Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý NGHĨA PHẬT PHÁP TĂNG TAM BẢO
Tác giả Pháp sư CHÁNH QUẢ
Dịch giả THÍCH THẮNG HOAN
(Trích trong Phật Giáo Cơ Bản Tri Thức của Pháp sư Chánh Quả)

      Ý NGHĨA PHẬT PHÁP TĂNG TAM BẢOÝ NGHĨA PHẬT PHÁP TĂNG TAM BẢO Phật Pháp Tăng Tam Bảo. Là người học tập Phật Pháp chúng ta cần phải có đủ tri thức căn bản về Phật Pháp Tăng Tam Bảo, vì thế đầu tiên vấn đề này cần được đem ra giải thích như sau:

1.- THẾ GIAN ĐẦU TIÊN CÓ TAM BẢO:

      Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ  được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.

2.- DANH NGHĨA CỦA PHẬT PHÁP TĂNG:

      A)- PHẬT, tiếng Phạm “Phật Đà” dịch là Giác Giả, tức là giác ngộ các pháp sự  lý chân chánh viên mãn, thấu hiểu phân minh cứu cánh tất cả nhân trí vô dư. Chữ Giác có ba nghĩa: Chánh Giác, Đẳng Giác, Vô Thượng Giác. Chánh Giác chọn lọc khác biệt với Bất Giác của phàm phu và Thố Giác của ngoại đạo. Phàm phu đối với chân tướng của sự vật thì không sáng suốt, khởi lên các thứ điên đảo, cho nên gọi là Bất Giác. Ngoại đạo đối với tầm tư suy cứu có mức độ, hoặc định lực và thông lực có giới hạn, thấy biết một số bộ phận đạo lý nào đó của sự vật, vọng chấp cho là toàn bộ, là chân thật, mà kiến tập các thứ lý luận sai lầm, tự cho mình là kẻ giác ngộ, nhưng trên thực tế chỉ là cảm giác sai lầm của tâm phân biệt hữu lậu. Phật Đà chính là người giác ngộ chân chánh, nguyên vì Phật đã sử dụng trí vô lậu vô phân biệt thân chứng được thật tướng chân như của các pháp, đối với chỗ sự tướng lý thể không tăng không giảm của các pháp đều giác ngộ bình đẳng như thật, cho nên được gọi là Chánh Giác Giả. Đẳng Giác tức là nghĩa giác ngộ khắp tất cả, chọn lọc khác biệt với Thánh Nhân của hai Thừa. Thánh Nhân của hai Thừa dĩ nhiên là Chánh Giác, nhưng chưa giác ngộ khắp tất cả; nguyên vì các vị đó mặc dù đã liễu ngộ chánh giác, nhưng không thể phát khởi tâm từ bi rộng lớn đi giác ngộ cho những người khác, chỉ giới hạn nơi tự giác mà không giác tha khắp nơi. Phật Đà như đại lương y, chính mình là một vị thầy thuốc tự giác, ngoài ra còn phát động đại từ đại bi đem sự tự giác đi giác ngộ khắp tất cả hữu tình, cho nên gọi là Biến Giác Giả. Vô Thượng Giác chọn lọc khác biệt với Bồ Tát. Bồ Tát của Đăng Địa tuy là chánh giác giả mà cũng giác ngộ các hữu tình khác, nhưng ngồn gốc phiền não chướng và sở tri chướng chưa có dứt hẳn, hai thứ tư lương phước đức và trí tuệ còn phải tiến tu, tuy là biến giác giả của tự giác và giác tha, chưa đạt đến viên mãn vô thượng. Chỉ có Phật Đà hạnh nguyện bi trí của tự giác và giác tha đều đã cứu cánh viên mãn, không có ai vượt trội hơn, cũng không có người so sánh bằng, cho nên được gọi là Vô Thượng Giác Giả. Trong các Kinh nói, nếu như chứng được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, nghĩa đây tức là vô thượng chánh đẳng chánh giác giả. Nói chung lại là: tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, nên gọi là Phật. Như Phật Đạ Luận nói: “Nơi tất cả pháp, tất cả thứ tướng, đều tự khai mở trí giác, cũng khai mở trí giác cho tất cả hữu tình, như người ngủ vừa tỉnh giác, như hoa sen nở rộ, nên gọi là Phật.”

