Ma Thổi Đèn – Quyển 1 – Chương 2: “Thập lục tự âm dương phong thuỷ bí thuật”

Từ đó trở đi ông tôi đi làm lính, lại rất được trọng dụng, khốn nỗi cái thời ấy thiên hạ đại loạn, quân phiệt hỗn chiến,chỉ cần nắm trong tay một đội quân độ trăm người là đã có thể cát cứ một vùng, nay ngươi diệt ta, mai kẻ khác lại xử ngươi, chẳng mấy thế lực có thể giữ được lâu dài. Thế lực của đội quân mà ông tôi đi theo vốn dĩ không lớn, chưa quá một năm đã bị một đạo quân khác đánh cho tơi bời khói lửa trong trận chiến tranh giành địa bàn, kẻ thì chết, người thì bỏ chạy, ngay cả tay quân phiệt trước đã cất nhắc Hồ Quốc Hoa cũng trúng đạn tử trận. Truyện “Ma Thổi Đèn ”

Sau cuộc binh bại, ông nội tôi chạy về quê cũ, lúc bấy giờ gian nhà rách nát ngày xưa đã sập từ đời nào, lại vì chạy trốn quá vội vàng nên trên người cũng không mang theo đồng xu nào, hai ngày liên tục không được ăn, cộng với cơn nghiện hoành hành, ông chẳng còn cách nào khác, đành phải bán khẩu súng cho bọn thổ phỉ, đổi lại chút thuốc hút đồ ăn để giải quyết mối nguy trước mắt.

Ông tôi trầm tư tự nhủ, cứ tiếp tục thế này cũng chẳng phải cách, một dúm lương thực với thuốc phiện này cùng lắm cũng chỉ có thể gắng gỏi được dăm ba hôm, nhưng ăn trơn hít sạch rồi thì sau đó thế nào? Khi ấy ông mới chợt nhớ ra cách nhà chừng hơn trăm dặm có khu Thập Tam Lý phố, chỗ ấy có rất nhiều mộ phần của các bậc đại quan hiển quý, bên trong có vô số đồ tuỳ táng đắt tiền.

Ông Hồ Quốc Hoa lúc bấy giờ đã từng đi lính, từng đánh trận, so với trước kia giờ đã to gan lớn mật hơn nhiều. Trước trong quân đội, ông tôi từng được một tay binh sĩ già kể cho nghe nhiều chuyện đào trộm mộ, trộm mộ trong dân gian vẫn thường gọi là “đổ đấu”(1), có thể phát tài lớn, nhưng nếu bị bắt thì chỉ có nước bêu đầu, cho nên ông không dám hành động vào ban ngày, đành đánh liều cầm đèn, vác cuốc đi tới khu mồ hoang Thập Tam Lý trong một đêm trăng lông.

Trăng lông tức là trăng gì? Tức chỉ trời không mây, nhưng ánh trăng không sáng mà mông lung mờ ảo. Đương nhiên người thời nay chúng ta đều biết, đây là một hiện tượng tự nhiên, trăng như vậy thường được gọi là trăng quầng, là điềm báo sắp có gió to, nhưng người nhà quê thời ấy,nào ai biết gì về khoa học. Ở một số vùng quê dân cứ gọi đó là trăng mọc lông, có người nói đêm trăng u ám như vầy, cũng chính là lúc cô hồn dạ quỷ thích ra ngoài lảng vảng nhất.

Vừa tới nơi, ông liền uống ngay nửa cân rượu cho nóng người, lấy thêm can đảm. Đêm hôm ấy, trăng lạnh sao thưa, gió âm se sắt, giữa nấm mồ hoang chập chờn những đốm mà trơi, phút chốc lại có tiếng chim lạ kêu lên ken két, ngọn đèn trong tay lúc mờ lúc tỏ, tựa hồ có thể phụt tắt bất cứ lúc nào.

Ông nội tôi bấy giờ tuy vừa uống rượu, nhưng vẫn đổ mồ hôi lạnh bởi cái chốn ma ám rợn mình, bận này toi công, nửa cân rượu trắng uống vào coi như không, bao nhiêu rượu đều theo lỗ chân lông chảy ra ngoài hết cả.

Cũng may đây là khu mộ hoang, xung quanh không một bóng người, có gào hét ầm ĩ cũng chẳng sợ ai nghe thấy, ông tôi bèn hát vài khúc sơn ca để tăng thêm dũng khí, nhưng ông cũng chẳng biết mấy bài, được dăm ba câu thì đã hết cả vốn, sau đành hát bừa mấy điệu quen thuộc hàng ngày như “sờ mười tám cái”, “mong nhớ năm canh”.

Ông tôi đánh liều, run rẩy bước tới giữa khu nghĩa địa. Nơi đó có một nấm mộ lẻ loi không bia, giữa bãi mộ hoang đất vằng này, nấm mộ này có vẻ khác hẳn những ngôi mộ khác.

Ngôi mộ không bia, quái dị ở chỗ cỗ quan tài không hề được chôn xuống đất, mà lại cắm thẳng đứng giữa mộ phần, để lộ ra ngoài quá nửa. Cỗ quan tài trông còn rất mới, mười tám nước sơn đỏ bóng loáng dưới ánh trăng lờ nhờ chốc chốc lại ánh ra những tia sáng kỳ dị.

