ĐỀ CƯƠNG Quản Lý Điểm Đến Du Lịch – Tài liệu text
ĐỀ CƯƠNG Quản Lý Điểm Đến Du Lịch
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.51 KB, 50 trang )
Bạn đang đọc: ĐỀ CƯƠNG Quản Lý Điểm Đến Du Lịch – Tài liệu text
ĐỀ CƯƠNG QL ĐĐDL
NHÓM CÂU HỎI 1…………………………………………………………………………………………5
Câu 1 : Trình bày khái niệm điểm đến du lịch theo các góc độ tiếp cận? Các chủ thể
tham gia hình thành chuỗi giá trị điểm đến du lịch?…………………………………………..5
Câu 2 : Sự cần thiết của quản lý điểm đến du lịch? Trình bày các lợi ích và thách
thức của quản lý điểm đến du lịch ? Trình bày hiểu biết về các chủ thể quản lý điểm
đến du lịch?……………………………………………………………………………………………………7
Câu 3 : Kế hoạch quản lý điểm đến du lịch là gì? Trình bày các yếu tố cơ bản của
kế hoạch quản lý điểm đến du lịch?…………………………………………………………………..9
Câu 4 : Phân tích nội dung thành lập ban soạn thảo kế hoạch quản lý điểm đến du
lịch? Hãy cho biết nội dung quá trình lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch bao
gồm những giai đoạn nào? Phân tích nội dung giai đoạn chuẩn bị?………………….10
Câu 5 : Sự cần thiết khách quan của việc đánh giá điểm đến du lịch đối với quá
trình lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch? Các bước trong giai đoạn xác định
mục tiêu của quá trình lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch? Phân tích nội dung
nhận dạng các chính sách hiện có / định hướng tiếp cận quản lý điểm đến / xác
định các nguyên tác và mục tiêu tổng thể cho điểm đến / hỗ trợ và quy trì kế hoạch
quản lý điểm đến du lịch?………………………………………………………………………………12
Câu 6: Thương hiệu điểm đến du lịch là gì ? Trình bày các cấp độ thương hiệu
điểm đến du lịch và các yếu tố cấu thành thương hiệu điểm đến du lịch ? Trình bày
hiểu biết về mục đích xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch?………………………….13
Câu 7: Phân tích lợi ích và thách thức của xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch?
Khi xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch cần phải nắm được các thông tin cơ
bản nào? Trình bày tóm tắt quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch?…..14
Câu 8 : Định vị điểm đến du lịch là gì? Trình bày nhiệm vụ, vai trò các nội dung
định vị điểm đến du lịch?……………………………………………………………………………….15
Câu 9 : Khái niệm marketing điểm đến du lịch? Phân tích vai trò của marketing
điểm đến du lịch đối với điểm đến du lịch/ đối với khách du lịch/ đối với doanh
nghiệp du lịch?……………………………………………………………………………………………..16
1
Câu 10 : Khái niệm tổ chức marketing điểm đến du lịch? Phân tích các vai trò của
tổ chức marketing điểm đến du lịch?……………………………………………………………….17
Câu 11: Các nội dung chủ yếu của marketing điểm đến du lịch? Trình bày hiểu biết
về nội dung nghiên cứu thị trường/ xác định thị trường mục tiêu / triển khai các
hoạt động marketing điểm đến du lịch?……………………………………………………………18
Câu 12: An toàn an ninh điểm đến du lịch là gì? Trình bày các nội dung chủ yếu
của an toàn an ninh điểm đến du lịch? Ý nghĩa nhận thức của vấn đề này?……….20
Câu 13: Phân tích các vai trò của an toàn và an ninh điểm đến du lịch? Ý nghĩa
nhận thức của vấn đề này?…………………………………………………………………………….21
Câu 14: Quan niệm về quản lý rủi ro tại điểm đến du lịch? Trình bày khái quát nội
dung quản lý rủi ro tại điểm đến du lịch? Phân tích quá trình quản lý rủi ro của
điểm đến du lịch?………………………………………………………………………………………….21
Câu 15 : Khái niệm phát triển bền vững điểm đến du lịch? Phân tích các mục tiêu
và nguyên tắc phát triển bền vững điểm đến du lịch ? Sự cần thiết khách quan của
phát triển bền vững điểm đến du lịch?…………………………………………………………….22
Câu 16: Trình bày hiểu biết về tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu cho điểm đến
du lịch / quản lý chất lượng điểm đến du lịch theo tiêu chuẩn chất lượng châu âu?
Trình bày khái quát quy trình đánh giá điểm đến du lịch?…………………………………23
NHÓM CÂU HỎI 2 :…………………………………………………………………………………….25
Câu 1 : Phân tích vị trí và vai trò của điểm đến du lịch? Liên hệ với thực tiễn nước
ta? Lấy ví dụ minh họa?…………………………………………………………………………………25
Câu 2 : Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kéo ( vị trí địa lý và khả năng tiếp cận
thị trường/ sự hấp dẫn của điểm đến du lịch/ sự sẵn sàng của các dịch vụ du lịch /
hình ảnh điểm đến du lịch/ chính sách du lịch chuyên nghiệp? ) Lấy ví dụ minh
họa ?……………………………………………………………………………………………………………26
Câu 3 : Phân tích lợi ích và thách thức của quản lý điểm đến du lịch? Liên hệ với
thực tiễn nước ta?………………………………………………………………………………………….28
2
Câu 4 : Phân tích khía cạnh ( sản phẩm/ thị trường khách/ nhà cung cấp/ cộng
đồng và địa phương/ xu hướng bên ngoài/ đối thủ cạnh tranh) trong đánh giá điểm
đến du lịch? Lấy ví dụ minh họa ?…………………………………………………………………..28
Câu 5 : Trình bày nội dung ( định hướng các ưu tiên mang tính chiến lược/ chuẩn
bị một tuyên bố về tầm nhìn/ xem xét toàn diện các vấn đề cần giải quyết/ xác định
hành động) trong giai đoạn xác định mục tiêu của quá trình lập kế hoạch quản lý
điểm đến du lịch? Lấy ví dụ……………………………………………………………………………30
Câu 6 : Nội dung phân bổ vai trò và đảm bảo cam kết trong giai đoạn xác định mục
tiêu của quá trình lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch?………………………………..31
Câu 8: Phân tích vai trò của thương hiệu điểm đến du lịch … câu này trùng………31
Câu 9 : cũng trùng………………………………………………………………………………………..32
Câu 10 cũng trùng nhóm câu hỏi 13……………………………………………………………….32
Câu 11 : Vai trò của an toàn an ninh điểm đến du lịch? Liên hệ thực tế……………..32
Câu 12 : Trình bày quy trình quản lý rủi ro: câu này trùng……………………………….32
Câu 13 : Trình bày mục tiêu phát triển bền vững điểm đến du lịch…………………….32
Câu 14 : Các nguyên tắc phát triển bền vững của điểm đến du lịch?………………….33
NHÓM CÂU HỎI 3 :…………………………………………………………………………………….33
Câu 2: Chọn một điểm đến du lịch và trình bày các yếu tố kéo ảnh hưởng đến điểm
đến du lịch đó?……………………………………………………………………………………………..34
Câu 3: Chọn một điểm đến du lịch và phân tích các chủ thể tham gia hình thành
chuỗi giá trị điểm đến du lịch : ( Quảng NINH )………………………………………………37
Câu 4 : Lựa chọn một điểm đến du lịch cụ thể, phân tích các lợi ích và thách thức
của quản lý điểm đến du lịch đó ? đề xuất biện pháp phát huy lợi ích và khắc phục
những thách thức đó?……………………………………………………………………………………39
Câu 5 : Lựa chọn một điểm đến du lịch và phân tích các chủ thể của điểm đến du
lịch đó ?……………………………………………………………………………………………………….40
3
Câu 6 : Lựa chọn một điểm đến du lịch và phân tích các khía cạnh thị trường
khách/ nhà cung cấp/ cộng đồng địa phương/ xu hướng bên ngoài/ đối thủ cạnh
tranh trong đánh giá các điểm đến du lịch……………………………………………………….41
Câu 7 : Lựa chọn một điểm đến du lịch và phân tích nội dung phân tích SWOT của
điểm đến du lịch đó ?……………………………………………………………………………………..43
Câu 8 : Chọn một điểm đến du lịch và phân tích các yếu tố cấu thành thương hiệu
của điểm đến du lịch đó ?……………………………………………………………………………….45
Câu 9: Lựa chọn một điểm đến du lịch nước ta và phân tích lợi ích và thách thức
của xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch đó ?……………………………………………..46
Câu 10 : Lựa chọn một điểm đến du lịch và phân tích nội dung định vị điểm đến du
lịch đó ? ( tự chém )……………………………………………………………………………………….46
Câu 11 : Lựa chọn một điểm đến du lịch cụ thể và phân tích vai trò của marketing
điểm đến du lịch đối với điểm đến du lịch/ đối với khách du lịch/ đối với doanh
nghiệp du lịch? ( tự chém )…………………………………………………………………………….48
Câu 12: Lựa chọn một điểm đến du lịch cụ thể và phân tích những hiểu biết về nội
dung nghiên cứu thị trường/ xác định thị trường mục tiêu/ triển khai các hoạt động
marketing điểm đến du lịch?…………………………………………………………………………..48
2. Xác định thị trường mục tiêu của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế………………….49
NHÓM CÂU HỎI 1
Câu 1 : Trình bày khái niệm điểm đến du lịch theo các góc độ tiếp cận? Các chủ
thể tham gia hình thành chuỗi giá trị điểm đến du lịch?
– Tiếp cận ĐĐDL trên phương diện địa lý:
Theo Copper và cộng sự: “ Điểm đến du lịch là vùng địa lý được xác định bởi
khách du lịch và tại nơi đó cơ sở, vật chất kĩ thuật và dịch vụ đáp ứng nhu cầu
khách du lịch”.
Theo Nguyễn Văn Mạnh: “ Điểm đến du lịch là một điểm mà chúng ta có thể
cảm nhận được bằng đường biên giới, chính trị, kinh tế có nhiều tài nguyên,…”
4
Vũ Đức Minh: “ điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà một di khách đang
thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của
người đó’.
Với quan niệm này, điểm đến du lịch vẫn chưa định rõ còn mang tính chung
chung, nó chỉ xác định vị trí địa lý phụ thuộc vào nhu cầu của khách du lịch, chưa
xác định được các yếu tố nào tạo nên điểm đến du lịch.
– Tiếp cận ĐĐDL dưới góc độ kinh tế:
Khái niệm của Mike và Catter: “ điểm đến du lịch như là 1 sản phẩm hay 1
thương hiện mang tính tích hợp gồm nhiều yếu tố cấu thành: điều kiện khoa học, cơ
sở vật chất,…”
Tiến sĩ Vũ Đức Minh cho rằng: “ điểm đến du lịch là nơi tập trung các tiện
nghi và dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của du khách’.
Dưới góc độ kinh tế ĐĐDL được hiểu là yếu tố cung du lịch. Sở dĩ như vậy là
do chức năng của điểm đến chính là thỏa mãn nhu cầu mang tính tổng hợp của
khách du lịch. Từ góc độc cung du lịch, ĐĐDL là sự tập trung các tiện nghi và dịch
vụ được thiết kế đáp ứng nhu cầu của du khách.
– Tiếp cận ĐĐDL dưới góc độ tổng hợp:
Vũ Đức Minh cho rằng: “ điểm đến du lịch là nơi chứa đựng các yếu tố cung
và cầu du lịch. Nói cái khác điểm đến du lịch là nơi cung và cầu gặp gỡ.
Trần Minh Hòa: “ điểm đến du lịch là những điểm đến với tài nguyên du lịch
nổi trội có khả năng hấp dẫn du khách hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đảm
bảo phát triển bền vững.
> Khái niệm chung về điểm đến du lịch: điểm đến du lịch được hiểu là một vị trí
địa lý, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, được quy hoạch, quản lý và thiết kế các tiện
nghi, dịch vụ nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Các chủ thể tham gia hình thành chuỗi giá trị điểm đến du lịch?
Cộng đồng địa phương
Góp phần duy trì, bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên du lịch
của điểm đến ( phong tục, tập quán, lễ hội,…)
Tham gia vào các hoạt động du lịch tại điểm đến với nhiều mức
độ khác nhau .
+ Cung cấp dịch vụ du lịch ( homestay, hàng lưu niệm…)
+ Cho thuê đất, địa điểm kinh doanh
+ Cung cấp lao động
5
+ Tình nguyện viên hỗ trợ hoạt động du lịch…
+ Góp phần tạo dựng hình ảnh, sự hiếu khách của ĐĐDL.
Doanh nghiệp dịch vụ du lịch trực tiếp
Cung cấp các dịch vụ du lịch phục vụ khách tại điểm đến
Doanh nghiệp dịch vụ du lịch bao gồm :
+ Cơ sở vận chuyển du lịch
+ Cơ sở lưu trú du lịch
+ Cơ sở ăn uống
+ Cơ sở kinh doanh khu, điểm du lịch
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí
Doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ :
Cung ứng sản phẩm dịch vụ ở “ vùng tạo cầu ” và điểm đến du
lịch
Doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ bao gồm
+ Các cơ sở thuộc ngành xây dựng, kiến trúc
+ Các cơ sở thuộc ngành thực phẩm, đồ uống
+ Các cơ sở thuộc ngành năng lượng ( điện, gas )
+ Các cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng
tài chính.
Khu vực nhà nước
Tạo lập môi trường kinh doanh du lịch tại điểm đến
Khu vực nhà nước bao gồ các cơ quan quản lý nhà nước, chính
quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch…
Các hoạt động quản lý điểm đến của khu vực nhà nước
+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách
+ Quy hoạt và xây dựng chiến lược phát triển du lịch
+ Quản lý cơ sở hạ tầng
+ Xúc tiến điểm đến du lịch.
Tổ chức xúc tiến điểm đến du lịch
Tạo dựng hình ảnh, thương hiệu điểm đến, sử dụng các công cụ
marketing đẻ tác động vào hành vi của khách hàng, thu hút khách
du lịch đến ĐĐDL
Các hoạt động xúc tiến ĐĐDL
+ Xây dựng thương hiệu ĐĐDL
+ Sử dụng các công cụ marketing quảng cáo, truyền thông
Các tổ chức xúc tiến ĐĐDL : Chính quyền địa phương, cơ quan
quản lý nhà nước về du lịch, các tổ chức marketing điểm đến
Khách du lịch :
Là những người đi du lịch và thực hiện các hoạt động du lịch tại
điểm đến
Khách du lịch đa dạng về trình độ, nhận thức và nhu cầu. Tùy
thuộc vào trình độ, nhận thức và nhu cầu sẽ chi phối và tác động
nhất định đến giá trị chuỗi dịch vụ du lịch tại điểm đến
6
+ Trình độ và nhận thức tốt > cảm nhận đầy đủ và trọn vẹn giá trị
điểm đến
+ Nhu cầu dịch vụ du lịch xanh, bền vững > góp phần bảo vệ, giữ
gìn giá trị tài nguyên du lịch của điểm đến.