      B)- PHÁP: tiếng Phạn “Đạt Ma”, dịch là pháp, là nghĩa phép tắc. Thành Duy Thức Luận nói: “Pháp là Quỹ Trì”. Thành Duy Thức Luận Thuật Ký giải thích rằng: “Quỹ nghĩa là khuôn khổ có thể phát sanh sự hiểu biết là vật gì; Trì nghĩa là giữ lấy không bỏ tự tướng.” Đây chính là nói: “Pháp là một thứ sự vật đều giữ lấy kiên cố tự tánh của nó, như hoa có thể của hoa, cây có thể của cây, mà lại thường biểu hiện trạng thái phạm vi cố định bên trong nơi nó, khiến cho hữu tình khác nhìn thấy liền có thể biết nó là vật gì, hiệp lại hai nghĩa là giữ lấy tự tánh và khuôn khổ riêng biệt của nó khiến có thể hiếu biết được nó là vật gì, nên gọi là Pháp. Cố nhiên chữ “Pháp” đây đích thực hiểu tổng quát là tất cả sự vật trong vũ trụ. Còn chữ Pháp của Phật Pháp là chỉ cho giáo pháp thiện sảo của Phật Đà căn cứ nơi chỗ giác ngộ như thật mà giảng dạy cho chúng sanh trong thế gian; Giáo pháp đây có tự thể của nó, có thể cho là phép tắc của tất cả chúng sanh, ý nghĩa tương đương với “Đạt Ma”, cho nên gọi là Pháp. Luận về chánh thể nơi Pháp bao gồm cả Giáo, Lý, Hạnh, Quả vô lậu của ba Thừa. Giáo tức là văn tự âm thanh, Lý tức là nghĩa lý Nhị Đế Tứ Đế, Hạnh tức là hai điều Lợi và Hạnh của ba Thừa tu tập, Quả tức là hai quả chuyển y của ba Thừa vô học chứng đắc. Nếu căn cứ nơi căn cơ hóa độ mà nói thì Pháp có thể chia làm năm Thừa: một là Nhân Thừa nói pháp năm giới, hai là Thiên Thừa nói pháp Thập Thiện, ba là Thinh Văn Thừa nói pháp Tứ Đế, bốn là Độc Giác Thừa nói pháp Thập Nhị Nhân Duyên, năm là Bồ Tát Thừa nói pháp Lục Ba La Mật Đa. Nếu căn cứ nơi pháp môn đối trị mà nói thì có tám vạn bốn ngàn pháp. Còn căn cứ vào cương lĩnh tổng quát của sự tu trì mà nói thì chỉ có ba môn học Giới, Định và Huệ mà thôi.

      Sau khi Phật Đà nhập diệt, Đại Ca Diếp Tôn Giả là người lãnh đạo, liền triệu tập chúng đệ tử của Phật, đem tất cả giáo pháp của Phật Đà lân mẫn chỉ dạy cho chúng sanh, nhờ A Nan trùng tuyên, bắt đầu kết tập, tổng quát chia làm ba Tạng: một là “Tố Tứ Lãm”, dịch là Khế Kinh, tức là Kinh Tạng; hai là “Tỳ Nại Da”, dịch là điều phục, tức là Luật Tạng; ba là “A Tỳ Đạt Ma”, dịch là đối pháp, tức là Luận Tạng. Tạng là nghĩa gồm thâu, tức là trong ba Tạng gồm thâu pháp nghĩa chỗ phải hiểu biết, phải thật hành, phải chứng đắc. Khảo sát chỗ giải thích của nó đều có bộ phận chung. Căn cứ nơi bộ phận mà nói, Kinh thì giải thích định học; Luật thì giải thích giới học; Luận thì giải thích huệ học. Nói chung lại ba Tạng đều có giao tiếp lẫn nhau; ba Tạng thì chuyên giải thích giáo lý, ba Học thì chỗ giải thích nghĩa lý, để cho giáo lý gồm thâu nghĩa lý không có sai trái dư thừa.

