Thực trạng chính sách giáo dục ,đào tạo và việc thực hiện chính sách này ở Việt – Tài liệu text
Thực trạng chính sách giáo dục ,đào tạo và việc thực hiện chính sách này ở Việt Nam.
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.8 KB, 31 trang )
Bạn đang đọc: Thực trạng chính sách giáo dục ,đào tạo và việc thực hiện chính sách này ở Việt – Tài liệu text
LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các
quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách
hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có tầm quan trọng đến chiến lược
phát triển đất nước như vậy ?
– Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh
tế.
– Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.
– Thứ ba: Và trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển
con người.
Hiểu được điều này, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia rất coi
trọng sự phát triển của nền giáo dục, đã và đang củng cố xây dựng nền giáo
dục thực sự vững mạnh và có chất lượng. Vì vậy mà trong suốt những năm
qua Đảng và nhà nước đã luôn quan tâm và tập trung đầu tư rất nhiều cho
nền giáo dục Việt Nam.
Chính vì vậy, nhóm em cũng chọn đề tài : “ Nghiên cứu chính sách giáo dục,
đào tạo và việc thực hiện chính sách này ở Việt Nam.Từ đó nêu các kiến
nghị để hoàn thiện các chính sách giáo dục và đòa tạo nhằm nâng cao trí lực
và phẩm chất của người lao động ở Việt Nam” để đi sâu vào tìm hiểu và làm
rõ các vấn đề của đề tài.
PHẦN I: Khái quát về chính sách giáo dục, đào tạo và việc thực hiện chính
sách này ở Việt Nam.
1. Khái niệm, vai trò của chính sách giáo dục & đào tạo
Chính sách giáo dục và đào tạo là những chủ trương của Đảng và Nhà nước
nhằm bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất và năng lực cho mỗi người dân
cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khỏe và nghề nghiệp.
Vai trò của chính sách giáo dục & đào tạo:
Góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc, tạo ra hệ thống giá
trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm
của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con
người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất
được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế – xã
hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là
chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất.
Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc
gia, dân tộc bởi giáo dục – đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao
động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có
bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc
“xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn
cầu.
Giáo dục – đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam đang tiến hành phổ cập giáo
dục trung học cơ sở, trình độ lao động phổ thông còn thấp, ít được đào
tạo nghề, vẫn còn khoảng gần 60% lao động nông nghiệp, nên hiện
mới bước đầu xây dựng kinh tế tri thức. Giáo dục – đào tạo nhằm phát
huy năng lực nội sinh “đi tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam khẳng định giáo dục – đào tạo
cùng với khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu, là điều kiện
phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công
nghiệp.
Giáo dục – đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có
trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Đào tạo nhân lực có trình độ cao
góp phần quan trọng phát triển khoa học công nghệ là yếu tố quyết
định của kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức được hiểu là kinh tế trong đó
có sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức là yếu tố quyết định tăng
trưởng kinh tế, làm giàu của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc
sống. Tất cả các quốc gia phát triển đều có chiến lược phát triển giáo
dục. Trong “Báo cáo giám sát toàn cầu giáo dục cho mọi người”, tổ
chức UNESCO cũng đã khuyến khích các nước phải chi tiêu ít nhất
6% GDP cho giáo dục.
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục – đào tạo đối với sự phát triển, Đảng
và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc
đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của
các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và
giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề,
làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa
học.
2.Khái quát về chính sách giáo dục,đào tạo và việc thực hiện chính sách giáo
dục ,đào tạo ở Việt Nam.
Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là
động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một hướng
chính của đầu tư phát triển…
– Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,
đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề
nghiệp… Phải mở rộng quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả
giáo dục, gắn học với hành, tài với đức.
– Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu
thế tiến bộ của thời đại.
– Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục;
– Chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước
không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại
học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chinh sách học bổng, học phí hợp lý;
– Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Ưu tiên sử dụng phát triển nhân tài.
– Tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề.
Để bảo đảm nền giáo dục nước ta phải phát triển đúng định hướng đã được xác
định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
và Hiến pháp, Nhà nước đã ban hành Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, Luật
dạy nghề, Luật gáo dục nghề nghiệp…
Trên cơ sở xác định: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; phát triển giáo dục,
xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân, Luật giáo dục
hiện hành quy định rõ: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, phổ cập giáo dục,
xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, đầu tư cho giáo dục, quản lý Nhà nước cho giáo
dục, vai trò và trách nhiệm của nhà giáo, kiểm định chất lượng giáo dục… Những
quy định này là căn cứ pháp lý để Nhà nước, xã hội và mỗi gia đình, công dân thực
hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp phát triển giáo dục.
Về trách nhiệm của công dân, gia đình và xã hội trong phát triển giáo dục, Luật
giáo dục hiện hành quy định:
– Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội – Học tập là
quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo,
tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hàn cảnh kinh tế đều bình
đẳng về cơ hội học tập
– Mọi công dân trọng độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục
phổ cập. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình
trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập
– Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục
phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo
dục lành mạnh và an toàn
– Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo
phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học
– Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều
hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập ,
rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và
trách nhiệm cá nhân.
PHẦN II: Đánh giá thực trạng chính sách giáo dục ,đào tạo và việc thực hiện chính
sách này ở Việt Nam.
1. Khái quát về thực trạng chính sách giáo dục, đào tạo và việc thực hiện chính
sách này ở Việt Nam nhằm nâng cao trí thức và phẩm chất của NLĐ ở Viết
Nam
1.1.Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo,
học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người (Nghị định số: 57/2017/NĐ-CP)
Điều 3. Chính sách ưu tiên tuyển sinh
Trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được ưu tiên vào học
tại các cơ sở giáo dục phù hợp theo nguyện vọng:
1. Trẻ mẫu giáo được học tại các trường mầm non; trường, lớp mẫu giáo công lập.
2. Học sinh tiểu học được học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường tiểu
học.
3. Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được vào học tại các trường phổ
thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường trung học cơ sở.
4. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tuyển thẳng vào học tại các trường phổ
thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào
tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.
5. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông được xét tuyển thẳng vào học tại các
trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp.
Điều 4. Chính sách hỗ trợ học tập
1. Mức hỗ trợ:
a) Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục mầm non
được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.
b) Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường tiểu học, trường trung
học cơ sở, trường trung học phổ thông được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40%
mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
c) Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán
trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú
được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
d) Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội
trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
đ) Học sinh sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị
đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức
hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng.
2. Thời gian được hưởng hỗ trợ: 12 tháng/năm cho đối tượng có thời gian học đủ 9
tháng/năm trở lên; trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng/năm thì được
hưởng theo thời gian học thực tế.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan kiểm tra, đánh giá, tổng hợp
tình hình thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này, hằng năm báo cáo Thủ
tướng Chính phủ.
b) Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện chính sách quy định tại Nghị
định này đối với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở
giáo dục đại học.
c) Hướng dẫn các nội dung liên quan đến chính sách ưu tiên tuyển sinh đối với trẻ
mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người trong quy chế tuyển sinh
của các cấp học thuộc chức năng quản lý của Bộ.
2. Bộ Tài chính
Bố trí nguồn kinh phí thường xuyên hỗ trợ các địa phương thực hiện chính sách
quy định tại Nghị định này trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo phân
cấp quản lý hiện hành.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
a) Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện chính sách quy định tại Nghị
định này đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hằng năm báo cáo Bộ Giáo dục
và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Hướng dẫn các nội dung liên quan đến chính sách ưu tiên tuyển sinh đối với học
sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người trong quy chế tuyển sinh của các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp.
4. Ủy ban Dân tộc
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành ở trung ương và các địa
phương chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách quy định tại Nghị
định này.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các sở,
ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện đúng, đủ,
kịp thời chế độ, chính sách cho trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số
rất ít người.
b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát
bảo đảm việc thực hiện chính sách đúng đối tượng, mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ
của năm học; hằng năm tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện chính sách
cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
Ủy ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1.2.Nghị định về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (Nghị định số 20/2014/NĐ-CP)
Điều 2. Chính sách đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; khuyến
khích và tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế, người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở
Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng được miễn, giảm học
phí và hỗ trợ chi phí học tập khi tham gia các chương trình phổ cập giáo dục, xóa
mù chữ theo quy định.
3. Cá nhân tham gia tổ chức, quản lý, dạy học và các công việc khác để thực hiện
phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được hưởng thù lao theo quy định của Nhà nước.
Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền các chính sách, pháp luật về thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
2. Hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch mạng lưới trường học phục vụ
yêu cầu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
3. Ban hành và hướng dẫn thực hiện chương trình, tài liệu dạy học phổ cập giáo
dục, xóa mù chữ.
4. Hướng dẫn các địa phương thực hiện quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, đào
tạo, bồi dưỡng người tham gia dạy học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng các chế độ, chính sách đối với phổ
cập giáo dục, xóa mù chữ.
6. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và
kiểm tra, công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
7. Hằng năm tổng hợp kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.
Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn phương pháp xác định vị
trí việc làm, số người làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập để thực hiện
nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện phổ cập giáo
dục, xóa mù chữ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cân đối trong
dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo phân cấp.
Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cân đối nguồn hỗ trợ
của Trung ương để thực hiện phổ cập giáo dục và xóa mù chữ.
Điều 36. Trách nhiệm của các Bộ, ngành khác, các tổ chức chính trị – xã hội và
tổ chức khác
1. Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tham
gia thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
2. Các tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức khác trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ của mình tham gia thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo thực hiện quy hoạch mạng lưới trường học và thực hiện kế hoạch đầu tư
nâng cấp trường học phục vụ yêu cầu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
2. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh.
3. Tổ chức kiểm tra, công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
5. Ban hành các chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương
để đẩy nhanh phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn.
Điều 38. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chỉ đạo thực hiện quy hoạch mạng lưới trường học và thực hiện kế hoạch đầu tư
nâng cấp trường học phục vụ yêu cầu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
2. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của huyện.
3. Tổ chức kiểm tra, công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
4. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ.
Điều 39. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của xã.
2. Tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn.
3. Tuyên truyền, vận động các tổ chức và cá nhân phối hợp với các cơ sở giáo dục
trên địa bàn thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
1.3.Luật giáo dục Đại học (Luật số 08/2012/QH13 của Quốc hội)
Điều 12. Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học
1. Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượng đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
2. Tăng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đại học; đầu tư có trọng điểm để
hình thành một số cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao, theo định hướng nghiên
cứu thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, các ngành công nghệ cao và ngành kinh tế xã hội then chốt đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
3. Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học; ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo
cán bộ để khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại
học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; ưu tiên cho phép
thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục có vốn đầu tư lớn, bảo đảm các điều kiện
thành lập theo quy định của pháp luật; cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục đại học
vì mục đích vụ lợi.
