Gặp Người đàn bà bí ẩn

Phóng viên: Tập truyện đầu tay của chị in năm 2000. Tập truyện thứ hai in năm 2008. Trong 8 năm đó có thay đổi gì trong bút pháp và chủ đề của chị?

– Phạm Thị Ngọc Liên: Tôi không thay đổi chủ đề mà chỉ phát triển cho nó rộng thêm. Nghề làm báo cho tôi cơ hội đi nhiều, thu nhặt sự việc cũng nhiều. Nếu 8 năm trước tôi chỉ viết quanh quẩn những cuộc tình salon, những con người thuộc thành phần trí thức thì giờ đây tôi viết về những nhân vật bình thường trong xã hội, những nhân vật hiện diện quanh tôi như một ắt có, phải có mà nhiều người ít quan tâm chú ý, bởi nó bình thường quá. Tôi nhận ra rằng có những thứ bình thường, thậm chí tầm thường theo đánh giá của nhiều người, lại chứa đựng trong đó một sự sống, một triết lý, nhân sinh quan rất mạnh mẽ. Những con người đó, triết lý sống đó thu hút tôi và đã phần nào thay đổi cái nhìn có phần phiến diện về văn chương trước kia của tôi. Viết về họ như một sự hàm ơn, một cái nghĩa.

Phạm Thị Ngọc Liên đã in 4 tập thơ, đoạt giải A thơ báo Văn Nghệ TPHCM (1987), giải thưởng thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội (1990)

Nhân vật nam trong truyện Người đàn bà bí ẩn đã im lặng để giữ bí ẩn cho một phụ nữ. Vậy bí ẩn của người nữ đó do người nam tạo ra hay người nữ tạo ra? Đời sống có cần thiết có những bí ẩn đó?

– Đối với tôi, không quan trọng là người nào giữ sự bí ẩn, mà là việc giữ sự bí ẩn đó đúng hay sai. Trong truyện Người đàn bà bí ẩn, bi kịch xảy ra vì cả người nam lẫn người nữ trong truyện đều cố chấp, đều cho rằng việc giữ sự bí ẩn của mình là đúng, là có lý do. Ngoài đời, hiếm có người nam nào tốt để chấp nhận chịu nỗi oan như người nam trong truyện của tôi. Hiếm chứ không phải không có. Bởi đó là một nguyên mẫu ở ngoài đời mà tôi từng gặp. Có điều, kết thúc của họ cay đắng hơn và họ đã hối hận về việc giữ sự bí ẩn của mình. Quyết định làm một việc gì để rồi sau đó phải hối hận thì thật đau khổ. Vì thế tôi đã thay đổi đoạn kết cho mọi việc lạc quan hơn.

Theo tôi nghĩ, trong cuộc sống, có rất nhiều bí ẩn mà con người cần giữ gìn. Đó không phải là sự giấu giếm mà là một cách bảo vệ cái tôi của mình. Giữ lại một bí ẩn nào đó để không thấy mình quá trần trụi, quá cạn kiệt, để có một thứ an ủi và động viên mình. Ngay cả các danh nhân thế giới cũng đã khuyên “Chớ nên bóc trần mình cho bất cứ ai xem” kia mà. Nhiều khi, người ta tìm được mục đích sống hoặc phấn đấu vượt qua khó khăn vì một bí ẩn nào đó của họ. Tuy nhiên, cũng có những bí ẩn mà người trong cuộc sẽ nhận chịu sự thua thiệt rất lớn nếu không có can đảm nói ra.

Trong đời sống, chị đã gặp người đàn ông bí ẩn nào chưa? Chị đối xử với họ như thế nào?

– Nếu đã gặp người đàn ông bí ẩn thì tôi chọn giữ sự bí ẩn ngọt ngào ấy cho riêng mình hơn là bộc lộ cho mọi người cùng biết.

Nhân vật nữ trong truyện của chị không yếu đuối và thường biết vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn. Phải chăng chị đã cho họ một phần tính cách của chị ngoài đời?

