Xây dựng một cộng đồng lớp học hiệu quả
Xây dựng một cộng đồng lớp học hiệu quả
Cộng đồng lớp học đóng vai trò quan trọng trong giáo dục. Nó không chỉ tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp mà còn thúc đẩy việc học tập, nâng cao kỹ năng giao tiếp xã hội tích cực cho con trẻ. Vậy làm thế nào để xây dựng một cộng đồng lớp học hiệu quả?
Tại sao cần xây dựng cộng đồng lớp học?
Theo các chuyên gia Giáo dục, một cộng đồng lớp học hiệu quả sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sự phát triển nhân cách, trí tuệ của học sinh.
Thứ nhất, cộng đồng lớp học giúp học sinh đoàn kết hơn, gắn bó chặt chẽ với nhau hơn. Ở nơi đây, học sinh được cùng nhau học tập, cùng nhau rèn luyện, cùng tham gia vào các hoạt động. Điều này sẽ bổ trợ rất nhiều cho kỹ năng làm việc nhóm – teamwork ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sau này.
Thứ hai, khi cộng đồng lớp học hoạt động hiệu quả sẽ tạo một môi trường “ganh đua” công bằng, là nguồn động lực để các cá nhân cố gắng hơn, quyết tâm hơn trong học tập.
Thứ ba cộng đồng lớp học giúp tạo dựng một môi trường sư phạm lành mạnh và trong sáng hơn. Khi con trẻ thực sự được gắn kết với nhau thì bạo lực học đường, xung đột, mâu thuẫn sẽ giảm đi đáng kể. Đồng thời điều này góp phần không nhỏ trong việc cải thiện mối quan hệ giữa học sinh – giáo viên – nhà trường.
5 cách xây dựng cộng đồng lớp học hiệu quả
Thiết lập một cộng động lớp học tích cực không khó. Song điều quan trọng là các giáo viên cần tạo được văn hóa lớp học cũng như cách thức vận hành phù hợp.
Dưới đây là 5 cách tốt nhất để xây dựng cộng đồng lớp học được các nhà giáo dục đánh giá cao:
⇒ Sinh hoạt lớp thường xuyên: Mỗi tuần hoặc mỗi tháng, giáo viên nên đưa ra các chủ đề để học sinh cùng thảo luận. Đó không cần là điều gì quá lớn lao mà có thể chỉ đơn giản như suy nghĩ về một hiện tượng, sự việc nào đó trong cuộc sống.
⇒ Khen thưởng: Để khuyến khích học tập, giáo viên nên có những phần quà nhỏ cho học sinh. Chẳng hạn với mỗi bài tập được hoàn thành, học sinh sẽ được tặng một số bông hoa giấy nhất định. Cuối kỳ, học sinh nào có nhiều hoa nhất sẽ được tuyên dương khen thưởng trước lớp.
⇒ Sẻ chia: Vào mỗi dịp đặc biệt như kết thúc kỳ thi, bài kiểm tra quan trọng, cả lớp có thể cùng nhau đi ăn hoặc tham gia một trò giải trí nào đó. Điều này sẽ gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau.
⇒ Hoạt động: Một mối liên kết thực sự chỉ được hình thành khi học sinh được cùng tham gia trọn vẹn một kế hoạch, một chiến dịch nào đó. Đó có thể là làm báo tường, chương trình từ thiện, giúp đỡ người nghèo…
⇒ Sử dụng công nghệ trong các tiết học để tăng thêm sự thú vị, hấp dẫn. Chẳng hạn như với phần mềm eNetViet – giáo viên, phụ huynh và học sinh có thể chia sẻ video, hình ảnh trong cả ngày học. Phụ huynh có thể biết được mọi hoạt động của con ở trường học, từ việc chuyên cần đến tham gia các sự kiện của trường, lớp. Điều này vừa giúp học sinh kết nối với nhau vừa thúc đẩy mối quan hệ giữa giáo viên – phụ huynh học sinh.
Nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp tiếp cận tri thức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển ngành Giáo dục Việt Nam hiện tại. Để làm được điều này, việc xây dựng cộng đồng thực sự trong lớp học, nơi học sinh được thoải mái chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng, góc nhìn, cũng như có được nguồn cảm hứng sáng tạo là rất cần thiết.Theo các chuyên gia Giáo dục, một cộng đồng lớp học hiệu quả sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sự phát triển nhân cách, trí tuệ của học sinh.Thứ nhất, cộng đồng lớp học giúp học sinh đoàn kết hơn, gắn bó chặt chẽ với nhau hơn. Ở nơi đây, học sinh được cùng nhau học tập, cùng nhau rèn luyện, cùng tham gia vào các hoạt động. Điều này sẽ bổ trợ rất nhiều cho kỹ năng làm việc nhóm – teamwork ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sau này.Thứ hai, khi cộng đồng lớp học hoạt động hiệu quả sẽ tạo một môi trường “ganh đua” công bằng, là nguồn động lực để các cá nhân cố gắng hơn, quyết tâm hơn trong học tập.Thứ ba cộng đồng lớp học giúp tạo dựng một môi trường sư phạm lành mạnh và trong sáng hơn. Khi con trẻ thực sự được gắn kết với nhau thì bạo lực học đường, xung đột, mâu thuẫn sẽ giảm đi đáng kể. Đồng thời điều này góp phần không nhỏ trong việc cải thiện mối quan hệ giữa học sinh – giáo viên – nhà trường.Thiết lập một cộng động lớp học tích cực không khó. Song điều quan trọng là các giáo viên cần tạo được văn hóa lớp học cũng như cách thức vận hành phù hợp.Dưới đây là 5 cách tốt nhất để xây dựng cộng đồng lớp học được các nhà giáo dục đánh giá cao:⇒ Sinh hoạt lớp thường xuyên: Mỗi tuần hoặc mỗi tháng, giáo viên nên đưa ra các chủ đề để học sinh cùng thảo luận. Đó không cần là điều gì quá lớn lao mà có thể chỉ đơn giản như suy nghĩ về một hiện tượng, sự việc nào đó trong cuộc sống.⇒ Khen thưởng: Để khuyến khích học tập, giáo viên nên có những phần quà nhỏ cho học sinh. Chẳng hạn với mỗi bài tập được hoàn thành, học sinh sẽ được tặng một số bông hoa giấy nhất định. Cuối kỳ, học sinh nào có nhiều hoa nhất sẽ được tuyên dương khen thưởng trước lớp.⇒ Sẻ chia: Vào mỗi dịp đặc biệt như kết thúc kỳ thi, bài kiểm tra quan trọng, cả lớp có thể cùng nhau đi ăn hoặc tham gia một trò giải trí nào đó. Điều này sẽ gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau.⇒ Hoạt động: Một mối liên kết thực sự chỉ được hình thành khi học sinh được cùng tham gia trọn vẹn một kế hoạch, một chiến dịch nào đó. Đó có thể là làm báo tường, chương trình từ thiện, giúp đỡ người nghèo…⇒ Sử dụng công nghệ trong các tiết học để tăng thêm sự thú vị, hấp dẫn. Chẳng hạn như với phần mềm eNetViet – giáo viên, phụ huynh và học sinh có thể chia sẻ video, hình ảnh trong cả ngày học. Phụ huynh có thể biết được mọi hoạt động của con ở trường học, từ việc chuyên cần đến tham gia các sự kiện của trường, lớp. Điều này vừa giúp học sinh kết nối với nhau vừa thúc đẩy mối quan hệ giữa giáo viên – phụ huynh học sinh.
Source: https://thevesta.vn
Category: Cộng Đồng