Nhận Định Về Các Bài Thuyết Giảng Của Ht. Thông Lạc (Hương Trà)

NHẬN ĐỊNH 

Về Các Bài
Thuyết Giảng của HT. Thông Lạc

Hương
Trà

Kính
Gửi :

Ban
Biên Tập Thư Viện Hoa Sen

Kính
thưa quý đạo hữu,

Đáp
lời yêu cầu của ban biên tập cho ý kiến về Hoà Thượng
Thông Lạc, tôi xin có vài lời mạo muội gọi là góp ý. Thật ra tôi đã được biết đến sư Thông Lạc trước đây
qua sự giới thiệu của một đạo hữu trên diển đàn. Cũng nhờ đó tôi mới biết ở Việt Nam có một vị Hoà thượng
tu hành nhập đến Tứ Thiền, chứng được Tam Minh, đắc
quả vị A La Hán và được ấn chứng bởi một vị Hoà Thượng
khác. Tôi vốn đa nghi nên không tin và tự tìm hiểu về
vị sư này. 

Tôi
đã cố gắng đọc các bài giảng pháp được truyền tải
trên mạng của Tu Viện Chơn Như và được biết vị này có
pháp hiệu là Thích Thông Lạc, năm nay thầy 76 tuổi và vị
Hoà Thượng ấn chứng cho HT. Thông Lạc không ai khác hơn là
Hoà Thượng Thích Thanh Từ. Xin trích:

..Năm
1970, Hòa Thượng Thanh Từ mở khóa An Cư Kiết Hạ truyền
dạy pháp môn TRI VỌNG đầu tiên tại Tu Viện Chơn Không,
Vũng Tàu, Thầy là một trong số 10 tăng sinh đầu tiên này.
Nhận được pháp, Thầy hoàn toàn tin tưởng vào pháp tu, đem
hết năng lực ngày đêm 4 thời, mỗi thời 3 giờ tu tập. Trong suốt 10 năm tu tập, thầy vẫn thấy THAM-SÂN-SI còn nguyên,
không cách tiêu trừ, nghi ngờ mình đã tu lầm đường, nên
chuyển qua tu theo Đại Tạng Kinh Nikaya và chỉ sau 6 tháng tu
tập, từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1980, Thầy lần lượt nhập
được SƠ THIỀN, NHỊ THIỀN, TAM THIỀN, TỨ THIỀN và đêm
cuối cùng Thầy hoàn tất TAM MINH. Đầu tháng 10 năm 1980,
Thầy trở về Tu Viện Chơn Không trình Hòa Thượng Thanh Từ
kinh nghiệm chứng đắc của mình, nhưng không nói rõ đã tu
theo Đại Tạng Kinh Nikaya, và xin được nhập Niết Bàn (chết)
để sách tấn các thiền sinh, giúp Hòa Thượng Thanh Từ CHẤN
HƯNG PHẬT GIÁO. Nhưng Hòa Thượng Thanh Từ sau khi đã ấn
chứng Thầy chứng quả Thiền Tông, yêu cầu Thầy trụ thế,
và duyệt lại kinh sách để cùng Hòa Thượng CHẤN HƯNG THIỀN
TÔNG…” [http://www.thuvienvietnam.com]

Khi
đề cập đến việc chứng đắc này, chính Hoà Thượng Thông
Lạc xác định: 
“Người
nhập xong Tứ Thiền, chứng Tam Minh là bậc A La Hán như trong
thời Đức Phật còn tại thế. Phật và A La hán không khác
nhau chỗ tu hành và giải thoát. A La Hán chỉ khác Phật ở
chỗ Đức Phật là Giáo Chủ, người sáng lập ra Phật Giáo.
Khi tu hành giải thoát rồi thì người nào cũng như người
nấy.” [ĐVXP-ta^.p 2 http://nguyenthuychonnhu.com ].

Được
biết A La Hán là một hiệu trong 10 Phật hiệu của Đức
Phật. Người đắc quả vị A La Hán không còn lỗi lầm,
thoát khỏi phiền não, tâm trí tự tại, biết hết tất cả,
đã đi tới chỗ cùng tột, đã diệt tất cả những dây trói
buộc vào kiếp sống, dứt luân hồi và có đủ sáu phép thần
thông (thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, túc mạng thông, tha
tâm thông, thần túc thông, và lậu tận thông). 

Như
vậy nền Phật Giáo đương đại Việt Nam chúng ta hân hạnh
có được một vị A La Hán là Hoà thượng Thông Lạc. Điều này chúng ta nên mừng chứ? Đừng vội tin. Chính Đức Phật nói thế. Hãy xem cung cách sư thưa trình
với HT. Thanh Từ thì thấy rõ sư đã là A La Hán chưa? sư
đã không nói đúng sự thật là sư đã không tu theo pháp môn
của HT. Thanh Từ để HT Thanh Từ cứ tưởng là sư đã chứng
đắc do pháp môn HT. dạy, để HT. ấn chứng cho. Điều
sư không nói đúng sự thật với HT. Thanh Từ là việc của
sư nhưng điều này có thể gây tai hại cho huệ mạng của
những người tu sau. Sư đã thiếu lòng từ bi, vì đoạn
đường sư đã đi qua không kết quả mà lại không nói rõ
sự thật với HT. Thanh Từ để HT. Thanh Từ biết rõ hầu
dạy người sau đi lối khác. Điều thứ nhì: một vị
A La Hán biết hết tất cả, có sáu thứ thần thông, thấy,
nghe, và biết mọi sự mọi vật trong vũ trụ, biết tâm và
nghiệp quả đời trước, đời này và đời sau mỗi người. Thế mà sư không đọc được tâm của Hoà Thượng bổn sư,
không biết tâm HT. Thanh Từ sẽ từ chối lời cầu chết (nhập
Niết Bàn) của sư và cũng không biết những người tu theo
sư sau này sẽ rơi như sung rụng (bỏ đi không tu theo nữa).