Ông tôi lẩm bẩm tự nhủ, cái quan tài sao lại đặt thế này cơ chứ? Mẹ tiên sư rõ quái đản, chỉ sợ không phải tầm thường. Có điều đến cũng đã đến rồi, không mở ra xem thì chuyến này đi công toi à? Hết tiền chết đói cũng là chết, không thuốc hút lên cơn cũng chết, chả bằng để ma nó bóp chết luôn đi cho sướng, ông đây cả đời toàn bị chúng nó hiếp đáp rồi, tổ bà nó, hôm nay ông quyết liều một phen, đã làm làm đến cùng.

Nghĩ xong, ông nội liền vung xẻng đào tung mớ đất chôn ngập nửa dưới cỗ quan tài lên, cả cỗ quan tài liền lộ ra trước mắt. Vốn là tay nghiên ngập, thể lực lại yếu, đào có tí đất mà đã mệt lử cả người. Ông không vội mở quan tài, ngồi bịch xuống đất moi ra ít thuốc mang theo, đưa lên mũi hít một hơi.

Đại não bị thuốc phiện kích thích, thần kinh cũng phấn khích hơn, ông nội tôi nghiến răng đứng phắt dậy, đưa xẻng nạy bung nắp quan tài ra, thi hài bên trong không ngờ lại là một mỹ nữ, mặt mũi sáng sủa như người sống, có điều phấn trát trên mặt quá dày, hai bên má lại đỏ hằn hai khoảnh son tròn, trên nền phấn trắng càng nổi bật lên như hai lá cao đỏ ói. Trên mình thi thể khoác mũ phượng dải mây, áo bào lụa đỏ, ăn vận như một cô dâu.

Xác chết này vừa được chôn xuống, hay là đã chôn được một thời gian rồi? Khu mộ này từ lâu đã bị bỏ hoang, mấy năm gần đây làm gì có ai lai vãng? Lẽ nảo ả ta đã hoá thành cương thi?

Nhưng lúc ấy, ông tôi đã chẳng còn nghĩ ngợi được gì nhiều, trong mắt chỉ còn rặt những đồ trang sức treo đầy trên mình xác chết, trong ánh đèn lay lắt đống châu báu lại loé lên những tia sáng lấp lánh đến mê người, ngoài ra đồ tuỳ táng còn có những đồng bạc được dùng giấy đỏ gói vào thành từng cọc, và vô số những lá vàng, thật nhiều không đếm xuể.

Lần này giàu to rồi, ông nội tôi hí hửng thò tay gỡ chiếc nhẫn lục bảo thạch trên tay cỗ tử thi thì đột nhiên cổ tay bị một người giữ lại, ông giật bắn mình, định thần nhìn lại, thì thấy người đang nắm tay mình hoá ra là một vị trưởng bối phong độ phi phàm.

Thì ra lúc nội tôi tất tưởi chạy tới Thập Tam Lý phố, giữa đường đã gặp một ông thầy phong thuỷ họ Tôn, Tôn tiên sinh là pháp sư có tiếng cả tỉnh, không những có thể coi số mệnh, xem phong thuỷ, mà còn biết bấm tay tiên đoán, thông hiểu Ngũ hành độn giáp nữa.

Tôn tiên sinh thoạt thấy Hồ Quốc Hoa, đã phát hiện ngay trên mặt ông tôi thấp thoáng có đám khí đen bao phủ, bấm đốt ngón tay, rồi đùng đùng nổi giận, thằng ranh con này định đi đào mà quật mộ làm trò tổn hại âm đức, nay gặp phải ta, ta quyết không thể để kệ thế được, nghĩ đoạn tiên sinh bèn đi theo để ngăn cản. Truyện “Ma Thổi Đèn ”

Lúc bấy giờ Tôn tiên sinh bất ngờ chộp lấy cánh tay Hồ Quốc Hoa, rồi quát lớn: “Thằng trộm kia! Mày làm như vậy không sợ bị trời đánh thánh vật sao?”.

Lời ấy vừa cất lên, ông nội tôi ngỡ như bị vả vào mặt, vội quỳ sụp xuống, cầu xin Tôn tiên sinh tha mạng.

Tôn tiên sinh đỡ nội tôi lên, rồi nói: “Tuy ngươi đạo đức băng hoại, nhưng chưa gây tội lớn, ngươi phải biết rằng quay đầu là bến, muốn ta giúp ngươi không khó, có điều ngươi phải bái ta làm thầy, rồi cai hẳn thuốc đi!”.

Ông nội tôi nghe bảo phải cai thuốc, thoạt nghĩ thế chẳng bằng lấy quách cái mạng mình đi cho xong, nhưng đắn đo một hồi thì thấy phải chịu báo ứng thì còn khổ hơn nhiều, lại nhủ, thôi thì còn nước còn tát, cứ cầu xin lão tạm tha cho đã, sau này đợi lúc lão lơi là, ta lại tiếp tục đi hút hít có sao, lão phát hiện thế nào được? Tính toán xong, ông nội liền dập đầu, vái Tôn tiên sinh tám lạy để hành lễ bái sư.

