Các bài toán tư duy lớp 4 – CMS Edu Việt Nam

Hiện nay, toán tư duy đang là từ khóa được các bậc phụ huynh tìm kiếm nhiều nhất, đặc biệt
là các bài toán tư duy lớp 4, bởi vì lớp 4 đang là thời điểm gần cuối của việc chuyển cấp, từ cấp
tiểu học sang cấp trung học cơ sở. Thực tế, chương trình càng học lên cao kiến thức càng nhiều,
tương ứng với việc việc học càng khó, thậm chí có những bạn nhỏ làm bài tập đến 10 – 11 giờ
vẫn chưa xong. Vì vậy, phụ huynh cần tìm cho các bé các phương pháp cùng bài tập hỗ trợ và
luyện tập phù hợp với năng lực và giúp trẻ tư duy tốt hơn.


1. Các bài toán về đo khối lượng và thời gian
Lên lớp 4 các em sẽ được học về toán đại lượng hay chính là đơn vị đo khối lượng và các đơn vị
chỉ thời gian như: năm, tháng, thế kỷ, ngày, phút, giây, giờ, tuần… Các bài toán này vừa rất gần
gũi và có giá trị thực tiễn trong cuộc sống, vừa rất tốt cho tư duy não bộ, do đó yêu cầu các em
phải học, nắm chắc và nhớ được các đơn vị để quy đổi được những đại lượng đó từ những phép
tính dễ đến các phép tính khó.
Một số bài toán có thể tham khảo ở dạng bài toán đo khối lượng và thời gian.
1/ Sắp xếp các số đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn: 1kg 512g; 1kg 5hg ; 1kg 51 dag; 10hg
50g.
2/ Sắp xếp các đơn vị đo thời gian theo thứ tự từ bé đến lớn : năm, tháng, thế kỷ, ngày, phút,
giây, giờ, tuần lễ.
3/ Tính
 115 tạ + 256 tạ
 2565kg : 5
 30 phút – 15 phút


2. Luyện tập tư duy toán học qua các phép tính
Ở lớp 1, 2, 3 trẻ đã được học các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các con số bé, đơn giản. Thế
nhưng, khi lên lớp 4 thay vì những phép tính đơn giản đó bé phải tiếp cận với các phép tính khó
và phức tạp hơn, áp dụng vào các bài toán có lời giải nhiều hơn như:
 Dạng toán có liên quan đến số trung bình cộng
 Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
 Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
 Dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
Phương pháp để phụ huynh có thể dạy các bé học toán tư duy qua các phép tính là hướng dẫn
đọc và hiểu đề toán, vạch ra ý chính của đề, suy nghĩ tìm cách giải, trình bày bài giải và cuối
cùng kiểm tra lại. Những bước làm này sẽ giúp bé dần dần quen và phản xạ nhanh hơn.

Một số bài toán có thể tham khảo ở dạng toán này.
1/ Mai đọc một quyển sách trong 2 ngày. Ngày thứ nhất, Mai đọc được 42 trang, ngày thứ hai,
Mai đọc được 38 trang. Hỏi nếu mỗi ngày Mai đọc được số trang sách như nhau thì mỗi ngày sẽ
đọc được bao nhiêu trang sách?
⇒ Đây là bài toán trung bình cộng.
2/  Một lớp học có 32 học sinh. Số học sinh nam hơn số học sinh nữ là 8 em. Hỏi lớp học đó có
bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ?
⇒ Đây là bài toán khi biết tổng và hiệu của hai số.


3. Các bài tập so sánh
Nếu như ở các lớp dưới các em được học so sánh các số có 3 hoặc 4 chữ số với nhau thì lên lớp 4
các em sẽ được học so sánh phân số. Đối với dạng bài tập này phụ huynh nên hướng dẫn các em
phương pháp để giải chính là quy đồng mẫu số hoặc quy đồng tử số. Ngoài ra còn có một số
dạng so sánh phân số khác như: so sánh đơn vị, so sánh phân số dựa vào phân số trung gian…
 Quy đồng mẫu số: Khi hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì phân
số đó lớn hơn và ngược lại.
Ví dụ: so sánh 1/2 và ⅕
 Quy đồng tử số: Hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó
lớn hơn và ngược lại.
Ví dụ: so sánh: 2/5 và 5/4
Ngoài ra còn có các dạng so sánh phân số khác mà bố mẹ có thể hướng dẫn các em như: so sánh
phân số với đơn vị, so sánh phân số bằng cách tính chất cơ bản của phân số, so sánh phân số dựa
vào phân số trung gian…
 So sánh phân số với đơn vị: Nếu phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1.
Ngược lại, nếu phân số có tử số lớn, hơn mẫu số thì phân số lớn hơn 1. Nếu phân số có tử
số bằng mẫu số thì phân số bằng 1.
 So sánh phân số dựa vào phân số trung gian: Phân số trung gian là phân số có tử số là tử
số của phân số thứ nhất và mẫu số là mẫu số của phân số thứ hai và ngược lại. Cách tìm
một phân số trung gian là tìm sao cho phân số trung gian lớn hơn phân số này nhưng nhỏ
hơn phân số kia.


