tổ chức lãnh thổ du lịch – Tài liệu text

tổ chức lãnh thổ du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.95 MB, 137 trang )

TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ VÀ
TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
I. DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH
1. Khái niệm du lịch
Thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy lạp, với ý nghĩa là đi một vòng.
Thuật ngữ này được latinh hoá thành tornus và sau đó thành touriste (tiếng
Pháp), tourism (tiếng Anh). Theo Robert Lanquar từ touriste lần đầu tiên xuất
hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800.
Trong tiếng Việt, thuật ngữ touriste được dịch thông qua tiếng Hán. Du
nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải.
Du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt nó mang ý
nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi,
giải trí… Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt
động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra.
Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên
quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình
độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự
nhiên, kinh tế và văn hoá (I.I Pirogionic – 1985).
2. Vai trò của du lịch
– Giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho du khách
Du lịch còn đáp ứng được nhu cầu về vui chơi, giải trí, tìm hiểu thiên
nhiên, xã hội, nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng học hỏi của con người.
Nhiều công trình nghiên cứu Y – Sinh học cho thấy: nhờ chế độ nghỉ ngơi và du
lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh hô hấp giảm 40%,
bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh về đường tiêu hoá
1
giảm 20% … Đồng thời, du lịch là cơ sở giúp người ta bảo tồn các nền văn hoá,
tôn tạo lại các di tích lịch sử, các công trình văn hoá, phục hồi các khu phố cổ,

phục chế các di phẩm văn hoá… Qua việc tiếp xúc với những thành tựu văn hoá
phong phú và lâu đời của các dân tộc, du lịch làm tăng thêm lòng yêu nước, tinh
thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất đạo đức tốt đẹp, góp phần hoàn
thiện nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội.
– Đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, chuyển
dịch cơ cấu kính tế và cơ cấu lao động.
Nhiều quốc gia, khu vực thông qua việc thoả mãn thị trường hàng hoá và
dịch vụ du lịch đối với du khách đã có cơ hội làm giàu. Vì vậy, du lịch đã kích
thích sự phát triển của sản xuất, là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia.
Các quốc gia càng phát triển thì vai trò của ngành du lịch càng lớn, chiếm tỷ
trọng càng nhiều trong cơ cấu nền kinh tế.
– Góp phần sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nhờ sự phát triển của du lịch mà nhiều giá trị về tự nhiên, nhân văn được tái
phát hiện, được tôn tạo, được bảo tồn và phát triển, được biến thành các giá trị kinh
tế. Rất nhiều vùng núi, ven biển không thuận lợi cho phát triển và phân bố các
ngành công nghiệp hay nông nghệp, nhưng cảnh quan thiên nhiên lại rất độc đáo,
môi trường không bị ô nhiễm, đó là những địa điểm lý tưởng cho du lịch.
Việc làm quen với các danh thắng và môi trường thiên nhiên bao quanh
trong quá trình du lịch còn tạo điều kiện cho du khách hiểu biết sâu sắc về tự
nhiên, hình thành quan niệm và thói quen bảo vệ tự nhiên. Như vậy nó đã góp
phần giáo dục cho du khách về mặt sinh thái học.
– Du lịch như là một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao
lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia.
Thông qua việc giao lưu, tìm hiểu về thiên nhiên, xã hội, các nét đẹp văn
hoá… của dân cư ở các vùng, miền khác nhau trên thế giới làm cho con người sống
ở các quốc gia, các châu lục khác nhau hiểu biết nhau và xích lại gần nhau hơn.
3. Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch đa dạng và phong phú, có thể chia thành các loại hình sau:
2
– Theo nhu cầu của khách: du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi, du lịch

văn hoá, du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch thể thao…
– Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch trong nước, du lịch quốc tế…
– Theo vị trí địa lý của các cơ sở du lịch: du lịch biển, du lịch núi.
– Theo thời gian cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày.
– Theo hình thức tổ chức: du lịch có tổ chức, du lịch cá nhân.
– Theo phương tiện sử dụng: du lịch ô tô, du lịch xe đạp, du lịch máy bay,
du lịch tàu thuỷ…
II. TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế
Theo quan điểm của trường phái địa lý Xô Viết, tổ chức lãnh thổ là sự sắp
xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng có ảnh hưởng lẫn nhau, có mối quan hệ
qua lại giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lý các
nguồn lực để đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo quan điểm của các trường phái địa lý Phương Tây, tổ chức lãnh thổ
(còn gọi là tổ chức không gian kinh tế xã hội) được coi là sự lựa chọn về nghệ
thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn nhằm tìm kiếm một tỷ lệ, quan hệ hợp
lý về phát triển kinh tế – xã hội giữa các ngành hoặc giữa các vùng trong cùng
một quốc gia có xét đến mối liên hệ giữa các quốc gia để tạo ra các giá trị mới.
Theo quan điểm này, về mặt địa lý, tổ chức không gian kinh tế xã hội được xem
như là một hoạt động có tính chất định hướng tới sự công bằng về không gian
giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực với không gian ảnh hưởng nhằm giải
quyết việc làm, cân đối giữa nông thôn và thành thị, bảo vệ môi trường sống của
con người.
Như vậy tổ chức lãnh thổ là sự sắp xếp các đối tượng địa lý trên một lãnh
thổ nhất định theo yêu cẩu phát triển kinh tế xã hội do chủ thể quản lý phát triển
vùng tổ chức (đó chính là cơ quan quản lý nhà nước được quy định trong hiến
phát hiện hành). Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội có thể theo các
vùng lớn hoặc theo các khu vực đặc biệt mà các lãnh thổ đó là đối tượng trọng
điểm đầu tư. Tổ chức lãnh thổ theo các khu vực đặc biệt có các hình thức chủ
3

yếu: Vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, khu kinh tế phát triển, khu
công nghiệp, đặc khu kinh tế, tam giác tăng trưởng kinh tế.
2. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch
Tổ chức lãnh thổ xã hội gồm hai hình thức chủ yếu: tổ chức lãnh thổ nền
sản xuất xã hội và tổ chức lãnh thổ địa bàn cư trú con người.
Tổ chức lãnh thổ nền sản xuất xã hội bao gồm hàng loạt các hình thức tổ
chức lãnh thổ cấp thấp hơn với tư cách là các ngành kinh tế như: tổ chức lãnh
thổ công nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp… Các hình thức này nếu được tổ
chức hợp lí thì sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế của
nền sản xuất xã hội.
Du lịch được hiểu “là một dạng hoạt động của cư dân trong thời gian nhàn
rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình
độ nhận thức và văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự
nhiên kinh tế và văn hóa” (I.I.Pirôgiônic, 1985). Là một dạng hoạt động của con
người, du lịch cũng có các chức năng: chính trị, kinh tế, xã hội, sinh thái.
Trong nghiên cứu du lịch, tổ chức lãnh thổ là một trong những vấn đề
được quan tâm hàng đầu, bởi vì không thể tổ chức và quản lí có hiệu quả hoạt
động du lịch nếu không xem xét khía cạnh không gian lãnh thổ của nó, để hoạt
động du lịch phát triển hiệu quả, vừa mang tính chất nghỉ ngơi, chữa bệnh… vừa
là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới, tổ chức lãnh thổ du
lịch phải hợp lí khoa học.
Thực tế, tổ chức lãnh thổ du lịch chính là sự phân hóa không gian của du
lịch căn cứ trên các điều kiện tài nguyên du lịch, hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất kĩ thuật và lao động ngành cùng các mối liên hệ với điều kiện phát sinh
của ngành với các ngành khác, với các địa phương khác và rộng hơn là mối liên
hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.
4
Sơ đồ 1.1: Vị trí tổ chức lãnh thổ du lịch trong tổ chức lãnh thổ xã hội
Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất, tổ chức lãnh thổ du lịch là một hệ

thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên
quan, dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn
nhân), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả (kinh tế, xã hội,
môi trường) cao nhất
3. Vai trò của tổ chức lãnh thổ du lịch
Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch và xây dựng các hình thức tổ
chức theo không gian hợp lí giúp cho hoạt động du lịch có điệu kiện để sử dụng
hợp lí và khai thác có hiệu quả các nguồn lực vốn có của cả nước nói chung và
từng địa phương nói riêng. Sự hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch
phù hợp chính là chìa khoá để sử dụng hợp lí và hiệu quả hơn các nguồn du lịch,
đặc biệt là tài nguyên du lịch – điều kiện cần thiết để phát triển du lịch.
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tạo điều kịên đẩy mạnh chuyên môn
hoá du lịch. Khi nền sản xuất đã phát triển, nhu cầu du lịch càng cao thì sự
chuyên môn hoá du lịch càng sâu sắc, thông thường ngành du lịch có 4 hướng
chuyên môn hoá sau:
Chuyên môn hoá theo loại hình dịch vụ.
Chuyên môn hoá theo du lịch.
5
Công
nghiệp
Tổ chức lãnh thổ xã hội
Tổ chức lãnh thổ
nền sản xuất xã hội
Tổ chức lãnh thổ
địa bàn cư trú
Nông
nghiệp

Du
lịch

Nông
thôn
Thành
thị
Chuyên môn hoá theo giai đoạn của quá trình du lịch.
Chuyên môn hoá theo các công đoạn sản xuất dịch vụ du lịch.
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch nói chung và vạch ra các tuyến, điểm
du lịch trên một đơn vị lãnh thổ nói riêng, góp phần quan trọng trong việc tạo ra
những sản phẩm du lịch đặc sắc có khả năng thu hút khách du lịch, nhằm tăng
khả năng cạnh tranh. Tài nguyên du lịch chỉ được khai thác và sử dụng có hiệu
quả nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch đáp ứng yêu cầu khi có sự tổ chức lãnh
thổ du lịch và việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch hợp lý.
Việc tổ chức lãnh thổ du lịch tốt không những góp phần làm ra lợi ích,
làm thay đổi bộ mặt kinh tế của mỗi vùng và cộng đồng, mà còn thúc đẩy vấn đề
kiểm soát môi trường, bảo tồn di sản văn hoá và thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở
cả những nơi không phong phú tài nguyên. Tổ chức lãnh thổ du lịch cũng tạo sự
thúc đẩy con người và các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau, làm cho du
lịch có tính trao đổi xuyên văn hoá.
Tuy nhiên, tổ chức lãnh thổ du lịch không có tính thống nhất và khoa học
sẽ gây ra nhiều thiệt hại như làm mất đi những lợi ích kinh tế tiềm năng, suy
giảm môi trường, làm mất đi sự thống nhất bản sắc văn hoá.
Vì vậy, để đạt được lợi ích du lịch và hạn chế tối đa những vấn đề nảy
sinh, việc tổ chức tốt và quản lý có hiệu quả du lịch là rất cần thiết.
4. Mục tiêu của tổ chức lãnh thổ du lịch
Tổ chức lãnh thổ du lịch có thể cung cấp một sự cải thiện về du lịch nếu
như nó hướng trực tiếp đến hàng loạt các mục tiêu chủ yếu. ở đây những mục
tiêu được xác định dựa trên sự khác nhau của các đối tượng du lịch. Các đối
tượng du lịch đó phải thật sự cụ thể, rõ ràng để công tác tổ chức du lịch được
diễn ra một cách thuận lợi và đồng bộ trong một thời gian nhất định. Những mục
tiêu này là tiền đề đối với sự hình thành ý tưởng cũng như xác định mục đích và

cung cấp một nền tảng thống nhất cho sự xác nhận của các chính sách du lịch.
Theo Clare A.Gunn (1993) có 4 mục tiêu cơ bản khi tiến hành công tác tổ chức
lãnh thổ du lịch:
+ Đáp ứng sự hài lòng và thoả mãn của khách du lịch.
+ Đạt được những thành quả về kinh doanh và kinh tế.
6
+ Bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch.
+ Sự thống nhất ở vùng du lịch và cộng đồng.
Các mục tiêu trên phải được xem như là những động cơ thúc đẩy đối với
tất cả những nhà nghiên cứu, các cơ quan hữu quan tham gia vào dự án phát
triển du lịch có tính chiến lược và đối sách cần thiết nhằm thực hiện được chúng,
đối với cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng.
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
1. Tài nguyên du lịch
1.1. Quan niệm về tài nguyên du lịch
Về thực chất tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử
cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp
hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể
lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người.
Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử bởi vì lượng thay đổi cơ cấu và
nhu cầu đã lôi cuốn vào hoạt động du lich những thành phần mới mang tính chất
tự nhiên cũng như mang tính chất văn hóa – xã hội. Nó cũng là một phậm trù
động vì khái niệm tài nguyên du lịch thay đổi tùy thuộc vào sự tiến bộ kĩ thuật,
sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lý về mức độ nghiên cứu. Do vậy khi đánh giá
tài nguyên du lịch và xác định hướng khai thác, cần phải tính đến những thay
đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế, kỹ thuật để khai thác
các loại tài nguyên du lịch mới.
Từ những điều trình bầy trên đây, có thể xác định khái niệm tài nguyên du
lịch như sau:
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử cùng các thành

phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc
tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực
cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người.
1.2. Phân loại tài nguyên du lịch
7
1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi
trường tự nhiên xung quanh chúng ta được lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục
đích du lịch.
Các thành phần tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động
mạnh nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nước, động – thực vật.
a. Địa hình
Ảnh hưởng quan trọng của địa hình đến du lịch là các đặc điểm hình thái
của địa hình và các dạng địa hình đặc biệt có sức hấp dẫn du khách.
Về mặt hình thái của địa hình, với các dạng địa hình cơ bản là: đồng bằng,
địa hình đồi và địa hình miền núi.
Địa hình đồng bằng do đơn điệu về hình thái, ít hấp dẫn khách du lịch.
Nhưng đây lại là địa bàn kinh tế xã hội phát triển và lâu đời. Thông qua các hoạt
động sản xuất, văn hóa xã hội của con người, miền địa hình này có ảnh hưởng
gián tiếp đến du lịch.
Địa hình vùng đồi thường là nơi có không gian thoáng đãng thích hợp cho
các hoạt động dã ngoại, cắm trại, tham quan, d· ngo¹i Nơi đây cũng có truyền
thống sản xuất lâu đời, dân cư tập trung đông đúc; thường là nơi có nhiều di tích
khảo cổ, tài nguyên văn hóa lịch sử độc đáo, phát triển loại hình du lịch tham
quan theo chuyên đề.
Miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch. Khu vực này thuận lợi cho
nghỉ ngơi, an dưỡng, tổ chức hoạt động thể thao mùa đông. Miền núi còn là tập
trung nhiều loài động thực vật, cùng với cảnh quan địa hình tạo nên tài nguyên
du lịch tổng hợp có giá trị cho phát triển du lịch.
Các dạng địa hình đặc biệt hấp dẫn du khách nhất là địa hình karstơ và địa

