Chính sách dân số trong tình hình mới hướng đến nâng cao chất lượng dân số
Nhìn lại chất lượng dân số Việt Nam
Năm 1961, Chính phủ ban hành Quyết định số 216/CP về việc sinh đẻ có hướng dẫn, đánh dấu sự khởi đầu cho chương trình dân số Việt Nam, với mục tiêu giảm mức sinh đẻ để kiểm soát tốc độ tăng dân số.
Từ
sau Quyết định này ,công tác DS-KHHGĐ đã trở thành một trong những nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo các cấp và được cả hệ thống chính trị cùng tham gia vào cuộc. Tuynhiên, công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 1961-1992 chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Tốcđộ gia tăng dân số quá nhanh trong thời kỳ này đã trở thành một trong những yếu tố cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội, hạn chế những nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Do vậy, năm 1993, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã ban hành Nghị quyết về chính sách DS-KHHGĐ (Nghị quyết số 04-NQ/HNTW). Với Nghị quyết này, lần đầu tiên Đảng ta có một văn bản hoàn chỉnh về chính sách dân số.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Năm 2017, tức sau 25 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNTW, cùng sự phát triển kinh tế – xã hội trong nước, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế sớm 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết đề ra và tiếp tục duy trì cho đến năm 2017. Mức sinh thấp đã làm giảm đáng kể sức ép về số lượng học sinh các cấp, từ đó trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Đồng thời, cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từnăm 2007, nước ta bước vào thời kỳ“dân số vàng” với lực lượng lao động trẻ dồi dào, mở ra cơ hội để cải thiện chất lượng nguồn lao động, tạo nền tảng cho nước ta có thể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thêm vào đó, chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình của nước ta tăng nhanh và đạt 73,4 tuổi năm 2016, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầmvóc, thể lực người Việt Nam cũng có bước cải thiện. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Mô hình “ giađình hai con ”đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số và kế hoạch hoá gia đình được mở rộng, chất lượngngày càng cao. Đặc biệt, Đề án tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Mặc dù vậy ,côngtác DS-KHHGĐvẫn còn tồn tại một số hạn chế. Mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Thực tế cho thấy ở các thành phố lớn, kinh tế phát triển có mức sinh thay thế thấp trong khi một số vùng khó khăn có mức sinh lại khá cao. Đáng chú ý là, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh trong những năm gần đây ,do tâm lý “trọng nam” vẫn tồn tại ở phần lớn các gia đình Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, cùng với việc lạm dụng khoa học, công nghệ để lựa chọn giới tính khi sinh. Theo quy luật, tỷ số giới tính khi sinh cân bằng tự nhiên là 103-107 bé trai/100 bé gái khi sinh ra sống. Năm 2006 tỷ lệ này ở nước ta là 109 bé trai/100 bé gái và đến năm 2016 là 112,2 bé trai/100 bé gái (số liệu Tổngcục Thống kê). Theo dự báo, nước ta sẽ thiếu khoảng 2,3-4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050 nếu không có những biện pháp canthiệp quyết liệt. Khi đó, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cấu trúc dân số và dẫn đến sự phát triển không bền vững về mặt xã hội.
Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu “ dân số vàng ”, song được dự báo sẽ kết thúc sớm, vào năm 2041. Sự phát triển kinh tế – xã hội và những thành tựu về y học đã giúp tuổi thọ của người dân tăng lên, nhưng cũng khiến nước ta sớm phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số, bắt đầu từ năm 2011. Hơn nữa, Việt Nam được xếp vào nhóm nước già hóa nhanh nhất thế giới khi chỉ mất khoảng 27 năm (2011-2038) để bước vào thời kỳ dân số già, trong khi các nước trên thế giới phải mất 50-70 năm, thậm chí cả trăm năm. Bên cạnh đó, dù tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam đã tăng lên đáng kể nhưng số năm sống khỏe mạnh trong cả
cuộc
đời không cao. Hơn 70% người cao tuổi sống ở nông thôn, khu vực có trình độ phát triển thấp hơn đô thị, phải sống phụ thuộc vào con cái… Điều đáng nói là các giải pháp phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng ở nước ta chưa hiệu quả, cũng như chưa có sự chuẩn bị tốt về an sinh xã hội để thích ứng với một xã hội già hóa.
Bên cạnh đó, tuy chất lượng dân số từng bước tăng lên, song Việt Nam vẫn chưa nằm trong tốp 100 nước có Chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất. Với chỉ số HDI là 0,683 trong năm 2016, Việt Nam xếp hạng 115 trên tổng số 188 quốc gia. Quá trình cải thiện HDI trong ba thập kỷ qua diễn ra không đồng đều và giá trị HDI của Việt Nam đang có chiều hướng tụt lại so với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ngoài ra, công tác DS-KHHGĐ còn hiện hữu các vấn đề như: Tỷ lệ tầm soát trước sinh, sơ sinh còn thấp; Tỷlệ tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh, trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn cao, chênh lệch nhiều giữa các vùng, miền; Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn phổ biến ở một số dân tộc ít người; Tỷlệ người bị khuyết tật cao, chiếm 7,08% tổng dân số; Phần lớn các gia đình sinh nhiều con lại ít có điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số; Phân bố dân số, quản lý nhập cư, di dân còn nhiều bất cập; Hạ tầng, chính sách xã hội ở nhiều đô thị, khu công nghiệp chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng dân số cơ học; Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người di cư và ở nhiều đô thị, khu công nghiệp còn nhiều hạn chế; Điều kiện sản xuất, sinh hoạt, các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế ở một số vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt là khu vực biên giới phía Bắc còn nhiều khó khăn.
