Phật pháp vi diệu
GN – Nhờ cô Đoàn Như Ý, giáo viên Trường Chu Văn An kể tôi nghe về tấm gương nghị lực phi thường và nhân hậu vượt qua bệnh tật hiểm nghèo nhờ trì chú, tụng kinh, làm công quả, từ thiện, tôi về Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, gặp cô Liên văn thư, hỏi mới biết nhà cô La Thị Xuân Lộc ở tổ 1, phường Phú Hiệp, TP.Huế. Trò chuyện với cô Lộc, cô nói: “Phật pháp vi diệu…”.
Tôn tượng Đức Phật A Di Đà ở một chùa quê – Ảnh minh họa của TTO
Năm nay cô Lộc 58 tuổi, năm 51 tuổi cô bị ung thư buồng trứng, 3 tháng sau hóa trị 6 đợt, rồi di căn qua xương, xạ trị 25 tia, 3 năm sau di căn qua vú phải cắt bỏ. Đến nay, vừa tái khám xong, mừng là được xác lập không có di căn tái phát.
Trong thời gian bị bệnh, chồng cô là ông Nguyễn Đôn Đường ngoài việc lo chạy chữa, hàng ngày từ 4 giờ sáng ông lạy sám hối 108 lạy cầu nguyện cho cô hơn một năm trời. Phần cô Lộc, tuy chưa am hiểu nhiều về Phật pháp, nhưng nhờ các em gái là bác sĩ, người thì khuyên cô ăn chay, người khuyên cô trì chú Đại bi. Và nhờ Sư cô Tuệ Phương gọi cô đến chùa Thuận Hóa cùng tụng kinh Thủy sám.
Bạn đang đọc: Phật pháp vi diệu
Từ đó, cô cùng chồng phát tâm ăn chay trường. Cô nghĩ “ sự sống của mình chỉ đếm trên đầu ngón tay ” nên phát tâm tu sửa chùa làng Thế Long để có nơi tu tập. Chùa làng Thế Long kiến thiết xây dựng cách đây đã 204 năm bị hoang phế. Cô Lộc cùng cô Lài bạn đồng tu, xin phép trưởng làng rồi hoạt động con cháu và bạn hữu mua vật tư tu sửa chùa.
Từ đó, mỗi ngày cô Lộc đều sang chùa tụng hai thời kinh. Thời sáng từ 5 giờ 30 đến 7 giờ, gồm niệm Phật, lạy Phật nửa tiếng, đi kinh hành. Thời tối từ 19 giờ 30 đến 21 giờ, gồm tụng kinh Vô lượng thọ, lạy Phật 108 lạy. Sau đó có thêm cô Lài và nhiều người nghèo, người khuyết tật đến tu tập. Ban đầu các cô nấu cơm ở nhà, đem đến chùa cho các bạn đồng tu thọ dụng, sau này xây được nhà trai, các cô nấu ăn luôn tại chùa. Cô Lộc tâm sự: “Em tụng kinh, một mình em cũng tụng, hai người em cũng tụng, đều đặn mỗi ngày như thế cho đến nay”.
Ngày rằm (4-10-2017) tôi đến chùa Thế Long. Các bà, các chị và nhiều đạo hữu khuyết tật đang tụng kinh A Di Đà, thí thực và phóng sinh. Đạo tràng chùa Thế Long hiện có hơn 40 đạo hữu cùng tu tập, tụng kinh niệm Phật mỗi tháng 3 ngày: mùng một, rằm và ngày 28 âm lịch.
Ngoài ra, các cô thường tổ chức trao quà cho học sinh nghèo vượt khó ở các trường THCS trong phường, thăm và tặng quà cho bệnh nhân ung thư Bệnh viện Đại học Y Dược Huế.
Trung thu vừa mới qua, đạo tràng Phật tử chùa Thế Long đã trao 52 suất quà cho những em khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế ; thăm và trao 75 suất quà cho những em khoa Nhi, Bệnh viện T.Ư Huế, với lòng thương mến chân thành. Mọi người rất hoan hỷ và cảm động.
Cô giáo La Thị Xuân Lộc đã từng đoạt giải Nhất giảng dạy môn Ngữ văn TP.Huế niên khóa 1999-2000, Chiến sĩ thi đua nhiều năm liền. Giờ đây, cô dũng mãnh vượt qua bệnh tật nhờ phước đức tu tập, sửa chùa, làm nhiều việc thiện, hướng dẫn bà con nghèo, khuyết tật tu học theo Phật pháp.
Cô Lộc là tấm gương sáng cho nhiều người học hỏi noi gương ; một phụ nữ Phật tử Huế đã thoát chết nhờ Phật pháp vi diệu.
Source: https://thevesta.vn
Category: Phật Pháp