hình ven biển.
+ Địa hình karstơ là kiểu địa hình được tạo thành do sự lưu thông của
nước trong các đá dễ hoà tan (đá vôi, đôlômit, thạch cao…). ở nước ta chủ yếu
là đá vôi. Một trong những dạng địa hình karstơ được quan tâm nhất đối với du
lịch là các hang động karstơ. Trên thế giới có khoảng 650 hang động với 25
8
hang dài nhất, 25 hang sâu nhất. Điển hình có: Hang Sistema de Trave (Tây Ban
Nha) sâu 1380 m, hang Flint Mammauth Cave System (Hoa Kì) dài 530 km,
hang Optimistices Kaya (Ucraina)…
Ở nước ta, hang động karstơ tuy không sâu, không dài, nhưng phong cảnh
rất đẹp. Động Phong Nha (Bố Trạch – Quảng Bình) dài gần 8 km, cao 10 m là
hang nước đẹp vào loại bậc nhất thế giới. Ngoài ra phải kể đến Bích động (Ninh
Bình), Hương Tích (Hà Tây), hang Bồ Nâu, hang Luồn (Quảng Ninh), vịnh Hạ
Long…
+ Địa hình ven biển có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch, có thể khai thác
để phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát, tắm biển, thể thao
dưới nước, tham quan hệ sinh thái đảo ven bờ… Để đánh giá mức độ thuận lợi
cho du lịch của các bãi biển, có nhiều tiêu chí như: dài, rộng, độ mịn của cát, độ
dốc, độ mặn, độ trong của nước… Du lịch biển là loại hình thu hút du khách
đông nhất. ë Việt Nam những bãi tắp đẹp nhất kéo dài liên lục từ Đại Lãnh đến
Nha Trang. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch biển có khả năng cạnh
tranh với các nước trong du lịch.
b. Khí hậu
Khí hậu cũng là một tài nguyên du lịch khá quan trọng. Trong đó hai yếu
tố của khí hậu: nhiệt độ và độ ẩm không khí là quan trọng nhất. Ngoài ra gió, áp
suất khí quyển, số giờ nắng, sự phân mùa và các hiện tượng thời tiết đặc biệt có
tác động đến tổ chức du lịch.
Đặc biệt là sự phân mùa của khí hậu làm cho du lịch có tính mùa rõ rệt.
Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng của
các yếu tố khí hậu. Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu hoạt động du lịch có thể

diễn ra quanh năm hoặc chỉ một số tháng.
– Mùa đông: là mùa du lịch trên núi, đặc biệt là loại hình du lịch thể thao.
– Mùa hè: là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể phát triển nhiều loại
hình du lịch, đặc biệt là du lịch biển, trên núi, các loại hình du lịch ngoài trời.
– Mùa du lịch cả năm: thích hợp với du lịch núi, nước khoáng chữa bệnh.
Các vùng khí hậu nhiệt đới và xích đạo mùa du lịch hầu như là cả năm.
9
Đối với tổ chức các dịch vụ du lịch, các tuyến du lịch cần chú ý đến các
hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở kế hoạch du lịch như bão, gió mùa, gió
phơn, lũ lụt, mùa mưa.
Thông thường du khách thường ưa thích những điểm du lịch không quá
nóng, quá lạnh, quá ẩm, quá khô hay nhiều gió.
c. Nguồn nước
Tài nguyên nước phục vụ du lịch gồm có nước trên bề mặt và nước dưới
đất (nước khoáng).
Tài nguyên nước trên bề mặt bao gồm mạng lưới sông ngòi, ao, hồ nước
ngọt và nước mặn. Nó có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp nước cho các khu du
lịch, phát triển các loại hình du lịch đa dạng như: hồ, sông nước…
Trong tài nguyên nước cần phải nói đến nước khoáng với giá trị chủ yếu
cho du lịch an dưỡng và chữa bệnh.
Nước khoáng là nước thiên nhiên có một số thành phần vật chất đặc biệt
(các nguyên tố hoá học, các khí, các nguyên tố phóng xạ…) hoặc có một số tính
chất vật lý (nhiệt độ, độ pH…) có tác dụng đối với sức khoẻ con người, đặc biệt
là để chữa bệnh. Các nguồn nước khoáng là cơ sở để phát triển du lịch chữa
bệnh, an dưỡng.
Phân theo tác dụng chữa bệnh của các nguồn nước khoáng có các nhóm sau:
– Nhóm nước khoáng cacbonic: là nhóm nước khoáng quý có công dụng
giải khát, chữa một số bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch nhẹ, các bệnh về
thần kinh ngoại biên. Tiêu biểu trên thế giới là nước khoáng Vichy của Pháp,
nước ta có nước khoáng Vĩnh Hảo (Ninh Thuận) .

– Nhóm nước khoáng silic: có tác dụng chữa một số bệnh về đường tiêu
hóa, thần kinh, thấp khớp, phụ khoa. Ở nước ta có nước khoáng Kim Bôi (Hòa
Bình), Hội Vân (Bình Định)
– Nhóm nước khoáng Brom – iot – bo: Có tác dụng chữa bệnh ngoài da,
thần kinh, phụ khoa…Việt Nam có nước khoáng Quang Hanh (Cẩm Phả –
Quảng Ninh) và Tiên Lãng (Hải Phòng).
– Ngoài ra còn một số nhóm khác: sunfuahydro, asen – fluo, liti…cũng có
giá trị với du lịch – nghỉ ngơi, chữa bệnh.
10
d. Sinh vật
Tài nguyên sinh vật là loại hình du lịch sinh thái, trong đó các khu bảo tồn
thiên nhiên có vai trò quan trọng. Có những hệ sinh thái, sinh vật phục vụ cho
tham quan du lịch như: các thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình (rừng
nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng ngập mặn…) có các loài động vật quý hiếm
(chim, thú…), các loài đặc sản phục vụ cho ẩm thực hoặc các loài phổ biến có
thể săn bắn… Ngoài ra, sinh vật còn phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học
như ở những khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. ở nước ta, điển hình có
rừng Cúc Phương, Cát Bà, Cát Tiên, Kẻ Bàng, Bà Nà…
Tài nguyên du lịch tự nhiên có tính chất tổng hợp và giá trị cao trong du
lịch là các Di sản thiên nhiên thế giới. Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên thế giới
là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), động Phong Nha (Quảng Bình).
Ngày nay thị hiếu về du lịch ngày càng đa dạng, con người hướng về
thiên nhiên nhiều hơn, thích du lịch sinh thái hơn. Do vậy tài nguyên du lịch
sinh vật có ý nghĩa rất quan trọng.
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.2.2.1. Khái niệm
Tài nguyên du lịch nhân văn là những đối tượng, hiện tượng do con
người tạo ra trong quá trình phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm
truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch
sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo

của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được
sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
1.2.2.2. Đặc điểm
– Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn là giải trí.
– Việc tìm hiểu diễn ra trong thời ngắn, do đó trong chuyến đi du lịch có
thể đi tham quan nhiều đối tượng tài nguyên.
– Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố, ở các
điểm quần cư nên không cần xây dựng thêm cơ sở vật chất riêng.
11
– Tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa vụ như tài nguyên du
lịch tự nhiên
– Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, khách quan tâm là những người có
trình độ văn hoá cao, có mức sống cao và hiểu biết rộng
– Sở thích của người tìm đến tài nguyên du lịch nhân văn phụ thuộc vào
độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, thế giới quan, vốn trí
thức của họ.
( Điều 13, chương II. Luật du lịch Việt Nam số 44/2005/QH 11 ngày 14
tháng 6 năm2005).
1.2.2.3. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn:
a. Các di tích lịch sử, văn hoá
Di tích lịch sử văn hoá là tài sản quý giá của mỗi dân tộc, nó thể hiện
truyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị về văn hoá, nghệ thuật của
mỗi quốc gia. Nói một cách khác, di tích lịch sử – văn hoá là những không gian
vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử,
về văn hoá do con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
Ở Việt Nam theo pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam
thắng cảnh, công bố ngày 4 tháng 4 năm 1984 được quy định:
“ Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật,
tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như văn
hoá khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, qua trình phát triển văn hoá –

xã hội”.
“ Danh lam thắng cảnh là những khu vực thiên nhiên hoặc có những
công trình cổ nổi tiếng”.
Do đó:
Chỉ những di tích nào có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, nghệ thuật mới
được coi là những di tích lịch sử văn hoá.
Cần đánh giá đúng giá trị của các di tích theo các thang giá trị khác
nhau, những di tích cũng được phân thành những cấp khác nhau: các di tích cấp
12
quốc gia và cấp địa phương, những di tích có giá trị đặc biệt được coi là di sản
thế giới.
– Các di tích lịch sử – văn hoá nói chung được phân chia thành:
+ Di tích khảo cổ: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa,
thuộc về thời kì lịch sử xa xưa.
+ Di tích lịch sử: là các di tích gắn với đặc điểm và quá trình phát triển
của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Loại hình này gồm di tích ghi dấu về dân tộc
học, di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, di tích ghi dấu chiến công
chống xâm lược, di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động, di tích ghi dấu tội
ác của các thế lực phản động.
+ Di tích văn hoá nghệ thuật: Là các di tích gắn với các công trình kiến
trúc, có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Nó chứa đựng giá trị
kiến trúc và giá trị văn hoá tinh thần.
Ví dụ: Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), nhà thờ Phát Diệm (Ninh
Bình), toà thánh Tây Ninh.
+ Các loại danh lam thắng cảnh: Phong cảnh đẹp hòa quyện với các công
trình mang tính chất văn hóa – lịch sử. Tại đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên
mà còn có giá trị nhân văn sâu sắc.
+ Các bảo tàng: bảo tàng là nơi lưu giữ các tài sản văn hoá dân tộc,
truyền thụ tri thức chấn hưng tinh hoa truyền thống.
– Các di tích nhân văn có giá trị đặc biệt được xếp vào di sản của thế giới:

7 kỳ quan thế giới (kim tự tháp Ai Cập; vườn treo Babilon; tượng khổng lồ
Heliôt – trên đảo Rôt; lăng mộ vua Mozon ở Halicacnasơ; đền thờ Actemic ở
Ephedơ; tượng thần Dớt ở Olempia và ngọn hải đăng Alexandria).
Ở Việt Nam có các di sản văn hoá được công nhận là di sản văn hoá thế
giới: Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Văn hoá cồng chiêng Tây
Nguyên, nhã nhạc Cung Đình Huế.
b. Các lễ hội
Lễ hội là một dạng tài nguyên nhân văn quan trọng, là loại hình sinh hoạt
văn hoá tổng hợp rất đa dạng và phong phú để con người hướng về tổ tiên, ôn lại
13
truyền thống, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, thể hiện những ước mơ,
khát khao mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.
Lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội
Phần lễ: với những nghi thức trang nghiêm, trọng thể, mở đầu ngày hội,
mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về lịch sử hay một nhân vật lịch sử có ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển xã hội. Nghi thức lễ hội nhằm bày tỏ tôn kính với
các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hoà và
sự phồn vinh, hạnh phúc.
Phần hội: được diễn ra với các hoạt động điển hình, tượng trưng cho tâm
trí cộng đồng, văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với
lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong lễ hội thường có các trò chơi, thi hát…
Đình làng thường là nơi diễn ra các lễ hội, các lễ hội làng thường vào mùa xuân.
Từ rất lâu ngôi đình đã dựng mốc cho các chuẩn mực văn hóa, định hình
cho đời sống tâm linh và đạo đức của từng thành viên trong làng. Mỗi làng đều
có đình thờ Thành Hoàng làng. Những ngày mất, ngày sinh của Thành Hoàng
trở thành ngày hội để người dân nhớ ơn, tưởng niệm.
c. Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống
– Thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động
– Thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người
– Nước ta là nước có nhiều nghề thủ công truyền thống: chạm khắc đá,

nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre đan, nghề
dệt… mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo.
(1). Nghề chạm khắc đá
+ Là một trong những nghề có lịch sử lâu đời nhất thế giới
+ Thời kỳ đồ đá, con người đã chế tác ra những vòng đeo tay, hạt chuỗi,
khuyên tai, tượng bằng đá.
+ Tại Việt Nam đã tìm thấy di chỉ xưởng chế tác đá Bái Tự (Bắc Ninh),
Tràng Kênh (Hải Phòng), Bái Tê (Thanh Hoá), Kinh Chủ (Hải Dương), Ngũ
Hành Sơn (Đà Nẵng).
14
Ngoài ra còn rải rác ở nhiều nơi khác như Ninh Bình, Thừa Thiên Huế,
Biên Hoà.
(2). Nghề đúc đồng
Nghề đúc đồng của nước ta xuất hiện rất sớm – từ thời kỳ dựng nước. Những
sản phẩm được đúc từ đồng thau của nền văn hoá Đông Sơn như trống đồng đã
chứng tỏ một trình độ kỹ thuật điêu luyện, một tư duy nghệ thuật phong phú.
Nghề đúc đồng phát triển nôit tiếng nhất là ở làng Ngũ Xá (Hà Nội ), làng
Trà Đúc (Thanh Hoá) và làng Điện Phương (Quảng Nam).
(3) Nghề kim hoàn (còn gọi là nghề mỹ nghệ vàng bạc)
Nước ta có nhiều làng làm nghề kim hoàn, như làng Đình Công (Thanh
Trì – Hà Nội) và được coi là cái nôi của nghề kim hoàn ở nước ta.
(4) Nghề gốm
Nước ta là một trong những nơi có kỹ nghệ gồm phát triển sớm nhất ở
châu Á. Nhiều địa phương đã nổi tiếng cả trong và ngoài nước về kỹ thuật làm
gốm thủ công thô sơ rất độc đáo có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách như:
Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh), Lò Chum
(Thanh Hoá), Phương Tích (Huế), Biên Hoà (Đồng Nai).
(5) Nghề mộc
Nghề mộc dựng đình chùa, đền miếu, nổi tiếng có thôn Cúc Bồ, xã Kiến
Quốc tỉnh Hải Dương.

