Tân Biên Quán Âm Linh Cảm Lục

Bài viết chưa xem

gửi bởi battinh » 11/01/16 17:47

LỜI TỰA CỦA
LIÊN TÔNG THẬP TAM TỔ
ẤN QUANG PHÁP SƯ

Đức Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát thệ nguyện sâu rộng không ngần, tâm Từ Bi quảng đại vô biên, thế nên Ngài phân thân khắp vi trần sát độ trong mười phương thế giới, tùy duyên hiện hình, tầm thinh cứu khổ, độ cho tất cả chúng sanh thoát khỏi vòng khổ não. Đặc biệt, với chúng sanh ở cõi Ta bà này, tâm bi mẫn của Ngài càng chí thiết, thế nên chúng sanh nào chí thành xưng niệm đều được Ngài cứu độ không bỏ sót một ai.

Những năm gần đây, tất cả nhân loại thường gặp rất nhiều hoạn nạn, khổ ách, có muốn trốn thoát cũng khó đặng và cũng không có phương gì để tránh cho khỏi. Vì sao vậy? Vì trong thời hiện đại này, thế đạo nhân tâm xấu ác, đảo điên đến cực độ. Đối với cha mẹ là người có đại ân đức, sanh thành dưỡng dục mà còn ngang nhiên đề xướng bác bỏ hiếu đạo, kết bạn bè cùng với những kẻ ác nghịch giết cha hại mẹ. Thế nên, những ai sanh ra trong thời kỳ này, chẳng phải là việc buồn đau, đáng thương xót hay sao? Đại phàm những người có chánh tri chánh kiến, không một ai chẳng lưu tâm nghiên cứu Chánh pháp, không một ai chẳng lo tu trì Tịnh nghiệp để mong thoát ly cõi đời ác ngũ trược này, mau chóng dự vào Liên Trì Hải hội, như thế mới mong được thoát khỏi vô lượng thống khổ nơi cõi Ta bà này và được hưởng thọ sự an vui nơi Lạc quốc.

Nhưng đối với chúng ta, khi chưa được về Lạc quốc và vẫn còn đắm chìm trong cảnh khổ nơi Ta Bà thì cần phải có đấng Mẹ hiền để làm nơi nương tựa. Đấng Mẹ hiền ấy chính là Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, vì Bồ Tát đối với cõi Ta Bà đau khổ, nhất là trong thời kỳ mạt pháp này, Ngài đặc biệt sanh khởi tâm Đại từ vô lượng, vận dụng lòng Đại bi đồng thể. Đối với tất cả thứ khổ nạn, Ngài luôn luôn thùy từ cứu độ. Thế nên, chúng sanh nào xưng niệm hồng danh của Ngài, nếu lúc gặp phải nguy hiểm liền hóa thành kiết tường, gặp phải nạn tai thì biến thành an lạc. Những sự việc linh ứng của Bồ tát không bút mực nào có thể tả xiết. Các tích cảm ứng của Bồ tát thường thấy tản mác trong các sách nhưng những bộ sách chuyên ghi chép sự linh ứng của Ngài thì có thể nói đến như Quán Âm Từ Lâm Tập của Hoàng Tán Đại sư, Quán Âm Trì niệm Ký của Cư sĩ Châu Khắc Phục, Quán Âm Linh Cảm Lục của Cư sĩ Vưu Tích Âm, Quán Âm Bổn Tích Tụng của Cư sĩ Hứa Chỉ Tịnh, Quán Âm Linh Nghiệm Ký của Cư sĩ Nhiếp Vân Đài. Các bộ sách này đều có lưu hành trong nhân gian để mọi người trong các giới đều được đọc, nghe và truyền tụng.

