Thời báo Kinh tế toàn cầu với 5 ngôn ngữ

Khi các gia đình đa văn hóa trở nên phổ biến hơn trong xã hội Hàn Quốc, số lượng các hộ gia đình đa văn hóa cũng đang tăng đều đặn qua các năm. Trong số các hộ gia đình đa văn hóa, người nhập cư kết hôn với vợ hoặc chồng Hàn Quốc chiếm tỷ lệ khá cao 35,8%, trong số đó người số lượng người Việt Nam là nhiều nhất.

 

[Ảnh=Internet]

Theo ‘Cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2020’ (phương pháp điều tra đăng ký) do Cục Thống kê Quốc gia công bố vào ngày 29, có tổng cộng 370.000 hộ gia đình đa văn hóa vào năm ngoái, chiếm 1,8% tổng số hộ gia đình nói chung. Số thành viên của hộ gia đình đa văn hóa là 1,09 triệu người, chiếm 2,1% tổng dân số. Các hộ gia đình đa văn hóa bao gồm người nhập tịch hoặc người nước ngoài kết hôn với vợ hoặc chồng Hàn Quốc.

Số hộ gia đình đa văn hóa năm 2020 đã tăng thêm 14.000 hộ so với năm 2019 (354.000 hộ) và số thành viên tăng thêm 30.000 người. 

Theo khu vực, △ Gyeonggi (31,9%) △ Seoul (20,2%) △ Incheon (7,5%) là những nơi có số lượng hộ gia đình đa văn hóa cao nhất. Tại Gyeonggi, số lượng đối tượng đa văn hóa tăng 5.695 người so với năm 2019. Sejong (8,3%) có tỷ lệ tăng cao nhất, tiếp theo là Jeju (7,4%) và Incheon (6,4%).

Trong số 1,09 triệu thành viên hộ gia đình đa văn hóa, 370.000 người là đối tượng đa văn hóa, trong đó 173.000 người nhập cư kết hôn và 198.000 người là nhập tịch. Đối với người nhập cư theo diện kết hôn, Việt Nam có nhiều nhất là 40.000 người (24,6%), và đối với người nhập tịch, chuyển quốc tịch thì người Trung Quốc (gốc Hàn) là nhiều nhất với 90.000 người (45,9%). Số người Việt Nam nhập cư kết hôn tăng 4.531 người so với năm 2019.

Các loại hộ gia đình đa văn hóa tăng mạnh nhất so với năm trước là hộ gia đình trong nước (nhập quốc tịch) và hộ gia đình nước ngoài (kết hôn nhập cư). Nó cho thấy mức tăng 11% (2.000 hộ) so với năm 2019. Một quan chức của Cục Thống kê Quốc gia giải thích, “Có thể thấy khi các gia đình đa văn hóa trở nên phổ biến hơn trong xã hội của chúng ta, số lượng các hộ gia đình đa văn hóa cũng theo đó tăng lên.”

Do số lượng hộ gia đình đa văn hóa tăng đều đặn từ 319.000 hộ năm 2017 lên 335.000 hộ năm 2018, 350.000 hộ gia đình năm 2019 và 370.000 hộ gia đình vào năm 2020, các chính sách hỗ trợ cho những hộ gia đình này cũng cần được chuẩn bị đầy đủ hơn.

Chính phủ Hàn Quốc đang thúc đẩy các chính sách liên quan khi số lượng các loại hộ gia đình khác nhau, chẳng hạn như hộ gia đình đa văn hóa, tăng lên. Vào tháng 4, Bộ Bình đẳng giới và Gia đình đã chính thức bắt đầu triển khai ‘Kế hoạch cơ bản lần thứ 4 về Gia đình lành mạnh’, là cơ sở để thúc đẩy các chính sách về gia đình trong 5 năm tới. Chính sách này bao gồm các biện pháp mở rộng hỗ trợ khi xem xét các đặc điểm khác nhau của gia đình như gia đình có cha mẹ đơn thân và gia đình đa văn hóa.

Theo ‘Cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2020’ (phương pháp điều tra đăng ký) do Cục Thống kê Quốc gia công bố vào ngày 29, có tổng cộng 370.000 hộ gia đình đa văn hóa vào năm ngoái, chiếm 1,8% tổng số hộ gia đình nói chung. Số thành viên của hộ gia đình đa văn hóa là 1,09 triệu người, chiếm 2,1% tổng dân số. Các hộ gia đình đa văn hóa bao gồm người nhập tịch hoặc người nước ngoài kết hôn với vợ hoặc chồng Hàn Quốc.Số hộ gia đình đa văn hóa năm 2020 đã tăng thêm 14.000 hộ so với năm 2019 (354.000 hộ) và số thành viên tăng thêm 30.000 người.Theo khu vực, △ Gyeonggi (31,9%) △ Seoul (20,2%) △ Incheon (7,5%) là những nơi có số lượng hộ gia đình đa văn hóa cao nhất. Tại Gyeonggi, số lượng đối tượng đa văn hóa tăng 5.695 người so với năm 2019. Sejong (8,3%) có tỷ lệ tăng cao nhất, tiếp theo là Jeju (7,4%) và Incheon (6,4%).Trong số 1,09 triệu thành viên hộ gia đình đa văn hóa, 370.000 người là đối tượng đa văn hóa, trong đó 173.000 người nhập cư kết hôn và 198.000 người là nhập tịch. Đối với người nhập cư theo diện kết hôn, Việt Nam có nhiều nhất là 40.000 người (24,6%), và đối với người nhập tịch, chuyển quốc tịch thì người Trung Quốc (gốc Hàn) là nhiều nhất với 90.000 người (45,9%). Số người Việt Nam nhập cư kết hôn tăng 4.531 người so với năm 2019.Các loại hộ gia đình đa văn hóa tăng mạnh nhất so với năm trước là hộ gia đình trong nước (nhập quốc tịch) và hộ gia đình nước ngoài (kết hôn nhập cư). Nó cho thấy mức tăng 11% (2.000 hộ) so với năm 2019. Một quan chức của Cục Thống kê Quốc gia giải thích, “Có thể thấy khi các gia đình đa văn hóa trở nên phổ biến hơn trong xã hội của chúng ta, số lượng các hộ gia đình đa văn hóa cũng theo đó tăng lên.”Do số lượng hộ gia đình đa văn hóa tăng đều đặn từ 319.000 hộ năm 2017 lên 335.000 hộ năm 2018, 350.000 hộ gia đình năm 2019 và 370.000 hộ gia đình vào năm 2020, các chính sách hỗ trợ cho những hộ gia đình này cũng cần được chuẩn bị đầy đủ hơn.Chính phủ Hàn Quốc đang thúc đẩy các chính sách liên quan khi số lượng các loại hộ gia đình khác nhau, chẳng hạn như hộ gia đình đa văn hóa, tăng lên. Vào tháng 4, Bộ Bình đẳng giới và Gia đình đã chính thức bắt đầu triển khai ‘Kế hoạch cơ bản lần thứ 4 về Gia đình lành mạnh’, là cơ sở để thúc đẩy các chính sách về gia đình trong 5 năm tới. Chính sách này bao gồm các biện pháp mở rộng hỗ trợ khi xem xét các đặc điểm khác nhau của gia đình như gia đình có cha mẹ đơn thân và gia đình đa văn hóa.