      Lại nữa theo Đức Như Lai đối cơ thuyết pháp, vấn đề sai biệt thì có nhiều thứ hình thức và sự nghĩa, được phân làm mười hai phần giáo:

      1)- Khế Kinh, tức là các Kinh tuyên thuyết pháp nghĩa bằng câu văn trường hàng như: Ngũ Uẩn, Thập Nhị Xứ, Thập Bát Giới, Duyên Khởi, Tứ Đế, Bồ Đề Phần Pháp..v..v…..

      2)- Ứng Tụng, tức là khoản giữa hoặc sau cùng của các Kinh văn trường hàng thường dùng số chữ nhất định tổ chức thành văn tụng, để trùng tuyên tổng quát pháp nghĩa đã nói của câu văn trường hàng, hoặc hiển bày lại pháp nghĩa chưa rõ ràng rốt ráo. 

      3)- Ký Biệt, tức là trong các Kinh ghi lại chúng đệ tử sau khi mạng chung sanh vào những chỗ sai biệt, hoặc thọ ký cho các Bồ Tát những sự việc thành Phật khi nào và chỗ nào.

      4)- Phúng Tụng, có những Kinh điển tuyên thuyết pháp nghĩa không dùng câu văn trường hàng, mà lại dùng hình thức thể tài văn tụng để tuyên thuyết. đây là những Kinh điển thuần túy thuộc thể văn tụng, cho nên cũng gọi là Câu Khởi Tụng, như Kinh Pháp Cú..v..v…..

      5)- Tự Thuyết, là vì muốn cho chánh pháp tồn tại lâu dài nơi thế gian, hoặc vì muốn cho chúng sanh được lợi ích lớn, có những pháp môn thù thắng, không cần cầu thỉnh, đức Như Lai tự nhiên tuyên thuyết, đây chính là những Kinh điển không có liệt kê những người thỉnh pháp, như Kinh A Di Đà..v..v…..

      6)- Nhân Duyên, tức là tất cả giáo pháp tuyên thuyết bao gồm có sự tướng nhân duyên, như Kinh Biệt Giải Thoát Giới..v..v…..   

      7)- Thí Dụ, tức là giáo pháp trong các Kinh tuyên thuyết thường dùng thí dụ để bày tỏ nghĩa căn bản.

      8)- Bổn Sự, chính là các Kinh điển Phật Đà tuyên thuyết ghi lại những sự việc nhân duyên đời quá khứ của chúng đệ tử.

      9)- Bổn Sanh, tức là đức Như Lai tuyên thuyết các vấn đề sanh tử và các sự việc thật hành Bồ Tát Hạnh đời quá khứ của chính mình.

    10)- Phương Quảng, nghĩa là trong các Kinh tuyên thuyết các Bồ Tát Đạo có thể chứng Vô Thượng Bồ Đề giúp cho mọi người chứng được các công đức của Thập Lực, Tứ Vô Sở Úy..v..v…. Đây là pháp nghĩa chân thật ngay thẳng chính đáng rộng lớn cho nên gọi là phương quảng.

     11)- Hi Pháp, nghĩa là Phật Đà tuyên thuyết cho chúng đệ tử những công đức thần thông đặc biệt thù thắng và những pháp nghĩa mầu nhiệm sâu xa. Đây đều là những pháp nghĩa những năng lực hi hữu, không thể sử dụng nghĩa của tư duy thường tình để thông suốt, cho nên gọi là Hi Pháp.

     12)- Luận Nghĩa, tức là những Kinh điển nghiên cứu giải thích ý nghĩa và tông yếu của các Kinh.

      Trong mười hai phần giáo đây, ba thứ như Khế Kinh, Ứng Tụng và Phúng Tụng là thuộc thể tài rút gọn trên văn Kinh mà đặt tên, ngoài ra chín thứ còn lại là từ giáo nghĩa khác biệt được chuyên chở nơi các văn Kinh mà đặt tên. Hơn nữa đa phần căn cứ nơi sự kiện giáo nghĩa mà thiết lập danh xưng gồm có: Khế Kinh, Ứng Tụng, Ký Biệt, Phúng Tụng, Tự Thuyết, Thí Dụ, Bổn Sự, Bổn Sanh, Phương Quảng, Hi Pháp đều thuộc về Tố Tứ Lãm Tạng; Nhân Duyên là thuộc về Tỳ Nại DaTạng; Luận Thuyết là thuộc về A Tỳ Đạt Ma Tạng.

