Việt Nam xưa qua 200 bức ảnh cổ – John Tran

Mục lục

Bàn chân Giao Chỉ

Bàn chân Giao Chỉ – đặc điểm người Việt bản địa(Số lượng người mang đặc điểm bàn chân này ngay từ xưa chỉ là số ít, không phải người An Nam nào cũng có bàn chân Giao Chỉ, cho đến nay thì còn rất hiếm)….”Giao Chỉ là người Nam di, ngón chân cái toạc ra, đứng thẳng hai bàn chân thì ngón chân cái giao vào nhau, cho nên gọi là Giao Chỉ (chỉ là ngón chân cái)”.

Đôi vợ chồng người Bắc kỳ

Đôi vợ chồng người Bắc kỳ (Tonkin) khoảng năm 1890. Áo tơi bằng lá mà cô gái mặc cho đến giờ vẫn còn sử dụng và có 1 làng chuyên sản xuất ở Hà Tĩnh

Ghe thuyền trên một nhánh sông Mekong – nhiều dừa giống Bến Tre quá, khoảng 1890

Thầy đồ dạy học

Bắc kỳ, một thầy đồ đang dạy học – cuối thế kỷ 19

Châu Đốc 1950

Châu Đốc, một bến ghe năm 1950 (ảnh của Urbain Calestroupat)

Một khúc sông Bến Tre 1950

Một khúc sông Bến Tre năm 1950 (ảnh của Urbain Calestroupat)

Tòa nhà Wang Tai

Tòa nhà Wang Tai (Vương Thái) đang xây năm 1867 – Nay là Trụ sở Hải quan TP.HCM.

Dinh Thống đốc Nam Kỳ 1875

Sài Gòn 1875 – ảnh xưa nhất của dinh Norodom (dinh Thống đốc Nam kỳ) – Khởi công ngày Chủ nhật 23 tháng 2 năm 1868 – do chiến tranh Pháp – Phổ nên mãi tận 1875 mới xong, đến 1955 đổi tên là dinh Độc Lập, đến 1962 bị ném bom hư hỏng nặng phải đập bỏ để xây dinh Độc Lập mới. Năm 1975 bị ném bom, sau đó trở thành Hội trường Thống Nhất cho đến nay (Photo by Emile Gsell)

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn năm 1900


Đến năm 1990, hai đỉnh nhọn được xây lên. Kiến trúc này được giữ cho đến thời nay .

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn năm 1879

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn năm 1879 – lúc này chưa có 2 đỉnh nhọn phía trên (theo motif của nhà thờ Đức Bà ở Paris)

Chợ Lớn Sài Gòn năm 1866

Chợ Lớn Sài Gòn năm 1866 – lúc này còn hoang sơ như một vùng quê, hình được chụp tốc độ chậm.

Chợ Lớn Sài Gòn năm 1888

Chợ Lớn Sài Gòn năm 1888 – lúc này thuyền buôn của người Hoa đã tấp nập.

Sài Gòn, Tháp Nước năm 1901

Sài Gòn, Tháp Nước năm 1901 – Vị trí này hiện nay là Hồ Con Rùa.

Cụ ông người Bắc kỳ năm 1890

Một cụ ông người Bắc kỳ (Tonkin) làm nghề thợ săn – năm 1890

Cụ Đề Thám và các con 1890

Vua Thành Thái năm 1900, 21 tuổi – vua thứ 10 của triều Nguyễn

Các quan lạy mừng vua Hàm Nghi

Các quan tân khoa kỳ thi Văn được ban mũ áo năm 1900

Bắc kỳ, các quan tân khoa kỳ thi Văn được ban mũ áo để vinh quy bái tổ ở trường thi Nam Định khoảng 1900

Xử tội trộm cắp

Bắc kỳ cuối thế kỷ 19, tội ăn cắp bị xử đánh đòn, ảnh chụp trong khoảng 1870 đến 1890.

Rước vua Duy Tân trong lễ đăng quang năm 1907

Rước vua Duy Tân trong lễ đăng quang năm 1907 (vua mới 7 tuổi).

Hà Nội năm 1910

Một trong những tấm không ảnh đầu tiên của Hà Nội khoảng 1910 và có lẽ là đầu tiên của Việt Nam, chụp từ máy bay loại 2 tầng cánh “đời đầu”, thấy rõ Hồ Gươm, cầu Long Biên (lúc đó cầu tên là Doumer theo tên của toàn quyền Đông Dương) và nội ô Hà Nội bên dưới.

Các sĩ tử đi vào trường thi Nam Ðịnh (năm 1897)

Bản thảo viết tay cuốn từ điển An Nam – La-tinh

Bản thảo viết tay cuốn Dictionnaire Annamite – Latin (từ điển An Nam- La-tinh) của ông Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine – Cha Cả) năm 1775.

