BÀI 4. LẬP KẾ HOẠCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE – Tài liệu text
– Kế hoạch phải đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe hiện tại và
trong tương lai
– Các giải pháp và hoạt động phải được cộng đồng chấp nhận, sử dụng ở mức cao
nhất
– Kế hoạch phải hài hòa giữa các lĩnh vực khám chữa bệnh, phòng bệnh và trong
từng lĩnh lực
– Kế hoạch phải có các nội dung phát triển
– Kế hoạch phải dựa trên những quy định hành chính và quy chế chuyên môn
– Kế hoạch phải hướng trọng tâm phục vụ cho những nhóm cộng đồng dễ bị tổn
thương, khả năng chi trả thấp
– Kế hoạch phải trú trọng tới hiệu quả khi sử dụng các nguồn lực y tế
+ Hiệu quả kỹ thuật
+ Hiệu quả chi phí (chi tiêu)
+ Hiệu quả đầu tư
– Kế hoạch phải hướng ưu tiên các nguồn lực và hoạt động cho các vấn đề sức
khỏe thuộc loại hàng hóa y tế công cộng
– Kế hoạch phải hướng về các giải pháp thực hiện công bằng y tế
Sau khi mục tiêu xa và mục tiêu gần đã được xác định, chúng ta tiến hành xây
dựng kế hoạch xem sẽ đạt được nó như thế nào.
– Kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi và bền vững.
3. Các bước lập kế hoạch
Các câu hỏi đặt ra cho những người lập kế hoạch:
– Tình hình thực tế của cơ sở hiện nay ra sao? Có những vấn đề tồn tại gì?
– Trong số các vấn đề tồn tại, những vấn đề nào được chọn là vấn đề ưu tiên giải
quyết?
– Khi giải quyết vấn đề ưu tiên đó phải đặt ra các mục tiêu gì?
– Sẽ áp dụng những giải pháp nào?
– Khi thực hiện các giải pháp đó cần phải thông qua các hoạt động cụ thể nào?
– Khi thực hiện các hoạt động đó cần quỹ thời gian là bao nhiêu, khi nào bắt đầu,
khi nào kết thúc? Cần có các nguồn lực nào, bao nhiêu và ở đâu?
– Cần chuẩn bị gì để bảo vệ kế hoạch
– Cân chuẩn bị gì để thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch trong khi triển
khai?
Các bước lập kế hoạch
Tương ứng với các câu hỏi đặt ra trên đây, có 5 bước lập kế hoạch cho từng
lĩnh vực công tác hoăc/ và cho kế hoạch chung của một địa phương, một tuyến y tế
y tế như sau:
Bước 1. Phân tích tình hình thực tế và xác định các vấn đề ưu tiên
Bước 2. Xác định mục tiêu
Bước 3. Chọn giải pháp phù hợp
Bước 4. Đưa ra các nội dung hoạt động và sắp xếp, xác định nguồn lực và bố trí
các nguồn lực theo thời gian.
Bước 5. Bảo vệ kế hoạch, chuẩn bị triển khai và các phương án điều chỉnh kế
hoạch.
3.1 Phân tích tình hình thực tế và xác định các vấn đề ưu tiên
– Đặc điểm địa lý, dân cư liên quan tới sức khỏe và dịch vụ y tế:
Kế hoạch y tế phải phù hợp với đặc điểm địa lý dân cư nới các đối tượng cần
được phục vụ sinh sống. Trong phần này cần nêu được những nét lớn về:
+ Đặc điểm địa lý: diện tích, địa hình phân bố diện tích đồng bằng, vùng núi thấp,
vùng núi cao, vùng ven biển, biên giới hoặc hải đảo, đặc điểm khí hậu, sinh thái
các loại vec tơ truyền bệnh, các mầm bệnh tự nhiên. Các yếu tố này tạo điều kiện
thuận lợi cho việc lan truyền các bệnh dịch như thế nào. Bên cạnh đó cũng phải
nêu lên những đặc điểm địa lý, giao thông, thông tin liên lạc có thể gây một số khó
khăn hay tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các các dịch vụ y tế.
