I/ Ngân hàng trung ương và Chính sách tiền tệ – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 221.93 KB, 35 trang )

Website: http://www.kilobooks.com Email : [email protected]

Chính sách tiền tệ mở rộng nhằm tăng lượng tiền cung ứng khuyến khích

đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Trường hợp này, chống

suy thối kinh tế, chống thất nghiệp.

Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền cung ứng, hạn chế đầu tư,

kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế. Trường hợp này chính sách tiền

tệ nhằm chống lạm phát.

Như vậy, chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất của NHTW. Có

thể coi chính sách tiền tệ là linh hồn, xuyên suốt trong mọi hoạt động của

NHTW. Các hoạt động khác của NHTW đều nhằm thực thi chính sách tiền tệ

để đạt được các mục tiêu của nó.

2.3. Nhiệm vụ của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ, một mặt là cung cấp đủ phương tiện thanh toán cho nền

kinh tế ( lượng tiền cung ứng), mặt khác phải giữ ổn định giá trị đồng bản tệ.

Thông thường việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ được giao cho

NHTW. Trong lĩnh vực này, NHTW cần được độc lập ở một mức độ nhất định

với Chính phủ.

2.4. Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền.

Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều

tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa

chọn. Còn khi kinh tế q nóng hay kinh tế q lạnh, chính sách tiền tệ sẽ

nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền.

2.5. Các cơng cụ của chính sách tiền tệ

2.5.1. Chính sách chiết khấu ( cơng cụ tái cấp vốn)

Chính sách chiết khấu là cơng cụ của NHTW trong việc thực thi chính sách

tiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng kinh doanh. Tái cấp

vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các NHTM. Khi cấp 1

khoản tín dụng cho NHTM, NHTW đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời

tạo cơ sở cho NHTM tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.

SV: Nguyễn Thị Huyền

2

Lớp: Ngân hàng 49B

Website: http://www.kilobooks.com Email : [email protected]

2.5.2. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện thanh toán cần vơ

hiệu hố trên tổng số tiền gửi huy động nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán

và cho vay của các NHTM.

Nếu khả năng thanh toán quá lớn( NHTM đang dư thừa tiền ) thì việc tăng tỷ

lệ dự trữ bắt buộc nhằm giảm quy mơ tín dụng từ đó giảm khối lượng tiền.

Ngược lại, nếu khả năng thanh toán thấp thì giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm

tăng khả năng cho vay của các NHTM. Với các chế độ dự trữ bắt buộc ở các

nước khác nhau, ở các thời kỳ khác nhau thì có một tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác

nhau.

Những thay đổi trong dự trữ bắt buộc có tác động đầy quyền lực đến cung

ứng tiền tệ. Vì thế, NHTW sử dụng dự trữ bắt buộc để tác động đến lượng

tiền cung ứng qua hai phương diện: tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của các

NHTM và tác động đến lãi suất cho vay của hệ thống NHTM.

2.5.3. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Công cụ nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua bán giấy tờ có giá

ngắn hạn trên thị trường tiền tệ( tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHTW, chứng

chỉ tiền gửi,…), điều hòa cung – cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến

khối lượng dự trữ của các NHTM, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín

dụng của các NHTM dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.

Nghiệp vụ thị trường mở là cơng cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất bởi vì

những nghiệp vụ này là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với nhưng thay

đổi trong cơ số tiền tệ, là nguồn chính gây nên những biến động trong cung

ứng tiền tệ.

Các nghiệp vụ thị trường mở tác động tới dự trữ của hệ thông ngân hàng. Việc

mua bán chứng khốn trên thị trường mở của NHTW có khả năng ảnh hưởng

ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM thông qua ảnh hưởng đến

tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW và tiền gửi của khách hàng tại NHTM.

Mua chứng khoán trên thị trường tự do làm tăng cơ số tiền tệ, do đó tăng cung

SV: Nguyễn Thị Huyền

3

Lớp: Ngân hàng 49B

Website: http://www.kilobooks.com Email : [email protected]

tiền tệ, còn bán chứng khốn thì thu hẹp cơ số tiền tệ bằng cách giảm bớt

cung ứng tiền tệ.

Ngoài ra, hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường mở của NHTW có

ảnh hưởng gián tiếp đến mức lãi suất thị trường, dẫn đến lượng cung cầu vốn

của NHTW thay đơi.

2.5.4. Cơng cụ lãi suất tín dụng

Cơng cụ lãi suất tín dụng được xem là cơng cụ gián tiếp trong thực hiện

chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay

giảm bớt lượng tiền trong lưu thơng, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm

sản xuất.

Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương, chính sách

và giải pháp cụ thể của NHTW nhằm kiểm soát và điều tiết lãi suất trên thị

trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kì nhất định.

2.5.5.Cơng cụ hạn mức tín dụng

Cơng cụ hạn mức tín dụng là 1 cơng cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành

chính của NHTW để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức

tín dụng cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo mức tăng trưởng tổng phương

diện thanh toán theo mục tiêu đề ra. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà

NHTW buộc các NHTM phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.

