Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa
Ngày đăng: 20/03/2015, 16:47
2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐOÀN THỊ THÙY TRANG NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa) Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN PHẠM HÙNG Hà nội – 2010 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, du lịch đã trở thành nhu cầu xã hội phổ biến trên thế giới. Do nhu cầu của con người ngày càng đa dạng, phong phú nên các loại hình du lịch cũng phát triển theo. Ngoài những loại hình du lịch truyền thống như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, các loại hình mới cũng được ra đời như du lịch mice, du lịch chữa bệnh, Trong đó, du lịch văn hóa lại được chia thành rất nhiều loại hình khác nhau như du lịch lễ hội, du lịch làng nghề, đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh Du lịch văn hóa tâm linh gần đây đã hình thành và đang phát triển ở các nước trên thế giới đặc biệt là ở châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Hàng năm, các cơ quan tôn giáo của các quốc gia này kết hợp với các công ty lữ hành tổ chức các chuyến du lịch văn hóa tâm linh cho du khách đến các thánh tích của nhau. Ở châu Âu đặc biệt là nước Ý cũng tổ chức nhiều đoàn khách tham gia các lễ hội tôn giáo, các khóa tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo, các khóa tu thiền tại các quốc gia cùng châu lục và sang các quốc gia châu Á. Ở Việt Nam, trong vài năm gần đây bên cạnh nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, du khách còn có xu hướng nghiêng về nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh. Đối với ngành du lịch loại hình này cũng đang ngày càng phát triển trở thành một sản phẩm du lịch quan trọng. Về tài nguyên, nước ta vốn là đất nước của nhiều lễ hội tôn giáo, văn hóa đa dạng và phong phú kéo dài suốt cả năm trên khắp 3 miền. Hơn nữa, Việt Nam còn có hệ thống các di tích tôn giáo, tín ngưỡng dải khắp cả nước đặc biệt là các trung tâm văn hóa lớn như Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh Vì vậy, hoạt động du lịch văn hóa tâm linh sẽ ngày càng phát triển. 10 Hà Nội mảnh đất ngàn năm văn hiến, nay là trung tâm chính trị, kinh tế – văn hóa của cả nước. Nói đến Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay đến cái tên Tràng An, đại diện cho nhiều vẻ đẹp của mảnh đất này. Hà Nội đẹp với con người thanh lịch, thông minh, đẹp với phong cảnh hữu tình, đẹp với cuộc sống năng động thời kinh tế mở cửa, đẹp với cuộc sống thanh lịch, ung dung tự tại của truyền thống, Đó là những vẻ đẹp rất đỗi kinh kỳ, rất đỗi Thăng Long, rất đỗi Đông Đô và rất đỗi Hà Nội. Hà Nội còn được biết đến với cái tên là mảnh đất ngàn năm văn vật. Nơi đây hội tụ rất nhiều di tích lịch sử, di tích tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị cao như Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, Đền Ngọc Sơn. Ngoài ra, thủ đô cũng có hàng ngàn các lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm. Với những điều kiện đó du lịch văn hóa tâm linh cũng trở thành loại hình du lịch quan trọng của Hà Nội. Hà Nội hiện đang cùng cả nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Nội không ngừng phát triển kinh tê, văn hóa – xã hội để luôn xứng tầm với vị thế thủ đô của cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Hà Nội cũng không thể tránh khỏi việc đối mặt với những khó khăn thách thức: sự gia tăng dân số, suy đồi về lối sống, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, Vì vậy, người dân Hà Nội đặc biệt người dân các quận nội thành đang hàng ngày phải chịu nhiều áp lực của cuộc sống đô thị. Do đó, để có thể cân bằng cuộc sống cũng như thỏa mãn nhu cầu tinh thần thì họ đã dành thời gian cho các chuyến du lịch để nghỉ ngơi, giải trí, Bên cạnh, những chuyến du lịch thuần túy, họ còn thực hiện các cuộc hành trình kết hợp cả hai yếu tố du lịch và tâm linh. Trong các chuyến du lịch này, họ không chỉ được thỏa mãn các nhu cầu vật chất (các dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ, ) mà quan trọng hơn là được thỏa mãn các nhu cầu tinh thần về mặt tâm linh (chiêm bái, cầu khấn, thực hành các nghi lễ truyền thống). Những chuyến hành trình đó còn được gọi là du lịch văn hóa tâm linh. 11 Hà Nội có nguồn