+ Đặc điểm dân cư: Tổng dân số (tính đến mốc thời gian xác định), tháp dân số,
tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi, năm tuổi, tỉ lệ phụ nữ 15-49 tuổi, tỉ suất tăng dân số tự
nhiên, tăng dân số cơ học (do di dân), mật độ dân số theo từng vùng, tỉ lệ và phân
bố các dân tộc ít người. Khi mô tả tình hình địa lý dân cư cần tìm ra, nêu lên những
vùng nào có những nguy cơ gì cho sức khỏe và vùng nào, dân tộc nào cần được ưu
tiên đầu tư.
– Đặc điểm và dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa của địa
phương:
+ Điểm qua những nét lớn về tình hình phát triển kinh tế, các ngành nghề trong
năm trước để thấy những khó khăn, những thuận lợi trong đới sống kinh tế các
cộng đồng.
+ Đối với khu vực đô thị, việc phát triển sản xuất đi kèm với phát triển các cơ sở
sản xuất công nghiệp, các dịch vụ và du lịch có thể là nguyên nhân dẫn tới: ô
nhiễm môi trường; đô thị hóa; di dân; tệ nạn xã hội; thay đổi cơ cấu nghề nghiệp.
Phát triển kinh tế làm tăng thu nhập bình quân đầu người, thể hiện bằng thu nhập
bình quân đầu người biến động theo năm; tỉ lệ hộ nghèo/ hộ đói ( theo tiêu chuẩn
phân loại của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội).
Khi phân tích tình hình phát triển kinh tế không chỉ nêu lên các con số mô tả định
lượng mà còn chú ý tới xu hướng tăng trưởng kinh tế hàng năm. Việc mô tả tình
hình phát triển kinh tế chung và so sánh giữa các khu vực dân cư, các vùng địa lý,
tìm ra sự khác biệt để từ đó giúp cho việc xác định vùng cần ưu tiên đầu tư phân bổ
ngân sách nhiều hơn những vùng khác.
+ Về phát triển văn hóa, giáo dục, cần nêu ra những chỉ số mù chữ, tỉ lệ trẻ em
trong độ tuổi đến trường được đi học, tỉ lệ trẻ em sống lang thang, tỉ lệ trẻ em
phạm pháp ở tuổi vị thành niên. Ngoài các chỉ số trên cần nêu ra những tập tục lạc
hậu ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng cũng như ảnh hưởng đến việc tiếp cận và
sử dụng dịch vụ y tế công cộng. Các chỉ số trên cần lập thành bảng diễn đạt các xu
hướng trong một số năm, sự chênh lệch giữa các vùng địa lý, nhóm dân cư để thấy
được các yếu tố thuận lợi hoặc cản trở đối với những tác nhân gây bệnh trong các
cộng đồng dân cư. Từ đó có những kế hoạch cho hoạt động hỗ trợ cho công tác y
tế địa phương cũng như trực tiếp cho công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe,
cho công tác vận động quần chúng tham gia các phong trào vệ sinh phòng bệnh.
+ Kế hoạch phát triển tổng thể cho một chuyên ngành trong lĩnh vực y tế (các Viện
đầu ngành, các trung tâm) cũng là những yếu tố rất quan trọng cần nêu ra làm định
hướng cho kế hoạch phát triển từng lĩnh vực chuyên ngành của địa phương.
– Tình hình sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân
Tình hình sức khỏe được thể hiện qua các chỉ tiêu sức khỏe cơ bản, số liệu có
được từ tổng kết tình hình mắc bệnh và tử vong cả năm.
Trường hợp thấy số liệu báo cáo tình hình mắc bệnh hoặc tử vong giống nhau
giữa các năm cho thấy không có sự thay đổi đáng kể về yếu tố gây bệnh, yếu tố
ngăn ngừa bệnh tật cũng như các hoạt động y tế và hoạt động có liên quan tới y tế
(kinh tế, giáo dục, thông tin đại chúng,…).
