ĐỨC PHẬT KHÔNG LÀM CHỦ NHÂN QUẢ | THƯ VIỆN CHƠN NHƯ
Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong tập hai Đường Về Xứ Phật, bìa xanh, mục nhân quả trang 160 Thầy viết khi đức Phật nhập Niết Bàn, Ngài bị đau lưng nên bảo ông Anan trải tọa cụ để nằm nghỉ.
Đạo Phật là đạo làm chủ sanh, già, bệnh, chết, cớ sao đức Phật lại bị đau lưng như vậy ?
Khi nhập diệt đức Phật phải nhập định ba lần xuôi ngược rồi mới nhập diệt, như vậy là ý nghĩa gì?
Bạn đang đọc: ĐỨC PHẬT KHÔNG LÀM CHỦ NHÂN QUẢ | THƯ VIỆN CHƠN NHƯ
Nếu kinh sách Đại Thừa nói đức Phật đau lưng thì không thể nào được ghi vào sách của Thầy, mong Thầy chỉ cho con hiểu .
Đáp: Trong câu này gồm có ba câu hỏi:
1 – Làm chủ bệnh sao đức Phật lại bệnh đau lưng ?
2 – Làm chủ chết sao đức Phật không tự tại nhập diệt mà phải nhập định ba lần ?
3 – Tạo sao đoạn kinh này lại được ghi vào sách của Thầy ?
Như con đã biết trong kinh sách Nguyên Thủy, đức Phật dạy phương cách làm chủ bệnh là pháp môn Tứ Niệm Xứ. Pháp môn Tứ Niệm Xứ là pháp môn khắc phục những sự đau khổ của thân và tâm (Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu…) tức là làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Người cha sinh ra pháp môn ấy là đức Phật. Thế sao đức Phật lại còn bị bệnh đau lưng? Một điều vô lý hết sức. Giáo lý đạo Phật có mâu thuẩn nhau không? có lường gạt người ta không? Mà lại viết những điều này.
Ai đã viết điều này trong kinh sách Nguyên Thủy ? ( Đức Phật đau lưng ) Ai đã phỉ báng đức Phật như thế này ? ( Nói láo ). Nếu không có Thầy thực thi và không có những đệ tử của Thầy tu tập pháp Tứ Niệm Xứ đẩy lui những bệnh khổ thì ai là người minh oan cho đức Phật và xác lập Tứ Niệm Xứ là pháp môn làm chủ sanh, già, bệnh chết thật sự. Trong khi đó, kinh sách Nguyên Thủy ghi chép đức Phật đau lưng rõ ràng bằng giấy trắng mực đen .
Chúng tôi chứng nghiệm được pháp môn Tứ Niệm Xứ đẩy lui những chướng ngại pháp trên thân tâm nên mạnh dạn công bố với những bạn : “ đoạn kinh kết tập này là sai do người sau thêm vào để che đậy pháp môn Đại Thừa tu hành không làm chủ bệnh ” .
Hơn 25 thế kỷ trôi qua ai cũng nghĩ rằng đức Phật chưa có làm chủ bệnh khổ. Người tu xong đọc đến đoạn kinh này rất đau lòng và thương cho Phật Giáo. Vì thương mình, thương người, đức Phật phải bỏ hết sự giàu sang, quyền thế, dục lạc trần gian, phải quyết tử cả thân mạng để mưu cầu niềm hạnh phúc an vui cho mọi người. Ngài là người cha sinh ra Phật Giáo, vậy ai nỡ nhẫn tâm viết những đọan kinh ghép vào trong kinh sách nguyên Thủy để đánh lừa mọi người khác, để phỉ báng đức Phật thật là đau lòng, những kẻ ấy sẽ bị đọa xứ ác, chịu khổ đau vô lượng .
Đức Phật nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền, nhập xuôi, nhập ngược ba lần rồi nhập vào Tứ Thiền xả bỏ báo thân. Đó là “ thân hành di chúc ” lần ở đầu cuối để nhắc người đời sau : “ Tứ Thánh Định mới là chánh định, mới là thiền của Phật Giáo ” .
Nhập Tứ Thánh Định, xả bỏ báo thân cũng là xác định cho người đời sau biết: Chỉ có bốn thiền này mới làm chủ sanh, già, bệnh, chết, ngoài bốn thiền này không có thiền nào làm chủ trọn vẹn bốn sự đau khổ của kiếp người được. Các bạn nên lưu ý: những thiền của ngoại đạo, làm chủ được cái này thì không làm chủ được cái kia.
Đoạn kinh này rút ra từ trong kinh tạng Nguyên Thủy, được ghi vào sách Đường Về Xứ Phật, để xác định cho mọi người thấy cái sai của những người kết tập kinh sách thường thêm vào và bớt ra làm kinh sách nguyên gốc của Phật giáo mất giá trị như đoạn kinh trên đây. Trong bộ sách Văn Hóa Đường Về Xứ Phật do Nhà Xuất Bản Văn Hóa – Thông Tin nhóm người biên tập đã cắt bỏ đoạn kết luận của bài Nhân Quả làm mất ý nghĩa. Xin cáo lỗi cùng các bạn.
—- và —-
HẾT TẬP I
Source: https://thevesta.vn
Category: Phật Pháp