CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ DƯỢC PHẨM – Tài liệu text

CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ DƯỢC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 281 trang )

BỘ Y TẾ

CÔNG NGHỆ
BÀO CHẾ DƯỢC PHẨM
(DÙNG CHO ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC)
MÃ SỐ: Đ.20.Z.09

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2007

Chỉ đạo biên soạn:
VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ

Chủ biên:
PGS.TS. HOÀNG MINH CHÂU
Tham gia biên soạn:
PGS. TS. HOÀNG MINH CHÂU
PGS.TS. LÊ QUAN NGHIỆM
TS. LÊ HẬU
ThS. NGUYỄN NHẬT THÀNH
Tham gia tổ chức bản thảo:
ThS. PHÍ VĂN THÂM
TS. NGUYỄN MẠNH PHA

 Bản quyền thuộc Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo)
874 – 2007/CXB/7 – 1918/GD

Mã số: 7K727M7 – DAI

Lời giới thiệu

Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đã ban hành
chương trình khung đào tạo Dƣợc sĩ đại học. Bộ Y tế tổ chức biên soạn tài liệu dạy – học các
môn cơ sở và chuyên môn theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ sách đạt chuẩn
chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực y tế.
Sách CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ DƯỢC PHẨM được biên soạn dựa trên chương trình giáo
dục của Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở chương trình khung đã
được phê duyệt. Sách được PGS.TS. Hoàng Minh Châu (Chủ biên) và các tác giả PGS.TS. Lê
Quan Nghiệm, TS. Lê Hậu, ThS. Nguyễn Nhật Thành biên soạn theo phương châm: Kiến thức

cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học; cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại
và thực tiễn Việt Nam.
Sách CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ DƯỢC PHẨM đã được Hội đồng chuyên môn thẩm định
sách và tài liệu dạy – học chuyên ngành đào tạo Dƣợc sĩ đại học của Bộ Y tế thẩm định năm
2007. Bộ Y tế quyết định ban hành tài liệu dạy – học đạt chuẩn chuyên môn của ngành trong giai
đoạn hiện nay. Trong thời gian từ 3 đến 5 năm, sách phải được chỉnh lý, bổ sung và cập nhật.
Bộ Y tế chân thành cảm ơn các tác giả và Hội đồng chuyên môn thẩm định đã giúp hoàn
thành cuốn sách; Cảm ơn GS. Lê Quang Toàn, PGS.TS. Đỗ Hữu Nghị đã đọc và phản biện, để
cuốn sách sớm hoàn thành kịp thời phục vụ cho công tác đào tạo nhân lực y tế.
Lần đầu xuất bản, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các bạn sinh
viên và các độc giả để lần xuất bản sau sách được hoàn thiện hơn.

VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ

LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện đường lối công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, các ngành công nghệ ở nước
ta đã và đang có nhiều tiến bộ và cống hiến đáng kể. Trong đó, công nghệ dược phẩm từ sự ứng
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhiều ngành như công nghệ hoá học, công nghệ sinh
học, công nghệ cơ khí, điện, điện tử, tin học… để nghiên cứu phát triển, đã và đang có những
đóng góp nhất định. Tuy nhiên, công nghệ dược phẩm vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đáp

ứng kịp yêu cầu đòi hỏi của kinh tế xã hội hiện nay và cho tương lai.
Để tiến kịp và hoà nhập với các nước trong khu vực, ngoài một quyết tâm cao, đòi hỏi đội
ngũ khoa học có chuyên môn sâu, lý thuyết đi đôi với thực tế, muốn vậy phải chú trọng công tác
đào tạo. Chính vì thế, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngành
dược nước nhà nói chung và trong công tác đào tạo nhân lực dược nói riêng, Bộ môn Công
nghiệp Dược, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn cuốn “Giáo trình công
nghệ bào chế dược phẩm” nhằm cung cấp cho học viên những thông tin, kiến thức cơ sở lý
thuyết chuyên khoa cốt lõi nhất, kết hợp với thực tế đòi hỏi của ngành dược.
Trong khuôn khổ chương trình khung của Bộ Y tế, có sự trao đổi, hội thảo về chương trình
với Trường Đại học Dược Hà Nội và tham khảo chương trình của một số trường ở nước ngoài

có quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu như Trường Đại học Mahidol Thái Lan, Trường Đại
học Paris Sud và Trường Đại học Bordeaux II CH Pháp, nội dung chính của giáo trình này là
công nghệ sản xuất các dạng thuốc. Trước hết, dạng thuốc rắn phân liều và dạng thuốc vô (tiệt)
trùng đã được biên soạn.
Hy vọng cuốn sách góp phần hữu ích cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên dược,
cũng như bạn đọc có nhu cầu quan tâm, tham khảo khác.
Lần đầu tiên xuất bản, chắc chắn cuốn sách còn nhiều khiếm khuyết, các tác giả mong nhận
được sự góp ý của bạn đồng nghiệp cũng như độc giả để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
TM. Các tác giả
Chủ biên
Hoàng Minh Châu

HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH
Cuốn sách gồm ba phần chính, tương ứng với ba chương:
Chương 1: Đại cương về công nghệ bào chế dược phẩm cung cấp các thông tin, kiến thức tối
thiểu cần thiết cho học viên về những vấn đề đại cương chung đối với công nghệ bào chế dược
phẩm, tạo cơ sở nâng cao hiểu biết, mở rộng tầm nhìn bao quát về lý thuyết và thực tế của ngành

dược nước ta nói riêng và của khu vực cũng như trên thế giới nói chung. Từ đó, học viên có thể
xác định vai trò và nhiệm vụ cho mình trong hiện tại và tương lai.
Chương 2: Các quá trình công nghệ cơ bản trong công nghệ bào chế dược phẩm giúp cho
học viên hiểu biết về những quá trình và thiết bị thường gặp trong công nghệ bào chế thuốc.
Chương này trình bày các nguyên lý hoạt động cũng như phạm vi ứng dụng của những trang
thiết bị, máy móc đó. Ngoài ra, trong chương này cũng trình bày sơ lược về cơ lý làm cơ sở cho
sự tính toán, lựa chọn. Từ đó, củng cố hiểu biết của học viên để đào tạo con người làm chủ
những trang thiết bị, máy móc cơ sở vật chất hiện đại.
Chương 3: Công nghệ bào chế một số dạng thuốc với công nghệ mới kết hợp ứng dụng
những phụ gia truyền thống và hiện đại vào các dạng thuốc viên như viên nén, viên bao, viên
nang. Bên cạnh đó, dạng thuốc tiêm cũng được trình bày trong chương này.
Giáo trình này được biên soạn theo khuôn mẫu chung của Trường Đại học Y Dược TP. Hồ
Chí Minh, là sự lựa chọn, thống nhất sau nhiều cuộc hội thảo và tập huấn về chương trình và viết
giáo trình trong dự án nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Trong mỗi chương các bài được đánh số thứ tự tiếp theo bài của chương trước. Trước khi
nghiên cứu học tập hoặc tham khảo vào nội dung chính của bài, học viên cần có một cái nhìn

tổng quan và xác định được mục tiêu của mình với mục tiêu của bài. Để thực hiện mục tiêu đó,
cần phải đọc những nội dung chính đã viết trong sách, bằng cách bám sát mục lục và dàn bài,
học viên sẽ nhận ra được nội dung của bài cần đọc hay tham khảo.
Sau quá trình học tập, nghiên cứu, học viên có thể tự kiểm tra đánh giá (lượng giá) kết quả
tiếp thu nhờ phần câu hỏi lượng giá được ghi ở cuối mỗi bài.
Với cách làm việc, học tập, nghiên cứu nghiêm túc, hy vọng sẽ đem lại hiệu quả xứng đáng
cho học viên làm nền tảng cho sự vận dụng sáng tạo vào thực tiễn ngành nghề.
CÁC TÁC GIẢ

BẢNG NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CND

: Công nghệ dược

SXT

: Sản xuất thuốc

CNBC

: Công nghệ bào chế

SXDP

: Sản xuất dược phẩm

CNHH

: Công nghệ hoá học

CNHD

: Công nghệ hoá dược

CNSH

: Công nghệ sinh học

CNKS

: Công nghệ kháng sinh

HTCL

: Hệ thống chất lượng

KTCL

: Kiểm tra chất lượng

HTĐBCL : Hệ thống đảm bảo chất lượng
THTSXT

: Thực hành tốt sản xuất thuốc

CNBCDP : Công nghệ bào chế dược phẩm
GPs/GxP

: Good Practices – Những thực hành tốt (GMP, GLP, GSP, v.v…)

GMP

: Good Manufacturing Practices – Thực hành tốt sản xuất thuốc

GLP

: Good Laboratory Practices – Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm

GSP

: Good Storage Practices – Thực hành tốt bảo quản thuốc

ISO

: International Standard Organization – Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

SOP

: Standard Operational Procedures – Quy trình thao tác chuẩn

WHO

: World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế giới

ASEAN

: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CHƢƠNG 1
ĐẠI CƢƠNG VỀ CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ DƢỢC
PHẨM

Bài 1
SƠ LƢỢC VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ DƢỢC PHẨM
MỤC TIÊU
1. Trình bày được sự cần thiết của công nghệ bào chế dược phẩm.
2. Kể ra và phân tích được những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nền công nghệ
bào chế dược phẩm (yếu tố dân số, yếu tố bệnh tật, yếu tố KHKT–CN…).
3. Trình bày được hai vai trò quan trọng của công nghệ dược phẩm – sản xuất thuốc.
4. Phác họa được một khung cảnh sản xuất thuốc chữa bệnh ở Việt Nam trong các thời kỳ

lịch sử trước và sau năm 1975.

1.1. Sự ra đời của công nghệ bào chế dƣợc
Thuốc luôn là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống con người. Cũng như mọi
ngành khác, thuốc đòi hỏi một nền sản xuất ngày càng cao và phát triển theo sự phát triển và tiến
bộ của loài người.
Thời tiền sử, loài người đã biết dùng thuốc từ thiên nhiên như cây, cỏ, lá, thân, rễ, vỏ cây để
chữa bệnh, chống lại bệnh tật và sinh tồn. Khi đó, người ta dùng những nguyên liệu còn tươi,
hoặc có thể phơi khô để dành. Dần dần, người ta biết dùng nước thấm ướt, rồi biết đun với nước
(sắc) lấy nước sắc để dùng – đó là dạng bào chế thô sơ đầu tiên của dược phẩm.

Khi loài người biết lên men một số thực vật chứa bột, đường, rồi biết cất ra rượu (khoảng
1000 năm trước công nguyên), thì cũng từ đó một dạng thuốc thứ hai xuất hiện. Đó là rượu
thuốc,… Ngành bào chế thuốc – công nghệ bào chế dược phẩm đã xuất hiện như vậy, từ những
dạng thô sơ đơn giản ban đầu như nước sắc, rượu thuốc, cao thuốc,…
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử phát triển, tiến bộ của loài người, cùng với những cuộc Cách
mạng khoa học kỹ thuật cũng như nhu cầu ngày càng gia tăng của con người về phòng và chữa
bệnh, kỹ thuật sản xuất thuốc cũng ngày càng phát triển với những dạng thuốc tinh tế hơn, phức
tạp hơn. Cụ thể là các dạng thuốc viên, viên nén, viên bao, viên nang, thuốc tác dụng kéo dài,
thuốc tiêm, dịch truyền,…
Đó là lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của công nghệ bào chế các dạng thuốc nói riêng và
của nền sản xuất thuốc nói chung.

Sơ đồ 1.1. Vị trí, vai trò của công nghệ bào chế dƣợc phẩm đối với sức khỏe con ngƣời

1.2. Sự phát triển tất yếu của công nghệ bào chế dƣợc phẩm
Sự phát triển của công nghệ bào chế dược phẩm đi liền với sự phát triển và tiến bộ chung của
nhân loại, nó đáp ứng nhu cầu về thuốc phòng, chẩn đoán và chữa bệnh ngày càng gia tăng của
toàn cầu. Những yếu tố quan trọng thúc đẩy công nghệ bào chế phát triển là:

* Sự gia tăng dân số
Theo quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) công bố trong những năm gần đây dân số thế
giới có sự tăng vọt, mang tính chất “bùng nổ”.
Một khi dân số tăng, nhu cầu về thuốc cũng phải tăng theo. Mức sử dụng thuốc bình quân
đầu người, cứ 10 năm lại tăng gấp đôi. Ở Việt Nam, chỉ trong 5 năm, từ 1990 – 1995 mức sử
dụng thuốc tăng gấp 10 lần. (Tuy nhiên, trên thế giới, mức tiêu thụ đang có sự chênh lệch lớn
giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Người dân các nước công nghiệp sử dụng

dược phẩm bình quân gấp 30 lần ở nước đang phát triển. Ở từng quốc gia cũng có tình trạng
tương tự về thực trạng người dùng thuốc ở thành thị và nông thôn…).
* Sự gia tăng về bệnh tật
Chủng loại bệnh tăng, bệnh ngày càng nguy hiểm hơn do vi trùng kháng thuốc, do điều trị
không đúng phác đồ hoặc không đủ thuốc, do thiên tai và những lý do khác… Ví dụ bệnh sốt rét,
bệnh lao vẫn còn là căn bệnh đe doạ hàng triệu người trên thế giới. Căn bệnh thế kỷ AIDS, mối
hiểm hoạ của toàn cầu và các bệnh do virus khác.
* Sự phát triển của các ngành KH–CN khác: Công nghiệp dược dựa trên sự phát triển của
công nghiệp hoá dược (bao trùm là công nghiệp hoá học), sản xuất nguyên liệu cung cấp cho
công nghệ bào chế các dạng thuốc. Công nghiệp hoá dược có thể đi từ tổng hợp hoá học ra các
chất hoặc chiết tách các chất tinh khiết từ nguyên liệu thiên nhiên, cây, con (thực vật, động vật).
Sự phát triển của công nghệ bào chế thuốc còn được bổ trợ bởi sự cung cấp nguyên liệu ngày
càng phong phú của công nghiệp thuốc kháng sinh và công nghiệp sinh học. Bên cạnh đó, Công
nghệ bào chế các dạng thuốc còn được sự hỗ trợ tích cực của tiến bộ khoa học kỹ thuật từ nhiều
ngành, như điện tử, cơ khí, hoá học…
* Lợi nhuận cũng là một động cơ thúc đẩy công nghệ bào chế thuốc phát triển, đồng thời
đóng góp tích cực cho nền kinh tế xã hội
Đi đôi với vai trò sản xuất, cung ứng thuốc cho y tế phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe con người, công nghệ bào chế thuốc còn đóng góp một phần không nhỏ và tích cực cho nền
kinh tế – xã hội.
1.3. Vài nét về tình hình bào chế thuốc ở Việt Nam