4. Gắn đào tạo với nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy
mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với tổ chức nghiên cứu khoa học và với
doanh nghiệp.
5. Nhà nước đặt hàng và bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ đối với cơ sở giáo dục đại học có tiềm lực mạnh về khoa học và công
nghệ.
6. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều
kiện để người học, giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
7. Có chế độ thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên, chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ
và chức danh phó giáo sư, giáo sư của các cơ sở giáo dục đại học.
8. Thực hiện chính sách ưu tiên đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội,
đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc
biệt khó khăn và đối tượng theo học các ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực
cho phát triển kinh tế – xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đào tạo.
Điều 68. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đại học
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển giáo dục đại học.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học.
3. Quy định khối lượng, cấu trúc chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra tối thiểu của
người học sau khi tốt nghiệp; tiêu chuẩn giảng viên; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và
thiết bị của cơ sở giáo dục đại học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành giáo
trình, tài liệu giảng dạy; quy chế thi và cấp văn bằng, chứng chỉ.
4. Quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; quy định về tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục đại học, chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học,
chuẩn đối với chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học và yêu cầu tối
thiểu để chương trình đào tạo được thực hiện, quy trình, chu kỳ kiểm định chất
lượng giáo dục, quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục đại học.
6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục đại học.
7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giảng viên và cán bộ quản lý
giáo dục đại học.
8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục đại học.
9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất,
kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đại học.
10. Tổ chức, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đại học.
11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự
nghiệp giáo dục đại học.
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học.
Điều 69. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục đại học.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về giáo dục đại học.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý
nhà nước về giáo dục đại học theo thẩm quyền.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực
hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo phân cấp của Chính phủ; kiểm tra
việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn;
thực hiện xã hội hoá giáo dục đại học; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô,
nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học tại địa phương.
Điều 70. Thanh tra, kiểm tra
1. Thanh tra hoạt động giáo dục đại học, bao gồm:
a) Thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về giáo dục đại học;
b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về giáo dục đại học;
c) Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố
cáo về giáo dục đại học.
2. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành
chính và thanh tra chuyên ngành về giáo dục đại học.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thanh tra,
kiểm tra về giáo dục đại học. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về
giáo dục đại học theo phân công và phân cấp của Chính phủ.
4. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự thanh tra và tự kiểm tra theo quy định của
pháp luật. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm về thanh tra, kiểm
tra trong cơ sở giáo dục đại học.
Điều 71. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính; cá nhân còn có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật:
1. Thành lập cơ sở giáo dục đại học hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trái pháp luật;
2. Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
3. Xuất bản, in, phát hành tài liệu trái pháp luật;
4. Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
5. Xâm phạm nhân phẩm, thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục; ngược đãi,
hành hạ người học;
6. Vi phạm quy định về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại
học;
7. Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục đại học;
8. Làm thất thoát kinh phí, lợi dụng hoạt động giáo dục đại học để thu tiền sai quy
định hoặc vì mục đích vụ lợi;
9. Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục đại học;
10. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục đại học.
1.4Luật giáo dục nghề nghiệp (Luật số 74/2014/QH13 của Quốc hội)
Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp
1. Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, đa dạng theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, liên thông
giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác.
2. Đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển nhân lực. Ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong
tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo; được phân bổ theo
nguyên tắc công khai, minh bạch, kịp thời.
3. Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề
nghiệp theo quy hoạch; tập trung đầu tư hình thành một số cơ sở giáo dục nghề
nghiệp trọng điểm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao
động, nhu cầu học tập của người lao động và từng bước phổ cập nghề cho thanh
niên.
4. Nhà nước có chính sách phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung
học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh
tế – xã hội.
5. Ưu tiên đầu tư đồng bộ cho đào tạo nhân lực thuộc các ngành, nghề trọng điểm
quốc gia, các ngành, nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; chú
trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc
biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng ven biển; đầu tư đào
tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa.
6. Nhà nước thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng đào tạo đối với những ngành,
nghề đặc thù; những ngành, nghề thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn; những ngành,
nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa. Các cơ sở
hoạt động giáo dục nghề nghiệp không phân biệt loại hình đều được tham gia cơ
chế đấu thầu, đặt hàng quy định tại khoản này.
7. Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng,
quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo,
người khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ngư dân đánh bắt xa bờ, lao
động nông thôn là người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị
thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho
họ được học tập để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp; thực hiện
bình đẳng giới trong giáo dục nghề nghiệp.
8. Nhà nước tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức nghiên cứu, ứng
dụng khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Điều 9. Liên thông trong đào tạo
1. Liên thông trong đào tạo được thực hiện căn cứ vào chương trình đào tạo; người
học khi chuyển từ trình độ đào tạo thấp lên trình độ đào tạo cao hơn cùng ngành,
nghề hoặc khi chuyển sang học ngành, nghề khác thì không phải học lại những nội
dung đã học.
2. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng căn cứ vào chương trình đào tạo
quyết định mô-đun, tín chỉ, môn học hoặc nội dung mà người học không phải học
lại.
3. Liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo
quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở
trung ương; liên thông giữa các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp với các
trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ.
Điều 71. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chịu trách
nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và có
các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và
tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục
nghề nghiệp;
b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và
tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
c) Quy định mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo; danh
mục nghề đào tạo ở các trình độ; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo; ban
hành quy chế tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng,
chứng chỉ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp;
d) Quy định việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục
nghề nghiệp;
đ) Quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
e) Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động đào tạo nghề
nghiệp;
g) Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục nghề nghiệp;
h) Quản lý và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
nghề nghiệp, người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên;
i) Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục nghề nghiệp;
k) Quản lý, tổ chức công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ về đào tạo nghề nghiệp;
l) Quản lý, tổ chức công tác hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp;
m) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề
nghiệp ở trung ương thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo
thẩm quyền và trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp của bộ, ngành mình
(nếu có) theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực
hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo phân cấp của Chính phủ; xây
dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu
nhân lực của địa phương; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề
nghiệp của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, các tổ chức, cá nhân có
tham gia giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền; thực hiện xã hội hóa
giáo dục nghề nghiệp; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp tại
địa phương.
5. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo
dục nghề nghiệp.
Điều 72. Thanh tra giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ quan được giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề
nghiệp thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp.
2. Thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp có các nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về giáo dục nghề nghiệp;
b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
c) Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố
cáo về giáo dục nghề nghiệp;
d) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được
thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 73. Xử lý vi phạm
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
a) Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc tổ chức hoạt động giáo dục nghề
nghiệp trái quy định của pháp luật;
b) Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề
nghiệp;
c) Xuất bản, in, phát hành tài liệu trái quy định của pháp luật;
d) Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt
nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ;
đ) Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
ngược đãi, hành hạ người học;
e) Vi phạm quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
g) Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
h) Làm thất thoát kinh phí, lợi dụng hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thu tiền sai
quy định hoặc vì mục đích vụ lợi;
i) Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
k) Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Điều 74. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động giáo dục nghề
nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật.
1.5Thông tư quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân (Thông tư số 16/2018/BGDĐT)
Điều 3. Nội dung vận động và tiếp nhận tài trợ
1. Cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội
dung sau:
a) Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa
học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo
dục tại cơ sở giáo dục;
b) Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo
dục.
2. Không vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan
trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an
ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù
lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
1. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan
quản lý tài chính và các ngành liên quan thực hiện Thông tư này trên địa bàn theo
thẩm quyền.
2. Chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo, các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn, kịp thời chấn chỉnh và xử lý những
trường hợp sai phạm.
Điều 10. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Tham mưu cho Ủy ban nhân cấp tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện Thông
tư này trên địa bàn.
2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính, thanh tra và các đơn vị có liên quan tổ
chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện, kịp thời chấn chỉnh và xử lý những trường
hợp sai phạm.
3. Phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ của cơ sở giáo dục cấp trung học phổ thông
và các cơ sở giáo dục khác trực thuộc đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ triển khai
năm học.
4. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tình hình vận động, tiếp nhận, quản
lý và sử dụng tài trợ của cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 11. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính, thanh tra và các đơn vị có liên quan tổ
chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này, kịp thời chấn chỉnh và xử lý
những trường hợp sai phạm.
2. Phê duyệt Kế hoạch vận động tài trợ của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo
dục cấp tiểu học, trung học cơ sở đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ triển khai năm
học.
3. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện tình hình vận động, tiếp nhận,
quản lý và sử dụng tài trợ của cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 12. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ sở giáo dục
Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vận động, tiếp
nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục, cụ thể:
1. Tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này; thực hiện tổng kết, đánh giá
nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử
dụng tài trợ.
2. Phê duyệt báo cáo quyết toán các khoản tài trợ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8
Thông tư này; gửi kết quả thực hiện đến cơ quan quản lý cấp trên và nhà tài trợ.
3. Thành lập Tổ tiếp nhận tài trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
4. Phối hợp với nhà tài trợ tổ chức triển khai có hiệu quả hoạt động tài trợ cho cơ
sở giáo dục. Chủ động đề xuất với nhà tài trợ về thứ tự nhiệm vụ ưu tiên trong việc
sử dụng tài trợ để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy – học,
hoạt động giáo dục phù hợp với kế hoạch phát triển của cơ sở giáo dục.
5. Phối hợp với nhà tài trợ thực hiện các biện pháp kỹ thuật, quy trình, thủ tục
trong quá trình thực hiện để đảm bảo chất lượng, mỹ quan của sản phẩm, công
trình và phù hợp với môi trường giáo dục.
6. Tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận sản phẩm, công trình do nhà tài trợ tự thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật và có trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo dưỡng
để đảm bảo sản phẩm, công trình được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.
7. Có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên về tình hình vận động, tiếp
nhận, quản lý và sử dụng tài trợ.
8. Chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình các đơn vị có chức năng giám sát, kiểm tra,
thanh tra việc quản lý và sử dụng tài trợ tại cơ sở giáo dục nếu được yêu cầu.
9. Có trách nhiệm giải trình, trả lời các ý kiến thắc mắc (nếu có) của giáo viên, cán
bộ, nhân viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh và nhà tài trợ trong việc tiếp
nhận, quản lý và sử dụng tài trợ.