Nghề chạm trổ, khắc gỗ có rất nhiều nơi nổi tiếng: làng Đồng Giao xã
Hương Điền tỉnh Hải Dương; làng Chàng Thôn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây;
làng Giáp thuộc Tứ Xã huyện Lâm Thao – Phú Thọ; La Xuyên huyện Yên Ninh
tỉnh Nam Định; Phù Khê và Kim Thiều thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh…
Vùng Thuận Hoá (Huế) là kinh đô của cả nước, nơi tập trung nhiều nghệ
nhân nghề mộc và chạm trổ.
(6) Nghề dệt thiêu ren truyền thống
Theo truyền thuyết thì công chúa Thiều Hoa, con gái thứ sáu của vua
Hùng Vương thứ nhất, chính là người tìm ra con tằm và phát minh ra nghề dệt
15
lụa. Những địa danh gắn với truyền thuyết đó ở nước ta có rất nhiều như: Bưởi,
Nghi Tàm, Nghĩa Đô (Hà Nội), Trinh Tiết, Kiều Trúc, La Khê (Hà Tây).
(7) Nghề sơn mài và điêu khắc
Nghề sơn mài ở Việt Nam có từ đời Lê Hiến Tông, có ông tiến sĩ Trần
Lưu tên thật là Lương (1470) ở làng Bình Vọng, huyện Thường Tín tỉnh Hà
Tây, đỗ tiến sĩ năm 1502, là ông tổ của nghề sơn Việt Nam. Kế thừa và phát huy
nghề truyền thống đó, năm 1925 ở nước ta, trường CĐ Mỹ Thuật Đông Dương
được thành lập. Những hoạ sĩ nổi tiếng về sơn mài là Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc
Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn.
(8) Nghề khảm trai, khảm xà cừ
Theo truyền thuyết do ông Nguyễn Kim ở làng Thuận Nghĩa – Thanh Hoá
thành lập. Về sau ở làng Chuôn huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây (thời Lê Hiển
Tông 1740-1786). Sau đó ra Thăng Long, lập nên phố hàng Khay và lập đền thờ
ông Kim. Ngày nay, nổi tiếng nhất của Việt Nam là Hà Tây, Hà Nội và Nam
Định.
c. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Mỗi dân tộc có một điều kiện sống, đặc điểm văn hoá, phong tục tập
quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng và có địa bàn cư trú nhất định. Khi
khoảng cách về không gian địa lý được rút ngắn rất nhiều nhờ những thành tựu
trong lĩnh vực giao thông, viễn thông và internet, trên Trái Đất không còn những

nơi bí ẩn, những nơi chưa được khám phá. Nhưng về nhiều mặt, các dân tộc vẫn
còn xa lạ với nhau. Đó chính là sức hút trong du lịch dân tộc học.
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa du lịch là các tập tục
lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc cổ, các nét
truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc…
Trên thế giới, mỗi dân tộc đều thể hiện những sắc thái riêng của mình để
thu hút khách du lịch. Người Tây Ban Nha ở vùng biển Địa Trung Hải với nền
văn hóa Phlamango và truyền thống đấu bò là đối tượng hấp dẫn khách du lchj ở
Châu Âu. Các đất nước Italya, Hy lạp là những cái nôi của nền văn minh Châu
16
Âu. Kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo là điều kiện thuận lợi cho ngành du
lịch phát triển.
Việt Nam với 54 dân tộc vẫn giữ được những phong tục tập quán, hoạt
động văn hoá văn nghệ đặc sắc, những làng nghề truyền thống với những sản
phẩm nổi tiếng mang tính chất nghệ thuật cao, đặc biệt là các nghề trạm khắc,
đúc đồng, dệt tơ lụa, sơn mài, gốm sứ Các món ăn dân tộc độc đáo với nghệ
thuật cao về chế biến và nấu nướng.
d. Các đối tượng văn hoá – thể thao và hoạt động nhận thức khác
Các đối tượng du lịch văn hoá – thể thao thường tập trung ở các thủ đô và
các thành phố lớn, đó là trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học,
các thư viện lớn và nổi tiếng, các trung tâm thường xuyên diễn ra liên hoan âm
nhạc, sân khấu, điện ảnh, thể thao…
Đối tượng văn hoá – thể thao thu hút không chỉ khách tham quan nghiên
cứu mà còn lôi cuốn nhiều khách du lịch với mục đích khác. Khách du lịch có
trình độ văn hóa trung bình trở lên đều có thể thưởng thức các giá trị văn hoá
của đất nước mà họ đến tham quan. Do vậy, tất cả các thành phố có các đối
tượng văn hoá, hoặc tổ chức các hoạt động văn hoá – thể thao đều trở thành
những trung tâm du lịch văn hoá.
2.6. Nhân tố chính trị
Bất cứ một sự xáo động chính trị, xã hội nào dù lớn hay nhỏ cũng đều ảnh

hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch. Ổn định và an toàn là yếu tố có ý nghĩa to
lớn đối với du khách và cơ quan cung ứng du lịch. Theo Bậc thang nhu cầu của
Maslow thì nhu cầu được an toàn (không phải lo lắng, sợ hãi điều gì) là nhu cầu
cơ bản xếp thứ hai sau nhu cầu sinh học. Vì vậy, khi có một thông tin bất ổn về
chính trị, xã hội xảy ra tại một điểm du lịch nào đó thì khó có thể thu hút được
khách du lịch tới điểm đó. Không khí chính trị hoà bình đảm bảo cho việc mở
rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa chính trị giữa các dân
tộc. Một khu vực, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ có bầu không khí chính
trị hòa bình và ổn định kết hợp với các tài nguyên du lịch sẵn có của lãnh thổ sẽ
tạo nên sức hấp dẫn với đông đảo quần chúng nhân dân- các khách du lịch tiềm
17
năng. Tại những vùng không có những biến cố về chính trị, quân sự họ cảm thấy
yên ổn, tính mạng được coi trọng và họ có điều kiện đi lại tự do mà không có
cảm giác lo sợ, có thể gặp gỡ dân bản xứ, giao thiệp và làm quen với phong tục
tập quán của địa phương mà không bị cản trở bởi sự phân biệt chủng tộc và tôn
giáo nào. Do vậy, nhờ du lịch mà các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, gần gũi nhau
hơn và có khuynh hướng hòa bình hơn. Điều này giải thích tại sao các tổ chức
quốc tế phát động năm 1987 là năm du lịch quốc tế dưới khẩu hiệu “Du lịch là
giấy thông hành của hòa bình”.
Ngược lại, sự phát triển của du lịch sẽ gặp khó khăn nếu tại phạm vi một
lãnh thổ nào đó xảy ra các sự kiện (như đảo chính, bất ổn chính trị, nội chiến,
khủng bố…) làm xấu đi tình hình chính trị, hòa bình và ổn định thì sẽ trực tiếp
và gián tiếp làm giảm sức hút du lịch, ảnh hưởng xấu đến lượng khách du lịch
cũng như các công trình du lịch, lưu thông và cả môi trường tự nhiên. Nam Tư,
Ai Cập hay đất nước Thái Lan trong nhưngc năm gần đây là những ví dụ về tác
động của tình hình an ninh chính trị đến du lịch. Trước thập kỷ 90, Nam Tư là
một điểm sáng trên bản đồ du lịch thế giới nhưng do tình trạng bất ổn chính trị,
chiến tranh nên đến nay hoạt động du lịch ở Nam Tư hoàn toàn trở nên mờ nhạt.
Thái Lan, đất nước hàng năm thu hút một lượng khách du lịch lớn với những
dịch vụ du lịch độc đáo nhưng hiện nay do sự xung đột giữa các đảng phái khiến

cho lượng khách du lịch giảm một cách đáng kể. Ngành du lịch của Thái Lan
chiếm 5% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra 2 triệu việc làm, chiếm tới 7% trong
tổng số lực lượng lao động của cả nước. Theo chủ tịch Hiệp hội các công ty du
lịch Thái Lan Apichart Sankary, nhiều đoàn khách đã hủy chuyến đến Thái
trong khi những du khách đang ở Bangkok hối hả rời khỏi nơi này. Ông
Kongkrit Hiranyakit, chủ tịch Hội đồng du lịch Thái Lan, khẳng định tình hình
căng thẳng trong những ngày qua cùng với việc hai sân bay đóng cửa trước đây
đã khiến doanh thu từ du lịch sụt giảm 1/3, tương đương 4,2 tỉ USD. Tình trạng
này có thể kéo theo 200.000 người trong lĩnh vực khách sạn bị mất việc và các
công ty kinh doanh liên quan đến ngành du lịch – lĩnh vực tạo công ăn việc làm
cho khoảng 2 triệu người Thái – bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
18
Như vậy, rõ ràng nhân tố chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác
dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch và đến lượt mình du lịch
thực sự là chiếc cầu nối hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới, hiểu hơn về giá
trị văn hóa, giúp các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Và hơn hết, thông qua hoạt
động du lịch quốc tế con người thể hiện khát vọng tạo lập và chung sống trong
hòa bình.
2.7. Đường lối, chính sách
Trong những thập kỷ gần đây, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn
chiếm vị trí quan trọng trên quy mô toàn cầu và ở nhiều quốc gia. Thực tế cho
thấy, ở mỗi địa phương, vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia du lịch có trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn và mang lại hiệu quả cao hay không thì ngoài tài nguyên du
lịch sẵn có, nhân tố quyết định là nhân tố con người và cơ chế, chính sách đúng
đắn, phù hợp cho sự phát triển du lịch. Đường lối chính sách ảnh hưởng mang
tính quyết định đến sự phát triển du lịch một quốc gia hoặc một đơn vị hành
chính cụ thể. Ở các nước có ngành du lịch phát triển đứng hàng đầu thế giới là
những nước có nhiều chính sách quan tâm đầu tư phát triển du lịch, có hệ thống
văn bản pháp luật, quy phạm hoàn thiện làm hành lang pháp lý cũng như sự điều
chỉnh linh hoạt để thích ứng trong những điều kiện, hoàn cảnh mới là nhân tố

thúc đẩy du lịch phát triển.
Cơ chế chính sách phát triển du lịch có tác động đến tất cả các hoạt động
du lịch từ khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, các hoạt
động xúc tiến phát triển du lịch, đầu tư quy hoạch du lịch, các hoạt động kinh
doanh du lịch. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức
sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không yểm trợ
cho các hoạt đọng du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được. một
số nước ở Đông Nam Á từ thập niên 80 củ thế kỷ XX như Thái Lan, Malayxia,
Xingapo… đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách phù hợp, đúng đắn, quan
tâm đầu tư phát triển du lịch nên ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn và mang lại hiệu quả về nhiều mặt. Ngược lại, ở nhiều nước có nguồn tài
nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn, đặc sắc thuận lợi cho phát triển du lịch song
19
do chưa có cơ chế, chính sách phù hợp như Ấn Độ, Braxin… nên ngành du lịch
còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.
2.8. Một số nhân tố khác
Ngoài các nhân tố trên thì tình hình thiên tai, dịch bệnh hay các cuộc
khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực và quốc tế… có tác động xấu đến sự phát
triển du lịch. Đặc biệt các nhân tố này xuất hiện ngoài dự tính và tầm kiểm soát
của con người gây khó khăn không nhỏ đối với sự phát triển của ngành du lịch.
Nó đe dọa đến sức khỏe, an toàn tính mạng, tâm lý hay khả năng tài chính của
người dân, là vấn đề rất nhạy cảm với hoạt động du lịch, kìm hãm sự phát triển
của du lịch ở một quốc gia, một vùng lãnh thổ.
3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
3.1. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cũng như tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch tại điểm đến. Kết cấu hạ tầng bao gồm
hệ thống các mạng lưới và phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc,
mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước và xử lý rác thải… trong đó giao thông
vận tải là nhân tố quan trọng hàng đầu.

*Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển và phân vùng du lịch
trên cả hai phương diện: số lượng, chất lượng của các loại hình và phương tiện
giao thông vận tải. Do đặc thù của hoạt động du lịch là sự di chuyển của con
người trên một khoảng cách nhất định vì vậy nó phụ thuộc nhiều vào giao thông.
Chiều dài của mạng lưới giao thông vận tải chứng tỏ mức độ dễ hay khó trong
việc tiếp cận điểm du lịch, số lượng phương tiện giao thông vận tải chứng tỏ khả
năng vận chuyển hành khách. Số lượng loại hình vận chuyển gia tăng sẽ làm cho
hoạt động du lịch trở nên tiện lợi và linh hoạt, có khả năng đáp ứng tốt mọi nhu
cầu của du khách. Về mặt chất lượng vận chuyển cần xét đến 4 khía cạnh là tốc
độ, an toàn, tiện nghi và giá cả.
– Tốc độ vận chuyển: việc tăng tốc độ vận chuyển cho phép tiết kiệm thời
gian đi lại và kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch.
20
– Đảm bảo an toàn vận chuyển: ngày nay, sự tiến bộ kỹ thuật đã làm tăng
tính an toàn trong vận chuyển hành khách và điều này sẽ thu hút được nhiều
người tham gia vào hoạt động du lịch.
– Đảm bảo tiện nghi của các phương tiện vận chuyển nhằm làm vừa lòng
hành khách.
– Vận chuyển có giá rẻ: giá cước vận tải có xu hướng giảm, hợp lý thì
nhiều tầng lớp nhân dân có thể tham gia vào hoạt động du lịch.
Nhìn chung mỗi loại hình giao thông có những ưu điểm riêng nên có
những ảnh hưởng nhất định phù hợp với địa điểm du lịch cũng như đối tượng du
khách. Đặc biệt sự phối hợp các loại phương tiện vận chuyển có ý nghĩa rất lớn
trong sự phát triển du lịch ở cả mức độ quốc gia và quốc tế.
* Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt
động du lịch, là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong
nước và quốc tế. Đối với hoạt động du lịch, thông tin liên lạc không những đảm
nhận việc chuyển các tin tức một cách nhanh chóng, kịp thời góp phần thực hiện
các mối giao lưu giữa các vùng, các quốc gia mà còn đóng vai trò quan trong
việc quảng bá du lịch. Thông tin, hình ảnh của các điểm du lịch được quảng bá