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945: Chưa có sản xuất công nghiệp, chủ yếu là nguồn
từ “Pháp quốc”, có chăng là pha chế theo đơn, cố gắng bào chế một vài dạng thuốc mỡ, thuốc
nước,… với phương tiện hoàn toàn thủ công ở các bệnh viện hoặc hiệu thuốc tư nhân, tính chất
hoàn toàn lệ thuộc.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945–
1954): Đáp ứng yêu cầu của chiến tranh vệ quốc, công nghệ bào chế thuốc đã làm ra những loại
thuốc phục vụ chiến trường, các loại thuốc thông thường cho nhân dân như thuốc cảm, sốt, ho,
tiêu chảy,…, một vài vaccin cơ bản, thuốc sốt rét,… Những xưởng bào chế mang tính chuyên
nghiệp như Xưởng Quân dược XF14, LK10, LK3–4, LK5,… lần lượt ra đời. Tuy cơ sở trang
thiết bị vẫn còn rất thô sơ, tự tạo, sản xuất tiểu thủ công, nhưng đây chính là tiền đề cho nền sản
xuất thuốc mang tính công nghiệp sau này. Thời gian này nước ta đã sản xuất ra được một số
thuốc như Calci chlorid dược dụng pha tiêm, Ether mê, Chloroform mê, chiết được Long não,
Morphin, Strychnin, Cafein pha tiêm,…
Thời kỳ 1955–1975: Sau hiệp định Geneve 1954, đất nước tạm chia làm hai miền:

Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, yêu cầu đặt ra cho toàn ngành là bảo đảm những thuốc chủ
yếu cho nhân dân, phấn đấu sản xuất trong nước những thứ thuốc thông thường nhất, thống nhất
“tân dược” và “đông dược”. Cơ sở tập trung đầu tiên có quy mô lớn, cơ khí hoá, thiết bị tương
đối hiện đại lúc bấy giờ là Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1 (XNDPTW1), Xí nghiệp Dược
phẩm Trung ương 2 (XNDPTW2),… và bắt đầu xây dựng xí nghiệp địa phương ở các tỉnh, phấn
đấu các tỉnh thành đều có xí nghiệp dược phẩm (XNDP)… xây dựng bộ môn Công nghiệp Dược
tại Trường Đại học Dược Hà Nội.
Miền Nam còn nằm trong chế độ thực dân kiểu mới, công nghiệp dược phát triển theo lối tư
bản, có những cơ sở bào chế sản xuất lớn, có thiết bị hiện đại, nhưng cũng có nhiều cơ sở sản
xuất thủ công, thiết bị chắp vá,… Vào giai đoạn này, có khoảng trên 120 viện bào chế lớn nhỏ,
nhưng nguyên vật liệu hoàn toàn phụ thuộc nước ngoài.
Từ sau 1975: Nước nhà thống nhất, ngành Dược thống nhất chỉ đạo, phương hướng từ Nam
tới Bắc, tận dụng mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị bào chế sản xuất tất cả những thuốc nào có thể
sản xuất được với mọi nguồn nguyên liệu có thể có được. Phía Nam đã tập hợp và thành lập

XNDPTW 21, 22, 23, 24, 25, 26 và Liên viện bào chế 7. Sau đó sắp xếp lại như sau: XNDPTW
24, 25, 26 một số xí nghiệp thuộc địa phương quản lý như XNDP 2–9, XNDP 3–2, XN
Mebiphar,… Phía Bắc, các XNDPTW1, XNDPTW2, XNDPTW3,… và mỗi tỉnh, thành hầu hết
đều có các cơ sở sản xuất thuốc lớn, nhỏ,… Chủ trương xây dựng ngành dược tiến lên chính quy
hiện đại cũng như Chính sách quốc gia về thuốc Việt Nam (1996) đã chỉ ra: Mở rộng giảng dạy
ở các Trường Đại học, xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ, cử đi học nước ngoài,… Bộ Y tế
cũng đã quyết định thành lập Bộ môn Công nghiệp Dược tại trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh (Quyết định số 1899/BYT–QĐ).
GMP đã được đề cập tới từ 1984, bằng nhiều cuộc hội thảo, tập huấn về GMP.
Chính sách quốc gia về thuốc đã được Chính phủ ban hành từ 20–6–1996, theo đó có yêu cầu
Công nghiệp Dược phải cung ứng 70% nhu cầu thuốc cho nhân dân trong nước, phải phấn đấu
đạt tiêu chuẩn GMP, ban hành Quyết định của Bộ Y tế số 1516 ngày 9–9–1996 về việc triển khai
áp dụng các nguyên tắc tiêu chuẩn GMP của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN
GMP, và Thông tư hướng dẫn thực hiện việc triển khai áp dụng các nguyên tắc ASEAN GMP
của Bộ Y tế số 12/BYT–TT ngày 12–9–1996. Tất cả các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm phải
GMP hoá chậm nhất là vào năm 2005. Từ 2005 áp dụng WHO GMP.
Từ những định hướng lớn và cơ bản của chính sách thuốc quốc gia, với những đòi hỏi bức
xúc của ngành Dược, nước ta đã xây dựng quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển ngành Dược Việt
Nam thời kỳ 1996 – 2010, bao gồm:
1. Nghiên cứu quy hoạch phát triển công nghiệp hoá dược giai đoạn 1996 – 2010
2. Nghiên cứu quy hoạch đầu tư phát triển công nghiệp kháng sinh
3. Quy hoạch sản xuất, phát triển dược liệu và các vùng dược liệu Việt Nam
4. Quy hoạch sản xuất, phát triển công nghiệp bao bì dược giai đoạn 1996 – 2010
5. Quy hoạch sản xuất, phát triển công nghiệp bào chế giai đoạn 1996 – 2010

6. Quy hoạch sản xuất, phát triển và phân bố công nghiệp dược giai đoạn 1996 – 2010
7. ….
Nhìn chung, trong một thời gian khá dài, từ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường,
công nghệ bào chế dược phẩm nói riêng và công nghiệp dược Việt Nam nói chung còn nhiều

lúng túng, mặc dù cũng có những đóng góp nhất định, nhưng hầu như không có một chiến lược
lâu dài. Đến nay, ngành Dược đã có những định hướng chiến lược phát triển, mở ra lộ trình phát
triển của công nghệ bào chế dược phẩm, phục vụ đắc lực nhu cầu về thuốc trong nước và xuất
khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Quang Toàn, KT hoá dược, NXB Y học Hà Nội, 1971.
2. Hoàng Đình Cầu, Y Xã hội học – Bài giảng CK2 – ĐH Dược Hà Nội, 1985.
3. Bộ Y tế, Chính sách Quốc gia về thuốc, Hà Nội, 1996.
4. Bộ Y tế, Chiến lược phát triển KH–CN ngành Y tế đến năm 2020, Hà Nội, 1998.

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ * TRẢ LỜI NGẮN:
1. Yếu tố thúc đẩy sự phát triển công nghệ bào chế dược phẩm
a) Sự gia tăng dân số

b) …

c) Sự phát triển của KH – CN

d) …

2. Sơ đồ biểu diễn vai trò CND trong sự nghiệp Y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ con
người:

a) …

b) …

c) …

d) …

3. Vài nét về tình hình sản xuất thuốc ở Việt Nam (ghi ngắn gọn một đến hai dòng)
a) Trước Cách mạng tháng Tám 1945:…
b) Sau Cách mạng tháng Tám 1945 (Kháng chiến chống thực dân Pháp):…
c) Thời kỳ 1955 – 1975:…
d) Từ sau 1975:…

Bài 2
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU,
BÀO CHẾ – SẢN XUẤT THUỐC RA THỊ TRƢỜNG
MỤC TIÊU
1. Vẽ lại được và giải thích sơ đồ tổng quát quá trình nghiên cứu một thuốc mới ra thị
trường.
2. Nêu được mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu, bào chế và giai đoạn sản xuất.
3. Trình bày được những yêu cầu cần thiết để xây dựng một công thức bào chế thuốc.
4. Kể được 4 nội dung chính của một hồ sơ xin phép sản xuất thuốc và các nội dung chính
trong hồ sơ dược phẩm.
5. Trình bày được những bước cơ bản nghiên cứu, bào chế – sản xuất một thuốc generic ra
thị trường.
6. Kể được tóm tắt các bước tiến hành xây dựng tiêu chuẩn một thuốc generic.
2.1. Quá trình nghiên cứu, bào chế – sản xuất thuốc mới
2.1.1. Sơ đồ tổng quát
Có thể tổng quát hoá quá trình nghiên cứu, bào chế – sản xuất một thuốc mới ra thị trường như
sau:

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổng quát quá trình nghiên cứu sản xuất một thuốc mới.
Ghi chú: NVL: Nguyên vật liệu: CPT: Chế phẩm thuốc ; SXTNM: Sản xuất thuốc nguyên mẫu;

NC(CT,QT): Nghiên cứu (Công thức, Quy trình); SXCN: Sản xuất công nghiệp.

2.1.2. Giai đoạn nghiên cứu, bào chế thuốc nguyên mẫu
Mục tiêu của giai đoạn này là tìm ra được một công thức bào chế sản xuất tốt nhất, phù hợp
với những điều kiện kinh tế – kỹ thuật, từ đó bào chế thuốc nguyên mẫu để thử lâm sàng và xin
phép sản xuất đưa ra thị trường.
Người sản xuất nói chung, người dược sĩ nói riêng luôn luôn cố gắng nghiên cứu sản xuất ra
những thuốc có chất lượng, hiệu quả, an toàn. Muốn vậy, phải xem xét rất kỹ lưỡng những thành
tố của chất lượng. Những thành tố đó có rất nhiều. Đối với một thuốc mới, để đưa ra được thị
trường, cần phải có sự nghiên cứu, lựa chọn:
– Đường đưa thuốc vào cơ thể (đường sử dụng).
– Dạng bào chế thích hợp.
– Tá dược và chất phụ gia.
– Nguyên liệu bao bì đóng gói.
– Quy trình sản xuất.
– Kiểm tra.
– Quy trình đóng gói, bảo quản…
Sự lựa chọn không thể thực hiện được nếu thiếu sự hiểu biết về hoạt chất cũng như toàn bộ
những gì về khả năng, liên quan đến hoạt chất. Trong sản xuất thuốc, việc xây dựng công thức
cho một dạng bào chế của một thuốc mới chứa hoạt chất có hoạt tính trị liệu là rất quan trọng. Để
xây dựng công thức này phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa những cơ sở nghiên cứu và phát triển
sản xuất với những phòng thí nghiệm kiểm tra. Trước hết phải hiểu biết về hoạt chất, tiếp đó là
xây dựng được công thức cho dạng bào chế sản xuất sau này.
2.1.2.1. Những hiểu biết về hoạt chất

Muốn xây dựng được công thức cho một thuốc mới với hoạt chất có tính trị liệu, điều quan
tâm đầu tiên, như là điểm xuất phát để tiến hành những công việc về sau, đó là hoạt chất (dược
chất). Hoạt chất là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học: hoá học, độc chất học và dược
lý học,… Nhà nghiên cứu bào chế sản xuất thuốc phải xem xét rút ra những nhận định, những

mục tiêu quan sát được để có thể sử dụng vào công việc nghiên cứu của mình. Những tính chất
hoá lý của hoạt chất cần được biết rõ như trình bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Những tính chất của hoạt chất cần biết chắc chắn
trƣớc khi đề cập nghiên cứu một dạng chế phẩm
Tính chất hoá lý

Số phận của hoạt chất trong cơ thể

– Tính chất cảm quan

– Thuộc về dƣợc

– Tính chất vật lý: Khả năng hoà tan

+ Sự phân phối

– Tính chất hoá học:

+ Sinh chuyển hoá
– Nhiệt độ

Tính ổn định

Tƣơng kỵ

– Độ ẩm
– Oxy không khí
– Ánh sáng
– Các tác nhân khác

+ Thải trừ
– Hoạt tính trị liệu (tác dụng điều trị)
+ Nơi tác dụng
+ Cơ chế
+ Tác dụng phụ
– Sinh khả dụng

a) Tính chất vật lý
Tính tan của hoạt chất là một thuộc tính rất quan trọng. Phải hiểu biết chắc chắn về sự hoà
tan trong nước của hoạt chất, bởi vì nó sẽ cho hướng lựa chọn dạng thuốc sử dụng (dạng đưa vào
cơ thể) và nó đóng vai trò lớn trong tính sinh khả dụng. Quan trọng hơn nữa là những sự hiểu
biết về khả năng hoà tan của hoạt chất trong nước ở những pH khác nhau và phải biết nó phân
phối như thế nào tùy thuộc vào pH hay tùy thuộc vào sự tham gia của hai pha: nước và dầu.
b) Tính chất hoá học
Tính chất hoá học rất quan trọng trong nghiên cứu độ ổn định của thuốc.
– Phải biết hoạt chất chịu ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau như thế nào.
– Phải biết ảnh hưởng của độ ẩm ra sao.
– Ảnh hưởng của oxy không khí.
– Ảnh hưởng của ánh sáng,…
Và phải biết được sản phẩm phân hủy cuối cùng để có thể xác định sau những thử nghiệm về
sự ổn định, xác định tuổi thọ hay thời hạn dùng thuốc.