Câu 2 : Sự cần thiết của quản lý điểm đến du lịch? Trình bày các lợi ích và thách
thức của quản lý điểm đến du lịch ? Trình bày hiểu biết về các chủ thể quản lý
điểm đến du lịch?
a. Sự cần thiết của quản lý điểm đến du lịch :
Quản lý điểm đến du lịch là yêu cầu tất yếu khách quan bởi các lý do:
– Tối đa hóa giá trị du lịch cho du khách
– Đảm bảo lợi ích của các chủ thể và tính bền vững của điểm đến
b. Trình bày các lợi ích và thách thức của quản lý điểm đến du lịch ?
– Lợi ích
▪ Tạo lợi thế cạnh tranh cho điểm đến
+ Hai yêu cầu rất quan trọng cho các điểm đến để đạt được một lợi thế cạnh tranh hơn
các đối thủ của họ, cụ thể là :
+ Thiết lập vị trí mạnh mẽ và độc đáo, tức là cung cấp các trải nghiệm khác nhau so
với các điểm đến khác, bằng cách phát triển hấp dẫn của điểm đến và nguồn nhân lực
một cách làm nổi bật đặc điểm độc đáo của nó
+ Cung cấp kinh nghiệm chất lượng tuyệt vời và giá trị vượt trội cho điểm đến, bằng
cách đảm bảo rằng các khía cạnh của kinh nghiệm khách truy cập là tiêu chuẩn cao
nhất.
▪ Đảm bảo phát triển điểm đến du lịch có kế hoạch và bền vững
Phát triển du lịch bền vững với quản lý thích hợp và lập kế hoạch đảm bảo rằng các
điểm đến duy trì tính toàn vẹn môi trường và các nguồn tài nguyên và nhân vật đã làm
cho nó hấp dẫn ở nơi đầu tiên được bảo vệ. Quản lý tốt cũng có thể giúp tránh được
những xung đột xã hội và văn hóa và ngăn chặn du lịch ảnh hưởng đến lối sống địa
phương, truyền thống và các giá trị bất lợi.
▪ Phân phối lợi ích cho các bên tham gia
+ Lợi ích chi phí và kết quản là du lịch có thể được lây lan ví dụ bằng cách hỗ trợ phát
triển sản phẩm và kinh nghiệm dựa vào cộng đồng, thúc đẩy du lịch nông thôn, thúc
7
đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ, khai thác các tiểm năng của ngành công nghiệp thủ
công mỹ nghệ.
▪ Nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động du lịch tại điểm đến
+ Thông qua tập trung phát triển không gian và marketing mục tiêu, địa điểm có thể
kéo dài thời gian truy cập trung bình lưu trú, tăng chi tiêu bình quân đầu người truy
cập và làm giảm thời vụ không mong muốn trong lượt khách truy cập, tất cả góp phần
vào một sự trở lại cải thiện đầu tư và sản lượng cho mỗi khách truy cập
– Thách thức :
▪ Kinh phí
▪ Nhận dạng và lựa chọn thứ tự ưu tiên của các mục tiêu
▪ Quản lý các bên liên quan
c. Trình bày hiểu biết về các chủ thể quản lý điểm đến du lịch?
Một điểm đến du lịch muốn phát triển bền vững cần có một ban quản lý đạt tiêu chuẩn
về chuyên môn và kinh nghiệm quản lý.
▪ Quản lý điểm đến thường được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chịu trách
nhiệm.
▪ Chủ thể quản lý điểm đến du lịch cần sự góp sức của các thành viên từ các nhóm:
khu vực nhà nước và khu vực tư nhân.
– Khu vực nhà nước:
+ Chính quyền địa phương (UBND tỉnh, UBND huyện,…)
+ Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp (sở du lịch, phòng văn hóa thông tin
cấp huyện, xã…)
+ Các ngành liên quan (nông nghiệp, giao thông vận tải, công an, môi trường, phòng
cháy chữa cháy, y tế,…)
+ Các trường dạy nghề và các trường có đào tạo du lịch.
– Khu vực tư nhân:
+ Cơ sở kinh doanh vận chuyển du lịch
+ Cơ sở lưu trú du lịch
+ Cơ sở kinh doanh ăn uống
8
+ Các doanh nghiệp khai thác điểm tham quan
+ Cơ sở sản xuất của địa phương
+ Các công ty lữ hành tổ chức các tour du lịch
+ Các hiệp hội ngành nghề có liên quan
Câu 3 : Kế hoạch quản lý điểm đến du lịch là gì? Trình bày các yếu tố cơ bản của
kế hoạch quản lý điểm đến du lịch?
a.Kế hoạch quản lý điểm đến du lịch là gì?
– Lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch (Destination Management Plan – DMP) là
một tuyên bố chung về ý định quản lý điểm đến trong một khoảng thời gian, nêu rõ vai
trò của các bên liên quan khác nhau và xác định các hành động rõ ràng mà họ sẽ thực
hiện và phân bổ nguồn lực.
=> Nội hàm của DMP là:
– Định hướng QLĐĐ trong một khoảng thời gian nhất định
– Vai trò của các bên liên quan
– Các hành động sẽ thực hiện
– Các nguồn lực được phân bổ
b. Trình bày các yếu tố cơ bản của kế hoạch quản lý điểm đến du lịch?
▪ Xác định khu vực điểm đến được quản lý
▪ Đánh giá hiệu quả và tác động của hoạt động du lịch hiện tại
▪ Điểm hấp dẫn, khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng, doanh nghiệp du
lịch và dịch vụ khách hàng tại điểm đến
▪ Hình ảnh, thương hiệu của điểm đến và các hoạt động tiếp thị
▪ Sản phẩm dịch vụ và kinh nghiệm của du khách
▪ Cơ cấu quản lý điểm đến và hoạt động truyền thông
▪ Tầm nhìn của điểm đến: Chiến lược và các kế hoạch hành động
Câu 4 : Phân tích nội dung thành lập ban soạn thảo kế hoạch quản lý điểm đến
du lịch? Hãy cho biết nội dung quá trình lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch
bao gồm những giai đoạn nào? Phân tích nội dung giai đoạn chuẩn bị?
9
a. Phân tích nội dung thành lập ban soạn thảo kế hoạch quản lý điểm đến du
lịch?
Việc lập DMP được đảm trách bởi một nhóm các thành viên (gọi là Ban soạn thảo).
Trong đó, Ban soạn thảo cần thiết có các thành phần tham gia ở ba cấp độ khác nhau:
(1) Nhóm chỉ đạo
(2) Nhóm tham gia chính
(3) Nhóm tư vấn
(1) Nhóm chỉ đạo: Nhóm chỉ đạo lập DMP thực chất là một nhóm giám sát thường
xuyên việc lập DMP. Nhóm chỉ đạo thường bao gồm:
– Cán bộ/ nhân viên của tổ chức quản lý điểm đến du lịch (Destination Management
Organizations – DMOs). Trong đó, DMOs là cơ quan quản lý điểm đến, chịu trách
nhiệm quản lý tất cả các hoạt động của điểm đến nhằm bảo vệ các tài nguyên tự nhiên,
văn hóa và xã hội để có thể đem lại lợi ích kinh tế tốt hơn cho người dân địa phương
thông qua phát triển du lịch và sự tham gia của các đối tác.
– Chính quyền địa phương hoặc tổ chức khác.
(2) Nhóm tham gia chính: Nhóm tham gia chính sẽ tham gia vào tất cả các cuộc họp
cũng như quy trình hình thành và thống nhất về DMP.
Nhóm tham gia chính thường bao gồm thành viên của các bên liên quan là cơ quan
hoặc cá nhân được điều phối thông qua Nhóm chỉ đạo, làm việc độc lập trong các
nhiệm vụ được phân công và cùng nhau làm việc nhóm.
(3) Nhóm tư vấn: Nhóm tư vấn đóng vai trò tư vấn cho nhóm chỉ đạo các nội dung
DMP thông qua một văn bản tóm tắt các vấn đề liên quan.
-Nhóm tư vấn bao gồm các tổ chức và cá nhân được chỉ định. Họ có thể được ký hợp
đồng trọn gói hoặc một phần công việc tư vấn chuyên môn độc lập.
b. Hãy cho biết nội dung quá trình lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch bao
gồm những giai đoạn nào? Phân tích nội dung giai đoạn chuẩn bị?
Quá trình lập DMP bao gồm 5 giai đoạn
– Giai đoạn 1: Chuẩn bị
▪ Thống nhất DMP: Các bên liên quan chính cùng nhau thống nhất mục đích, phạm vi
và quy trình thực hiện.
10
▪ Thiết lập chương trình làm việc: Xác định một nhà lãnh đạo, thành lập Nhóm chỉ
đạo, thống nhất các nhiệm vụ và bổ nhiệm các chuyên gia tư vấn.
▪ Tổ chức một sự kiện khởi động hoặc hội thảo ban đầu: Nhằm khởi động sự kiện,
cùng nhau xem xét khái quát bối cảnh lập DMP.
▪ Thông báo việc thực hiện DMP và xử lý quan hệ với giới truyền thông.
– Giai đoạn 2: Đánh giá điểm đến du lịch
– Giai đoạn 3: Xác định mục tiêu
– Giai đoạn 4: Xây dựng các kế hoạch hành động
– Giai đoạn 5: Giám sát tiến độ hành động
Câu 5 : Sự cần thiết khách quan của việc đánh giá điểm đến du lịch đối với quá
trình lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch? Các bước trong giai đoạn xác định
mục tiêu của quá trình lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch? Phân tích nội
dung nhận dạng các chính sách hiện có / định hướng tiếp cận quản lý điểm đến /
xác định các nguyên tác và mục tiêu tổng thể cho điểm đến / hỗ trợ và quy trì kế
hoạch quản lý điểm đến du lịch?
a. Sự cần thiết khách quan: Để có những thông tin khách quan và toàn diện về điểm
đến, làm bằng chứng xây dựng DMP.
b. Các bước trong giai đoạn xác định mục tiêu của quá trình lập kế hoạch quản lý
điểm đến du lịch?
Xác định mục tiêu của điểm đến du lịch bao gồm 7 bước:
(1) Nhận dạng các chính sách hiện có
– DMP cần thể hiện nhận thức về tất cả các chính sách hiện có liên quan đến nền kinh
tế địa phương và quốc gia. Điều này rất quan trọng trong việc:
– Đảm bảo rằng DMP được định hình để hỗ trợ các mục tiêu chính sách rộng hơn
– Nhận được những hỗ trợ cần thiết cho DMP nói riêng và nền kinh tế địa phương,
quốc gia nói chung
– Đảm bảo DMP dung hòa tốt các chính sách và lĩnh vực quan trọng khác của nền kinh
tế địa phương
11
(2) Định hướng tiếp cận quản lý điểm đến
Cần tổ chức một hội thảo để các bên liên quan chính có cơ hội làm việc cùng nhau với
mục tiêu:
– Xem xét các bằng chứng
– Xác định và thống nhất các ưu tiên chiến lược
– Thảo luận về các hành động
(3) Phân tích SWOT của điểm đến
(4) Xác định các nguyên tắc và mục tiêu tổng thể
– Tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm mới
– Tăng cường và cải thiện chất lượng công việc hiện tại
– Tạo ra sự quan tâm và hỗ trợ cho bảo tồn di sản thiên nhiên và văn hóa của địa
phương – Tăng thu nhập cho các dịch vụ địa phương và cải thiện tính sẵn có và chất
lượng của chúng
– Giảm thiểu tác động môi trường đối với địa phương và đối với toàn cầu
– Cung cấp trải nghiệm đầy đủ và bổ ích cho khách du lịch và người dân địa phương
– Đảm bảo hòa nhập xã hội
– tối đa hóa cơ hội và quyền lợi tham gia vào hoạt động du lịch cho tất cả mọi người.
(5) Định hướng các ưu tiên mang tính chiến lược
(6) Chuẩn bị một tuyên bố về tầm nhìn
(7) Xác định mục tiêu chiến lược
Câu 6: Thương hiệu điểm đến du lịch là gì ? Trình bày các cấp độ thương hiệu
điểm đến du lịch và các yếu tố cấu thành thương hiệu điểm đến du lịch ? Trình
bày hiểu biết về mục đích xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch?
a. Thương hiệu điểm đến du lịch là gì?
– Thương hiệu điểm đến du lịch là tổng hợp những nhận thức, cảm giác và thái độ của
khách du lịch đối với điểm đến, cho phép khách du lịch xác lập một hình ảnh có thể so
sánh điểm đến với những điểm đến khác.
b. Trình bày các cấp độ thương hiệu điểm đến du lịch và các yếu tố cấu thành
thương hiệu điểm đến du lịch ?
12
Các cấp độ của thương hiệu điểm đến:
– Cấp độ thương hiệu du lịch quốc gia
– Cấp độ thương hiệu du lịch vùng
– Cấp độ thương hiệu du lịch địa phương (tỉnh/ thành phố)
– Cấp độ thương hiệu điểm, khu du lịch.
Các yếu tố cấu thành thương hiệu điểm đến du lịch
▪ Tên thương hiệu (tên)
▪ Khẩu hiệu (hay còn gọi là slogan)
▪ Logo (biểu trưng)
▪ Các yếu tố khác: Các hoạt động tiếp thị truyền thông, cảm nhận của khách du lịch về
điểm đến du lịch, ứng xử của các chủ thể tại điểm đến du lịch và các yếu tố liên quan
khác tạo nên nét tinh túy đặc sắc, khác biệt của sản phẩm du lịch cốt lõi tại điểm đến
du lịch.
c. Trình bày hiểu biết về mục đích xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch?
Không chỉ tạo dựng hình ảnh khác biệt cho điểm đến này với các điểm đến khác, mà
còn quyết định sự sống còn của một điểm đến du lịch
▪ Tạo điểm nhấn để thu hút nỗ lực của tất cả các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực du
lịch vì hình ảnh của họ chính là một phần hình ảnh của điểm đến
▪ Có thể giúp du khách giảm rủi ro gặp phải khi quyết định đi du lịch.
Câu 7: Phân tích lợi ích và thách thức của xây dựng thương hiệu điểm đến du
lịch? Khi xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch cần phải nắm được các thông
tin cơ bản nào? Trình bày tóm tắt quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến du
lịch?
a. Phân tích lợi ích và thách thức của xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch?