Phố cặp bờ sông ở Chợ Lớn năm 1900

Phố cặp bờ sông ở Chợ Lớn năm 1900 – kênh Tàu Hủ bên phải.

Quang cảnh các quan coi thi ở Huế năm 1900

Sĩ tử thi đỗ ra mắt quan lớn – Khoa thi ở Nam Định năm 1897

Xướng danh ở Khoa thi Nam Định những năm 1900

Cờ xí rợp trời quan sứ đến – Khoa thi ở Nam Định năm 1900

Xem tên trên bảng vàng

Những nhạc công ở Sài Gòn năm 1866

Nghệ sĩ hát bội ở Sài Gòn năm 1866

Công trường xây dựng phố Charner (1870), nay là đường Nguyễn Huệ

Chợ Đồng Xuân Tết 1896 (Bính Thân)

Quang cảnh Hồ Gươm – Hà Nội năm 1896

Quang cảnh Hồ Gươm và cầu Thê Húc – Hà Nội năm 1896

Khai trương chạy thử tuyến tàu Hỏa đầu tiên ở Đông Dương, tuyến Sài Gòn- Mỹ Tho năm 1881

Làm thùng gánh nước, rổ rá bằng tre năm 1890

Lợn ỉn – lợn Móng Cái, ảnh chụp năm 1860

Một đám cưới ở Sài Gòn năm 1866

Một góc Đà Nẵng lúc quân Pháp mới đến, năm 1859

Một khẩu đại pháo của Pháp ở Vũng Tàu năm 1890, vẫn còn tới nay

Một ngôi làng ở ngoại ô Hà Nội 1890

Một ngôi nhà đặc trưng của vùng Sài gòn – Nam bộ thời xưa khoảng 1860

Lính võng quan đi công việc ở Huế năm 1890

Các thợ xẻ đang xẻ những cây gỗ lớn ở một xưởng mộc tại Hà Nội năm 1890

Đường Galliéni cặp bờ sông tại Mỹ Tho năm 1900

Đường Galliéni cặp bờ sông tại Mỹ Tho năm 1900, hiện nay là đường Trưng Trắc, gần ngã 3 sông Bảo Định và sông Tiền (bến phà Tân Long), thành phố Mỹ Tho.

Nam kỳ, Mỹ Tho, đại lộ Bourdais năm 1950, hiện nay là đường Hùng Vương

Nấu nước chè xanh đem bán ở Hà Nội 1890

Bắc kỳ, các bà các cô làm nghề hàng xáo (mua thóc về xay giã thành gạo, cám bán kiếm lời) những năm 1890

Nghề khảm trai mỹ nghệ ở Hà Nội cuối thế kỷ 19

Người cửu vạn đẩy xe cút kít chở gạo ở Hà Nội cuối thế kỷ 19

Người lái đò sông Đà năm 1925

Những người ăn xin ở Hà Nội trước một quán ăn cuối thế kỷ 19

Những người cửu vạn (chở thuê) lúc rỗi việc ở trên phố Hà Nội cuối thế kỷ 19

Những người dân Thái đưa đoàn thám hiểm Pháp dọc sông Đà

Những người tham gia vụ Hà Thành đầu độc lính Pháp năm 1908

Những người tham gia vụ Hà Thành đầu độc lính Pháp do cụ Đề Thám và một số cai đội cùng đầu bếp trong lực lượng Pháp cầm đầu bị bắt giam trong ngục Hỏa Lò. Người ngồi thứ 6 từ phải qua là nữ – Bà Nguyễn Thị Ba (thường gọi là Chiêu Sáu theo tên chồng) chủ quán cơm nơi nghĩa quân họp bí mật, trong số này có 19 người bị án tử hình và 13 người bị bêu đầu vào năm 1908.

Gánh phở rong trên phố Hà Nội năm 1890

Quan Giám khảo Trần Sĩ Trác tại trường thi Nam Định (1897)

Quan huyện và các nha lại tập trung trước phủ đường để nhận chiếu chỉ

Những tấm ảnh màu đầu tiên ở Hà Nội năm 1913, quan huyện và các nha lại đang tập trung trước phủ đường để nhận chiếu chỉ 

Quan Tổng đốc Hà Đông – Hoàng Trọng Phu và gia đình năm 1913

Những tấm ảnh màu đầu tiên năm 1913, Quan Tổng đốc Hà Đông – Hoàng Trọng Phu và gia đình.