Trong tất cả các ghi chép được xem là hoàn bị nhất thì chỉ có bộ Tân Biên Quán Âm Linh Cảm Lục của Cư sĩ Lý Viên Tịnh vì Cư Sĩ đã tổng thâu tất cả các bộ sách khác mà biên tập thành một bộ sách này. Có thể nói bộ sách này là tập truyện đầy đủ về những khía cạnh ứng nghiệm linh cảm của Đức Quán Âm, đồng thời làm chổ y cứ cho tất cả những người có tín tâm trì niệm danh hiệu Đại Sĩ. Tuy nhiên chúng ta nên biết vì sao Đức Quán Thế Âm Bồ Tát có thể linh cảm được như vậy? Bởi vì Ngài có thể phản văn, văn tự tánh (nghĩa là không nghe theo thinh trần mà trở lại nghe nơi tự tánh) và chiếu kiến ngũ uẩn giai không (tức dùng trí soi chiếu đều thấy thân ngũ uẩn đều là không thật có). Thế nên, Tôi mong những vị nào được xem bộ sách này mà có thể chí thành khẩn thiết niệm hồng danh của Quán Âm Đại Sĩ, niệm đến lúc tất cả vọng niệm tiêu vong, chánh niệm hiện tiền thì tất cả phiền não ác nghiệp hiện có đều tiêu tán và quán được tất cả những cảnh duyên khổ vui đều không thật có. Chính trong trạng thái không thật có này, có thể phát khởi được tâm đại từ, vận dụng tâm đại bi, tùy cơ tiếp dẫn hóa độ, dùng tâm của Đức Quán Âm làm tâm mình, dùng việc làm của Đức Quán Âm làm việc làm của mình, đều muốn cho khắp chúng sanh đang bị thống khổ đồng được gội nhuần ân đức của Bồ tát Quán Thế Âm, từ ngày nay cho đến đời vị lai, đồng nhau thực hành hạnh của đức Quán Thế Âm để triển chuyển cứu độ lẫn nhau, đây là bản hoài của lão Tăng khi đề tựa vậy.

    • Mùa Thu Năm Kỷ Tỵ,

      Tàm Quý Tăng Thích Ấn Quang
      kính cẩn đề tựa

QUÁN ÂM TRAI KỲ

  • THÁNG GIÊNG: Mùng 8
    THÁNG HAI: Mùng 7, 9, 19
    THÁNG BA: Mùng 1, 3, 13, 19
    THÁNG TƯ: Mùng 8, 22
    THÁNG NĂM: Mùng 3,17
    THÁNG SÁU: Ngày 16, 18, 19, 23
    THÁNG BẢY: Mùng 1, 3
    THÁNG TÁM: Ngày 16
    THÁNG CHÍN: Ngày 19, 29
    THÁNG MƯỜI: Mùng 2
    THÁNG MƯỜI: MỘT Ngày 19
    THÁNG MƯỜI HAI: Mùng 8, 24

Lưu ý: Ngày sóc vọng hay tháng Nhuần cũng theo quy định như trên, nghĩa là tháng nào nhuần thì theo tháng ấy (Ví dụ: tháng Tư nhuần thì ngày ăn chay là mùng 8 và 22).

Điều cần ghi nhớ là lúc bình nhật, triệt để không được sát sanh, tốt nhất là trường trai thì càng quý. Những ngày Quán Âm Trai kỳ mà tiến hành phóng sanh thì công đức rất lớn, hơn cả làm việc phóng sanh trong những ngày thường.

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Hán Dịch: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Phẩm “Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn”

Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chấp tay hướng Phật mà bạch rằng: “Thế Tôn! Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-Tát do nhân duyên gì mà tên là Quán-Thế-Âm?”

Phật bảo ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát: “Thiện-nam-tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quán-Thế-Âm Bồ-Tát này một lòng xưng danh Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, tức thì xem xét tiếng tăm kia, đều được giải thoát.

1. Nếu có người trì danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức oai thần của Bồ-Tát này được như vậy. Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ-Tát này liền được chỗ cạn. Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh, vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa- cừ, mã-não, san-hô, hổ-phách, trân châu các thứ báu, vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kẻ kia trôi tắp nơi nước quỉ La-sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, thì các người đó đều được thoát khỏi nạn quỉ La-sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán-Thế-Âm.

2. Nếu lại có người sắp sẽ bị hại, xưng danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, thì dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, người ấy liền được thoát khỏị. Nếu quỉ Dạ-xoa cùng La-sát đầy trong cõi tam-thiên đại-thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu Quán-Thế-Âm Bồ Tát, thì các quỉ dữ đó còn không thể dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại được. Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi. Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam-thiên đại-thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: “Các Thiện-nam-tử! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, vị Bồ-Tát đó hay đem pháp vô-úy thí cho chúng sanh, các ông nếu xưng danh hiệu thì sẽ được thoát khỏi oán tặc nầy”. Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: “Nam-Mô Quán-Thế-Âm Bồ-Tát!” vì xưng danh hiệu Bồ-Tát nên liền được thoát khỏi. Vô-Tận-Ý! Quán-Thế-Âm Bồ- Tát sức oai thần to lớn như thế.

3. Nếu có chúng sanh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, liền được ly dục. Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, liền được lìa lòng giận. Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, liền được lìa ngu si. Vô-Tận-Ý! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát có những sức oai thần lớn, nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sanh thường phải một lòng tưởng nhớ.

Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán-Thế- Âm Bồ-Tát, liền sanh con trai phúc đức trí huệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sanh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng gốc phước đức, mọi người đều kính mến. Vô-Tận-Ý! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát có sức oai thần như thế.

4. Nếu có chúng sanh nào cung kính lễ lạy Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, thì phước đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sanh đều phải thọ trì danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.

Vô Tận Ý! Nếu có người thọ trì danh tự của sáu mươi hai ức hằng-hà- sa Bồ-Tát lại trọn đời cúng dường đồ ăn uống, y phục, giường nằm, thuốc thang. Ý ông nghĩ sao? Công đức của người thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhơn đó có nhiều chăng?

Vô-Tận-Ý thưa: “Bạch Thế-Tôn! Rất nhiều”.Phật nói: “Nếu lại có người thọ trì danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, nhẫn đến một thời lễ lạy cúng dường, thì phước của hai người đó bằng nhau không khác, trong trăm nghìn ức kiếp không thể cùng tận.

Vô-Tận-Ý! Thọ trì danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát được vô lượng vô biên phước đức lợi ích như thế.”

5. Ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát bạch Phật rằng: “Thế-Tôn! Quán-Thế-Âm Bồ- Tát dạo đi trong cõi Ta-bà như thế nào? Sức phương tiện đó như thế nào?”

Phật bảo Vô-Tận-Ý Bồ-Tát: “Thiện-nam-tử! Nếu có chúng sanh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật được độ thoát, thời Quán-Thế-Âm Bồ-Tát liền hiện thân Phật vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Duyên-giác được độ thoát, liền hiện thân Duyên-giác mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Thanh-văn được độ thoát, liền hiện thân Thanh-văn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Phạm-vương được độ thoát, liền hiện thân Phạm-vương mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Đế-Thích được độ thoát, liền hiện thân Đế-Thích mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tự-tại-thiên được độ thoát, liền hiện thân Tự-tại-thiên mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Đại-tự-tại-thiên được độ thoát, liền hiện thân Đại-tự-tại-thiên mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Thiên-đại-tướng-quân được độ thoát, liền hiện thân Thiên-đại-tướng-quân mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ-sa-môn được độ thoát, liền hiện thân Tỳ-sa-môn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tiểu-vương được độ thoát, liền hiện thân Tiểu-vương mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Trưởng-giả được độ thoát, liền hiện thân Trưởng-giả mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Cư-sĩ được độ thoát, liền hiện thân Cư-sĩ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tể-Quan được độ thoát, liền hiện thân Tể-Quan mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Bà-la-môn được độ thoát, liền hiện thân Bà-la-môn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di được độ thoát, liền hiện thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân phụ nữ của Trưởng-giả, Cư-Sĩ, Tể-Quan, Bà-la-môn được độ thoát, liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân đồng-nam,đồng-nữ được độ thoát, liền hiện thân đồng-nam, đồng-nữ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-dà, nhơn cùng phi nhơn được độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Chấp-Kim-Cang thần được độ thoát, liền hiện thân Chấp-Kim-Cang thần mà vì đó nói pháp.

Vô-Tận-Ý! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sanh, cho nên các ông phải một lòng cúng dường Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.

Quán-Thế-Âm Bồ-Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban cho sự vô-úy, nên cõi Ta-bà này đều gọi Ngài là vị”Thí-vô-úy”.

6. Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật: “Thế-Tôn! Con nay muốn cúng dường Quán-Thế-Âm Bồ-Tát”. Liền cởi chuỗi ngọc bằng châu báu nơi cổ giá trị trăm nghìn lạng vàng, đem trao cho ngài Quán-Thế-Âm mà nói rằng: “Xin Ngài nhận chuỗi trân bảo pháp thí này”.

Khi ấy Quán-Thế-Âm Bồ-tát chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô-Tận-Ý lại thưa cùng Quán-Thế-Âm Bồ-Tát rằng: “Xin Ngài hãy vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này”.

Bấy giờ Phật bảo Quán-Thế-Âm Bồ-Tát: “Ông nên thương Vô-Tận-Ý Bồ- Tát và hàng tứ chúng cùng trời, rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-dà, nhơn và phi-nhơn v.v… mà nhận chuỗi ngọc đó.

Tức thời, Quán-Thế-Âm Bồ-Tát thương hàng tứ chúng và trời, rồng, nhơn, phi-nhơn,v.v… mà nhận chuỗi ngọc đó chia làm hai phần: Một phần dâng đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật, một phần dâng tháp của Phật Đa-Bảo. Vô-Tận-Ý! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát có sức thần tự tại như thế, dạo đi nơi cõi Ta Bà”.