– Lợi ích xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch
▪ Không chỉ tạo dựng hình ảnh khác biệt cho điểm đến này với các điểm đến khác, mà
còn quyết định sự sống còn của một điểm đến du lịch
13
▪ Tạo điểm nhấn để thu hút nỗ lực của tất cả các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực du
lịch vì hình ảnh của họ chính là một phần hình ảnh của điểm đến
▪ Có thể giúp du khách giảm rủi ro gặp phải khi quyết định đi du lịch.
– Thách thức xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch
▪ Có quá nhiều chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng thương hiệu điểm đến .
▪ Du lịch là sản phẩm tổng hợp.
▪ Thời gian hoạt động của người quản lý du lịch ngắn.
▪ Ngân sách để xây dựng thương hiệu điểm đến bị hạn chế .
▪ Sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống thị trường du lịch toàn cầu .
b. Khi xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch cần phải nắm được các thông tin
cơ bản nào?
Muốn xây dựng thương hiệu điểm đến cần nắm được các thông tin:
– Hiểu biết về điểm đến về mọi mặt càng nhiều, và càng sâu rộng càng tốt
– Xu thế phát triển của điểm đến đó trong tương lai, những điếm mạnh, điểm yếu hay
cơ hội và thách thức của điểm đến đó trong cách nhìn của du khách
– Những cách thức cải thiện
c. Quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch:
▪ Bước 1: Thành lập các nhóm công tác
+ Thành lập các nhóm công tác với đại diện của Chính phủ, của các ngành kinh tế, giới
nghệ thuật, văn hóa – giáo dục thể thao, truyền thông
▪ Bước 2: Tiến hành nghiên cứu
+ Nghiên cứu thị trường thông qua các chương trình điều tra, khảo sát và nghiên cứu
dựa trên dữ liệu sẵn có
▪ Bước 3: Tìm hiểu ý kiến phản hồi từ công chúng
+ Tư vấn với các lãnh đạo của điểm đến mà họ có ảnh hưởng trong những lĩnh vực
quan trọng, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp
▪ Bước 4: Hình thành ý tưởng cốt lõi của thương hiệu
+ Phát triển ý tưởng để chứa đựng được sự độc đáo, hấp dẫn của điểm đến
14
▪ Bước 5: Kết nối hình ảnh và biểu tượng, thiết kế thông điệp
+ Kết nối hình ảnh của thông điệp và tái khẳng định những hình ảnh sử dụng trong
thương hiệu
▪ Bước 6: Truyền tải thông điệp và quảng bá
+ Xác định những thông điệp đối với du lịch, đầu tư, thương mại và ngoại giao tác
động lên những người có ảnh hưởng, và công chúng trong những lĩnh vực khác
Câu 8 : Định vị điểm đến du lịch là gì? Trình bày nhiệm vụ, vai trò các nội dung
định vị điểm đến du lịch?
a. Định vị điểm đến du lịch là gì?
– Định vị điểm đến du lịch được hiểu là việc thiết lập sản phẩm và hình ảnh điểm đến
trong tâm trí khách du lịch mục tiêu, có sự khác biệt và nổi trội so với điểm đến cạnh
tranh.
b. Trình bày nhiệm vụ, vai trò các nội dung định vị điểm đến du lịch?
– Nhiệm vụ :
▪ Phát hiện những điều khác biệt về sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và hình ảnh có thể tạo
ra được, để phân biệt với đối thủ cạnh tranh
▪ Áp dụng những tiêu chuẩn để lựa chọn những khác biệt quan trọng nhất
▪ Tạo được những tín hiệu có hiệu quả để thị trường mục tiêu có thể phân biệt được
với đối thủ cạnh tranh.
– Vai trò :
▪ Duy trì vị trí cạnh tranh của điểm đến so với một đối thủ trực tiếp với mạnh hơn;
▪ Là cơ sở để xác định thông điệp của điểm đến du lịch rõ ràng đến thị trường mục
tiêu; tránh việc một điểm đến du lịch cố gắng “là tất cả cho mọi người”;
▪ Giúp khách nhận biết bản sắc của điểm đến du lịch hoặc có hình ảnh tích cực trong
tâm trí khách, khuyến khích tạo ra nhu cầu du lịch của du khách tiềm năng đối với
điểm đến.
Câu 9 : Khái niệm marketing điểm đến du lịch? Phân tích vai trò của marketing
điểm đến du lịch đối với điểm đến du lịch/ đối với khách du lịch/ đối với doanh
nghiệp du lịch?
a. Khái niệm marketing điểm đến du lịch?
15
– Marketing ĐĐDL là một tổ hợp những chiến lược nhằm phát triển, khuếch trương
những thế mạnh sẵn có của một ĐĐ từ đó tạo ra các kênh thông tin đa chiều tác động
tích cực đến hình ảnh ĐĐ trong tâm trí KDL hiện tại và tiềm năng, góp phần tọa động
lực phát triển kinh tế, văn hóa, DL và đem lại những lợi ích hài hòa giữa KDL, DN và
người dân tại ĐĐ đó.
b. Phân tích vai trò của marketing điểm đến du lịch đối với điểm đến du lịch/ đối
với khách du lịch/ đối với doanh nghiệp du lịch?
▪ Vai trò đối với điểm đến du lịch:
– Làm nổi bật những điểm khác biệt và tạo lợi thế cạnh tranh cho điểm đến
– Giúp điểm đến kết nối với khách hàng dễ dàng hơn
– Tạo sự kết nối chặt chẽ, đồng bộ giữa các lĩnh vực, các ban ngành, các chủ thể trong
phát triển điểm đến
– Cung cấp thông tin chính xác về điểm đến cho du khách
– Thu hút sự chú ý và đầu tư từ bên ngoài cho điểm đến.
▪ Vai trò đối với khách du lịch:
– Giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin mong muốn về điểm đến
– Tạo cơ hội cho khách hàng được sử dụng các sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng
hơn
– Thể hiện được “phong cách” của khách hàng
▪ Vai trò đối với doanh nghiệp du lịch:
– Tăng hiệu quả các chiến lược marketing của DN
– Định hướng sản phẩm marketing của DN.
Câu 10 : Khái niệm tổ chức marketing điểm đến du lịch? Phân tích các vai trò
của tổ chức marketing điểm đến du lịch?
a. Khái niệm tổ chức marketing điểm đến du lịch?
– Theo Burkait and Medlik (1981): “Tổ chức du lịch quốc gia (National Tourism
Organizations – NTOs) và Tổ chức Marketing điểm đến (Destination Marketing
Organizations – DMOs) là một tổ chức du lịch trực tiếp chịu trách nhiệm liên quan đến
lợi ích của một vùng địa lý như một ĐĐDL, có thể là một quốc gia, một vùng hay một
16
địa phương nhất định hay một tổ chức du được nhà nước giao quyền với trách nhiệm
về những vấn đề du lịch ở mức độ quốc gia”
– Ở Việt Nam: Tổ chức marketing điểm đến du lịch thuộc trách nhiệm của cơ quan
QLNN về DL là Tổng cục Du lịch và các Sở Du lịch/ Sở VHTTDL của các tỉnh/thành
phố.
b. Phân tích các vai trò của tổ chức marketing điểm đến du lịch?
– Đề xuất, hoạch định và thực hiện các nỗ lực marketing, đánh giá hiệu quả chiến lược
marketing điểm đến mang lại.
– Điều phối các hoạt động của DNLH; với chức năng tư vấn, định hướng, xác định các
khuôn khổ phạm vi hành động để đưa hoạt động của ngành du lịch đúng hướng, đồng
bộ với các chiến lược đề ra.
– Chọn đề xuất truyền thông phức hợp cho điểm đến để nhận diện, định vị hay phát
triển thương hiệu cho địa điểm đó trong tâm trí khách hàng tiềm năng và gia tăng sự
khác biệt của điểm đến đó với những điểm đến khác.
– Phát triển các hình ảnh thành công và vận dụng chúng hiệu quả.
Câu 11: Các nội dung chủ yếu của marketing điểm đến du lịch? Trình bày hiểu
biết về nội dung nghiên cứu thị trường/ xác định thị trường mục tiêu / triển khai
các hoạt động marketing điểm đến du lịch?
a. Các nội dung chủ yếu của marketing điểm đến du lịch?
1. Nghiên cứu thị trường
▪ Nghiên cứu thị trường là hoạt động thu thập thông tin về thị trường và phân tích các
dữ liệu thu được nhằm đưa ra những câu trả lời cho những vấn đề phát sinh trong kinh
doanh.
▪ Phân loại nghiên cứu thị trường: định tính, định lượng
▪ Phương pháp nghiên cứu thị trường: Phương pháp nghiên cứu tại bàn; Phương pháp
điều tra, khảo sát; Phương pháp thảo luận nhóm; Phương pháp quan sát hành vi;
Phương pháp thử nghiệm trọng điểm
▪ Chọn mẫu và quy mô mẫu: Chọn mẫu (chọn ngẫu nhiên, qui định số lượng, chọn
mẫu theo mục đích); Quy mô mẫu (Lý thuyết dung lượng mẫu có thể sử dụng để xác
định đúng số lượng mẫu cần thiết)
17
▪ Ứng dụng của nghiên cứu thị trường: Phân đoạn thị trường và xác định thị trường
mục tiêu; Thực hiện các hoạt động marketing
▪ Quy trình nghiên cứu thị trường
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Bước 3: Chọn mẫu và thiết kế bảng hỏi
Bước 4: Thu thập thông tin thị trường
Bước 5: Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Bước 6: Đánh giá thực trạng thị trường, nhận định xu hướng thị trường
2. Xác định thị trường mục tiêu
▪ Phân đoạn thị trường
– Phân đoạn thị trường thực chất là việc chia thị trường thành các nhóm, mỗi nhóm có
đặc trưng chung. Một đoạn thị trường là một nhóm hợp thành xác định được trong thị
trường chung mà điểm đến có những đặc điểm có thể hấp dẫn và thu hút đối với họ.
– Ý nghĩa
+ Giúp tiết kiệm được chi phí marketing thu hút khách hàng thực sự quan tâm đến
điểm đến
+ Nhận biết được đặc điểm của từng nhóm khách hàng để triển khai hiệu quả các
chương trình marketing
– Căn cứ
+ Mục đích chuyến đi
+ Khu vực địa lý
+ Đặc điểm nhân khẩu học
▪ Lựa chọn thị trường mục tiêu
– Thị trường mục tiêu là một phân đoạn thị trường được điểm đến chọn để tập trung nỗ
lực marketing có hiệu quả.
– Nội dung
+ Đánh giá các đoạn thị trường: mục đích, căn cứ
18
+ Phương án lựa chọn thị trường mục tiêu: Tập trung vào một đoạn thị trường;
Chuyên môn hóa chọn lọc; Chuyên môn hóa sản phẩm; Toàn bộ thị trường.
3. Triển khai các hoạt động marketing
▪ Phát triển sản phẩm
– Thực chất là việc phát triển các loại hình DL dựa trên TNDL sẵn có; khai thác tốt
các giá trị tài nguyên độc đáo, đặc sắc của ĐĐ, tạo được khác biệt và phù hợp nhu cầu
khách. – Nội dung:
+ Mời chuyên gia tư vấn; DNDL lên ý tưởng phát triển các loại hình du lịch.
+ Mời gọi các nhà đầu tư, tạo điều kiện chính sách thu hút NCC tham gia hình thành
chuỗi giá trị SPDL phù hợp.
▪ Xúc tiến, quảng cáo
– Thiết kế website, ấn phẩm quảng cáo
– Quảng cáo – Tuyên truyền
– Quan hệ công chúng
▪ Phân phối: có thể cấp phép cho một, một số DNDL khai thác, đưa đón khách đến
điểm đến; hoặc cho phép mọi DNDL đủ điều kiện khai thác điểm đến theo định hướng
loại hình du lịch đã xây dựng.
Câu 12: An toàn an ninh điểm đến du lịch là gì? Trình bày các nội dung chủ yếu
của an toàn an ninh điểm đến du lịch? Ý nghĩa nhận thức của vấn đề này?
a. An toàn an ninh điểm đến du lịch là gì?
– An toàn và an ninh điểm đến du lịch là trạng thái phát triển du lịch gắn liền với tình
hình trật tự xã hội ổn định, vững chắc và không xảy ra các sự cố gây nguy hại đến tính
mạng, tinh thần và tài sản của du khách lẫn cộng đồng xã hội.
b. Trình bày các nội dung chủ yếu của an toàn an ninh điểm đến du lịch?
▪ Nội dung an toàn và an ninh điểm đến du lịch
– Đảm bảo an ninh chung của điểm đến
– Phòng tránh dịch bệnh
– Phòng chống thiên tai
– Phòng chống hỏa hoạn
19
– An toàn giao thông
– An toàn môi trường
– An toàn vệ sinh thực phẩm
c. Ý nghĩa nhận thức của vấn đề này?
▪ Tránh lan truyền các thông tin xấu, không có lợi cho điểm đến.
▪ Duy trì lòng tin về an toàn và tính hấp dẫn của điểm đến du lịch – đây được xem là
yếu tố hàng đầu, quyết định sự phát triển và tiếp tục tăng trưởng của điểm đến du lịch.
▪ Góp phần duy trì hình ảnh, thương hiệu điểm đến đã được xây dựng; tránh tốn kém,
mất thời gian cho việc khôi phục hình ảnh, thương hiệu của điểm đến.
Câu 13: Phân tích các vai trò của an toàn và an ninh điểm đến du lịch? Ý nghĩa
nhận thức của vấn đề này?
a. Phân tích các vai trò của an toàn và an ninh điểm đến du lịch?
▪ Tránh lan truyền các thông tin xấu, không có lợi cho điểm đến.
▪ Duy trì lòng tin về an toàn và tính hấp dẫn của điểm đến du lịch – đây được xem là
yếu tố hàng đầu, quyết định sự phát triển và tiếp tục tăng trưởng của điểm đến du lịch.
▪ Góp phần duy trì hình ảnh, thương hiệu điểm đến đã được xây dựng; tránh tốn kém,
mất thời gian cho việc khôi phục hình ảnh, thương hiệu của điểm đến.
Câu 14: Quan niệm về quản lý rủi ro tại điểm đến du lịch? Trình bày khái quát
nội dung quản lý rủi ro tại điểm đến du lịch? Phân tích quá trình quản lý rủi ro
của điểm đến du lịch?
a. Quan niệm về quản lý rủi ro tại điểm đến du lịch?
– Rủi ro là những sự cố ngoài ý muốn, gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần, tài
sản,…
– Quản lý rủi ro tại điểm đến du lịch là quá trình tổ chức các hoạt động ứng phó sự cố
về an ninh, an toàn nhằm giảm thiểu thiệt hại cho du khách, cộng đồng và điểm đến.
b. Trình bày khái quát nội dung quản lý rủi ro tại điểm đến du lịch?