Tôn tiên sinh thấy ông nội tôi biết lỗi sửa lỗi, lấy làm hài lòng gật đầu, sau đó nhìn ra cỗ quan tài vừa bị nội tôi mở ra, thấy xác chết bên trong còn y như đang sống, cũng không khỏi giật thót mình, nhủ thầm, xem ra nơi đây là đất dưỡng thi, cái xác của cô gái này để lâu ắt sẽ ương thành đại hoạ, cần phải diệt trừ sớm mới phải. Thế rồi tiên sinh dặn dò ông tôi phải làm thế này, thế này…

Hai người hợp sức khuân nắp quan tài lên, gắng đẩy cho nắp ván đóng lại, lấy đinh dài đóng thật chắc, lại còn dùng dấu mực vẩy lên khắp quan tài những dây mực đan xen ngang dọc, tựa những ô cờ trong bàn cờ vây, từng dây mực chen nhau tạo thành một tấm lưới đen ngòm, phủ kín lên cỗ quan tài quái dị.

Tiếp sau đó ông nội tôi chất củi khô, đốt luôn cỗ quan tài sơn son thiếp bạc ấy, ngọn lửa bùng lên rừng rực, từng luồng khói đen không ngừng bốc lên ngút trời, thối không ngửi nổi, cuối cùng chỉ còn lại một đống tro tàn.

Ông tôi lúc ấy mới nhớ ra trong quan tài còn bao nhiêu vàng bạc châu báu, liền giậm chân thở dài, tiếc nuối vô cùng, nhưng đã quá muộn rồi, đành dìu Tôn tiên sinh, theo về ở cùng sư phụ.

Về sau, Tôn tiên sinh dùng phương pháp bí truyền trị cho ông tôi khỏi nghiện, lại còn truyền cho phép bói chữ với xem phong thuỷ. Nội tôi liền bày một sạp nhỏ trong huyện thành, giúp người ta xem tướng, bói chữ, kiếm ít tiền vặt, rồi lấy một cô gái dưới quê làm vợ. Ông đội ơn cứu mạng của sư phụ, từ đó về sau an phận thủ thường, cuộc sống ngày một tốt hơn.

Song một lần Tôn tiên sinh bị cảm phong hàn, từ khi đổ bệnh đã mời không biết bao thầy lang, uống rất nhiều thuốc mà bệnh tình mãi không thuyên giảm, được vài năm thì tiên sinh cưỡi gió về trời.

Trước lúc lâm chung, Tôn tiên sinh có gọi nội tôi đến, dặn rằng: “Ta và con có nghĩa thầy trò, ngặt nỗi kẻ làm thầy ta đây chưa kịp truyền thụ cho con bản lĩnh gì thực thụ cả, nay ta có cuốn cổ thư Thập tự âm dương phong thủy bí thuật ở đây, sách này tàn khuyết, chỉ còn nửa quyển, cũng chỉ chép mấy thuật coi phong thủy, tìm mộ huyệt mà thôi, con hãy giữ bên mình làm kỷ niệm vậy”. Tôn tiên sinh vừa nói xong, hơi thở chưa kịp hắt ra, đã vội lìa chào nhân thế.

Ông nội tôi an táng ân sư xong, những lúc rảnh rang lại nghiền ngẫm cuốn sách cũ của thầy để lại,ngày rộng tháng dài, lâu dần cũng nắm bắt được những lẽ ảo diệu bên trong, bắt đầu đi khắp huyện giúp người nhà giàu tìm đất tốt để đặt mồ mả, dần dà có tiếng tăm, gia nghiệp cũng ngày một hưng vượng.

Bà nội tôi sinh cho ông một người con trai, đặt tên là Hồ Vân Tuyên, đến năm mười bảy tuổi, Hồ Vân Tuyên bố tôi được gửi lên tỉnh theo học trường của giáo hội Anh Quốc, trai trẻ tính cách sôi nổi, không chịu ràng buộc, đồng thời sục sôi một bầu nhiệt huyết, đêm nào bố tôi cũng mơ được tham gia bạo động cách mạng, cuối cùng thì quyết chí bỏ nhà ra đi, chạy đến thánh địa cách mạng, Diên An.

Về sau bố tôi gia nhập quan ngũ đến tận khi đất nước bước vào công cuộc xây dựng đổi mới. Rồi tới chiến dịch Hoài Hà, bố tôi được thăng lên làm trung đoàn trưởng của một trung đoàn, sau chiến dịch Độ Giang, ông theo quân đoàn xuống phương Nam, đồng thời cũng đưa gia đình định cư luôn ở dưới này.

Sau nữa thì tôi ra đời, tôi lại sinh đúng vào ngày thành lập Quân đội Nhân dân Trung Hoa mồng một tháng Tám, bố liền đặt tên là Hồ Kiến Quân, kết quả là khi đi mẫu giáo, cả lớp có đến bảy tám đứa có tên Kiến Quân, thấy nhiều đứa trùng tên quá, bèn đổi tên tôi gọi là “Hồ Bát Nhất” (tức là mồng 1 tháng 8).