      C)- TĂNG: tiếng Phạn “Tăng Già”, dịch là chúng hòa hợp, danh xưng đây từ ba người trở lên (xưa dịch là từ bốn người trở lên); tức là chúng đệ tử xuất gia phụng hành giáo pháp của Phật Đà. Sao xưng là chúng hòa hợp? Hòa hợp có hai ý nghĩa: một là Lý Hòa, nghĩa là đồng chứng lý trạch diệt; hai là Sự Hòa, có đủ sáu loại:

      1)- Giới Hòa Đồng Tu: nghĩa là đối với giới pháp đã thọ, khéo giữ gìn thọ trì, không cho nhơ bẩn không cho lẫn lộn, xưng tán không dứt, với chúng bạn đạo đồng tu phạm hạnh thanh tịnh, cùng nhau thọ trì bình đẳng. Nhờ pháp này phát khởi được sự ái kính tôn trọng lẫn nhau, tâm ý vui mừng hoan hỷ không chống trái, không tranh cãi, hòa hợp cùng nhau chung ở.

      2)- Kiến Hòa Đồng Giải: nghĩa là đối với pháp

Thánh Đạo

xa lìa hết khổ, có thể khéo léo kiến giải lý chân như thông đạt đúng như thế. Với chúng bạn đạo đồng tu phạm hạnh thanh tịnh, kiến giải nhất trí cùng nhau tu học. Nhờ pháp này phát khởi được sự ái kính tôn trọng lẫn nhau, tâm ý vui mừng hoan hỷ không chống trái, không tranh cãi, hòa hợp cùng nhau chung ở.

      3)- Lợi Hòa Đồng Quân: nghĩa là đối với “Tài Vật” lợi dưỡng thâu hoạch được như pháp, cá thể không được cất dấu riêng, phải cùng với chúng bạn đạo đồng tu phạm hạnh thanh tịnh thọ dụng bình đẳng. Nhờ pháp này phát khởi được sự ái kính tôn trọng lẫn nhau, tâm ý vui mừng hoan hỷ không chống trái, không tranh cãi, hòa hợp cùng nhau chung ở.

      4)- Thân Hòa Đồng Trụ: nghĩa là đối với chúng bạn đạo đồng tu phạm hạnh thanh tịnh, tu tập nghiệp Thân Từ, trái duyên có bệnh tật..v..v…. nên chiếu cố lẫn nhau. Nhờ pháp này phát khởi được sự ái kính tôn trọng lẫn nhau, tâm ý vui mừng hoan hỷ không chống trái, không tranh cãi, hòa hợp cùng nhau chung ở.

      5)- Khẩu Hòa Vô Tránh: nghĩa là đối với chúng bạn đạo đồng tu phạm hạnh thanh tịnh, tu tập nghiệp Ngữ Từ, có những công đức pháp lành nên khuyến khích tán thán lẫn nhau, có những lỗi lầm khéo ý nêu lên can gián lẫn nhau để đình chỉ. Nhờ pháp này phát khởi được sự ái kính tôn trọng lẫn nhau, tâm ý vui mừng hoan hỷ không chống trái, không tranh cãi, hòa hợp cùng nhau chung ở.

      6)- Ý Hòa Đồng Duyệt: nghĩa là đối với chúng bạn đạo đồng tu phạm hạnh thanh tịnh, tu tập nghiệp Ý Từ, luôn luôn nghĩ đến các bạn đạo đều là những kẻ thay thế Phật tuyên dương giáo pháp, lãnh thọ hành trì chánh pháp, tư duy chánh pháp, trụ trì chánh pháp, là bạn lành của mình không dễ gì có được, là thiện tri thức trợ giúp mình thành tựu đạo nghiệp. Nhờ pháp này phát khởi được sự ái kính tôn trọng lẫn nhau, tâm ý vui mừng hoan hỷ không chống trái, không tranh cãi, hòa hợp cùng nhau chung ở.

