Hình ảnh ung thư da
Ung thư da thường bắt đầu với những thay đổi trên làn da. Chúng có thể là sự tăng trưởng mới hoặc tổn thương tiền ung thư. Ung thư da có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm.
Mục lục
1. Các bệnh lý có khả năng phát triển thành ung thư da
1.1. Bệnh dày sừng quang hóa (Keratosis Actinic)
Bệnh dày sừng quang hóa (Keratosis Actinic) được gây ra do làn da tiếp xúc quá nhiều ánh nắng mặt trời. Bệnh thường xảy ra trên đầu, cổ hoặc tay, nhưng cũng có thể được tìm thấy ở những vị trí khác. Dày sừng quang hóa có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về bệnh ung thư da, nhưng thật khó để nhận biết liệu các mảng da này có sự thay đổi theo thời gian và trở thành ung thư thật sự hay không. Bạn nên được điều trị sớm để ngăn ngừa bệnh tiến triển thành ung thư da tế bào vảy. Những người có làn da trắng, tóc vàng hoặc tóc đỏ có mắt xanh hoặc xanh lá cây có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
1.2. Viêm môi ánh sáng (Actinic Cheilitis)
Liên quan đến dày sừng quang hóa, viêm môi ánh sáng là tình trạng tiền ung thư thường xuất hiện ở môi dưới. Bệnh biểu hiện bằng việc xuất hiện các mảng vảy thô ráp tồn tại dai dẳng trên bề mặt của môi. Một số triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm:
- Sưng môi;
- mất đường viền sắc nét giữa môi với các đường viền ngăn cách làn da với môi.
Viêm môi ánh sáng có thể tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy xâm lấn nếu không được điều trị.
Bạn đang đọc: Hình ảnh ung thư da
1.3. Bệnh sừng da (Cutaneous Horns)
Bệnh sừng da phát triển dạng hình phễu kéo dài từ bề mặt da rồi nổi dần lên trên. Thành phần bao gồm keratin nén (cùng loại với protein trong móng tay). Nó là một loại dày sừng quang hóa chuyên biệt. Kích thước và hình dạng có thể thay đổi đáng kể, nhưng hầu hết là dài vài mm. Ung thư biểu mô tế bào vảy có thể được tìm thấy ở vết sừng da. Nó thường xảy ra ở người cao tuổi có làn da trắng, có tiền sử phơi nắng đáng kể.
1.4. Nốt ruồi bất thường
Nốt ruồi là sự phát triển lành tính của các tế bào melanocytes – tế bào quy định màu sắc da. Số lượng nốt ruồi phát triển thành ung thư là rất ít, nhưng vẫn có một số nốt ruồi bất thường hoặc không điển hình có thể phát triển thành khối u ác tính theo thời gian. Nốt ruồi bình thường là những nốt ruồi phẳng hoặc lồi lên theo thời gian, có bề mặt trơn mịn. Nốt ruồi phát triển thành ung thư thường là những nốt ruồi chứa nhiều màu sắc, kích thước lớn hơn cục tẩy bút chì. Đa số các nốt ruồi hình thành và phát triển trước tuổi trưởng thành. Các nốt ruồi hình thành ở tuổi trưởng thành rất ít khi xảy ra.
1.5. Nevi loạn sản (Dysplastic Nevi)
Nevi loạn sản không phải là ung thư nhưng có khả năng phát triển thành ác tính. Những nốt ruồi này có thể tìm thấy ở những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Nevi loạn sản có kích thước khoảng 1⁄4 inch hoặc lớn hơn, hình dạng không đều với các đường viền có dấu hoặc mờ dần. Chúng có thể bằng phẳng hoặc lớn dần, bề mặt mịn hay thô, thường có màu hỗn hợp, bao gồm hồng, đỏ và nâu.
2. Dấu hiệu ABCDE trong phát hiện bệnh ung thư da
Hầu hết các nốt ruồi trên cơ thể trông giống nhau. Nốt ruồi hay tàn nhang trông khác với những người khác hoặc có bất kỳ đặc điểm nào của ABCDE nên được kiểm tra bởi bác sĩ da liễu. Các ABCDE là các đặc điểm quan trọng cần xem xét khi kiểm tra nốt ruồi của bạn.