Do nhiều bản kế hoạch khi đưa ra nhận định tình hình sức khỏe và giải thích
chỉ dựa trên các số liệu thiếu độ tin cầy cần thiết đã làm cho bản kế hoạch không
khách quan. Vì thế, các định hướng công tác cho tương lai có thể không chính xác.
– Tình hình và khả năng cung cấp dịch vụ y tế
Để phân tích một cách có hệ thống, nên lần lượt phân tích từ các chỉ số đầu
vào, chỉ số về tổ chức hoạt động và chỉ số thể hiện kết quả đầu ra.
Người làm công tác quản lý cần đặc biệt chú ý các chỉ số đầu vào bên cạnh
chỉ số đầu ra để thấy sự không đồng biến hoặc có thể nghịch biến và từ đó tìm ra
những nguyên nhân. Điều này cũng hay gặp đối với cán bộ phụ trách chương trình.
– Những tồn tại cơ bản và xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên
+ Những vấn đề tồn tại
Vấn đề tồn tại được xem xét và nhận biết dưới nhiều gốc độ. Vấn đề tồn tại có
thể được mô tả theo thứ tự sau:
Các vấn đề sức khỏe: thể hiện bằng tình hình mắc bệnh hoặc/ và tử vong tính
chung và theo nhóm cộng động có đặc điểm địa lý, kinh tế khác nhau, hoặc có thể
phối hợp các đặc điểm này với các loại hiện tượng. Những vấn đề sức khỏe cũng
đạt được thể hiện dưới hình thức các tỉ lệ mắc hoặc chết chung và do một số bệnh
cao hẳn lên ở một địa phương, hay có sự tăng lên vào một gian đoạn thời gian, một
mùa, có thể là tình hình dịch bệnh.
Các vấn đề về nguồn lực y tế: như thiếu hụt nhân lực; phân bổ nhân lực y tế
bất hợp lý; thiếu ngân sách hoặc phân bổ ngân sách không hợp lý, cung cấp tài
chính không kịp thời; thiếu trang thiết bị, cơ sở hạ tầng không đảm bảo.
Các vấn đề tiếp cận với dịch vụ y tế: cơ sở y tế bố trí xa dân, nơi không thuận
tiện giao thông. Cũng có thể là những cản trở làm cho ngay cả có sẵn các nguồn
lực, ở không xa dân song người dân vẫn khó tiếp cận vì nghèo mà giá hoạt động y
tế lại cao; hoặc bố trí giờ giấc không thuận tiện; hoặc thái độ phục vụ kém; hoặc
phối hợp nhiều yếu tố cản trở.
Các vấn đề về sử dụng: mục tiêu của ngành y tế là người khỏe được phòng
bệnh và giáo dục sức khỏe, người ốm được chữa bệnh và tư vấn y tế vì vậy vấn đề
là ở chỗ liệu người ốm có được chữa bệnh hợp lý hay không: Làm thế nào để
nguồn lực y tế sẵn có được người dân chấp nhận nhiều hơn để không bị lãng phí
nguồn lực đó?
Các vấn đề liên quan tới chất lượng dịch vụ y tế: chất lượng dịch vụ y tế được
thể hiện qua các chỉ số gián tiếp như cơ sở vật chất cho khám chữa bệnh, trình độ
cán bộ y tế và tính sẵn có của các nguồn thuốc. Chất lượng còn được thể hiện trực
tiếp như tỉ lệ điều trị khỏi, tỉ lệ biến chứng do điều trị, tỉ lệ chẩn đoán đúng và tỉ lệ
phải chuyển viện hoặc sâu hơn là tỉ lệ bệnh chữa được nhưng phải chuyển viện
hoặc tử vong.
