[Sách] Tư duy kinh tế Việt Nam 1975 – 1989 (Đặng Phong) – An Hằng’s Blog
Nhưng thật sự, lúc ấy tôi không biết bao cấp là gì, cũng không biết Đổi mới đem lại làn gió mát lành như thế nào. Chỉ biết, sau này, đọc lại sách vở mới thấy cho chặng đường đó dài ra sao. Đó là con đường vòng vật vã của nền kinh tế nước nhà, từ chỗ Nhà nước bao tiêu cấp phát toàn bộ sang chuyển giao cho thị trường tự điều tiết. Khi chiếc áo bao cấp trở nên quá chật chội với nhu cầu của nền kinh tế, hàng loạt cuộc phá rào bắt đầu diễn ra ở các địa phương. Phải khẳng định rằng, các nhà lãnh đạo cấp cơ sở không chống thể chế, mà lách qua những hàng rào của thể chế để tìm cách cứu sản xuất, cứu đời sống, hay nói theo kiểu “nâng quan điểm” – là cứu cả một đất nước. Khoán ở Hải Phòng và Vĩnh Phú 1980, khoán ở công ty Xe khách thành phố Hồ Chí Minh 1979, phá giá thu mua lúa ở An Giang với sự “góp sức” của công ty Lương thực thành phố Hồ Chí Minh, các Imex… khiến các nhà lãnh đạo ở cấp vĩ mô không thể ngồi yên được nữa. Những chuyển biến về tư duy đã đưa đến những chuyển biến về chính sách – ĐỔI MỚI.
Nhưng 15 năm – từ 1975 đến 1989, hẳn không thể nhẹ nhàng như một câu tổng kết. Giáo sư Đặng Phong đã tỉ mẩn lật dở từng trang tài liệu, tiếp xúc với từng con người và dùng ngòi bút sắc sảo của mình để phác họa bức tranh ngày ấy. Chính xác hơn, nó là một thước phim với những cuộc đối thoại chan chát giữa các luồng ý kiến trái ngược nhau – Nhà nước hay thị trường, Xã hội chủ nghĩa hay Tư bản chủ nghĩa, bảo thủ và chủ quan hay sửa sai và đổi mới. Ông còn lia ống kính từ các vị lãnh đạo cao nhất – Trường Chinh, Võ Văn Kiệt… đến chuyện lông gà vỏ tỏi như cảnh con lợn tập thể cắn nhau. Ông cũng không ngần ngại ghi nhận những ý kiến dám đi ngược bối cảnh thời đó, chẳng hạn nhà kinh tế học Đào Xuân Sâm – từng bị xem như Otar Sik của Việt Nam. Nhưng có trắng đen đối lập như thế mới thấy được chặng đường mở cửa đầy trăn trở như thế nào.
Xem thêm: “Sống ảo banh chành” 5 NHÀ SÁCH đẹp rung tim được thoải mái đọc sách ở Sài Gòn | https://thevesta.vn
Đọc “ Tư duy Kinh tế Nước Ta 1975 – 1989 ” không phải là để dày vò quá khứ, mà là để thoáng hơn về tâm lý và bớt đi câu cửa miệng “ Lãnh đạo Nước Ta là thế ” .
Nếu không, bạn hoàn toàn có thể đọc “ Đêm trước thay đổi ” – từng được đăng dài kỳ trên báo Tuổi trẻ khoảng chừng năm 2006 và xuất bản thành sách sau đó. Đây là một lát cắt mỏng mảnh của thời kỳ trước Đổi mới, phần nào khắc họa những chật vật mà nền kinh tế Nước Ta đã trải qua ( một số ít nội dung cũng đã được đề cập trong “ Tư duy Kinh tế Nước Ta 1975 – 1989 ” ) .
– LVA –
Vui lòng trích nguồn: “An Hằng’s blog” khi đăng lại bài của blog này. Cảm ơn các bạn! |
Source: https://thevesta.vn
Category: Nhà Sách