Tổng đốc Hà Đông – Hoàng Trọng Phu

Vua Duy Tân đăng quang lúc 7 tuổi năm 1907

Xử đánh đòn 1890

Sông Sài gòn khoảng 1850

Sông Sài gòn khoảng 1850. Cảnh vật còn hoang vu. Chữ Rivier trong ảnh không phải tiếng Anh hay Pháp mà là tiếng Hà Lan (cũng nghĩa là sông). Có thể tấm này do các nhà thám hiểm hoặc truyền giáo Hà Lan chụp và ghi chú.

Sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé khi vùng Khánh Hội còn là đất trống, khoảng 1860

Tàu đi Lạng Sơn, toa dành cho người Việt, năm 1901

Thảo Cầm Viên Sài Gòn năm 1895

Những cô bé gánh lục bình (bèo Nhật Bản) đi bán cuối thế kỷ 19 ở Hà Nội

Những cô bé gánh lục bình (bèo Nhật Bản) đi bán cuối thế kỷ 19 ở Hà Nội. Có lẽ cho các quan trồng trong chậu làm cảnh – lúc đó nó còn hiếm chứ không  bình dân như ngày nay.

Vận chuyển gỗ bởi những người “Cu li” năm 1905 ở Hà Nội

Nghệ sĩ hát bội ở Nam kỳ năm 1890

Vận chuyển cho bưu điện năm1890

Vua ban yến cho các sĩ tử thi đậu năm 1900

Vũng Tàu đầu thế kỷ 20

Xa xa trên sườn Núi Lớn là Bạch Dinh

Xem xử chém phạm nhân bằng máy chém ở Hải Phòng năm 1890

Đấu vật trong lễ hội làng, Hà Nội 1890

Những người chống Pháp bị đem ra xử án, Hà Nội năm 1890

Tấm ảnh đầu tiên của Việt Nam – Đồn Hai Ở Đà Nẵng

Tấm ảnh đầu tiên của Việt Nam – Đồn Hai Ở Đà Nẵng.  Ảnh do ông Jules Itier chụp ngày 31-05-1845 bằng máy Daguerreréotype, phát minh năm 1839. Phim là một tấm kim loại bằng đồng có tráng bạc.Một số ảnh cung đình Huế ghi là chụp năm 1835 – tức sớm hơn ảnh này 10 năm – có nghi ngờ nhưng không biết như thế nào vì chưa tra cứu và xác thực được

Pháp xử chém những người đứng đầu vụ “Hà Thành đầu độc” năm 1908

Pháp xử chém những người đứng đầu vụ “Hà Thành đầu độc” năm 1908. Bên phải là cụ Hai Hiên (đầu bếp Hiên) người đã đầu độc 200 lính Pháp (nhưng chúng chỉ bị nôn mửa và bất tỉnh) cùng thêm 1 nội ứng trong thành đi xưng tội với cha xứ nên bị lộ – kế hoạch chiếm thành Hà Nội không thành công dẫn tới cụ và một số cai đội nội ứng bị bắt và phải chịu chém – nghĩa quân Đề Thám phục sẵn bên ngoài chờ pháo hiệu để tiếp ứng nhưng chờ hoài không thấy phải rút đi.

Đám liên quân Pháp – Tây Ban Nha trên tàu chiến tấn công Đà Nẵng năm 1859-1860

Sài Gòn những năm 1859 đến 1868, trước khi Pháp bắt đầu quy hoạch và xây dựng thành phố

Hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này) khoảng 13 tuổi, đứng sau là em họ Nguyễn Phúc Vĩnh Cẩn đang chuẩn bị sang Pháp học, khoảng năm 1926

Từ trái sang phải là 3 hoàng tử em của Vua Thành Thái: Bửu Lũy, Bửu Trang và Bửu Liêm vào năm 1891

Tàu vào bến cảng Sài Gòn năm 1868, vị trí chụp gần với ngã ba Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng hiện nay

Bưu điện Sài Gòn năm 1895

Người dân bản xứ Đà Nẵng năm 1859

Một con rạch ở Rạch Giá cuối thế kỷ 19

Chiến thuyền Pháp và Tây Ban Nha cập cảng Sài Gòn năm 1868

Ông Cao Xuân Dục, Tổng đốc Nam Định trong buổi lễ xướng danh kỳ thi Hương ở Nam Định năm 1897

Ngự lâm quân triều Nguyễn cưỡi voi – khoảng thời vua Khải Định

Các vị chức sắc trong làng ở Sài Gòn, Nam kỳ, Việt Nam năm 1900

Kinh Lớn (kênh Charner – đường Nguyễn Huệ hiện nay), năm 1880

Thêm 1 góc chụp Kinh Lớn (kênh Charner – đường Nguyễn Huệ hiện nay), xa xa là nhà thờ Đức Bà lúc chưa có 2 đỉnh nhọn năm 1880. 