tài nguyên du lịch tín ngưỡng, tâm linh phong phú bậc nhất của cả nước, nhưng hiện nay chưa được nghiên cứu thật đầy đủ. Hà Nội cũng là nơi có sản phẩm du lịch tín ngưỡng tâm linh đa dạng, nhiều vẻ, và có sức hấp dẫn bậc nhất trong cả nước, nhưng chưa được khai thác có hiệu quả và đầy đủ. Nhu cầu du lịch tín ngưỡng, tâm linh của người Hà Nội cũng rất cao, nhưng hầu như chưa có công trình nào đề cập đến một cách toàn diện và kỹ lưỡng… Với những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội” (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa) là cần thiết. Do phạm vi tư liệu rất rộng, địa bàn khảo sát rất lớn, vấn đề khảo sát rất nhiều, nên chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát nghiên cứu vấn đề du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội tại một quận nội thành tiêu biểu, nơi tập trung nhiều di tích tín ngưỡng tâm linh, nhiều sinh hoạt tín ngưỡng, và đông dân cư tham gia vào các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh. Chúng tôi chọn địa bàn được khảo sát tại Quận Đống Đa – Hà Nội, nhằm nghiên cứu chi tiết hơn về hoạt động này và đề xuất các giải pháp tương ứng. 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Cho đến nay, đề tài du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội còn mới mẻ. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như về văn hóa tâm linh và du lịch văn hóa, du lịch Hà Nội tuy phong phú nhưng chưa có tài liệu nào đề cập đến du lịch văn hóa tâm linh. Tuy nhiên, đây lại là nguồn tư liệu rất bổ ích để chúng tôi kế thừa phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này. Về vấn đề văn hóa và văn hóa tâm linh, các công trình nghiên cứu rất phong phú như Đào Duy Anh với Việt Nam văn hóa sử cương; Trần Quốc Vượng với Cơ sở văn hóa Việt Nam;Toan Ánh với Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam; Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục; Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh; Văn hóa tâm linh Nam Bộ; Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt 12 Nam; Mai Thanh Hải với Tôn giáo thế giới và Việt Nam; Nguyễn Duy Hinh với Người Việt Nam với Đạo giáo; Hồ Văn Khánh với Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh, Phan Ngọc với Bản sắc văn hóa Việt Nam. Các công trình đã nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề như lý luận văn hóa; đặc trưng chức năng của văn hóa; các thành tố văn hóa Việt Nam; tôn giáo, tín ngưỡng trong văn hóa Việt Nam; quan niệm về văn hóa tâm linh Các nghiên cứu về Hà Nội, người Hà Nội, văn hóa Hà Nội cũng rất nhiều tiêu biểu như: Nguyễn Viết Chức với Nếp sống người Hà Nội từ truyền thống của thủ đô Hà Nội, Lý Khắc Cung với Hà Nội văn hóa và phong tục, Nguyễn Trọng Đàn với Thăng Long Hà Nội, Nguyễn Thế Long với Chùa Hà Nội, Nguyễn Thế Long với Đình, đền Hà Nội….Nội dung chủ yếu mà các công trình này nghiên cứu là về đặc điểm văn hóa của người Hà Nội, thành tựu văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của Hà Nội qua hàng ngàn năm lịch sử. Bên cạnh đó, các công trình về du lịch Hà Nội tiêu biểu như: Nguyễn Vinh Phúc với Hà Nội – thành phố ngàn năm, Hà Nội – cõi đất, con người, Hà Nội qua những tháng năm, Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thị dân, Nguyễn Hữu Quỳnh với Bách khoa thư Hà Nội, Giang Quân với Hà Nội xưa và nay, Thăng Long Hà Nội 1000 năm truyền thống và thanh lịch, Mai Thục với Tinh hoa Hà Nội, Hoàng Đạo Thúy với Hà Nội thanh lịch, Người và cảnh Hà Nội, Phố phường Hà Nội xưa, Trần Quốc Vượng với Hà Nội nghìn xưa… đã nghiên cứu rất đầy đủ về tài nguyên cũng như sản phẩm du lịch Hà Nội Về đề tài du lịch văn hóa, tâm linh, nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng cũng có một số công trình như: Nguyễn Vinh Phúc với Du lịch Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long, Nguyễn Phạm Hùng với Tượng đài Hà Nội và du lịch văn hoá, Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Khai thác món ăn dân tộc trong các khách sạn ở Hà Nội, Tiềm năng 13 du lịch phố cũ Hà Nội, Du lịch đêm Hà Nộ; Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt nam… Các nghiên cứu này đã đề cập đến du lịch văn hóa và việc khai thác các di sản văn hóa Hà Nội vào hoạt động du lịch văn hóa. Như vậy, tất cả những công trình nghiên cứu nói trên đã đưa ra nội dung rất phong phú về văn hóa, văn hóa tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch Hà Nội nhưng chưa đề cập đến du lịch văn hóa tâm linh. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, các tài liệu nghiên cứu trên đã giúp chúng tôi rất nhiều trong khi thực hiện đề tài. Chúng tôi đã kế thừa nhiều kết quả nghiên cứu trước đây. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy, vấn đề du lịch tín ngưỡng, tâm linh của người Hà Nội hiện là một nội dung nghiên cứu còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục tìm hiểu, đánh giá, nghiên cứu để có thể có được những kết luận thỏa đáng cho việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh nói riêng, phát triển du lịch văn hóa ở Hà Nội nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung vào các mục đích nghiên cứu sau đây: – Hệ thống hóa một số quan điểm lý luận liên quan đến du lịch văn hóa tâm linh – Nghiên cứu thực trạng du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội trên địa bàn quận Đống Đa – Đưa ra một số giải pháp để hoạt động du lịch văn hóa tâm linh diễn ra phù hợp với lợi ích của du khách và xã hội. 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài – Ý nghĩa khoa học: Luận văn tập hợp và xây dựng hệ thống lý luận về du lịch văn hóa tâm linh và đưa ra phương pháp nghiên cứu các dạng thức hoạt động du lịch văn hóa tâm linh. Đề tài là một nghiên cứu mới đóng góp cho ngành khoa học du lịch ở Việt Nam. Đây cũng có thể là cơ sở tham khảo cho các đề tài khác có liên quan. 14 – Ý nghĩa thực tiễn: các kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ đóng góp làm tài liệu khảo cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan Nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch khai thác loại hình du lịch văn hóa tâm linh. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu: Với đề tài này, luận văn tập trung vào nghiên cứu các đối tượng cụ thể sau: Các hoạt động du lịch tín ngưỡng, tâm linh Các nghiên cứu, giới thiệu về du lịch tín ngưỡng, tâm linh – Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi thời gian: nghiên cứu các hoạt động du lịch tín ngưỡng, tâm linh hiện nay (từ năm 2008 đến năm 2010) + Phạm vi về không gian: thuộc địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội + Phạm vi vấn đề nghiên cứu: nghiên cứu thực tiễn, thực trạng hoạt động du lịch tín ngưỡng, tâm linh, và một số đề xuất, giải pháp cho hoạt động du lịch này. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1 Thu thập và xử lý tài liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: sách, giáo trình; báo, tạp chí chuyên ngành và báo, tạp chí có nội dung liên quan; công trình khoa học; văn bản pháp quy về du lịch và liên quan đến du lịch, các văn bản pháp quy về tín ngưỡng tôn giáo và việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa; các báo cáo của quận Đống Đa; hồ sơ di tích, các trang web. 6.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp phân tích và tổng hợp là việc lựa chọn, sắp xếp các nguồn tài liệu thứ cấp và sơ cấp nhằm định lượng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích điều tra và nghiên cứu, từ đó tổng hợp thành các quan điểm, nhận xét để đưa cái nhìn khái quát về đối tượng nghiên cứu. 15 6.3 Phương pháp khảo sát Khảo sát là phương pháp nghiên cứu hiệu quả để thu thập được những thông tin mong muốn. Phương pháp này cho cái nhìn khách quan về đối tượng và mang tính trung thực. Phương pháp này được áp dụng tại các điểm du lịch tín ngưỡng, tâm linh trên địa bàn quận Đống Đa, nhằm tìm hiểu về điểm đến, các sản phẩm của du lịch văn hóa tâm linh và đặc điểm của khách du lịch. 7. Bố cục của Luận văn Luận văn bao gồm 3 chương với nội dung chính như sau: Chƣơng 1: Một số quan điểm lý luận liên quan đến đề tài, trình bày quan điểm lý luận về du lịch văn hóa tâm linh và đưa ra hiệu quả của du lịch văn hóa tâm linh. Chƣơng 2: Thực trạng du lịch văn hóa tâm linh của ngƣời Hà Nội (qua khảo sát ở quận Đống Đa), trình bày các hình thức tổ chức hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người dân quận Đống Đa; các sản phẩm du lịch tương ứng, các điểm đến du lịch văn hóa tâm linh, đặc điểm khách du lịch tham gia loại