      Phân loại Tăng có hai thứ:
      a)- Thinh Văn Tăng: tức là hình tướng Sa Môn xuất gia cụ túc, cắt tóc 
            đắp y, tu tập Tam Học Tiểu Thừa.
      b)- Bồ Tát Tăng: là những kẻ tu tập Tam Học Đại Thừa, có hai hình 
            tướng: hình tướng xuất gia và hình tướng tại gia.

      Phân pháp thì lại có ba loại:
     
      a)- Thinh Văn Tăng,
      b)- Duyên Giác Tăng:  có hai thứ: Lân Dụ ( hạng gần thông hiểu) 
            và Bộ Hành, Bộ Hành thành Tăng chúng.
      c)- Bồ Tát Tăng: tức là người tu tập Đại Thừa.
      Phân pháp còn có những thứ Tăng nữa như: Thế Tục Tăng, Thắng Nghĩa Tăng, Tứ Chủng Tăng..v..v…..nhưng trong đây không thể nói rõ.
     

3.- Ý NGHĨA CỦA CHỮ BẢO:

      Phật, Pháp, Tăng, ba thứ đây sao gọi là “Bảo”? Nguyên vì Tam Bảo đây là ngôi vị hướng dẫn chúng sanh đoạn ác tu thiện, lìa khổ được an vui, giải thoát sự trói buộc, chứng đắc bậc đứng đầu chỉ huy cõi Đại Tự Tại, rất được

tôn quí

, như vật quý hiếm có, cho nên gọi là Bảo. Trong Thật Tánh Luận, trân bảo trần gian dùng có sáu thí dụ quý báu, nay đem vận dụng vào Phật Pháp để thuyết minh rõ Phật Pháp Tăng có sáu ý nghĩa quý báu gọi là Bảo:

      a)- Nghĩa Hy Hữu: như bảo vật trần gian, người bần cùng không thể có được; Tam Bảo cũng giống như thế, chúng sanh không có thiện căn, trăm ngàn vạn kiếp không thể ngộ được.

      b)- Nghĩa Ly Trần: như trân bảo của trần gian không có vết tích nhơ bẩn trên sức khỏe thể chất; Tam Bảo cũng giống như thế, tuyệt đối xa lìa tất cả trần cấu hữu lậu nhiễm ô, thanh tịnh sáng suốt tột cùng, nên gọi là Bảo.

     c)- Nghĩa Thế Lực: như trân bảo trần gian có thế lực lớn có thể trừ được nghèo khó, chữa trị bệnh độc..v..v….; Tam Bảo cũng giống như thế, đầy đủ oai lực thần thông không thể nghĩ bàn, cho nên gọi là Bảo.

      d)- Nghĩa Trang Nghiêm: như trân bảo trần gian có thể trang nghiêm trần gian, khiến trần gian tươi đẹp; Tam Bảo cũng giống như thế, đều có công đức vô lậu vô lượng có thể trang nghiêm xuất trần gian, cho nên gọi là Bảo.

      e)- Nghĩa Tối Thắng: như ngọc bích quý báu trần gian rất là thù thắng ở trong tất cả vật; Tam Bảo cũng giống như thế, là pháp vô lậu của xuất trần gian, rất là thù thắng vô thượng, cho nên gọi là Bảo.

      g)- Nghĩa Bất Cải: như vàng thật của trần gian, đun nấu đánh đập mài dủa..v..v…. thực chất không hề cải biến; Tam Bảo cũng giống như thế, là vì pháp vô lậu, không bị bát Phong như: Xưng, Cơ, Khổ, Lạc, Lợi, Suy, Hủy, Dự chuyển động nghiêng đổ, luôn luôn bền bỉ không thay đổi, nên gọi là Bảo.

      Kinh Tâm Địa Quán, Phẩm Báo Ân dùng ý nghĩa của mười nghĩa như: kiên lao, vô cấu, dữ lạc, nan ngộ, năng phá, oai đức, mãn nguyện, trang nghiêm, tối diệu,  không bao giờ thay đổi để thuyết minh rõ sự quý báu của Phật Pháp Tăng, nên gọi là Bảo. Nói tóm lại: “Phật Pháp Tăng là bảo, vì đầy đủ vô lượng thần thông biến hóa, lợi lạc hữu tình, đến từ từ không dứt, dùng ý nghĩa này để chỉ cho các đức Phật Pháp Tăng, cho nên gọi là Bảo”.