– Thật ra, nếu nhân vật nữ của tôi yếu đuối thì họ sẽ giống tôi hơn! Thông thường, theo tôi thấy, khoảng 90% phụ nữ đều yếu đuối vì đó là bản năng của họ. 10% còn lại thì tỏ ra cứng rắn hoặc “bị cứng rắn” vì hoàn cảnh xô đẩy. Chính vì yếu đuối, cả tin, nông nổi, nhẹ dạ và lạc quan nên phụ nữ vẫn thường nhìn cuộc đời của mình theo khía cạnh “Thôi kệ. Lỡ rồi” hoặc “Mình sẽ cố gắng thay đổi cho tốt hơn”. Sự tốt hơn luôn ở phía trước, bên ngoài và họ luôn loay hoay trong mớ bòng bong đau khổ của mình, vừa muốn thoát ra vừa muốn ở lại. Cho nhân vật cứng rắn, vượt lên hoàn cảnh khó khăn là gợi ý mà cũng là lời khuyên của tôi cho các bạn nữ có hoàn cảnh tương tự.

Chị sáng tác cả thơ và truyện. Vậy thơ và truyện ai là “người tình”, ai là “chồng” của chị?

– Nói ví von thế này: Khi buông thả tâm hồn, thả rông sự tưởng tượng, chìm đắm với cảm xúc thì thơ là người tình của tôi. Khi tỉnh táo, thậm chí khắc nghiệt với sự kiện, với sự phân tích nhân vật thì truyện là bạn đồng hành. Tôi không có ông chồng nào trong tâm hồn sáng tác! Bởi vì tôi là một phụ nữ có tư tưởng tương đối còn phong kiến. Tôi tôn sùng vị trí của chồng mình và chấp nhận bị lệ thuộc ở nhiều khía cạnh. Vì thế, nếu ngồi ở chiếu thơ hay chiếu văn, ông ta cũng sẽ làm tôi phân tâm. Đùa cho vui thôi. Với tôi, cả thơ lẫn truyện đều quan trọng. Có điều, tùy tâm trạng, tùy hứng khởi của tôi mà “hai người này” tùy nghi xuất hiện để khỏi giẫm chân lên nhau!

Nhà văn ai cũng ước mơ viết tiểu thuyết. Chị có dự định viết tiểu thuyết không? Đừng nói không có thời gian!