hình du lịch này. Chƣơng 3: Một số giải pháp đối với hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của ngƣời Hà Nội (qua khảo sát ở quận Đống Đa), trình bày cơ sở đề xuất để đưa ra giải pháp nhằm phát triển hợp lý hoạt động du lịch văn hóa tâm linh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân Hà Nội. 16 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VÂN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TÂM LINH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH 1.1 Những vấn đề về văn hóa tâm linh Khái niệm văn hóa tâm linh mới chỉ xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. Nó ra đời khi mà con người có bao vấn đề xoay quanh tín ngưỡng, tôn giáo chưa có câu trả lời. Họ phân vân liệu tâm linh có phải là tín ngưỡng tôn giáo hay không và nên phải ứng xử như thế nào khi xã hội bước vào văn minh hiện đại xã hội chủ nghĩa. Một nhiệm vụ đặt ra cho các nhà nghiên cứu là phải tìm ra bản chất của văn hóa tâm linh. Văn hoá tâm linh là một khái niệm hợp nhất bởi hai yếu tố văn hoá và tâm linh. Để hiểu được khái niệm này cần phải phân tích ý nghĩa của hai thuật ngữ văn hóa và tâm linh. 1.1.1 Văn hóa Văn hoá là hiện tượng xã hội xuất hiện từ thuở bình minh của xã hội loài người. Mặc dù văn hoá rất gần gũi, và thậm chí gắn bó máu thịt của sự phát triển con người – xã hội, nhưng việc nhận thức sâu sắc và đầy đủ về nó là cả một quá trình rất lâu dài. Ngay khi đứng trên góc nhìn của một khoa học thì các nhà nghiên cứu cũng có những quan niệm rất khác nhau về văn hoá. Do vậy, sự bùng nổ các định nghĩa về văn hoá là tất yếu, khiến cho người ta chỉ có thể tập hợp theo nhóm chứ không thể liệt kê đây đủ, chi tiết từng định nghĩa. Theo sự thống kê của nhà nghiên cứu người Nga A.X Ca-rơ-min, đến nay con số định nghĩa văn hoá có thể lên tới 500 định nghĩa và ông đã phân chia số định nghĩa ấy thành 14 nhóm. Còn theo hai nhà nhân loại học Hoa Kỳ là A.Croeber và C.Kluckholn thì trong giới nghiên cứu phương Tây có 6 nhóm định nghĩa về văn hoá. Sự phong phú của quan niệm văn hóa giúp ta có cái nhìn đa chiều về nó. 17 Ở nước ta, từ xa xưa đã phổ biến khái niệm “văn hiến”. Từ đời Lý (1010) người Việt đã tự hào nước mình là một “văn hiến chi bang”. Đến đời Lê (thế kỷ XV), Nguyễn Trãi đã viết “Duy ngã Đại Việt chi quốc thực vi văn hiến chi bang” – Duy nước Đại Việt ta thực sự là nước văn hiến. Từ văn hiến mà Nguyễn Trãi dùng ý muốn chỉ một nền văn hóa cao trong đó nếp sống tinh thần, đạo đức được chú trọng. Cũng trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết: Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Theo một số nhà nghiên cứu, từ “văn hiến” mà Nguyễn Trãi dùng ở đây, về một khía cạnh nào đó, đồng nghĩa với từ “văn hoá”. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ XX thì khái niệm văn hoá mới xuất hiện với tư cách là khái niệm khoa học. Từ khi UNESCO phát động “Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá” (1988-1997), nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã chú trọng nghiên cứu lý luận về văn hoá. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xem xét các vấn đề văn hoá. Tuy nhiên, do văn hoá là hiện tượng vô cùng phức tạp, các nhà nghiên cứu lại nghiên cứu văn hoá từ những phương diện, góc nhìn khác nhau, nên các quan niệm về văn hoá cũng khác nhau. Vì vậy, để tránh lạc lối trong nghiên cứu về bản chất của văn hoá, trước hết, chúng ta có thể phân thành hai loại quan niệm về văn hoá: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Từ góc độ tiếp cận Triết học Mác – xít, các nhà nghiên cứu ở nước ta đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về bản chất và vai trò của văn hoá. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, nói văn hoá là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Đặc trưng cơ bản nhất của văn hoá là tính sáng tạo và tính nhân văn, văn hoá đóng vai trò là […]… thành du lịch sinh thái hay du lịch văn hóa là dựa trên tiêu chí về tài nguyên du lịch Trong đó, du lịch văn hóa là loại hình du lịch hoạt động chủ yếu trong môi trường nhân văn Môi trường nhân văn ở đây chính là môi trường có chứa các tài nguyên du lịch văn hóa như di tích lịch sử, lễ hội, tôn giáo, ẩm thực, văn hóa nghệ thuật Dựa trên cơ sở tài nguyên du lịch văn hóa, các loại hình du lịch văn hóa. .. qua hành động của họ Vì vậy, văn hóa tâm linh bao gồm cả văn hóa hành động Tương tự như văn hóa thể thao, văn hóa du lịch, khái niệm văn hóa tâm linh là chỉ về một mặt hoạt động văn hóa của xã hội con người, mang tính thiêng liêng, được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất và tinh thần, trong quá trình lịch sử, và còn tồn tại lâu dài cùng con người 28 1.2 Những vấn đề về du lịch văn hóa tâm linh. .. hóa tâm linh cũng là một loại hình du lịch văn hóa nhưng khai thác các đối tượng tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh vào hoạt động du 34 lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tham quan, tìm hiểu và nâng cao nhận thức của du khách Du lịch văn hóa tâm linh cũng có thể dùng các khái niệm thay thế như du lịch tín ngưỡng tâm linh, du lịch tôn giáo Loại hình du lịch này hoạt động phải dựa trên nguyên… loại hình du lịch dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch nhân văn và hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các công trình kiến trúc văn hóa do cộng đồng tạo ra có sức thu hút đặc biệt với du khách.” 30 Như vậy, điều kiện cần thiết để phát triển du lịch văn hóa là tài nguyên du lịch nhân văn bao… Khách du lịch của du lịch văn hóa tâm linh Theo Luật du lịch: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.” Quan niệm này nhận định khách du lịch ở góc độ mục đích về chuyến đi của họ ở nơi đến nhưng chưa chỉ rõ thời gian và nơi đến của họ Một quan niệm phổ biến về khách du lịch được nhiều quốc gia sử dụng: Khách du. .. thần của người đi du lịch trên cơ sở đó mới nảy sinh hoạt động về kinh tế Nhà kinh tế Kalfiotis cũng có quan điểm như vậy Ông cho rằng: du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh 29 tế.[40,tr9] Thuật ngữ du lịch trong du lịch văn hóa tâm linh được hiểu theo nghĩa đó 1.2.1.2 Du lịch văn hóa. .. của đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân 1.2.2 Du lịch văn hóa tâm linh 1.2.2.1 Quan niệm Du lịch văn hóa tâm linh vốn là một thực thể đã có mặt hàng trăm năm nay trên khắp thế giới Xưa nay, mọi người vẫn quen dùng danh từ hành hương để nói về chuyến đi của mình Tuy nhiên, từ hành hương chưa thể nói hết được tính chất, ý nghĩa và mục đích của chuyến đi Hành hương mang nặng ý nghĩa tâm linh, nhưng… dạng về cảnh quan, kiến trúc, trang trí, nội thất Sự đa diện trong sinh hoạt văn hóa thông qua các lễ hội, sinh hoạt của tăng chúng – phật tử, văn hóa ẩm thực, phản ánh những ảnh hưởng của giáo lý nhà Phật Vì vậy, di sản văn hóa Phật giáo là một giá trị có khả năng tạo nên những lực hút thúc đẩy du lịch phát triển, nhất là du lịch văn hóa tâm linh Du khách đi du lịch đến các di tích Phật giáo như chùa… về du lịch và du lịch văn hóa 1.2.1.1 Du lịch Du lịch vốn là một từ Hán Việt trong đó du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải Du lịch chính là sự trải nghiệm của con người sau mỗi chuyến đi Hiện nay cùng với sự phát triển của du lịch, khái niệm du lịch cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ xem xét Các khái niệm được đưa ra theo hai góc độ chính là cầu – người đi du lịch. .. của mình mà trong suốt quá trình hành hương đó họ còn được sống cùng nhau trong một môi trường tâm linh: chiêm bái, cầu nguyện, thực tập phép an tâm để tu dưỡng tinh thần, tạo sức mạnh cho niềm tin và sự chuyển hóa tâm thức, thực hành các nghi thức truyền thống, Vì vậy, du lịch văn hóa tâm linh phải đáp ứng được mục đích của chuyến du lịch đặc thù dựa trên những cơ sở đó Tóm lại, du lịch văn hóa tâm. sản văn hóa Hà Nội vào hoạt động du lịch văn hóa. Như vậy, tất cả những công trình nghiên cứu nói trên đã đưa ra nội dung rất phong phú về văn hóa, văn hóa tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch Hà. trạng du lịch văn hóa tâm linh của ngƣời Hà Nội (qua khảo sát ở quận Đống Đa), trình bày các hình thức tổ chức hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người dân quận Đống Đa; các sản phẩm du lịch. đích nghiên cứu sau đây: – Hệ thống hóa một số quan điểm lý luận liên quan đến du lịch văn hóa tâm linh – Nghiên cứu thực trạng du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội trên địa bàn quận Đống
Source: https://thevesta.vn
Category: Tâm Linh