Cửu vị thần công của thời Gia Long


Cửu vị thần công của thời Gia Long đặt trước kinh thành Huế, khoảng chừng năm 1880 – mang tính tượng trưng không dùng để chiến đấu. Tất cả chín khẩu đều được phong ” Thần Oai vô địch thượng tướng quân “, sang đầu thế kỷ 20 thì được đem vào bên trong thành. Về sau, khi lâm cảnh ” nước mất, nhà tan “, có một nhà thơ đến viếng Cửu vị thần công và ngẫu tác bốn câu thơ rằng :” Cũng thì gan sắt, cũng da đồng ,Nằm giữ chi đây hỡi chín ông ?Nước lở, thành long khôn chống đỡ ,Mang danh ” Thượng tướng ” thẹn thùng không ”

Cửa Đông thành Hà nội 1873

Cửa Đông thành Hà nội 1873, quân Pháp của F.Garnier vừa chiếm xong, lấy súng thần công của cụ Nguyễn Tri Phương cắm xuống đất.

Nữ nghệ sĩ đàn tranh Sài Gòn sang Pháp biểu diễn ở Hội chợ thuộc địa Marseille năm 1906

Phà Thủ Thiêm đầu thế kỷ 20

Một lá đơn kiện năm 1897

Cầu Bình Lợi năm 1910

Chợ Bạc Liêu năm 1900

Một góc Nam kỳ năm 1898-1905

Sân bay Bạch Mai – Hà Nội năm 1924

Những đoạn phim quay đầu tiên tại Việt Nam


Những đoạn phim quay tiên phong tại Nước Ta :- Ngay sau khi hai bạn bè người Pháp Lumière sáng chế ra máy quay phim vào năm 1895, thì ngay năm 1896, họ đã sang Nước Ta quay 2 đoạn phim ngắn thời lượng chưa đến 1 phút là ” Le Village de Namo ” ( ngôi làng Nam Ô gần Thành Phố Đà Nẵng ), chiếu ở Pháp năm 1900

– Đoạn phim thứ 2 là “Indochine: Enfants annamites ramassant des sépèques devant la Pagode des dames” (Đông Dương: Trẻ em An Nam nhặt tiền xu do quý bà ném trước chùa), được quay cùng năm, chiếu năm 1903.

Một gia đình bá hộ giàu có trong làng ở Bắc kỳ, đầu thế kỷ 20

Chở lợn ra chợ bán ở Hà Nội cuối thế kỷ 19

Chị em ta cùng nhau đãi gạo thổi cơm, Bắc bộ cuối thế kỷ 19

Cấy lúa ở Bắc kỳ cũng y chang như ở Nam kỳ đầu thế kỷ 20

Một lính kỵ binh phụ trách thông tin liên lạc, lính khố đỏ của triều đình

Bắc kỳ, Sở Địa chính Đông Dương, các nhân viên người Việt Nam đang vẽ bản đồ, đầu thế kỷ 20

Hai bà cháu hàng quà vặt ở Hà Nội, khoảng năm 1910.

Hai bà cháu hàng quà vặt ở Hà Nội, khoảng năm 1910. Đặc biệt bên dưới có ghi chú bằng chữ Quốc ngữ.

Lá đơn kiện năm 1896 với kiểu chữ quốc ngữ khác

Hội thi chim, đầu thế kỷ 20

Hà Nội, những người gánh tre đi bán, đầu thế kỷ 20

Hà Nội, những người gánh tre đi bán, đầu thế kỷ 20. Trong bộ sưu tập, hình ảnh này và chiếc xe cút kít 1 bánh gỗ rất phổ biến, gần như là hình ảnh đặc trưng của Bắc kỳ thời đó.

Thẻ công nhân của nhà máy dệt Nam Định

Một gia đình người Hà Nội tiêu biểu với trang phục truyền thống – đầu thế kỷ 20

Tây Nam bộ đầu thế kỷ 20

Tây Nam bộ đầu thế kỷ 20. Ghi chú bên góc phải: Sampan à 2 rames (Xuồng ba lá 2 chèo). Sampan là tiếng Pháp phiên âm từ tiếng Hán: Tam bản – 3 miếng – 3 lá

Đường Paul Bert ở Hà Nội đầu thế kỷ 20 – phố Tràng Tiền hiện nay

Tòa Thị chính (Hôtel de Ville) thời Pháp khi mới xây xong (1898-1909)

Tòa Thị chính (Hôtel de Ville) thời Pháp khi mới xây xong (1898-1909). Lúc đó tầng hai ngắn không chạy dài theo suốt chiều dài của tòa nhà. Thường gọi dân dã là Dinh Xã Tây, đến thời Mỹ là Tòa Đô Chánh Sài Gòn – xây thêm tầng 2 chạy dài hết chiều dài tòa nhà nhìn bề thế hơn, sau giải phóng là Trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh đến nay.