Lúc đó, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát nói kệ hỏi Phật rằng:

  • 7. Thế-Tôn đủ tướng tốt!
    Con nay lại hỏi kia.
    Phật tử nhân duyên gì?
    Tên là Quán-Thế-Âm?

    Đấng đầy đủ tướng tốt.
    Kệ đáp Vô-Tận-Ý:
    Ông nghe hạnh Quán-Âm.
    Khéo ứng các nơi chỗ.

    Thệ rộng sâu như biển.
    Nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn.
    Hầu nhiều nghìn Đức Phật.
    Phát nguyện thanh tịnh lớn.

    Ta vì ông lược nói.
    Nghe tên cùng thấy thân
    Tâm niệm chẳng luống qua.
    Hay diệt khổ các cõi.

    Giả sử sanh lòng hại.
    Xô rớt hầm lửa lớn.
    Do sức niệm Quán-Âm.
    Hầm lửa biến thành ao.

    Hoặc trôi dạt biển lớn.
    Các nạn quỉ, cá, rồng.
    Do sức niệm Quán-Âm.
    Sóng mòi chẳng chìm được.

    Hoặc ở chót Tu-di.
    Bị người xô rớt xuống.
    Do sức niệm Quán-Âm.
    Như mặt nhật treo không.

    Hoặc bị người dữ rượt.
    Rớt xuống núi Kim-Cang.
    Do sức niệm Quán-Âm.
    Chẳng tổn đến mảy lông.

    Hoặc gặp oán tặc vây.
    Đều cầm dao làm hại.
    Do sức niệm Quán-Âm.
    Đều liền sanh lòng lành.

    Hoặc bị khổ nạn vua.
    Khi hành hình sắp chết.
    Do sức niệm Quán-Âm.
    Dao liền gãy từng đoạn.

    Hoặc tù cấm xiềng xích.
    Tay chân bị gông cùm.
    Do sức niệm Quán-Âm.
    Tháo rã được giải thoát.

    Nguyền rủa các thuốc độc.
    Muốn hại đến thân đó.
    Do sức niệm Quán-Âm.
    Trở hại nơi bổn-nhân.

    Hoặc gặp La-sát dữ.
    Rồng độc các loài quỉ.
    Do sức niệm Quán-Âm.
    Liền đều không dám hại.

    Hoặc thú dữ vây quanh.
    Nanh vuốt nhọn đáng sợ.
    Do sức niệm Quán-Âm.
    Vội vàng bỏ chạy thẳng.

    Rắn độc cùng bò cạp.
    Hơi độc khói lửa đốt.
    Do sức niệm Quán-Âm.
    Theo tiếng tự bỏ đi.

    Mây sấm nổ sét đánh.
    Tuôn giá, xối mưa lớn.
    Do sức niệm Quán-Âm.
    Liền được tiêu tan cả.

    Chúng sanh bị khổ ách.
    Vô lượng khổ bức thân.
    Quán-Âm sức trí diệu.
    Hay cứu khổ thế gian.

    Đầy đủ sức thần thông.
    Rộng tu trí phương tiện.
    Các cõi nước mười phương.
    Không cõi nào chẳng hiện.

    Các loài trong đường dữ:
    Địa-ngục, quỉ, súc sanh.
    Sanh, già, bịnh, chết khổ.
    Lần đều khiến dứt hết.

    Chơn-quán thanh tịnh quán.
    Trí-huệ quán rộng lớn.
    Bi-quán và từ-quán,
    Thường nguyện thường chiêm ngưỡng.

    Sáng thanh tịnh không nhơ.
    Tuệ nhật phá các tối
    Hay phục tai khói lửa.
    Khắp soi sáng thế gian.

    Lòng bi răn như sấm.
    Ý từ diệu dường mây
    Xối mưa pháp cam lồ.
    Dứt trừ lửa phiền não.

    Cãi kiện qua chỗ quan.
    Trong quân trận sợ sệt
    Do sức niệm Quán-Âm.
    Cừu oán đều lui tan.

    Diệu-Âm, Quán-Thế-Âm.
    Phạm-âm, Hải-triều-âm
    Tiếng hơn thế gian kia,
    Cho nên thường phải niệm.

    Niệm niệm chớ sanh nghi
    Quán Âm bậc Tịnh Thánh.
    Nơi khổ não nạn chết.
    Hay vì làm nương cậy.

    Đủ tất cả công đức.
    Mắt lành trông chúng sanh.
    Biển phước lớn không lường.
    Cho nên phải đảnh lễ.