Để biết được những điều đó phải tiến hành thử nghiệm trong những điều kiện nhiệt độ, độ
ẩm, ánh sáng và có oxy, từ đó dự đoán được giới hạn sử dụng thuốc (tuổi thọ của thuốc) ở trong
điều kiện bảo quản bình thường trên thị trường.
Một công việc nghiên cứu rất phức tạp khác nữa là những nghiên cứu nhận biết những tương
kỵ của hoạt chất với những thành phần khác trong thuốc và hoạt tính của nó trong môi trường
sinh học.
c) Số phận của hoạt chất trong cơ thể

Những yếu tố liên quan tới số phận của hoạt chất trong cơ thể thường được khảo sát bởi các
nhà nghiên cứu dược lý và hoàn tất bởi các thầy thuốc lâm sàng.
– Nghiên cứu dược động học, trước tiên chỉ ra cho chúng ta về sự phân phối của hoạt chất,
sinh chuyển hoá trong cơ thể, rồi sự thải trừ (thanh thải) của nó.
– Để giúp cho tác dụng điều trị một cách hữu hiệu, chúng ta phải cố gắng tìm hiểu, biết nhiều
về khả năng và nơi tác dụng, cơ chế tác dụng của hoạt chất.
– Một nghiên cứu không thể thiếu là giới hạn trị liệu, nghĩa là tìm ra được khoảng cách giữa
liều điều trị và liều mà ở đó xuất hiện tác dụng phụ hay độc hại.
– Nhà bào chế, sản xuất phải nghiên cứu để biết hoạt chất xâm nhập vào cơ thể như thế nào,
trước hết phải nghiên cứu sinh khả dụng của nó.
Trước khi nghiên cứu công thức, cần có một dự kiến về cách thức thực hiện, nhằm mục tiêu
đạt được một mô hình tối ưu sinh khả dụng xác định. Những yếu tố mong muốn là:
– Sự thấm kéo dài trong cơ thể.
– Xác định những đỉnh (hấp thu) nồng độ trong máu.
2.1.2.2. Công thức
Nghiên cứu xây dựng (thiết lập) công thức cho một thuốc mới, nhà bào chế sản xuất thuốc
thường phải quan tâm tới: hoạt chất, đường đưa thuốc vào cơ thể, dạng chế phẩm, những tá
dược, bao bì đóng gói, quy trình sản xuất và kiểm tra.
a) Hoạt chất có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Sự lựa chọn tùy thuộc vào cách dùng và
những nghiên cứu về sự ổn định, độ hoà tan và sinh khả dụng của thuốc.
b) Đường đưa thuốc vào cơ thể
Lựa chọn đường đưa thuốc vào cơ thể phụ thuộc:
– Sinh khả dụng của hoạt chất.

– Tốc độ tác dụng mong muốn, thời gian điều trị và số liều trong ngày.
– Loại bệnh nhân ở những lứa tuổi và thể trạng khác nhau (sơ sinh, trẻ em, người lớn, người
già,…) cũng như tình trạng, bắt đầu hay tái phát, ở nhà hay bệnh viện, điều trị lưu động hay
không,…
– Đường uống là đường thông dụng nhất, áp dụng được cho nhiều hoạt chất.

c) Dạng thuốc, lựa chọn dạng chế phẩm tùy thuộc vào đường dùng thuốc. Một số dạng chế
phẩm thường được nghiên cứu, sử dụng như tóm tắt ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Dạng chế phẩm thƣờng dùng
Đƣờng dùng

Dạng thuốc sản xuất chính

– Uống

Viên nén, nang, dung dịch hay nhũ dịch nƣớc

– Ngoài đƣờng tiêu hoá

Dung dịch nƣớc

– Đƣờng trực tràng

Đạn

– Đƣờng sinh dục

Viên nén, dung dịch, trứng,…

– Mắt

Dung dịch nƣớc,…

– O.R.L (Tai mũi họng)

Dung dịch nƣớc, bột,…

– Ngoài da

Mỡ, dung dịch, thuốc dán,…

* Đường uống:
– Viên nén và viên nang là dạng thuốc rắn phân liều thuận tiện cho bảo quản, vận chuyển và
điều trị lưu động, thuận tiện cho sản xuất công nghiệp với số lượng lớn.
– Dạng dung dịch, hỗn dịch nước cũng là dạng thuốc thông dụng. Dưới dạng đa liều, thuận
tiện dùng cho một số chủng loại bệnh nhất định.
* Đường dùng ngoài uống: Không nhiều, thường là dùng đường tiêm dưới dạng dung dịch
nước. Nếu là bột tiêm, đa phần được đựng trong lọ, nhưng có một câu hỏi đặt ra cho vấn đề bảo
quản.
d) Những chất tá dược và những chất phụ gia
Đối với những chất này, yêu cầu quan trọng nhất là trơ về mặt hoá học, không có tác dụng
phụ. Để biết được tối đa sự đảm bảo về một chất tá dược hoặc chất phụ gia nào đó, người ta sẽ
phải nghiên cứu thành phần hoá học, độ tinh khiết,…
Sự lựa chọn ngày nay rất dễ dàng nhờ dựa vào Dược điển, hoặc những tài liệu nghiên cứu
của các nhà nghiên cứu công nghiệp dược tổng hợp, gồm có: Tên, tên khoa học, công thức hoá
học (công thức nguyên, công thức cấu tạo), trọng lượng phân tử, tính chất vật lý,… Và không thể
thiếu những kết quả nghiên cứu của nhà bào chế sản xuất thuốc, chẳng hạn như độ trơn chảy của
nó,…

Nhà bào chế sản xuất quan tâm tới yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc, lựa chọn
tá dược với đặc tính cho phép, điều khiển được tốc độ giải phóng hoạt chất. Từ đó, định hướng
sử dụng tá dược vào những mục tiêu nghiên cứu khác nhau hay vào những đối tượng cụ thể khác
nhau.
e) Bao bì đóng gói là một thành phần không thể thiếu được của một dạng thuốc, có vai trò:
– Bảo vệ dược phẩm (Tránh các sự thay đổi của khí hậu, ánh sáng, các nguồn gây ô nhiễm và

các va chạm khi vận chuyển).
– Tạo giá trị thương mại cho mặt hàng (hấp dẫn khách hàng, tiện sử dụng, xác định và cung
cấp những thông tin cần thiết sớm nhất,…)
Cần chú ý những nguyên liệu bao bì đóng gói tiếp xúc trực tiếp với thuốc (bao bì đóng gói
đầu tiên), cần lựa chọn theo hướng những nguyên liệu đã được ghi trong danh mục của các Dược
điển.
Những thử nghiệm quan trọng cho phép xác định thời gian kéo dài sử dụng (hạn dùng) một
thuốc phải thực hiện trong điều kiện có bao bì xác định.
2.1.3. Giai đoạn xin giấy phép sản xuất thuốc đưa ra thị trường
Hồ sơ hoàn chỉnh xin giấy phép sản xuất thuốc đưa ra thị trường, yêu cầu có 4 phần chính:
1. Phần thuộc về dược (bào chế, phân tích, kiểm nghiệm,…)
2. Phần thuộc về độc tính.
3. Phần thuộc về dược lý.
4. Phần thuộc về lâm sàng.
Hồ sơ dược thường gồm có:
– Thành phần, số lượng và chất lượng.
– Mô tả quy trình sản xuất.
– Kiểm tra nguyên liệu đầu vào và bao bì.
– Kiểm tra trên sản phẩm trung gian, bán thành phẩm và thành phẩm.
– Mô tả những điều kiện bảo quản và cách dùng.
Trường hợp đặc biệt cần có giải thích để người dùng có sự lựa chọn đúng và chính xác. Kèm
theo hồ sơ phải có những nghiên cứu về tính ổn định, về dược động học, sinh khả dụng, phạm vi
điều trị cũng như những điều luật bắt buộc về kỹ thuật và kinh tế.
Một điểm rất quan trọng cần lưu ý là những thử nghiệm lâm sàng không thể làm lại được
theo lối cũ. Những thử nghiệm trên người là hiệu lực một lần cho tất cả với những đơn vị của lô
thuốc nguyên mẫu. Theo thói quen (lối cũ), mỗi lô sản xuất, những thử nghiệm thay thế bằng
những thử nghiệm hoá lý cho phép xác nhận chất lượng của thuốc.

Hồ sơ làm theo Quy chế đăng ký thuốc, ban hành kèm theo quyết định Bộ Y tế.

2.1.4. Giai đoạn sản xuất và kiểm tra
Mục tiêu của giai đoạn này là tái sản xuất ở quy mô công nghiệp ra những thuốc có chất
lượng phù hợp với chất lượng của lô nguyên mẫu (lô đăng ký sản xuất).
Ngoài ra, để đạt được mục tiêu trên, quy trình sản xuất cần phải lựa chọn theo những mục
tiêu đã định, cũng còn tùy thuộc vào cả nguyên liệu sử dụng.
Mỗi một công đoạn phải có những thông số kỹ thuật quyết định, để thuốc sản xuất ra đảm
bảo chất lượng toàn diện. Muốn vậy cần phải kiểm tra chặt chẽ, từ nguyên liệu đầu, sản phẩm
trung gian, đến sản phẩm cuối cùng bằng những thiết bị chính xác có độ tin cậy cao, có sự thẩm
định,… (kiểm tra chất lượng).
Kiểm tra sự đồng nhất giữa các lô sản xuất dựa trên tính ổn định của thuốc và trên tính sinh
khả dụng của hoạt chất,…
Tóm lại giai đoạn này cần phải thực hiện nghiêm ngặt mọi tiêu chuẩn, mọi yêu cầu của GMP
nhằm đảm bảo chất lượng thuốc ổn định để đưa ra thị trường.
Quá trình nghiên cứu một thuốc mới ra thị trường đòi hỏi nhiều thời gian và kinh phí khá
lớn. Trước đây, kể từ khi bắt đầu nghiên cứu để tìm ra được hoạt chất có tác dụng đến khi sản
xuất được thành phẩm bán ra thị trường, thường phải mất 10 – 15 năm và tiêu tốn khoảng hàng
trăm triệu USD. Ngày nay, thời gian này có thể rút ngắn lại.
2.2. Quá trình nghiên cứu, bào chế – sản xuất một thuốc generic ra thị trƣờng
Thuốc generic là một thuốc có công thức giống như thuốc nguyên thủy độc quyền được một
hay nhiều hãng bào chế khác nhau sản xuất khi tính độc quyền khai thác không còn nữa.
Thực tế, khi một hãng bào chế nghiên cứu thành công một hoạt chất mới, công hiệu cao đối
với một bệnh nào đó, thì chủ nhân xin đăng ký bản quyền sáng chế để tránh bị sao chép, vì có
khi họ phải bỏ ra cả trăm triệu USD Mỹ trong nghiên cứu, nhất là với những kháng sinh. Nhưng
sau một thời gian sản xuất độc quyền (ví dụ như 17 năm ở Pháp, 15 năm ở Mỹ), thuốc ấy trở
thành công cộng và tất cả các hãng bào chế trên thế giới đều có thể sản xuất mà không phải trả
bản quyền sáng chế.
Quá trình nghiên cứu sản xuất một thuốc generic ra thị trường không mất nhiều thời gian và
tốn kém bằng nghiên cứu sản xuất một thuốc mới, có thể qua những bước như sau.
2.2.1. Nghiên cứu tìm kiếm, lựa chọn công thức tối ưu
Trước hết, nhà nghiên cứu phải có một ý tưởng, đưa ra một dự kiến mục tiêu đạt tới: dạng

chế phẩm, hình thức, mẫu mã, tiêu chuẩn, v.v…

Thực hiện ý tưởng đó, cần phải:
– Thu thập tài liệu xung quanh mục tiêu: tài liệu trong nước, nước ngoài, về hoạt chất, về
dạng chế phẩm chứa hoạt chất đó, về các chất phụ gia, về các bao bì chế phẩm đó,… tất cả các tài
liệu có thể phục vụ được nhiều nhất cho mục tiêu nghiên cứu của mình.
– Tìm hiểu thị trường, quan sát thực tế, những chế phẩm đã có,… để tránh nhái lại, từ đó học
tập, củng cố ý tưởng và dự kiến,…
– Tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất có chất lượng, số lượng ổn định, giá cả phù
hợp,… và phù hợp với điều kiện kinh tế – kỹ thuật hiện có.
– Dự kiến công thức dựa trên những công thức truyền thống/kinh điển hoặc những tài liệu
mới nhất.
– Thử nghiệm trên các công thức để lựa chọn ra một công thức tốt nhất, các thông số kỹ
thuật tối ưu nhằm đảm bảo chất lượng thuốc phù hợp với các điều kiện:
+ Kỹ thuật: Chất lượng ổn định với nguồn nguyên vật liệu hiện có, có thể sản xuất được lâu
dài.
+ Về y học: Giải đáp được những câu hỏi:
1) Thuốc có tác dụng không? 2) Có tác dụng phụ không? 3) Dung nạp tốt không? – 4) Thuốc
có tính sinh khả dụng,… Chủ yếu phải kiểm tra khả năng giải phóng hoạt chất (độ hoà tan) của
thuốc sản xuất ra theo công thức đó, và độ an toàn của thuốc.
+ Về thị trường: Người tiêu dùng chấp nhận dạng chế phẩm, sử dụng thuận tiện, dễ dàng,
không nhầm lẫn,…
+ Về kinh tế: Giá cả thích hợp, hiệu quả kinh tế,…
2.2.2. Thử nghiệm và xây dựng tiêu chuẩn chế phẩm
Sau khi đã lựa chọn được một công thức tốt nhất phù hợp với những điều kiện kinh tế – kỹ
thuật, sẽ sản xuất thử nghiệm đạt đến sự ổn định về chất lượng và sản xuất ra thuốc nguyên mẫu
(thuốc này sẽ gửi kèm theo hồ sơ xin giấy phép đăng ký sản xuất), và đồng thời, tiến hành xây
dựng tiêu chuẩn.
Xây dựng tiêu chuẩn chế phẩm:

– Yêu cầu kỹ thuật
Công thức: phải ghi đầy đủ tên hoạt chất, tá dược,… số lượng và chất lượng (theo tiêu chuẩn
nào,…).
Nguyên vật liệu: số lượng, chất lượng,… (ghi theo hướng dẫn GMP).
– Phương pháp thử: Nhận xét cảm quan.
+ Định tính.
+ Định lượng.
– Thuyết minh tiêu chuẩn
+ Định tính: phương pháp, tiêu chuẩn, cách tiến hành,…

+ Định lượng: phương pháp, mô tả cách tiến hành, kết quả,…
Chú ý: Độ chính xác, độ tin cậy của phương pháp
– Độ ổn định của thuốc:
Phương pháp xác định độ ổn định. Mô tả cách tiến hành. Kết quả, xử lý và biện luận,…
Kết luận: Phải khẳng định những công việc thực hiện là có tính khoa học và chính xác với độ
tin cậy cao, được xử lý thống kê hay theo phần mềm nào của máy tính,… Chú ý kèm theo những
tài liệu gốc (photo), các bản tính toán cụ thể…
2.2.3. Gửi mẫu đến cơ quan kiểm nghiệm
Gửi mẫu thuốc đến cơ quan kiểm nghiệm, kèm theo các tài liệu liên quan đến dược phẩm đó,
bao gồm:
Những tiêu chuẩn xây dựng và đề nghị.
Những hồ sơ tài liệu cần thiết kèm theo (theo yêu cầu của mặt hàng).
2.2.4. Xây dựng quy trình sản xuất (soạn thảo)
Thực hiện theo mẫu hướng dẫn của cơ quan quản lý (Cục Dược – Bộ Y tế).
2.2.5. Tập hợp, soạn thảo hồ sơ xin đăng ký sản xuất
Theo điều khoản quy định đối với thuốc sản xuất trong nước, trong bản Quy chế đăng ký
thuốc ban hành kèm theo quyết định của Bộ Y tế.
2.2.6. Sản xuất và kiểm tra chất lượng
Sản xuất và kiểm tra chất lượng thực hiện theo GMP.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Minh Châu, Sản xuất Thuốc – Công nghiệp Dược, Bài giảng cho Dược sĩ và CT3,
Đại học Y Dược, TP.HCM, 1997).
2. LE HIR, Abrégés de Pharmacie galenique, R.F.Paris, 2000.
3. Quy chế đăng ký thuốc ban hành kèm theo quyết định của Bộ Y tế.

