Athena Nike, ngôi đền của thần chiến thắng

Ngôi đền thuộc quần thể kiến trúc Acropolis, khu vực kiến trúc “hoành tráng” nhất của Hy Lạp. Tuy có kích thước khá khiêm tốn nhưng đây là một trong những ngôi đền quan trọng nhất bởi nó thờ thần

Athena Nike

, vị thần tượng trưng cho sự khôn ngoan và chiến thắng. 

 

Huyền thoại nữ thần Athena Nike

Theo thần thoại Hy Lạp, Nike là vị nữ thần hiện thân cho sự chiến thắng xuyên suốt các thời đại của nền văn minh Hy Lạp cổ. Nàng là một trong những vị nữ thần Hy Lạp lâu đời nhất. Nike theo tiếng La Mã gọi là Victoria, là nữ thần của tốc độ, sức mạnh và chiến thắng.

Nike đảm đương vai trò là vị thần đánh xe ngựa và thường xuất hiện cùng với một nhánh cọ, một vòng hoa hay với một ngọn đuốc. Các nghệ sĩ Hy Lạp cổ đại thường khắc họa hình ảnh nàng bay xuống trao cho những người chiến binh, những dũng sĩ trong cuộc tranh đấu phần thưởng dành cho người chiến thắng.

Nike được biết đến rất gần với hình ảnh của thần Athena- nữ thần thông thái, con gái của thần Zeus.

Và trong bức tượng của Athena ở Parthenon người ta thấy Nike đứng trong bàn tay đang dang ra của Athena. Có thể thấy, Nike là một phần của chính nàng và nữ thần Athena. Khi là nữ thần riêng biệt thì nàng luôn có cánh còn khi là một “ thuộc tính” của Athena thì nàng lại là “vị thần không cánh”. Ngoài sự miêu tả này thì Nike không có bất kỳ thần thoại đặc biệt nào của riêng mình.

 

Ngôi đền Athena Nike

Ngôi đền được hoàn thành vào năm 430 TCN, sau 3 năm xây dựng. Chất liệu chính là đá cẩm thạch, đền Athena Nike nằm ở ngay đầu mũi đá phía Tây Nam khu quần thể Acropolis, ngôi đền được đặt tại vị trí địa lý vô cùng quan trọng kể từ thời kỳ Mycenaean.

Trong lịch sử ngôi đền, đây từng là nơi linh thiêng thờ phụng các vị thần gắn liền với các cuộc chiến tranh, đó là các vị thần trong thời kỳ đồ đồng mà cùng với thời gian đã được hợp nhất với hệ thống thờ phụng thần Athena Nike trong những thế kỷ sau đó.

Việc khai thác cho thấy ở đây đã từng sống sót một căn hầm nơi mà những người Hy Lạp cổ thời kỳ đồ đồng dùng để dữ gìn và bảo vệ rượu thờ cúng và cất giấu trong đó những bức tượng cổ của những vị thần .

Từ xa xưa, nguyên thủy của nó là một ngôi đền nhỏ và đối diện về phía Đông với ngôi đền là một cái án thờ. Công trình kiến trúc này từng bị phá hủy bởi người Ba Tư vào năm 480 TCN cùng với phần còn lại của Acropolis, và chỉ được xây dựng lại vào năm 435 TCN.

Theo những tài liệu cổ, tượng thần

Athena Nike từng đứng ở

 trong nội điện được làm từ gỗ, tay phải cầm bức tượng Nike có cánh, tay trái cầm giáo và khiên.

Vì bức tượng này không có cánh như thường thấy ở các bức tượng thần Nike khác, ngôi đền đã từng có tên là Apteros Nike (nữ thần chiến thắng không cánh). Người ta nói rằng bức tượng bị tước mất đôi cánh để nó không bao giờ có thể rời khỏi thành phố Athens.

Ngôi đền cổ này nhỏ hơn nhiều so với những ngôi đền khác của Acropolis. Nó có điểm nhấn ở hệ thống cột trụ phong cách Ionic tao nhã giúp cân bằng với phong cách kiến trúc Doric thô cứng có phần trội hơn ở các đền đài khác.

Nó hướng về phía Đông và lối vào của nó có 4 cột trụ Ionic làm bằng đá nguyên khối được xếp thành hàng chống đỡ mái vòm nông.

Mặt phía Tây cũng tương tự với bốn cột Ionic và một cổng vòm chỉ khác là ẩn đằng sau chúng là một bức tường (tức là mặt sau của ngôi đền).

Ngôi đền cao 11 feet (khoảng 3,5m) tính từ bệ đỡ cho tới đỉnh trán tường. Nó được trang trí với những bức phù điêu liên tiếp. Đặc biệt, ngôi đền có tỉ lệ chiều cao của các cột với độ dài của nó là 7:1 thay vì theo tỉ lệ 9:1 của các ngôi đền Ionic khác.




Ngôi đền được trang trí tỉ mỉ bởi các tác phẩm điêu khắc ở cả bên ngoài và bên trong. Không phải là những bức họa kể về một câu chuyện như các bức phù điêu của đền Parthenon nhưng nó lại mang vẻ đẹp sinh động rất riêng.

 

Năm 1998, ngôi đền bắt đầu một chu trình cải tạo mới. Các bức phù điêu được gỡ bỏ và đưa vào bảo tàng Acropolis, và ngôi đền này lại bị phá bỏ hoàn toàn một lần nữa để thay thế bằng sàn bê tông và các rầm sắt bị ăn mòn do kết quả của những việc phục dựng trước đó. 

Source: https://thevesta.vn
Category: Giải Trí