2.1. Ký hiệu ‘A’ là tính không đối xứng
Không đối xứng có nghĩa là một nửa nốt ruồi không khớp với nửa kia. Nốt ruồi thông thường là đối xứng. Khi kiểm tra nốt ruồi hoặc tàn nhang, hãy vẽ một đường chia đôi nốt ruồi và so sánh 2 nửa. Nếu chúng trông không giống nhau ở cả hai bên, hãy nhờ bác sĩ da liễu kiểm tra .
2.2. Ký hiệu ‘B’ là ranh giới
Nếu đường viền hoặc cạnh của nốt ruồi bị rách nát, mờ, không đều, hãy kiểm tra bởi bác sĩ da liễu vì những khối u ác tính thường có đường viền không đều .
2.3. Ký hiệu ‘C’ là màu sắc
Nốt ruồi không có cùng màu, trong suốt hoặc có sắc độ nâu, đen, xanh, trắng, đỏ là đáng ngờ. Nốt ruồi lành tính thường có một màu duy nhất. Nốt ruồi có nhiều sắc tố hoặc có độ sáng tối khác nhau nên được bác sĩ kiểm tra .
2.4. Ký hiệu ‘D’ là đường kính
Nốt ruồi đáng nghi nếu đường kính lớn hơn cục tẩy của bút chì .
2.5. Ký hiệu ‘E’ là mức độ tiến triển
Nốt ruồi đang tăng trưởng, co lại, tăng kích cỡ, đổi khác sắc tố, mở màn ngứa hoặc chảy máu nên được kiểm tra. Nếu một phần hoặc hàng loạt nốt ruồi nổi lên mặt phẳng da, hãy nhờ bác sĩ kiểm tra. Khối u ác tính thường tăng trưởng size hoặc biến hóa chiều cao nhanh gọn .
3. Mẹo sàng lọc nốt ruồi cho bệnh ung thư da
Bạn nên kiểm tra da một cách thường xuyên. Vị trí phổ biến cho khối u ác tính ở nam giới là ở lưng và phụ nữ là chân dưới. Bạn nên kiểm tra nốt ruồi trên toàn bộ cơ thể mỗi tháng 1 lần từ trên xuống dưới. Bạn cũng nên kiểm tra các khu vực ẩn như giữa ngón tay và ngón chân, háng, lòng bàn chân, mặt sau của đầu gối, da đầu và cổ để tìm nốt ruồi.
Bạn có thể kiểm tra nốt ruồi bằng cách sử dụng gương cầm tay hoặc nhờ một thành viên trong gia đình nhìn giúp bạn. Đối với các nốt ruồi bất thường mới xuất hiện, bạn nên chụp lại hình ảnh nốt ruồi và đi khám kiểm tra. Bạn nên chú ý đến các nốt ruồi nếu đang trong độ tuổi thanh thiếu niên, mang thai hoặc trải qua thời kỳ mãn kinh.
4. Nốt ruồi được đánh giá như thế nào?
Nếu bạn phát hiện 1 nốt ruồi có dấu hiệu ABCDE bất thường, mềm, ngứa, chảy nước, đóng vảy, không lành hoặc vết đỏ, sưng ngoài nốt ruồi thì nên gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra bằng cách lấy một mẫu mô nhỏ từ nốt ruồi và sinh thiết. Nếu phát hiện là ung thư, toàn bộ nốt ruồi và vùng da xung quanh sẽ được cắt bỏ rồi khâu kín vết thương lại. Bác sĩ cũng sẽ thực hiện điều trị bổ sung cho bạn.
Xem Thêm: Tìm hiểu kỹ thuật sinh thiết da
5. Chẩn đoán và điều trị sớm ung thư da
U ác tính, đặc biệt quan trọng trong quá trình sau rất nghiêm trọng và điều trị khó khăn vất vả. Chẩn đoán và điều trị sớm hoàn toàn có thể làm tăng tỷ suất sống sót. Ung thư da không tế bào hắc tố ( nonmelanoma ) gồm có ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy. Cả 2 đều là dạng ung thư thông dụng và hầu hết luôn được chữa khỏi khi được phát hiện sớm. Những người đã bị ung thư da 1 lần có rủi ro tiềm ẩn bị tái phát, do đó họ nên kiểm tra lại tối thiểu 1 lần / năm .