8. Bấy giờ, ngài Trì-Địa Bồ-Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật bạch rằng: “Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm Quán-Thế-Âm Bồ- Tát Đạo-nghiệp Tự-Tại, Phổ-Môn Thị-Hiện sức thần thông nầy, thì phải biết công đức người đó chẳng ít”.

Lúc Phật nói phẩm Phổ-Môn này, trong chúng có tám muôn bốn nghìn chúng sanh đều phát tâm vô-đẳng-đẳng, vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.

QUÁN ÂM KỆ
Trước Khi Xưng Niệm Thánh Hiệu Đức Đại Bi Quán Thế Âm
Trước Tiên Nên Đọc Bài Kệ Sau:

DỊCH ÂM:

  • Quán Âm Bồ Tát diệu nan thù
    Thanh Tịnh trang nghiêm lũy kiếp tu
    Hạo hạo hồng liên an túc hạ
    Nguy nguy cổ Phật hiện Quan đầu
    Bình trung cam lộ thường biến sái
    Thủ nội dương chi bất kể thu
    Thiên xứ kỳ cầu thiên xứ ứng
    Khổ hải thường tác độ nhân chu.

DỊCH NGHĨA:

  • Sắc đẹp Quán Âm khó tỏ trần
    Tu hành muôn kiếp tịnh nghiêm thân
    Sen hồng rực rỡ chân an ngự
    Cổ Phật uy nghiêm mão sáng ngần
    Cam lộ miên trường ban khắp chúng
    Liễu dương ngàn thuở cứu lê dân
    Ngàn nơi khẩn nguyện, ngàn nơi ứng
    Bể khổ đưa thuyền độ thiện nhân
    (Phật tử Liên Hoa tạm dịch)

Nam Mô Phổ Đà Sơn Lưu Ly Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát! (1 lần)
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát! (Xưng niệm từ một trăm, một ngàn đến vạn câu)

• Lược giải bài kệ:

– Câu 1, câu 2: nguyên nhân có được hảo tướng của Đức Quan Âm. Thân tướng của Bồ tát đẹp đẽ, phi thường do Ngài trải qua vô lượng vô biên số kiếp, tu hành thanh tịnh trang nghiêm mà chiêu cảm được báo thân như vậy.

– Câu 3, câu 4: Mô tả các tướng đẹp của Bồ tát: dưới chân Ngài có hoa sen hồng lớn nâng đỡ, trên chiếc mão Ngài đội có hình đức cổ Phật đoan nghiêm hiện ra.

– Câu 5, câu 6: Lòng Đại từ bi của Bồ tát đối với tất cả chúng sanh, nước cam lồ trong bình Tịnh thủy của Ngài lúc nào cũng rưới mát tâm nhiệt não của thế gian và nhành dương liễu trên tay Ngài không ngừng dập tắt mọi nạn tai cho chúng sanh.