4.- CHỦNG LOẠI CỦA TAM BẢO:

      Tam Bảo có sáu chủng loại: Đồng Thể, Biệt Thể, Nhất Thừa, Tam Thừa, Chân Thật và Trụ Trì.

      1)-

Đồng Thể Tam Bảo

, cũng gọi là Nhất Thể Tam Bảo, cũng gọi là Đồng Tướng Tam Bảo. Thể tức là Pháp Thân chân như thanh tịnh pháp giới; Phật Tánh tức là Pháp Tánh, Pháp Tánh tức là Tăng Tánh, xưa gọi là Đồng Thể. Nay trên mỗi một thể đều có đủ ba nghĩa Phật Pháp Tăng hiển bày theo như đồ biểu thứ nhất sau đây:

      ĐỒ BIỂU 1
Đồng Thể Tam BảoĐồng Thể Tam Bảo 2 ) – Kiến Hòa Đồng Giải : nghĩa là so với pháphết khổ, hoàn toàn có thể khéo léolýđúng như vậy. Vớiđạo đồng tucùng nhau. Nhờ pháp nàyđược sự ái kínhlẫn nhau, tâm ýkhông chống trái, không tranh cãi, cùng nhau chung ở. 3 ) – Lợi Hòa Đồng Quân : nghĩa là so với “ Tài Vật ” thâu hoạch đượckhông được cất dấu riêng, phải cùng vớiđạo đồng tu. Nhờ pháp nàyđược sự ái kínhlẫn nhau, tâm ýkhông chống trái, không tranh cãi, cùng nhau chung ở. 4 ) – Thân Hòa Đồng Trụ : nghĩa là đối vớiđạo đồng tunghiệp Thân Từ, trái duyên có bệnh tật .. v .. v …. nên chiếu cố lẫn nhau. Nhờ pháp nàyđược sự ái kínhlẫn nhau, tâm ýkhông chống trái, không tranh cãi, cùng nhau chung ở. 5 ) – : nghĩa là đối vớiđạo đồng tunghiệp Ngữ Từ, có nhữngpháp lành nên khuyến khíchlẫn nhau, có nhữngkhéo ý nêu lênlẫn nhau để. Nhờ pháp nàyđược sự ái kínhlẫn nhau, tâm ýkhông chống trái, không tranh cãi, cùng nhau chung ở. 6 ) – Ý Hòa Đồng Duyệt : nghĩa là đối vớiđạo đồng tunghiệp Ý Từ, luôn luôn nghĩ đến cácđều là những kẻ thay thế sửa chữa Phật, là bạn lành của mình không dễ gì có được, làtrợ giúp mình. Nhờ pháp nàyđược sự ái kínhlẫn nhau, tâm ýkhông chống trái, không tranh cãi, cùng nhau chung ở. Phân loại Tăng có hai thứ : a ) – Thinh Văn Tăng : tức là, cắt tócb ) – : là những kẻ, có hai hìnhtướng : vàPhân pháp thì lại có ba loại : a ) – Thinh Văn Tăng, b ) – Tăng : có hai thứ : Lân Dụ ( hạng gầnvà Bộ Hành, Bộ Hành thànhc ) – : tức là ngườiPhân pháp còn có những thứ Tăng nữa như : Tăng, Tăng, .. v .. v ….. nhưng trong đây không hề nói rõ. Phật, Pháp, Tăng, ba thứ đây sao gọi là “ Bảo ” ? Nguyên vìđây là ngôi vị hướng dẫn, lìa khổ được an vui, sựbậccõi, rất được, như vật quý và hiếm có, do đó gọi là Bảo. TrongLuận, dùng có sáu, nay đemvàođểrõcó sáugọi là Bảo : a ) – Nghĩavật, người nghèo khó không hề có được ; cũng giống như thế, không có, trăm ngànkhông thể ngộ được. b ) – Nghĩa Ly Trần : nhưcủakhông có vết tích nhơ bẩn trêncũng giống như thế, tất cảtột cùng, nên gọi là Bảo. c ) – Nghĩa : nhưcólớn hoàn toàn có thể trừ được, chữa trị bệnh độc .. v .. v …. ; cũng giống như thế, không thiếu oai lựckhông thể nghĩ bàn, do đó gọi là Bảo. d ) – Nghĩa : nhưcó thể, khiếntươi đẹp ; cũng giống như thế, đều cócó thể, vì vậy gọi là Bảo. e ) – Nghĩa : như ngọc bíchrất làở trong toàn bộ vật ; cũng giống như thế, là phápcủa, rất là, do đó gọi là Bảo. g ) – Nghĩa Bất Cải : như vàng thật của, đun nấu đánh đập mài dủa .. v .. v …. không hề cải biến ; cũng giống như thế, là vì pháp, không bịnhư : Xưng, Cơ, Khổ, Lạc, Lợi, Suy, Hủy, Dự hoạt động nghiêng đổ, luôn luôn bền chắc không biến hóa, nên gọi là Bảo. KinhQuán, Phẩmdùngcủa mười nghĩa như :, dữ lạc, nan ngộ, , tối diệu, đểrõ sựcủa, nên gọi là Bảo. Nói : “ Phậtlà bảo, vì rất đầy đủ, đếnkhông dứt, dùngnày để chỉ cho những, cho nên vì thế gọi là Bảo ”. có sáu chủng loại :, Biệt Thể, và1 ) -, cũng gọi là, cũng gọi là. Thể tức làtức làtức là Tăng Tánh, xưa gọi là. Nay trên mỗiđều có đủ ba nghĩađồ biểu thứ nhất sau đây : ĐỒ BIỂU 1