Các vấn để sức khỏe cũng như vấn đề tồn tại trong cung cấp dịch vụ y tế nêu
trên sẽ được phân tích bằng các kỹ thuật vẽ “ cây căn nguyên” hay kỹ thuật “
nhưng tại sao”.
+ Những vấn đề ưu tiên
Để chọn hoạt động ưu tiên cần cân nhắc những yếu tố sau đây:
– Liệu đã có giải pháp hữu hiệu và khả thi chưa?
– Nếu có giải pháp rồi, liệu còn giải pháp nào khác cho ta hiệu quả tốt hơn nhưng
chi phí ít hơn hay không?
– Liệu giải pháp dự định sẽ áp dụng có được cộng đồng hoặc lãnh đạo cộng đồng
chấp nhận không?
– Ai là người sẽ ủng hộ, ai là người sẽ phản ứng lại?
– Giải pháp dự kiến áp dụng đã có đủ nguồn lực để thực hiện chưa? Có duy trì
được không?
– Vấn đề ưu tiên được chọn cũng phải là một trong những vấn đề chung của địa
phương và có sự chỉ đạo của Bộ y tế, Sở Y tế.
3.2 Các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch
– Mục tiêu
Mục tiêu của bản kế hoạch phải đảm bảo các tiêu chí: đặc thù, đo lường được,
thích hợp, khả thi và trong phạm vi thời gian cho phép. Mục tiêu nên viết dưới
dạng nghịch đảo của vấn đề tồn tại.
Ví dụ: nếu vấn đề tồn tại là các trạm y tế xã xuống cấp thì mục tiêu là…. nâng cấp
các trạm y tế…
+ Mục tiêu tổng quát: là cái đích cần đạt được của một bản kế hoạch được phát
biểu một cách khái quát nhất.
Ví dụ: giảm tỉ lệ mắc và chết vì 6 bệnh có vắc xin trên trẻ em dưới 5 tuổi của nước
ta xuống dưới mức trung bình của khu vực sau 5 năm.
+ Mục tiêu cụ thể: là sự chi tiết hóa mục tiêu tổng quát.
Ví dụ: Sau 5 năm tỉ lệ tiêm chủng đủ 6 loại vắc xin đạt 95%; Sau 2 năm các khoa
cấp cứu nhi được thiết lập và hoạt động có chất lượng ở 100% bệnh viện
huyện,vv…
– Các chỉ tiêu kế hoạch
Căn cứ vào các mục tiêu để viết các chỉ tiêu kế hoạch. Về mặt lý thuyết, làm
kế hoạch phải hài hòa giữa các chỉ tiêu kế hoạch được giao và chỉ tiêu kế hoạch
riêng hoặc mức phấn đấu của địa phương tùy theo vấn đề ưu tiên và khả năng
nguồn lực sẽ có được.
3.3 Chọn các giải pháp phù hợp
Giải pháp là con đường đi tới mục tiêu. Mỗi mục tiêu có thể thực hiện bằng
nhiều giải pháp. Mỗi giải pháp có thể coi như một kế hoạch nhỏ. Có những giải
pháp cụ thể và có những giải pháp hỗ trợ. Giải pháp cụ thể như phòng 6 bệnh hay
gặp ở trẻ em, khám chữa bệnh cho người nghèo,… Giải pháp hỗ trợ như: nâng cao
năng lực cán bộ chuyên ngành vệ sinh dịch tễ, cán bộ lâm sàng và xét nghiệm; tìm
nguồn ngân sách bổ sung..v.v…
3.4 Nội dung hoạt động và phân bố nguồn lực
Mỗi giải pháp lại được thực hiện bằng một hoặc nhiều nội dung hoạt động.