Hớt tóc và lấy ráy tai dạo ở Hà Nội cuối thế kỷ 19

Hớt tóc và lấy ráy tai dạo ở Hà Nội cuối thế kỷ 19, bên phải là 1 cụ lính khố xanh vừa ăn phở xong vừa đi vừa xỉa răng.

Nam kỳ – Vĩnh Long năm 1905 – Những người bán trái cây đang chờ ghe tới.

Nam kỳ – một khúc sông khoảng từ 1898 đến 1905

Nghệ sĩ Năm Phỉ hồi thơ ấu (1916) và thời hoàng kim (1936)

Sài Gòn xưa – Chợ Tân Định năm 1940 (xây năm 1926) và hiện nay

Chợ Gò Công khoảng 1910 (xây năm 1898)

Minh tinh Thẩm Thúy Hằng thời mới vào nghề năm 1957

Minh tinh Thẩm Thúy Hằng thời mới vào nghề năm 1957 – 17 tuổi (cô tên thật là Nguyễn Kim Phụng, sinh năm 1940 tại Hải Phòng, biệt danh “Người đẹp Bình Dương” do cô đóng phim đó chứ cô không phải người Bình Dương).

Phụ nữ kéo ru lô cán đường ở Hải Phòng 1903

Có một câu hỏi đặt ra là tại sao phụ nữ lại phải làm công việc nặng nhọc này, có rất nhiều ý kiến đưa ra, có người bảo do tất cả nam giới đã bị bắt đi lính hết, do nam giới làm chuyện khác… Một giả thuyết hợp lý hơn là do sự tính toán của những tay cai thầu làm đường người Pháp,bởi vì lương trả cho phụ nữ bao giờ cũng thấp hơn nam giới, nam giới tiền công cao hơn nhưng khó sai bảo hơn đồng thời sự dẻo dai chịu cực chưa chắc đã bằng phụ nữ – công việc này không cần tốc độ mà chỉ cần bền bỉ.

Đường cái quan nối Sài Gòn và Chợ Lớn năm 1900, tức là đường Nguyễn Trãi hiện nay.



1. Chợ Vải ( chợ Bến Thành cũ ) nằm bên bờ trái Kinh Chợ Vải hay Kinh Lớn ( kinh Charner ) ảnh chụp năm 1866 ( xây năm 1860 ) – đường trước chợ là đường Rigault de Genouilly, vị trí này nay là kho bạc Nhà nước TpHCM .2. Bờ phải – năm 1870, con đường bên bờ phải là đường Charner, đang xây đắp phố Charner .3. Lấp kinh – nhập 2 đường 2 bên kinh để làm quốc lộ Charner năm 1887 – hướng nhìn ra sông SG, hoàn toàn có thể thấy cột buồm và ống khói tàu thủy ngoài sông SG.

4. Đại lộ Charner đã xong khoảng 1890, có đường tàu điện – nay là đại lộ Nguyễn Huệ – sau đó đập bỏ Chợ Vải (chợ cũ) để xây Chợ Mới ở vị trí khác (Chợ Bến Thành năm 1912), ảnh chụp hướng nhìn về tòa Thị Chính (UBND TP HCM hiện nay).

Lăng Cha Cả


1. Ông Pigneau de Behaine còn gọi là ông Bá Đa Lộc ( phiên âm Hán ngữ từ tên thánh Pedro ( Pê đơ lô ) hoặc ông Bi Nhu ( phiên âm từ Pigneau ), một giám mục người Pháp thân tín và được vua Gia Long trọng dụng, khi ông mất ở cửa Thị Nại – Quy Nhơn năm 1799, vua Gia Long tiếc thương đã cho đem thi hài về táng ở khu Vườn Xoài – Tân Sơn Nhứt ( dân gọi là Lăng Cha Cả ) – là giao lộ HoàngVăn Thụ – Cộng Hòa – Lê Văn Sỹ sau này ). Nói thêm rằng tuy quý trọng ông Bá Đa Lộc nhưng vua Gia Long không theo Công giáo .2. Lăng Cha Cả năm 1866 .3. Lăng Cha Cả năm 1867 .4. Lăng Cha Cả năm 1890 .5. Lăng Cha Cả năm 1960 .6. Lăng Cha Cả năm 1966 .