rộng khắp sẽ tạo một lực hút, kích thích nhu cầu của khách du lịch tiềm năng
muốn khám phá vẻ đẹp và các giá trị của điểm du lịch đó. Nhân tố này ngày
càng có vai trò to lớn đối với sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là trong
thời đại thông tin hiện nay.
* Hệ thống điện, thiết bị xử lý cấp thoát nước, xử lý rác thải vừa góp phần
tạo ra những điều kiện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho du khách và các hoạt động
du lịch vừa tạo ra môi trường trong sạch hấp dẫn du khách.
3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (CSVCKTDL) bao gồm toàn bộ các phương
tiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.
CSVCKTDL là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra
và cung cấp các sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm
năng du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách như lưu trú, ăn uống, đi
21
lại, vui chơi, giải trí, chữa bệnh, mua sắm. Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn
thiện CSVCKTDL của mỗi vùng, mỗi quốc gia được xem như một trong những
biểu hiện cho sự phát triển cũng như hiệu quả của việc khai thác tài nguyên du
lịch phục vụ cho hoạt động du lịch tại vùng, quốc gia đó. Sự kết hợp hài hòa
giữa tài nguyên du lịch và CSVCKTDL giúp cho sự hoạt động có hiệu quả của
cơ sở phục vụ du lịch, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm. Chính vị trí
của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý CSVCKT trên các vùng lãnh thổ
và là tiền đề căn bản để hình thành các trung tâm du lịch. Ngược lại, cơ sở phục
vụ du lịch cũng có tác động nhất định tới mật độ sử dụng tài nguyên du lịch, giữ
gìn bảo vệ chúng và đến lượt mình, CSVCKTDL lại có thể tạo ra, thực hiện các
sản phẩm du lịch.
CSVCKTDL bao gồm nhiều thành phần với những chức năng và ý nghĩa
khác nhau, bao gồm: cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; mạng lưới cửa hàng thương
nghiệp; các cơ sở thể thao; cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông
tin văn hóa và cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác. Có 3 tiêu chí để đánh giá
hiệu quả của CSVCKTDL đó là: Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ

ngơi du lịch; Hiệu quả kinh tế tối ưu trong xây dựng và khai thác; Thuận tiện
cho du khách.
* Cơ sở phục vụ ăn uống lưu trú: là thành phần đặc trưng nhất trong toàn
bộ hệ thống CSVCKTDL gồm những công trình đặc biệt nhằm đảm bảo nơi ăn
nghỉ và giải trí cho khách du lịch. Đó là các cơ sở lưu trú du lịch xã hội, nhà
hàng, khách sạn…
* Mạng lưới cửa hàng thương nghiệp: đáp ứng về nhu cầu hàng hóa của
khách du lịch thông qua việc bày bán các mặt hàng đặc trưng của du lịch, hàng
thực phẩm và các hàng hóa khác.
* Cơ sở thể thao: tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của du khách, làm
tăng hiệu quả sử dụng của các cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống và làm phong phú
thêm các loại hình hoạt động du lịch.
* Cơ sở y tế: các cơ sở y tế nhằm phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp
dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch.
22
* Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa phục vụ du lịch
nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hóa xã hội cho du khách cũng
như giúp họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình. Đó là các trung tâm văn
hóa- thông tin, phòng chiếu phim, phòng triển lãm, câu lạc bộ, nhà hát…
* Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác như trạm xăng dầu, thiết bị cấp
cứu, hiệu ảnh, bưu điện… là điều kiện bổ sung giúp cho du khách sử dụng triệt
để hơn tài nguyên du lịch, tạo ra những thuận tiện khi họ đi lại và lưu trú tại
điểm du lịch.
Như vậy, quá trình phát triển của ngành du lịch nói chung và tổ chức lãnh
thổ du lịch nói riêng chịu tác động đồng thời của nhiều nhân tố khác nhau. Du
lịch chỉ có thể phát sinh, phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi
nhất định. Trong số các nhân tố trên có những nhân tố tác động trực tiếp đến
việc hình thành nhu cầu du lịch và tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch,
bên cạnh đó có những nhân tố mang tính phổ biến nằm trong các mặt của đời
sống xã hội và cũng có những điều kiện gắn liền với đặc điểm của từng khu vực

địa lý. Tuy nhiên tất cả các nhân tố này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác
động qua lại với nhau tạo thành môi trường cho sự phát sinh, phát triển du lịch.
Mặt khác, bản thân sự có mặt, sự phát triển của du lịch cũng trở thành một nhân
tố của môi trường đó và do vậy nó có thể tác động hoặc tích cực hoặc ngược lại.
23
Chương 2: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
Tổ chức lãnh thổ du lịch là một dạng của tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội
vì vậy cùng với sự phát triển của xã hội đã dần xuất hiện các hình thức tổ chức
lãnh thổ du lịch. Có ba hình thức chủ yếu: Hệ thống lãnh thổ du lịch; Thể tổng
hợp lãnh thổ du lịch và Vùng du lịch trong đó vùng du lịch là hình thức có ý
nghĩa hết sức quan trọng.
2.1. Hệ thống lãnh thổ du lịch
2.1.1. Một số quan niệm và đặc điểm của lãnh thổ du lịch
a, Một số quan niệm
– Theo I.I Pirogionhich trong cuốn Cơ sở địa lý và dịch vụ tham quan thì
“Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống kinh tế- xã hội bao gồm các yếu tố
có quan hệ tương hỗ với nhau như các luồng khách du lịch, tổng thể tự nhiên và
tổng thể văn hóa, lịch sử, các công trình kỹ thuật, nhân viên phục vụ và cơ quan
điều hành.
Hệ thống lãnh thổ du lịch như một thành tạo toàn vẹn về chức năng và
lãnh thổ, có cả một loạt các chức năng chính là phục hồi, tái sản xuất mở rộng
sức khỏe và khả năng lao động, thể lực và tinh thần của con người. Về phương
diện này, hệ thống lãnh thổ tương đương với các tổng thể lãnh thổ sản xuất,
đồng thời cả với các hệ thống giao thông và các hệ thống định cư”.
– Theo nhà khoa học du lịch Ngô Tất Hổ (Trung Quốc) trong cuốn Phát
triển và quản lý du lịch địa phương, Ông quan niệm: “Cấu tạo của hệ thống du
lịch gồm 4 bộ phận: hệ thống thị trường nguồn khách, hệ thống quá cảnh, hệ
thống điểm đến và hệ thống bảo trợ. Trong đó thị trường nguồn khách, hệ thống
quá cảnh, hệ thống điểm đến du lịch hợp thành một hệ thống bên trong có kết
cấu chặt chẽ. Ngoài ra còn có các yếu tố như chính sách, chế độ, môi trường,

nhân lực hợp thành một hệ thống bổ trợ. Trong hệ thống bổ trợ này, Chính phủ
là một đơn vị đặc biệt quan trọng. Ngoài ra cơ cấu giáo dục cũng là một bộ phận
quan trọng. Hệ thống bổ trợ không tồn tại độc lập mà phải dựa vào ba hệ thống
kia, cùng ba hệ thống kia đồng thời phát huy tác dụng”.
24
Như vậy, hai quan niệm trên có sự tương đồng về nội hàm, phản ánh đầy
đủ đặc điểm và các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của hệ thống lãnh thổ du
lịch, đồng thời cũng gần gũi với định nghĩa được đưa ra trong Từ điển Bách
khoa Địa lý- các khái niệm và thuật ngữ. Theo đó: “Hệ thống lãnh thổ du lịch
thường được coi như là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các yếu tố có quan
hệ qua lại mật thiết với nhau, đó là: nhóm người đi du lịch, các tổng thể tự
nhiên, văn hóa DL, văn hóa lịch sử, các công trình kỹ thuật, đội ngũ cán bộ công
nhân viên và bộ phận tổ chức quản lí. Nét đặc trưng quan trọng của hệ thống
lãnh thổ du lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và lãnh thổ”.
b, Đặc điểm
– Đặc tính về chức năng và lãnh thổ: hệ thống lãnh thổ địa lý như một
thành tạo toàn vẹn về hoạt động và lãnh thổ có sự lựa chọn các chắc năng nhất
định. Một trong những chức năng quan trọng được lựa chọn là phục hồi và tái
sản xuất sức khỏe, khả năng lao động, thể lực và tinh thần của con người.
– Là hệ thống mở phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài.
– Là một dạng đặc biệt của địa hệ thống mang tính chất hỗn hợp, nghĩa là
có đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế, xã hội và chịu sự chi phối của nhiều loại
quy luật cơ bản
2.1.2. Cấu trúc bên trong của hệ thống lãnh thổ du lịch
a, Cấu trúc
Xét trên quan điểm hệ thống, HTLTDL được cấu thành bởi nhiều
phân hệ khác nhau về bản chất nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó là
các phân hệ khách du lịch, tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hoá; công trình kỹ
thuật, cán bộ phục vụ và điều khiển.
+ Phân hệ khách du lịch: đóng vai trò trung tâm, quyết định những yêu