6. Một số loại ung thư da
6.1. Ung thư hắc tố
Ung thư hắc tố không phổ biến như các loại ung thư da khác, nhưng nó nghiêm trọng nhất và có khả năng gây tử vong cao. Các dấu hiệu có thể của khối u ác tính bao gồm sự thay đổi bề ngoài của nốt ruồi hoặc vùng sắc tố. Để phát hiện bệnh sớm, bạn nên thăm khám bác sĩ nếu nốt ruồi thay đổi kích thước, hình dạng hoặc màu sắc, có các cạnh không đều, nhiều hơn một màu, không đối xứng, ngứa, chảy máu.
6.2. Ung thư biểu mô tế bào vảy
Ung thư biểu mô tế bào vảy có thể xuất hiện dưới dạng một nốt sần màu đỏ, phát triển có vảy, chảy máu hoặc vết loét không lành. Nó thường xảy ra trên mũi, trán, tai, môi dưới, bàn tay và các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khác trên cơ thể. Bệnh có thể chữa được nếu được phát hiện và điều trị sớm. Nếu ung thư da tiến triển hơn, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn ung thư.
6.3. Bệnh Bowen
Bệnh Bowen còn được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy “tại chỗ”. Đó là một loại ung thư lan trên bên ngoài bề mặt da. Ngược lại, ung thư biểu mô tế bào vảy “xâm lấn” có thể phát triển vào bên trong cơ thể. Các mảng màu đỏ có thể bị vỡ và hay nhầm lẫn với phát ban, eczema, nấm hoặc bệnh vảy nến.
6.4. Ung thư biểu mô tế bào đáy
Ung thư biểu mô tế bào đáy là loại dễ điều trị nhất. Bởi vì ung thư biểu mô tế bào đáy lan truyền chậm, nó xảy ra chủ yếu ở người lớn. Các khối u tế bào cơ bản có nhiều dạng, bao gồm một vết sưng trắng hoặc sáp, thường có các mạch máu nhìn thấy được, trên tai, cổ hoặc mặt. Các khối u cũng có thể xuất hiện dưới dạng một mảng phẳng, có vảy, màu thịt hoặc nâu ở lưng, ngực, hiếm hơn là một vết sẹo màu trắng, sáp.
6.5. Một số loại ung thư ít phổ biến hơn
Một số loại ung thư da ít gặp bao gồm Kaposi, chủ yếu gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu; ung thư biểu mô tuyến bã nhờn, một loại ung thư xâm lấn có nguồn gốc từ các tuyến dầu trên da; ung thư biểu mô tế bào Merkel, thường được tìm thấy trên các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trên đầu, cổ, cánh tay và chân, có khả năng lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
7. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư da
Phơi nắng là nguyên nhân lớn nhất gây ung thư da. Tuy nhiên, ung thư da còn xảy ra ở những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, một số nguyên nhân khác như do tiếp xúc với môi trường độc hại, bức xạ hoặc do di truyền cũng có thể là yếu tố gây ra ung thư da. Mặc dù bất cứ ai cũng có thể bị ung thư da nhưng nguy cơ mắc ung thư da cao hơn ở những người có:
- Làn da sáng hoặc đôi mắt sáng màu;
- Có nhiều nốt ruồi lớn và hình dạng không đều trên cơ thể;
- Tiền sử gia đình bị ung thư da;
- Có tiền sử tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều hoặc bị cháy nắng;
- Sống ở những vùng cao và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quanh năm;
- Đã được điều trị bức xạ.
8. Các biện pháp giảm nguy cơ mắc ung thư da
Hạn chế tiếp xúc với các tia cực tím của mặt trời, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi các tia nắng mặt trời mạnh nhất. Khi ở ngoài trời, hãy thoa kem chống nắng phổ rộng với SPF từ 30 trở lên (bôi cả môi và tai), đội mũ, đeo kính râm, và mặc quần áo chống nắng. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi trên làn da như sự phát triển mới, sự xuất hiện của nốt ruồi hoặc vết loét không lành, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Chẩn đoán sớm để có phương pháp điều trị kịp thời giúp tăng khả năng hồi phục cho người bệnh ung thư da. Sinh thiết da là một trong những biện pháp được sử dụng để chẩn đoán ung thư da. Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang áp dụng kỹ thuật sinh thiết da trong môi trường vô khuẩn. Bác sĩ thực hiện thủ thuật có kinh nghiệm và trình độ cao, dịch vụ khám chữa bệnh chuyên nghiệp.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn
Nguồn tham khảo: Webmd.com và Cancer.org
Source: https://thevesta.vn
Category: Làm Đẹp