Điều 13. Trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Phối hợp với cơ sở giáo dục trong việc tổ chức vận động, tiếp nhận, quản lý và
sử dụng các khoản tài trợ.
2. Cử đại diện tham gia Tổ tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục để phổ biến, thông
tin rộng rãi mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc và việc quản lý sử dụng tài trợ tới toàn
bộ phụ huynh trong trường.
3. Cử đại diện tham gia quá trình tiếp nhận tài trợ, nghiệm thu và bàn giao đưa vào
sử dụng các khoản tài trợ bằng hiện vật hoặc phi vật chất.
4. Giám sát việc quản lý và sử dụng tài trợ của cơ sở giáo dục.
Điều 14. Trách nhiệm của Hội đồng trường
Hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục công lập, Hội đồng quản trị đối với cơ sở
giáo dục dân lập, tư thục (sau đây gọi là Hội đồng trường) có trách nhiệm sau:
1. Thông qua kế hoạch tài trợ đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông trước khi trình sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục
và đào tạo phê duyệt; Phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ đối với trường trung cấp
sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học.
2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử
dụng tài trợ của cơ sở giáo dục theo đúng quy định tại Thông tư này.
Điều 15. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Nhà tài trợ có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo
được thủ trưởng cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý cơ sở giáo dục vinh danh
theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cấp trên các hình thức khen thưởng theo quy
định của Luật Thi đua khen thưởng.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và thủ trưởng cơ sở giáo dục nhận tài trợ thực
hiện quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ trái với quy định tại
Thông tư này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Đánh giá chính sách giáo dục, đào tạo tại Việt Nam.
*Ưu điểm:
Nhìn chung thì việc thực hiện những chính sách giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đã
đạt được những ưu điểm sau:
-Hiện nay, hệ thống giáo dục ở nước ta đã khá hoàn chỉnh từ bậc mầm non đến sau
đại học; hầu hết các bản, làng, xã, phường đều có trường lớp tiểu học; trường trung
học cơ sở được xây dựng ở các xã hoặc cụm liên xã; trường trung học phổ thông
được xây ở các huyện, một số huyện có 2 ÷ 3 trường. Hệ thống giáo dục ở nước ta
về cơ bản đã đáp ứng được như cầu học tập của nhân dân. Đến nay, hầu hết người
dân trong độ tuổi đi học đều được đến trường.
-Thứ nhất, mức hưởng thụ về đào tạo của người dân ngày càng tăng lên thể hiện ở:
+ Đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở, quy mô
đào tạo nghề tăng đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động..
+Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt
hơn nhu cầu học tập của xã hội
+Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển nhanh chóng với 3 cấp trình độ :sơ cấp
nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề.
-Thứ hai, công bằng xã hội trong giáo dục được cải thiện : cơ hội học tập cho trẻ
em vùng dân tộc thiểu số, trẻ em nghèo tăng lên…
-Thứ ba, cơ hội cho người dân tiếp cận được tốt hơn với nền giáo dục và đào tạo
thông qua thực hiện chính sách tín dụng với học sinh, sinh viên, xã hội hóa giáo
dục.
-Thứ tư, đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ
mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ
rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở
giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.
– Thứ năm, chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp
lý. Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà
nước. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài
công lập góp phần đáng kể vào phát triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã
hội. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến nhất định.
*Nhược điểm:
– Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển
giáo dục và đào tạo, nhất là quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” còn chậm
và lúng túng. Việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương
trình phát triển giáo dục-đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.
– Mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng. Bệnh hình thức,
hư danh, chạy theo bằng cấp… chậm được khắc phục, có mặt nghiêm trọng hơn. Tư
duy bao cấp còn nặng, làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư
cho giáo dục, đào tạo.
– Việc phân định giữa quản lý nhà nước với hoạt động quản trị trong các cơ sở giáo
dục, đào tạo chưa rõ. Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát
chưa được coi trọng đúng mức. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã
hội và gia đình chưa chặt chẽ. Nguồn lực quốc gia và khả năng của phần đông gia
đình đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu.
– Chương trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành, vận dụng kiến thức; phương pháp
giáo dục, kiểm tra, thi và đánh giá lạc hậu, thiếu thực chất; thiếu gắn kết giữa đào
tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao
động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng làm
việc.
– Chính sách về giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập, phạm vi tự chủ đại học còn
hẹp; quản lý đào tạo chưa theo chuẩn quốc tế nên hạn chế trong liên thông, liên
kết, trao đổi sinh viên giữa Việt Nam với nước ngoài.
3. Kết quả chính sách giáo dục, đào tạo và việc thực hiện chính sách này ở Việt
Nam nhằm nâng cao trí thức và phẩm chất của NLĐ ở VN.
Trong những năm vừa qua, phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và
đào tạo luôn được nhà nước ta chú trọng phát triển trên mọi lĩnh vực dưới nhiều
hình thức khác nhau nhằm đảm bảo nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
cả về số lượng và chất lượng. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã định hường
cho nguồn nhân lực Việt Nam “ Người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành
thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát triển bởi một nên giáo
dục tiên tiến gắn với một nền khoa học – công nghệ và hiện đại.
Trên thực tế, các chính sách giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao trí thức, phẩm
chất của người lao động ở nước ta đã đạt được một số thành tựu nhất định xong
vaanxconf nhiều bất cập, cụ thể là:
235 trường đại học, 1,76 triệu sinh viên
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến hết năm học 2016-2017, hệ thống hiện
có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục
và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được
giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường
trung cấp sư phạm.
Đối với nhóm trường sư phạm và đào tạo giáo viên, hiện nay cả nước có 58
trường đại học, 57 trường cao đẳng, 40 trường trung cấp có ngành đào tạo giáo
viên (trong đó có 14 trường đại học sư phạm, 33 trường cao đẳng sư phạm và 02
trường trung cấp sư phạm).
Các trường ĐH Việt Nam phân bố theo vùng. Nguồn: Bô GD-ĐT.
Năm học 2016-2017, có thêm 1 cơ sở đào tạo được thành lập mới trên cơ sở
đã có quyết định chủ trương thành lập của Thủ tướng Chính phủ (Học viện dân
tộc); 3 cơ sở đào tạo được cấp phép hoạt động và đều là các cơ sở có 100% vốn
đầu tư nước ngoài (Trường ĐH Mỹ tại Việt Nam, Trường ĐH Y khoa Tokyo,
Trường ĐH Fulbright Việt Nam), 1 phân hiệu của ĐHQG TP.HCM được thành lập
tại Bến Tre.
Về quy mô đào tạo, năm học 2016-2017, tổng quy mô sinh viên đại học
1.767.879 sinh viên, giữ ổn định so với năm học 2015-2016; quy mô sinh viên cao
đẳng sư phạm giảm 14,3%, chỉ còn 47.800 sinh viên.
Phần lớn sinh viên tập trung theo học các ngành thuộc Khối ngành V III:
Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật;
Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và Khối
ngành: kinh doanh quản lý, pháp luật.
Cơ cấu sinh viên theo nhóm ngành.
Quy mô đào tạo thạc sĩ là 105.801 (tăng 12,8% so với năm học 2015-2016).
Quy mô đào tạo tiến sĩ là 15.112 (tăng 21% so với năm học 2015-2016).
Quy mô đào tạo tiến sĩ ở các viện NCKH thay đổi theo chiều hướng giảm.
Tính đến tháng 6/2017, các Viện NCKH mới tuyển được khoảng 38% NCS so với
chỉ tiêu đã đăng ký.
Tính từ đầu năm 2016 đến 31/7/2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ đại
học là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹ
thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh
quản lý, Pháp luật.
Số lượng ngành mới mở trong năm 2017 theo nhóm ngành.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, nhiều trường vẫn chưa quan tâm
đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo để đáp ứng quy mô tuyển sinh;
đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên cơ hữu chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ
chuyên môn; nguồn lực tài chính phân tán; chưa đầu tư dự báo thị trường nên các
ngành đào tạo còn trùng lặp, chồng chéo trong một địa bàn…
Nhiều nơi mở ngành đào tạo vẫn dựa vào năng lực và kinh nghiệm vốn có,
dẫn đến những ngành xã hội cần thì lại thiếu. Đó là những nguyên nhân khiến cơ
cấu ngành nghề chưa hợp lý và chất lượng đào tạo hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu
phục vụ phát triển KT-XH của đất nước.
Gần 73.000 giảng viên, hơn 16.500 tiến sĩ
Về phát triển đội ngũ giảng viên, năm học 2016-2017, tổng số giảng viên trong các
trường đại học là 72.792 người, tăng 4,6% so với năm học 2015-2016, trong đó
giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 (tăng 21,4%) và thạc sĩ là 43.065 (tăng
6,6%).