– Câu 7, câu 8: Sự linh ứng khắp nơi của Bồ tát, bất luận ở nơi nào, thời gian nào, nếu có chúng sanh nào chí thành cầu khẩn, Bồ tát đều ứng hiện để cứu khổ ban vui và Ngài luôn chèo thuyền từ để cứu vớt những chúng sanh đang bị chìm đắm trong biển trần khổ não.
Hình ảnhĐức Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát thệ nguyện sâu rộng không ngần, tâm Từ Bi quảng đại vô biên, thế nên Ngài phân thân khắp vi trần sát độ trong mười phương quốc tế, tùy duyên hiện hình, tầm thinh cứu khổ, độ cho tổng thể chúng sanh thoát khỏi vòng khổ não. Đặc biệt, với chúng sanh ở cõi Ta bà này, tâm bi mẫn của Ngài càng chí thiết, thế nên chúng sanh nào chí thành xưng niệm đều được Ngài cứu độ không bỏ sót một ai. Những năm gần đây, toàn bộ quả đât thường gặp rất nhiều hoạn nạn, khổ ách, có muốn trốn thoát cũng khó đặng và cũng không có phương gì để tránh cho khỏi. Vì sao vậy ? Vì trong thời văn minh này, thế đạo nhân tâm xấu ác, đảo điên đến cực độ. Đối với cha mẹ là người có đại ân huệ, sanh thành dưỡng dục mà còn ngang nhiên đề xướng bác bỏ hiếu đạo, kết bè bạn cùng với những kẻ ác nghịch giết cha hại mẹ. Thế nên, những ai sanh ra trong thời kỳ này, chẳng phải là việc buồn đau, đáng thương xót hay sao ? Đại phàm những người có chánh tri chánh kiến, không một ai chẳng lưu tâm điều tra và nghiên cứu Chánh pháp, không một ai chẳng lo tu trì Tịnh nghiệp để mong thoát ly cõi đời ác ngũ trược này, mau chóng dự vào Liên Trì Hải hội, như vậy mới mong được thoát khỏi vô lượng thống khổ nơi cõi Ta bà này và được hưởng thọ sự an vui nơi Lạc quốc. Nhưng so với tất cả chúng ta, khi chưa được về Lạc quốc và vẫn còn đắm chìm trong cảnh khổ nơi Ta Bà thì cần phải có đấng Mẹ hiền để làm nơi lệ thuộc. Đấng Mẹ hiền ấy chính là Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, vì Bồ Tát so với cõi Ta Bà đau khổ, nhất là trong thời kỳ mạt pháp này, Ngài đặc biệt quan trọng sanh khởi tâm Đại từ vô lượng, vận dụng lòng Đại bi đồng thể. Đối với toàn bộ thứ khổ nạn, Ngài luôn luôn thùy từ cứu độ. Thế nên, chúng sanh nào xưng niệm hồng danh của Ngài, nếu lúc gặp phải nguy hại liền hóa thành kiết tường, gặp phải nạn tai thì biến thành an nhàn. Những vấn đề linh ứng của Bồ tát không bút mực nào hoàn toàn có thể tả xiết. Các tích cảm ứng của Bồ tát thường thấy tản mác trong những sách nhưng những bộ sách chuyên ghi chép sự linh ứng của Ngài thì hoàn toàn có thể nói đến như Quán Âm Từ Lâm Tập của Hoàng Tán Đại sư, Quán Âm Trì niệm Ký của Cư sĩ Châu Khắc Phục, Quán Âm Linh Cảm Lục của Cư sĩ Vưu Tích Âm, Quán Âm Bổn Tích Tụng của Cư sĩ Hứa Chỉ Tịnh, Quán Âm Linh Nghiệm Ký của Cư sĩ Nhiếp Vân Đài. Các bộ sách này đều có lưu hành trong nhân gian để mọi người trong những giới đều được đọc, nghe và truyền tụng. Trong tổng thể những ghi chép được xem là hoàn bị nhất thì chỉ có bộ Tân Biên Quán Âm Linh Cảm Lục của Cư sĩ Lý Viên Tịnh vì Cư Sĩ đã tổng thâu tổng thể những bộ sách khác mà chỉnh sửa và biên tập thành một bộ sách này. Có thể nói bộ sách này là tập truyện rất đầy đủ về những góc nhìn ứng nghiệm linh cảm của Đức Quán Âm, đồng thời làm chổ y cứ cho tổng thể những người có tín tâm trì niệm thương hiệu Đại Sĩ. Tuy nhiên tất cả chúng ta nên biết vì sao Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hoàn toàn có thể linh cảm được như vậy ? Bởi vì Ngài hoàn toàn có thể phản văn, văn tự tánh ( nghĩa là không nghe theo thinh trần mà trở lại nghe nơi tự tánh ) và chiếu kiến ngũ uẩn giai không ( tức dùng trí soi chiếu đều thấy thân ngũ uẩn đều là không thật có ). Thế nên, Tôi mong những vị nào được xem bộ sách này mà hoàn toàn có thể chí thành khẩn thiết niệm hồng danh của Quán Âm Đại Sĩ, niệm đến lúc toàn bộ vọng niệm diệt vong, chánh niệm hiện tiền thì toàn bộ phiền não ác nghiệp hiện có đều tiêu tán và quán được toàn bộ những cảnh duyên khổ vui đều không thật có. Chính trong trạng thái không thật có này, hoàn toàn có thể phát khởi được tâm đại từ, vận dụng tâm đại bi, tùy cơ tiếp dẫn hóa độ, dùng tâm của Đức Quán Âm làm tâm mình, dùng việc làm của Đức Quán Âm làm việc làm của mình, đều muốn cho khắp chúng sanh đang bị thống khổ đồng được gội nhuần ân huệ của Bồ tát Quán Thế Âm, từ thời nay cho đến đời vị lai, đồng nhau thực hành thực tế hạnh của đức Quán Thế Âm để triển chuyển cứu độ lẫn nhau, đây là bản hoài của lão Tăng khi đề tựa vậy. Lưu ý : Ngày sóc vọng hay tháng Nhuần cũng theo pháp luật như trên, nghĩa là tháng nào nhuần thì theo tháng ấy ( Ví dụ : tháng Tư nhuần thì ngày ăn chay là mùng 8 và 22 ). Điều cần ghi nhớ là lúc bình nhật, triệt để không được sát sanh, tốt nhất là trường trai thì càng quý. Những ngày Quán Âm Trai kỳ mà triển khai phóng sanh thì công đức rất lớn, hơn cả thao tác phóng sanh trong những ngày thường. Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chấp tay hướng Phật mà bạch rằng : “ Thế Tôn ! Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-Tát do nhân duyên gì mà tên là Quán-Thế-Âm ? ” Phật bảo ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát : “ Thiện-nam-tử ! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu những khổ não, nghe Quán-Thế-Âm Bồ-Tát này một lòng xưng danh Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, tức thì xem xét tiếng tăm kia, đều được giải thoát. 1. Nếu có người trì thương hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức oai thần của Bồ-Tát này được như vậy. Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ-Tát này liền được chỗ cạn. Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh, vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa – cừ, mã-não, san-hô, hổ-phách, trân châu những thứ báu, vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kẻ kia trôi tắp nơi nước quỉ La-sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, thì những người đó đều được thoát khỏi nạn quỉ La-sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán-Thế-Âm. 2. Nếu lại có người sắp sẽ bị hại, xưng danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, thì dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, người ấy liền được thoát khỏị. Nếu quỉ Dạ-xoa cùng La-sát đầy trong cõi tam-thiên đại-thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu Quán-Thế-Âm Bồ Tát, thì những quỉ dữ đó còn không hề dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại được. Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi. Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam-thiên đại-thiên, có một vị thương chủ dắt những người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng : “ Các Thiện-nam-tử ! Chớ nên sợ sệt, những ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, vị Bồ-Tát đó hay đem pháp vô-úy thí cho chúng sanh, những ông nếu xưng danh hiệu thì sẽ được thoát khỏi oán tặc nầy ”. Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng : “ Nam-Mô Quán-Thế-Âm Bồ-Tát ! ” vì xưng danh hiệu Bồ-Tát nên liền được thoát khỏi. Vô-Tận-Ý ! Quán-Thế-Âm Bồ – Tát sức oai thần to lớn như thế. 3. Nếu có chúng sanh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, liền được ly dục. Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, liền được lìa lòng giận. Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, liền được lìa ngu si. Vô-Tận-Ý ! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát có những sức oai thần lớn, nhiều quyền lợi như vậy, vì vậy chúng sanh thường phải một lòng tưởng niệm. Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán-Thế – Âm Bồ-Tát, liền sanh con trai phúc đức trí huệ ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sanh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng gốc phước đức, mọi người đều kính mến. Vô-Tận-Ý ! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát có sức oai thần như thế. 4. Nếu có chúng sanh nào cung kính lễ lạy Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, thì phước đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sanh đều phải thọ trì thương hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát. Vô Tận Ý ! Nếu có người thọ trì danh tự của sáu mươi hai ức hằng-hà – sa Bồ-Tát lại trọn đời cúng dường đồ ẩm thực ăn uống, y phục, giường nằm, thuốc thang. Ý ông nghĩ sao ? Công đức của người thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhơn đó có nhiều chăng ? Vô-Tận-Ý thưa : “ Bạch Thế-Tôn ! Rất nhiều ”. Phật nói : “ Nếu lại có người thọ trì thương hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, nhẫn đến một thời lễ lạy cúng dường, thì phước của hai người đó bằng nhau không khác, trong trăm nghìn ức kiếp không hề cùng tận. Vô-Tận-Ý ! Thọ trì thương hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát được vô lượng vô biên phước đức quyền lợi như vậy. ” 5. Ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát bạch Phật rằng : “ Thế-Tôn ! Quán-Thế-Âm Bồ – Tát dạo đi trong cõi Ta-bà như thế nào ? Sức phương tiện đi lại đó như thế nào ? ” Phật bảo Vô-Tận-Ý Bồ-Tát : “ Thiện-nam-tử ! Nếu có chúng sanh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật được độ thoát, thời Quán-Thế-Âm Bồ-Tát liền hiện thân Phật vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Duyên-giác được độ thoát, liền hiện thân Duyên-giác mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Thanh-văn được độ thoát, liền hiện thân Thanh-văn mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Phạm-vương được độ thoát, liền hiện thân Phạm-vương mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Đế-Thích được độ thoát, liền hiện thân Đế-Thích mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Tự-tại-thiên được độ thoát, liền hiện thân Tự-tại-thiên mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Đại-tự-tại-thiên được độ thoát, liền hiện thân Đại-tự-tại-thiên mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Thiên-đại-tướng-quân được độ thoát, liền hiện thân Thiên-đại-tướng-quân mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Tỳ-sa-môn được độ thoát, liền hiện thân Tỳ-sa-môn mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Tiểu-vương được độ thoát, liền hiện thân Tiểu-vương mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Trưởng-giả được độ thoát, liền hiện thân Trưởng-giả mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Cư-sĩ được độ thoát, liền hiện thân Cư-sĩ mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Tể-Quan được độ thoát, liền hiện thân Tể-Quan mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Bà-la-môn được độ thoát, liền hiện thân Bà-la-môn mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di được độ thoát, liền hiện thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân phụ nữ của Trưởng-giả, Cư-Sĩ, Tể-Quan, Bà-la-môn được độ thoát, liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân đồng-nam, đồng-nữ được độ thoát, liền hiện thân đồng-nam, đồng-nữ mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-dà, nhơn cùng phi nhơn được độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Chấp-Kim-Cang thần được độ thoát, liền hiện thân Chấp-Kim-Cang thần mà vì đó nói pháp. Vô-Tận-Ý ! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát đó thành tựu công đức như vậy, dùng những thân hình, dạo đi trong những cõi nước để độ thoát chúng sanh, do đó những ông phải một lòng cúng dường Quán-Thế-Âm Bồ-Tát. Quán-Thế-Âm Bồ-Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban cho sự vô-úy, nên cõi Ta-bà này đều gọi Ngài là vị ” Thí-vô-úy ”. 6. Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Con nay muốn cúng dường Quán-Thế-Âm Bồ-Tát ”. Liền cởi chuỗi ngọc bằng châu báu nơi cổ giá trị trăm nghìn lạng vàng, đem trao cho ngài Quán-Thế-Âm mà nói rằng : “ Xin Ngài nhận chuỗi trân bảo pháp thí này ”. Khi ấy Quán-Thế-Âm Bồ-tát chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô-Tận-Ý lại thưa cùng Quán-Thế-Âm Bồ-Tát rằng : “ Xin Ngài hãy vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này ”. Bấy giờ Phật bảo Quán-Thế-Âm Bồ-Tát : “ Ông nên thương Vô-Tận-Ý Bồ – Tát và hàng tứ chúng cùng trời, rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-dà, nhơn và phi-nhơn v.v… mà nhận chuỗi ngọc đó. Tức thời, Quán-Thế-Âm Bồ-Tát thương hàng tứ chúng và trời, rồng, nhơn, phi-nhơn, v.v… mà nhận chuỗi ngọc đó chia làm hai phần : Một phần dâng đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật, một phần dâng tháp của Phật Đa-Bảo. Vô-Tận-Ý ! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát có sức thần tự tại như vậy, dạo đi nơi cõi Ta Bà ”. Lúc đó, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát nói kệ hỏi Phật rằng : 8. Bấy giờ, ngài Trì-Địa Bồ-Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật bạch rằng : “ Thế Tôn ! Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm Quán-Thế-Âm Bồ – Tát Đạo-nghiệp Tự-Tại, Phổ-Môn Thị-Hiện sức thần thông nầy, thì phải biết công đức người đó chẳng ít ”. Lúc Phật nói phẩm Phổ-Môn này, trong chúng có tám muôn bốn nghìn chúng sanh đều phát tâm vô-đẳng-đẳng, vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác. ( 1 lần ) ( Xưng niệm từ một trăm, một ngàn đến vạn câu ) – Câu 1, câu 2 : nguyên do có được hảo tướng của Đức Quan Âm. Thân tướng của Bồ tát xinh xắn, khác thường do Ngài trải qua vô lượng vô biên số kiếp, tu hành thanh tịnh trang nghiêm mà chiêu cảm được báo thân như vậy. – Câu 3, câu 4 : Mô tả những tướng đẹp của Bồ tát : dưới chân Ngài có hoa sen hồng lớn nâng đỡ, trên chiếc mão Ngài đội có hình đức cổ Phật đoan nghiêm hiện ra. – Câu 5, câu 6 : Lòng Đại từ bi của Bồ tát so với tổng thể chúng sanh, nước cam lồ trong bình Tịnh thủy của Ngài khi nào cũng rưới mát tâm nhiệt não của trần gian và nhành dương liễu trên tay Ngài không ngừng dập tắt mọi nạn tai cho chúng sanh. – Câu 7, câu 8 : Sự linh ứng khắp nơi của Bồ tát, bất luận ở nơi nào, thời hạn nào, nếu có chúng sanh nào chí thành cầu khẩn, Bồ tát đều ứng hiện để cứu khổ ban vui và Ngài luôn chèo thuyền từ để cứu vớt những chúng sanh đang bị chìm đắm trong biển trần khổ não .

Source: https://thevesta.vn
Category: Phật Pháp