7. Lăng Cha Cả hiện nay.

Bắc kỳ, những người đàn ông đánh bắt cá ngoài sông, năm 1909

Bắc kỳ, những người đàn ông đánh bắt cá ngoài sông, năm 1909 (ảnh ghi chú Nam kỳ – Cochinchine là không đúng vì nón thúng và công cụ bắt cá của miền Bắc)

Hà Nội – Bến xe kéo tay (pousse pousse) đầu thế kỷ 20

Hiệp biện đại học sĩ – Quan Khâm sai – Chánh sứ Phan Thanh Giản 1863

Hình chụp tại Paris nhân dịp ông dẫn đầu sứ bộ sang Pháp để xin chuộc đất.Quê ông làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Đậu cử nhân năm 1825, năm sau đậu tiến sĩ, ông là người đạt học vị cao nhất đầu tiên ở Nam Kỳ. Tính tình cương trực và thanh liêm, Phan Thanh Giản làm quan nhà Nguyễn qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và cũng từng bị giáng chức rồi lên chức nhiều phen.

Nhà bác học Jean-Baptiste Pétrus Trương Vĩnh Ký và một lớp học của ông khoảng 1865

Nhà bác học Jean-Baptiste Pétrus Trương Vĩnh Ký và một lớp học của ông khoảng 1865 (ảnh hiếm). Ông sinh ngày 6 tháng 12 năm 1837 (tức năm Đinh Dậu, Minh Mạng thứ 17) tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre).Học vị cao nhất: Giáo sư, Chánh đốc học đường tham biện Hậu bổTài năng về ngôn ngữ xuất chúng, làm việc cho Pháp, từng bị ghép tội bồi bút cho Pháp, nhưng suốt đời ông chỉ mặc áo dài khăn đóng, và để lại cho đời – cho chính người dân An Nam nhiều tác phẩm khảo cứu giá trị, và hiện nay chính quyền cũng đã suy xét trả lại giá trị thực cho con người ông.Năm nay là tròn 180 năm ngày sinh ông (Đinh Dậu 1837 – Đinh Dậu 2017)

Chợ quê bán rau quả ở miền Bắc và miền Nam đầu thế kỷ 20

Đoàn sứ bộ An Nam sang Pháp xin chuộc đất (3 tỉnh miền Đông bị Pháp chiếm) năm 1863

Đoàn sứ bộ An Nam sang Pháp xin chuộc đất (3 tỉnh miền Đông bị Pháp chiếm) năm 1863, Chánh sứ Phan Thanh Giản ngồi giữa, ảnh này bị thiếu một người quan trọng: Thông ngôn Trương Vĩnh Ký. 

Bến nhà rồng 1882

Bến nhà rồng 1882 (Công ty vận tải đường biển của Pháp là Messageries Maritimes xây dựng vào năm 1863 dùng làm nơi bán vé tàu và nơi ở cho người quản lý)


– Tòa nhà của thương gia Wang Tai ( 王太 – Vương Thái ) đang xây năm 1867- Tòa nhà Wang Tai những năm 1900

– Trụ sở Cục Hải quan Tp. HCM hiện nay

Vũng Tàu, Bạch Dinh năm 1910

Vũng Tàu, Bạch Dinh năm 1910. Lúc này một phần Vũng Tàu có tên là Cap Saint Jacques (gồm 3 xã Thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam), nghe ông bà xưa kể chuyện thường có nhắc tới “đi Cap”, chính là đi Vũng Tàu chơi thời ấy.

Chợ cũ Vũng Tàu (tức Chợ Cap), năm 1909

Chợ cũ Vũng Tàu (tức Chợ Cap), năm 1909. Bên dưới cái đồng hồ có ghi rõ Marché de Cap

Vũng Tàu (Cap Saint Jacques) – ảnh chụp 1 con đường đầu thế kỷ 20

Vũng Tàu (Cap Saint Jacques) – ảnh chụp 1 con đường đầu TK 20. Có một sự thú vị nhỏ là: Trong ảnh ghi chú bằng tiếng Pháp: Route de Tivann, chính là đường Thùy Vân (“Tivann” do Pháp phiên âm từ tiếng Việt: Thùy Vân mà tiếng Pháp chữ H bị câm nên chỉ còn lại Tivann. Trong một số ảnh khác thì Thùy Vân lại được phiên thành Ti-Ouan 

Route du Pont de Binh Loi – Đường qua cầu Bình Lợi (cầu cũ) đầu thế kỷ 20

Route du Pont de Binh Loi – Đường qua cầu Bình Lợi (cầu cũ) đầu thế kỷ 20.

Sài Gòn, người dân vui chơi Tết Nguyên đán (Canh Tý) – năm 1900, trên đại lộ Charner (Nguyễn Huệ).

Săn cọp ở Nam kỳ đầu thế kỷ 20


Citroen là hãng xe Pháp đầu tiên mở đại lý bán xe ở Saigon, năm 1901. Vị trí này sau đó là Khách sạn REX (xây dựng năm 1927), còn đại lý hãng Citroen dời về khu vực gần Diamond Plaza hiện nay, đổi tên là Saigon xe hơi công ty – bắt đầu cùng với người Việt liên doanh tạo ra loại xe hơi La Dalat – Made in Vietnam, sau đó nữa thì dời về số 37 Lê Thánh Tôn, quận 1.