người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhấtđược những nước thừa nhận và bảo lãnh. Nguồn lực tăng trưởng kinh tế tài chính – xãhội ở mỗi vương quốc, dân tộc bản địa từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp làchính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất. Giáo dục và giảng dạy góp thêm phần bảo vệ chính sách chính trị của mỗi quốcgia, dân tộc bản địa bởi giáo dục – đào tạo và giảng dạy góp thêm phần kiến thiết xây dựng đội ngũ laođộng có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời cóbản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại những cuộc “ xâm lăng văn hóa truyền thống ” trong chính quy trình hội nhập quốc tế và toàncầu. Giáo dục – huấn luyện và đào tạo phân phối nguồn nhân lực có trình độ góp thêm phần pháttriển kinh tế tài chính của mỗi vương quốc. Việt Nam đang triển khai phổ cập giáodục trung học cơ sở, trình độ lao động đại trà phổ thông còn thấp, ít được đàotạo nghề, vẫn còn khoảng chừng gần 60 % lao động nông nghiệp, nên hiệnmới trong bước đầu thiết kế xây dựng kinh tế tri thức. Giáo dục – giảng dạy nhằm mục đích pháthuy năng lượng nội sinh “ đi tắt, đón đầu ” rút ngắn thời hạn công nghiệphóa, tân tiến hóa quốc gia. Việt Nam khẳng định chắc chắn giáo dục – đào tạocùng với khoa học – công nghệ là quốc sách số 1, là điều kiệnphấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước côngnghiệp. Giáo dục – huấn luyện và đào tạo tu dưỡng nhân tài, thiết kế xây dựng đội ngũ lao động cótrình độ trình độ, kinh nghiệm tay nghề cao. Đào tạo nhân lực có trình độ caogóp phần quan trọng tăng trưởng khoa học công nghệ tiên tiến là yếu tố quyếtđịnh của kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức được hiểu là kinh tế tài chính trong đócó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức là yếu tố quyết định hành động tăngtrưởng kinh tế tài chính, làm giàu của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộcsống. Tất cả những vương quốc tăng trưởng đều có kế hoạch tăng trưởng giáodục. Trong “ Báo cáo giám sát toàn thế giới giáo dục cho mọi người ”, tổchức UNESCO cũng đã khuyến khích những nước phải tiêu tốn ít nhất6 % GDP cho giáo dục. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục – huấn luyện và đào tạo so với sự tăng trưởng, Đảngvà Nhà nước ta khẳng đinh : “ Giáo dục là quốc sách số 1 ”. Việcđổi mới giáo dục trong quá trình lúc bấy giờ đang là mối chăm sóc củacác cấp, ngành, những nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học vàgiáo dục làm khâu cải tiến vượt bậc cho tăng trưởng. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của tăng trưởng bền vững và kiên cố là xác lập đúng đắn và khoahọc. 2. Khái quát về chính sách giáo dục, giảng dạy và việc triển khai chính sách giáodục, đào tạo và giảng dạy ở Việt Nam. Cùng với khoa học và công nghệ tiên tiến, giáo dục và đào tạo và giảng dạy là quốc sách số 1, làđộng lực thôi thúc, là điều kiện kèm theo cơ bản bảo vệ và thực thi những tiềm năng kinh tế tài chính xã hội, thiết kế xây dựng và bảo vệ quốc gia. Phải coi góp vốn đầu tư cho giáo dục là một hướngchính của góp vốn đầu tư tăng trưởng … – Phát triển giáo dục nhằm mục đích nâng cao dân trí, giảng dạy nhân lực, tu dưỡng nhân tài, huấn luyện và đào tạo những con người có kiến thức và kỹ năng văn hoá, khoa học, có kỹ năng và kiến thức nghềnghiệp … Phải lan rộng ra quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quảgiáo dục, gắn học với hành, tài với đức. – Giáo dục phải vừa gắn chặt với nhu yếu tăng trưởng quốc gia, vừa tương thích với xuthế văn minh của thời đại. – Đa dạng hoá những hình thức đào tạo và giảng dạy, triển khai công minh xã hội trong giáo dục. Nhà nước ưu tiên góp vốn đầu tư và lôi cuốn những nguồn góp vốn đầu tư khác cho giáo dục ; – Chăm lo giáo dục mần nin thiếu nhi ; bảo vệ giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nướckhông thu học phí ; từng bước phổ cập giáo dục trung học ; tăng trưởng giáo dục đạihọc, giáo dục nghề nghiệp ; triển khai chinh sách học bổng, học phí hài hòa và hợp lý ; – Nhà nước ưu tiên tăng trưởng giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộcthiểu số và vùng có điều kiện kèm theo kinh tế tài chính – xã hội đặc biệt quan trọng khó khăn vất vả ; – Ưu tiên sử dụng tăng trưởng nhân tài. – Tạo điều kiện kèm theo để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa truyền thống và học nghề. Để bảo vệ nền giáo dục nước ta phải tăng trưởng đúng khuynh hướng đã được xácđịnh trong Cương lĩnh thiết kế xây dựng quốc gia trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộivà Hiến pháp, Nhà nước đã phát hành Luật giáo dục, Luật giáo dục ĐH, Luậtdạy nghề, Luật gáo dục nghề nghiệp … Trên cơ sở xác lập : Đầu tư cho giáo dục là góp vốn đầu tư tăng trưởng ; tăng trưởng giáo dục, thiết kế xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân, Luật giáo dụchiện hành lao lý rõ : Quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm học tập của công dân, phổ cập giáo dục, xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, góp vốn đầu tư cho giáo dục, quản trị Nhà nước cho giáodục, vai trò và nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà giáo, kiểm định chất lượng giáo dục … Nhữngquy định này là địa thế căn cứ pháp lý để Nhà nước, xã hội và mỗi mái ấm gia đình, công dân thựchiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp tăng trưởng giáo dục. Về nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân, mái ấm gia đình và xã hội trong tăng trưởng giáo dục, Luậtgiáo dục hiện hành pháp luật : – Giáo dục nhà trường phối hợp với giáo dục mái ấm gia đình và giáo dục xã hội – Học tập làquyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc bản địa, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc mái ấm gia đình, vị thế xã hội, hàn cảnh kinh tế tài chính đều bìnhđẳng về thời cơ học tập – Mọi công dân trọng độ tuổi lao lý có nghĩa vụ và trách nhiệm học tập để đạt trình độ giáo dụcphổ cập. Gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm tạo điều kiện kèm theo cho những thành viên của gia đìnhtrong độ tuổi lao lý được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập – Mọi tổ chức triển khai, mái ấm gia đình và công dân có nghĩa vụ và trách nhiệm chăm sóc sự nghiệp giáo dụcphối hợp với nhà trường thực thi tiềm năng giáo dục, kiến thiết xây dựng thiên nhiên và môi trường giáodục lành mạnh và bảo đảm an toàn – Nhà giáo giữ vai trò quyết định hành động trong việc bảo vệ chất lượng giáo dục. Nhà giáophải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học – Cán bộ quản trị giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức triển khai, quản trị, điềuhành những hoạt động giải trí giáo dục. Cán bộ quản trị giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ trình độ, năng lượng quản trị vàtrách nhiệm cá thể. PHẦN II : Đánh giá tình hình chính sách giáo dục, huấn luyện và đào tạo và việc triển khai chínhsách này ở Việt Nam. 1. Khái quát về tình hình chính sách giáo dục, đào tạo và giảng dạy và việc thực thi chínhsách này ở Việt Nam nhằm mục đích nâng cao tri thức và phẩm chất của NLĐ ở ViếtNam1. 1. Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và tương hỗ học tập so với trẻ mẫu giáo, học viên, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ( Nghị định số : 57/2017 / NĐ-CP ) Điều 3. Chính sách ưu tiên tuyển sinhTrẻ mẫu giáo, học viên, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được ưu tiên vào họctại những cơ sở giáo dục tương thích theo nguyện vọng : 1. Trẻ mẫu giáo được học tại những trường mần nin thiếu nhi ; trường, lớp mẫu giáo công lập. 2. Học sinh tiểu học được học tại những trường đại trà phổ thông dân tộc bản địa bán trú, trường tiểuhọc. 3. Học sinh triển khai xong chương trình tiểu học được vào học tại những trường phổthông dân tộc bản địa nội trú, trường đại trà phổ thông dân tộc bản địa bán trú, trường trung học cơ sở. 4. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tuyển thẳng vào học tại những trường phổthông dân tộc bản địa nội trú, trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đàotạo trình độ sơ cấp và tầm trung. 5. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông được xét tuyển thẳng vào học tại cáctrường, khoa dự bị ĐH, những cơ sở giáo dục ĐH, những cơ sở giáo dục nghềnghiệp. Điều 4. Chính sách tương hỗ học tập1. Mức tương hỗ : a ) Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại những cơ sở giáo dục mầm nonđược hưởng mức tương hỗ học tập bằng 30 % mức lương cơ sở / trẻ / tháng. b ) Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại những trường tiểu học, trường trunghọc cơ sở, trường trung học phổ thông được hưởng mức tương hỗ học tập bằng 40 % mức lương cơ sở / học viên / tháng. c ) Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại những trường đại trà phổ thông dân tộc bản địa bántrú hoặc là học viên bán trú học tại trường đại trà phổ thông công lập có học viên bán trúđược hưởng mức tương hỗ học tập bằng 60 % mức lương cơ sở / học viên / tháng. d ) Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại những trường đại trà phổ thông dân tộc bản địa nộitrú được hưởng mức tương hỗ học tập bằng 100 % mức lương cơ sở / học viên / tháng. đ ) Học sinh sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại những trường, khoa dự bịđại học, những cơ sở giáo dục ĐH, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mứchỗ trợ học tập bằng 100 % mức lương cơ sở / người / tháng. 