Ông nội tôi, Hồ Quốc Hoa, đùa bảo: “Tên đổi hay lắm! Đơn hoà (hồ), Bát vạn, Nhất đồng (2) đây!”

Năm tôi mười tám tuổi,gia đình tôi bị đấu tố, xúât thân của bố mẹ tôi không mấy đẹp đẽ, cả hai người đều bị đem đi cách ly tra xét, còn ông nội thì bị lôi đi diễu phố phê đấu mấy chuyện giả thần giả quỷ. Ông là người có tuổi, lại chân yếu tay mềm, không chịu nổi dày vò chì chiết nên chẳng quá dăm hôm đã về trời. Cả đời ông tôi coi phong thủy cho người ta, giúp người ta chọn đất đặt mộ, vậy mà cuối đời lại bị đưa đi hoả táng. Sự đời vẫn luôn vô thường như thế.

Nhà tôi cả thảy bị soát ba đợt, tất cả những đồ đáng tiền đều bị tịch thu hết, ông nội tôi sinh thời thích sưu tầm đồ cổ, mấy thứ này không bị đập thì cũng bị thu, chẳng món nào còn được nguyên vẹn. Cuối cùng thứ duy nhất may mắn sót lại chính là cuốn sách cũ mà ông bảo tôi đem gói trong túi vải dầu, cất lên nóc nhà xí.

Thanh niên thời Cách mạng Văn hoá có ba lựa chọn: một là nhập ngũ, đây là sự lựa chọn tốt nhất, vừa có thể rèn luyện mình, sau này lại có thể được đổi ngành, phân về làm trong cơ quan nhà nước. Thứ nữa là ở lại thành phố làm công nhân, như thế cũng hay, chí ít có tiền lương mà dành dụm. Cuối cùng, xui xẻo nhất chính là những thành phần không có nhiều mối quen biết, không có cửa sau, hoặc gia đình bị đấu tố như tôi, những thanh niên này chỉ còn cách lên vùng núi hoặc về quê lao động mà thôi.

Bạn sẽ khuyên tôi nên chọn con đường thứ tư, là chẳng đi đâu hết,cứ ở im trong nhà, liệu có được không? Như vậy cũng chẳng xong, thời buổi ấy không có cái khái niệm “ngồi chơi xơi nước” đâu, mỗi người đều là đinh vít của xã hội chủ nghĩa, đều có tác dụng cả. Nếu như cứ ở trong nhà, thì Uỷ ban dân phố, trường học, ban Thanh niên Trí thức, họ nay đến, mai đến, ngày ngày đi lại như đèn kéo quân, động viên đến cùng thì thôi. Nhưng có một số người cũng kiên trì đến phút chót, họ không đi đâu hết, vậy thì làm gì được họ? Những người như thế rồi cũng được ở lại thành phố, được bố trí công việc cho. Có nhiều việc là vậy đấy, chẳng thể nói cho rõ được, càng sống càng hồ đồ,người ta chẳng bao giờ biết được quy tắc là gì, còn quy tắc ngầm thì có phải ai cũng biết đâu.

Thời ấy tôi còn quá trẻ, cũng chẳng biết lên núi ahy về quê cụ thể là phải làm việc gì, dẫu sao với lí lịch này, có muốn nhập ngũ cũng chẳng có nước, ở lại thành phố càng không ai lo sắp xếp việc cho, nếu không đi tham gia lao động thì cũng không biết đi đâu nữa. Lúc ấy tôi nghĩ bụng đi thì đi, trời cao biển rộng trái tim hồng, đằng nào cũng là xa nhà, đã thế phải đi càng xa càng tốt.

Phần lớn thanh niên chọn đi Vân Nam, Tân Cương, tôi lại chọn đi đất Nội Mông,ngoài tôi ra còn có anh bạn tên Vương Khải Tuyền, tay này trắng mà bự nên có biệt hiệu là “Tuyền béo”.

Nơi chúng tôi đến gọi là trại Cương Cương, địa danh này từ trước tới nay tôi chưa từng nghe thấy. Khi lên tàu đi xa, không ai đến tiễn chúng tôi,so với cảnh tượng náo nhiệt lúc người ta đưa tiễn người đi nhập ngũ, tình cảnh của bọn thanh niên trí thức như chúng tôi thê thảm mà bi tráng hơn nhiều. Tôi chỉ mang theo người duy nhất cuốn Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật giấu trên nóc nhà xí công cộng, tôi cũng chẳng biết đây là sách gì nữa, chỉ biết rằng đây là thứ duy nhất còn sót lại của gia đình, cứ mang theo bên người, những lúc nhớ nhà lại đem ra xem cho khuây khoả cũng tốt.

***

(1) Đổ đấu: tức hình dung việc trộm châu báu trong quan tài người chết như đổ cái đấu ra lấy gạo lấy thóc.