Sài Gòn, Chợ Hóc Môn, khoảng 1890 đến 1910

Sài Gòn, Chợ Bến Thành năm 1938

Hà Nội, khách sạn Metropole (là khách sạn 5 sao đầu tiên ở Hà Nội) lúc mới xây xong, năm 1901

Bắc Ninh, các nhà sư của chùa Quang Minh, năm 1897

Bờ xe nước ở sông Trà Khúc – Quảng Ngãi, năm 1926 – Hệ thống guồng quay dẫn nước sông vào ruộng làm toàn bằng tre

Nha Trang – Khánh Hòa năm 1926, những người phụ nữ đang phụ đúc bê tông

Tonkin khoảng năm 1930, Bến tàu Việt Trì – có chiếc tàu chạy bằng hơi nước đẩy bằng guồng

Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ và Vua Gia Long – Nguyễn Ánh

Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ và Vua Gia Long – Nguyễn Ánh, 2 đối thủ không đội trời chung nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ 18 (cho dù cùng họ Nguyễn). Đây là 2 chân dung đã được đánh giá là chân thực nhất về hai ông (được tái hiện từ những tranh vẽ xưa, tiền xưa, do Pháp vẽ, nhà Thanh vẽ).

Một góc phong cảnh Lái Thiêu, đầu thế kỷ 20

Sài Gòn, những người gánh nước thuê, năm 1920

Sài Gòn, gánh hàng rong của một gia đình, năm 1920

”Người bản địa đánh trống” – năm 1920

Nam kỳ, những thợ săn trở về sau chuyến săn cọp, năm 1904

Một cụ bà 82 tuổi, mặc trang phục có thể ở Trung kỳ, ảnh chụp đầu thế kỷ 20, cụ có bàn chân Giao Chỉ

Bắc kỳ, một cô gái đi bắt cua, đầu thế kỷ 20

Bắc kỳ, một cô gái đi bắt cua, đầu thế kỷ 20.

Nam kỳ, chân dung một nam thiếu niên 15 tuổi điển hình, đầu thế kỷ 20

Thảo Cầm Viên Sài Gòn năm 1911, khu vực gần cổng vào

Sài Gòn, cha con người bán cỏ khô (cho bò, ngựa ăn), năm 1904

Sông Tam Bạc (Hải Phòng) nhộn nhịp, khoảng 1910

Không ảnh cảng Hải Phòng 1931

Người thiểu số ở làng Bobla, gần thác Bobla – Liên Đầm, Di Linh, Lâm Đồng, năm 1927

Sài Gòn, một người đánh xe ngựa mặc áo tơi, năm 1930

Nam kỳ, người Việt bản địa chăm sóc cá sấu (trong vườn thú công viên) ở Mỹ Tho, năm 1912

Nam kỳ, Chợ Lớn – người Hoa đang nhổ lông vịt, khoảng 1920.

Bắc kỳ, một chợ bán lợn đầu thế kỷ 20, kho lưu trữ Pháp ghi chú ở Nam kỳ Cochinchine là không đúng vì nhìn trang phục và cách trói lợn rõ ràng là ở miền Bắc

Những em bé Saigon đầu thế kỷ 20

Nam kỳ, đầu thế kỷ 20, cụ bà bán hàng rong

Tứ đại mỹ nhân Hà thành năm 1930, từ trái qua, trên xuống: cô Phượng Hàng Ngang, cô Síu Cột Cờ, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy

Đồ Sơn, những em bé đang bắt cá ở bãi đá, đầu thế kỷ 20

Sài Gòn, những người phụ nữ đang đánh bài, đầu thế kỷ 20

Saigon, tháp nước thời Pháp đầu TK 20, đến thời Mỹ là Hồ Con Rùa – chụp từ tháp chuông nhà thờ Đức Bà

Nam kỳ, những người nông dân ở Tây Ninh, đầu thế kỷ 20

Nam kỳ, đầu kéo chạy hơi nước vận chuyển mía ở Tây Ninh, năm 1915, thuộc đồn điền Cam Tiêm của Pháp (vị trí nhà máy này hiện nay ở xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh)

Nam kỳ, một con đường làng ở Thủ Đức, năm 1909

Bắc kỳ, 2 cậu bé được giao nhiệm vụ đạp guồng bơm nước vào ruộng (chú thích tiếng Pháp ghi là “tưới lúa”), đầu TK 20