2. Thời gian được hưởng tương hỗ : 12 tháng / năm cho đối tượng người dùng có thời hạn học đủ 9 tháng / năm trở lên ; trường hợp đối tượng người tiêu dùng học không đủ 9 tháng / năm thì đượchưởng theo thời hạn học trong thực tiễn. Điều 8. Tổ chức thực hiện1. Bộ Giáo dục và Đào tạoa ) Chủ trì, phối hợp với những bộ, ngành có tương quan kiểm tra, nhìn nhận, tổng hợptình hình triển khai chính sách pháp luật tại Nghị định này, hằng năm báo cáo giải trình Thủtướng nhà nước. b ) Kiểm tra, nhìn nhận, tổng hợp tình hình triển khai chính sách pháp luật tại Nghịđịnh này so với những cơ sở giáo dục mần nin thiếu nhi, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sởgiáo dục ĐH. c ) Hướng dẫn những nội dung tương quan đến chính sách ưu tiên tuyển sinh so với trẻmẫu giáo, học viên, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người trong quy định tuyển sinhcủa những cấp học thuộc công dụng quản trị của Bộ. 2. Bộ Tài chínhBố trí nguồn kinh phí đầu tư tiếp tục tương hỗ những địa phương triển khai chính sáchquy định tại Nghị định này trong dự trù ngân sách nhà nước hằng năm theo phâncấp quản trị hiện hành. 3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộia ) Kiểm tra, nhìn nhận, tổng hợp tình hình triển khai chính sách pháp luật tại Nghịđịnh này so với những cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hằng năm báo cáo giải trình Bộ Giáo dụcvà Đào tạo để tổng hợp báo cáo giải trình Thủ tướng nhà nước. b ) Hướng dẫn những nội dung tương quan đến chính sách ưu tiên tuyển sinh so với họcsinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người trong quy định tuyển sinh của những cơ sởgiáo dục nghề nghiệp. 4. Ủy ban Dân tộcPhối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, những bộ, ngành ở TW và những địaphương chỉ huy, kiểm tra, giám sát việc thực thi những chính sách pháp luật tại Nghịđịnh này. 5. Ủy ban nhân dân những tỉnh, thành phố thường trực trung ươnga ) Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, những sở, ban, ngành có tương quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai triển khai đúng, đủ, kịp thời chính sách, chính sách cho trẻ mẫu giáo, học viên, sinh viên dân tộc thiểu sốrất ít người. b ) Chỉ đạo những cơ quan chức năng của địa phương tiếp tục kiểm tra, giám sátbảo đảm việc triển khai chính sách đúng đối tượng người tiêu dùng, mức tương hỗ và thời hạn hỗ trợcủa năm học ; hằng năm tổng kết, nhìn nhận và báo cáo giải trình hiệu quả thực thi chính sáchcho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo giải trình Thủ tướng nhà nước. 1.2. Nghị định về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ( Nghị định số 20/2014 / NĐ-CP ) Điều 2. Chính sách so với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ1. Nhà nước ưu tiên góp vốn đầu tư, tạo điều kiện kèm theo cho những cơ sở giáo dục thuộc hệ thốnggiáo dục quốc dân thực thi trách nhiệm phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ; khuyếnkhích và tạo điều kiện kèm theo cho những tổ chức triển khai quốc tế, người quốc tế, người Việt Namđịnh cư ở quốc tế tham gia vào việc triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ởViệt Nam theo lao lý của pháp lý. 2. Nhà nước triển khai chính sách tương hỗ cho những đối tượng người dùng được miễn, giảm họcphí và tương hỗ ngân sách học tập khi tham gia những chương trình phổ cập giáo dục, xóamù chữ theo pháp luật. 3. Cá nhân tham gia tổ chức triển khai, quản trị, dạy học và những việc làm khác để thực hiệnphổ cập giáo dục, xóa mù chữ được hưởng thù lao theo pháp luật của Nhà nước. Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền phát hành hoặc phát hành theo thẩmquyền những chính sách, pháp lý về triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. 2. Hướng dẫn những địa phương kiến thiết xây dựng quy hoạch mạng lưới trường học phục vụyêu cầu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. 3. Ban hành và hướng dẫn thực thi chương trình, tài liệu dạy học phổ cập giáodục, xóa mù chữ. 4. Hướng dẫn những địa phương thực thi lao lý về trình độ, nhiệm vụ, đàotạo, tu dưỡng người tham gia dạy học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. 5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thiết kế xây dựng những chính sách, chính sách so với phổcập giáo dục, xóa mù chữ. 6. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vàkiểm tra, công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. 7. Hằng năm tổng hợp hiệu quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ báo cáo giải trình Thủ tướngChính phủ. Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Nội vụChủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chiêu thức xác lập vịtrí việc làm, số người thao tác trong những cơ sở giáo dục công lập để thực hiệnnhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Tài chínhChủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và những tỉnh, thành phố thường trực Trung ương tổng hợp dự trù kinh phí đầu tư triển khai phổ cập giáodục, xóa mù chữ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hành động cân đối trongdự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo phân cấp. Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tưChủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cân đối nguồn hỗ trợcủa Trung ương để thực thi phổ cập giáo dục và xóa mù chữ. Điều 36. Trách nhiệm của những Bộ, ngành khác, những tổ chức triển khai chính trị – xã hội vàtổ chức khác1. Các Bộ, ngành khác theo tính năng, trách nhiệm được giao có nghĩa vụ và trách nhiệm thamgia triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. 2. Các tổ chức triển khai chính trị – xã hội và tổ chức triển khai khác trong khoanh vùng phạm vi tính năng, nhiệmvụ của mình tham gia thực thi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh1. Chỉ đạo triển khai quy hoạch mạng lưới trường học và thực thi kế hoạch đầu tưnâng cấp trường học Giao hàng nhu yếu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. 2. Chỉ đạo thực thi kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh. 3. Tổ chức kiểm tra, công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ. 4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực thi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. 5. Ban hành những chính sách tương thích với điều kiện kèm theo kinh tế tài chính – xã hội của địa phươngđể đẩy nhanh phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa phận. Điều 38. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện1. Chỉ đạo thực thi quy hoạch mạng lưới trường học và triển khai kế hoạch đầu tưnâng cấp trường học Giao hàng nhu yếu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. 2. Chỉ đạo thực thi kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của huyện. 3. Tổ chức kiểm tra, công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. 4. Tuyên truyền, hoạt động những tổ chức triển khai, cá thể tham gia phổ cập giáo dục, xóa mùchữ. Điều 39. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã1. Xây dựng và tổ chức triển khai thực thi kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của xã. 2. Tổ chức thực thi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa phận. 3. Tuyên truyền, hoạt động những tổ chức triển khai và cá thể phối hợp với những cơ sở giáo dụctrên địa phận triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. 1.3. Luật giáo dục Đại học ( Luật số 08/2012 / QH13 của Quốc hội ) Điều 12. Chính sách của Nhà nước về tăng trưởng giáo dục đại học1. Phát triển giáo dục ĐH để huấn luyện và đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượng đápứng nhu yếu tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội, bảo vệ quốc phòng, bảo mật an ninh của quốc gia. 2. Tăng ngân sách nhà nước góp vốn đầu tư cho giáo dục ĐH ; góp vốn đầu tư có trọng điểm đểhình thành một số ít cơ sở giáo dục ĐH chất lượng cao, theo khuynh hướng nghiêncứu thuộc nghành nghề dịch vụ khoa học cơ bản, những ngành công nghệ cao và ngành kinh tế tài chính xã hội then chốt đạt trình độ tiên tiến và phát triển của khu vực và quốc tế. 3. Thực hiện xã hội hóa giáo dục ĐH ; ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng thanh toán, đào tạocán bộ để khuyến khích những cơ sở giáo dục ĐH tư thục và cơ sở giáo dục đạihọc có vốn góp vốn đầu tư quốc tế hoạt động giải trí không vì doanh thu ; ưu tiên cho phépthành lập cơ sở giáo dục ĐH tư thục có vốn góp vốn đầu tư lớn, bảo vệ những điều kiệnthành lập theo lao lý của pháp lý ; cấm tận dụng những hoạt động giải trí giáo dục đại họcvì mục tiêu vụ lợi. 4. Gắn huấn luyện và đào tạo với nghiên cứu và điều tra và tiến hành ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến ; đẩymạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục ĐH với tổ chức triển khai nghiên cứu và điều tra khoa học và vớidoanh nghiệp. 5. Nhà nước đặt hàng và bảo vệ kinh phí đầu tư để triển khai những trách nhiệm khoa học vàcông nghệ so với cơ sở giáo dục ĐH có tiềm lực mạnh về khoa học và côngnghệ. 6. Cơ quan, tổ chức triển khai, doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm tiếp đón, tạo điềukiện để người học, giảng viên thực hành thực tế, thực tập, nghiên cứu và điều tra khoa học và chuyểngiao công nghệ tiên tiến, góp thêm phần nâng cao chất lượng giảng dạy. 7. Có chính sách lôi cuốn, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để thiết kế xây dựng và nâng cao chấtlượng đội ngũ giảng viên, chú trọng tăng trưởng đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩvà chức vụ phó giáo sư, giáo sư của những cơ sở giáo dục ĐH. 8. Thực hiện chính sách ưu tiên so với đối tượng người dùng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng người dùng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kèm theo kinh tế tài chính – xã hội đặcbiệt khó khăn vất vả và đối tượng người dùng theo học những ngành đặc trưng cung ứng nhu yếu nhân lựccho tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội ; triển khai bình đẳng giới trong giáo dục đào tạo và giảng dạy. Điều 68. Nội dung quản trị nhà nước về giáo dục đại học1. Xây dựng và chỉ huy triển khai kế hoạch, quy hoạch, kế hoạch, chính sách pháttriển giáo dục ĐH. 2. Ban hành và tổ chức triển khai thực thi văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục ĐH. 3. Quy định khối lượng, cấu trúc chương trình huấn luyện và đào tạo, chuẩn đầu ra tối thiểu củangười học sau khi tốt nghiệp ; tiêu chuẩn giảng viên ; tiêu chuẩn cơ sở vật chất vàthiết bị của cơ sở giáo dục ĐH ; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành giáotrình, tài liệu giảng dạy ; quy định thi và cấp văn bằng, chứng từ. 4. Quản lý việc bảo vệ chất lượng giáo dục ĐH ; pháp luật về tiêu chuẩn đánhgiá chất lượng giáo dục ĐH, chuẩn vương quốc so với cơ sở giáo dục ĐH, chuẩn so với chương trình đào tạo và giảng dạy những trình độ giáo dục ĐH và nhu yếu tốithiểu để chương trình giảng dạy được thực thi, tiến trình, chu kỳ luân hồi kiểm định chấtlượng giáo dục, quản trị nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục ĐH. 5. Thực hiện công tác làm việc thống kê, thông tin về tổ chức triển khai và hoạt động giải trí giáo dục ĐH. 6. Tổ chức cỗ máy quản trị giáo dục ĐH. 7. Tổ chức, chỉ huy việc giảng dạy, tu dưỡng, quản trị giảng viên và cán bộ quản lýgiáo dục ĐH. 8. Huy động, quản trị, sử dụng những nguồn lực để tăng trưởng giáo dục ĐH. 9. Tổ chức, quản trị công tác làm việc nghiên cứu và điều tra, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, sản xuất, kinh doanh thương mại trong nghành giáo dục ĐH. 10. Tổ chức, quản trị hoạt động giải trí hợp tác quốc tế về giáo dục ĐH. 11. Quy định việc khuyến mãi ngay thương hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao so với sựnghiệp giáo dục ĐH. 12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp lý, xử lý khiếu nại, tố cáo và xửlý vi phạm pháp lý về giáo dục ĐH. Điều 69. Cơ quan quản trị nhà nước về giáo dục đại học1. nhà nước thống nhất quản trị nhà nước về giáo dục ĐH. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu nghĩa vụ và trách nhiệm trước nhà nước triển khai quản trị nhànước về giáo dục ĐH. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực thi quản lýnhà nước về giáo dục ĐH theo thẩm quyền. 4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong khoanh vùng phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình thựchiện quản trị nhà nước về giáo dục ĐH theo phân cấp của nhà nước ; kiểm traviệc chấp hành pháp lý về giáo dục của những cơ sở giáo dục ĐH trên địa phận ; thực thi xã hội hoá giáo dục ĐH ; bảo vệ cung ứng nhu yếu lan rộng ra quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu suất cao giáo dục ĐH tại địa phương. Điều 70. Thanh tra, kiểm tra1. Thanh tra hoạt động giải trí giáo dục ĐH, gồm có : a ) Thanh tra việc triển khai pháp lý, chính sách về giáo dục ĐH ; b ) Phát hiện, ngăn ngừa và giải quyết và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất kiến nghị cơ quan nhà nướccó thẩm quyền giải quyết và xử lý những vi phạm pháp lý về giáo dục ĐH ; c ) Xác minh, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tốcáo về giáo dục ĐH. 2. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thực thi trách nhiệm, quyền hạn thanh tra hànhchính và thanh tra chuyên ngành về giáo dục ĐH. 3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ huy, hướng dẫn và tổ chức triển khai thanh tra, kiểm tra về giáo dục ĐH. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnhphối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực thi trách nhiệm thanh tra, kiểm tra vềgiáo dục ĐH theo phân công và phân cấp của nhà nước. 4. Cơ sở giáo dục ĐH thực thi tự thanh tra và tự kiểm tra theo lao lý củapháp luật. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục ĐH chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về thanh tra, kiểmtra trong cơ sở giáo dục ĐH. Điều 71. Xử lý vi phạmTổ chức, cá thể có một trong những hành vi sau đây thì tùy theo đặc thù, mức độ viphạm mà bị giải quyết và xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính ; cá thể còn hoàn toàn có thể bị truycứu nghĩa vụ và trách nhiệm hình sự ; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo lao lý củapháp luật : 1. Thành lập cơ sở giáo dục ĐH hoặc tổ chức triển khai hoạt động giải trí giáo dục trái pháp lý ; 2. Vi phạm những pháp luật về tổ chức triển khai, hoạt động giải trí của cơ sở giáo dục ĐH ; 3. Xuất bản, in, phát hành tài liệu trái pháp lý ; 4. Làm hồ sơ giả, vi phạm quy định tuyển sinh, thi tuyển và cấp văn bằng, chứng từ ; 5. Xâm phạm nhân phẩm, thân thể giảng viên, cán bộ quản trị giáo dục ; ngược đãi, hành hạ người học ; 6. Vi phạm quy định về bảo vệ chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đạihọc ; 7. Gây rối, làm mất bảo mật an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục ĐH ; 8. Làm thất thoát kinh phí đầu tư, tận dụng hoạt động giải trí giáo dục ĐH để thu tiền sai quyđịnh hoặc vì mục tiêu vụ lợi ; 9. Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục ĐH ; 10. Các hành vi khác vi phạm pháp lý về giáo dục ĐH. 1.4 Luật giáo dục nghề nghiệp ( Luật số 74/2014 / QH13 của Quốc hội ) Điều 6. Chính sách của Nhà nước về tăng trưởng giáo dục nghề nghiệp1. Phát triển mạng lưới hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh động, phong phú theo hướngchuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, liên thônggiữa những trình độ giáo dục nghề nghiệp và liên thông với những trình độ giảng dạy khác. 2. Đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong kế hoạch tăng trưởng kinh tế tài chính xã hội, tăng trưởng nhân lực. Ngân sách chi tiêu cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trongtổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, huấn luyện và đào tạo ; được phân chia theonguyên tắc công khai minh bạch, minh bạch, kịp thời. 3. Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy, tăng trưởng mạng lưới cơ sở giáo dục nghềnghiệp theo quy hoạch ; tập trung chuyên sâu góp vốn đầu tư hình thành một số ít cơ sở giáo dục nghềnghiệp trọng điểm chất lượng cao phân phối nhu yếu nhân lực của thị trường laođộng, nhu yếu học tập của người lao động và từng bước phổ cập nghề cho thanhniên. 4. Nhà nước có chính sách phân luồng học viên tốt nghiệp trung học cơ sở, trunghọc đại trà phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp tương thích với từng quy trình tiến độ tăng trưởng kinhtế – xã hội. 5. Ưu tiên góp vốn đầu tư đồng điệu cho giảng dạy nhân lực thuộc những ngành, nghề trọng điểmquốc gia, những ngành, nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến và phát triển của khu vực, quốc tế ; chútrọng tăng trưởng giáo dục nghề nghiệp ở những vùng có điều kiện kèm theo kinh tế tài chính – xã hội đặcbiệt khó khăn vất vả, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng ven biển ; góp vốn đầu tư đàotạo những nghề thị trường lao động có nhu yếu nhưng khó triển khai xã hội hóa. 6. Nhà nước thực thi chính sách đấu thầu, đặt hàng đào tạo và giảng dạy so với những ngành, nghề đặc trưng ; những ngành, nghề thuộc những ngành kinh tế tài chính mũi nhọn ; những ngành, nghề thị trường lao động có nhu yếu nhưng khó triển khai xã hội hóa. Các cơ sởhoạt động giáo dục nghề nghiệp không phân biệt mô hình đều được tham gia cơchế đấu thầu, đặt hàng pháp luật tại khoản này. 7. Hỗ trợ những đối tượng người tiêu dùng được hưởng chính sách tặng thêm người có công với cách mạng, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, trẻ nhỏ mồ côi không nơi lệ thuộc, ngư dân đánh bắt cá xa bờ, laođộng nông thôn là người trực tiếp lao động trong những hộ sản xuất nông nghiệp bịthu hồi đất canh tác và những đối tượng người dùng chính sách xã hội khác nhằm mục đích tạo thời cơ chohọ được học tập để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp ; thực hiệnbình đẳng giới trong giáo dục nghề nghiệp. 8. Nhà nước tạo điều kiện kèm theo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức triển khai nghiên cứu và điều tra, ứngdụng khoa học, công nghệ tiên tiến ; phối hợp giảng dạy với nghiên cứu và điều tra khoa học và sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy. Điều 9. Liên thông trong đào tạo1. Liên thông trong đào tạo và giảng dạy được triển khai địa thế căn cứ vào chương trình giảng dạy ; ngườihọc khi chuyển từ trình độ huấn luyện và đào tạo thấp lên trình độ giảng dạy cao hơn cùng ngành, nghề hoặc khi chuyển sang học ngành, nghề khác thì không phải học lại những nộidung đã học. 2. Hiệu trưởng trường tầm trung, trường cao đẳng địa thế căn cứ vào chương trình đào tạoquyết định mô-đun, tín chỉ, môn học hoặc nội dung mà người học không phải họclại. 3. Liên thông giữa những trình độ trong giáo dục nghề nghiệp được thực thi theoquy định của Thủ trưởng cơ quan quản trị nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ởtrung ương ; liên thông giữa những trình độ giảng dạy của giáo dục nghề nghiệp với cáctrình độ đào tạo và giảng dạy của giáo dục ĐH được triển khai theo lao lý của Thủ tướngChính phủ. Điều 71. Trách nhiệm quản trị nhà nước về giáo dục nghề nghiệp1. nhà nước thống nhất quản trị nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. 2. Cơ quan quản trị nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở TW chịu tráchnhiệm trước nhà nước thực thi quản trị nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và cócác trách nhiệm, quyền hạn sau đây : a ) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phát hành hoặc phát hành theo thẩm quyền vàtổ chức thực thi kế hoạch, quy hoạch, kế hoạch, chính sách tăng trưởng giáo dụcnghề nghiệp ; b ) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phát hành hoặc phát hành theo thẩm quyền vàtổ chức thực thi những văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp ; c ) Quy định tiềm năng, nội dung và chiêu thức giảng dạy ; tiêu chuẩn nhà giáo ; danhmục nghề huấn luyện và đào tạo ở những trình độ ; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị giảng dạy ; banhành quy định tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng từ giảng dạy trong giáo dục nghề nghiệp ; d ) Quy định việc ĐK và cấp giấy ghi nhận ĐK hoạt động giải trí giáo dụcnghề nghiệp ; đ ) Quản lý và tổ chức triển khai triển khai việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp ; e ) Thực hiện công tác làm việc thống kê, thông tin về tổ chức triển khai và hoạt động giải trí huấn luyện và đào tạo nghềnghiệp ; g ) Tổ chức cỗ máy quản trị giáo dục nghề nghiệp ; h ) Quản lý và tổ chức triển khai việc đào tạo và giảng dạy, tu dưỡng nhà giáo và cán bộ quản trị giáo dụcnghề nghiệp, người dạy những chương trình đào tạo và giảng dạy tiếp tục ; i ) Huy động, quản trị và sử dụng những nguồn lực để tăng trưởng giáo dục nghề nghiệp ; k ) Quản lý, tổ chức triển khai công tác làm việc nghiên cứu và điều tra, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến ; sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ về đào tạo và giảng dạy nghề nghiệp ; l ) Quản lý, tổ chức triển khai công tác hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp ; m ) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp lý về giáo dục nghề nghiệp ; giảiquyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết và xử lý vi phạm pháp lý về giáo dục nghề nghiệp. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với cơ quan quản trị nhà nước về giáo dục nghềnghiệp ở TW triển khai quản trị nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theothẩm quyền và trực tiếp quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp của bộ, ngành mình ( nếu có ) theo công dụng, trách nhiệm được phân công. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong khoanh vùng phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình thựchiện quản trị nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo phân cấp của nhà nước ; xâydựng và tổ chức triển khai thực thi kế hoạch giáo dục nghề nghiệp tương thích với nhu cầunhân lực của địa phương ; kiểm tra việc chấp hành pháp lý về giáo dục nghềnghiệp của những cơ sở hoạt động giải trí giáo dục nghề nghiệp, những tổ chức triển khai, cá thể cótham gia giáo dục nghề nghiệp trên địa phận theo thẩm quyền ; triển khai xã hội hóagiáo dục nghề nghiệp ; nâng cao chất lượng và hiệu suất cao giáo dục nghề nghiệp tạiđịa phương. 5. nhà nước lao lý đơn cử thẩm quyền và nội dung quản trị nhà nước về giáodục nghề nghiệp. Điều 72. Thanh tra giáo dục nghề nghiệp1. Cơ quan được giao thực thi tính năng quản trị nhà nước về giáo dục nghềnghiệp thực thi công dụng thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp. 2. Thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp có những trách nhiệm, quyền hạnsau đây : a ) Thanh tra việc thực thi pháp lý, chính sách về giáo dục nghề nghiệp ; b ) Phát hiện, ngăn ngừa và giải quyết và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất kiến nghị cơ quan nhà nướccó thẩm quyền giải quyết và xử lý những vi phạm pháp lý về giáo dục nghề nghiệp ; c ) Xác minh, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tốcáo về giáo dục nghề nghiệp ; d ) Các trách nhiệm, quyền hạn khác theo pháp luật của pháp lý về thanh tra. 3. Tổ chức và hoạt động giải trí của thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp đượcthực hiện theo pháp luật của pháp lý về thanh tra. Điều 73. Xử lý vi phạm1. Người nào có một trong những hành vi sau đây thì tùy theo đặc thù, mức độ viphạm mà bị giải quyết và xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệmhình sự ; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo lao lý của pháp lý : a ) Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc tổ chức triển khai hoạt động giải trí giáo dục nghềnghiệp trái pháp luật của pháp lý ; b ) Vi phạm những lao lý về tổ chức triển khai, hoạt động giải trí của cơ sở hoạt động giải trí giáo dục nghềnghiệp ; c ) Xuất bản, in, phát hành tài liệu trái pháp luật của pháp lý ; d ) Làm hồ sơ giả, vi phạm quy định tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốtnghiệp và cấp văn bằng, chứng từ ; đ ) Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo, cán bộ quản trị giáo dục nghề nghiệp ; ngược đãi, hành hạ người học ; e ) Vi phạm quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp ; g ) Gây rối, làm mất bảo mật an ninh, trật tự trong cơ sở hoạt động giải trí giáo dục nghề nghiệp ; h ) Làm thất thoát kinh phí đầu tư, tận dụng hoạt động giải trí giáo dục nghề nghiệp để thu tiền saiquy định hoặc vì mục tiêu vụ lợi ; i ) Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của cơ sở hoạt động giải trí giáo dục nghề nghiệp ; k ) Các hành vi khác vi phạm pháp lý về giáo dục nghề nghiệp. 2. nhà nước lao lý đơn cử việc xử phạt vi phạm hành chính so với hành vi viphạm pháp lý trong nghành giáo dục nghề nghiệp. Điều 74. Khiếu nại, tố cáo và xử lý khiếu nại, tố cáoViệc khiếu nại, tố cáo và xử lý khiếu nại, tố cáo trong hoạt động giải trí giáo dục nghềnghiệp triển khai theo pháp luật của pháp lý. 1.5 Thông tư pháp luật về hỗ trợ vốn cho những cơ sở giáo dục thuộc mạng lưới hệ thống giáo dụcquốc dân ( Thông tư số 16/2018 / BGDĐT ) Điều 3. Nội dung hoạt động và đảm nhiệm tài trợ1. Cơ sở giáo dục được hoạt động, đảm nhiệm những khoản hỗ trợ vốn để triển khai những nộidung sau : a ) Trang bị thiết bị, vật dụng ship hàng dạy và học ; thiết bị Giao hàng điều tra và nghiên cứu khoahọc ; tái tạo, sửa chữa thay thế, thiết kế xây dựng những khuôn khổ khu công trình ship hàng hoạt động giải trí giáodục tại cơ sở giáo dục ; b ) Hỗ trợ hoạt động giải trí giáo dục, giảng dạy và nghiên cứu và điều tra khoa học trong cơ sở giáodục. 2. Không hoạt động hỗ trợ vốn để chi trả : thù lao giảng dạy ; những khoản chi liên quantrực tiếp cho cán bộ quản trị, giáo viên, giảng viên và nhân viên cấp dưới, những hoạt động giải trí anninh, bảo vệ ; thù lao trông coi phương tiện đi lại tham gia giao thông vận tải của học viên ; thùlao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường ; khen thưởng cán bộ quản trị, giáo viên, nhân viên cấp dưới ; những ngân sách tương hỗ công tác làm việc quản trị của cơ sở giáo dục. Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân những tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương ( gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ) 1. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, những cơ quan quản trị giáo dục, cơ quanquản lý tài chính và những ngành tương quan triển khai Thông tư này trên địa phận theothẩm quyền. 2. Chỉ đạo sở giáo dục và huấn luyện và đào tạo, những ngành tương quan tổ chức triển khai thanh tra, kiểm traviệc thực thi Thông tư này trên địa phận, kịp thời kiểm soát và chấn chỉnh và giải quyết và xử lý nhữngtrường hợp sai phạm. Điều 10. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo1. Tham mưu cho Ủy ban nhân cấp tỉnh hướng dẫn, chỉ huy việc triển khai Thôngtư này trên địa phận. 2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính, thanh tra và những đơn vị chức năng có tương quan tổchức thanh tra, kiểm tra việc triển khai, kịp thời kiểm soát và chấn chỉnh và giải quyết và xử lý những trườnghợp sai phạm. 3. Phê duyệt kế hoạch hoạt động hỗ trợ vốn của cơ sở giáo dục cấp trung học phổ thôngvà những cơ sở giáo dục khác thường trực bảo vệ tương thích với trách nhiệm triển khainăm học. 4. Tổng hợp báo cáo giải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tình hình hoạt động, tiếp đón, quảnlý và sử dụng hỗ trợ vốn của cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản trị. Điều 11. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo1. Chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính, thanh tra và những đơn vị chức năng có tương quan tổchức thanh tra, kiểm tra việc triển khai Thông tư này, kịp thời kiểm soát và chấn chỉnh và xử lýnhững trường hợp sai phạm. 2. Phê duyệt Kế hoạch hoạt động hỗ trợ vốn của cơ sở giáo dục mần nin thiếu nhi, cơ sở giáodục cấp tiểu học, trung học cơ sở bảo vệ tương thích với trách nhiệm tiến hành nămhọc. 3. Tổng hợp báo cáo giải trình Ủy ban nhân dân cấp huyện tình hình hoạt động, đảm nhiệm, quản trị và sử dụng hỗ trợ vốn của cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản trị. Điều 12. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ sở giáo dụcThủ trưởng cơ sở giáo dục chịu nghĩa vụ và trách nhiệm trước pháp lý về việc hoạt động, tiếpnhận, quản trị và sử dụng những khoản hỗ trợ vốn cho cơ sở giáo dục, đơn cử : 1. Tổ chức triển khai những lao lý tại Thông tư này ; triển khai tổng kết, đánh giánhằm triển khai xong và nâng cao hiệu suất cao việc hoạt động, đảm nhiệm, quản trị và sửdụng hỗ trợ vốn. 2. Phê duyệt báo cáo giải trình quyết toán những khoản hỗ trợ vốn theo pháp luật tại Khoản 3 Điều 8T hông tư này ; gửi hiệu quả thực thi đến cơ quan quản trị cấp trên và nhà hỗ trợ vốn. 3. Thành lập Tổ tiếp đón hỗ trợ vốn theo pháp luật tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này. 4. Phối hợp với nhà hỗ trợ vốn tổ chức triển khai tiến hành có hiệu suất cao hoạt động giải trí hỗ trợ vốn cho cơsở giáo dục. Chủ động đề xuất kiến nghị với nhà hỗ trợ vốn về thứ tự trách nhiệm ưu tiên trong việcsử dụng hỗ trợ vốn để tăng cường cơ sở vật chất trường học, tương hỗ hoạt động giải trí dạy – học, hoạt động giải trí giáo dục tương thích với kế hoạch tăng trưởng của cơ sở giáo dục. 5. Phối hợp với nhà hỗ trợ vốn thực thi những giải pháp kỹ thuật, quá trình, thủ tụctrong quy trình thực thi để bảo vệ chất lượng, mỹ quan của loại sản phẩm, côngtrình và tương thích với môi trường tự nhiên giáo dục. 6. Tổ chức nghiệm thu sát hoạch, đảm nhiệm mẫu sản phẩm, khu công trình do nhà hỗ trợ vốn tự thực hiệntheo đúng pháp luật của pháp lý và có nghĩa vụ và trách nhiệm quản trị, trùng tu, bảo dưỡngđể bảo vệ loại sản phẩm, khu công trình được sử dụng hiệu suất cao, đúng mục tiêu. 7. Có nghĩa vụ và trách nhiệm báo cáo giải trình với cơ quan quản trị cấp trên về tình hình hoạt động, tiếpnhận, quản trị và sử dụng hỗ trợ vốn. 8. Chịu nghĩa vụ và trách nhiệm báo cáo giải trình, báo cáo giải trình những đơn vị chức năng có tính năng giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản trị và sử dụng hỗ trợ vốn tại cơ sở giáo dục nếu được nhu yếu. 9. Có nghĩa vụ và trách nhiệm báo cáo giải trình, vấn đáp những quan điểm vướng mắc ( nếu có ) của giáo viên, cánbộ, nhân viên cấp dưới, học viên, sinh viên, cha mẹ học viên và nhà hỗ trợ vốn trong việc tiếpnhận, quản trị và sử dụng hỗ trợ vốn. Điều 13. Trách nhiệm của Ban đại diện thay mặt cha mẹ học sinh1. Phối hợp với cơ sở giáo dục trong việc tổ chức triển khai hoạt động, đảm nhiệm, quản trị vàsử dụng những khoản hỗ trợ vốn. 2. Cử đại diện thay mặt tham gia Tổ đảm nhiệm hỗ trợ vốn của cơ sở giáo dục để phổ cập, thôngtin thoáng rộng mục tiêu, ý nghĩa, nguyên tắc và việc quản trị sử dụng hỗ trợ vốn tới toànbộ cha mẹ trong trường. 