(2) Đơn hoà, Bát vạn, Nhất đồng: Bát vạn, Nhất đồng là tên hai quân bài. Đơn hoà là một trong những kiểu “ù” của trò mạt chược. Người Bắc Kinh gọi “ù” là “hú”, chữ ấy âm Hán việt đọc là “hồ”, cùng âm với họ Hồ

Từ đó trở đi ông tôi đi làm lính, lại rất được trọng dụng, khốn nỗi cái thời ấy thiên hạ đại loạn, quân phiệt hỗn chiến,chỉ cần nắm trong tay một đội quân độ trăm người là đã có thể cát cứ một vùng, nay ngươi diệt ta, mai kẻ khác lại xử ngươi, chẳng mấy thế lực có thể giữ được lâu dài. Thế lực của đội quân mà ông tôi đi theo vốn dĩ không lớn, chưa quá một năm đã bị một đạo quân khác đánh cho tơi bời khói lửa trong trận chiến tranh giành địa bàn, kẻ thì chết, người thì bỏ chạy, ngay cả tay quân phiệt trước đã cất nhắc Hồ Quốc Hoa cũng trúng đạn tử trận. Truyện “Ma Thổi Đèn “Sau cuộc binh bại, ông nội tôi chạy về quê cũ, lúc bấy giờ gian nhà rách nát ngày xưa đã sập từ đời nào, lại vì chạy trốn quá vội vàng nên trên người cũng không mang theo đồng xu nào, hai ngày liên tục không được ăn, cộng với cơn nghiện hoành hành, ông chẳng còn cách nào khác, đành phải bán khẩu súng cho bọn thổ phỉ, đổi lại chút thuốc hút đồ ăn để giải quyết mối nguy trước mắt.Ông tôi trầm tư tự nhủ, cứ tiếp tục thế này cũng chẳng phải cách, một dúm lương thực với thuốc phiện này cùng lắm cũng chỉ có thể gắng gỏi được dăm ba hôm, nhưng ăn trơn hít sạch rồi thì sau đó thế nào? Khi ấy ông mới chợt nhớ ra cách nhà chừng hơn trăm dặm có khu Thập Tam Lý phố, chỗ ấy có rất nhiều mộ phần của các bậc đại quan hiển quý, bên trong có vô số đồ tuỳ táng đắt tiền.Ông Hồ Quốc Hoa lúc bấy giờ đã từng đi lính, từng đánh trận, so với trước kia giờ đã to gan lớn mật hơn nhiều. Trước trong quân đội, ông tôi từng được một tay binh sĩ già kể cho nghe nhiều chuyện đào trộm mộ, trộm mộ trong dân gian vẫn thường gọi là “đổ đấu”(1), có thể phát tài lớn, nhưng nếu bị bắt thì chỉ có nước bêu đầu, cho nên ông không dám hành động vào ban ngày, đành đánh liều cầm đèn, vác cuốc đi tới khu mồ hoang Thập Tam Lý trong một đêm trăng lông.Trăng lông tức là trăng gì? Tức chỉ trời không mây, nhưng ánh trăng không sáng mà mông lung mờ ảo. Đương nhiên người thời nay chúng ta đều biết, đây là một hiện tượng tự nhiên, trăng như vậy thường được gọi là trăng quầng, là điềm báo sắp có gió to, nhưng người nhà quê thời ấy,nào ai biết gì về khoa học. Ở một số vùng quê dân cứ gọi đó là trăng mọc lông, có người nói đêm trăng u ám như vầy, cũng chính là lúc cô hồn dạ quỷ thích ra ngoài lảng vảng nhất.Vừa tới nơi, ông liền uống ngay nửa cân rượu cho nóng người, lấy thêm can đảm. Đêm hôm ấy, trăng lạnh sao thưa, gió âm se sắt, giữa nấm mồ hoang chập chờn những đốm mà trơi, phút chốc lại có tiếng chim lạ kêu lên ken két, ngọn đèn trong tay lúc mờ lúc tỏ, tựa hồ có thể phụt tắt bất cứ lúc nào.Ông nội tôi bấy giờ tuy vừa uống rượu, nhưng vẫn đổ mồ hôi lạnh bởi cái chốn ma ám rợn mình, bận này toi công, nửa cân rượu trắng uống vào coi như không, bao nhiêu rượu đều theo lỗ chân lông chảy ra ngoài hết cả.Cũng may đây là khu mộ hoang, xung quanh không một bóng người, có gào hét ầm ĩ cũng chẳng sợ ai nghe thấy, ông tôi bèn hát vài khúc sơn ca để tăng thêm dũng khí, nhưng ông cũng chẳng biết mấy bài, được dăm ba câu thì đã hết cả vốn, sau đành hát bừa mấy điệu quen thuộc hàng ngày như “sờ mười tám cái”, “mong nhớ năm canh”.Ông tôi đánh liều, run rẩy bước tới giữa khu nghĩa địa. Nơi đó có một nấm mộ lẻ loi không bia, giữa bãi mộ hoang đất vằng này, nấm mộ này có vẻ khác hẳn những ngôi mộ khác.Ngôi mộ không bia, quái dị ở chỗ cỗ quan tài không hề được chôn xuống đất, mà lại cắm thẳng đứng giữa mộ phần, để lộ ra ngoài quá nửa. Cỗ quan tài trông còn rất mới, mười tám nước sơn đỏ bóng loáng dưới ánh trăng lờ nhờ chốc chốc lại ánh ra những tia sáng kỳ dị.