▪ (1) Lập kế hoạch quản lý rủi ro và chuẩn bị ứng phó rủi ro
▪ (2) Đào tạo và tập luyện ứng phó rủi ro
▪ (3) Triển khai ứng phó rủi ro
20
▪ (4) Đánh giá và rút kinh nghiệm
c. Phân tích quá trình quản lý rủi ro của điểm đến du lịch?
1. Xác định rủi ro ( xác định các rủi ro tiềm tàng tại điểm đến ) : thông qua dữ liệu
thống kê, điều kiện môi trường, kết hợp với khảo sát địa bàn, phỏng vấn chuyên gia,
phỏng vấn khách hàng > lập danh sách các rủi ro tiềm tàng tại điểm đến
2. Đánh giá rủi ro ( đánh giá mức độ nghiêm trọng của mỗi rủi ro ) : Bằng kinh
nghiệm, kết hợp các giả thiết, áp dụng các phương pháp xác suất để dự báo mức độ
nghiêm trọng có thể xảy ra của mỗi rủi ro tiềm tàng ( số người bị ảnh hưởng, mức độ
thiệt hại )
3. Ứng phó rủi ro ( lựa chọn quyết định và áp dụng các biện pháp phù hợp ứng phó rủi
ro ) : Tùy thuộc mức độ thiệt hại của mỗi rủi ro tiềm tàng, có thể lựa chọn quyết định
và áp dụng các biện pháp phù hợp ứng phó rủi ro : (1) chấp nhận rủi ro, (2) loại bỏ/ né
tránh rủi ro, (3) hạn chế/ giảm xác suất rủi ro, (4) giảm tác động rủi ro, (5) chuyển giao
rủi ro.
4. Đánh giá và điều chỉnh ( đánh giá các biện pháp ứng phó rủi ro, điều chỉnh nếu cần )
: giám sát, rà soát thường xuyên việc thực thi các biện pháp ứng phó để đánh giá được
hiệu quả các biện pháp ứng phó rủi ro. Tùy thuộc hiệu quả các biện pháp ứng phó, nếu
cần thiết có thể thực hiện điều chỉnh việc thực thi các biện pháp ứng phó cho phù hợp
hơn.
Câu 15 : Khái niệm phát triển bền vững điểm đến du lịch? Phân tích các mục tiêu
và nguyên tắc phát triển bền vững điểm đến du lịch ? Sự cần thiết khách quan
của phát triển bền vững điểm đến du lịch?
a. Khái niệm phát triển bền vững điểm đến du lịch?
– Phát triển bền vững điểm đến du lịch thực chất là việc phát triển du lịch có hiệu quả
cho kinh tế địa phương, đảm bảo phân bổ lợi ích công bằng giữa các chủ thể tham gia
hoạt động du lịch; phát triển hài hòa các mặt văn hóa – xã hội, góp phần bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa – xã hội của cộng đồng địa phương; cải thiện môi trường
sinh thái, bảo đảm phát triển điểm đến lâu dài, vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai
sau.
b. Phân tích các mục tiêu và nguyên tắc phát triển bền vững điểm đến du lịch ?
c. Sự cần thiết khách quan của phát triển bền vững điểm đến du lịch?
▪ Tạo sự phát triển ổn định, lâu dài cho điểm đến du lịch
21
▪ Tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng của kinh tế – xã hội,
đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt người dân địa phương.
▪ Khuyến khích cộng đồng dân cư bảo vệ tài nguyên, môi trường và các giá trị văn hóa
truyền thống địa phương
▪ Giúp xóa đói giảm nghèo, đem lại cơ hội nâng cao mức sống cho người dân địa
phương, tăng trưởng kinh tế cho những vùng còn khó khăn.
Câu 16: Trình bày hiểu biết về tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu cho điểm đến
du lịch / quản lý chất lượng điểm đến du lịch theo tiêu chuẩn chất lượng châu âu?
Trình bày khái quát quy trình đánh giá điểm đến du lịch?
a. Trình bày hiểu biết về tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu cho điểm đến du
lịch / quản lý chất lượng điểm đến du lịch theo tiêu chuẩn chất lượng châu âu?
_ Quản lý chất lượng điểm đến du lịch theo tiêu chuẩn bền vững
– Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để
phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối
tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của
các đối tượng này.
– Để quản lý chất lượng điểm đến du lịch theo tiêu chuẩn bền vững, có thể căn cứ vào
các loại tiêu chuẩn khác nhau:
▪ Tiêu chuẩn dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch;
▪ Tiêu chuẩn riêng của các phân ngành;
▪ Tiêu chuẩn phát triển bền vững.
Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu cho điểm đến (của Hội đồng Du lịch bền vững
toàn cầu – Global Sustainable Tourism Coucil – GSTC, 2013): gồm 4 phần với 41 tiêu
chí.
▪ Phần A: Quản lý điểm đến bền vững (13 tiêu chí)
▪ Phần B: Tối đa hóa lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương và giảm thiểu tác động
tiêu cực (9 tiêu chí)
▪ Phần C: Tối đa hóa lợi ích cho cộng đồng, du khách, và giảm thiểu tác động tiêu cực
về văn hóa (7 tiêu chí)
▪ Phần D: Tối đa hóa lợi ích cho môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực (12 tiêu
chí).
22
▪ Từ Bộ Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu cho điểm đến, các điểm đến tổ chức
quản lý theo các tiêu chí nêu trên để đảm bảo tính bền vững cho điểm đến.
▪ Để dễ dàng cho việc tổ chức quản lý điểm đến và điều chỉnh công tác quản lý cho
phù hợp, các điểm đến cần được đánh giá tính bền vững theo bộ tiêu chuẩn nêu trên
với 5 mức.
Lưu ý: Quản lý chất lượng ĐĐDL theo tiêu chuẩn bền vững cần nhiều thời gian và nỗ
lực để kết hợp được tất cả 41 tiêu chí nói trên => nếu phát triển một DMP, để tạo thuận
lợi, nên bắt đầu kế hoạch trên 5 khía cạnh:
(1) Xác định số lượng khách du lịch tối ưu cho điểm đến
(2) Khuyến khích sử dụng phương tiện vận tải tác động thấp
(3) Khoanh vùng các khu vực xây dựng
(4) Thiết lập kế hoạch du lịch quanh năm tại điểm đến
(5) Đào tạo về công tác bảo tồn
_ Quản lý chất lượng điểm đến du lịch theo tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu
Quản lý chất lượng điểm đến du lịch theo Tiêu chuẩn chất lượng châu Âu được căn cứ
vào bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch do Liên minh châu Âu xây dựng cho Việt
Nam trong khuôn khổ Dự án EU-ESRT tài trợ từ 2011 – 2016 đã bàn giao cho Tổng
cục Du lịch năm 2016 Tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch, bao gồm 2 phần:
▪ Tiêu chí đánh giá khu du lịch
▪ Tiêu chí đánh giá điểm du lịch
_ Tiêu chí đánh giá khu du lịch: gồm 6 nhóm, 32 tiêu chí
(1) Tài nguyên du lịch (3 tiêu chí);
(2) Sản phẩm và dịch vụ (14 tiêu chí);
(3) Quản lý điểm đến (8 tiêu chí);
(4) Cơ sở hạ tầng (5 tiêu chí);
(5) Sự tham gia của cộng đồng địa phương (1 tiêu chí);
(6) Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến (1 tiêu chí).
23
=> Trên cơ sở các tiêu chí đã xác định => đánh giá khu du lịch. Với mức điểm đánh
giá của khu du lịch, cần có những chính sách điều chỉnh hợp lý để đảm bảo chất lượng
của khu du lịch.
_ Tiêu chí đánh giá điểm du lịch: gồm 6 nhóm, 29 tiêu chí
(1) Tài nguyên du lịch (3 tiêu chí);
(2) Sản phẩm và dịch vụ (11 tiêu chí);
(3) Quản lý điểm đến (8 tiêu chí);
(4) Cơ sở hạ tầng (5 tiêu chí);
(5) Sự tham gia của cộng đồng địa phương (1 tiêu chí);
(6) Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến (1 tiêu chí).
=> Trên cơ sở các tiêu chí đã xác định => đánh giá điểm du lịch. Với mức điểm đánh
giá của điểm du lịch, cần có những chính sách điều chỉnh hợp lý để đảm bảo chất
lượng của điểm du lịch.
NHÓM CÂU HỎI 2 :
Câu 1 : Phân tích vị trí và vai trò của điểm đến du lịch? Liên hệ với thực tiễn
nước ta? Lấy ví dụ minh họa?
1. Vị trí của điểm đến du lịch
▪ ĐĐDL có vị trí quan trọng, là điều kiện cần để bắt đầu hình thành các hoạt động du
lịch; Sức hấp dẫn của ĐĐDL quyết định khả năng thu hút khách, do đó quyết định đến
sự phát triển lâu dài của hoạt động du lịch.
• Đặc điểm, tính chất của ĐĐDL sẽ tạo ra loại hình cũng như sản phẩm du lịch khác
nhau, từ đó quyết định đến định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của mỗi
địa phương, quốc gia.
2. vai trò của điểm đến du lịch :
▪ Về mặt kinh tế
– Thứ nhất, điểm đến du lịch đóng vai trò quan trọng cho việc thu hút khách du lịch
đến tham quan và du lịch. Không có điểm đến du lịch hấp dẫn thì sức thu hút khách từ
mọi điểm dân cư trên trái đất sẽ hạn chế.
– Thứ hai, điểm đến du lịch là nơi xuất khẩu vô hình và xuất khẩu tại chỗ với giá trị
kinh tế cao. Các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa vật
24
thể và giá trị văn hóa phi vật thể là tài sản của quốc gia, của địa phương và của cộng
đồng cần được gìn giữ không chỉ cho thế hệ mai sau mà cho cả toàn nhân loại
– Thứ ba, điểm đến du lịch là nơi thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập giữa các địa
phương, giữa các tầng lớp dân cư và làm tăng giá trị của hàng hóa.
– Thứ tư, phát triển điểm đến du lịch là động lực để thúc đẩy các ngành khác trong nền
kinh tế quốc dân phát triển thông qua việc tạo ra một thị trường tiêu thụ sản phẩm cho
các ngành.
▪ Về mặt văn hóa
– Điểm đến du lịch góp phần giới thiệu về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đất
nước và con người với bạn bè năm châu nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xây
dựng tình đoàn kết hữu nghị, hòa bình với các dân tộc khác nhau trên thế giới.
– Điểm đến du lịch góp phần bảo tồn, khai thác những giá trị di sản văn hóa, lịch sử
truyền thống của dân tộc không chỉ để phục vụ cho du lịch mà còn để cho những thế
hệ mai sau.
▪ Về mặt xã hội
Điểm đến du lịch tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho xã hội. Thực hiện xóa đói, giảm
nghèo ở những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo đói. Du lịch là một ngành dịch vụ nên
cần rất nhiều người phục vụ, không chỉ những người trực tiếp phục vụ mà cả những
người gián tiếp phục vụ.
▪ Về mặt môi trường
– Để phát triển du lịch bền vững, đòi hỏi cộng đồng dân cư nơi là điểm đến du lịch và
các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở bán hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch phải có
trách nhiệm bảo vệ môi trường, đó là:
+ Nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội
+ Các doanh nghiệp du lịch và các cơ sở bán hàng hóa và dịch vụ cho khách tại điểm
đến du lịch nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc xử lý rác thải, chất thải,
nước thải để đảm bảo cho môi trường trong lành. Giữ vệ sinh sạch đẹp trong cơ sở
phục vụ khách, trồng cây xanh và hoa tươi bên trong cơ sở.