Chuyển trọng tâm chính sách sang dân số và phát triển
Bước sang thế kỷ XXI với những xu hướng phát triển mới, những vấn đề tồn tại trên được đánh giá là đã tác động sâu rộng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Do đó, năm 2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới với quan điểm chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGÐ sang dân số và phát triển; công tác dân số sẽ chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinhtế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảođảm phát triển nhanh, bền vững. Ðây là chủ trương lớn của Ðảng và là bước ngoặt lịch sử trong chính sách dân số của nước ta .
Nghị quyết đặt ra mục tiêu là giải quyết toàn diện, đồng bộ và căn bản hơn các vấn đề về dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế – xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững. Đến năm 2030, nhiều mục tiêu cụ thể được đặt ra: (1) Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người. Giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế; mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại; giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn; (2) Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc có rất ít người; (3) Tỷsố giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt 22%; tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt 11%; tỷ số phụ thuộc chung đạt 49%; (4)Tỷ lệ nam nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%; giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống; 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất; (5) Tuổithọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung; (6) Chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm. Chỉ số Phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á; (7) Tỷlệ dân số đô thị đạt trên 45%. Bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản; (8) 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư thống nhất trên quy mô toàn quốc.
Việc thực hiện những mục tiêu trên là vấn đề lớn và khó, bởi điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan đến việc bảo vệ, phát triển giống nòi, quốc gia, dân tộc; ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế – xã hội và môi trường của nước ta. Nếu trước đây ,chính sách DS-KHHGÐ chỉ tập trung giải quyết một vấn đề là mức sinh cao, thì chính sách dân số mới chú trọng toàn diện các mặt của vấn đề dân số. Bên cạnh đó, việc chuyển trọng tâm chính sách hướng tới nâng cao chất lượng dân số cũng gặp khó khăn không nhỏkhi trong hơn nửa thế kỷ qua, tư duy DS-KHHGÐ đã ăn sâu trong xã hội, trong mỗi gia đình và từng thôn xóm, bản làng; nguồn lực đầu tư trong nước còn hạn chế. Theo dự báo, dân số Việt Nam tiếp tục tăng và sẽ đạt 100 triệu dân vào năm 2025. Dân số đông đồng thời là thách thức cho việc nâng cao chất lượng dân số, cũng như về an ninh lương thực, năng lượng, quản lý dân cư…
Ðể hóa giải những khó khăn trong thực hiện chính sách dân số trong thời kỳ mới, Nghị quyết đã đề ra các giải pháp: Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy ,chính quyền các cấp, trong đó lồng ghép nhiệm vụ nâng cao chất lượng dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của cả nước, của từng ngành, từng địa phương. Thứ hai, đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số, chuyển mạnh sang chính sách dân số và phát triển. Thứ ba, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số, trong đó một trong những nhiệm vụ trọng tâm là ban hành Chiến lược dân số trong tình hình mới nhằm phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh, bền vững và thích ứng với già hóa dân số. Thứ tư, phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số. Theo đó, mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được củng cố, hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội công lập được sắp xếp lại theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển mạnh hệ thống chuyên ngành lão khoa… Thứ năm, bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số. Thứ sáu, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp và hiệu quả; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số. Thứ bảy ,tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số thông qua việc tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn đa phương, song phương về dân số và phát triển cũng như tranh thủ sự đồng thuận, hỗ trợ về tài chính, kinh nghiệm, tri thức của các nước, tổ chức quốc tế.
Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, ngay trong năm 2018, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo Luật Dân số, trong đó đề xuất những giải pháp cụ thể: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khoẻ, tầm vóc, thể lực người Việt Nam. Nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Thực hiện chính sách, biện pháp hỗ trợ đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ các nhóm đối tượng theo quy định của pháp luật về ngành, lĩnh vực liên quan. Đa dạng hóa các loại hình cung cấp hàng hóa và dịch vụcông cộng, phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thông tin để tạo cơ hội cho người dân được lựa chọn và tiếp cận dịch vụ đa dạng, thuận tiện…
Hiện, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã và đang khẩn trương thực hiện các công việc để triển khai Nghị quyết với quyết tâm đạt được kết quả cao các mục tiêu đặt ra. Một số địa phương đã triển khai nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả. Đơn cử như việc triển khai đồng bộ các hoạt động lồng ghép mô hình, đề án về sàng lọc trước sinh và sơ sinh với tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, thành lập và đưa vào hoạt động các câulạc bộ tư vấn tiền hôn nhân; đưa chính sách dân số vào quy ước tổ dân phố; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Công tác tuyên truyền, vận động về chính sách dân số được đổi mới cả nội dung lẫn hình thức. Trongđó, tập trung vào đối tượng khó tiếp cận; thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai, thực hiện nhữngmô hình ở địa phương; kịp thời biểu dương ,khuyến khích các cá nhân, tập thể đạt thành tích tốt nhằm phát huy hiệu quả và nhân rộng mô hình.
Có thể nói, chính sách dân số trong tình hình mới chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển là quyết tâm lớn của Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng dân số nhằm phát huy nguồn lực cho đất nước. Với sự
đồng
thuận cao và vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội, chắc chắn rằng chính sách sẽ đi vào cuộc sống, chất lượng dân số nước ta được cải thiện đáng kể, giúp Việt Nam phát triển theo hướng bền vững./.
Bích Ngọc
Source: https://thevesta.vn
Category: Cộng Đồng