Tôi không thay đổi chủ đề mà chỉ phát triển cho nó rộng thêm. Nghề làm báo cho tôi cơ hội đi nhiều, thu nhặt sự việc cũng nhiều. Nếu 8 năm trước tôi chỉ viết quanh quẩn những cuộc tình salon, những con người thuộc thành phần trí thức thì giờ đây tôi viết về những nhân vật bình thường trong xã hội, những nhân vật hiện diện quanh tôi như một ắt có, phải có mà nhiều người ít quan tâm chú ý, bởi nó bình thường quá. Tôi nhận ra rằng có những thứ bình thường, thậm chí tầm thường theo đánh giá của nhiều người, lại chứa đựng trong đó một sự sống, một triết lý, nhân sinh quan rất mạnh mẽ. Những con người đó, triết lý sống đó thu hút tôi và đã phần nào thay đổi cái nhìn có phần phiến diện về văn chương trước kia của tôi. Viết về họ như một sự hàm ơn, một cái nghĩa.Khi viết về nhân vật nào, tôi luôn đặt mình vào vị trí của họ, nói tiếng nói của họ, suy nghĩ giống họ. Nhân vật như thế nào thì tôi phải lột tả đúng như thế ấy. Vì thế cảm nhận của tôi phải tỉnh táo, bút pháp của tôi phải khách quan, bố cục truyện của tôi phải rõ ràng đâu vào đó. Nếu tôi viết về một chị làm nghề massage mà sử dụng ngôn ngữ đối thoại mang nhiều hàm ý của một bà giáo sư, cho chị ta suy tư, khắc khoải như một cô tiến sĩ, ai mà thèm xem? Vì như thế là bịa, là không đúng sự thật. Tôi rất hạnh phúc khi sau khi sách ra, có một chị làm nghề massage đã gọi điện cho tôi, bảo rằng: “Chị viết y như chị đã từng làm nghề massage như tụi em”. Với tôi, đó là một lời khen.- Đối với tôi, không quan trọng là người nào giữ sự bí ẩn, mà là việc giữ sự bí ẩn đó đúng hay sai. Trong truyện Người đàn bà bí ẩn, bi kịch xảy ra vì cả người nam lẫn người nữ trong truyện đều cố chấp, đều cho rằng việc giữ sự bí ẩn của mình là đúng, là có lý do. Ngoài đời, hiếm có người nam nào tốt để chấp nhận chịu nỗi oan như người nam trong truyện của tôi. Hiếm chứ không phải không có. Bởi đó là một nguyên mẫu ở ngoài đời mà tôi từng gặp. Có điều, kết thúc của họ cay đắng hơn và họ đã hối hận về việc giữ sự bí ẩn của mình. Quyết định làm một việc gì để rồi sau đó phải hối hận thì thật đau khổ. Vì thế tôi đã thay đổi đoạn kết cho mọi việc lạc quan hơn. Theo tôi nghĩ, trong cuộc sống, có rất nhiều bí ẩn mà con người cần giữ gìn. Đó không phải là sự giấu giếm mà là một cách bảo vệ cái tôi của mình. Giữ lại một bí ẩn nào đó để không thấy mình quá trần trụi, quá cạn kiệt, để có một thứ an ủi và động viên mình. Ngay cả các danh nhân thế giới cũng đã khuyên “Chớ nên bóc trần mình cho bất cứ ai xem” kia mà. Nhiều khi, người ta tìm được mục đích sống hoặc phấn đấu vượt qua khó khăn vì một bí ẩn nào đó của họ. Tuy nhiên, cũng có những bí ẩn mà người trong cuộc sẽ nhận chịu sự thua thiệt rất lớn nếu không có can đảm nói ra.- Nếu đã gặp người đàn ông bí ẩn thì tôi chọn giữ sự bí ẩn ngọt ngào ấy cho riêng mình hơn là bộc lộ cho mọi người cùng biết. Nhân vật nữ trong truyện của chị không yếu đuối và thường biết vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn. Phải chăng chị đã cho họ một phần tính cách của chị ngoài đời?- Thật ra, nếu nhân vật nữ của tôi yếu đuối thì họ sẽ giống tôi hơn! Thông thường, theo tôi thấy, khoảng 90% phụ nữ đều yếu đuối vì đó là bản năng của họ. 10% còn lại thì tỏ ra cứng rắn hoặc “bị cứng rắn” vì hoàn cảnh xô đẩy. Chính vì yếu đuối, cả tin, nông nổi, nhẹ dạ và lạc quan nên phụ nữ vẫn thường nhìn cuộc đời của mình theo khía cạnh “Thôi kệ. Lỡ rồi” hoặc “Mình sẽ cố gắng thay đổi cho tốt hơn”. Sự tốt hơn luôn ở phía trước, bên ngoài và họ luôn loay hoay trong mớ bòng bong đau khổ của mình, vừa muốn thoát ra vừa muốn ở lại. Cho nhân vật cứng rắn, vượt lên hoàn cảnh khó khăn là gợi ý mà cũng là lời khuyên của tôi cho các bạn nữ có hoàn cảnh tương tự.- Nói ví von thế này: Khi buông thả tâm hồn, thả rông sự tưởng tượng, chìm đắm với cảm xúc thì thơ là người tình của tôi. Khi tỉnh táo, thậm chí khắc nghiệt với sự kiện, với sự phân tích nhân vật thì truyện là bạn đồng hành. Tôi không có ông chồng nào trong tâm hồn sáng tác! Bởi vì tôi là một phụ nữ có tư tưởng tương đối còn phong kiến. Tôi tôn sùng vị trí của chồng mình và chấp nhận bị lệ thuộc ở nhiều khía cạnh. Vì thế, nếu ngồi ở chiếu thơ hay chiếu văn, ông ta cũng sẽ làm tôi phân tâm. Đùa cho vui thôi. Với tôi, cả thơ lẫn truyện đều quan trọng. Có điều, tùy tâm trạng, tùy hứng khởi của tôi mà “hai người này” tùy nghi xuất hiện để khỏi giẫm chân lên nhau! Nhà văn ai cũng ước mơ viết tiểu thuyết. Chị có dự định viết tiểu thuyết không? Đừng nói không có thời gian!

Bạn đang đọc: Gặp Người đàn bà bí ẩn

– Tôi sẽ viết tiểu thuyết nhưng chưa phải là giờ đây. Tôi còn mê viết truyện ngắn và đó vẫn là quốc tế to lớn so với tôi. Có thể một vài năm nữa, khi mọi cảm nhận của tôi về con người, về đời sống vừa đủ hơn, tôi sẽ bắt tay vào việc viết tiểu thuyết .

Source: https://thevesta.vn
Category: Tâm Linh