cầu đối với các thành phần khác của hệ thống, bởi vì các thành phần này phụ
thuộc vào đặc điểm (xã hội – nhân khẩu, dân tộc…) của khách du lịch. Các đặc
trưng của phân hệ khách du lịch là lượng nhu cầu, tính lựa chọn, tính mùa, tính
đa dạng của các luồng khách du lịch. Các đặc điểm cần quan tâm ở phân hệ này
là: Số lượng khách (khách nội địa, khách quốc tế); Số ngày lưu trú bình quân;
25
phục chế những di phẩm văn hoá … Qua việc tiếp xúc với những thành tựu văn hoáphong phú và truyền kiếp của những dân tộc bản địa, du lịch làm tăng thêm lòng yêu nước, tinhthần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất đạo đức tốt đẹp, góp thêm phần hoànthiện nhân cách của mỗi cá thể trong xã hội. – Đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ, đặc biệt quan trọng là dịch vụ du lịch, chuyểndịch cơ cấu tổ chức kính tế và cơ cấu tổ chức lao động. Nhiều vương quốc, khu vực trải qua việc thoả mãn thị trường hàng hoá vàdịch vụ du lịch so với hành khách đã có thời cơ làm giàu. Vì vậy, du lịch đã kíchthích sự phát triển của sản xuất, là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều vương quốc. Các vương quốc càng phát triển thì vai trò của ngành du lịch càng lớn, chiếm tỷtrọng càng nhiều trong cơ cấu tổ chức nền kinh tế tài chính. – Góp phần sử dụng hài hòa và hợp lý nguồn tài nguyên vạn vật thiên nhiên. Nhờ sự phát triển của du lịch mà nhiều giá trị về tự nhiên, nhân văn được táiphát hiện, được tôn tạo, được bảo tồn và phát triển, được biến thành những giá trị kinhtế. Rất nhiều vùng núi, ven biển không thuận tiện cho phát triển và phân bổ cácngành công nghiệp hay nông nghệp, nhưng cảnh sắc vạn vật thiên nhiên lại rất độc lạ, thiên nhiên và môi trường không bị ô nhiễm, đó là những khu vực lý tưởng cho du lịch. Việc làm quen với những danh thắng và môi trường tự nhiên vạn vật thiên nhiên bao quanhtrong quy trình du lịch còn tạo điều kiện kèm theo cho hành khách hiểu biết thâm thúy về tựnhiên, hình thành ý niệm và thói quen bảo vệ tự nhiên. Như vậy nó đã gópphần giáo dục cho hành khách về mặt sinh thái học. – Du lịch như thể một tác nhân củng cố hoà bình, tăng nhanh những mối giaolưu quốc tế, lan rộng ra sự hiểu biết lẫn nhau giữa những dân tộc bản địa, những vương quốc. Thông qua việc giao lưu, khám phá về vạn vật thiên nhiên, xã hội, những nét đẹp vănhoá … của dân cư ở những vùng, miền khác nhau trên quốc tế làm cho con người sốngở những vương quốc, những lục địa khác nhau hiểu biết nhau và xích lại gần nhau hơn. 3. Các mô hình du lịchHoạt động du lịch phong phú và đa dạng chủng loại, hoàn toàn có thể chia thành những mô hình sau : – Theo nhu yếu của khách : du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi, du lịchvăn hoá, du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch thể thao … – Theo khoanh vùng phạm vi lãnh thổ : du lịch trong nước, du lịch quốc tế … – Theo vị trí địa lý của những cơ sở du lịch : du lịch biển, du lịch núi. – Theo thời hạn cuộc hành trình dài : du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày. – Theo hình thức tổ chức : du lịch có tổ chức, du lịch cá thể. – Theo phương tiện đi lại sử dụng : du lịch xe hơi, du lịch xe đạp điện, du lịch máy bay, du lịch tàu thuỷ … II. TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tếTheo quan điểm của phe phái địa lý Xô Viết, tổ chức lãnh thổ là sự sắpxếp, sắp xếp và phối hợp những đối tượng người tiêu dùng có ảnh hưởng tác động lẫn nhau, có mối quan hệqua lại giữa những mạng lưới hệ thống sản xuất, mạng lưới hệ thống dân cư nhằm mục đích sử dụng hài hòa và hợp lý cácnguồn lực để đạt hiệu suất cao cao về kinh tế tài chính, xã hội và môi trường tự nhiên. Theo quan điểm của những phe phái địa lý Phương Tây, tổ chức lãnh thổ ( còn gọi là tổ chức không gian kinh tế tài chính xã hội ) được coi là sự lựa chọn về nghệthuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn nhằm mục đích tìm kiếm một tỷ suất, quan hệ hợplý về phát triển kinh tế tài chính – xã hội giữa những ngành hoặc giữa những vùng trong cùngmột vương quốc có xét đến mối liên hệ giữa những vương quốc để tạo ra những giá trị mới. Theo quan điểm này, về mặt địa lý, tổ chức không gian kinh tế tài chính xã hội được xemnhư là một hoạt động giải trí có đặc thù khuynh hướng tới sự công minh về không giangiữa TT và ngoại vi, giữa những cực với không gian tác động ảnh hưởng nhằm mục đích giảiquyết việc làm, cân đối giữa nông thôn và thành thị, bảo vệ môi trường tự nhiên sống củacon người. Như vậy tổ chức lãnh thổ là sự sắp xếp những đối tượng người tiêu dùng địa lý trên một lãnhthổ nhất định theo yêu cẩu phát triển kinh tế tài chính xã hội do chủ thể quản trị phát triểnvùng tổ chức ( đó chính là cơ quan quản trị nhà nước được pháp luật trong hiếnphát hiện hành ). Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tài chính xã hội hoàn toàn có thể theo cácvùng lớn hoặc theo những khu vực đặc biệt quan trọng mà những lãnh thổ đó là đối tượng người dùng trọngđiểm góp vốn đầu tư. Tổ chức lãnh thổ theo những khu vực đặc biệt quan trọng có những hình thức chủyếu : Vùng kinh tế tài chính trọng điểm, hiên chạy dọc kinh tế tài chính, khu kinh tế tài chính phát triển, khucông nghiệp, đặc khu kinh tế tài chính, tam giác tăng trưởng kinh tế tài chính. 2. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịchTổ chức lãnh thổ xã hội gồm hai hình thức đa phần : tổ chức lãnh thổ nềnsản xuất xã hội và tổ chức lãnh thổ địa phận cư trú con người. Tổ chức lãnh thổ nền sản xuất xã hội gồm có hàng loạt những hình thức tổchức lãnh thổ cấp thấp hơn với tư cách là những ngành kinh tế tài chính như : tổ chức lãnhthổ công nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp … Các hình thức này nếu được tổchức hợp lý thì sẽ góp thêm phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu suất cao kinh tế tài chính củanền sản xuất xã hội. Du lịch được hiểu “ là một dạng hoạt động giải trí của dân cư trong thời hạn nhànrỗi, tương quan tới sự vận động và di chuyển và lưu lại trong thời điểm tạm thời bên ngoài nơi cư trú thườngxuyên nhằm mục đích nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển sức khỏe thể chất và niềm tin, nâng cao trìnhđộ nhận thức và văn hóa truyền thống hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tựnhiên kinh tế tài chính và văn hóa truyền thống ” ( I.I.Pirôgiônic, 1985 ). Là một dạng hoạt động giải trí của conngười, du lịch cũng có những tính năng : chính trị, kinh tế tài chính, xã hội, sinh thái xanh. Trong điều tra và nghiên cứu du lịch, tổ chức lãnh thổ là một trong những vấn đềđược chăm sóc số 1, chính bới không hề tổ chức và quản lí có hiệu suất cao hoạtđộng du lịch nếu không xem xét góc nhìn không gian lãnh thổ của nó, để hoạtđộng du lịch phát triển hiệu suất cao, vừa mang đặc thù nghỉ ngơi, chữa bệnh … vừalà một ngành kinh tế tài chính mũi nhọn của nhiều nước trên quốc tế, tổ chức lãnh thổ dulịch phải phải chăng khoa học. Thực tế, tổ chức lãnh thổ du lịch chính là sự phân hóa không gian của dulịch địa thế căn cứ trên những điều kiện kèm theo tài nguyên du lịch, thực trạng hạ tầng, cơ sởvật chất kĩ thuật và lao động ngành cùng những mối liên hệ với điều kiện kèm theo phát sinhcủa ngành với những ngành khác, với những địa phương khác và rộng hơn là mối liênhệ với những nước trong khu vực và trên quốc tế. Sơ đồ 1.1 : Vị trí tổ chức lãnh thổ du lịch trong tổ chức lãnh thổ xã hộiNhư vậy, hiểu một cách đơn thuần nhất, tổ chức lãnh thổ du lịch là một hệthống link không gian của những đối tượng người tiêu dùng du lịch và những cơ sở Giao hàng có liênquan, dựa trên việc sử dụng tối ưu những nguồn tài nguyên du lịch ( tự nhiên và vănnhân ), kiến trúc và những tác nhân khác nhằm mục đích đạt hiệu suất cao ( kinh tế tài chính, xã hội, môi trường tự nhiên ) cao nhất3. Vai trò của tổ chức lãnh thổ du lịchViệc điều tra và nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch và thiết kế xây dựng những hình thức tổchức theo không gian phải chăng giúp cho hoạt động giải trí du lịch có điệu kiện để sử dụnghợp lí và khai thác có hiệu suất cao những nguồn lực vốn có của cả nước nói chung vàtừng địa phương nói riêng. Sự hình thành những hình thức tổ chức lãnh thổ du lịchphù hợp chính là chìa khoá để sử dụng hợp lý và hiệu suất cao hơn những nguồn du lịch, đặc biệt quan trọng là tài nguyên du lịch – điều kiện kèm theo thiết yếu để phát triển du lịch. Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tạo điều kịên tăng cường chuyên mônhoá du lịch. Khi nền sản xuất đã phát triển, nhu yếu du lịch càng cao thì sựchuyên môn hoá du lịch càng thâm thúy, thường thì ngành du lịch có 4 hướngchuyên môn hoá sau : Chuyên môn hoá theo mô hình dịch vụ. Chuyên môn hoá theo du lịch. CôngnghiệpTổ chức lãnh thổ xã hộiTổ chức lãnh thổnền sản xuất xã hộiTổ chức lãnh thổđịa bàn cư trúNôngnghiệpDulịchNôngthônThànhthịChuyên môn hoá theo tiến trình của quy trình du lịch. Chuyên môn hoá theo những quy trình sản xuất dịch vụ du lịch. Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch nói chung và vạch ra những tuyến, điểmdu lịch trên một đơn vị chức năng lãnh thổ nói riêng, góp thêm phần quan trọng trong việc tạo ranhững loại sản phẩm du lịch rực rỡ có năng lực lôi cuốn khách du lịch, nhằm mục đích tăngkhả năng cạnh tranh đối đầu. Tài nguyên du lịch chỉ được khai thác và sử dụng có hiệuquả nhằm mục đích tạo ra những loại sản phẩm du lịch phân phối nhu yếu khi có sự tổ chức lãnhthổ du lịch và việc thiết kế xây dựng những tuyến, điểm du lịch hài hòa và hợp lý. Việc tổ chức lãnh thổ du lịch tốt không những góp thêm phần làm ra quyền lợi, làm biến hóa bộ mặt kinh tế tài chính của mỗi vùng và hội đồng, mà còn thôi thúc vấn đềkiểm soát môi trường tự nhiên, bảo tồn di sản văn hoá và thôi thúc sự phát triển kinh tế tài chính ởcả những nơi không đa dạng và phong phú tài nguyên. Tổ chức lãnh thổ du lịch cũng tạo sựthúc đẩy con người và những vương quốc trên quốc tế xích lại gần nhau, làm cho dulịch có tính trao đổi xuyên văn hoá. Tuy nhiên, tổ chức lãnh thổ du lịch không có tính thống nhất và khoa họcsẽ gây ra nhiều thiệt hại như làm mất đi những quyền lợi kinh tế tài chính tiềm năng, suygiảm môi trường tự nhiên, làm mất đi sự thống nhất truyền thống văn hoá. Vì vậy, để đạt được quyền lợi du lịch và hạn chế tối đa những yếu tố nảysinh, việc tổ chức tốt và quản trị có hiệu suất cao du lịch là rất thiết yếu. 4. Mục tiêu của tổ chức lãnh thổ du lịchTổ chức lãnh thổ du lịch hoàn toàn có thể cung ứng một sự cải tổ về du lịch nếunhư nó hướng trực tiếp đến hàng loạt những tiềm năng đa phần. ở đây những mụctiêu được xác lập dựa trên sự khác nhau của những đối tượng người dùng du lịch. Các đốitượng du lịch đó phải thật sự đơn cử, rõ ràng để công tác làm việc tổ chức du lịch đượcdiễn ra một cách thuận tiện và đồng điệu trong một thời hạn nhất định. Những mụctiêu này là tiền đề so với sự hình thành ý tưởng sáng tạo cũng như xác lập mục tiêu vàcung cấp một nền tảng thống nhất cho sự xác nhận của những chủ trương du lịch. Theo Clare A.Gunn ( 1993 ) có 4 tiềm năng cơ bản khi triển khai công tác làm việc tổ chứclãnh thổ du lịch : + Đáp ứng sự hài lòng và thoả mãn của khách du lịch. + Đạt được những thành quả về kinh doanh thương mại và kinh tế tài chính. + Bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch. + Sự thống nhất ở vùng du lịch và hội đồng. Các tiềm năng trên phải được xem như thể những động cơ thôi thúc đối vớitất cả những nhà nghiên cứu, những cơ quan hữu quan tham gia vào dự án Bất Động Sản pháttriển du lịch có tính kế hoạch và đối sách thiết yếu nhằm mục đích triển khai được chúng, so với cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng. III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH1. Tài nguyên du lịch1. 1. Quan niệm về tài nguyên du lịchVề thực ra tài nguyên du lịch là toàn diện và tổng thể tự nhiên, văn hóa truyền thống – lịch sửcùng những thành phần của chúng được sử dụng cho nhu yếu trực tiếp hay gián tiếphoặc cho việc tạo ra những dịch vụ du lịch nhằm mục đích góp thêm phần Phục hồi, phát triển thểlực, trí lực cũng như năng lực lao động và sức khỏe thể chất của con người. Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử dân tộc chính bới lượng đổi khác cơ cấu tổ chức vànhu cầu đã hấp dẫn vào hoạt động giải trí du lich những thành phần mới mang tính chấttự nhiên cũng như mang đặc thù văn hóa – xã hội. Nó cũng là một phậm trùđộng vì khái niệm tài nguyên du lịch biến hóa tùy thuộc vào sự tân tiến kĩ thuật, sự thiết yếu về kinh tế tài chính, tính hài hòa và hợp lý về mức độ nghiên cứu và điều tra. Do vậy khi đánh giátài nguyên du lịch và xác lập hướng khai thác, cần phải tính đến những thayđổi trong tương lai về nhu yếu cũng như năng lực kinh tế tài chính, kỹ thuật để khai tháccác loại tài nguyên du lịch mới. Từ những điều trình bầy trên đây, hoàn toàn có thể xác lập khái niệm tài nguyên dulịch như sau : Tài nguyên du lịch là tổng thể và toàn diện tự nhiên, văn hóa truyền thống – lịch sử vẻ vang cùng những thànhphần của chúng được sử dụng cho nhu yếu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việctạo ra những dịch vụ du lịch nhằm mục đích góp thêm phần Phục hồi, phát triển thể lực, trí lựccũng như năng lực lao động và sức khỏe thể chất của con người. 