Câu 2 : Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kéo ( vị trí địa lý và khả năng tiếp
cận thị trường/ sự hấp dẫn của điểm đến du lịch/ sự sẵn sàng của các dịch vụ du
25
Câu 10 : Khái niệm tổ chức triển khai marketing điểm đến du lịch ? Phân tích những vai trò củatổ chức marketing điểm đến du lịch ? ………………………………………………………………. 17C âu 11 : Các nội dung đa phần của marketing điểm đến du lịch ? Trình bày hiểu biếtvề nội dung nghiên cứu và điều tra thị trường / xác lập thị trường tiềm năng / tiến hành cáchoạt động marketing điểm đến du lịch ? …………………………………………………………… 18C âu 12 : An toàn bảo mật an ninh điểm đến du lịch là gì ? Trình bày những nội dung chủ yếucủa bảo đảm an toàn bảo mật an ninh điểm đến du lịch ? Ý nghĩa nhận thức của yếu tố này ? ………. 20C âu 13 : Phân tích những vai trò của bảo đảm an toàn và bảo mật an ninh điểm đến du lịch ? Ý nghĩanhận thức của yếu tố này ? ……………………………………………………………………………. 21C âu 14 : Quan niệm về quản lý rủi ro đáng tiếc tại điểm đến du lịch ? Trình bày khái quát nộidung quản lý rủi ro đáng tiếc tại điểm đến du lịch ? Phân tích quy trình quản lý rủi ro đáng tiếc củađiểm đến du lịch ? …………………………………………………………………………………………. 21C âu 15 : Khái niệm tăng trưởng bền vững và kiên cố điểm đến du lịch ? Phân tích những mục tiêuvà nguyên tắc tăng trưởng bền vững và kiên cố điểm đến du lịch ? Sự thiết yếu khách quan củaphát triển bền vững và kiên cố điểm đến du lịch ? ……………………………………………………………. 22C âu 16 : Trình bày hiểu biết về tiêu chuẩn du lịch bền vững và kiên cố toàn thế giới cho điểm đếndu lịch / quản lý chất lượng điểm đến du lịch theo tiêu chuẩn chất lượng châu âu ? Trình bày khái quát quy trình tiến độ nhìn nhận điểm đến du lịch ? ………………………………… 23NH ÓM CÂU HỎI 2 : ……………………………………………………………………………………. 25C âu 1 : Phân tích vị trí và vai trò của điểm đến du lịch ? Liên hệ với thực tiễn nướcta ? Lấy ví dụ minh họa ? ………………………………………………………………………………… 25C âu 2 : Phân tích ảnh hưởng tác động của những yếu tố kéo ( vị trí địa lý và năng lực tiếp cậnthị trường / sự mê hoặc của điểm đến du lịch / sự chuẩn bị sẵn sàng của những dịch vụ du lịch / hình ảnh điểm đến du lịch / chủ trương du lịch chuyên nghiệp ? ) Lấy ví dụ minhhọa ? …………………………………………………………………………………………………………… 26C âu 3 : Phân tích quyền lợi và thử thách của quản lý điểm đến du lịch ? Liên hệ vớithực tiễn nước ta ? …………………………………………………………………………………………. 28C âu 4 : Phân tích góc nhìn ( mẫu sản phẩm / thị trường khách / nhà phân phối / cộngđồng và địa phương / xu thế bên ngoài / đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu ) trong nhìn nhận điểmđến du lịch ? Lấy ví dụ minh họa ? ………………………………………………………………….. 28C âu 5 : Trình bày nội dung ( xu thế những ưu tiên mang tính kế hoạch / chuẩnbị một công bố về tầm nhìn / xem xét tổng lực những yếu tố cần xử lý / xác địnhhành động ) trong quy trình tiến độ xác lập tiềm năng của quy trình lập kế hoạch quản lýđiểm đến du lịch ? Lấy ví dụ …………………………………………………………………………… 30C âu 6 : Nội dung phân chia vai trò và bảo vệ cam kết trong tiến trình xác lập mụctiêu của quy trình lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch ? ……………………………….. 31C âu 8 : Phân tích vai trò của tên thương hiệu điểm đến du lịch … câu này trùng ……… 31C âu 9 : cũng trùng ……………………………………………………………………………………….. 32C âu 10 cũng trùng nhóm câu hỏi 13 ………………………………………………………………. 32C âu 11 : Vai trò của bảo đảm an toàn bảo mật an ninh điểm đến du lịch ? Liên hệ thực tiễn …………….. 32C âu 12 : Trình bày tiến trình quản lý rủi ro đáng tiếc : câu này trùng ………………………………. 32C âu 13 : Trình bày tiềm năng tăng trưởng bền vững và kiên cố điểm đến du lịch ……………………. 32C âu 14 : Các nguyên tắc tăng trưởng bền vững và kiên cố của điểm đến du lịch ? …………………. 33NH ÓM CÂU HỎI 3 : ……………………………………………………………………………………. 33C âu 2 : Chọn một điểm đến du lịch và trình diễn những yếu tố kéo tác động ảnh hưởng đến điểmđến du lịch đó ? …………………………………………………………………………………………….. 34C âu 3 : Chọn một điểm đến du lịch và nghiên cứu và phân tích những chủ thể tham gia hình thànhchuỗi giá trị điểm đến du lịch : ( Quảng NINH ) ……………………………………………… 37C âu 4 : Lựa chọn một điểm đến du lịch đơn cử, nghiên cứu và phân tích những quyền lợi và thách thứccủa quản lý điểm đến du lịch đó ? đề xuất kiến nghị giải pháp phát huy quyền lợi và khắc phụcnhững thử thách đó ? …………………………………………………………………………………… 39C âu 5 : Lựa chọn một điểm đến du lịch và nghiên cứu và phân tích những chủ thể của điểm đến dulịch đó ? ………………………………………………………………………………………………………. 40C âu 6 : Lựa chọn một điểm đến du lịch và nghiên cứu và phân tích những góc nhìn thị trườngkhách / nhà phân phối / hội đồng địa phương / khuynh hướng bên ngoài / đối thủ cạnh tranh cạnhtranh trong nhìn nhận những điểm đến du lịch ………………………………………………………. 41C âu 7 : Lựa chọn một điểm đến du lịch và nghiên cứu và phân tích nội dung nghiên cứu và phân tích SWOT củađiểm đến du lịch đó ? …………………………………………………………………………………….. 43C âu 8 : Chọn một điểm đến du lịch và nghiên cứu và phân tích những yếu tố cấu thành thương hiệucủa điểm đến du lịch đó ? ………………………………………………………………………………. 45C âu 9 : Lựa chọn một điểm đến du lịch nước ta và nghiên cứu và phân tích quyền lợi và thách thứccủa kiến thiết xây dựng tên thương hiệu điểm đến du lịch đó ? …………………………………………….. 46C âu 10 : Lựa chọn một điểm đến du lịch và nghiên cứu và phân tích nội dung xác định điểm đến dulịch đó ? ( tự chém ) ………………………………………………………………………………………. 46C âu 11 : Lựa chọn một điểm đến du lịch đơn cử và nghiên cứu và phân tích vai trò của marketingđiểm đến du lịch so với điểm đến du lịch / so với khách du lịch / so với doanhnghiệp du lịch ? ( tự chém ) ……………………………………………………………………………. 48C âu 12 : Lựa chọn một điểm đến du lịch đơn cử và nghiên cứu và phân tích những hiểu biết về nộidung điều tra và nghiên cứu thị trường / xác lập thị trường tiềm năng / tiến hành những hoạt độngmarketing điểm đến du lịch ? ………………………………………………………………………….. 482. Xác định thị trường tiềm năng của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế …………………. 49NH ÓM CÂU HỎI 1C âu 1 : Trình bày khái niệm điểm đến du lịch theo những góc nhìn tiếp cận ? Các chủthể tham gia hình thành chuỗi giá trị điểm đến du lịch ? – Tiếp cận ĐĐDL trên phương diện địa lý : Theo Copper và tập sự : “ Điểm đến du lịch là vùng địa lý được xác lập bởikhách du lịch và tại nơi đó cơ sở, vật chất kĩ thuật và dịch vụ phân phối nhu cầukhách du lịch ”. Theo Nguyễn Văn Mạnh : “ Điểm đến du lịch là một điểm mà tất cả chúng ta có thểcảm nhận được bằng đường biên giới, chính trị, kinh tế tài chính có nhiều tài nguyên, … ” Vũ Đức Minh : “ điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà một di khách đangthực hiện hành trình đến đó nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nhu yếu theo mục đích chuyến đi củangười đó ’. Với ý niệm này, điểm đến du lịch vẫn chưa định rõ còn mang tính chungchung, nó chỉ xác lập vị trí địa lý phụ thuộc vào vào nhu yếu của khách du lịch, chưaxác định được những yếu tố nào tạo nên điểm đến du lịch. – Tiếp cận ĐĐDL dưới góc nhìn kinh tế tài chính : Khái niệm của Mike và Catter : “ điểm đến du lịch như thể 1 mẫu sản phẩm hay 1 thương hiện mang tính tích hợp gồm nhiều yếu tố cấu thành : điều kiện kèm theo khoa học, cơsở vật chất, … ” Tiến sĩ Vũ Đức Minh cho rằng : “ điểm đến du lịch là nơi tập trung chuyên sâu những tiệnnghi và dịch vụ được phong cách thiết kế để phân phối nhu yếu của hành khách ’. Dưới góc nhìn kinh tế tài chính ĐĐDL được hiểu là yếu tố cung du lịch. Sở dĩ như vậy làdo tính năng của điểm đến chính là thỏa mãn nhu cầu nhu yếu mang tính tổng hợp củakhách du lịch. Từ góc độc cung du lịch, ĐĐDL là sự tập trung chuyên sâu những tiện lợi và dịchvụ được phong cách thiết kế phân phối nhu yếu của hành khách. – Tiếp cận ĐĐDL dưới góc nhìn tổng hợp : Vũ Đức Minh cho rằng : “ điểm đến du lịch là nơi tiềm ẩn những yếu tố cungvà cầu du lịch. Nói cái khác điểm đến du lịch là nơi cung và cầu gặp gỡ. Trần Minh Hòa : “ điểm đến du lịch là những điểm đến với tài nguyên du lịchnổi trội có năng lực mê hoặc hành khách hoạt động giải trí kinh doanh thương mại có hiệu suất cao và đảmbảo tăng trưởng vững chắc. > Khái niệm chung về điểm đến du lịch : điểm đến du lịch được hiểu là một vị tríđịa lý, có tài nguyên du lịch mê hoặc, được quy hoạch, quản lý và phong cách thiết kế những tiệnnghi, dịch vụ nhằm mục đích lôi cuốn và cung ứng nhu yếu khách du lịch. Các chủ thể tham gia hình thành chuỗi giá trị điểm đến du lịch ? Cộng đồng địa phương Góp phần duy trì, bảo tồn, phát huy những giá trị tài nguyên du lịchcủa điểm đến ( phong tục, tập quán, liên hoan, … ) Tham gia vào những hoạt động giải trí du lịch tại điểm đến với nhiều mứcđộ khác nhau. + Cung cấp dịch vụ du lịch ( homestay, hàng lưu niệm … ) + Cho thuê đất, khu vực kinh doanh thương mại + Cung cấp lao động + Tình nguyện viên tương hỗ hoạt động giải trí du lịch … + Góp phần tạo dựng hình ảnh, sự hiếu khách của ĐĐDL. Doanh nghiệp dịch vụ du lịch trực tiếp Cung cấp những dịch vụ du lịch Giao hàng khách tại điểm đến Doanh nghiệp dịch vụ du lịch gồm có : + Cơ sở luân chuyển du lịch + Cơ sở lưu trú du lịch + Cơ sở nhà hàng siêu thị + Cơ sở kinh doanh thương mại khu, điểm du lịch + Cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ vui chơi Doanh nghiệp dịch vụ tương hỗ : Cung ứng mẫu sản phẩm dịch vụ ở “ vùng tạo cầu ” và điểm đến dulịch Doanh nghiệp dịch vụ tương hỗ gồm có + Các cơ sở thuộc ngành thiết kế xây dựng, kiến trúc + Các cơ sở thuộc ngành thực phẩm, đồ uống + Các cơ sở thuộc ngành nguồn năng lượng ( điện, gas ) + Các cơ sở phân phối dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàngtài chính. Khu vực nhà nước Tạo lập thiên nhiên và môi trường kinh doanh thương mại du lịch tại điểm đến Khu vực nhà nước bao gồ những cơ quan quản lý nhà nước, chínhquyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch … Các hoạt động giải trí quản lý điểm đến của khu vực nhà nước + Ban hành và tổ chức triển khai thực thi những văn bản pháp lý + Xây dựng và tổ chức triển khai triển khai chủ trương + Quy hoạt và kiến thiết xây dựng kế hoạch tăng trưởng du lịch + Quản lý hạ tầng + Xúc tiến điểm đến du lịch. Tổ chức thực thi điểm đến du lịch Tạo dựng hình ảnh, tên thương hiệu điểm đến, sử dụng những công cụmarketing đẻ ảnh hưởng tác động vào hành vi của người mua, lôi cuốn kháchdu lịch đến ĐĐDLCác hoạt động giải trí triển khai ĐĐDL + Xây dựng tên thương hiệu ĐĐDL + Sử dụng những công cụ marketing quảng cáo, truyền thôngCác tổ chức triển khai triển khai ĐĐDL : Chính quyền địa phương, cơ quanquản lý nhà nước về du lịch, những tổ chức triển khai marketing điểm đến Khách du lịch : Là những người đi du lịch và triển khai những hoạt động giải trí du lịch tạiđiểm đếnKhách du lịch phong phú về trình độ, nhận thức và nhu yếu. Tùythuộc vào trình độ, nhận thức và nhu yếu sẽ chi phối và tác độngnhất định đến giá trị chuỗi dịch vụ du lịch tại điểm đến + Trình độ và nhận thức tốt > cảm nhận không thiếu và toàn vẹn giá trịđiểm đến + Nhu cầu dịch vụ du lịch xanh, vững chắc > góp thêm phần bảo vệ, giữgìn giá trị tài nguyên du lịch của điểm đến. Câu 2 : Sự thiết yếu của quản lý điểm đến du lịch ? Trình bày những quyền lợi và tháchthức của quản lý điểm đến du lịch ? Trình bày hiểu biết về những chủ thể quản lýđiểm đến du lịch ? a. Sự thiết yếu của quản lý điểm đến du lịch : Quản lý điểm đến du lịch là nhu yếu tất yếu khách quan bởi những nguyên do : – Tối đa hóa giá trị du lịch cho hành khách – Đảm bảo quyền lợi của những chủ thể và tính vững chắc của điểm đếnb. Trình bày những quyền lợi và thử thách của quản lý điểm đến du lịch ? – Lợi ích ▪ Tạo lợi thế cạnh tranh đối đầu cho điểm đến + Hai nhu yếu rất quan trọng cho những điểm đến để đạt được một lợi thế cạnh tranh đối đầu hơncác đối thủ cạnh tranh của họ, đơn cử là : + Thiết lập vị trí can đảm và mạnh mẽ và độc lạ, tức là cung ứng những thưởng thức khác nhau sovới những điểm đến khác, bằng cách tăng trưởng mê hoặc