Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ: Người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã
Tốt nghiệp trung học, ông giã biệt xứ Huế, giã biệt chiếc cầu ngói Thanh Toàn – nơi có nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, vào Đà Lạt học trường Kiến trúc, mở đầu cuộc lập thân của người học trò hàn vi đam mê sáng tạo. Đà Lạt mù sương, đồi dốc, suối hát, thông reo làm ngẩn ngơ hồn Ngô Viết Thụ. Bắt đầu từ đây, những bài học, những cảm hứng đầu đời nhen nhóm. Thế rồi thêm một lần nữa Ngô Viết Thụ lại ra đi, đi về phía trời Tây du học để rồi đem vinh quang về cho đất nước. Là người Việt Nam du học tại Pháp, Ngô Viết Thụ được nước Pháp tuyển chọn sang Ý học tiếp 3 năm 6 tháng nữa. Thành phố La Mã xây dựng từ hơn 2000 năm trước, làm Ngô Viết Thụ choáng ngợp trước vẻ đẹp, sự vĩ đại của kiến trúc Hy La với cảm hứng vừa nên thơ, vừa hùng vĩ… Đi du học mà Ngô Viết Thụ luôn nghĩ về quê hương, luôn nghĩ đến lời khuyên của nhạc phụ “làm thượng thư thì chỉ có một thời, còn giật giải Khôi nguyên để phụng sự đất nước, nhân dân thì thời nào cũng trọng”, nên đã cố công tu luyện và học hỏi. Học những nét cao siêu trong sự sắp xếp, bố cục và xử lý không gian của các trung tâm, các công trình…
Tác phẩm đoạt giải Khôi nguyên La Mã của ông là họa đồ một thánh đường giữa trung tâm thành phố với sức chứa 40.000 tín đồ. Tác phẩm đạt điểm cao nhất với 28 phiếu trên 29 giám khảo. Một nhà báo Pháp hồi đó viết “29 phiếu trừ 1”. Dư luận chung hết sức ngạc nhiên bởi không tin một thanh niên Việt Nam nhỏ bé lại đoạt giải thưởng lớn năm 30 tuổi. Năm 1962, lúc ông 37 tuổi, Viện Hàn lâm kiến trúc Mỹ (HFAIA) lại bầu ông làm Viện sĩ danh dự (…).
Ngô Viết Thụ đã từ chối mọi phú quý vinh hoa để trở về phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Ông nghĩ: “Từ chối quyền chức là tránh cái sở đoản để thực hiện cái sở trường. Với nghề kiến trúc, ở những vùng đô thị giàu có thì có tiền là có người phục vụ, còn các vùng nông thôn hẻo lánh ít ai lo”… Thật khó mà liệt kê hết những công trình kiến trúc Ngô Viết Thụ tham gia thiết kế và cố vấn, cũng như thật khó diễn tả đầy đủ những ý tưởng của ông, xin kể điểm một vài công trình: Lò phản ứng hạt nhân nguyên tử Đà Lạt, chợ Đà Lạt, khu đại học Huế, sân bay Tân Sơn Nhất, Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập)…
Tên tuổi và tài năng của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ không chỉ là niềm tự hào riêng của giới kiến trúc và mỹ thuật Việt Nam. Vòng nguyệt quế sáng chói đó, cùng với những công trình do ông thiết kế là niềm tự hào, là tài sản quý của quốc gia!
Tốt nghiệp trung học, ông giã biệt xứ Huế, giã biệt chiếc cầu ngói Thanh Toàn – nơi có nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, vào Đà Lạt học trường Kiến trúc, mở đầu cuộc lập thân của người học trò hàn vi đam mê sáng tạo. Đà Lạt mù sương, đồi dốc, suối hát, thông reo làm ngẩn ngơ hồn Ngô Viết Thụ. Bắt đầu từ đây, những bài học, những cảm hứng đầu đời nhen nhóm. Thế rồi thêm một lần nữa Ngô Viết Thụ lại ra đi, đi về phía trời Tây du học để rồi đem vinh quang về cho đất nước. Là người Việt Nam du học tại Pháp, Ngô Viết Thụ được nước Pháp tuyển chọn sang Ý học tiếp 3 năm 6 tháng nữa. Thành phố La Mã xây dựng từ hơn 2000 năm trước, làm Ngô Viết Thụ choáng ngợp trước vẻ đẹp, sự vĩ đại của kiến trúc Hy La với cảm hứng vừa nên thơ, vừa hùng vĩ… Đi du học mà Ngô Viết Thụ luôn nghĩ về quê hương, luôn nghĩ đến lời khuyên của nhạc phụ “làm thượng thư thì chỉ có một thời, còn giật giải Khôi nguyên để phụng sự đất nước, nhân dân thì thời nào cũng trọng”, nên đã cố công tu luyện và học hỏi. Học những nét cao siêu trong sự sắp xếp, bố cục và xử lý không gian của các trung tâm, các công trình…Tác phẩm đoạt giải Khôi nguyên La Mã của ông là họa đồ một thánh đường giữa trung tâm thành phố với sức chứa 40.000 tín đồ. Tác phẩm đạt điểm cao nhất với 28 phiếu trên 29 giám khảo. Một nhà báo Pháp hồi đó viết “29 phiếu trừ 1”. Dư luận chung hết sức ngạc nhiên bởi không tin một thanh niên Việt Nam nhỏ bé lại đoạt giải thưởng lớn năm 30 tuổi. Năm 1962, lúc ông 37 tuổi, Viện Hàn lâm kiến trúc Mỹ (HFAIA) lại bầu ông làm Viện sĩ danh dự (…).Ngô Viết Thụ đã từ chối mọi phú quý vinh hoa để trở về phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Ông nghĩ: “Từ chối quyền chức là tránh cái sở đoản để thực hiện cái sở trường. Với nghề kiến trúc, ở những vùng đô thị giàu có thì có tiền là có người phục vụ, còn các vùng nông thôn hẻo lánh ít ai lo”… Thật khó mà liệt kê hết những công trình kiến trúc Ngô Viết Thụ tham gia thiết kế và cố vấn, cũng như thật khó diễn tả đầy đủ những ý tưởng của ông, xin kể điểm một vài công trình: Lò phản ứng hạt nhân nguyên tử Đà Lạt, chợ Đà Lạt, khu đại học Huế, sân bay Tân Sơn Nhất, Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập)…Tên tuổi và tài năng của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ không chỉ là niềm tự hào riêng của giới kiến trúc và mỹ thuật Việt Nam. Vòng nguyệt quế sáng chói đó, cùng với những công trình do ông thiết kế là niềm tự hào, là tài sản quý của quốc gia!
Source: https://thevesta.vn
Category: Cộng Đồng