Một
bậc A La Hán biết hết tất cả, biết đường đi nhân nhân
quả của chúng sanh, có lòng đại từ đại bi, thương tất
cả chúng sinh như con ruột, không thể nào mạt sát chúng sinh
được, huống hồ lại mạt sát các thầy tổ. Sư đã
mạt sát các Tổ Sư như các Ngài Long Thọ, Vô Trước,
Thế Thân, Mã Minh, Bồ Đề Đạt Ma bên Ấn Độ đến Tổ
Huệ Khả, Tổ Vĩnh Minh Diên Thọ bên Trung Hoa, và đến chư
thầy tổ Việt Nam. Chỉ vài vị Thầy Tổ khi trước lâm chung
bị bệnh đau, thế mà sư cho là tất cả đều tu sai nên tất
cả đau như vậy trước khi lâm chung. Sư còn nói Hoà
Thượng Thiền Tâm trước khi lâm chung ói máu thế này hay
thế khác. 

Hoà
Thượng Thông Lạc, nếu là A La Hán thật, phải biết tuỳ
căn cơ chúng sinh, tuỳ nhân duyên thời tiết mà thuyết pháp
cứu độ chúng sinh. Chính sư biết tất cả tín đồ
Phật Giáo Việt Nam hiện nay không tu Tịnh Độ thì lại tu
Thiền Tông; không tu Thiền Tông thì lại tu Mật Tông. Ba tông phái này chiếm trọn tín đồ Phật Giáo; thế mà sư
lại quyết tâm triệt hạ, chỉ trích họ là ngoại đạo,
là tà giáo, chỉ riêng sư mới đúng, mới là chính phái. Không những chĩ trích ba tông phái chính của PGVN là Tịnh
Độ, Thiền Tông và Mật Tông là tà, sư Thông Lạc cũng chỉ
trích luôn các sư Nam Tông nào là tu sai, ăn thịt chúng sinh,
ăn phi thời, phá giới, bẻ vụn giới..Sư cũng chỉ trích
cả hai vị Thiền Sư Nam Tông nổi tiếng hiện nay trên thế
giới là hai ngài A-Chaan-chah và Mahàsi. 

Xin
trích: “…
Các thiền sư Nam Tông
mặc dù họ đang học tu theo giáo pháp Nguyên Thủy, nhưng lại
tu sai lời Phật dạy, lấy hơi thở hoặc dùng cơ bụng (phình
xẹp) hoặc tập trung chú ý quá sức vào các hành động ngoại
thân như đi, đứng, nằm, ngồi, mặc y, mang bát, ăn, uống,
v.v… ức chế tâm đến quá độ làm cho ý thức ngưng hoạt
động để rồi tưởng thức hoạt động, khiến cho thân tâm
sanh cảm giác “xúc tưởng hỷ lạcCác sư lầm tưởng đó là trạng
thái hỷ lạc của thiền định nên cố giữ và ôm chặt các
trạng thái hỷ lạc tưởng thức. Gặp trạng thái này
các sư đều bị chết chìm trong pháp định tưởng này. Lối tu như vậy, các sư Nam Tông, do không có thiện hữu tri
thức có kinh nghiệm nhập Bốn Thánh Định và Tam Minh hướng
dẫn, nên lạc vào thiền tưởng giống như Thiền Đông Độ. Chứng minh cụ thể như thiền sư Nam Tông A Jaan Chah khi trả
lời những câu hỏi đạo, ngôn ngữ của Ngài giống như thiền
sư Đông Độ..” [ĐVXP-Tập 8]. 


tu hành chưa tới nơi tới chốn, nên các Ngài (A-Chaan-chah và
Mahàsi) biên soạn những loại kinh sách này vô tình đã để
lại cho loài người trong hiện tại và mai sau những tai hại
rất lớn, làm hao tài tốn của và phí cả cuộc đời của
hậu học chẳng ích lợi gì, khi họ theo tu những pháp môn
này. Trong thế kỷ này, tín đồ Phật Giáo khắp năm
châu bốn biển đua nhau tu tập thiền Minh Sát Tuệ. Tu
tập thiền này phải tập trung theo cơ bụng (Phồng, xẹp)
nhằm diệt vọng tưởng. Loại thiền ấy thuộc về thiền
ức chế tâm nó không phải là thiền của Đạo Phật…”.(ĐVXP-Tập
8)

http://nguyenthuychonnhu.com/download.htm

Như
thế vô hình chung sư Thông lạc đả phá hết Phật Giáo rồi
còn gì? 

Nói
một cách vắn gọn, sư Thông Lạc tự cho mình là A La Hán,
là Phật, là trên hết không còn ai hơn mình. Chỉ sư
mới là chính phái, tất cả còn lại đều là tà hết. Một
bậc A La Hán không thể nào có những lời phân biệt thế
này thế nọ, thấy cái này sai, cái kia đúng. Một bậc
A La Hán không thể nào có những lời hằn học, những lời
mạ lị, mạt sát người khác hay môn phái khác. Theo tâm
lý học người đời, ai cũng biết người nào còn nói tâm
tôi thanh tịnh là người đó tâm còn ô nhiễm. Ai cũng
biết người nào còn thấy mình tu chứng quả A La Hán là người
đó chưa chứng quả A La Hán. Ai cũng biết người nào
còn tâm phân biệt, chống đối các pháp môn khác là người
đó chưa chứng đắc. Người nào còn thấy mình đúng,
người khác sai là người đó chưa chứng đắc. Điều
này thật hiển nhiên.

Source: https://thevesta.vn
Category: Phật Pháp