      2)- Biệt Thể Tam Bảo, cũng gọi là Hóa Tướng Tam Bảo. Trong Kinh Niết Bàn, Phật Đà tự nói Phật Pháp Tăng ba thứ danh nghĩa đều khác, nói một là ba, hoặc nói ba là một, là cảnh giới của chư Phật, không phải các bậc Thinh Văn và Duyên Giác biết được. Du Già Sư Địa Luận cũng nói, hiển hiện Chánh Đẳng Giác là Tướng Phật Bảo, các pháp chỗ Phật chứng quả là Tướng Pháp Bảo, theo Phật thọ giáo tu hành chân chánh là Tướng Tăng Bảo, do đó gọi Tam Bảo là Biệt Thể đều khác.
Biệt Thể Tam BảoBiệt Thể Tam Bảo
      3)- Nhất Thừa Tam Bảo, Đức Như Lai nói pháp dùng Nhất Thừa làm cứu cánh, như Thắng Man Kinh nói rằng: “Nói đạo pháp Nhất Thừa, đắc Pháp Thân cứu cánh, nơi Vô Thượng lại không nói pháp sự Nhất Thừa”. Kinh Pháp Hoa nói rằng: “Trong mười phương cõi Phật, chỉ có pháp Nhất Thừa.”Cho nên y nơi cõi Cứu Cánh mà nói, chỉ có Nhất Thừa Tam Bảo, còn nói Nhị Thừa, nói Tam Thừa đều là huyền hóa mà thiết lập.
      Trong căn bản đây, chỉ chọn lấy Nhất Thừa Tam Bảo làm Thể sở hữu, làm quy ước thọ trì mà nói, phương tiện để tu tập thì Pháp và Tăng cũng thâu nhiếp vào Thể Nhất Thừa Tam Bảo.
Nhất Thừa Tam BảoNhất Thừa Tam Bảo

      4)- Tam Thừa Tam Bảo, tức là hiện thân để giáo hóa người ba Thừa, Pháp để giảng và Tăng chúng để độ, gọi là Tam Thừa Tam Bảo.
Tam Thừa Tam BảoTam Thừa Tam Bảo

      5)- Chân Thật Tam Bảo, tức là thật nghĩa của Đồng Thể, Biệt Thể, Nhất Thừa, Tam Thừa đã trình bày ở phía trước đều có Tam Bảo, cho nên Pháp và Tăng không tiếp thu hữu lậu.
Chân Thật Tam BảoChân Thật Tam Bảo