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ * TRẢ LỜI NGẮN:

1. Quá trình nghiên cứu sản xuất thuốc mới ra thị trường:
Sơ đồ tổng quát: (Vẽ lại sơ đồ xương cá)
2. Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu và sản xuất thử ra thuốc nguyên mẫu: Mục tiêu của giai
đoạn này là nghiên cứu tìm ra được …(a)… tốt nhất (phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội),
từ đó …(b)… để đưa thử lâm sàng
3. Ở giai đoạn nghiên cứu và sản xuất thử thuốc nguyên mẫu, những thành tố quan trọng cần
nghiên cứu lựa chọn:
a)…
b) Đường đưa thuốc vào cơ thể (đường sử dụng)
c) …
d) Những chất phụ gia (tá dược)
d) …
f) Quy trình sản xuất
g) …
h) Quy trình đóng gói
i) …
4. Những hiểu biết về hoạt chất (3 ghi nhớ quan trọng)
a) Tính chất (a)…
b) Tính chất (b)…
c) Tính chất (c)…

5. Trong tính chất vật lý của hoạt chất phải biết chắc chắn:
a) Tính (a)…
b) Hiểu biết về khả năng (b)…………………………… ở những pH khác nhau
6. Các hiểu biết về những ảnh hưởng lên hoạt chất để giúp cho sự nghiên cứu ổn định thuốc
là:
Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau
a) Ảnh hưởng của (a) …
Ảnh hưởng của oxy không khí
b) Ảnh hưởng của (b) …
7. Giúp cho nghiên cứu ổn định thuốc cần:
a) Phải biết sản phẩm …………(a)………………….…….… cuối cùng
b) Biết những …………………(b)………………………… của hoạt chất với những thành
phần khác trong thuốc

8. Số phận của thuốc trong cơ thể – Những nghiên cứu liên quan:
a) Nghiên cứu …(a)…
b) Nơi tác dụng,…………(b)……………………… tác dụng
c) Giới hạn ………………(c)………………………, nghĩa là tìm ra được khoảng cách giữa
liều điều trị và liều mà ở đó xuất hiện tác dụng phụ hay độc hại.
9. Nhà bào chế sản xuất phải nghiên cứu để biết hoạt chất
Xâm nhập … (a)… như thế nào, trước hết phải nghiên cứu……. (b)……… của thuốc.
10. Nghiên cứu thiết lập một công thức cho thuốc mới, nhà bào chế – sản xuất thường quan
tâm đến:
a) Hoạt chất
b) ……………………………… vào cơ thể
c) Dạng bào chế chế phẩm
d) Những chất ………………
e) Bao bì đóng gói
f) …

g) Kiểm tra

Bài 3
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
CÁC GxP ÁP DỤNG TRONG SẢN XUẤT DƢỢC PHẨM
MỤC TIÊU
1. Trình bày được một số khái niệm cơ bản và các GxP (GMP, GLP, GSP), ISO; sự cần
thiết, mục tiêu và vai trò trong các cơ sở sản xuất thuốc.
2. Giải thích được mối quan hệ đảm bảo chất lượng (ĐBCL), GMP và kiểm tra chất lượng
(KTCL).
3. Phân tích được 5 yếu tố, 3 nguyên tắc và 10 yêu cầu cơ bản của GxP.
4. Kể được 17 chuyên mục của WHO GMP và phân tích tóm tắt theo 5 yếu tố và các nguyên
tắc cơ bản của các GxP.
5. Liên hệ và kể ra được một số cơ sở sản xuất thuốc ở Việt Nam đã vận dụng các GxP và
đạt tiêu chuẩn GMP (hoặc cả ba: GMP, GLP và GSP).

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. CHẤT LƢỢNG
1.1. Khái niệm về sản phẩm và chất lƣợng nói chung
* Sản phẩm là kết quả của các hoạt động và của các quá trình chủ định và không chủ định,
gồm sản phẩm vật chất thuần tuý, phi vật chất, gồm cả dịch vụ, phần cứng và phần mềm.
* Chất lượng là một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu (nhu cầu hay mong đợi
đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc).
1.2. Chất lƣợng thuốc
Là tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc, thể hiện mức độ phù hợp những yêu cầu đã
định trước trong điều kiện xác định về kinh tế – kỹ thuật – xã hội, được thể hiện bởi các yêu cầu
sau đây:
– Có hiệu lực phòng bệnh, chữa bệnh.
– Không có hoặc ít có tác dụng phụ có hại.

– Ổn định về chất lượng trong thời gian xác định.
– Tiện dùng, dễ bảo quản.
– Hình thức hấp dẫn.
1.3. Đặc điểm và yêu cầu về thuốc
– Thuốc là hàng hoá đặc biệt luôn có hai mặt lợi và hại.
– Thuốc là những dạng bào chế có nhiều thành phần tạo nên, có tác dụng dược lực.
– Thuốc là một loại sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao.
– Chất lượng thuốc không dễ dàng nhận biết được bằng cảm quan.
– Thuốc phải gắn liền với thông tin về sản phẩm.
Yêu cầu: chất lượng, hiệu quả, an toàn và kinh tế.
2. QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ
chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách
chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất
lượng và cải tiến chất lượng
3. KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG (QC) là sử dụng các kỹ thuật phân tích và tiến hành các hoạt
động để thoả mãn các yêu cầu của chất lượng.

Kiểm soát chất lượng nhằm vào việc giám sát quá trình và loại trừ các nguyên nhân không
phù hợp ở tất cả các giai đoạn thông qua việc đánh giá chất lượng so với yêu cầu đề ra. Một số
hoạt động của kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng có mối quan hệ tương tác.
4. ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG (QA) là một khái niệm rộng bao gồm toàn bộ các vấn đề riêng
lẻ hay tổng hợp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, kể cả các nguyên liệu. Đảm bảo chất lượng
là tổng thể các kế hoạch được thực hiện nhằm mục tiêu đảm bảo các nguyên liệu và các dược
phẩm đạt chất lượng yêu cầu sử dụng.
Nói cách khác, đảm bảo chất lượng là toàn bộ kế hoạch, bao gồm cả GMP, được tiến hành
theo trình tự, đảm bảo dược phẩm phù hợp công dụng của nó.
5. MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG, GMP VÀ KIỂM TRA CHẤT
LƢỢNG THUỐC
Hệ thống đảm bảo chất lượng thuốc là một hệ thống bao trùm tất cả những yếu tố, những

biện pháp được thực hiện nhằm đảm bảo các thuốc sản xuất ra đều đạt chất lượng đã đăng ký.
Như vậy hệ thống này có liên quan đến tất cả các khâu, các giai đoạn, từ cá nhân đ ến tập thể có
ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Hệ thống đảm bảo chất lượng thuốc phải đảm bảo rằng:
* Sản phẩm được thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu GMP, GLP, GSP.
* Các thao tác và kiểm tra chất lượng phải tuân theo GMP (các SOP).
* Trách nhiệm quản lý phải được nêu rõ trong phần mô tả công việc (phân định).
* Cần bố trí cung ứng và sử dụng đúng nguyên liệu, bao bì.
* Kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm, quy trình sản xuất.
* Thành phẩm được pha chế đúng cách và kiểm tra theo các quy trình đã định (bảo đảm sản
xuất và kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng).
* Sản phẩm chỉ được xuất xưởng/bán khi có chứng nhận của người có thẩm quyền theo quy
định trong giấy phép.
* Có kế hoạch bảo quản, phân phối và quản lý sản phẩm để duy trì chất lượng trong thời gian
hạn dùng của thuốc.
* Có một quy trình thanh tra/tự thanh tra về chất lượng để thường xuyên đánh giá được hiệu
quả và tính khả dụng của hệ thống đảm bảo chất lượng (tổ chức thực hiện tự thanh tra và giám
sát chất lượng)
Tóm lại: Hệ thống đảm bảo chất lượng có thể được hình dung biểu diễn theo sơ đồ 3.1 sau:

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa Hệ thống đảm bảo chất lƣợng, GMP và kiểm tra chất lƣợng

CÁC NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH TỐT (GxP) ÁP DỤNG
TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THUỐC (CNDP – SXT)
Thực hành tốt sản xuất thuốc – GMP (Good Manufacturing Practice)
Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc – GLP (Good Laloratory Practice)
Thực hành tốt bảo quản thuốc – GSP (Good Storage Practice)
1. NĂM YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CÁC GxP (CÒN GỌI 5 M)
– Con người (Man – M1)
– Nguyên vật liệu (Material – M2)

– Môi trường, cơ sở sản xuất (Millieu – M3)
– Trang thiết bị (Machine – M4)
– Tài liệu quy trình, phương pháp,… (Method – M5)

Sơ đồ 3.2. Năm yếu tố cơ bản của GxP

1.1. Con ngƣời (M1)
Là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, đòi hỏi:
– Đủ về số lượng, đủ tiêu chuẩn
– Có ý thức và thái độ quyết tâm thực hiện GMP
Để đảm bảo được những yếu tố trên đối với con người, cần có sự đào tạo, có huấn luyện
thường xuyên, có kế hoạch và chương trình cụ thể.
1.2. Nguyên vật liệu (M2)
Chỉ có nguyên liệu tốt mới cho sản phẩm tốt. Nguyên vật liệu bao gồm:
Hoạt chất, các chất phụ gia, tá dược, nguyên vật liệu bao bì đóng gói (đóng gói trong, đóng
gói ngoài),…
1.3. Môi trƣờng, cơ sở vật chất (M3)
Địa điểm, môi trường, thiết kế, xây dựng đúng chức năng,… Đảm bảo cấp độ vệ sinh theo
yêu cầu.
1.4. Trang thiết bị (M4)
Phải được trang bị phù hợp để thực hành tốt theo yêu cầu: Đủ về số lượng, chủng loại, đồng
bộ,… Đúng về vật liệu, thiết kế, chế tạo, chất lượng tốt. Đặt đúng vị trí, sử dụng thuận tiện, dễ vệ
sinh, an toàn,…