2.5.6. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó

vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu

ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là cơng cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ,

tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong

nước.

Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất

nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế,

thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá khơng phải là

cơng cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong

SV: Nguyễn Thị Huyền

4

Lớp: Ngân hàng 49B

Website: http://www.kilobooks.com Email : [email protected]

lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang

chuyển đổi coi tỷ giá là cơng cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.

3. NHTW là người đề ra và vận hành Chính sách tiền tệ

Do chính sách tiền tệ ln hướng vào việc thay đổi lượng tiền cung ứng nên

chủ thể nào thực hiện chức năng phát hành tiền và điều hồ lưu thơng tiền tệ

thì chính chủ thể đó phải trực tiếp vạch ra và thực thi chính sách tiền tệ. chử

thể đó khơng ai khác ngồi NHTW.

Đối với Việt Nam, mặc dù thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ là Quốc

hội nhưng NHNN có trách nhiệm xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia

để Chính phủ xem xét trình Quốc hội và là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện

dự án chính sách tiền tệ sau khi đã được phê duyệt.

II/ Công cụ tái cấp vốn

1. Khái niệm

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN nhằm cung ứng

vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các NHTM và các tổ chức tín dụng

bao gồm các hoạt động: chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay

có đảm bảo bằng các chứng từ có giá.

2. Nội dung hoạt động của Công cụ tái cấp vốn

2.1. Cơ chế tác động đến lượng tiền cung ứng

NHTW có thể tác động tới lượng tiền cung ứng bằng hai cách : một là tác

động đến giá cả của khoản vay ( lãi suất tái cấp vốn ), hai là tác động đến số

lượng vay thông qua quản lý cửa sổ chiết khấu.

Cơ chế mà theo đó lãi suất chiết khấu tác động đến lượng tiền trong lưu

thông là ngay thẳng. NHTW điều chỉnh tăng, giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi

suất chiết khấu phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ thắt chặt hay

tăng lượng tiền trong luu thông. Khi NHTW thấy cần tăng tiền cho lưu thông,

NHTW sẽ hạ thấp lãi suất tái cấp vốn xuống. Điều này sẽ hấp dẫn các NHTM

đến NHTW để vay vì giá cả tín dụng giảm, thêm nữa khối lượng tín dụng

được cấp tăng lên. Ngược lại, NHTW cần giảm khối lương tiền trong lưu

SV: Nguyễn Thị Huyền

5

Lớp: Ngân hàng 49B

Website: http://www.kilobooks.com Email : [email protected]

thông, họ sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn lên. Như vậy, chi phí vay sẽ tăng lên

khiến các NHTM sẽ vay chiết khấu ít hơn. Đồng thời, NHTW còn giảm khối

lượng tín dụng được cấp xuống nếu NHTM vẫn quyết định vay.

Bên cạnh tác động thơng qua lãi suất tái cấp vốn, NHTW còn quản lý cửa sổ

chiết khấu để tác động trực tiếp đến mặt lượng đối với dự trữ của hệ thống

NHTM. Những khoản cho vay tái chiết khấu của NHTW đối với NHTM được

gọi là cửa sổ chiết khấu. NHTW quản lí cửa sổ chiết khấu bằng nhiều cách để

khoản vốn cho vay của mình khỏi bị sử dụng khơng đúng và hạn chế việc vay

đó. Khi NHTW tăng tổng hạn mức tái cấp vốn có nghĩa là các NHTM có thể

được vay ở NHTW nhiều hơn. Điều này sẽ làm tăng vốn khả dụng của hệ

thống NHTM, từ đó tăng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, tăng

khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Những tác động trên sẽ hoàn toàn

ngược lại nếu NHTW giảm hạn mức tái cấp vốn xuống.

2.2. Các loại khoản vay chiết khấu cho NHTM

– Cho vay tín dụng điều chỉnh

Đây là loại vay chiết khấu thông dụng nhất nhằm giúp cho các NHTM giải

quyết vấn đề khả năng hoàn trả ngắn hạn do tiền gửi bị tạm thời rút ra. Tín

dụng diều chỉnh được cấp bằng một cú điện thoại, sẽ được hồn trả khá

nhanh chóng vào cuối ngày làm việc sau đối với ngân hàng lớn.

– Tín dụng thời vụ

Tín dụng thời vụ được cấp để đáp ứng những nhu cầu thời vụ của một số ít

ngân hàng đang nghỉ và của những vùng nông nghiệp hoạt động theo kiểu

thời vụ.

– Tín dụng mở rộng

Tín dụng mở rộng được cấp cho các ngân hàng bị khó khăn nghiêm trọng về

khả năng hoàn trả do tiền gửi bị rút ra. Khoản vay này khơng u cầu phải

hồn trả ngay. Để được cấp loại tín dụng này, ngân hàng phải nộp một bản đề

nghị trình bày nhu cầu vay tín dụng mở rộng và một bản kế hoạch khôi phục

lại khả năng hoàn trả cảu ngân hàng.

SV: Nguyễn Thị Huyền

6

Lớp: Ngân hàng 49B