Ví dụ: nâng cấp la bô vi sinh và kho dự trữ vắc xin, đào tạo kỹ thuật viên cét
nghiệm, đào tạo trình độ sau đại học cho các trưởng khoa,…
Từng hoạt động cần bố trí nguồn nhân lực, vật lực và tài lực phù hợp. Phải
xác định thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc cho từng hoạt động. Không nên
quên đưa vào bản kế hoạch các kết quả dự kiến hay kết quả đầu ra. Nếu không nêu
rõ kết quả đầu ra thì không thể biết được liệu các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra có đạt
được hay không. Cũng nhờ việc đưa ra kết quả đầu ra rõ ràng tương ứng với khả
năng nguồn lực huy động mà người làm kế hoạch có thể lập một bản kế hoạch khả
thi, dễ theo dõi tiến độ, dễ đánh giá khi kết thúc.
Trong mục này cần đưa ra bảng tổng hợp cho bản kế hoạch. Tùy loại kế
hoạch với quy mô khác nhau mà các mục được cụ thể ở mức khác nhau.
3.5 Chuẩn bị bảo vệ kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch
Một bản kế hoạch muốn thực thi được phải có cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hàng năm, kế hoạch thường được xây dựng vào tháng 9. Trong quá trình xây dựng
kế hoạch y tế có sự tham gia của ngành kế hoạch và đầu tư, ngành tài chính các
cấp. Vai trò của các ngành này rất quan trọng, đây là cơ quan tổng hợp các kế
hoạch cũng như là nguồn ngân sách cho ngành và cho từng tỉnh để đảm bảo kế
hoạch y tế nằm chung trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Thêm vào đó, ngân
sách luôn luôn bị hạn chế vì vậy phải biết chọn ưu tiên một cách hợp lý.
Khi chuẩn bị bảo vệ kế hoạch không chỉ chuẩn bị các nội dung chuyên môn
mà còn có sự thống nhất của các cơ quan tổng hợp về lĩnh vực đầu tư và nguồn
ngân sách cần thiết.
Đối với kế hoạch chiến lược và kế hoạch 5 năm, việc điều chỉnh kế hoạch là
rất phổ biến và cũng rất cần thiết vì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như khả năng
cung cấp nguồn lực có thể chưa xác định chính xác lúc xây dựng kế hoạch. Đối với
kế hoạch một năm, điều chỉnh kế hoạch rất hạn chế và thường tiến hành vào quý
cuối của năm kế hoạch. Điều chỉnh kế hoạch năm chủ yếu do khả năng thực hiện
kế hoạch không đồng đều giữa các lĩnh vực, nên phải điều chỉnh một số hoạt động
và nguồn ngân sách để thực hiện giải ngân ở mức cao nhất và có hiệu quả nhất.
Cấp nào phê duyệt kế hoạch thì cấp đó xem xét quyết định cho điều chỉnh kế
hoạch.
4. Viết kế hoạch y tế địa phương
4.1 Dàn ý cho một bản kế hoạch y tế địa phương
1. Tình hình chung
1.1 Đặc điểm địa lý, dân cư
1.2 Đặc điểm và dự kiến tình hình phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội địa
phương trong 5 năm
1.3 Tình hình sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe
1.4 Tình hình và khả năng cung cấp dịch vụ y tế
1.5 Những thuận lợi, tồn tại cơ bản và vấn đề ưu tiên
2. Mục tiêu tổng thể và các chỉ tiêu kế hoạch:
2.1 Mục tiêu tổng thể
2.2 Các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản
3. Nội dung công tác trọng tâm:
3.1 Công tác phòng chống dịch bệnh và tăng cường sức khỏe
3.2 Công tác khám chữa bệnh và phục hồi chức năng
3.3 Thực hiện các chương trình y tế của ngành, địa phương
3.4 Công tác CSSK bà mẹ, trẻ và KHHGĐ
3.5 Xây dựng cơ bản, bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở, cung cấp vật tư, thiết bị và
công tác dược
4. Dự kiến các nguồn tài chính và phân bổ ngân sách
( trình bày dưới dạng bảng tổng hợp tài chính)
5.Công tác cán bộ và cải tiến tổ chức, hành chính
6. Quản lý tài chính, vật tư, thiết bị. Công tác tài vụ, kế toán
7. Các hoạt động hỗ trợ khác
8. Những ý kiến, kiến nghị và đề xuất
9. Giao chỉ tiêu kế hoạch cho tuyến dưới và đơn vị trực thuộc.
4.2 Bảng tổng hợp kế hoạch y tế một năm
Hoạt động
Dự kiến
I
1.Khám chữa bệnh và cung
ứng thuốc
Quý
II
III
IV
1.1
….