4. Học toán tư duy qua bài tập về phân số

Lên lớp 4 các bé không chỉ được học về so sánh phân số mà mảng phân số các bé còn được tiếp
cận với nhiều dạng bài tập khác. Đây là một dạng bài có độ khó khá cao. Thế nhưng, dạng toán
về phân số lại giúp các bé cực tốt trong việc tư duy.
Ở dạng toán này, phụ huynh nên hướng dẫn các em đọc kỹ đề bài, suy nghĩ và có phản ứng
nhanh nhạy với đề.
Một số dạng bài có thể tham khảo.
1/ Rút gọn các phân số sau:
1. 2323/ 2525
2. 123123/ 345345
2/ Cho phân số 3/7, cộng thêm vào tử số và mẫu số của phân số đó với 1 số tự nhiên ta được
phân số 7/9. Hãy tìm số đó.


5. Dạng bài tìm quy luật
Nếu như ở các lớp mầm non hay tiểu học trẻ được tiếp cận với những dạng bài tìm quy luật đơn
giản với những hình vẽ sinh động thì học đến lớp 4 trẻ sẽ được tiếp cận với cách tìm quy luật viết
dãy số. Hơn nữa đây là một trong các bài toán tư duy lớp 4 khó nhất dành cho các bé, giúp bé
tăng khả năng suy luận logic.
Để con học tốt dạng toán này phụ huynh cần dạy bé nắm chắc các quy tắc cơ bản sau:
 Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó cộng hoặc trừ với 1 số tự
nhiên;
 Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó nhân hoặc chia với 1 số
tự nhiên khác 0;
 Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng hai số hạng đứng trước nó;
 Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ tư) bằng tổng của số hạng đứng trước nó cộng với số tự
nhiên cộng với số thứ tự của số hạng đó;
 Số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước nhân với số thứ tự….
Một số bài toán tham khảo ở dạng toán tìm quy luật của dãy số
Hãy cho biết:
 Các số 60, 483 có thuộc dãy 80, 85, 90…không?
 Số 2002 có thuộc dãy 2, 5, 8, 11,…không?


6. Dạng bài toán đố vui
Bài toán đố vui là những bài toán có lời giải theo hướng đố, đòi hỏi người học phải hiểu đề, suy
nghĩ, sáng tạo, tư duy một cách nhanh nhất để tìm ra đáp án một cách chính xác.

Dạng toán đố vui vừa giúp các em học sinh lớp 4 củng cố kiến thức đã học vừa giúp các em rèn
luyện khả năng tư duy logic, nhạy bén.
Một số bài toán đố vui phụ huynh có thể tham khảo.
 Thảo, Thủy, Mai mặc ba chiếu áo màu đỏ, vàng, xanh và cài ba cái nơ cũng màu đỏ,
vàng, xanh. Trong đó, Mai cài nơ màu xanh, Thảo là có màu áo và màu nơ giống nhau,
màu áo và màu nơ của Thủy đều không phải màu đỏ. Xác định xem ba bạn Thảo, Thủy,
Mai mặc áo màu gì và cài nơ màu gì?
 Bà Phương có 12 lít đựng đầy rượu và hai can 7 lít và 5 lít không đựng gì. Bà muốn chia
số rượu có được của mình thành ba phần: 5 lít; 4 lít; 3 lít bằng ba cái can này. Bạn hãy
chia giúp bà Phương.
Nhìn chung, việc học toán tư duy lớp 4 là điều vô cùng quan trọng và cần thiết cho trẻ. Quan
trọng hơn nữa, trẻ cần có sự đồng hành của ba mẹ để có thể xác định đúng phương pháp cũng
như hứng thú học tập. Có như vậy thì việc học đối với trẻ sẽ không còn là áp lực và tạo tiền đề
tốt để con bước vào cấp học cao hơn.

Source: https://thevesta.vn
Category: Nhà Sách