của điểm đến và nguồn nhân lựcmột cách làm điển hình nổi bật đặc thù độc lạ của nó + Cung cấp kinh nghiệm tay nghề chất lượng tuyệt vời và giá trị tiêu biểu vượt trội cho điểm đến, bằngcách bảo vệ rằng những góc nhìn của kinh nghiệm tay nghề khách truy vấn là tiêu chuẩn caonhất. ▪ Đảm bảo tăng trưởng điểm đến du lịch có kế hoạch và bền vữngPhát triển du lịch vững chắc với quản lý thích hợp và lập kế hoạch bảo vệ rằng cácđiểm đến duy trì tính toàn vẹn môi trường tự nhiên và những nguồn tài nguyên và nhân vật đã làmcho nó mê hoặc ở nơi tiên phong được bảo vệ. Quản lý tốt cũng hoàn toàn có thể giúp tránh đượcnhững xung đột xã hội và văn hóa truyền thống và ngăn ngừa du lịch ảnh hưởng tác động đến lối sống địaphương, truyền thống cuội nguồn và những giá trị bất lợi. ▪ Phân phối quyền lợi cho những bên tham gia + Lợi ích ngân sách và kết quản là du lịch hoàn toàn có thể được lây lan ví dụ bằng cách tương hỗ pháttriển loại sản phẩm và kinh nghiệm tay nghề dựa vào hội đồng, thôi thúc du lịch nông thôn, thúcđẩy tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ, khai thác những tiểm năng của ngành công nghiệp thủcông mỹ nghệ. ▪ Nâng cao tác dụng và hiệu suất cao hoạt động giải trí du lịch tại điểm đến + Thông qua tập trung chuyên sâu tăng trưởng khoảng trống và marketing tiềm năng, khu vực có thểkéo dài thời hạn truy vấn trung bình lưu trú, tăng tiêu tốn trung bình đầu người truycập và làm giảm thời vụ không mong ước trong lượt khách truy vấn, toàn bộ góp phầnvào một sự trở lại cải tổ góp vốn đầu tư và sản lượng cho mỗi khách truy vấn – Thách thức : ▪ Kinh phí ▪ Nhận dạng và lựa chọn thứ tự ưu tiên của những tiềm năng ▪ Quản lý những bên liên quanc. Trình bày hiểu biết về những chủ thể quản lý điểm đến du lịch ? Một điểm đến du lịch muốn tăng trưởng vững chắc cần có một ban quản lý đạt tiêu chuẩnvề trình độ và kinh nghiệm tay nghề quản lý. ▪ Quản lý điểm đến thường được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chịu tráchnhiệm. ▪ Chủ thể quản lý điểm đến du lịch cần sự góp phần của những thành viên từ những nhóm : khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. – Khu vực nhà nước : + Chính quyền địa phương ( Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, Ủy Ban Nhân Dân huyện, … ) + Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch những cấp ( sở du lịch, phòng văn hóa thông tincấp huyện, xã … ) + Các ngành tương quan ( nông nghiệp, giao thông vận tải vận tải đường bộ, công an, môi trường tự nhiên, phòngcháy chữa cháy, y tế, … ) + Các trường dạy nghề và những trường có đào tạo và giảng dạy du lịch. – Khu vực tư nhân : + Cơ sở kinh doanh thương mại luân chuyển du lịch + Cơ sở lưu trú du lịch + Cơ sở kinh doanh thương mại nhà hàng + Các doanh nghiệp khai thác điểm du lịch thăm quan + Cơ sở sản xuất của địa phương + Các công ty lữ hành tổ chức triển khai những tour du lịch + Các hiệp hội ngành nghề có liên quanCâu 3 : Kế hoạch quản lý điểm đến du lịch là gì ? Trình bày những yếu tố cơ bản củakế hoạch quản lý điểm đến du lịch ? a. Kế hoạch quản lý điểm đến du lịch là gì ? – Lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch ( Destination Management Plan – DMP ) làmột công bố chung về dự tính quản lý điểm đến trong một khoảng chừng thời hạn, nêu rõ vaitrò của những bên tương quan khác nhau và xác lập những hành vi rõ ràng mà họ sẽ thựchiện và phân chia nguồn lực. => Nội hàm của DMP là : – Định hướng QLĐĐ trong một khoảng chừng thời hạn nhất định – Vai trò của những bên tương quan – Các hành vi sẽ thực thi – Các nguồn lực được phân bổb. Trình bày những yếu tố cơ bản của kế hoạch quản lý điểm đến du lịch ? ▪ Xác định khu vực điểm đến được quản lý ▪ Đánh giá hiệu suất cao và tác động ảnh hưởng của hoạt động giải trí du lịch hiện tại ▪ Điểm mê hoặc, năng lực tiếp cận, hạ tầng, dịch vụ công cộng, doanh nghiệp dulịch và dịch vụ người mua tại điểm đến ▪ Hình ảnh, tên thương hiệu của điểm đến và những hoạt động giải trí tiếp thị ▪ Sản phẩm dịch vụ và kinh nghiệm tay nghề của hành khách ▪ Cơ cấu quản lý điểm đến và hoạt động giải trí tiếp thị quảng cáo ▪ Tầm nhìn của điểm đến : Chiến lược và những kế hoạch hành độngCâu 4 : Phân tích nội dung xây dựng ban soạn thảo kế hoạch quản lý điểm đếndu lịch ? Hãy cho biết nội dung quy trình lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịchbao gồm những quy trình tiến độ nào ? Phân tích nội dung tiến trình sẵn sàng chuẩn bị ? a. Phân tích nội dung xây dựng ban soạn thảo kế hoạch quản lý điểm đến dulịch ? Việc lập DMP được đảm trách bởi một nhóm những thành viên ( gọi là Ban soạn thảo ). Trong đó, Ban soạn thảo thiết yếu có những thành phần tham gia ở ba Lever khác nhau : ( 1 ) Nhóm chỉ huy ( 2 ) Nhóm tham gia chính ( 3 ) Nhóm tư vấn ( 1 ) Nhóm chỉ huy : Nhóm chỉ huy lập DMP thực ra là một nhóm giám sát thườngxuyên việc lập DMP. Nhóm chỉ huy thường gồm có : – Cán bộ / nhân viên cấp dưới của tổ chức triển khai quản lý điểm đến du lịch ( Destination ManagementOrganizations – DMOs ). Trong đó, DMOs là cơ quan quản lý điểm đến, chịu tráchnhiệm quản lý toàn bộ những hoạt động giải trí của điểm đến nhằm mục đích bảo vệ những tài nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống và xã hội để hoàn toàn có thể đem lại quyền lợi kinh tế tài chính tốt hơn cho người dân địa phươngthông qua tăng trưởng du lịch và sự tham gia của những đối tác chiến lược. – Chính quyền địa phương hoặc tổ chức triển khai khác. ( 2 ) Nhóm tham gia chính : Nhóm tham gia chính sẽ tham gia vào tổng thể những cuộc họpcũng như tiến trình hình thành và thống nhất về DMP.Nhóm tham gia chính thường gồm có thành viên của những bên tương quan là cơ quanhoặc cá thể được điều phối trải qua Nhóm chỉ huy, thao tác độc lập trong cácnhiệm vụ được phân công và cùng nhau thao tác nhóm. ( 3 ) Nhóm tư vấn : Nhóm tư vấn đóng vai trò tư vấn cho nhóm chỉ huy những nội dungDMP trải qua một văn bản tóm tắt những yếu tố tương quan. – Nhóm tư vấn gồm có những tổ chức triển khai và cá thể được chỉ định. Họ hoàn toàn có thể được ký hợpđồng trọn gói hoặc một phần việc làm tư vấn trình độ độc lập. b. Hãy cho biết nội dung quy trình lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch baogồm những quy trình tiến độ nào ? Phân tích nội dung tiến trình sẵn sàng chuẩn bị ? Quá trình lập DMP gồm có 5 quá trình – Giai đoạn 1 : Chuẩn bị ▪ Thống nhất DMP : Các bên tương quan chính cùng nhau thống nhất mục đích, phạm vivà quá trình thực thi. 10 ▪ Thiết lập chương trình thao tác : Xác định một nhà chỉ huy, xây dựng Nhóm chỉđạo, thống nhất những trách nhiệm và chỉ định những chuyên viên tư vấn. ▪ Tổ chức một sự kiện khởi động hoặc hội thảo chiến lược bắt đầu : Nhằm khởi động sự kiện, cùng nhau xem xét khái quát toàn cảnh lập DMP. ▪ Thông báo việc thực thi DMP và giải quyết và xử lý quan hệ với giới truyền thông online. – Giai đoạn 2 : Đánh giá điểm đến du lịch – Giai đoạn 3 : Xác định tiềm năng – Giai đoạn 4 : Xây dựng những kế hoạch hành vi – Giai đoạn 5 : Giám sát quá trình hành độngCâu 5 : Sự thiết yếu khách quan của việc nhìn nhận điểm đến du lịch so với quátrình lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch ? Các bước trong tiến trình xác địnhmục tiêu của quy trình lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch ? Phân tích nộidung nhận dạng những chủ trương hiện có / xu thế tiếp cận quản lý điểm đến / xác lập những nguyên tác và tiềm năng toàn diện và tổng thể cho điểm đến / tương hỗ và quy trì kếhoạch quản lý điểm đến du lịch ? a. Sự thiết yếu khách quan : Để có những thông tin khách quan và tổng lực về điểmđến, làm vật chứng thiết kế xây dựng DMP.b. Các bước trong quá trình xác lập tiềm năng của quy trình lập kế hoạch quản lýđiểm đến du lịch ? Xác định tiềm năng của điểm đến du lịch gồm có 7 bước : ( 1 ) Nhận dạng những chủ trương hiện có – DMP cần bộc lộ nhận thức về toàn bộ những chủ trương hiện có tương quan đến nền kinhtế địa phương và vương quốc. Điều này rất quan trọng trong việc : – Đảm bảo rằng DMP được định hình để tương hỗ những tiềm năng chủ trương rộng hơn – Nhận được những tương hỗ thiết yếu cho DMP nói riêng và nền kinh tế tài chính địa phương, vương quốc nói chung – Đảm bảo DMP dung hòa tốt những chủ trương và nghành nghề dịch vụ quan trọng khác của nền kinhtế địa phương11 ( 2 ) Định hướng tiếp cận quản lý điểm đếnCần tổ chức triển khai một hội thảo chiến lược để những bên tương quan chính có thời cơ thao tác cùng nhau vớimục tiêu : – Xem xét những dẫn chứng – Xác định và thống nhất những ưu tiên kế hoạch – Thảo luận về những hành vi ( 3 ) Phân tích SWOT của điểm đến ( 4 ) Xác định những nguyên tắc và tiềm năng tổng thể và toàn diện – Tăng trưởng kinh tế tài chính và tạo việc làm mới – Tăng cường và cải tổ chất lượng việc làm hiện tại – Tạo ra sự chăm sóc và tương hỗ cho bảo tồn di sản vạn vật thiên nhiên và văn hóa truyền thống của địaphương – Tăng thu nhập cho những dịch vụ địa phương và cải tổ tính sẵn có và chấtlượng của chúng – Giảm thiểu tác động ảnh hưởng môi trường tự nhiên so với địa phương và so với toàn thế giới – Cung cấp thưởng thức vừa đủ và có ích cho khách du lịch và người dân địa phương – Đảm bảo hòa nhập xã hội – tối đa hóa thời cơ và quyền hạn tham gia vào hoạt động giải trí du lịch cho toàn bộ mọi người. ( 5 ) Định hướng những ưu tiên mang tính kế hoạch ( 6 ) Chuẩn bị một công bố về tầm nhìn ( 7 ) Xác định tiềm năng chiến lượcCâu 6 : Thương hiệu điểm đến du lịch là gì ? Trình bày những Lever thương hiệuđiểm đến du lịch và những yếu tố cấu thành thương hiệu điểm đến du lịch ? Trìnhbày hiểu biết về mục đích kiến thiết xây dựng tên thương hiệu điểm đến du lịch ? a. Thương hiệu điểm đến du lịch là gì ? – Thương hiệu điểm đến du lịch là tổng hợp những nhận thức, cảm xúc và thái độ củakhách du lịch so với điểm đến, được cho phép khách du lịch xác lập một hình ảnh hoàn toàn có thể sosánh điểm đến với những điểm đến khác. b. Trình bày những Lever tên thương hiệu điểm đến du lịch và những yếu tố cấu thànhthương hiệu điểm đến du lịch ? 12C ác Lever của tên thương hiệu điểm đến : – Cấp độ tên thương hiệu du lịch vương quốc – Cấp độ tên thương hiệu du lịch vùng – Cấp độ tên thương hiệu du lịch địa phương ( tỉnh / thành phố ) – Cấp độ tên thương hiệu điểm, khu du lịch. Các yếu tố cấu thành thương hiệu điểm đến du lịch ▪ Tên tên thương hiệu ( tên ) ▪ Khẩu hiệu ( hay còn gọi là slogan ) ▪ Logo ( biểu trưng ) ▪ Các yếu tố khác : Các hoạt động giải trí tiếp thị truyền thông online, cảm nhận của khách du lịch vềđiểm đến du lịch, ứng xử của những chủ thể tại điểm đến du lịch và những yếu tố liên quankhác tạo nên nét tinh túy rực rỡ, độc lạ của loại sản phẩm du lịch cốt lõi tại điểm đếndu lịch. c. Trình bày hiểu biết về mục đích thiết kế xây dựng tên thương hiệu điểm đến du lịch ? Không chỉ tạo dựng hình ảnh độc lạ cho điểm đến này với những điểm đến khác, màcòn quyết định hành động sự sống còn của một điểm đến du lịch ▪ Tạo điểm nhấn để lôi cuốn nỗ lực của toàn bộ những chủ thể hoạt động giải trí trong nghành dulịch vì hình ảnh của họ chính là một phần hình ảnh của điểm đến ▪ Có thể giúp hành khách giảm rủi ro đáng tiếc gặp phải khi quyết định hành động đi du lịch. Câu 7 : Phân tích quyền lợi và thử thách của thiết kế xây dựng tên thương hiệu điểm đến dulịch ? Khi kiến thiết xây dựng tên thương hiệu điểm đến du lịch cần phải nắm được những thôngtin cơ bản nào ? Trình bày tóm tắt tiến trình kiến thiết xây dựng tên thương hiệu điểm đến dulịch ? a. Phân tích quyền lợi và thử thách của kiến thiết xây dựng tên thương hiệu điểm đến du lịch ? – Lợi ích thiết kế xây dựng tên thương hiệu điểm đến du lịch ▪ Không chỉ tạo dựng hình ảnh độc lạ cho điểm đến này với những điểm đến khác, màcòn quyết định hành động sự sống còn của một điểm đến du lịch13 ▪ Tạo điểm nhấn để lôi cuốn nỗ lực của tổng thể những chủ thể hoạt động giải trí trong nghành dulịch vì hình ảnh của họ chính là một phần hình ảnh của điểm đến ▪ Có thể giúp hành khách giảm rủi ro đáng tiếc gặp phải