Tư Duy Sáng Tạo Trong Lập Kế Hoạch Và Giải Quyết Vấn Đề – Thư Viện PDF
Tư duy ghi chép là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với tất cả mọi người hay làm nghề gì. Đối với học sinh, sinh viên, khi làm bài kiểm tra việc ghi chép sẽ quyết định điểm cao hay thấp. Đối với người kinh doanh, việc ghi chép giúp họ lưu trữ và theo dõi tiến độ công việc, dự án quan trọng một cách dễ dàng, thay vì lưu trữ hàng núi giấy tờ.
“Ghi nhớ trong đầu” không đem lại hiệu quả, bởi trí óc chỉ có thể tập trung vào một điều đáng chú ý nhất trong vô số thứ vây quanh khiến ta mất tập trung. Và khi chúng ta thực sự ghi nhớ điều gì đó trong đầu, nó thường được tái hiện lại một cách tình cờ, mù mờ và nguyên sơ, giống như khi chúng ta đã tiếp nhận và lưu giữ nó trong trí óc lúc ban đầu. Bởi thế, nếu muốn ghi nhớ điều gì – khi buộc phải ghi nhớ nó – hãy viết điều đó ra giấy.
Có thể bạn đã ghi chép – những dòng chữ nguệch ngoạc, vội vã và khó đọc, nhưng rốt cuộc nó chỉ có tác dụng rất ít hoặc gần như chẳng có tác dụng với ai – ngay cả với chính bạn. Giá như bạn biết cách ghi chép thông tin một cách hiệu quả. Hãy tưởng tượng, một bản ghi chép có thể tóm lược được đầy đủ nội dung, sắp xếp thông tin hợp lý và tạo ra liên kết giữa các ý tưởng sẽ rất dễ để ghi nhớ và điều đặc biệt là kiểu ghi chép này cũng rất thú vị: Đó chính là cách ghi chép mà cuốn sách này muốn hướng dẫn cho bạn. Hãy quên đi cách ghi chép gạch đầu dòng truyền thống mà bạn đã từng học ở trường. Bây giờ bạn có thể làm chủ các cách thức ghi chép hiệu quả và dễ dàng như Mind Mapping®, Mindscaping, và Notes:TM – với khả năng ghi chép một lượng lớn thông tin chỉ bằng một trang giấy.
Thực tế thì hàng ngày bạn thực hiện việc ghi chép, có thể là ghi lại biên bản họp, ghi lại các ý chính trong một bài giảng của giáo viên hoặc viết danh sách những việc bạn cần làm. Mục đích chính của việc ghi chép là để bạn hiểu và ghi nhớ các thông tin quan trọng. Một phương pháp ghi chép hiệu quả có thể giúp bạn theo dõi được những tiến bộ tỏng công việc của bạn và điều đó cũng có thể giúp bạn đạt được kết quả cao trong các dự án, hoạt động và các cuộc họp mà bạn tham dự.
Mục đích chính của việc ghi chép là giúp bạn ghi nhớ và hiểu các thông tin quan trọng.
Khi đi học, tham dự hội thảo hay tham gia các cuộc họp chúng ta đều sử dụng hình thức ghi chép để lưu giữ thông tin và các ý tưởng quan trọng cần nhớ. Nhưng việc ghi chép còn có những tác dụng khác. Bên cạnh việc ghi nhớ và lưu trữ thông tin, bạn có thể sử dụng các hình thức ghi chép để tập hợp những ý tưởng mới và sắp xếp các suy nghĩ của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng các bản ghi chép để làm cảm hứng cho bài viết, bài báo, báo cáo, bài phát biểu… của bạn, thậm chí là cho cuốn sách bạn viết ra nữa. Ghi chép có thể là tia sáng cho sự sáng tạo của bạn và xóa đi những rào cản tư duy trong đầu bạn. Kết quả của việc ghi chép và các bản ghi chép còn được sử dụng lâu dài, vì vậy hãy bắt đầu nghiên cứu xem ghi chép thế nào cho hiệu quả.
Ngoài ra, còn có một vài cách ghi chép đơn giản cũng giúp cho bạn nâng cao hiệu quả của việc tiếp nhận thông tin. Hãy lắng nghe một cách chủ động: Nếu có thể hãy suy nghĩ trước khi bạn viết, nhưng đừng để bị chậm hơn so với những vấn đề mà người khác đang truyền tải. Hãy tự tin đưa ra ý kiến nếu bạn cảm thấy không tán thành, đừng để những suy nghĩ hay những tắc mắc ảnh hưởng đến việc ghi chép của bạn.
Để đảm bảo cho việc ghi chép đạt hiệu quả bạn cần sử dụng đầy đủ các dấu câu và tránh sử dụng các ký tự viết tắt gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu.