Trẻ em hái lá dâu tằm ở Ba Tri, khoảng 1900-1920

Nam kỳ, Bến Tre. Những phụ nữ đang quay tơ dệt vải ở Ba Tri, khoảng 1900-1920

Nam kỳ, một tiệm giặt khô ở Lái Thiêu, đầu TK 20

Bệnh viện Quân đội thời Pháp năm 1867

Nam kỳ, SaigonMột trong những bệnh viện lâu đời nhất Châu Á – Bệnh viện Quân đội (Hôpital Militaire) thời Pháp năm 1867, tại đây, nhà bác học Albert Calmette cho thành lập Viện Pasteur đầu tiên ở ngoài nước Pháp năm 1891, đến năm 1925 đổi tên thành Bệnh viện Grall, trên đường La Grandière. Từ năm 1978 đến nay là Bệnh viện Nhi đồng 2, số 14 đường Lý Tự Trọng.

Sài Gòn, một cô bé đang giặt đồ, khoảng 1920

Saigon, một cô bé đang giặt đồ, khoảng 1920, cục xà bông vuông trên bàn giặt là xà bông Marseille, chưa có xà bông cô Ba

Hạ thủy tàu Albert Sarraut năm 1921

Hạ thủy tàu Albert Sarraut năm 1921 ở Thủy quân công xưởng Saigon (L’Arsenal de Saigon), sau 75 là Xí nghiệp Liên hợp Ba Son, từ 2014 đến nay là Tổng Công ty Ba Son

Xây dựng đường cống thoát nước ở SàiGgòn đầu thế kỷ 20

Nam kỳ, Biên Hòa, bà cùng con gái và cháu ngoại đi chợ, 1910

Bắc kỳ, Hải Phòng, những em nhỏ đi bắt cá ở Đồ Sơn, năm 1915

Nam kỳ, Vĩnh Long, chợ An Hữu cặp bờ sông, đầu thế kỷ 20

Nam kỳ, Vĩnh Long, chợ An Hữu cặp bờ sông, đầu TK 20 (Vị trí này xưa thuộc Vĩnh Long, hiện nay gần ngã ba An Hữu (An Thái Trung) thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang)

Nam kỳ, Bạc Liêu đầu TK 20, cầu quay thời Pháp (Pont Tournant) là cầu Kim Sơn hiện nay

Nam kỳ, ‘tỉnh’ Biên Hòa đầu thế kỷ 20

Nam kỳ, ‘tỉnh’ Biên Hòa đầu TK 20. Viên chức Pháp và vài khách người An nam qua sông Đồng Nai bằng đò năm 1902. Lúc này cầu Ghềnh xây chưa xong (1903 mới xong, 1904 khánh thành). Ngọn núi xa xa là núi Châu Thới, như vậy tấm ảnh này chụp trong khoảng giữa cầu Ghềnh và cầu Bửu Hòa hiện nay. Chiếc đò mũi bằng trong ảnh là tiền thân của phà sau này, những người đội nón lá là phu đò.

Nam kỳ, đào kinh ở Đồng Tháp Mười bằng xáng múc cơ giới Gr. Picanon, khoảng 1919-1926

Nam kỳ, những người đánh xe bò ở miền Đông

Một số cảng ở Đông Nam Á đầu TK 20 Vietnam – Thailand – Singapore – Philippines – Indonesia

Nam kỳ, chợ Ô Môn (Cần Thơ) năm 1900 và hiện nay (góc chụp ngược nhau)

Sài Gòn, một góc Sở Thú nhìn ra rạch Thị Nghè, đầu thế kỷ 20

Saigon, Đường Blancsubé đầu thế kỷ 20

Saigon, Đường Blancsubé đầu thế kỷ 20, là đường Duy Tân thời Mỹ và đường Phạm Ngọc Thạch hiện nay – khúc từ Hồ Con Rùa tới Nhà thờ Đức Bà (tháp nước xa xa là Hồ Con Rùa sau này)

Sài Gòn, cầu Thị Nghè chụp từ Sở Thú, đầu thế kỷ 20

Saigon, đường Garcerie thời Pháp đầu TK 20

Saigon, đường Garcerie thời Pháp đầu TK 20, đến thời Mỹ là đường Duy Tân, sau 75 là đường Phạm Ngọc Thạch (khúc từ Hồ Con Rùa tới Võ Thị Sáu hiện nay, khúc từ nhà thờ Đức Bà tới Hồ Con Rùa lại có tên là Blancsubé)

Sài Gòn, đường Chasseloup Laubat, đầu thế kỷ 20

Sài Gòn, đường Chasseloup Laubat, đầu thế kỷ 20, thời Mỹ là đường Hồng Thập Tự, hiện nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Nguồn: Flickr, Corbis, Pinterest, belleindochine, alamy, akpool,..

Dịch và chú giải: Huynh Seldom

Nam Phong – Ohay.tv