Thực hiện một số ít điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đã ban hànhchương trình khung giảng dạy Dƣợc sĩ ĐH. Bộ Y tế tổ chức triển khai biên soạn tài liệu dạy – học cácmôn cơ sở và trình độ theo chương trình trên nhằm mục đích từng bước thiết kế xây dựng bộ sách đạt chuẩnchuyên môn trong công tác làm việc đào tạo và giảng dạy nhân lực y tế. Sách CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ DƯỢC PHẨM được biên soạn dựa trên chương trình giáodục của Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở chương trình khung đãđược phê duyệt. Sách được PGS.TS. Hoàng Minh Châu ( Chủ biên ) và những tác giả PGS.TS. LêQuan Nghiệm, TS. Lê Hậu, ThS. Nguyễn Nhật Thành biên soạn theo mục tiêu : Kiến thứccơ bản, mạng lưới hệ thống ; nội dung đúng chuẩn, khoa học ; update những tân tiến khoa học, kỹ thuật hiện đạivà thực tiễn Nước Ta. Sách CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ DƯỢC PHẨM đã được Hội đồng trình độ thẩm địnhsách và tài liệu dạy – học chuyên ngành huấn luyện và đào tạo Dƣợc sĩ ĐH của Bộ Y tế đánh giá và thẩm định năm2007. Bộ Y tế quyết định hành động phát hành tài liệu dạy – học đạt chuẩn trình độ của ngành trong giaiđoạn lúc bấy giờ. Trong thời hạn từ 3 đến 5 năm, sách phải được chỉnh lý, bổ trợ và update. Bộ Y tế chân thành cảm ơn những tác giả và Hội đồng trình độ thẩm định và đánh giá đã giúp hoànthành cuốn sách ; Cảm ơn GS. Lê Quang Toàn, PGS.TS. Đỗ Hữu Nghị đã đọc và phản biện, đểcuốn sách sớm hoàn thành xong kịp thời ship hàng cho công tác làm việc huấn luyện và đào tạo nhân lực y tế. Lần đầu xuất bản, chúng tôi mong nhận được quan điểm góp phần của đồng nghiệp, những bạn sinhviên và những fan hâm mộ để lần xuất bản sau sách được triển khai xong hơn. VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾLỜI NÓI ĐẦUThực hiện đường lối công nghiệp hoá và hiện đại hoá quốc gia, những ngành công nghệ ở nướcta đã và đang có nhiều tân tiến và góp sức đáng kể. Trong đó, công nghệ dược phẩm từ sự ứngdụng những văn minh khoa học kỹ thuật của nhiều ngành như công nghệ hoá học, công nghệ sinhhọc, công nghệ cơ khí, điện, điện tử, tin học … để điều tra và nghiên cứu tăng trưởng, đã và đang có nhữngđóng góp nhất định. Tuy nhiên, công nghệ dược phẩm vẫn còn sống sót nhiều chưa ổn, chưa đápứng kịp nhu yếu yên cầu của kinh tế tài chính xã hội lúc bấy giờ và cho tương lai. Để tiến kịp và hoà nhập với những nước trong khu vực, ngoài một quyết tâm cao, yên cầu độingũ khoa học có trình độ sâu, kim chỉ nan song song với thực tiễn, muốn vậy phải chú trọng công tácđào tạo. Chính do đó, góp thêm phần nhỏ bé vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngànhdược nước nhà nói chung và trong công tác làm việc đào tạo và giảng dạy nhân lực dược nói riêng, Bộ môn Côngnghiệp Dược, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn cuốn “ Giáo trình côngnghệ bào chế dược phẩm ” nhằm mục đích cung ứng cho học viên những thông tin, kiến thức và kỹ năng cơ sở lýthuyết chuyên khoa cốt lõi nhất, tích hợp với thực tiễn yên cầu của ngành dược. Trong khuôn khổ chương trình khung của Bộ Y tế, có sự trao đổi, hội thảo chiến lược về chương trìnhvới Trường Đại học Dược Thành Phố Hà Nội và tìm hiểu thêm chương trình của một số ít trường ở nước ngoàicó quan hệ hợp tác giảng dạy và điều tra và nghiên cứu như Trường Đại học Mahidol Vương Quốc của nụ cười, Trường Đạihọc Paris Sud và Trường Đại học Bordeaux II CH Pháp, nội dung chính của giáo trình này làcông nghệ sản xuất những dạng thuốc. Trước hết, dạng thuốc rắn phân liều và dạng thuốc vô ( tiệt ) trùng đã được biên soạn. Hy vọng cuốn sách góp thêm phần hữu dụng cho việc học tập và nghiên cứu và điều tra của sinh viên dược, cũng như bạn đọc có nhu yếu chăm sóc, tìm hiểu thêm khác. Lần tiên phong xuất bản, chắc như đinh cuốn sách còn nhiều khiếm khuyết, những tác giả mong nhậnđược sự góp ý của bạn đồng nghiệp cũng như fan hâm mộ để lần tái bản sau được hoàn thành xong hơn. Xin chân thành cảm ơn. TM. Các tác giảChủ biênHoàng Minh ChâuHƢỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCHCuốn sách gồm ba phần chính, tương ứng với ba chương : Chương 1 : Đại cương về công nghệ bào chế dược phẩm phân phối những thông tin, kiến thức và kỹ năng tốithiểu thiết yếu cho học viên về những yếu tố đại cương chung so với công nghệ bào chế dượcphẩm, tạo cơ sở nâng cao hiểu biết, lan rộng ra tầm nhìn bao quát về kim chỉ nan và trong thực tiễn của ngànhdược nước ta nói riêng và của khu vực cũng như trên quốc tế nói chung. Từ đó, học viên có thểxác định vai trò và trách nhiệm cho mình trong hiện tại và tương lai. Chương 2 : Các quy trình công nghệ cơ bản trong công nghệ bào chế dược phẩm giúp chohọc viên hiểu biết về những quy trình và thiết bị thường gặp trong công nghệ bào chế thuốc. Chương này trình diễn những nguyên tắc hoạt động giải trí cũng như khoanh vùng phạm vi ứng dụng của những trangthiết bị, máy móc đó. Ngoài ra, trong chương này cũng trình diễn sơ lược về cơ lý làm cơ sở chosự giám sát, lựa chọn. Từ đó, củng cố hiểu biết của học viên để giảng dạy con người làm chủnhững trang thiết bị, máy móc cơ sở vật chất tân tiến. Chương 3 : Công nghệ bào chế 1 số ít dạng thuốc với công nghệ mới tích hợp ứng dụngnhững phụ gia truyền thống và tân tiến vào những dạng thuốc viên như viên nén, viên bao, viênnang. Bên cạnh đó, dạng thuốc tiêm cũng được trình diễn trong chương này. Giáo trình này được biên soạn theo khuôn mẫu chung của Trường Đại học Y Dược TP. HồChí Minh, là sự lựa chọn, thống nhất sau nhiều cuộc hội thảo chiến lược và tập huấn về chương trình và viếtgiáo trình trong dự án Bất Động Sản nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Trong mỗi chương những bài được đánh số thứ tự tiếp theo bài của chương trước. Trước khinghiên cứu học tập hoặc tìm hiểu thêm vào nội dung chính của bài, học viên cần có một cái nhìntổng quan và xác lập được tiềm năng của mình với tiềm năng của bài. Để thực thi tiềm năng đó, cần phải đọc những nội dung chính đã viết trong sách, bằng cách bám sát mục lục và dàn bài, học viên sẽ nhận ra được nội dung của bài cần đọc hay tìm hiểu thêm. Sau quy trình học tập, điều tra và nghiên cứu, học viên hoàn toàn có thể tự kiểm tra nhìn nhận ( lượng giá ) kết quảtiếp thu nhờ phần câu hỏi lượng giá được ghi ở cuối mỗi bài. Với cách thao tác, học tập, nghiên cứu và điều tra trang nghiêm, kỳ vọng sẽ đem lại hiệu suất cao xứng đángcho học viên làm nền tảng cho sự vận dụng phát minh sáng tạo vào thực tiễn ngành nghề. CÁC TÁC GIẢBẢNG NHỮNG CHỮ VIẾT TẮTCND : Công nghệ dượcSXT : Sản xuất thuốcCNBC : Công nghệ bào chếSXDP : Sản xuất dược phẩmCNHH : Công nghệ hoá họcCNHD : Công nghệ hoá dượcCNSH : Công nghệ sinh họcCNKS : Công nghệ kháng sinhHTCL : Hệ thống chất lượngKTCL : Kiểm tra chất lượngHTĐBCL : Hệ thống bảo vệ chất lượngTHTSXT : Thực hành tốt sản xuất thuốcCNBCDP : Công nghệ bào chế dược phẩmGPs / GxP : Good Practices – Những thực hành thực tế tốt ( GMP, GLP, GSP, v.v … ) GMP : Good Manufacturing Practices – Thực hành tốt sản xuất thuốcGLP : Good Laboratory Practices – Thực hành tốt phòng kiểm nghiệmGSP : Good Storage Practices – Thực hành tốt dữ gìn và bảo vệ thuốcISO : International Standard Organization – Tổ chức tiêu chuẩn quốc tếSOP : Standard Operational Procedures – Quy trình thao tác chuẩnWHO : World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế giớiASEAN : Thương Hội những nước Đông Nam ÁCHƢƠNG 1 ĐẠI CƢƠNG VỀ CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ DƢỢCPHẨMBài 1S Ơ LƢỢC VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂNCÔNG NGHỆ BÀO CHẾ DƢỢC PHẨMMỤC TIÊU1. Trình bày được sự thiết yếu của công nghệ bào chế dược phẩm. 2. Kể ra và nghiên cứu và phân tích được những yếu tố quan trọng thôi thúc sự tăng trưởng nền công nghệbào chế dược phẩm ( yếu tố dân số, yếu tố bệnh tật, yếu tố KHKT – CN … ). 3. Trình bày được hai vai trò quan trọng của công nghệ dược phẩm – sản xuất thuốc. 4. Phác họa được một khung cảnh sản xuất thuốc chữa bệnh ở Nước Ta trong những thời kỳlịch sử trước và sau năm 1975.1.1. Sự sinh ra của công nghệ bào chế dƣợcThuốc luôn là một nhu yếu không hề thiếu được trong đời sống con người. Cũng như mọingành khác, thuốc yên cầu một nền sản xuất ngày càng cao và tăng trưởng theo sự tăng trưởng và tiếnbộ của loài người. Thời tiền sử, loài người đã biết dùng thuốc từ vạn vật thiên nhiên như cây, cỏ, lá, thân, rễ, vỏ cây đểchữa bệnh, chống lại bệnh tật và sống sót. Khi đó, người ta dùng những nguyên vật liệu còn tươi, hoặc hoàn toàn có thể phơi khô để dành. Dần dần, người ta biết dùng nước thấm ướt, rồi biết đun với nước ( sắc ) lấy nước sắc để dùng – đó là dạng bào chế thô sơ tiên phong của dược phẩm. Khi loài người biết lên men một số ít thực vật chứa bột, đường, rồi biết cất ra rượu ( khoảng1000 năm trước công nguyên ), thì cũng từ đó một dạng thuốc thứ hai Open. Đó là rượuthuốc, … Ngành bào chế thuốc – công nghệ bào chế dược phẩm đã Open như vậy, từ nhữngdạng thô sơ đơn thuần bắt đầu như nước sắc, rượu thuốc, cao thuốc, … Trải qua mấy ngàn năm lịch sử vẻ vang tăng trưởng, tân tiến của loài người, cùng với những cuộc Cáchmạng khoa học kỹ thuật cũng như nhu yếu ngày càng ngày càng tăng của con người về phòng và chữabệnh, kỹ thuật sản xuất thuốc cũng ngày càng tăng trưởng với những dạng thuốc tinh xảo hơn, phứctạp hơn. Cụ thể là những dạng thuốc viên, viên nén, viên bao, viên nang, thuốc tính năng lê dài, thuốc tiêm, dịch truyền, … Đó là lịch sử dân tộc sinh ra, sống sót và tăng trưởng của công nghệ bào chế những dạng thuốc nói riêng vàcủa nền sản xuất thuốc nói chung. Sơ đồ 1.1. Vị trí, vai trò của công nghệ bào chế dƣợc phẩm so với sức khỏe thể chất con ngƣời1. 2. Sự tăng trưởng tất yếu của công nghệ bào chế dƣợc phẩmSự tăng trưởng của công nghệ bào chế dược phẩm đi liền với sự tăng trưởng và tân tiến chung củanhân loại, nó cung ứng nhu yếu về thuốc phòng, chẩn đoán và chữa bệnh ngày càng ngày càng tăng củatoàn cầu. Những yếu tố quan trọng thôi thúc công nghệ bào chế tăng trưởng là : * Sự ngày càng tăng dân sốTheo quỹ dân số Liên Hiệp Quốc ( UNFPA ) công bố trong những năm gần đây dân số thếgiới có sự tăng vọt, mang đặc thù “ bùng nổ ”. Một khi dân số tăng, nhu yếu về thuốc cũng phải tăng theo. Mức sử dụng thuốc bình quânđầu người, cứ 10 năm lại tăng gấp đôi. Ở Nước Ta, chỉ trong 5 năm, từ 1990 – 1995 mức sửdụng thuốc tăng gấp 10 lần. ( Tuy nhiên, trên quốc tế, mức tiêu thụ đang có sự chênh lệch lớngiữa những nước tăng trưởng và những nước đang tăng trưởng. Người dân những nước công nghiệp sử dụngdược phẩm bình quân gấp 30 lần ở nước đang tăng trưởng. Ở từng vương quốc cũng có tình trạngtương tự về tình hình người dùng thuốc ở thành thị và nông thôn … ). * Sự ngày càng tăng về bệnh tậtChủng loại bệnh tăng, bệnh ngày càng nguy khốn hơn do vi trùng kháng thuốc, do điều trịkhông đúng phác đồ hoặc không đủ thuốc, do thiên tai và những nguyên do khác … Ví dụ bệnh sốt rét, bệnh lao vẫn còn là căn bệnh đe doạ hàng triệu người trên quốc tế. Căn bệnh thế kỷ AIDS, mốihiểm hoạ của toàn thế giới và những bệnh do virus khác. * Sự tăng trưởng của những ngành KH – CN khác : Công nghiệp dược dựa trên sự tăng trưởng củacông nghiệp hoá dược ( bao trùm là công nghiệp hoá học ), sản xuất nguyên vật liệu phân phối chocông nghệ bào chế những dạng thuốc. Công nghiệp hoá dược hoàn toàn có thể đi từ tổng hợp hoá học ra cácchất hoặc chiết tách những chất tinh khiết từ nguyên vật liệu vạn vật thiên nhiên, cây, con ( thực vật, động vật hoang dã ). Sự tăng trưởng của công nghệ bào chế thuốc còn được hỗ trợ bởi sự phân phối nguyên vật liệu ngàycàng đa dạng chủng loại của công nghiệp thuốc kháng sinh và công nghiệp sinh học. Bên cạnh đó, Côngnghệ bào chế những dạng thuốc còn được sự tương hỗ tích cực của văn minh khoa học kỹ thuật từ nhiềungành, như điện tử, cơ khí, hoá học … * Lợi nhuận cũng là một động cơ thôi thúc công nghệ bào chế thuốc tăng trưởng, đồng thờiđóng góp tích cực cho nền kinh tế tài chính xã hộiĐi đôi với vai trò sản xuất, đáp ứng thuốc cho y tế ship hàng công tác làm việc chăm nom và bảo vệ sứckhỏe con người, công nghệ bào chế thuốc còn góp phần một phần không nhỏ và tích cực cho nềnkinh tế – xã hội. 1.3. Vài nét về tình hình bào chế thuốc ở Việt NamTrước Cách mạng tháng Tám năm 1945 : Chưa có sản xuất công nghiệp, hầu hết là nguồntừ “ Pháp quốc ”, có chăng là pha chế theo đơn, nỗ lực bào chế một vài dạng thuốc mỡ, thuốcnước, … với phương tiện đi lại trọn vẹn thủ công bằng tay ở những bệnh viện hoặc hiệu thuốc tư nhân, tính chấthoàn toàn chịu ràng buộc. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954 ) : Đáp ứng nhu yếu của cuộc chiến tranh vệ quốc, công nghệ bào chế thuốc đã làm ra những loạithuốc ship hàng mặt trận, những loại thuốc thường thì cho nhân dân như thuốc cảm, sốt, ho, tiêu chảy, …, một vài vaccin cơ bản, thuốc sốt rét, … Những xưởng bào chế mang tính chuyênnghiệp như Xưởng Quân dược XF14, LK10, LK3 – 4, LK5, … lần lượt sinh ra. Tuy cơ sở trangthiết bị vẫn còn rất thô sơ, tự tạo, sản xuất tiểu thủ công, nhưng đây chính là tiền đề cho nền sảnxuất thuốc mang tính công nghiệp sau này. Thời gian này nước ta đã sản xuất ra được một sốthuốc như Calci chlorid dược dụng pha tiêm, Ether mê, Chloroform mê, chiết được Long não, Morphin, Strychnin, Cafein pha tiêm, … Thời kỳ 1955 – 1975 : Sau hiệp định Geneve 1954, quốc gia tạm chia làm hai miền : Miền Bắc trọn vẹn giải phóng, nhu yếu đặt ra cho toàn ngành là bảo vệ những thuốc chủyếu cho nhân dân, phấn đấu sản xuất trong nước những thứ thuốc thường thì nhất, thống nhất “ tân dược ” và “ đông dược ”. Cơ sở tập trung chuyên sâu tiên phong có quy mô lớn, cơ khí hoá, thiết bị tươngđối văn minh lúc bấy giờ là Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1 ( XNDPTW1 ), Xí nghiệp Dượcphẩm Trung ương 2 ( XNDPTW2 ), … và mở màn thiết kế xây dựng nhà máy sản xuất địa phương ở những tỉnh, phấnđấu những tỉnh thành đều có nhà máy sản xuất dược phẩm ( XNDP ) … thiết kế xây dựng bộ môn Công nghiệp Dượctại Trường Đại học Dược TP.HN. Miền Nam còn nằm trong chính sách thực dân kiểu mới, công nghiệp dược tăng trưởng theo lối tưbản, có những cơ sở bào chế sản xuất lớn, có thiết bị văn minh, nhưng cũng có nhiều cơ sở sảnxuất bằng tay thủ công, thiết bị chắp vá, … Vào tiến trình này, có khoảng chừng trên 120 viện bào chế lớn nhỏ, nhưng nguyên vật liệu trọn vẹn phụ thuộc vào quốc tế. Từ sau 1975 : Nước nhà thống nhất, ngành Dược thống nhất chỉ huy, phương hướng từ Namtới Bắc, tận dụng mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị bào chế sản xuất tổng thể những thuốc nào có thểsản xuất được với mọi nguồn nguyên vật liệu hoàn toàn có thể có được. Phía Nam đã tập hợp và thành lậpXNDPTW 21, 22, 23, 24, 25, 26 và Liên viện bào chế 7. Sau đó sắp xếp lại như sau : XNDPTW24, 25, 26 một số ít nhà máy sản xuất thuộc địa phương quản trị như XNDP 2 – 9, XNDP 3 – 2, XNMebiphar, … Phía Bắc, những XNDPTW1, XNDPTW2, XNDPTW3, … và mỗi tỉnh, thành hầu hếtđều có những cơ sở sản xuất thuốc lớn, nhỏ, … Chủ trương kiến thiết xây dựng ngành dược tiến lên chính quyhiện đại cũng như Chính sách vương quốc về thuốc Nước Ta ( 1996 ) đã chỉ ra : Mở rộng giảng dạyở những Trường Đại học, thiết kế xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ, cử đi học quốc tế, … Bộ Y tếcũng đã quyết định hành động xây dựng Bộ môn Công nghiệp Dược tại trường Đại học Y Dược TP. Hồ ChíMinh ( Quyết định số 1899 / BYT – QĐ ). GMP đã được đề cập tới từ 1984, bằng nhiều cuộc hội thảo chiến lược, tập huấn về GMP.Chính sách vương quốc về thuốc đã được nhà nước phát hành từ 20 – 6 – 1996, theo đó có yêu cầuCông nghiệp Dược phải đáp ứng 70 % nhu yếu thuốc cho nhân dân trong nước, phải phấn đấuđạt tiêu chuẩn GMP, phát hành Quyết định của Bộ Y tế số 1516 ngày 9 – 9 – 1996 về việc triển khaiáp dụng những nguyên tắc tiêu chuẩn GMP của Thương Hội những nước Khu vực Đông Nam Á, gọi tắt là ASEANGMP, và Thông tư hướng dẫn triển khai việc tiến hành vận dụng những nguyên tắc ASEAN GMPcủa Bộ Y tế số 12 / BYT – TT ngày 12 – 9 – 1996. Tất cả những doanh nghiệp sản xuất dược phẩm phảiGMP hoá chậm nhất là vào năm 2005. Từ 2005 vận dụng WHO GMP.Từ những khuynh hướng lớn và cơ bản của chủ trương thuốc vương quốc, với những yên cầu bứcxúc của ngành Dược, nước ta đã kiến thiết xây dựng quy hoạch tổng thể và toàn diện góp vốn đầu tư tăng trưởng ngành Dược ViệtNam thời kỳ 1996 – 2010, gồm có : 1. Nghiên cứu quy hoạch tăng trưởng công nghiệp hoá dược quy trình tiến độ 1996 – 20102. Nghiên cứu quy hoạch góp vốn đầu tư tăng trưởng công nghiệp kháng sinh3. Quy hoạch sản xuất, tăng trưởng dược liệu và những vùng dược liệu Việt Nam4. Quy hoạch sản xuất, tăng trưởng công nghiệp vỏ hộp dược tiến trình 1996 – 20105. Quy hoạch sản xuất, tăng trưởng công nghiệp bào chế tiến trình 1996 – 20106. Quy hoạch sản xuất, tăng trưởng và phân bổ công nghiệp dược tiến trình 1996 – 20107. …. Nhìn chung, trong một thời hạn khá dài, từ chính sách bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, công nghệ bào chế dược phẩm nói riêng và công nghiệp dược Nước Ta nói chung còn nhiềulúng túng, mặc dầu cũng có những góp phần nhất định, nhưng phần đông không có một chiến lượclâu dài. Đến nay, ngành Dược đã có những khuynh hướng kế hoạch tăng trưởng, mở ra lộ trình pháttriển của công nghệ bào chế dược phẩm, Giao hàng đắc lực nhu yếu về thuốc trong nước và xuấtkhẩu. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Lê Quang Toàn, KT hoá dược, NXB Y học Thành Phố Hà Nội, 1971.2. Hoàng Đình Cầu, Y Xã hội học – Bài giảng CK2 – ĐH Dược TP. Hà Nội, 1985.3. Bộ Y tế, Chính sách Quốc gia về thuốc, TP. Hà Nội, 1996.4. Bộ Y tế, Chiến lược tăng trưởng KH – CN ngành Y tế đến năm 2020, TP.HN, 1998. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ * TRẢ LỜI NGẮN : 1. Yếu tố thôi thúc sự tăng trưởng công nghệ bào chế dược phẩma ) Sự ngày càng tăng dân sốb ) … c ) Sự tăng trưởng của KH – CNd ) … 2. Sơ đồ màn biểu diễn vai trò CND trong sự nghiệp Y tế, bảo vệ và chăm nom sức khoẻ conngười : a ) … b ) … c ) … d ) … 3. Vài nét về tình hình sản xuất thuốc ở Nước Ta ( ghi ngắn gọn một đến hai dòng ) a ) Trước Cách mạng tháng Tám 1945 : … b ) Sau Cách mạng tháng Tám 1945 ( Kháng chiến chống thực dân Pháp ) : … c ) Thời kỳ 1955 – 1975 : … d ) Từ sau 1975 : … Bài 2QU Á TRÌNH NGHIÊN CỨU, BÀO CHẾ – SẢN XUẤT THUỐC RA THỊ TRƢỜNGMỤC TIÊU1. Vẽ lại được và lý giải sơ đồ tổng quát quy trình điều tra và nghiên cứu một thuốc mới ra thịtrường. 2. Nêu được tiềm năng của quy trình tiến độ điều tra và nghiên cứu, bào chế và tiến trình sản xuất. 3. Trình bày được những nhu yếu thiết yếu để kiến thiết xây dựng một công thức bào chế thuốc. 4. Kể được 4 nội dung chính của một hồ sơ xin phép sản xuất thuốc và những nội dung chínhtrong hồ sơ dược phẩm. 5. Trình bày được những bước cơ bản nghiên cứu và điều tra, bào chế – sản xuất một thuốc generic rathị trường. 6. Kể được tóm tắt những bước triển khai thiết kế xây dựng tiêu chuẩn một thuốc generic. 2.1. Quá trình điều tra và nghiên cứu, bào chế – sản xuất thuốc mới2. 1.1. Sơ đồ tổng quátCó thể tổng quát hoá quy trình điều tra và nghiên cứu, bào chế – sản xuất một thuốc mới ra thị trường nhưsau : Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổng quát quy trình điều tra và nghiên cứu sản xuất một thuốc mới. Ghi chú : NVL : Nguyên vật liệu : CPT : Chế phẩm thuốc ; SXTNM : Sản xuất thuốc nguyên mẫu ; NC ( CT, QT ) : Nghiên cứu ( Công thức, Quy trình ) ; SXCN : Sản xuất công nghiệp. 2.1.2. Giai đoạn nghiên cứu và điều tra, bào chế thuốc nguyên mẫuMục tiêu của tiến trình này là tìm ra được một công thức bào chế sản xuất tốt nhất, phù hợpvới những điều kiện kèm theo kinh tế tài chính – kỹ thuật, từ đó bào chế thuốc nguyên mẫu để thử lâm sàng và xinphép sản xuất đưa ra thị trường. Người sản xuất nói chung, người dược sĩ nói riêng luôn luôn nỗ lực điều tra và nghiên cứu sản xuất ranhững thuốc có chất lượng, hiệu suất cao, bảo đảm an toàn. Muốn vậy, phải xem xét rất kỹ lưỡng những thànhtố của chất lượng. Những thành tố đó có rất nhiều. Đối với một thuốc mới, để đưa ra được thịtrường, cần phải có sự điều tra và nghiên cứu, lựa chọn : – Đường đưa thuốc vào khung hình ( đường sử dụng ). – Dạng bào chế thích hợp. – Tá dược và chất phụ gia. – Nguyên liệu vỏ hộp đóng gói. – Quy trình sản xuất. – Kiểm tra. – Quy trình đóng gói, dữ gìn và bảo vệ … Sự lựa chọn không hề thực thi được nếu thiếu sự hiểu biết về hoạt chất cũng như toàn bộnhững gì về năng lực, tương quan đến hoạt chất. Trong sản xuất thuốc, việc kiến thiết xây dựng công thứccho một dạng bào chế của một thuốc mới chứa hoạt chất có hoạt tính trị liệu là rất quan trọng. Đểxây dựng công thức này phải có sự phối hợp ngặt nghèo giữa những cơ sở nghiên cứu và điều tra và phát triểnsản xuất với những phòng thí nghiệm kiểm tra. Trước hết phải hiểu biết về hoạt chất, tiếp đó làxây dựng được công thức cho dạng bào chế sản xuất sau này. 2.1.2. 1. Những hiểu biết về hoạt chấtMuốn kiến thiết xây dựng được công thức cho một thuốc mới với hoạt chất có tính trị liệu, điều quantâm tiên phong, như là điểm xuất phát để triển khai những việc làm về sau, đó là hoạt chất ( dượcchất ). Hoạt chất là đối tượng người tiêu dùng nghiên cứu và điều tra của nhiều nhà khoa học : hoá học, độc chất học và dượclý học, … Nhà điều tra và nghiên cứu bào chế sản xuất thuốc phải xem xét rút ra những đánh giá và nhận định, nhữngmục tiêu quan sát được để hoàn toàn có thể sử dụng vào việc làm nghiên cứu và điều tra của mình. Những tính chấthoá lý của hoạt chất cần được biết rõ như trình diễn trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Những đặc thù của hoạt chất cần biết chắc chắntrƣớc khi đề cập nghiên cứu và điều tra một dạng chế phẩmTính chất hoá lýSố phận của hoạt chất trong khung hình – Tính chất cảm quan – Thuộc về dƣợc – Tính chất vật lý : Khả năng hoà tan + Sự phân phối – Tính chất hoá học : + Sinh chuyển hoá – Nhiệt độTính ổn địnhvàTƣơng kỵ – Độ ẩm – Oxy không khí – Ánh sáng – Các tác nhân khác + Thải trừ – Hoạt tính trị liệu ( tính năng điều trị ) + Nơi công dụng + Cơ chế + Tác dụng phụ – Sinh khả dụnga ) Tính chất vật lýTính tan của hoạt chất là một thuộc tính rất quan trọng. Phải hiểu biết chắc như đinh về sự hoàtan trong nước của hoạt chất, chính bới nó sẽ cho hướng lựa chọn dạng thuốc sử dụng ( dạng đưa vàocơ thể ) và nó đóng vai trò lớn trong tính sinh khả dụng. Quan trọng hơn nữa là những sự hiểubiết về năng lực hoà tan của hoạt chất trong nước ở những pH khác nhau và phải biết nó phânphối như thế nào tùy thuộc vào pH hay tùy thuộc vào sự tham gia của hai pha : nước và dầu. b ) Tính chất hoá họcTính chất hoá học rất quan trọng trong điều tra và nghiên cứu độ không thay đổi