1.2. Phân loại tài nguyên du lịch1. 2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiênTài nguyên du lịch tự nhiên là những đối tượng người dùng, hiện tượng kỳ lạ trong môitrường tự nhiên xung quanh tất cả chúng ta được hấp dẫn vào việc Giao hàng cho mụcđích du lịch. Các thành phần tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác độngmạnh nhất đến hoạt động giải trí này là địa hình, khí hậu, nước, động – thực vật. a. Địa hìnhẢnh hưởng quan trọng của địa hình đến du lịch là những đặc thù hình tháicủa địa hình và những dạng địa hình đặc biệt quan trọng có sức mê hoặc hành khách. Về mặt hình thái của địa hình, với những dạng địa hình cơ bản là : đồng bằng, địa hình đồi và địa hình miền núi. Địa hình đồng bằng do đơn điệu về hình thái, ít mê hoặc khách du lịch. Nhưng đây lại là địa phận kinh tế tài chính xã hội phát triển và truyền kiếp. Thông qua những hoạtđộng sản xuất, văn hóa truyền thống xã hội của con người, miền địa hình này có ảnh hưởnggián tiếp đến du lịch. Địa hình vùng đồi thường là nơi có không gian thoáng đãng thích hợp chocác hoạt động giải trí dã ngoại, cắm trại, thăm quan, d · ngo¹i Nơi đây cũng có truyềnthống sản xuất truyền kiếp, dân cư tập trung chuyên sâu đông đúc ; thường là nơi có nhiều di tíchkhảo cổ, tài nguyên văn hóa truyền thống lịch sử vẻ vang độc lạ, phát triển mô hình du lịch thamquan theo chuyên đề. Miền núi có ý nghĩa lớn nhất so với du lịch. Khu vực này thuận tiện chonghỉ ngơi, an dưỡng, tổ chức hoạt động giải trí thể thao mùa đông. Miền núi còn là tậptrung nhiều loài động thực vật, cùng với cảnh sắc địa hình tạo nên tài nguyêndu lịch tổng hợp có giá trị cho phát triển du lịch. Các dạng địa hình đặc biệt quan trọng mê hoặc hành khách nhất là địa hình karstơ và địahình ven biển. + Địa hình karstơ là kiểu địa hình được tạo thành do sự lưu thông củanước trong những đá dễ hoà tan ( đá vôi, đôlômit, thạch cao … ). ở nước ta chủ yếulà đá vôi. Một trong những dạng địa hình karstơ được chăm sóc nhất so với dulịch là những hang động karstơ. Trên quốc tế có khoảng chừng 650 hang động với 25 hang dài nhất, 25 hang sâu nhất. Điển hình có : Hang Sistema de Trave ( Tây BanNha ) sâu 1380 m, hang Flint Mammauth Cave System ( Hoa Kì ) dài 530 km, hang Optimistices Kaya ( Ucraina ) … Ở nước ta, hang động karstơ tuy không sâu, không dài, nhưng phong cảnhrất đẹp. Động Phong Nha ( Bố Trạch – Quảng Bình ) dài gần 8 km, cao 10 m làhang nước đẹp vào loại bậc nhất quốc tế. Ngoài ra phải kể đến Bích động ( NinhBình ), Hương Tích ( Hà Tây ), hang Bồ Nâu, hang Luồn ( Quảng Ninh ), vịnh HạLong … + Địa hình ven biển có ý nghĩa quan trọng so với du lịch, hoàn toàn có thể khai thácđể phát triển nhiều mô hình du lịch như du lịch thăm quan, nghỉ mát, tắm biển, thể thaodưới nước, tham quan hệ sinh thái hòn đảo ven bờ … Để nhìn nhận mức độ thuận lợicho du lịch của những bờ biển, có nhiều tiêu chuẩn như : dài, rộng, độ mịn của cát, độdốc, độ mặn, độ trong của nước … Du lịch biển là mô hình lôi cuốn du kháchđông nhất. ë Nước Ta những bãi tắp đẹp nhất lê dài liên lục từ Đại Lãnh đếnNha Trang. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch biển có năng lực cạnhtranh với những nước trong du lịch. b. Khí hậuKhí hậu cũng là một tài nguyên du lịch khá quan trọng. Trong đó hai yếutố của khí hậu : nhiệt độ và nhiệt độ không khí là quan trọng nhất. Ngoài ra gió, ápsuất khí quyển, số giờ nắng, sự phân mùa và những hiện tượng kỳ lạ thời tiết đặc biệt quan trọng cótác động đến tổ chức du lịch. Đặc biệt là sự phân mùa của khí hậu làm cho du lịch có tính mùa rõ ràng. Các vùng khác nhau trên quốc tế có mùa du lịch khác nhau do tác động ảnh hưởng củacác yếu tố khí hậu. Phụ thuộc vào điều kiện kèm theo khí hậu hoạt động giải trí du lịch có thểdiễn ra quanh năm hoặc chỉ 1 số ít tháng. – Mùa đông : là mùa du lịch trên núi, đặc biệt quan trọng là mô hình du lịch thể thao. – Mùa hè : là mùa du lịch quan trọng nhất vì hoàn toàn có thể phát triển nhiều loạihình du lịch, đặc biệt quan trọng là du lịch biển, trên núi, những mô hình du lịch ngoài trời. – Mùa du lịch cả năm : thích hợp với du lịch núi, nước khoáng chữa bệnh. Các vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo mùa du lịch phần đông là cả năm. Đối với tổ chức những dịch vụ du lịch, những tuyến du lịch cần quan tâm đến cáchiện tượng thời tiết đặc biệt quan trọng làm cản trở kế hoạch du lịch như bão, gió mùa, gióphơn, lũ lụt, mùa mưa. Thông thường hành khách thường ưa thích những điểm du lịch không quánóng, quá lạnh, quá ẩm, quá khô hay nhiều gió. c. Nguồn nướcTài nguyên nước ship hàng du lịch gồm có nước trên mặt phẳng và nước dướiđất ( nước khoáng ). Tài nguyên nước trên mặt phẳng gồm có mạng lưới sông ngòi, ao, hồ nướcngọt và nước mặn. Nó có ý nghĩa lớn trong việc phân phối nước cho những khu dulịch, phát triển những mô hình du lịch phong phú như : hồ, sông nước … Trong tài nguyên nước cần phải nói đến nước khoáng với giá trị chủ yếucho du lịch an dưỡng và chữa bệnh. Nước khoáng là nước vạn vật thiên nhiên có 1 số ít thành phần vật chất đặc biệt quan trọng ( những nguyên tố hoá học, những khí, những nguyên tố phóng xạ … ) hoặc có một số ít tínhchất vật lý ( nhiệt độ, độ pH … ) có tính năng so với sức khoẻ con người, đặc biệtlà để chữa bệnh. Các nguồn nước khoáng là cơ sở để phát triển du lịch chữabệnh, an dưỡng. Phân theo tính năng chữa bệnh của những nguồn nước khoáng có những nhóm sau : – Nhóm nước khoáng cacbonic : là nhóm nước khoáng quý có công dụnggiải khát, chữa một số ít bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch nhẹ, những bệnh vềthần kinh ngoại biên. Tiêu biểu trên quốc tế là nước khoáng Vichy của Pháp, nước ta có nước khoáng Vĩnh Hảo ( Ninh Thuận ). – Nhóm nước khoáng silic : có công dụng chữa 1 số ít bệnh về đường tiêuhóa, thần kinh, thấp khớp, phụ khoa. Ở nước ta có nước khoáng Kim Bôi ( HòaBình ), Hội Vân ( Tỉnh Bình Định ) – Nhóm nước khoáng Brom – iot – bo : Có công dụng chữa bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa … Việt Nam có nước khoáng Quang Hanh ( Cẩm Phả – Quảng Ninh ) và Tiên Lãng ( TP. Hải Phòng ). – Ngoài ra còn 1 số ít nhóm khác : sunfuahydro, asen – fluo, liti … cũng cógiá trị với du lịch – nghỉ ngơi, chữa bệnh. 10 d. Sinh vậtTài nguyên sinh vật là mô hình du lịch sinh thái xanh, trong đó những khu bảo tồnthiên nhiên có vai trò quan trọng. Có những hệ sinh thái, sinh vật ship hàng chotham quan du lịch như : những thảm thực vật đa dạng và phong phú, độc lạ và nổi bật ( rừngnhiệt đới ẩm thường xanh, rừng ngập mặn … ) có những loài động vật hoang dã quý và hiếm ( chim, thú … ), những loài đặc sản nổi tiếng ship hàng cho siêu thị nhà hàng hoặc những loài phổ cập cóthể săn bắn … Ngoài ra, sinh vật còn Giao hàng cho mục tiêu điều tra và nghiên cứu khoa họcnhư ở những khu bảo tồn vạn vật thiên nhiên, vườn vương quốc. ở nước ta, nổi bật córừng Cúc Phương, Cát Bà, Cát Tiên, Kẻ Bàng, Bà Nà … Tài nguyên du lịch tự nhiên có đặc thù tổng hợp và giá trị cao trong dulịch là những Di sản vạn vật thiên nhiên quốc tế. Việt Nam có 2 di sản vạn vật thiên nhiên thế giớilà Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh ), động Phong Nha ( Quảng Bình ). Ngày nay thị hiếu về du lịch ngày càng phong phú, con người hướng vềthiên nhiên nhiều hơn, thích du lịch sinh thái xanh hơn. Do vậy tài nguyên du lịchsinh vật có ý nghĩa rất quan trọng. 1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn1. 2.2.1. Khái niệmTài nguyên du lịch nhân văn là những đối tượng người tiêu dùng, hiện tượng kỳ lạ do conngười tạo ra trong quy trình phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn gồmtruyền thống văn hoá, những yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử lịchsử, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, những khu công trình lao động sáng tạocủa con người và những di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác hoàn toàn có thể đượcsử dụng ship hàng mục tiêu du lịch. 1.2.2. 2. Đặc điểm – Tài nguyên du lịch nhân văn có tính năng nhận thức nhiều hơn là vui chơi. – Việc tìm hiểu và khám phá diễn ra trong thời ngắn, do đó trong chuyến đi du lịch cóthể đi thăm quan nhiều đối tượng người dùng tài nguyên. – Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung chuyên sâu ở những thành phố, ở cácđiểm quần cư nên không cần thiết kế xây dựng thêm cơ sở vật chất riêng. 11 – Tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa vụ như tài nguyên dulịch tự nhiên – Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, khách chăm sóc là những người cótrình độ văn hoá cao, có mức sống cao và hiểu biết rộng – Sở thích của người tìm đến tài nguyên du lịch nhân văn phụ thuộc vào vàođộ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thành phần dân tộc bản địa, thế giới quan, vốn tríthức của họ. ( Điều 13, chương II. Luật du lịch Nước Ta số 44/2005 / QH 11 ngày 14 tháng 6 năm2005 ). 1.2.2. 3. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn : a. Các di tích lịch sử lịch sử dân tộc, văn hoáDi tích lịch sử dân tộc văn hoá là gia tài quý giá của mỗi dân tộc bản địa, nó thể hiệntruyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, kĩ năng, giá trị về văn hoá, thẩm mỹ và nghệ thuật củamỗi vương quốc. Nói một cách khác, di tích lịch sử lịch sử vẻ vang – văn hoá là những không gianvật chất đơn cử, khách quan trong đó tiềm ẩn những giá trị nổi bật về lịch sử dân tộc, về văn hoá do con người phát minh sáng tạo ra trong lịch sử vẻ vang để lại. Ở Nước Ta theo pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử lịch sử vẻ vang và danh lamthắng cảnh, công bố ngày 4 tháng 4 năm 1984 được pháp luật : “ Di tích lịch sử vẻ vang văn hoá là những khu công trình kiến thiết xây dựng, khu vực, vật phẩm, tài liệu và những tác phẩm có giá trị lịch sử dân tộc, khoa học, thẩm mỹ và nghệ thuật cũng như vănhoá khác, hoặc tương quan đến những sự kiện lịch sử vẻ vang, qua trình phát triển văn hoá – xã hội ”. “ Danh lam thắng cảnh là những khu vực vạn vật thiên nhiên hoặc có nhữngcông trình cổ nổi tiếng ”. Do đó : Chỉ những di tích lịch sử nào có giá trị lịch sử vẻ vang, văn hoá, khoa học, nghệ thuật và thẩm mỹ mớiđược coi là những di tích lịch sử lịch sử dân tộc văn hoá. Cần nhìn nhận đúng giá trị của những di tích lịch sử theo những thang giá trị khácnhau, những di tích lịch sử cũng được phân thành những cấp khác nhau : những di tích lịch sử cấp12quốc gia và cấp địa phương, những di tích lịch sử có giá trị đặc biệt quan trọng được coi là di sảnthế giới. – Các di tích lịch sử lịch sử vẻ vang – văn hoá nói chung được phân loại thành : + Di tích khảo cổ : là những khu vực ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa truyền thống, thuộc về thời kì lịch sử dân tộc thời xưa. + Di tích lịch sử vẻ vang : là những di tích lịch sử gắn với đặc thù và quy trình phát triểncủa mỗi dân tộc bản địa, mỗi vương quốc. Loại hình này gồm di tích lịch sử ghi dấu về dân tộchọc, di tích lịch sử ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, di tích lịch sử ghi dấu chiến côngchống xâm lược, di tích lịch sử ghi dấu sự vinh quang trong lao động, di tích lịch sử ghi dấu tộiác của những thế lực phản động. + Di tích văn hoá nghệ thuật và thẩm mỹ : Là những di tích lịch sử gắn với những khu công trình kiếntrúc, có giá trị nên còn gọi là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật và thẩm mỹ. Nó tiềm ẩn giá trịkiến trúc và giá trị văn hoá niềm tin. Ví dụ : Văn miếu Văn Miếu ( Thành Phố Hà Nội ), nhà thời thánh Phát Diệm ( NinhBình ), toà thánh Tây Ninh. + Các loại danh lam thắng cảnh : Phong cảnh đẹp hòa quyện với những côngtrình mang đặc thù văn hóa truyền thống – lịch sử vẻ vang. Tại đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiênmà còn có giá trị nhân văn thâm thúy. + Các kho lưu trữ bảo tàng : kho lưu trữ bảo tàng là nơi lưu giữ những gia tài văn hoá dân tộc bản địa, truyền thụ tri thức chấn hưng tinh hoa truyền thống cuội nguồn. – Các di tích lịch sử nhân văn có giá trị đặc biệt quan trọng được xếp vào di sản của quốc tế : 7 kỳ quan quốc tế ( kim tự tháp Ai Cập ; vườn treo Babilon ; tượng khổng lồHeliôt – trên hòn đảo Rôt ; lăng mộ vua Mozon ở Halicacnasơ ; đền thờ Actemic ởEphedơ ; tượng thần Dớt ở Olempia và ngọn hải đăng Alexandria ). Ở Nước Ta có những di sản văn hoá được công nhận là di sản văn hoá thếgiới : Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Văn hoá cồng chiêng TâyNguyên, nhã nhạc Cung Đình Huế. b. Các lễ hộiLễ hội là một dạng tài nguyên nhân văn quan trọng, là loại hình sinh hoạtvăn hoá tổng hợp rất phong phú và nhiều mẫu mã để con người hướng về tổ tiên, ôn lại13truyền thống, hướng về một sự kiện lịch sử dân tộc trọng đại, bộc lộ những tham vọng, khát khao mà đời sống thực tại chưa xử lý được. Lễ hội gồm có hai phần : phần lễ và phần hộiPhần lễ : với những nghi thức trang nghiêm, trang trọng, khởi đầu ngày hội, mang tính tưởng niệm lịch sử vẻ vang, hướng về lịch sử vẻ vang hay một nhân vật lịch sử dân tộc có ảnhhưởng lớn đến sự phát triển xã hội. Nghi thức tiệc tùng nhằm mục đích bày tỏ tôn kính vớicác bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hoà vàsự phồn vinh, niềm hạnh phúc. Phần hội : được diễn ra với những hoạt động giải trí nổi bật, tượng trưng cho tâmtrí hội đồng, văn hoá dân tộc bản địa, tiềm ẩn những ý niệm của dân tộc bản địa đó vớilịch sử, xã hội và vạn vật thiên nhiên. Trong liên hoan thường có những game show, thi hát … Đình làng thường là nơi diễn ra những liên hoan, những tiệc tùng làng thường vào mùa xuân. Từ rất lâu ngôi đình đã dựng mốc cho những chuẩn mực văn hóa truyền thống, định hìnhcho đời sống tâm linh và đạo đức của từng thành viên trong làng. Mỗi làng đềucó đình thờ Thành Hoàng làng. Những ngày mất, ngày sinh của Thành Hoàngtrở thành ngày hội để người dân nhớ ơn, tưởng niệm. c. Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống – Thể hiện tài khôn khéo của nhân dân lao động – Thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư nguyện vọng tình cảm của con người – Nước ta là nước có nhiều nghề thủ công bằng tay truyền thống lịch sử : chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre đan, nghềdệt … mỗi nghề đều có lịch sử vẻ vang phát triển lâu dài hơn và khá độc lạ. ( 1 ). Nghề chạm khắc đá + Là một trong những nghề có lịch sử vẻ vang truyền kiếp nhất quốc tế + Thời kỳ đồ đá, con người đã chế tác ra những vòng đeo tay, hạt chuỗi, khuyên tai, tượng bằng đá. + Tại Nước Ta đã tìm thấy di chỉ xưởng chế tác đá Bái Tự ( TP Bắc Ninh ), Tràng Kênh ( TP. Hải Phòng ), Bái Tê ( Thanh Hoá ), Kinh Chủ ( Thành Phố Hải Dương ), NgũHành Sơn ( Thành Phố Đà Nẵng ). 14N goài ra còn rải rác ở nhiều nơi khác như Tỉnh Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Biên Hoà. ( 2 ). Nghề đúc đồngNghề đúc đồng của nước ta Open rất sớm – từ thời kỳ dựng nước. Nhữngsản phẩm được đúc từ đồng thau của nền văn hoá Đông Sơn như trống đồng đãchứng tỏ một trình độ kỹ thuật điêu luyện, một tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật đa dạng và phong phú. Nghề đúc đồng phát triển nôit tiếng nhất là ở làng Ngũ Xá ( TP.HN ), làngTrà Đúc ( Thanh Hoá ) và làng Điện Phương ( Quảng Nam ). ( 3 ) Nghề kim hoàn ( còn gọi là nghề mỹ nghệ vàng bạc ) Nước ta có nhiều làng làm nghề kim hoàn, như làng Đình Công ( ThanhTrì – TP. Hà Nội ) và được coi là cái nôi của nghề kim hoàn ở nước ta. ( 4 ) Nghề gốmNước ta là một trong những nơi có kỹ nghệ gồm phát triển sớm nhất ởchâu Á. Nhiều địa phương đã nổi tiếng cả trong và ngoài nước về kỹ thuật làmgốm thủ công bằng tay thô sơ rất độc lạ có sức mê hoặc đặc biệt quan trọng so với hành khách như : Hương Canh ( Vĩnh Phúc ), Bát Tràng ( Thành Phố Hà Nội ), Thổ Hà ( TP Bắc Ninh ), Lò Chum ( Thanh Hoá ), Phương Tích ( Huế ), Biên Hoà ( Đồng Nai ). ( 5 ) Nghề mộcNghề mộc dựng đình chùa, đền miếu, nổi tiếng có thôn Cúc Bồ, xã KiếnQuốc tỉnh Thành Phố Hải Dương. Nghề chạm trổ, khắc gỗ có rất nhiều nơi nổi tiếng : làng Đồng Giao xãHương Điền tỉnh Thành Phố Hải Dương ; làng Chàng Thôn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây ; làng Giáp thuộc Tứ Xã huyện Lâm Thao – Phú Thọ ; La Xuyên huyện Yên Ninhtỉnh Tỉnh Nam Định ; Phù Khê và Kim Thiều thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Thành Phố Bắc Ninh … Vùng Thuận Hoá ( Huế ) là kinh đô của cả nước, nơi tập trung chuyên sâu nhiều nghệnhân nghề mộc và chạm trổ. ( 6 ) Nghề dệt thiêu ren truyền thốngTheo thần thoại cổ xưa thì công chúa Thiều Hoa, con gái thứ sáu của vuaHùng Vương thứ nhất, chính là người tìm ra con tằm và ý tưởng ra nghề dệt15lụa. Những địa điểm gắn với thần thoại cổ xưa đó ở nước ta có rất nhiều như : Bưởi, Nghi Tàm, Nghĩa Đô ( TP. Hà Nội ), Trinh Tiết, Kiều Trúc, La Khê ( Hà Tây ). ( 7 ) Nghề sơn mài và điêu khắcNghề sơn mài ở Nước Ta có từ đời Lê Hiến Tông, có ông tiến sỹ TrầnLưu tên thật là Lương ( 1470 ) ở làng Bình Vọng, huyện Thường Tín tỉnh HàTây, đỗ tiến sỹ năm 1502, là ông tổ của nghề sơn Nước Ta. Kế thừa và phát huynghề truyền thống lịch sử đó, năm 1925 ở nước ta, trường CĐ Mỹ Thuật Đông Dươngđược xây dựng. Những hoạ sĩ nổi tiếng về sơn mài là Nguyễn Gia Trí, Tô NgọcVân, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn. ( 8 ) Nghề khảm trai, khảm xà cừTheo truyền thuyết thần thoại do ông Nguyễn Kim ở làng Thuận Nghĩa – Thanh Hoáthành lập. Về sau ở làng Chuôn huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây ( thời Lê HiểnTông 1740 – 1786 ). Sau đó ra Thăng Long, lập nên phố hàng Khay và lập đền thờông Kim. Ngày nay, nổi tiếng nhất của Nước Ta là Hà Tây, TP.HN và NamĐịnh. c. Các đối tượng người dùng du lịch gắn với dân tộc bản địa họcMỗi dân tộc bản địa có một điều kiện kèm theo sống, đặc thù văn hoá, phong tục tậpquán, hoạt động giải trí sản xuất mang sắc thái riêng và có địa phận cư trú nhất định. Khikhoảng cách về không gian địa lý được rút ngắn rất nhiều nhờ những thành tựutrong nghành giao thông vận tải, viễn thông và internet, trên Trái Đất không còn nhữngnơi huyền bí, những nơi chưa được tò mò. Nhưng về nhiều mặt, những dân tộc bản địa vẫncòn lạ lẫm với nhau. Đó chính là sức hút trong du lịch dân tộc bản địa học. Các đối tượng người dùng du lịch gắn với dân tộc bản địa học có ý nghĩa du lịch là những tập tụclạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen nhà hàng siêu thị, hoạt động và sinh hoạt, kiến trúc cổ, những néttruyền thống trong quy hoạch cư trú và kiến thiết xây dựng, phục trang dân tộc bản địa … Trên quốc tế, mỗi dân tộc bản địa đều bộc lộ những sắc thái riêng của mình đểthu hút khách du lịch. Người Tây Ban Nha ở vùng biển Địa Trung Hải với nềnvăn hóa Phlamango và truyền thống lịch sử đấu bò là đối tượng người tiêu dùng mê hoặc khách du lchj ởChâu Âu. Các quốc gia Italya, Hy lạp là những cái nôi của nền văn minh Châu16Âu. Kho tàng văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng, độc lạ là điều kiện kèm theo thuận tiện cho ngành dulịch phát triển. Việt Nam với 54 dân tộc bản địa vẫn giữ được những phong tục tập quán, hoạtđộng văn hoá văn nghệ rực rỡ, những làng nghề truyền thống cuội nguồn với những sảnphẩm nổi tiếng mang đặc thù thẩm mỹ và nghệ thuật cao, đặc biệt quan trọng là những nghề trạm khắc, đúc đồng, dệt tơ lụa, sơn mài, gốm sứ Các món ăn dân tộc bản địa độc lạ với nghệthuật cao về chế biến và nấu nướng. d. Các đối tượng người dùng văn hoá – thể thao và hoạt động giải trí nhận thức khácCác đối tượng người dùng du lịch văn hoá – thể thao thường tập trung chuyên sâu ở những Hà Nội Thủ Đô vàcác thành phố lớn, đó là TT của những viện khoa học, những trường ĐH, những thư viện lớn và nổi tiếng, những TT liên tục diễn ra liên hoan âmnhạc, sân khấu, điện ảnh, thể thao … Đối tượng văn hoá – thể thao lôi cuốn không chỉ khách du lịch thăm quan nghiêncứu mà còn hấp dẫn nhiều khách du lịch với mục tiêu khác. Khách du lịch cótrình độ văn hóa truyền thống trung bình trở lên đều hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng và thưởng thức những giá trị văn hoácủa quốc gia mà họ đến thăm quan. Do vậy, toàn bộ những thành phố có những đốitượng văn hoá, hoặc tổ chức những hoạt động giải trí văn hoá – thể thao đều trở thànhnhững TT du lịch văn hoá. 2.6. Nhân tố chính trịBất cứ một sự xáo động chính trị, xã hội nào dù lớn hay nhỏ cũng đều ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động giải trí du lịch. Ổn định và bảo đảm an toàn là yếu tố có ý nghĩa tolớn so với hành khách và cơ quan đáp ứng du lịch. Theo Bậc thang nhu yếu củaMaslow thì nhu yếu được bảo đảm an toàn ( không phải lo ngại, sợ hãi điều gì ) là nhu cầucơ bản xếp thứ hai sau nhu yếu sinh học. Vì vậy, khi có một thông tin không ổn định vềchính trị, xã hội xảy ra tại một điểm du lịch nào đó thì khó hoàn toàn có thể lôi cuốn đượckhách du lịch tới điểm đó. Không khí chính trị hoà bình bảo vệ cho việc mởrộng những mối quan hệ kinh tế tài chính, khoa học kỹ thuật, văn hóa truyền thống chính trị giữa những dântộc. Một khu vực, một vương quốc hay một vùng lãnh thổ có bầu không khí chínhtrị tự do và không thay đổi phối hợp với những tài nguyên du lịch sẵn có của lãnh thổ sẽtạo nên sức mê hoặc với phần đông quần chúng nhân dân – những khách du lịch tiềm17năng. Tại những vùng không có những biến cố về chính trị, quân sự chiến lược họ cảm thấyyên ổn, tính mạng con người được coi trọng và họ có điều kiện kèm theo đi lại tự do mà không cócảm giác lo ngại, hoàn toàn có thể gặp gỡ dân bản xứ, tiếp xúc và làm quen với phong tụctập quán của địa phương mà không bị cản trở bởi sự phân biệt chủng tộc và tôngiáo nào. Do vậy, nhờ du lịch mà những dân tộc bản địa hiểu biết lẫn nhau, thân thiện nhauhơn và có khuynh hướng độc lập hơn. Điều này lý giải tại sao những tổ chứcquốc tế phát động năm 1987 là năm du lịch quốc tế dưới khẩu hiệu “ Du lịch làgiấy thông hành của tự do ”. Ngược lại, sự phát triển của du lịch sẽ gặp khó khăn vất vả nếu tại khoanh vùng phạm vi mộtlãnh thổ nào đó xảy ra những sự kiện ( như thay máu chính quyền, không ổn định chính trị, nội chiến, khủng bố … ) làm xấu đi tình hình chính trị, độc lập và không thay đổi thì sẽ trực tiếpvà gián tiếp làm giảm sức hút du lịch, tác động ảnh hưởng xấu đến lượng khách du lịchcũng như những khu công trình du lịch, lưu thông và cả thiên nhiên và môi trường tự nhiên. Nam Tư, Ai Cập hay quốc gia Đất nước xinh đẹp Thái Lan trong nhưngc năm gần đây là những ví dụ về tácđộng của tình hình bảo mật an ninh chính trị đến du lịch. Trước thập kỷ 90, Nam Tư làmột điểm sáng trên map du lịch quốc tế nhưng do thực trạng không ổn định chính trị, cuộc chiến tranh nên đến nay hoạt động giải trí du lịch ở Nam Tư trọn vẹn trở nên mờ nhạt. Thailand, quốc gia hàng năm lôi cuốn một lượng khách du lịch lớn với nhữngdịch vụ du lịch độc lạ nhưng lúc bấy giờ do sự xung đột giữa những đảng phái khiếncho lượng khách du lịch giảm một cách đáng kể. Ngành du lịch của Thái Lanchiếm 5 % tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra 2 triệu việc làm, chiếm tới 7 % trongtổng số lực lượng lao động của cả nước. Theo quản trị Thương Hội những công ty dulịch xứ sở của những nụ cười thân thiện Apichart Sankary, nhiều đoàn khách đã hủy chuyến đến Tháitrong khi những hành khách đang ở Bangkok quay quồng rời khỏi nơi này. ÔngKongkrit Hiranyakit, quản trị Hội đồng du lịch Xứ sở nụ cười Thái Lan, chứng minh và khẳng định tình hìnhcăng thẳng trong những ngày qua cùng với việc hai trường bay đóng cửa trước đâyđã khiến lệch giá từ du lịch sụt giảm 1/3, tương tự 4,2 tỉ USD. Tình trạngnày hoàn toàn có thể kéo theo 200.000 người trong nghành khách sạn bị mất việc và cáccông ty kinh doanh thương mại tương quan đến ngành du lịch – nghành nghề dịch vụ tạo công ăn việc làmcho khoảng chừng 2 triệu người Thái – bị tác động ảnh hưởng nghiêm trọng. 18N hư vậy, rõ ràng tác nhân chính trị là điều kiện kèm theo đặc biệt quan trọng quan trọng có tácdụng thôi thúc hoặc ngưng trệ sự phát triển của du lịch và đến lượt mình du lịchthực sự là chiếc cầu nối độc lập giữa những dân tộc bản địa trên quốc tế, hiểu hơn về giátrị văn hóa truyền thống, giúp những dân tộc bản địa xích lại gần nhau hơn. Và hơn hết, trải qua hoạtđộng du lịch quốc tế con người bộc lộ khát vọng tạo lập và chung sống tronghòa bình. 2.7. Đường lối, chính sáchTrong những thập kỷ gần đây, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế tài chính lớnchiếm vị trí quan trọng trên quy mô toàn thế giới và ở nhiều vương quốc. Thực tế chothấy, ở mỗi địa phương, vùng lãnh thổ, mỗi vương quốc du lịch có trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn và mang lại hiệu suất cao cao hay không thì ngoài tài nguyên dulịch sẵn có, tác nhân quyết định hành động là tác nhân con người và chính sách, chủ trương đúngđắn, tương thích cho sự phát triển du lịch. Đường lối chủ trương ảnh hưởng tác động mangtính quyết định hành động đến sự phát triển du lịch một vương quốc hoặc một đơn vị chức năng hànhchính đơn cử. Ở những nước có ngành du lịch phát triển đứng số 1 quốc tế lànhững nước có nhiều chủ trương chăm sóc góp vốn đầu tư phát triển du lịch, có hệ thốngvăn bản pháp lý, quy phạm triển khai xong làm hành lang pháp lý cũng như sự điềuchỉnh linh động để thích ứng trong những điều kiện kèm theo, thực trạng mới là nhân tốthúc đẩy du lịch phát triển. Cơ chế chủ trương phát triển du lịch có tác động ảnh hưởng đến tổng thể những hoạt độngdu lịch từ khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch, đào tạo và giảng dạy nguồn nhân lực, những hoạtđộng thực thi phát triển du lịch, góp vốn đầu tư quy hoạch du lịch, những hoạt động giải trí kinhdoanh du lịch. Một quốc gia, một khu vực có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, mứcsống của dân cư không thấp nhưng chính quyền sở tại địa phương không yểm trợcho những hoạt đọng du lịch thì hoạt động giải trí này cũng không hề phát triển được. mộtsố nước ở Khu vực Đông Nam Á từ thập niên 80 củ thế kỷ XX như Đất nước xinh đẹp Thái Lan, Malayxia, Xingapo … đã phát hành và triển khai nhiều chủ trương tương thích, đúng đắn, quantâm góp vốn đầu tư phát triển du lịch nên ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế tài chính mũinhọn và mang lại hiệu suất cao về nhiều mặt. Ngược lại, ở nhiều nước có nguồn tàinguyên du lịch nhiều mẫu mã, mê hoặc, rực rỡ thuận tiện cho phát triển du lịch song19do chưa có chính sách, chủ trương tương thích như Ấn Độ, Braxin … nên ngành du lịchcòn hạn chế, chưa tương ứng với tiềm năng. 2.8. Một số tác nhân khácNgoài những tác nhân trên thì tình hình thiên tai, dịch bệnh hay những cuộckhủng hoảng kinh tế kinh tế tài chính khu vực và quốc tế … có ảnh hưởng tác động xấu đến sự pháttriển du lịch. Đặc biệt những tác nhân này Open ngoài dự trù và tầm kiểm soátcủa con người gây khó khăn vất vả không nhỏ so với sự phát triển của ngành du lịch. Nó rình rập đe dọa đến sức khỏe thể chất, bảo đảm an toàn tính mạng con người, tâm ý hay năng lực kinh tế tài chính củangười dân, là yếu tố rất nhạy cảm với hoạt động giải trí du lịch, ngưng trệ sự phát triểncủa du lịch ở một vương quốc, một vùng lãnh thổ. 3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật3. 