khi quyết định hành động đi du lịch. – Thách thức thiết kế xây dựng tên thương hiệu điểm đến du lịch ▪ Có quá nhiều chủ thể tham gia vào quy trình thiết kế xây dựng tên thương hiệu điểm đến. ▪ Du lịch là loại sản phẩm tổng hợp. ▪ Thời gian hoạt động giải trí của người quản lý du lịch ngắn. ▪ Ngân sách chi tiêu để kiến thiết xây dựng tên thương hiệu điểm đến bị hạn chế. ▪ Sự cạnh tranh đối đầu nóng bức trong mạng lưới hệ thống thị trường du lịch toàn thế giới. b. Khi kiến thiết xây dựng tên thương hiệu điểm đến du lịch cần phải nắm được những thông tincơ bản nào ? Muốn kiến thiết xây dựng tên thương hiệu điểm đến cần nắm được những thông tin : – Hiểu biết về điểm đến về mọi mặt càng nhiều, và càng sâu rộng càng tốt – Xu thế tăng trưởng của điểm đến đó trong tương lai, những điếm mạnh, điểm yếu haycơ hội và thử thách của điểm đến đó trong cách nhìn của hành khách – Những phương pháp cải thiệnc. Quy trình kiến thiết xây dựng tên thương hiệu điểm đến du lịch : ▪ Bước 1 : Thành lập những nhóm công tác làm việc + Thành lập những nhóm công tác làm việc với đại diện thay mặt của nhà nước, của những ngành kinh tế tài chính, giớinghệ thuật, văn hóa truyền thống – giáo dục thể thao, truyền thông online ▪ Bước 2 : Tiến hành nghiên cứu và điều tra + Nghiên cứu thị trường trải qua những chương trình tìm hiểu, khảo sát và nghiên cứudựa trên tài liệu sẵn có ▪ Bước 3 : Tìm hiểu quan điểm phản hồi từ công chúng + Tư vấn với những chỉ huy của điểm đến mà họ có ảnh hưởng tác động trong những lĩnh vựcquan trọng, những chuyên viên và hội đồng doanh nghiệp ▪ Bước 4 : Hình thành sáng tạo độc đáo cốt lõi của tên thương hiệu + Phát triển ý tưởng sáng tạo để tiềm ẩn được sự độc lạ, mê hoặc của điểm đến14 ▪ Bước 5 : Kết nối hình ảnh và hình tượng, phong cách thiết kế thông điệp + Kết nối hình ảnh của thông điệp và tái chứng minh và khẳng định những hình ảnh sử dụng trongthương hiệu ▪ Bước 6 : Truyền tải thông điệp và tiếp thị + Xác định những thông điệp so với du lịch, góp vốn đầu tư, thương mại và ngoại giao tácđộng lên những người có tác động ảnh hưởng, và công chúng trong những nghành khácCâu 8 : Định vị điểm đến du lịch là gì ? Trình bày trách nhiệm, vai trò những nội dungđịnh vị điểm đến du lịch ? a. Định vị điểm đến du lịch là gì ? – Định vị điểm đến du lịch được hiểu là việc thiết lập loại sản phẩm và hình ảnh điểm đếntrong tâm lý khách du lịch tiềm năng, có sự độc lạ và nổi trội so với điểm đến cạnhtranh. b. Trình bày trách nhiệm, vai trò những nội dung xác định điểm đến du lịch ? – Nhiệm vụ : ▪ Phát hiện những điều độc lạ về mẫu sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và hình ảnh hoàn toàn có thể tạora được, để phân biệt với đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu ▪ Áp dụng những tiêu chuẩn để lựa chọn những độc lạ quan trọng nhất ▪ Tạo được những tín hiệu có hiệu suất cao để thị trường tiềm năng hoàn toàn có thể phân biệt đượcvới đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu. – Vai trò : ▪ Duy trì vị trí cạnh tranh đối đầu của điểm đến so với một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mạnh hơn ; ▪ Là cơ sở để xác lập thông điệp của điểm đến du lịch rõ ràng đến thị trường mụctiêu ; tránh việc một điểm đến du lịch cố gắng nỗ lực “ là toàn bộ cho mọi người ” ; ▪ Giúp khách phân biệt truyền thống của điểm đến du lịch hoặc có hình ảnh tích cực trongtâm trí khách, khuyến khích tạo ra nhu yếu du lịch của hành khách tiềm năng đối vớiđiểm đến. Câu 9 : Khái niệm marketing điểm đến du lịch ? Phân tích vai trò của marketingđiểm đến du lịch so với điểm đến du lịch / so với khách du lịch / so với doanhnghiệp du lịch ? a. Khái niệm marketing điểm đến du lịch ? 15 – Marketing ĐĐDL là một tổng hợp những kế hoạch nhằm mục đích tăng trưởng, khuếch trươngnhững thế mạnh sẵn có của một ĐĐ từ đó tạo ra những kênh thông tin đa chiều tác độngtích cực đến hình ảnh ĐĐ trong tâm lý KDL hiện tại và tiềm năng, góp thêm phần tọa độnglực tăng trưởng kinh tế tài chính, văn hóa truyền thống, DL và đem lại những quyền lợi hài hòa giữa KDL, Doanh Nghiệp vàngười dân tại ĐĐ đó. b. Phân tích vai trò của marketing điểm đến du lịch so với điểm đến du lịch / đốivới khách du lịch / so với doanh nghiệp du lịch ? ▪ Vai trò so với điểm đến du lịch : – Làm điển hình nổi bật những điểm độc lạ và tạo lợi thế cạnh tranh đối đầu cho điểm đến – Giúp điểm đến liên kết với người mua thuận tiện hơn – Tạo sự liên kết ngặt nghèo, đồng điệu giữa những nghành nghề dịch vụ, những ban ngành, những chủ thể trongphát triển điểm đến – Cung cấp thông tin đúng chuẩn về điểm đến cho hành khách – Thu hút sự quan tâm và góp vốn đầu tư từ bên ngoài cho điểm đến. ▪ Vai trò so với khách du lịch : – Giúp người mua thuận tiện tiếp cận thông tin mong ước về điểm đến – Tạo thời cơ cho người mua được sử dụng những loại sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượnghơn – Thể hiện được “ phong thái ” của người mua ▪ Vai trò so với doanh nghiệp du lịch : – Tăng hiệu suất cao những kế hoạch marketing của Doanh Nghiệp – Định hướng mẫu sản phẩm marketing của DN.Câu 10 : Khái niệm tổ chức triển khai marketing điểm đến du lịch ? Phân tích những vai tròcủa tổ chức triển khai marketing điểm đến du lịch ? a. Khái niệm tổ chức triển khai marketing điểm đến du lịch ? – Theo Burkait and Medlik ( 1981 ) : “ Tổ chức du lịch vương quốc ( National TourismOrganizations – NTOs ) và Tổ chức Marketing điểm đến ( Destination MarketingOrganizations – DMOs ) là một tổ chức triển khai du lịch trực tiếp chịu nghĩa vụ và trách nhiệm tương quan đếnlợi ích của một vùng địa lý như một ĐĐDL, hoàn toàn có thể là một vương quốc, một vùng hay một16địa phương nhất định hay một tổ chức triển khai du được nhà nước giao quyền với trách nhiệmvề những yếu tố du lịch ở mức độ vương quốc ” – Ở Nước Ta : Tổ chức marketing điểm đến du lịch thuộc nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quanQLNN về DL là Tổng cục Du lịch và những Sở Du lịch / Sở VHTTDL của những tỉnh / thànhphố. b. Phân tích những vai trò của tổ chức triển khai marketing điểm đến du lịch ? – Đề xuất, hoạch định và triển khai những nỗ lực marketing, nhìn nhận hiệu suất cao chiến lượcmarketing điểm đến mang lại. – Điều phối những hoạt động giải trí của DNLH ; với tính năng tư vấn, xu thế, xác lập cáckhuôn khổ phạm vi hành động để đưa hoạt động giải trí của ngành du lịch đúng hướng, đồngbộ với những kế hoạch đề ra. – Chọn yêu cầu tiếp thị quảng cáo phức tạp cho điểm đến để nhận diện, xác định hay pháttriển tên thương hiệu cho khu vực đó trong tâm lý người mua tiềm năng và ngày càng tăng sựkhác biệt của điểm đến đó với những điểm đến khác. – Phát triển những hình ảnh thành công xuất sắc và vận dụng chúng hiệu suất cao. Câu 11 : Các nội dung đa phần của marketing điểm đến du lịch ? Trình bày hiểubiết về nội dung nghiên cứu và điều tra thị trường / xác lập thị trường tiềm năng / triển khaicác hoạt động giải trí marketing điểm đến du lịch ? a. Các nội dung đa phần của marketing điểm đến du lịch ? 1. Nghiên cứu thị trường ▪ Nghiên cứu thị trường là hoạt động giải trí tích lũy thông tin về thị trường và nghiên cứu và phân tích cácdữ liệu thu được nhằm mục đích đưa ra những câu vấn đáp cho những yếu tố phát sinh trong kinhdoanh. ▪ Phân loại điều tra và nghiên cứu thị trường : định tính, định lượng ▪ Phương pháp nghiên cứu và điều tra thị trường : Phương pháp nghiên cứu và điều tra tại bàn ; Phương phápđiều tra, khảo sát ; Phương pháp luận bàn nhóm ; Phương pháp quan sát hành vi ; Phương pháp thử nghiệm trọng điểm ▪ Chọn mẫu và quy mô mẫu : Chọn mẫu ( chọn ngẫu nhiên, qui định số lượng, chọnmẫu theo mục đích ) ; Quy mô mẫu ( Lý thuyết dung tích mẫu hoàn toàn có thể sử dụng để xácđịnh đúng số lượng mẫu thiết yếu ) 17 ▪ Ứng dụng của điều tra và nghiên cứu thị trường : Phân đoạn thị trường và xác lập thị trườngmục tiêu ; Thực hiện những hoạt động giải trí marketing ▪ Quy trình nghiên cứu và điều tra thị trườngBước 1 : Xác định mục tiêuBước 2 : Lựa chọn chiêu thức nghiên cứuBước 3 : Chọn mẫu và phong cách thiết kế bảng hỏiBước 4 : Thu thập thông tin thị trườngBước 5 : Tổng hợp và nghiên cứu và phân tích dữ liệuBước 6 : Đánh giá tình hình thị trường, nhận định và đánh giá xu thế thị trường2. Xác định thị trường tiềm năng ▪ Phân đoạn thị trường – Phân đoạn thị trường thực ra là việc chia thị trường thành những nhóm, mỗi nhóm cóđặc trưng chung. Một đoạn thị trường là một nhóm hợp thành xác lập được trong thịtrường chung mà điểm đến có những đặc thù hoàn toàn có thể mê hoặc và lôi cuốn so với họ. – Ý nghĩa + Giúp tiết kiệm ngân sách và chi phí được ngân sách marketing lôi cuốn người mua thực sự chăm sóc đếnđiểm đến + Nhận biết được đặc thù của từng nhóm người mua để tiến hành hiệu suất cao cácchương trình marketing – Căn cứ + Mục đích chuyến đi + Khu vực địa lý + Đặc điểm nhân khẩu học ▪ Lựa chọn thị trường tiềm năng – Thị phần tiềm năng là một phân đoạn thị trường được điểm đến chọn để tập trung chuyên sâu nỗlực marketing có hiệu suất cao. – Nội dung + Đánh giá những đoạn thị trường : mục đích, căn cứ18 + Phương án lựa chọn thị trường tiềm năng : Tập trung vào một đoạn thị trường ; Chuyên môn hóa tinh lọc ; Chuyên môn hóa loại sản phẩm ; Toàn bộ thị trường. 3. Triển khai những hoạt động giải trí marketing ▪ Phát triển mẫu sản phẩm – Thực chất là việc tăng trưởng những mô hình DL dựa trên TNDL sẵn có ; khai thác tốtcác giá trị tài nguyên độc lạ, rực rỡ của ĐĐ, tạo được độc lạ và tương thích nhu cầukhách. – Nội dung : + Mời chuyên viên tư vấn ; DNDL lên ý tưởng sáng tạo tăng trưởng những mô hình du lịch. + Mời gọi những nhà đầu tư, tạo điều kiện kèm theo chủ trương lôi cuốn NCC tham gia hình thànhchuỗi giá trị SPDL tương thích. ▪ Xúc tiến, quảng cáo – Thiết kế website, ấn phẩm quảng cáo – Quảng cáo – Tuyên truyền – Quan hệ công chúng ▪ Phân phối : hoàn toàn có thể cấp phép cho một, 1 số ít DNDL khai thác, đưa đón khách đếnđiểm đến ; hoặc được cho phép mọi DNDL đủ điều kiện kèm theo khai thác điểm đến theo định hướngloại hình du lịch đã kiến thiết xây dựng. Câu 12 : An toàn bảo mật an ninh điểm đến du lịch là gì ? Trình bày những nội dung chủ yếucủa bảo đảm an toàn bảo mật an ninh điểm đến du lịch ? Ý nghĩa nhận thức của yếu tố này ? a. An toàn bảo mật an ninh điểm đến du lịch là gì ? – An toàn và bảo mật an ninh điểm đến du lịch là trạng thái tăng trưởng du lịch gắn liền với tìnhhình trật tự xã hội không thay đổi, vững chãi và không xảy ra những sự cố gây nguy cơ tiềm ẩn đến tínhmạng, ý thức và gia tài của hành khách lẫn hội đồng xã hội. b. Trình bày những nội dung hầu hết của bảo đảm an toàn bảo mật an ninh điểm đến du lịch ? ▪ Nội dung bảo đảm an toàn và bảo mật an ninh điểm đến du lịch – Đảm bảo bảo mật an ninh chung của điểm đến – Phòng tránh dịch bệnh – Phòng chống thiên tai – Phòng chống hỏa hoạn19 – An toàn giao thông vận tải – An toàn môi trường tự nhiên – An toàn vệ sinh thực phẩmc. Ý nghĩa nhận thức của yếu tố này ? ▪ Tránh Viral những thông tin xấu, không có lợi cho điểm đến. ▪ Duy trì lòng tin về bảo đảm an toàn và tính mê hoặc của điểm đến du lịch – đây được xem làyếu tố số 1, quyết định hành động sự tăng trưởng và liên tục tăng trưởng của điểm đến du lịch. ▪ Góp phần duy trì hình ảnh, tên thương hiệu điểm đến đã được thiết kế xây dựng ; tránh tốn kém, mất thời hạn cho việc Phục hồi hình ảnh, tên thương hiệu của điểm đến. Câu 13 : Phân tích những vai trò của bảo đảm an toàn và bảo mật an ninh điểm đến du lịch ? Ý nghĩanhận thức của yếu tố này ? a. Phân tích những vai trò của bảo đảm an toàn và bảo mật an ninh điểm đến du lịch ? ▪ Tránh Viral những thông tin xấu, không có lợi cho điểm đến. ▪ Duy trì lòng tin về bảo đảm an toàn và tính mê hoặc của điểm đến du lịch – đây được xem làyếu tố số 1, quyết định hành động sự tăng trưởng và liên tục tăng trưởng của điểm đến du lịch. ▪ Góp phần duy trì hình ảnh, tên thương hiệu điểm đến đã được thiết kế xây dựng ; tránh tốn kém, mất thời hạn cho việc Phục hồi hình ảnh, tên thương hiệu của điểm đến. Câu 14 : Quan niệm về quản lý rủi ro đáng tiếc tại điểm đến du lịch ? Trình bày khái quátnội dung quản lý rủi ro đáng tiếc tại điểm đến du lịch ? Phân tích quy trình quản lý rủi rocủa điểm đến du lịch ? a. Quan niệm về quản lý rủi ro đáng tiếc tại điểm đến du lịch ? – Rủi ro là những sự cố ngoài ý muốn, gây ra những tổn hại về sức khỏe thể chất, niềm tin, tàisản, … – Quản lý rủi ro đáng tiếc tại điểm đến du lịch là quy trình tổ chức triển khai những hoạt động giải trí ứng phó sự cốvề bảo mật an ninh, bảo đảm an toàn nhằm mục đích giảm thiểu thiệt hại cho hành khách, hội đồng và điểm đến. b. Trình bày khái quát nội dung quản lý rủi ro đáng tiếc tại điểm đến du lịch ? ▪ ( 1 ) Lập kế hoạch quản lý rủi ro đáng tiếc và sẵn sàng chuẩn bị ứng phó rủi ro đáng tiếc ▪ ( 2 ) Đào tạo và tập luyện ứng phó rủi ro đáng tiếc ▪ ( 3 ) Triển khai ứng phó rủi ro20 ▪ ( 4 ) Đánh giá và rút kinh nghiệmc. Phân tích quy trình quản lý rủi ro đáng tiếc của điểm đến du lịch ? 