của thuốc. – Phải biết hoạt chất chịu ảnh hưởng tác động của nhiệt độ khác nhau như thế nào. – Phải biết ảnh hưởng tác động của nhiệt độ ra làm sao. – Ảnh hưởng của oxy không khí. – Ảnh hưởng của ánh sáng, … Và phải ghi nhận được mẫu sản phẩm phân hủy sau cuối để hoàn toàn có thể xác lập sau những thử nghiệm vềsự không thay đổi, xác lập tuổi thọ hay thời hạn dùng thuốc. Để biết được những điều đó phải triển khai thử nghiệm trong những điều kiện kèm theo nhiệt độ, độẩm, ánh sáng và có oxy, từ đó Dự kiến được số lượng giới hạn sử dụng thuốc ( tuổi thọ của thuốc ) ở trongđiều kiện dữ gìn và bảo vệ thông thường trên thị trường. Một việc làm nghiên cứu và điều tra rất phức tạp khác nữa là những nghiên cứu và điều tra nhận ra những tươngkỵ của hoạt chất với những thành phần khác trong thuốc và hoạt tính của nó trong môi trườngsinh học. c ) Số phận của hoạt chất trong cơ thểNhững yếu tố tương quan tới số phận của hoạt chất trong khung hình thường được khảo sát bởi cácnhà nghiên cứu và điều tra dược lý và hoàn tất bởi những thầy thuốc lâm sàng. – Nghiên cứu dược động học, thứ nhất chỉ ra cho tất cả chúng ta về sự phân phối của hoạt chất, sinh chuyển hoá trong khung hình, rồi sự thải trừ ( thanh thải ) của nó. – Để giúp cho công dụng điều trị một cách hữu hiệu, tất cả chúng ta phải cố gắng nỗ lực khám phá, biết nhiềuvề năng lực và nơi công dụng, cơ chế tác dụng của hoạt chất. – Một nghiên cứu và điều tra không hề thiếu là số lượng giới hạn trị liệu, nghĩa là tìm ra được khoảng cách giữaliều điều trị và liều mà ở đó Open công dụng phụ hay ô nhiễm. – Nhà bào chế, sản xuất phải điều tra và nghiên cứu để biết hoạt chất xâm nhập vào khung hình như thế nào, trước hết phải nghiên cứu sinh khả dụng của nó. Trước khi điều tra và nghiên cứu công thức, cần có một dự kiến về phương pháp thực thi, nhằm mục đích mục tiêuđạt được một quy mô tối ưu sinh khả dụng xác lập. Những yếu tố mong ước là : – Sự thấm lê dài trong khung hình. – Xác định những đỉnh ( hấp thu ) nồng độ trong máu. 2.1.2. 2. Công thứcNghiên cứu kiến thiết xây dựng ( thiết lập ) công thức cho một thuốc mới, nhà bào chế sản xuất thuốcthường phải chăm sóc tới : hoạt chất, đường đưa thuốc vào khung hình, dạng chế phẩm, những tádược, vỏ hộp đóng gói, quy trình tiến độ sản xuất và kiểm tra. a ) Hoạt chất hoàn toàn có thể sống sót ở nhiều dạng khác nhau. Sự lựa chọn tùy thuộc vào cách dùng vànhững nghiên cứu và điều tra về sự không thay đổi, độ hoà tan và sinh khả dụng của thuốc. b ) Đường đưa thuốc vào cơ thểLựa chọn đường đưa thuốc vào khung hình nhờ vào : – Sinh khả dụng của hoạt chất. – Tốc độ tính năng mong ước, thời hạn điều trị và số liều trong ngày. – Loại bệnh nhân ở những lứa tuổi và thể trạng khác nhau ( sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, ngườigià, … ) cũng như thực trạng, khởi đầu hay tái phát, ở nhà hay bệnh viện, điều trị lưu động haykhông, … – Đường uống là đường thông dụng nhất, vận dụng được cho nhiều hoạt chất. c ) Dạng thuốc, lựa chọn dạng chế phẩm tùy thuộc vào đường dùng thuốc. Một số dạng chếphẩm thường được nghiên cứu và điều tra, sử dụng như tóm tắt ở bảng 2.2. Bảng 2.2. Dạng chế phẩm thƣờng dùngĐƣờng dùngDạng thuốc sản xuất chính – UốngViên nén, nang, dung dịch hay nhũ dịch nƣớc – Ngoài đƣờng tiêu hoáDung dịch nƣớc – Đƣờng trực tràngĐạn – Đƣờng sinh dụcViên nén, dung dịch, trứng, … – MắtDung dịch nƣớc, … – O.R.L ( Tai mũi họng ) Dung dịch nƣớc, bột, … – Ngoài daMỡ, dung dịch, thuốc dán, … * Đường uống : – Viên nén và viên nang là dạng thuốc rắn phân liều thuận tiện cho dữ gìn và bảo vệ, luân chuyển vàđiều trị lưu động, thuận tiện cho sản xuất công nghiệp với số lượng lớn. – Dạng dung dịch, hỗn dịch nước cũng là dạng thuốc thông dụng. Dưới dạng đa liều, thuậntiện dùng cho một số ít chủng loại bệnh nhất định. * Đường dùng ngoài uống : Không nhiều, thường là dùng đường tiêm dưới dạng dung dịchnước. Nếu là bột tiêm, đa số được đựng trong lọ, nhưng có một câu hỏi đặt ra cho yếu tố bảoquản. d ) Những chất tá dược và những chất phụ giaĐối với những chất này, nhu yếu quan trọng nhất là trơ về mặt hoá học, không có tác dụngphụ. Để biết được tối đa sự bảo vệ về một chất tá dược hoặc chất phụ gia nào đó, người ta sẽphải nghiên cứu và điều tra thành phần hoá học, độ tinh khiết, … Sự lựa chọn ngày này rất thuận tiện nhờ dựa vào Dược điển, hoặc những tài liệu nghiên cứucủa những nhà nghiên cứu công nghiệp dược tổng hợp, gồm có : Tên, tên khoa học, công thức hoáhọc ( công thức nguyên, công thức cấu trúc ), khối lượng phân tử, đặc thù vật lý, … Và không thểthiếu những hiệu quả nghiên cứu và điều tra của nhà bào chế sản xuất thuốc, ví dụ điển hình như độ trơn chảy củanó, … Nhà bào chế sản xuất chăm sóc tới yếu tố tác động ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc, lựa chọntá dược với đặc tính được cho phép, tinh chỉnh và điều khiển được vận tốc giải phóng hoạt chất. Từ đó, định hướngsử dụng tá dược vào những tiềm năng điều tra và nghiên cứu khác nhau hay vào những đối tượng người tiêu dùng đơn cử khácnhau. e ) Bao bì đóng gói là một thành phần không hề thiếu được của một dạng thuốc, có vai trò : – Bảo vệ dược phẩm ( Tránh những sự đổi khác của khí hậu, ánh sáng, những nguồn gây ô nhiễm vàcác va chạm khi luân chuyển ). – Tạo giá trị thương mại cho mẫu sản phẩm ( mê hoặc người mua, tiện sử dụng, xác lập và cungcấp những thông tin thiết yếu sớm nhất, … ) Cần quan tâm những nguyên vật liệu vỏ hộp đóng gói tiếp xúc trực tiếp với thuốc ( vỏ hộp đóng góiđầu tiên ), cần lựa chọn theo hướng những nguyên vật liệu đã được ghi trong hạng mục của những Dượcđiển. Những thử nghiệm quan trọng được cho phép xác lập thời hạn lê dài sử dụng ( hạn dùng ) mộtthuốc phải thực thi trong điều kiện kèm theo có vỏ hộp xác lập. 2.1.3. Giai đoạn xin giấy phép sản xuất thuốc đưa ra thị trườngHồ sơ hoàn hảo xin giấy phép sản xuất thuốc đưa ra thị trường, nhu yếu có 4 phần chính : 1. Phần thuộc về dược ( bào chế, nghiên cứu và phân tích, kiểm nghiệm, … ) 2. Phần thuộc về độc tính. 3. Phần thuộc về dược lý. 4. Phần thuộc về lâm sàng. Hồ sơ dược thường gồm có : – Thành phần, số lượng và chất lượng. – Mô tả quá trình sản xuất. – Kiểm tra nguyên vật liệu nguồn vào và vỏ hộp. – Kiểm tra trên loại sản phẩm trung gian, bán thành phẩm và thành phẩm. – Mô tả những điều kiện kèm theo dữ gìn và bảo vệ và cách dùng. Trường hợp đặc biệt quan trọng cần có lý giải để người dùng có sự lựa chọn đúng và đúng chuẩn. Kèmtheo hồ sơ phải có những điều tra và nghiên cứu về tính không thay đổi, về dược động học, sinh khả dụng, phạm viđiều trị cũng như những điều luật bắt buộc về kỹ thuật và kinh tế tài chính. Một điểm rất quan trọng cần chú ý quan tâm là những thử nghiệm lâm sàng không hề làm lại đượctheo lối cũ. Những thử nghiệm trên người là hiệu lực thực thi hiện hành một lần cho toàn bộ với những đơn vị chức năng của lôthuốc nguyên mẫu. Theo thói quen ( lối cũ ), mỗi lô sản xuất, những thử nghiệm sửa chữa thay thế bằngnhững thử nghiệm hoá lý được cho phép xác nhận chất lượng của thuốc. Hồ sơ làm theo Quy chế ĐK thuốc, phát hành kèm theo quyết định hành động Bộ Y tế. 2.1.4. Giai đoạn sản xuất và kiểm traMục tiêu của quy trình tiến độ này là tái sản xuất ở quy mô công nghiệp ra những thuốc có chấtlượng tương thích với chất lượng của lô nguyên mẫu ( lô ĐK sản xuất ). Ngoài ra, để đạt được tiềm năng trên, quá trình sản xuất cần phải lựa chọn theo những mụctiêu đã định, cũng còn tùy thuộc vào cả nguyên vật liệu sử dụng. Mỗi một quy trình phải có những thông số kỹ thuật kỹ thuật quyết định hành động, để thuốc sản xuất ra đảmbảo chất lượng tổng lực. Muốn vậy cần phải kiểm tra ngặt nghèo, từ nguyên vật liệu đầu, sản phẩmtrung gian, đến mẫu sản phẩm ở đầu cuối bằng những thiết bị đúng chuẩn có độ an toàn và đáng tin cậy cao, có sự thẩmđịnh, … ( kiểm tra chất lượng ). Kiểm tra sự giống hệt giữa những lô sản xuất dựa trên tính không thay đổi của thuốc và trên tính sinhkhả dụng của hoạt chất, … Tóm lại quy trình tiến độ này cần phải triển khai khắt khe mọi tiêu chuẩn, mọi nhu yếu của GMPnhằm bảo vệ chất lượng thuốc không thay đổi để đưa ra thị trường. Quá trình nghiên cứu và điều tra một thuốc mới ra thị trường yên cầu nhiều thời hạn và kinh phí đầu tư khálớn. Trước đây, kể từ khi mở màn điều tra và nghiên cứu để tìm ra được hoạt chất có tính năng đến khi sảnxuất được thành phẩm bán ra thị trường, thường phải mất 10 – 15 năm và tiêu tốn khoảng chừng hàngtrăm triệu USD. Ngày nay, thời hạn này hoàn toàn có thể rút ngắn lại. 2.2. Quá trình điều tra và nghiên cứu, bào chế – sản xuất một thuốc generic ra thị trƣờngThuốc generic là một thuốc có công thức giống như thuốc nguyên thủy độc quyền được mộthay nhiều hãng bào chế khác nhau sản xuất khi tính độc quyền khai thác không còn nữa. Thực tế, khi một hãng bào chế nghiên cứu và điều tra thành công xuất sắc một hoạt chất mới, công hiệu cao đốivới một bệnh nào đó, thì gia chủ xin ĐK bản quyền sáng tạo để tránh bị sao chép, vì cókhi họ phải bỏ ra cả trăm triệu USD Mỹ trong nghiên cứu và điều tra, nhất là với những kháng sinh. Nhưngsau một thời hạn sản xuất độc quyền ( ví dụ như 17 năm ở Pháp, 15 năm ở Mỹ ), thuốc ấy trởthành công cộng và tổng thể những hãng bào chế trên quốc tế đều hoàn toàn có thể sản xuất mà không phải trảbản quyền sáng tạo. Quá trình điều tra và nghiên cứu sản xuất một thuốc generic ra thị trường không mất nhiều thời hạn vàtốn kém bằng nghiên cứu và điều tra sản xuất một thuốc mới, hoàn toàn có thể qua những bước như sau. 2.2.1. Nghiên cứu tìm kiếm, lựa chọn công thức tối ưuTrước hết, nhà nghiên cứu phải có một ý tưởng sáng tạo, đưa ra một dự kiến tiềm năng đạt tới : dạngchế phẩm, hình thức, mẫu mã, tiêu chuẩn, v.v … Thực hiện ý tưởng sáng tạo đó, cần phải : – Thu thập tài liệu xung quanh tiềm năng : tài liệu trong nước, quốc tế, về hoạt chất, vềdạng chế phẩm chứa hoạt chất đó, về những chất phụ gia, về những vỏ hộp chế phẩm đó, … toàn bộ những tàiliệu hoàn toàn có thể Giao hàng được nhiều nhất cho tiềm năng nghiên cứu và điều tra của mình. – Tìm hiểu thị trường, quan sát thực tiễn, những chế phẩm đã có, … để tránh nhái lại, từ đó họctập, củng cố ý tưởng sáng tạo và dự kiến, … – Tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất có chất lượng, số lượng không thay đổi, giá thành phùhợp, … và tương thích với điều kiện kèm theo kinh tế tài chính – kỹ thuật hiện có. – Dự kiến công thức dựa trên những công thức truyền thống cuội nguồn / tầm cỡ hoặc những tài liệumới nhất. – Thử nghiệm trên những công thức để lựa chọn ra một công thức tốt nhất, những thông số kỹ thuật kỹthuật tối ưu nhằm mục đích bảo vệ chất lượng thuốc tương thích với những điều kiện kèm theo : + Kỹ thuật : Chất lượng không thay đổi với nguồn nguyên vật liệu hiện có, hoàn toàn có thể sản xuất được lâudài. + Về y học : Giải đáp được những câu hỏi : 1 ) Thuốc có công dụng không ? 2 ) Có công dụng phụ không ? 