Ông tôi lẩm bẩm tự nhủ, cái quan tài sao lại đặt thế này cơ chứ? Mẹ tiên sư rõ quái đản, chỉ sợ không phải tầm thường. Có điều đến cũng đã đến rồi, không mở ra xem thì chuyến này đi công toi à? Hết tiền chết đói cũng là chết, không thuốc hút lên cơn cũng chết, chả bằng để ma nó bóp chết luôn đi cho sướng, ông đây cả đời toàn bị chúng nó hiếp đáp rồi, tổ bà nó, hôm nay ông quyết liều một phen, đã làm làm đến cùng.Nghĩ xong, ông nội liền vung xẻng đào tung mớ đất chôn ngập nửa dưới cỗ quan tài lên, cả cỗ quan tài liền lộ ra trước mắt. Vốn là tay nghiên ngập, thể lực lại yếu, đào có tí đất mà đã mệt lử cả người. Ông không vội mở quan tài, ngồi bịch xuống đất moi ra ít thuốc mang theo, đưa lên mũi hít một hơi.Đại não bị thuốc phiện kích thích, thần kinh cũng phấn khích hơn, ông nội tôi nghiến răng đứng phắt dậy, đưa xẻng nạy bung nắp quan tài ra, thi hài bên trong không ngờ lại là một mỹ nữ, mặt mũi sáng sủa như người sống, có điều phấn trát trên mặt quá dày, hai bên má lại đỏ hằn hai khoảnh son tròn, trên nền phấn trắng càng nổi bật lên như hai lá cao đỏ ói. Trên mình thi thể khoác mũ phượng dải mây, áo bào lụa đỏ, ăn vận như một cô dâu.Xác chết này vừa được chôn xuống, hay là đã chôn được một thời gian rồi? Khu mộ này từ lâu đã bị bỏ hoang, mấy năm gần đây làm gì có ai lai vãng? Lẽ nảo ả ta đã hoá thành cương thi?Nhưng lúc ấy, ông tôi đã chẳng còn nghĩ ngợi được gì nhiều, trong mắt chỉ còn rặt những đồ trang sức treo đầy trên mình xác chết, trong ánh đèn lay lắt đống châu báu lại loé lên những tia sáng lấp lánh đến mê người, ngoài ra đồ tuỳ táng còn có những đồng bạc được dùng giấy đỏ gói vào thành từng cọc, và vô số những lá vàng, thật nhiều không đếm xuể.Lần này giàu to rồi, ông nội tôi hí hửng thò tay gỡ chiếc nhẫn lục bảo thạch trên tay cỗ tử thi thì đột nhiên cổ tay bị một người giữ lại, ông giật bắn mình, định thần nhìn lại, thì thấy người đang nắm tay mình hoá ra là một vị trưởng bối phong độ phi phàm.Thì ra lúc nội tôi tất tưởi chạy tới Thập Tam Lý phố, giữa đường đã gặp một ông thầy phong thuỷ họ Tôn, Tôn tiên sinh là pháp sư có tiếng cả tỉnh, không những có thể coi số mệnh, xem phong thuỷ, mà còn biết bấm tay tiên đoán, thông hiểu Ngũ hành độn giáp nữa.Tôn tiên sinh thoạt thấy Hồ Quốc Hoa, đã phát hiện ngay trên mặt ông tôi thấp thoáng có đám khí đen bao phủ, bấm đốt ngón tay, rồi đùng đùng nổi giận, thằng ranh con này định đi đào mà quật mộ làm trò tổn hại âm đức, nay gặp phải ta, ta quyết không thể để kệ thế được, nghĩ đoạn tiên sinh bèn đi theo để ngăn cản. Truyện “Ma Thổi Đèn “Lúc bấy giờ Tôn tiên sinh bất ngờ chộp lấy cánh tay Hồ Quốc Hoa, rồi quát lớn: “Thằng trộm kia! Mày làm như vậy không sợ bị trời đánh thánh vật sao?”.Lời ấy vừa cất lên, ông nội tôi ngỡ như bị vả vào mặt, vội quỳ sụp xuống, cầu xin Tôn tiên sinh tha mạng.Tôn tiên sinh đỡ nội tôi lên, rồi nói: “Tuy ngươi đạo đức băng hoại, nhưng chưa gây tội lớn, ngươi phải biết rằng quay đầu là bến, muốn ta giúp ngươi không khó, có điều ngươi phải bái ta làm thầy, rồi cai hẳn thuốc đi!”.