1. Xác định rủi ro đáng tiếc ( xác lập những rủi ro đáng tiếc tiềm tàng tại điểm đến ) : trải qua dữ liệuthống kê, điều kiện kèm theo môi trường tự nhiên, phối hợp với khảo sát địa phận, phỏng vấn chuyên viên, phỏng vấn người mua > lập list những rủi ro đáng tiếc tiềm tàng tại điểm đến2. Đánh giá rủi ro đáng tiếc ( nhìn nhận mức độ nghiêm trọng của mỗi rủi ro đáng tiếc ) : Bằng kinhnghiệm, phối hợp những giả thiết, vận dụng những giải pháp Xác Suất để dự báo mức độnghiêm trọng hoàn toàn có thể xảy ra của mỗi rủi ro đáng tiếc tiềm tàng ( số người bị ảnh hưởng tác động, mức độthiệt hại ) 3. Ứng phó rủi ro đáng tiếc ( lựa chọn quyết định hành động và vận dụng những giải pháp tương thích ứng phó rủiro ) : Tùy thuộc mức độ thiệt hại của mỗi rủi ro đáng tiếc tiềm tàng, hoàn toàn có thể lựa chọn quyết địnhvà vận dụng những giải pháp tương thích ứng phó rủi ro đáng tiếc : ( 1 ) đồng ý rủi ro đáng tiếc, ( 2 ) vô hiệu / nétránh rủi ro đáng tiếc, ( 3 ) hạn chế / giảm Xác Suất rủi ro đáng tiếc, ( 4 ) giảm tác động ảnh hưởng rủi ro đáng tiếc, ( 5 ) chuyển giaorủi ro. 4. Đánh giá và kiểm soát và điều chỉnh ( nhìn nhận những giải pháp ứng phó rủi ro đáng tiếc, kiểm soát và điều chỉnh nếu cần ) : giám sát, thanh tra rà soát liên tục việc thực thi những giải pháp ứng phó để nhìn nhận đượchiệu quả những giải pháp ứng phó rủi ro đáng tiếc. Tùy thuộc hiệu suất cao những giải pháp ứng phó, nếucần thiết hoàn toàn có thể triển khai kiểm soát và điều chỉnh việc thực thi những giải pháp ứng phó cho phù hợphơn. Câu 15 : Khái niệm tăng trưởng bền vững và kiên cố điểm đến du lịch ? Phân tích những mục tiêuvà nguyên tắc tăng trưởng vững chắc điểm đến du lịch ? Sự thiết yếu khách quancủa tăng trưởng bền vững và kiên cố điểm đến du lịch ? a. Khái niệm tăng trưởng vững chắc điểm đến du lịch ? – Phát triển vững chắc điểm đến du lịch thực ra là việc tăng trưởng du lịch có hiệu quảcho kinh tế tài chính địa phương, bảo vệ phân chia quyền lợi công minh giữa những chủ thể tham giahoạt động du lịch ; tăng trưởng hòa giải những mặt văn hóa truyền thống – xã hội, góp thêm phần bảo tồn vàphát huy những giá trị văn hóa – xã hội của hội đồng địa phương ; cải tổ môi trườngsinh thái, bảo vệ tăng trưởng điểm đến lâu bền hơn, vững chãi cho thế hệ thời điểm ngày hôm nay và maisau. b. Phân tích những tiềm năng và nguyên tắc tăng trưởng bền vững và kiên cố điểm đến du lịch ? c. Sự thiết yếu khách quan của tăng trưởng bền vững và kiên cố điểm đến du lịch ? ▪ Tạo sự tăng trưởng không thay đổi, lâu bền hơn cho điểm đến du lịch21 ▪ Tạo ra nguồn thu đáng kể, góp thêm phần tích cực vào sự tăng trưởng của kinh tế tài chính – xã hội, đem lại quyền lợi cho hội đồng, đặc biệt quan trọng người dân địa phương. ▪ Khuyến khích hội đồng dân cư bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên và môi trường và những giá trị văn hóatruyền thống địa phương ▪ Giúp xóa đói giảm nghèo, đem lại thời cơ nâng cao mức sống cho người dân địaphương, tăng trưởng kinh tế tài chính cho những vùng còn khó khăn vất vả. Câu 16 : Trình bày hiểu biết về tiêu chuẩn du lịch vững chắc toàn thế giới cho điểm đếndu lịch / quản lý chất lượng điểm đến du lịch theo tiêu chuẩn chất lượng châu âu ? Trình bày khái quát tiến trình nhìn nhận điểm đến du lịch ? a. Trình bày hiểu biết về tiêu chuẩn du lịch vững chắc toàn thế giới cho điểm đến dulịch / quản lý chất lượng điểm đến du lịch theo tiêu chuẩn chất lượng châu âu ? _ Quản lý chất lượng điểm đến du lịch theo tiêu chuẩn bền vững và kiên cố – Tiêu chuẩn là pháp luật về đặc tính kỹ thuật và nhu yếu quản lý dùng làm chuẩn đểphân loại, nhìn nhận mẫu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quy trình, môi trường tự nhiên và những đốitượng khác trong hoạt động giải trí kinh tế tài chính – xã hội nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu suất cao củacác đối tượng người dùng này. – Để quản lý chất lượng điểm đến du lịch theo tiêu chuẩn bền vững và kiên cố, hoàn toàn có thể địa thế căn cứ vàocác loại tiêu chuẩn khác nhau : ▪ Tiêu chuẩn dịch vụ của những nhà sản xuất dịch vụ du lịch ; ▪ Tiêu chuẩn riêng của những phân ngành ; ▪ Tiêu chuẩn tăng trưởng vững chắc. Tiêu chuẩn du lịch bền vững và kiên cố toàn thế giới cho điểm đến ( của Hội đồng Du lịch bền vữngtoàn cầu – Global Sustainable Tourism Coucil – GSTC, 2013 ) : gồm 4 phần với 41 tiêuchí. ▪ Phần A : Quản lý điểm đến vững chắc ( 13 tiêu chuẩn ) ▪ Phần B : Tối đa hóa quyền lợi kinh tế tài chính cho hội đồng địa phương và giảm thiểu tác độngtiêu cực ( 9 tiêu chuẩn ) ▪ Phần C : Tối đa hóa quyền lợi cho hội đồng, hành khách, và giảm thiểu ảnh hưởng tác động tiêu cựcvề văn hóa truyền thống ( 7 tiêu chuẩn ) ▪ Phần D : Tối đa hóa quyền lợi cho môi trường tự nhiên và giảm thiểu ảnh hưởng tác động xấu đi ( 12 tiêuchí ). 22 ▪ Từ Bộ Tiêu chuẩn du lịch bền vững và kiên cố toàn thế giới cho điểm đến, những điểm đến tổ chứcquản lý theo những tiêu chuẩn nêu trên để bảo vệ tính vững chắc cho điểm đến. ▪ Để thuận tiện cho việc tổ chức triển khai quản lý điểm đến và kiểm soát và điều chỉnh công tác làm việc quản lý chophù hợp, những điểm đến cần được nhìn nhận tính bền vững và kiên cố theo bộ tiêu chuẩn nêu trênvới 5 mức. Lưu ý : Quản lý chất lượng ĐĐDL theo tiêu chuẩn vững chắc cần nhiều thời hạn và nỗlực để tích hợp được toàn bộ 41 tiêu chuẩn nói trên => nếu tăng trưởng một DMP, để tạo thuậnlợi, nên khởi đầu kế hoạch trên 5 góc nhìn : ( 1 ) Xác định số lượng khách du lịch tối ưu cho điểm đến ( 2 ) Khuyến khích sử dụng phương tiện đi lại vận tải đường bộ tác động ảnh hưởng thấp ( 3 ) Khoanh vùng những khu vực kiến thiết xây dựng ( 4 ) Thiết lập kế hoạch du lịch quanh năm tại điểm đến ( 5 ) Đào tạo về công tác làm việc bảo tồn_ Quản lý chất lượng điểm đến du lịch theo tiêu chuẩn chất lượng Châu ÂuQuản lý chất lượng điểm đến du lịch theo Tiêu chuẩn chất lượng châu Âu được căn cứvào bộ tiêu chuẩn nhìn nhận điểm đến du lịch do Liên minh châu Âu kiến thiết xây dựng cho ViệtNam trong khuôn khổ Dự án EU-ESRT hỗ trợ vốn từ 2011 – 2016 đã chuyển giao cho Tổngcục Du lịch năm năm nay Tiêu chí nhìn nhận điểm đến du lịch, gồm có 2 phần : ▪ Tiêu chí nhìn nhận khu du lịch ▪ Tiêu chí nhìn nhận điểm du lịch_ Tiêu chí nhìn nhận khu du lịch : gồm 6 nhóm, 32 tiêu chuẩn ( 1 ) Tài nguyên du lịch ( 3 tiêu chuẩn ) ; ( 2 ) Sản phẩm và dịch vụ ( 14 tiêu chuẩn ) ; ( 3 ) Quản lý điểm đến ( 8 tiêu chuẩn ) ; ( 4 ) Cơ sở hạ tầng ( 5 tiêu chuẩn ) ; ( 5 ) Sự tham gia của hội đồng địa phương ( 1 tiêu chuẩn ) ; ( 6 ) Mức độ hài lòng của khách du lịch so với điểm đến ( 1 tiêu chuẩn ). 23 => Trên cơ sở những tiêu chuẩn đã xác lập => nhìn nhận khu du lịch. Với mức điểm đánhgiá của khu du lịch, cần có những chủ trương điều chỉnh hợp lý để bảo vệ chất lượngcủa khu du lịch. _ Tiêu chí nhìn nhận điểm du lịch : gồm 6 nhóm, 29 tiêu chuẩn ( 1 ) Tài nguyên du lịch ( 3 tiêu chuẩn ) ; ( 2 ) Sản phẩm và dịch vụ ( 11 tiêu chuẩn ) ; ( 3 ) Quản lý điểm đến ( 8 tiêu chuẩn ) ; ( 4 ) Cơ sở hạ tầng ( 5 tiêu chuẩn ) ; ( 5 ) Sự tham gia của hội đồng địa phương ( 1 tiêu chuẩn ) ; ( 6 ) Mức độ hài lòng của khách du lịch so với điểm đến ( 1 tiêu chuẩn ). => Trên cơ sở những tiêu chuẩn đã xác lập => nhìn nhận điểm du lịch. Với mức điểm đánhgiá của điểm du lịch, cần có những chủ trương điều chỉnh hợp lý để bảo vệ chấtlượng của điểm du lịch. NHÓM CÂU HỎI 2 : Câu 1 : Phân tích vị trí và vai trò của điểm đến du lịch ? Liên hệ với thực tiễnnước ta ? Lấy ví dụ minh họa ? 1. Vị trí của điểm đến du lịch ▪ ĐĐDL có vị trí quan trọng, là điều kiện kèm theo cần để khởi đầu hình thành những hoạt động giải trí dulịch ; Sức hấp dẫn của ĐĐDL quyết định hành động năng lực lôi cuốn khách, do đó quyết định hành động đếnsự tăng trưởng lâu bền hơn của hoạt động giải trí du lịch. • Đặc điểm, đặc thù của ĐĐDL sẽ tạo ra mô hình cũng như mẫu sản phẩm du lịch khácnhau, từ đó quyết định hành động đến khuynh hướng, quy hoạch, kế hoạch tăng trưởng du lịch của mỗiđịa phương, vương quốc. 2. vai trò của điểm đến du lịch : ▪ Về mặt kinh tế tài chính – Thứ nhất, điểm đến du lịch đóng vai trò quan trọng cho việc lôi cuốn khách du lịchđến thăm quan và du lịch. Không có điểm đến du lịch mê hoặc thì sức lôi cuốn khách từmọi điểm dân cư trên toàn cầu sẽ hạn chế. – Thứ hai, điểm đến du lịch là nơi xuất khẩu vô hình dung và xuất khẩu tại chỗ với giá trịkinh tế cao. Các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt quan trọng là những giá trị văn hóa truyền thống vật24thể và giá trị văn hóa truyền thống phi vật thể là gia tài của vương quốc, của địa phương và của cộngđồng cần được gìn giữ không chỉ cho thế hệ tương lai mà cho cả toàn trái đất – Thứ ba, điểm đến du lịch là nơi triển khai tái phân loại nguồn thu nhập giữa những địaphương, giữa những những tầng lớp dân cư và làm tăng giá trị của sản phẩm & hàng hóa. – Thứ tư, tăng trưởng điểm đến du lịch là động lực để thôi thúc những ngành khác trong nềnkinh tế quốc dân tăng trưởng trải qua việc tạo ra một thị trường tiêu thụ loại sản phẩm chocác ngành. ▪ Về mặt văn hóa truyền thống – Điểm đến du lịch góp thêm phần ra mắt về truyền thống cuội nguồn lịch sử vẻ vang, văn hóa truyền thống dân tộc bản địa, đấtnước và con người với bè bạn năm châu nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xâydựng tình đoàn kết hữu nghị, tự do với những dân tộc bản địa khác nhau trên quốc tế. – Điểm đến du lịch góp thêm phần bảo tồn, khai thác những giá trị di sản văn hóa truyền thống, lịch sửtruyền thống của dân tộc bản địa không riêng gì để ship hàng cho du lịch mà còn để cho những thếhệ tương lai. ▪ Về mặt xã hộiĐiểm đến du lịch tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho xã hội. Thực hiện xóa đói, giảmnghèo ở những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo khó. Du lịch là một ngành dịch vụ nêncần rất nhiều người Giao hàng, không riêng gì những người trực tiếp Giao hàng mà cả nhữngngười gián tiếp ship hàng. ▪ Về mặt thiên nhiên và môi trường – Để tăng trưởng du lịch bền vững và kiên cố, yên cầu hội đồng dân cư nơi là điểm đến du lịch vàcác doanh nghiệp du lịch, những cơ sở bán sản phẩm & hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch phải cótrách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên, đó là : + Nâng cao ý thức của hội đồng dân cư về bảo vệ thiên nhiên và môi trường tự nhiên và môi trườngxã hội + Các doanh nghiệp du lịch và những cơ sở bán sản phẩm & hàng hóa và dịch vụ cho khách tại điểmđến du lịch nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên trải qua việc giải quyết và xử lý rác thải, chất thải, nước thải để bảo vệ cho thiên nhiên và môi trường trong lành. Giữ vệ sinh sạch sẽ và đẹp mắt trong cơ sởphục vụ khách, trồng cây xanh và hoa tươi bên trong cơ sở. Câu 2 : Phân tích ảnh hưởng tác động của những yếu tố kéo ( vị trí địa lý và năng lực tiếpcận thị trường / sự mê hoặc của điểm đến du lịch / sự sẵn sàng chuẩn bị của những dịch vụ du25
Source: https://thevesta.vn
Category: Chỉ Đường