3 ) Dung nạp tốt không ? – 4 ) Thuốccó tính sinh khả dụng, … Chủ yếu phải kiểm tra năng lực giải phóng hoạt chất ( độ hoà tan ) củathuốc sản xuất ra theo công thức đó, và độ bảo đảm an toàn của thuốc. + Về thị trường : Người tiêu dùng gật đầu dạng chế phẩm, sử dụng thuận tiện, thuận tiện, không nhầm lẫn, … + Về kinh tế tài chính : Giá cả thích hợp, hiệu suất cao kinh tế tài chính, … 2.2.2. Thử nghiệm và thiết kế xây dựng tiêu chuẩn chế phẩmSau khi đã lựa chọn được một công thức tốt nhất tương thích với những điều kiện kèm theo kinh tế tài chính – kỹthuật, sẽ sản xuất thử nghiệm đạt đến sự không thay đổi về chất lượng và sản xuất ra thuốc nguyên mẫu ( thuốc này sẽ gửi kèm theo hồ sơ xin giấy phép ĐK sản xuất ), và đồng thời, triển khai xâydựng tiêu chuẩn. Xây dựng tiêu chuẩn chế phẩm : – Yêu cầu kỹ thuậtCông thức : phải ghi vừa đủ tên hoạt chất, tá dược, … số lượng và chất lượng ( theo tiêu chuẩnnào, … ). Nguyên vật liệu : số lượng, chất lượng, … ( ghi theo hướng dẫn GMP ). – Phương pháp thử : Nhận xét cảm quan. + Định tính. + Định lượng. – Thuyết minh tiêu chuẩn + Định tính : giải pháp, tiêu chuẩn, cách triển khai, … + Định lượng : chiêu thức, miêu tả cách triển khai, hiệu quả, … Chú ý : Độ đúng mực, độ đáng tin cậy của giải pháp – Độ không thay đổi của thuốc : Phương pháp xác lập độ không thay đổi. Mô tả cách thực thi. Kết quả, giải quyết và xử lý và biện luận, … Kết luận : Phải khẳng định chắc chắn những việc làm triển khai là có tính khoa học và đúng mực với độtin cậy cao, được giải quyết và xử lý thống kê hay theo ứng dụng nào của máy tính, … Chú ý kèm theo nhữngtài liệu gốc ( photo ), những bản tính toán đơn cử … 2.2.3. Gửi mẫu đến cơ quan kiểm nghiệmGửi mẫu thuốc đến cơ quan kiểm nghiệm, kèm theo những tài liệu tương quan đến dược phẩm đó, gồm có : Những tiêu chuẩn kiến thiết xây dựng và đề xuất. Những hồ sơ tài liệu thiết yếu kèm theo ( theo nhu yếu của loại sản phẩm ). 2.2.4. Xây dựng quy trình tiến độ sản xuất ( soạn thảo ) Thực hiện theo mẫu hướng dẫn của cơ quan quản trị ( Cục Dược – Bộ Y tế ). 2.2.5. Tập hợp, soạn thảo hồ sơ xin ĐK sản xuấtTheo lao lý pháp luật so với thuốc sản xuất trong nước, trong bản Quy chế đăng kýthuốc phát hành kèm theo quyết định hành động của Bộ Y tế. 2.2.6. Sản xuất và kiểm tra chất lượngSản xuất và kiểm tra chất lượng triển khai theo GMP.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hoàng Minh Châu, Sản xuất Thuốc – Công nghiệp Dược, Bài giảng cho Dược sĩ và CT3, Đại học Y Dược, TP Hồ Chí Minh, 1997 ). 2. LE HIR, Abrégés de Pharmacie galenique, R.F.Paris, 2000.3. Quy chế ĐK thuốc phát hành kèm theo quyết định hành động của Bộ Y tế. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ * TRẢ LỜI NGẮN : 1. Quá trình điều tra và nghiên cứu sản xuất thuốc mới ra thị trường : Sơ đồ tổng quát : ( Vẽ lại sơ đồ xương cá ) 2. Mục tiêu của quy trình tiến độ nghiên cứu và điều tra và sản xuất thử ra thuốc nguyên mẫu : Mục tiêu của giaiđoạn này là điều tra và nghiên cứu tìm ra được … ( a ) … tốt nhất ( tương thích điều kiện kèm theo kinh tế tài chính – xã hội ), từ đó … ( b ) … để đưa thử lâm sàng3. Ở tiến trình nghiên cứu và điều tra và sản xuất thử thuốc nguyên mẫu, những thành tố quan trọng cầnnghiên cứu lựa chọn : a ) … b ) Đường đưa thuốc vào khung hình ( đường sử dụng ) c ) … d ) Những chất phụ gia ( tá dược ) d ) … f ) Quy trình sản xuấtg ) … h ) Quy trình đóng góii ) … 4. Những hiểu biết về hoạt chất ( 3 ghi nhớ quan trọng ) a ) Tính chất ( a ) … b ) Tính chất ( b ) … c ) Tính chất ( c ) … 5. Trong đặc thù vật lý của hoạt chất phải biết chắc như đinh : a ) Tính ( a ) … b ) Hiểu biết về năng lực ( b ) … … … … … … … … … … … ở những pH khác nhau6. Các hiểu biết về những tác động ảnh hưởng lên hoạt chất để giúp cho sự nghiên cứu và điều tra không thay đổi thuốclà : Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhaua ) Ảnh hưởng của ( a ) … Ảnh hưởng của oxy không khíb ) Ảnh hưởng của ( b ) … 7. Giúp cho nghiên cứu và điều tra không thay đổi thuốc cần : a ) Phải biết mẫu sản phẩm … … … … ( a ) … … … … … ……. … …. … cuối cùngb ) Biết những … … … … … … … ( b ) … … … … … … … … … … của hoạt chất với những thànhphần khác trong thuốc8. Số phận của thuốc trong khung hình – Những nghiên cứu và điều tra tương quan : a ) Nghiên cứu … ( a ) … b ) Nơi công dụng, … … … … ( b ) … … … … … … … … … tác dụngc ) Giới hạn … … … … … … ( c ) … … … … … … … … …, nghĩa là tìm ra được khoảng cách giữaliều điều trị và liều mà ở đó Open công dụng phụ hay ô nhiễm. 9. Nhà bào chế sản xuất phải nghiên cứu và điều tra để biết hoạt chấtXâm nhập … ( a ) … như thế nào, trước hết phải nghiên cứu và điều tra ……. ( b ) … … … của thuốc. 10. Nghiên cứu thiết lập một công thức cho thuốc mới, nhà bào chế – sản xuất thường quantâm đến : a ) Hoạt chấtb ) … … … … … … … … … … … … vào cơ thểc ) Dạng bào chế chế phẩmd ) Những chất … … … … … … e ) Bao bì đóng góif ) … g ) Kiểm traBài 3H Ệ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNGCÁC GxP ÁP DỤNG TRONG SẢN XUẤT DƢỢC PHẨMMỤC TIÊU1. Trình bày được 1 số ít khái niệm cơ bản và những GxP ( GMP, GLP, GSP ), ISO ; sự cầnthiết, tiềm năng và vai trò trong những cơ sở sản xuất thuốc. 2. Giải thích được mối quan hệ bảo vệ chất lượng ( ĐBCL ), GMP và kiểm tra chất lượng ( KTCL ). 3. Phân tích được 5 yếu tố, 3 nguyên tắc và 10 nhu yếu cơ bản của GxP. 4. Kể được 17 phân mục của WHO GMP và nghiên cứu và phân tích tóm tắt theo 5 yếu tố và những nguyêntắc cơ bản của những GxP. 5. Liên hệ và kể ra được 1 số ít cơ sở sản xuất thuốc ở Nước Ta đã vận dụng những GxP vàđạt tiêu chuẩn GMP ( hoặc cả ba : GMP, GLP và GSP ). CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN1. CHẤT LƢỢNG1. 1. Khái niệm về mẫu sản phẩm và chất lƣợng nói chung * Sản phẩm là tác dụng của những hoạt động giải trí và của những quy trình chủ định và không chủ định, gồm sản phẩm vật chất thuần tuý, phi vật chất, gồm cả dịch vụ, phần cứng và ứng dụng. * Chất lượng là một tập hợp những đặc tính vốn có cung ứng những nhu yếu ( nhu yếu hay mong đợiđã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc ). 1.2. Chất lƣợng thuốcLà tổng hợp những đặc thù đặc trưng của thuốc, biểu lộ mức độ tương thích những nhu yếu đãđịnh trước trong điều kiện kèm theo xác lập về kinh tế tài chính – kỹ thuật – xã hội, được biểu lộ bởi những yêu cầusau đây : – Có hiệu lực thực thi hiện hành phòng bệnh, chữa bệnh. – Không có hoặc ít có tính năng phụ có hại. – Ổn định về chất lượng trong thời hạn xác lập. – Tiện dùng, dễ dữ gìn và bảo vệ. – Hình thức mê hoặc. 1.3. Đặc điểm và nhu yếu về thuốc – Thuốc là hàng hoá đặc biệt quan trọng luôn có hai mặt lợi và hại. – Thuốc là những dạng bào chế có nhiều thành phần tạo nên, có tính năng dược lực. – Thuốc là một loại loại sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao. – Chất lượng thuốc không thuận tiện phân biệt được bằng cảm quan. – Thuốc phải gắn liền với thông tin về loại sản phẩm. Yêu cầu : chất lượng, hiệu suất cao, bảo đảm an toàn và kinh tế tài chính. 2. QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG là những hoạt động giải trí có phối hợp để xu thế và trấn áp một tổchức về chất lượng. Việc xu thế và trấn áp chất lượng nói chung gồm có lập chính sáchchất lượng và tiềm năng chất lượng, hoạch định chất lượng, trấn áp chất lượng, bảo vệ chấtlượng và nâng cấp cải tiến chất lượng3. KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG ( QC ) là sử dụng những kỹ thuật nghiên cứu và phân tích và triển khai những hoạtđộng để thoả mãn những nhu yếu của chất lượng. Kiểm soát chất lượng nhằm mục đích vào việc giám sát quy trình và loại trừ những nguyên do khôngphù hợp ở toàn bộ những quy trình tiến độ trải qua việc nhìn nhận chất lượng so với nhu yếu đề ra. Một sốhoạt động của trấn áp chất lượng và bảo vệ chất lượng có mối quan hệ tương tác. 4. ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG ( QA ) là một khái niệm rộng gồm có hàng loạt những yếu tố riênglẻ hay tổng hợp ảnh hưởng tác động đến chất lượng loại sản phẩm, kể cả những nguyên vật liệu. Đảm bảo chất lượnglà tổng thể và toàn diện những kế hoạch được triển khai nhằm mục đích tiềm năng bảo vệ những nguyên vật liệu và những dượcphẩm đạt chất lượng nhu yếu sử dụng. Nói cách khác, bảo vệ chất lượng là hàng loạt kế hoạch, gồm có cả GMP, được tiến hànhtheo trình tự, bảo vệ dược phẩm tương thích tác dụng của nó. 5. MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG, GMP VÀ KIỂM TRA CHẤTLƢỢNG THUỐCHệ thống bảo vệ chất lượng thuốc là một mạng lưới hệ thống bao trùm toàn bộ những yếu tố, nhữngbiện pháp được thực thi nhằm mục đích bảo vệ những thuốc sản xuất ra đều đạt chất lượng đã ĐK. Như vậy mạng lưới hệ thống này có tương quan đến toàn bộ những khâu, những quá trình, từ cá thể đ ến tập thể cóảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Hệ thống bảo vệ chất lượng thuốc phải bảo vệ rằng : * Sản phẩm được phong cách thiết kế phải bảo vệ những nhu yếu GMP, GLP, GSP. * Các thao tác và kiểm tra chất lượng phải tuân theo GMP ( những SOP ). * Trách nhiệm quản trị phải được nêu rõ trong phần diễn đạt việc làm ( phân định ). * Cần sắp xếp đáp ứng và sử dụng đúng nguyên vật liệu, vỏ hộp. * Kiểm tra nguyên vật liệu nguồn vào, loại sản phẩm trung gian, bán thành phẩm, quá trình sản xuất. * Thành phẩm được pha chế đúng cách và kiểm tra theo những quá trình đã định ( bảo vệ sảnxuất và kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng ). * Sản phẩm chỉ được xuất xưởng / bán khi có ghi nhận của người có thẩm quyền theo quyđịnh trong giấy phép. * Có kế hoạch dữ gìn và bảo vệ, phân phối và quản trị loại sản phẩm để duy trì chất lượng trong thời gianhạn dùng của thuốc. * Có một quy trình thanh tra / tự thanh tra về chất lượng để tiếp tục nhìn nhận được hiệuquả và tính khả dụng của mạng lưới hệ thống bảo vệ chất lượng ( tổ chức triển khai thực thi tự thanh tra và giámsát chất lượng ) Tóm lại : Hệ thống bảo vệ chất lượng hoàn toàn có thể được tưởng tượng trình diễn theo sơ đồ 3.1 sau : Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa Hệ thống bảo vệ chất lƣợng, GMP và kiểm tra chất lƣợngCÁC NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH TỐT ( GxP ) ÁP DỤNGTRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THUỐC ( CNDP – SXT ) Thực hành tốt sản xuất thuốc – GMP ( Good Manufacturing Practice ) Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc – GLP ( Good Laloratory Practice ) Thực hành tốt dữ gìn và bảo vệ thuốc – GSP ( Good Storage Practice ) 1. NĂM YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CÁC GxP ( CÒN GỌI 5 M ) – Con người ( Man – M1 ) – Nguyên vật liệu ( Material – M2 ) – Môi trường, cơ sở sản xuất ( Millieu – M3 ) – Trang thiết bị ( Machine – M4 ) – Tài liệu quy trình tiến độ, chiêu thức, … ( Method – M5 ) Sơ đồ 3.2. Năm yếu tố cơ bản của GxP1. 1. Con ngƣời ( M1 ) Là một trong những yếu tố quan trọng số 1, yên cầu : – Đủ về số lượng, đủ tiêu chuẩn – Có ý thức và thái độ quyết tâm triển khai GMPĐể bảo vệ được những yếu tố trên so với con người, cần có sự giảng dạy, có huấn luyệnthường xuyên, có kế hoạch và chương trình đơn cử. 1.2. Nguyên vật liệu ( M2 ) Chỉ có nguyên vật liệu tốt mới cho mẫu sản phẩm tốt. Nguyên vật liệu gồm có : Hoạt chất, những chất phụ gia, tá dược, nguyên vật liệu vỏ hộp đóng gói ( đóng gói trong, đónggói ngoài ), … 1.3. Môi trƣờng, cơ sở vật chất ( M3 ) Địa điểm, môi trường tự nhiên, phong cách thiết kế, kiến thiết xây dựng đúng tính năng, … Đảm bảo Lever vệ sinh theoyêu cầu. 1.4. Trang thiết bị ( M4 ) Phải được trang bị tương thích để thực hành thực tế tốt theo nhu yếu : Đủ về số lượng, chủng loại, đồngbộ, … Đúng về vật tư, phong cách thiết kế, sản xuất, chất lượng tốt. Đặt đúng vị trí, sử dụng thuận tiện, dễ vệsinh, bảo đảm an toàn, …

Source: https://thevesta.vn
Category: Sản Phẩm