1. Cơ sở hạ tầngCơ sở hạ tầng là tác nhân quan trọng tạo nên sức mê hoặc cũng như tạođiều kiện thuận tiện cho phát triển du lịch tại điểm đến. Kết cấu hạ tầng bao gồmhệ thống những mạng lưới và phương tiện đi lại giao thông vận tải, mạng lưới hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới điện, mạng lưới hệ thống cấp thoát nước và giải quyết và xử lý rác thải … trong đó giao thôngvận tải là tác nhân quan trọng số 1. * Giao thông vận tải đường bộ ảnh hưởng tác động đến sự phát triển và phân vùng du lịchtrên cả hai phương diện : số lượng, chất lượng của những mô hình và phương tiệngiao thông vận tải đường bộ. Do đặc trưng của hoạt động giải trí du lịch là sự chuyển dời của conngười trên một khoảng cách nhất định thế cho nên nó phụ thuộc vào nhiều vào giao thông vận tải. Chiều dài của mạng lưới giao thông vận tải vận tải đường bộ chứng tỏ mức độ dễ hay khó trongviệc tiếp cận điểm du lịch, số lượng phương tiện đi lại giao thông vận tải vận tải đường bộ chứng tỏ khảnăng luân chuyển hành khách. Số lượng mô hình luân chuyển ngày càng tăng sẽ làm chohoạt động du lịch trở nên tiện nghi và linh động, có năng lực phân phối tốt mọi nhucầu của hành khách. Về mặt chất lượng luân chuyển cần xét đến 4 góc nhìn là tốcđộ, bảo đảm an toàn, tiện lợi và giá thành. – Tốc độ luân chuyển : việc tăng vận tốc luân chuyển được cho phép tiết kiệm chi phí thờigian đi lại và lê dài thời hạn ở lại nơi du lịch. 20 – Đảm bảo bảo đảm an toàn luân chuyển : thời nay, sự tân tiến kỹ thuật đã làm tăngtính bảo đảm an toàn trong luân chuyển hành khách và điều này sẽ lôi cuốn được nhiềungười tham gia vào hoạt động giải trí du lịch. – Đảm bảo tiện lợi của những phương tiện đi lại luân chuyển nhằm mục đích làm vừa lònghành khách. – Vận chuyển có giá rẻ : giá cước vận tải có khuynh hướng giảm, hài hòa và hợp lý thìnhiều những tầng lớp nhân dân hoàn toàn có thể tham gia vào hoạt động giải trí du lịch. Nhìn chung mỗi mô hình giao thông vận tải có những ưu điểm riêng nên cónhững ảnh hưởng tác động nhất định tương thích với khu vực du lịch cũng như đối tượng người dùng dukhách. Đặc biệt sự phối hợp những loại phương tiện đi lại luân chuyển có ý nghĩa rất lớntrong sự phát triển du lịch ở cả mức độ vương quốc và quốc tế. * tin tức liên lạc là một phần quan trọng trong hạ tầng của hoạtđộng du lịch, là điều kiện kèm theo thiết yếu để bảo vệ giao lưu cho khách du lịch trongnước và quốc tế. Đối với hoạt động giải trí du lịch, thông tin liên lạc không những đảmnhận việc chuyển những tin tức một cách nhanh gọn, kịp thời góp thêm phần thực hiệncác mối giao lưu giữa những vùng, những vương quốc mà còn đóng vai trò quan trongviệc tiếp thị du lịch. Thông tin, hình ảnh của những điểm du lịch được quảng bárộng khắp sẽ tạo một lực hút, kích thích nhu yếu của khách du lịch tiềm năngmuốn tò mò vẻ đẹp và những giá trị của điểm du lịch đó. Nhân tố này ngàycàng có vai trò to lớn so với sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt quan trọng là trongthời đại thông tin lúc bấy giờ. * Hệ thống điện, thiết bị giải quyết và xử lý cấp thoát nước, giải quyết và xử lý rác thải vừa góp phầntạo ra những điều kiện kèm theo phân phối nhu yếu hoạt động và sinh hoạt cho hành khách và những hoạt độngdu lịch vừa tạo ra thiên nhiên và môi trường trong sáng mê hoặc hành khách. 3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuậtCơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ( CSVCKTDL ) gồm có hàng loạt những phươngtiện dịch vụ sản phẩm & hàng hóa du lịch nhằm mục đích phân phối mọi nhu yếu của khách du lịch. CSVCKTDL là yếu tố có vai trò rất là quan trọng trong quy trình tạo ravà phân phối những loại sản phẩm du lịch cũng như quyết định hành động mức độ khai thác tiềmnăng du lịch nhằm mục đích cung ứng những nhu yếu của hành khách như lưu trú, siêu thị nhà hàng, đi21lại, đi dạo, vui chơi, chữa bệnh, shopping. Chính thế cho nên, việc kiến thiết xây dựng và hoànthiện CSVCKTDL của mỗi vùng, mỗi vương quốc được xem như một trong nhữngbiểu hiện cho sự phát triển cũng như hiệu suất cao của việc khai thác tài nguyên dulịch Giao hàng cho hoạt động giải trí du lịch tại vùng, vương quốc đó. Sự tích hợp hài hòagiữa tài nguyên du lịch và CSVCKTDL giúp cho sự hoạt động giải trí có hiệu suất cao củacơ sở ship hàng du lịch, lê dài thời hạn sử dụng chúng trong năm. Chính vị trícủa tài nguyên du lịch là địa thế căn cứ để sắp xếp hài hòa và hợp lý CSVCKT trên những vùng lãnh thổvà là tiền đề cơ bản để hình thành những TT du lịch. Ngược lại, cơ sở phụcvụ du lịch cũng có ảnh hưởng tác động nhất định tới tỷ lệ sử dụng tài nguyên du lịch, giữgìn bảo vệ chúng và đến lượt mình, CSVCKTDL lại hoàn toàn có thể tạo ra, thực thi cácsản phẩm du lịch. CSVCKTDL gồm có nhiều thành phần với những tính năng và ý nghĩakhác nhau, gồm có : cơ sở Giao hàng nhà hàng, lưu trú ; mạng lưới shop thươngnghiệp ; những cơ sở thể thao ; cơ sở y tế, những khu công trình ship hàng hoạt động giải trí thôngtin văn hóa truyền thống và cơ sở Giao hàng những dịch vụ bổ trợ khác. Có 3 tiêu chuẩn để đánh giáhiệu quả của CSVCKTDL đó là : Đảm bảo những điều kiện kèm theo tốt nhất cho nghỉngơi du lịch ; Hiệu quả kinh tế tài chính tối ưu trong kiến thiết xây dựng và khai thác ; Thuận tiệncho hành khách. * Cơ sở Giao hàng nhà hàng siêu thị lưu trú : là thành phần đặc trưng nhất trong toànbộ mạng lưới hệ thống CSVCKTDL gồm những khu công trình đặc biệt quan trọng nhằm mục đích bảo vệ nơi ănnghỉ và vui chơi cho khách du lịch. Đó là những cơ sở lưu trú du lịch xã hội, nhàhàng, khách sạn … * Mạng lưới shop thương nghiệp : cung ứng về nhu yếu sản phẩm & hàng hóa củakhách du lịch trải qua việc bày bán những mẫu sản phẩm đặc trưng của du lịch, hàngthực phẩm và những sản phẩm & hàng hóa khác. * Cơ sở thể thao : tạo điều kiện kèm theo thuận tiện cho kỳ nghỉ của hành khách, làmtăng hiệu suất cao sử dụng của những cơ sở lưu trú, Giao hàng nhà hàng siêu thị và làm phong phúthêm những mô hình hoạt động giải trí du lịch. * Cơ sở y tế : những cơ sở y tế nhằm mục đích ship hàng du lịch chữa bệnh và cung cấpdịch vụ bổ trợ tại những điểm du lịch. 22 * Các khu công trình ship hàng hoạt động giải trí thông tin văn hóa truyền thống ship hàng du lịchnhằm mục tiêu nâng cao, lan rộng ra kiến thức và kỹ năng văn hóa truyền thống xã hội cho hành khách cũngnhư giúp họ cảm thấy tự do trong kỳ nghỉ của mình. Đó là những TT vănhóa – thông tin, phòng chiếu phim, phòng triển lãm, câu lạc bộ, nhà hát … * Cơ sở Giao hàng những dịch vụ bổ trợ khác như trạm xăng dầu, thiết bị cấpcứu, hiệu ảnh, bưu điện … là điều kiện kèm theo bổ trợ giúp cho hành khách sử dụng triệtđể hơn tài nguyên du lịch, tạo ra những thuận tiện khi họ đi lại và lưu trú tạiđiểm du lịch. Như vậy, quy trình phát triển của ngành du lịch nói chung và tổ chức lãnhthổ du lịch nói riêng chịu tác động ảnh hưởng đồng thời của nhiều tác nhân khác nhau. Dulịch chỉ hoàn toàn có thể phát sinh, phát triển trong những điều kiện kèm theo và thực trạng thuận lợinhất định. Trong số những tác nhân trên có những tác nhân tác động ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc hình thành nhu yếu du lịch và tổ chức những hoạt động giải trí kinh doanh thương mại du lịch, cạnh bên đó có những tác nhân mang tính thông dụng nằm trong những mặt của đờisống xã hội và cũng có những điều kiện kèm theo gắn liền với đặc thù của từng khu vựcđịa lý. Tuy nhiên toàn bộ những tác nhân này đều có quan hệ ngặt nghèo với nhau, tácđộng qua lại với nhau tạo thành thiên nhiên và môi trường cho sự phát sinh, phát triển du lịch. Mặt khác, bản thân sự xuất hiện, sự phát triển của du lịch cũng trở thành một nhântố của môi trường tự nhiên đó và do vậy nó hoàn toàn có thể ảnh hưởng tác động hoặc tích cực hoặc ngược lại. 23C hương 2 : CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCHTổ chức lãnh thổ du lịch là một dạng của tổ chức lãnh thổ kinh tế tài chính xã hộivì vậy cùng với sự phát triển của xã hội đã dần Open những hình thức tổ chứclãnh thổ du lịch. Có ba hình thức đa phần : Hệ thống lãnh thổ du lịch ; Thể tổnghợp lãnh thổ du lịch và Vùng du lịch trong đó vùng du lịch là hình thức có ýnghĩa rất là quan trọng. 2.1. Hệ thống lãnh thổ du lịch2. 1.1. Một số ý niệm và đặc thù của lãnh thổ du lịcha, Một số ý niệm – Theo I.I Pirogionhich trong cuốn Cơ sở địa lý và dịch vụ thăm quan thì “ Hệ thống lãnh thổ du lịch là một mạng lưới hệ thống kinh tế tài chính – xã hội gồm có những yếu tốcó quan hệ tương hỗ với nhau như những luồng khách du lịch, tổng thể và toàn diện tự nhiên vàtổng thể văn hóa truyền thống, lịch sử vẻ vang, những khu công trình kỹ thuật, nhân viên cấp dưới ship hàng và cơ quanđiều hành. Hệ thống lãnh thổ du lịch như một thành tạo toàn vẹn về tính năng vàlãnh thổ, có cả một loạt những công dụng chính là phục sinh, tái sản xuất mở rộngsức khỏe và năng lực lao động, thể lực và niềm tin của con người. Về phươngdiện này, mạng lưới hệ thống lãnh thổ tương tự với những tổng thể và toàn diện lãnh thổ sản xuất, đồng thời cả với những mạng lưới hệ thống giao thông vận tải và những mạng lưới hệ thống định cư ”. – Theo nhà khoa học du lịch Ngô Tất Hổ ( Trung Quốc ) trong cuốn Pháttriển và quản trị du lịch địa phương, Ông ý niệm : “ Cấu tạo của mạng lưới hệ thống dulịch gồm 4 bộ phận : mạng lưới hệ thống thị trường nguồn khách, mạng lưới hệ thống quá cảnh, hệthống điểm đến và mạng lưới hệ thống bảo trợ. Trong đó thị trường nguồn khách, hệ thốngquá cảnh, mạng lưới hệ thống điểm đến du lịch hợp thành một mạng lưới hệ thống bên trong có kếtcấu ngặt nghèo. Ngoài ra còn có những yếu tố như chủ trương, chính sách, môi trường tự nhiên, nhân lực hợp thành một mạng lưới hệ thống hỗ trợ. Trong mạng lưới hệ thống hỗ trợ này, Chính phủlà một đơn vị chức năng đặc biệt quan trọng quan trọng. Ngoài ra cơ cấu tổ chức giáo dục cũng là một bộ phậnquan trọng. Hệ thống hỗ trợ không sống sót độc lập mà phải dựa vào ba hệ thốngkia, cùng ba mạng lưới hệ thống kia đồng thời phát huy công dụng ”. 24N hư vậy, hai ý niệm trên có sự tương đương về nội hàm, phản ánh đầyđủ đặc thù và những mối quan hệ bên trong và bên ngoài của mạng lưới hệ thống lãnh thổ dulịch, đồng thời cũng thân mật với định nghĩa được đưa ra trong Từ điển Báchkhoa Địa lý – những khái niệm và thuật ngữ. Theo đó : “ Hệ thống lãnh thổ du lịchthường được coi như là mạng lưới hệ thống xã hội được tạo thành bởi những yếu tố có quanhệ qua lại mật thiết với nhau, đó là : nhóm người đi du lịch, những toàn diện và tổng thể tựnhiên, văn hóa truyền thống DL, văn hóa truyền thống lịch sử dân tộc, những khu công trình kỹ thuật, đội ngũ cán bộ côngnhân viên và bộ phận tổ chức quản lí. Nét đặc trưng quan trọng của hệ thốnglãnh thổ du lịch là tính hoàn hảo về tính năng và lãnh thổ ”. b, Đặc điểm – Đặc tính về tính năng và lãnh thổ : mạng lưới hệ thống lãnh thổ địa lý như mộtthành tạo toàn vẹn về hoạt động giải trí và lãnh thổ có sự lựa chọn những chắc năng nhấtđịnh. Một trong những tính năng quan trọng được lựa chọn là phục sinh và táisản xuất sức khỏe thể chất, năng lực lao động, thể lực và ý thức của con người. – Là mạng lưới hệ thống mở phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài. – Là một dạng đặc biệt quan trọng của địa mạng lưới hệ thống mang đặc thù hỗn hợp, nghĩa làcó đủ những thành phần : tự nhiên, kinh tế tài chính, xã hội và chịu sự chi phối của nhiều loạiquy luật cơ bản2. 1.2. Cấu trúc bên trong của mạng lưới hệ thống lãnh thổ du lịcha, Cấu trúcXét trên quan điểm mạng lưới hệ thống, HTLTDL được cấu thành bởi nhiềuphân hệ khác nhau về thực chất nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó làcác phân hệ khách du lịch, toàn diện và tổng thể tự nhiên, lịch sử dân tộc, văn hoá ; khu công trình kỹthuật, cán bộ Giao hàng và điều khiển và tinh chỉnh. + Phân hệ khách du lịch : đóng vai trò TT, quyết định hành động những yêucầu so với những thành phần khác của mạng lưới hệ thống, chính bới những thành phần này phụthuộc vào đặc thù ( xã hội – nhân khẩu, dân tộc bản địa … ) của khách du lịch. Các đặctrưng của phân hệ khách du lịch là lượng nhu yếu, tính lựa chọn, tính mùa, tínhđa dạng của những luồng khách du lịch. Các đặc thù cần chăm sóc ở phân hệ nàylà : Số lượng khách ( khách trong nước, khách quốc tế ) ; Số ngày lưu trú trung bình ; 25