Ông nội tôi nghe bảo phải cai thuốc, thoạt nghĩ thế chẳng bằng lấy quách cái mạng mình đi cho xong, nhưng đắn đo một hồi thì thấy phải chịu báo ứng thì còn khổ hơn nhiều, lại nhủ, thôi thì còn nước còn tát, cứ cầu xin lão tạm tha cho đã, sau này đợi lúc lão lơi là, ta lại tiếp tục đi hút hít có sao, lão phát hiện thế nào được? Tính toán xong, ông nội liền dập đầu, vái Tôn tiên sinh tám lạy để hành lễ bái sư.Tôn tiên sinh thấy ông nội tôi biết lỗi sửa lỗi, lấy làm hài lòng gật đầu, sau đó nhìn ra cỗ quan tài vừa bị nội tôi mở ra, thấy xác chết bên trong còn y như đang sống, cũng không khỏi giật thót mình, nhủ thầm, xem ra nơi đây là đất dưỡng thi, cái xác của cô gái này để lâu ắt sẽ ương thành đại hoạ, cần phải diệt trừ sớm mới phải. Thế rồi tiên sinh dặn dò ông tôi phải làm thế này, thế này…Hai người hợp sức khuân nắp quan tài lên, gắng đẩy cho nắp ván đóng lại, lấy đinh dài đóng thật chắc, lại còn dùng dấu mực vẩy lên khắp quan tài những dây mực đan xen ngang dọc, tựa những ô cờ trong bàn cờ vây, từng dây mực chen nhau tạo thành một tấm lưới đen ngòm, phủ kín lên cỗ quan tài quái dị.Tiếp sau đó ông nội tôi chất củi khô, đốt luôn cỗ quan tài sơn son thiếp bạc ấy, ngọn lửa bùng lên rừng rực, từng luồng khói đen không ngừng bốc lên ngút trời, thối không ngửi nổi, cuối cùng chỉ còn lại một đống tro tàn.Ông tôi lúc ấy mới nhớ ra trong quan tài còn bao nhiêu vàng bạc châu báu, liền giậm chân thở dài, tiếc nuối vô cùng, nhưng đã quá muộn rồi, đành dìu Tôn tiên sinh, theo về ở cùng sư phụ.Về sau, Tôn tiên sinh dùng phương pháp bí truyền trị cho ông tôi khỏi nghiện, lại còn truyền cho phép bói chữ với xem phong thuỷ. Nội tôi liền bày một sạp nhỏ trong huyện thành, giúp người ta xem tướng, bói chữ, kiếm ít tiền vặt, rồi lấy một cô gái dưới quê làm vợ. Ông đội ơn cứu mạng của sư phụ, từ đó về sau an phận thủ thường, cuộc sống ngày một tốt hơn.Song một lần Tôn tiên sinh bị cảm phong hàn, từ khi đổ bệnh đã mời không biết bao thầy lang, uống rất nhiều thuốc mà bệnh tình mãi không thuyên giảm, được vài năm thì tiên sinh cưỡi gió về trời.Trước lúc lâm chung, Tôn tiên sinh có gọi nội tôi đến, dặn rằng: “Ta và con có nghĩa thầy trò, ngặt nỗi kẻ làm thầy ta đây chưa kịp truyền thụ cho con bản lĩnh gì thực thụ cả, nay ta có cuốn cổ thư Thập tự âm dương phong thủy bí thuật ở đây, sách này tàn khuyết, chỉ còn nửa quyển, cũng chỉ chép mấy thuật coi phong thủy, tìm mộ huyệt mà thôi, con hãy giữ bên mình làm kỷ niệm vậy”. Tôn tiên sinh vừa nói xong, hơi thở chưa kịp hắt ra, đã vội lìa chào nhân thế.Ông nội tôi an táng ân sư xong, những lúc rảnh rang lại nghiền ngẫm cuốn sách cũ của thầy để lại,ngày rộng tháng dài, lâu dần cũng nắm bắt được những lẽ ảo diệu bên trong, bắt đầu đi khắp huyện giúp người nhà giàu tìm đất tốt để đặt mồ mả, dần dà có tiếng tăm, gia nghiệp cũng ngày một hưng vượng.Bà nội tôi sinh cho ông một người con trai, đặt tên là Hồ Vân Tuyên, đến năm mười bảy tuổi, Hồ Vân Tuyên bố tôi được gửi lên tỉnh theo học trường của giáo hội Anh Quốc, trai trẻ tính cách sôi nổi, không chịu ràng buộc, đồng thời sục sôi một bầu nhiệt huyết, đêm nào bố tôi cũng mơ được tham gia bạo động cách mạng, cuối cùng thì quyết chí bỏ nhà ra đi, chạy đến thánh địa cách mạng, Diên An.Về sau bố tôi gia nhập quan ngũ đến tận khi đất nước bước vào công cuộc xây dựng đổi mới. Rồi tới chiến dịch Hoài Hà, bố tôi được thăng lên làm trung đoàn trưởng của một trung đoàn, sau chiến dịch Độ Giang, ông theo quân đoàn xuống phương Nam, đồng thời cũng đưa gia đình định cư luôn ở dưới này.Sau nữa thì tôi ra đời, tôi lại sinh đúng vào ngày thành lập Quân đội Nhân dân Trung Hoa mồng một tháng Tám, bố liền đặt tên là Hồ Kiến Quân, kết quả là khi đi mẫu giáo, cả lớp có đến bảy tám đứa có tên Kiến Quân, thấy nhiều đứa trùng tên quá, bèn đổi tên tôi gọi là “Hồ Bát Nhất” (tức là mồng 1 tháng 8).