3. Cử đại diện thay mặt tham gia quy trình tiếp đón hỗ trợ vốn, nghiệm thu sát hoạch và chuyển giao đưa vàosử dụng những khoản hỗ trợ vốn bằng hiện vật hoặc phi vật chất. 4. Giám sát việc quản trị và sử dụng hỗ trợ vốn của cơ sở giáo dục. Điều 14. Trách nhiệm của Hội đồng trườngHội đồng trường so với cơ sở giáo dục công lập, Hội đồng quản trị so với cơ sởgiáo dục dân lập, tư thục ( sau đây gọi là Hội đồng trường ) có nghĩa vụ và trách nhiệm sau : 1. Thông qua kế hoạch hỗ trợ vốn so với cơ sở giáo dục mần nin thiếu nhi, tiểu học, trung họccơ sở, trung học phổ thông trước khi trình sở giáo dục và huấn luyện và đào tạo, phòng giáo dụcvà đào tạo và giảng dạy phê duyệt ; Phê duyệt kế hoạch hoạt động hỗ trợ vốn so với trường trung cấpsư phạm, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục ĐH. 2. Kiểm tra, giám sát việc thực thi quy trình tiến độ hoạt động, đảm nhiệm, quản trị và sửdụng hỗ trợ vốn của cơ sở giáo dục theo đúng pháp luật tại Thông tư này. Điều 15. Khen thưởng và giải quyết và xử lý vi phạm1. Nhà hỗ trợ vốn có góp phần tích cực cho sự nghiệp tăng trưởng giáo dục và đào tạođược thủ trưởng cơ sở giáo dục và những cơ quan quản trị cơ sở giáo dục vinh danhtheo thẩm quyền hoặc đề xuất kiến nghị với cấp trên những hình thức khen thưởng theo quyđịnh của Luật Thi đua khen thưởng. 2. Các cơ quan, tổ chức triển khai, cá thể và thủ trưởng cơ sở giáo dục nhận hỗ trợ vốn thựchiện quá trình hoạt động, tiếp đón, quản trị và sử dụng hỗ trợ vốn trái với pháp luật tạiThông tư này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị giải quyết và xử lý hành chính hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự theo pháp luật của pháp lý. 2. Đánh giá chính sách giáo dục, huấn luyện và đào tạo tại Việt Nam. * Ưu điểm : Nhìn chung thì việc thực thi những chính sách giáo dục và giảng dạy ở Việt Nam đãđạt được những ưu điểm sau : – Hiện nay, mạng lưới hệ thống giáo dục ở nước ta đã khá hoàn hảo từ bậc mần nin thiếu nhi đến sauđại học ; hầu hết những bản, làng, xã, phường đều có trường học tiểu học ; trường trunghọc cơ sở được thiết kế xây dựng ở những xã hoặc cụm liên xã ; trường trung học phổ thôngđược xây ở những huyện, 1 số ít huyện có 2 ÷ 3 trường. Hệ thống giáo dục ở nước tavề cơ bản đã phân phối được như cầu học tập của nhân dân. Đến nay, hầu hết ngườidân trong độ tuổi đi học đều được đến trường. – Thứ nhất, mức tận hưởng về giảng dạy của dân cư ngày càng tăng lên biểu lộ ở : + Đã triển khai xong phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở, quy môđào tạo nghề tăng phân phối được nhu yếu của thị trường lao động .. + Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được tăng trưởng, phân phối tốthơn nhu yếu học tập của xã hội + Mạng lưới cơ sở dạy nghề tăng trưởng nhanh gọn với 3 cấp trình độ : sơ cấpnghề, tầm trung nghề, cao đẳng nghề. – Thứ hai, công minh xã hội trong giáo dục được cải tổ : thời cơ học tập cho trẻem vùng dân tộc thiểu số, trẻ nhỏ nghèo tăng lên … – Thứ ba, thời cơ cho người dân tiếp cận được tốt hơn với nền giáo dục và đào tạothông qua thực thi chính sách tín dụng thanh toán với học viên, sinh viên, xã hội hóa giáodục. – Thứ tư, đã thiết kế xây dựng được mạng lưới hệ thống giáo dục và đào tạo và giảng dạy tương đối hoàn hảo từmầm non đến ĐH. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo và giảng dạy được cải tổ rõrệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học viên, sinh viên tăng nhanh, nhất là ởgiáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp. – Thứ năm, chất lượng giáo dục và giảng dạy có văn minh. Đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu tổ chức ngày càng hợplý. Chi ngân sách cho giáo dục và huấn luyện và đào tạo đạt mức 20 % tổng chi ngân sách nhànước. Xã hội hóa giáo dục được tăng nhanh ; mạng lưới hệ thống giáo dục và huấn luyện và đào tạo ngoàicông lập góp thêm phần đáng kể vào tăng trưởng giáo dục và giảng dạy chung của toàn xãhội. Công tác quản trị giáo dục và huấn luyện và đào tạo có bước chuyển biến nhất định. * Nhược điểm : – Việc thể chế hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triểngiáo dục và đào tạo và giảng dạy, nhất là quan điểm ” giáo dục là quốc sách số 1 ” còn chậmvà lúng túng. Việc thiết kế xây dựng, tổ chức triển khai thực thi kế hoạch, kế hoạch và chươngtrình tăng trưởng giáo dục-đào tạo chưa phân phối nhu yếu của xã hội. – Mục tiêu giáo dục tổng lực chưa được hiểu và triển khai đúng. Bệnh hình thức, hư danh, chạy theo bằng cấp … chậm được khắc phục, xuất hiện nghiêm trọng hơn. Tưduy bao cấp còn nặng, làm hạn chế năng lực kêu gọi những nguồn lực xã hội đầu tưcho giáo dục, huấn luyện và đào tạo. – Việc phân định giữa quản trị nhà nước với hoạt động giải trí quản trị trong những cơ sở giáodục, giảng dạy chưa rõ. Công tác quản trị chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sátchưa được coi trọng đúng mức. Sự phối hợp giữa những cơ quan nhà nước, tổ chức triển khai xãhội và mái ấm gia đình chưa ngặt nghèo. Nguồn lực vương quốc và năng lực của phần đông giađình góp vốn đầu tư cho giáo dục và giảng dạy còn thấp so với nhu yếu. – Chương trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành thực tế, vận dụng kiến thức và kỹ năng ; phương phápgiáo dục, kiểm tra, thi và nhìn nhận lỗi thời, thiếu thực ra ; thiếu kết nối giữa đàotạo với nghiên cứu và điều tra khoa học, sản xuất, kinh doanh thương mại và nhu yếu của thị trường laođộng ; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng làmviệc. – Chính sách về giáo dục giảng dạy còn nhiều chưa ổn, khoanh vùng phạm vi tự chủ ĐH cònhẹp ; quản trị huấn luyện và đào tạo chưa theo chuẩn quốc tế nên hạn chế trong liên thông, liênkết, trao đổi sinh viên giữa Việt Nam với quốc tế. 3. Kết quả chính sách giáo dục, giảng dạy và việc triển khai chính sách này ở ViệtNam nhằm mục đích nâng cao tri thức và phẩm chất của NLĐ ở VN.Trong những năm vừa mới qua, tăng trưởng nguồn nhân lực trải qua giáo dục vàđào tạo luôn được nhà nước ta chú trọng tăng trưởng trên mọi nghành dưới nhiềuhình thức khác nhau nhằm mục đích bảo vệ nguồn lực cho công nghiệp hóa, tân tiến hóacả về số lượng và chất lượng. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã định hườngcho nguồn nhân lực Việt Nam “ Người lao động có trí tuệ cao, có kinh nghiệm tay nghề thànhthạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo và giảng dạy tu dưỡng và tăng trưởng bởi một nên giáodục tiên tiến và phát triển gắn với một nền khoa học – công nghệ tiên tiến và văn minh. Trên thực tiễn, những chính sách giáo dục, giảng dạy nhằm mục đích nâng cao tri thức, phẩmchất của người lao động ở nước ta đã đạt được một số ít thành tựu nhất định xongvaanxconf nhiều chưa ổn, đơn cử là : 235 trường ĐH, 1,76 triệu sinh viênTheo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến hết năm học năm nay – 2017, mạng lưới hệ thống hiệncó 235 trường ĐH, học viện chuyên nghành ( gồm có 170 trường công lập, 60 trường tư thụcvà dân lập, 5 trường có 100 % vốn quốc tế ), 37 viện nghiên cứu và điều tra khoa học đượcgiao trách nhiệm đào tạo và giảng dạy trình độ tiến sỹ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trườngtrung cấp sư phạm. Đối với nhóm trường sư phạm và giảng dạy giáo viên, lúc bấy giờ cả nước có 58 trường ĐH, 57 trường cao đẳng, 40 trường tầm trung có ngành đào tạo và giảng dạy giáoviên ( trong đó có 14 trường ĐH sư phạm, 33 trường cao đẳng sư phạm và 02 trường tầm trung sư phạm ). Các trường ĐH Việt Nam phân bổ theo vùng. Nguồn : Bô GD-ĐT. Năm học năm nay – 2017, có thêm 1 cơ sở đào tạo và giảng dạy được xây dựng mới trên cơ sởđã có quyết định hành động chủ trương xây dựng của Thủ tướng nhà nước ( Học viện dântộc ) ; 3 cơ sở đào tạo và giảng dạy được cấp phép hoạt động giải trí và đều là những cơ sở có 100 % vốnđầu tư quốc tế ( Trường ĐH Mỹ tại Việt Nam, Trường ĐH Y khoa Tokyo, Trường ĐH Fulbright Việt Nam ), 1 phân hiệu của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh được thành lậptại Bến Tre. Về quy mô giảng dạy, năm học năm nay – 2017, tổng quy mô sinh viên đại học1. 767.879 sinh viên, giữ không thay đổi so với năm học năm ngoái – năm nay ; quy mô sinh viên caođẳng sư phạm giảm 14,3 %, chỉ còn 47.800 sinh viên. Phần lớn sinh viên tập trung chuyên sâu theo học những ngành thuộc Khối ngành V III : Toán và thống kê ; Máy tính và công nghệ thông tin ; Công nghệ kỹ thuật ; Kỹ thuật ; Sản xuất chế biến ; Kiến trúc và kiến thiết xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản ; Thú y và Khốingành : kinh doanh thương mại quản trị, pháp lý. Cơ cấu sinh viên theo nhóm ngành. Quy mô đào tạo và giảng dạy thạc sĩ là 105.801 ( tăng 12,8 % so với năm học năm ngoái – năm nay ). Quy mô giảng dạy tiến sỹ là 15.112 ( tăng 21 % so với năm học năm ngoái – năm nay ). Quy mô đào tạo và giảng dạy tiến sỹ ở những viện NCKH biến hóa theo khunh hướng giảm. Tính đến tháng 6/2017, những Viện NCKH mới tuyển được khoảng chừng 38 % NCS so vớichỉ tiêu đã ĐK. Tính từ đầu năm năm nay đến 31/7/2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ đạihọc là 184 ngành, tập trung chuyên sâu hầu hết vào những nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹthuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanhquản lý, Pháp luật. Số lượng ngành mới mở trong năm 2017 theo nhóm ngành. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ GD-ĐT, nhiều trường vẫn chưa quan tâmđầu tư những điều kiện kèm theo bảo vệ chất lượng đào tạo và giảng dạy để cung ứng quy mô tuyển sinh ; đội ngũ giảng viên, đặc biệt quan trọng là giảng viên cơ hữu chưa cung ứng nhu yếu về trình độchuyên môn ; nguồn lực kinh tế tài chính phân tán ; chưa góp vốn đầu tư dự báo thị trường nên cácngành giảng dạy còn trùng lặp, chồng chéo trong một địa phận … Nhiều nơi mở ngành đào tạo và giảng dạy vẫn dựa vào năng lượng và kinh nghiệm tay nghề vốn có, dẫn đến những ngành xã hội cần thì lại thiếu. Đó là những nguyên do khiến cơcấu ngành nghề chưa hài hòa và hợp lý và chất lượng đào tạo và giảng dạy hạn chế, chưa cung ứng nhu cầuphục vụ tăng trưởng KT-XH của quốc gia. Gần 73.000 giảng viên, hơn 16.500 tiến sĩVề tăng trưởng đội ngũ giảng viên, năm học năm nay – 2017, tổng số giảng viên trong cáctrường ĐH là 72.792 người, tăng 4,6 % so với năm học năm ngoái – năm nay, trong đógiảng viên có trình độ tiến sỹ là 16.514 ( tăng 21,4 % ) và thạc sĩ là 43.065 ( tăng6, 6 % ) .
Source: https://thevesta.vn
Category: Cộng Đồng