      6)- Trụ Trì Tam Bảo, đức Phật sau khi nhập diệt, chỉ để lại thế gian những gia bảo như là Xá Lợi, Phật Tượng, ba Tạng Kinh văn giáo lý, tất cả Tăng chúng xuất gia; vì lợi lạc thế gian, những gia bảo nói trên được tiếp nối truyền thừa bảo trì Phật Pháp không cho mất; những gia bảo này được gọi là Trụ Trì Tam Bảo.
Trụ Trì Tam BảoTrụ Trì Tam Bảo

      Thứ lớp và xác định của danh số Tam Bảo nơi trong Kinh Luận giải thích có nhiều nghĩa, nay xin tổng kết Kinh Luận để dễ nhận thức: Phật giống như lương y, Pháp giống như diệu dược, Tăng giống như người khám bệnh, ba thứ báu đây không tăng và cũng không giảm.

     5.- SAI BIỆT CỦA TAM BẢO:

      Sai biệt của ba thứ Phật Pháp Tăng, Du Già Sư Địa Luận dùng sáu thứ tướng để hiển bày nó:

      a)-  Do tự tướng sai biệt. Không phải do người khác giáo dục, tự tướng giác ngộ tự nhiên thể hiện đấy là Phật Bảo; tự tướng quả pháp của Phật giác ngộ đấy là Pháp Bảo; tự tướng chân chánh nhờ người khác trao truyền mà tu hành đấy là Tăng Bảo.

      b)- Do tạo nghiệp sai biệt. Khéo chuyển nghiệp bằng giáo pháp chân chánh đấy là Phật Bảo; các pháp chỗ duyên làm nghiệp để đoạn trừ phiền não đấy là Pháp Bảo; người tu trì dõng mãnh tinh tấn để tăng trưởng nghiệp thiện pháp đấy là Tăng Bảo.

      c)- Do tin hiểu sai biệt. Đối với Phật Bảo cần phải thiết lập tin hiểu để thân cận thừa hành phụng sự, đối với Pháp Bảo cần phải thiết lập tin hiểu để mong cầu chứng đắc, đối với Tăng Bảo cần phải thiết lập tin hiểu để hòa hợp đồng nhất pháp tánh cùng chung ở.

      d)- Do tu hành sai biệt. Nơi Phật Bảo phải tu chánh hạnh để thừa hành phụng sự cúng dường, nơi Pháp Bảo phải chánh hạnh tu Du Già Phương Tiện, nơi Tăng Bảo phải chánh hạnh tu cùng chung thọ dụng tài pháp.

      e)- Do Tùy Niệm Sai Biệt. Niệm Phật Bảo là bậc Vô Thượng Chánh Biến Giác, là Thế Tôn, đầy đủ mười lực, bốn vô sở úy, mười tám Phật Pháp bất cộng..v..v….; niệm Pháp Bảo là thiện pháp xuất thế thanh tịnh vô lậu, là pháp hành đoạn trừ tất cả tai họa tội lỗi, sanh tất cả công đứclàm chỗ nương tựa; niệm Tăng Bảo là những người tu hành chánh giác phạm hạnh thanh tịnh, là kẻ trụ trì Phật Pháp, hoằng dương Phật pháp, là kẻ tự tánh thanh tịnh, xa lìa các điều ác.

      g)- Do sanh phước sai biệt. Nơi Phật Bảo, quy y cúng dường ..v..v…. là nương nơi một hữu tình thì phát sanh được phước đức thù thắng trên hết; nơi Pháp Bảo quy y cúng dường thọ trì..v..v….. tức là nương nơi pháp này phát sanh được phước đức thù thắng trên hết, nơi Tăng Bảo quy y cúng dường thừa hành phụng sự..v..v….  là nương nơi nhiều hữu tình thì phát sanh được phước đức thù thắng trên hết.

(Trích trong Phật Giáo Cơ Bản Tri Thức của Pháp sư Chánh Quả)

.

Source: https://thevesta.vn
Category: Phật Pháp