Hãy ghi chép và lưu giữ những chúng vào một quyển sổ lớn. Lợi ích duy nhất của một cuốn sổ nhỏ là dễ mang theo nhưng đó không phải là mục đích của bạn. Việc sử dụng một cuốn sổ lớn sẽ cho phép bạn có đủ chỗ trống để lùi hàng hợp lý và có thể những bản ghi chép cảu bạn sẽ được thể hiện dưới dạng dàn ý.
Biết bỏ cách: Bỏ cách vài dòng khi bạn chuyển từ ý này sang ý khác để khi có những ý tưởng mới bạn sẽ có chỗ để viết bổ sung. Mục đích của bạn là có được những ghi chép hữu ích chứ không phải là tiết kiệm giấy.
Đừng ghi chép lại tất cả mọi thứ giáo viên nói. Thứ nhất, việc ghi chép đầy đủ những gì đang được người khác trình bày là điều không thể và không cần thiết. Thứ hai là không phải mọi thứ đều quan trọng như nhau. Hãy cố gắng lắng nghe và chỉ ghi lại những ý quan trọng. Nếu bạn chỉ chăm chú vào việc viết thật nhanh, thì bạn sẽ không thể tập trung nghe bài truyết trình một cách sáng suốt, tỉnh táo. Tuy nhiên, đôi khi có những lúc mà viết quan trọng hơn nghĩ.
Lắng nghe để nhận biết dấu hiệu của những ý quan trọng:Cách chuyển từ ý này sang ý khác, nhắc đi nhắc lại một ý để nhấn mạnh, các thay đổi trong âm sắc giọng nói, liệt kê một loạt các luận điểm v.v…
Khi ghi chép hãy cố gắng nhận ra những yếu tố chính và những yếu tố phụ để không bị rối trong một ma trận các điểm nhỏ nhặt không liên quan gì đến nhau. Nếu tập trung lắng nghe bạn sẽ nhận ra mối quan hệ giữa các ý. Hãy chú ý những điểm quan trọng để kịp thời ghi chép.
Biết cách ghi chép sẽ giúp bạn vừa ghi nhận lại những ý kiến quan trọng mà người trình bày cung cấp, đồng thời nó giúp cho các kiến thức ấy “đi thẳng vào đầu” bạn 1 cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau đây:
1. Thử đoán xem trong bài thuyết trình bạn sắp nghe sẽ có nội dung quan trọng nào được đề cập đến.
2. Theo dõi đầy đủ từ đầu đến cuối buổi thuyết trình để đảm bảo phần ghi chép của bạn không bị thiếu hụt.
3. Hãy dùng loại vở được đóng đinh 3 lỗ để ghi chép thay vì loại vở đóng gáy kiểu xoắn ốc vì loại vở này làm bạn khó phân loại và sắp xếp ghi chép.
4. Những ghi chép của bạn phải được tách biệt các ý. Nếu có thể, hãy để mỗi phần ghi chép ở một trang khác nhau.
5. Chỉ nên viết trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu viết trên cả mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị bỏ quên.
6. Khi tham gia các buổi thuyết trình, bạn cần mang theo bút và bút chì dự phòng vì bạn sẽ không thể ghi chép nếu bạn không có bút.
7. Không cần ghi lại tất cả những gì người khác trình bày, mà hãy tư duy để ghi lại những điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy.
8. Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ sung sau. Nếu bạn không nhớ những thông tin đó, hãy hỏi lại sau khi buổi thuyết trình kết thúc.
9. Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ sung thêm sau đó
10. Nên có một chiếc máy ghi âm để đảm bảo rằng khi không ghi chép kịp bạn có thể nghe lại và bổ sung. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến của những người tổ chức trước.
11. Dùng các ký hiệu để ghi chép nhanh hơn
12. Chú ý lắng nghe những lời quan trọng.
13. Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì người thuyết trình note lại.
14. Tập trung chú ý vào những phút cuối của bài thuyết trình, bời đó là lúc họ tóm tắt và bổ sung những thông tin quan trọng nhất.
15. Dành khoảng 10 phút sau khi kết thúc buổi thuyết trình để xem xét lại những ghi chép. Lúc này bạn có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chưa hiểu.
16. Ghi nhanh từ mới (khi học ngoại ngữ), thuật ngữ mới và những ý tưởng hay khái niệm mới vào sổ tay.
17. Viết lại những gì bạn đã ghi chép sẽ giúp bạn nhớ các chi tiết quan trọng.
18. Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi với 1 hay 2 người khác. Làm việc nhóm sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân.
19. Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ dễ dàng tìm lại những tài liệu này khi cần thiết.
20. Đừng quên ghi chép khi đọc. Nếu bạn ấn tượng về một thông tin nào đó, hãy ghi lại, đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ không thể giúp bạn nhớ được các thông tin đó.
Xem thêm: Hệ Thống Nhà Sách Phương Nam
Source: https://thevesta.vn
Category: Nhà Sách