Ông nội tôi, Hồ Quốc Hoa, đùa bảo: “Tên đổi hay lắm! Đơn hoà (hồ), Bát vạn, Nhất đồng (2) đây!”Năm tôi mười tám tuổi,gia đình tôi bị đấu tố, xúât thân của bố mẹ tôi không mấy đẹp đẽ, cả hai người đều bị đem đi cách ly tra xét, còn ông nội thì bị lôi đi diễu phố phê đấu mấy chuyện giả thần giả quỷ. Ông là người có tuổi, lại chân yếu tay mềm, không chịu nổi dày vò chì chiết nên chẳng quá dăm hôm đã về trời. Cả đời ông tôi coi phong thủy cho người ta, giúp người ta chọn đất đặt mộ, vậy mà cuối đời lại bị đưa đi hoả táng. Sự đời vẫn luôn vô thường như thế.Nhà tôi cả thảy bị soát ba đợt, tất cả những đồ đáng tiền đều bị tịch thu hết, ông nội tôi sinh thời thích sưu tầm đồ cổ, mấy thứ này không bị đập thì cũng bị thu, chẳng món nào còn được nguyên vẹn. Cuối cùng thứ duy nhất may mắn sót lại chính là cuốn sách cũ mà ông bảo tôi đem gói trong túi vải dầu, cất lên nóc nhà xí.Thanh niên thời Cách mạng Văn hoá có ba lựa chọn: một là nhập ngũ, đây là sự lựa chọn tốt nhất, vừa có thể rèn luyện mình, sau này lại có thể được đổi ngành, phân về làm trong cơ quan nhà nước. Thứ nữa là ở lại thành phố làm công nhân, như thế cũng hay, chí ít có tiền lương mà dành dụm. Cuối cùng, xui xẻo nhất chính là những thành phần không có nhiều mối quen biết, không có cửa sau, hoặc gia đình bị đấu tố như tôi, những thanh niên này chỉ còn cách lên vùng núi hoặc về quê lao động mà thôi.Bạn sẽ khuyên tôi nên chọn con đường thứ tư, là chẳng đi đâu hết,cứ ở im trong nhà, liệu có được không? Như vậy cũng chẳng xong, thời buổi ấy không có cái khái niệm “ngồi chơi xơi nước” đâu, mỗi người đều là đinh vít của xã hội chủ nghĩa, đều có tác dụng cả. Nếu như cứ ở trong nhà, thì Uỷ ban dân phố, trường học, ban Thanh niên Trí thức, họ nay đến, mai đến, ngày ngày đi lại như đèn kéo quân, động viên đến cùng thì thôi. Nhưng có một số người cũng kiên trì đến phút chót, họ không đi đâu hết, vậy thì làm gì được họ? Những người như thế rồi cũng được ở lại thành phố, được bố trí công việc cho. Có nhiều việc là vậy đấy, chẳng thể nói cho rõ được, càng sống càng hồ đồ,người ta chẳng bao giờ biết được quy tắc là gì, còn quy tắc ngầm thì có phải ai cũng biết đâu.Thời ấy tôi còn quá trẻ, cũng chẳng biết lên núi ahy về quê cụ thể là phải làm việc gì, dẫu sao với lí lịch này, có muốn nhập ngũ cũng chẳng có nước, ở lại thành phố càng không ai lo sắp xếp việc cho, nếu không đi tham gia lao động thì cũng không biết đi đâu nữa. Lúc ấy tôi nghĩ bụng đi thì đi, trời cao biển rộng trái tim hồng, đằng nào cũng là xa nhà, đã thế phải đi càng xa càng tốt.Phần lớn thanh niên chọn đi Vân Nam, Tân Cương, tôi lại chọn đi đất Nội Mông,ngoài tôi ra còn có anh bạn tên Vương Khải Tuyền, tay này trắng mà bự nên có biệt hiệu là “Tuyền béo”.Nơi chúng tôi đến gọi là trại Cương Cương, địa danh này từ trước tới nay tôi chưa từng nghe thấy. Khi lên tàu đi xa, không ai đến tiễn chúng tôi,so với cảnh tượng náo nhiệt lúc người ta đưa tiễn người đi nhập ngũ, tình cảnh của bọn thanh niên trí thức như chúng tôi thê thảm mà bi tráng hơn nhiều. Tôi chỉ mang theo người duy nhất cuốn Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật giấu trên nóc nhà xí công cộng, tôi cũng chẳng biết đây là sách gì nữa, chỉ biết rằng đây là thứ duy nhất còn sót lại của gia đình, cứ mang theo bên người, những lúc nhớ nhà lại đem ra xem cho khuây khoả cũng tốt.***(1) Đổ đấu: tức hình dung việc trộm châu báu trong quan tài người chết như đổ cái đấu ra lấy gạo lấy thóc.(2) Đơn hoà, Bát vạn, Nhất đồng: Bát vạn, Nhất đồng là tên hai quân bài. Đơn hoà là một trong những kiểu “ù” của trò mạt chược. Người Bắc Kinh gọi “ù” là “hú”, chữ ấy âm Hán việt đọc là “hồ”, cùng âm với họ Hồ

Source: https://thevesta.vn
Category: Phong Thủy