chính trị được giao; chú ý kết hợp chặt chẽ với công tác dân vận, xây dựng cơ sở chính trị – xã hội địa phương vững mạnh. 

         Hai là, tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công bằng các chương trình cụ thể; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện tốt việc chăm sóc người có công với trách nhiệm và lòng biết ơn sâu sắc. Sự đóng góp của cộng đồng là nguồn lực, là sức mạnh để đạt mục tiêu của Đảng đề ra và cũng là nguồn bổ sung phong phú cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn, chu đáo hơn đời sống người có công.

         Ba là, tập trung giải quyết có hiệu quả những tồn đọng về xác nhận thương binh, liệt sĩ, người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; tu bổ, nâng cấp mộ, nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ. Đây là công việc lớn, phức tạp và khó khăn.

         Bốn là, tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi của Nhà nước; bảo đảm các khoản phụ cấp, trợ cấp được trao “tận tay, đúng kỳ, đúng số” cho các đối tượng. Theo đó, các cấp cần tiếp tục nghiên cứu, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, những bất hợp lý trong công tác chính sách; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để người có công được thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước./.

[ 1 ] Hồ Chí Minh : toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị vương quốc, TP.HN, 2011, trang 372 .
[ 2 ] Hồ Chí Minh : toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị vương quốc, TP. Hà Nội, 2011, trang 616 .
[ 3 ] Hồ Chí Minh : toàn tập, tập 15, tldd, trang 616 .
[ 4 ] Hồ Chí Minh : toàn tập, tập 15, tldd, trang 617 .
[ 5 ] Hồ Chí Minh : toàn tập, tập 15, tldd, trang 617
[ 6 ] Hồ Chí Minh : toàn tập, tập 15, tldd, trang 232
[ 7 ] Văn kiện Đảng toàn tập, Chính trị vương quốc, TP.HN, 2011, tập 51, trang102
[ 8 ] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn nước lần thứ VIII, Nxb. Chính trị vương quốc, Thành Phố Hà Nội, 1996, trang 115

[9] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, trang 229 – 230.

[ 10 ] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn nước lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, TP. Hà Nội, năm nay, trang 31
[ 11 ] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn nước lần thứ XII, tldd, trang 136
[ 12 ] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn nước lần thứ XII, tldd, trang 317 .