2.Phòng bệnh, chống dịch
2.1
….
3.Chương trình y tế quốc gia
3.1Phòng chống sốt rét
….
4.Mua sắm
4.1
….
5.Xây dựng cơ bản
5.1
….
6.Đào tạo và NCKH
6.1
….
7.Hỗ trợ tuyến dưới
4.3 Kế hoạch hành động
Mỗi một hoạt động trong bản kế hoạch hàng năm được cụ thể hóa bằng kế
hoạch hành động. Mỗi bản kế hoạch hành động đều có tên gọi của nó. Bản thân
được viết ra một cách khái quát.
Ví dụ: “ Chương trình phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em bị suy dinh dưỡng độ
II trở lên tại tuyến xã”.
Mục tiêu
Mục tiêu của một bản kế hoạch hành động rất cụ thể và gắn liền với các giải
pháp
Giải pháp
Giải pháp là phương tiện, phương thức để đạt tới mục tiêu
Ví dụ cụ thể: Để đạt được mục tiêu là giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh bị uốn ván rốn có thể
bằng nhiều giải pháp như: tiêm vắc xin uốn ván cho bà mẹ khi mang thai, thực
hiện vô trùng khi đỡ đẻ, vận động thai phụ đến đẻ tại trạm y tế xã….Không dứt
khoát chỉ chọn một giải pháp, song cũng khó có thể thực hiện một lúc nhiều giải
pháp.
Hoạt động
Hoạt động là những việc sẽ làm, mô tả chi tiết hơn các giải pháp
Ví dụ: nếu ta chọn giải pháp là “tiêm vắc xin uốn ván cho bà mẹ khi mang thai”
các hoạt động có thể thực hiện giải pháp này là:
– Lập danh sách các bà mẹ khi họ mới khám thai
– Vận động bà mẹ đi khám thai và tiêm vắc xin uốn ván
– Tổ chức các điểm tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai
– Dự trù đủ vắc xin uốn ván….
Khác với giải pháp, khi đã liệt kê đủ các hoạt động phải lập kế hoạch, các
hoạt động đó phải được thực thi. Một trong những hoạt động đã đặt ra không thực
hiện được hoặc không đảm bảo kỹ thuật sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả của các hoạt
động tiếp sau đó.
Thời gian, người chủ trì, người phối hợp, người thực thi, người giám sát
Là những yếu tố cần cân nhắc và viết ra trong từng hoạt động.
Nguồn kinh phí, vật tư và mức kinh phí
Tương ứng với mỗi hoạt động đều cần những nguồn kinh phí và vật tư thiết
bị, thuốc men nhất định. Trong bản kế hoạch phải nêu đầy đủ các mục này. Nhiều
khi chỉ việc lập kế hoạch chi tiết đã phát hiện ra sự thiết hụt các nguồn lực và vì
thế mà phải điều chỉnh lại mục tiêu và hoặc giải pháp của bản kế hoạch.
Kết quả dự kiến
Kết quả dự kiến là một khâu rất quan trọng không thể thiếu trong lập kế
hoạch.
Đối với người thực thi, kết quả dự kiến là cái đích cần đạt được một cách cụ
thể. Đối với người quản lý, đây là cơ sở để theo dõi tiến độ thực hiện và đánh giá
khi kết thúc kế hoạch.
Xem thêm: Lịch công tác
Source: https://thevesta.vn
Category: Cộng Đồng