Giáo trình quản lý điểm đến du lịch – Tài liệu text

Giáo trình quản lý điểm đến du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 213 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

GIÁO TRÌNH
QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
C H U

Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai
TS. Nguyễn Thị Thu Mai
Thành viên:TS. Vũ Hương Giang
TS. Vũ An Dân
ThS. Trần Thu Phương

1

HÀ NỘI – 2020

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, kinh doanh du lịch đã được mở rộng hơn bất cứ ngành kinh
doanh nào khác trên phạm vi toàn cầu. Để hoạt động du lịch được triển khai bền
vững ở điểm đến du lịch, cần phải có một kế hoạch phát triển du lịch dài hạn
trong mối quan hệ thống nhất với tất cả các thành phần tham gia cùng với khả
năng điều chỉnh để kịp thời thích ứng với những thay đổi của môi trường.
Trên cơ sở kế thừa những tài liệu kinh điển của các học giả nổi tiếng trong
lĩnh vực quản lý và marketing về du lịch, kết hợp với kinh nghiệm thực tế, giáo
trình “Quản lý điểm đến du lịch” được biên soạn nhằm đưa ra những hướng dẫn
chung về việc quản lý du lịch cho một điểm đến, đặc biệt chú trọng vào các điểm
đến ở cấp độ một quốc gia, một tỉnh hay một thành phố, có thể áp dụng vào thực
tiễn. Với kết cấu 6 chương, giáo trình trang bị cho sinh viên từ những nguyên lý
chung – nội dung lý thuyết cơ bản gắn với hoạt động quản lý điểm đến du lịch đến

từng chiến lược cụ thể mà điểm đến có thể vận dụng. Để minh họa cho các vấn đề
lý thuyết, một số bài đọc và các ví dụ thực tế được chọn lọc và đưa vào nội dung
giáo trình. Đồng thời, sau mỗi một chương đều có phần câu hỏi và bài tập, giúp
sinh viên vận dụng kiến thức đã học và kiểm tra mức độ nắm bắt vấn đề khi thực
hiện các yêu cầu của chương. Nhóm tác giả phụ trách chính việc biên soạn các
chương gồm có:
TS. Vũ Hương Giang chương 1 & 6
TS. Vũ An Dân chương 2
TS. Trần Thu Phương chương 3
TS. Nguyễn Thị Thu Mai chương 4 và biên tập chương 1, 2 & 5
PGS. TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai chương 5 và biên tập chương 3, 4 & 6
Mặc dù nhóm tác giả đã rất cố gắng và nhận được sự hỗ trợ nhiệt thành
của Trường Đại học Mở Hà Nội đặc biệt là sự khích lệ của PGS.TS Nguyễn Thị
Nhung, song giáo trình khó có thể tránh được những hạn chế do được biên soạn
lần đầu. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu, chân thành của các
nhà thực tiễn và nghiên cứu về quản lý điểm đến du lịch, của các đồng nghiệp và
sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn.
Nhóm Tác giả
1

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ……………………………………………………………………………………….. 1
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………… 2
DANH MỤC HÌNH, BẢNG ……………………………………………………………………. 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH …………. 9
1.1.

Điểm đến du lịch……………………………………………………………………… 9

1.1.1.

Khái niệm điểm đến du lịch …………………………………………………… 9

1.1.2.

Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch ………………………………….. 11

1.1.3.

Đặc điểm của điểm đến du lịch …………………………………………….. 13

1.1.4.

Các yếu tố hấp dẫn khách đến với điểm đến…………………………… 17

1.1.5.

Chu kỳ sống của điểm đến du lịch ………………………………………… 19

1.2.

Quản lý điểm đến du lịch………………………………………………………… 23

1.2.1.

Khái niệm quản lý điểm đến du lịch ……………………………………… 23

1.2.2.

Tầm quan trọng của công tác quản lý điểm đến du lịch …………… 28

1.2.3.

Nội dung quản lý điểm đến du lịch ……………………………………….. 30

1.2.4.

Hệ thống các tổ chức quản lý điểm đến du lịch (DMOs) …………. 33

1.2.5.

Hệ thống quản lý điểm đến du lịch (DMS) …………………………….. 34

CÂU HỎI CHƯƠNG I ………………………………………………………………………… 38
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH …… 39
2.1.

Phân tích thực trạng điểm đến du lịch ……………………………………… 39

2.1.1.

Vai trò của việc phân tích thực trạng điểm đến du lịch ……………. 39

2.1.2.

Công cụ và nội dung phân tích thực trạng điểm đến du lịch …….. 41

2.2.

Phân tích môi trường vĩ mô …………………………………………………….. 43

2.2.1.

Yếu tố văn hóa – xã hội ……………………………………………………….. 44

2.2.2.

Yếu tố công nghệ ……………………………………………………………….. 44
2

2.2.3.

Yếu tố kinh tế …………………………………………………………………….. 45

2.2.4.

Yếu tố sinh thái ………………………………………………………………….. 45

2.2.5.

Yếu tố chính trị – pháp luật ………………………………………………….. 46

2.3.

Phân tích cạnh tranh ……………………………………………………………… 47

2.3.1.

Phân tích đối thủ cạnh tranh …………………………………………………. 47

2.3.2.

Theo dõi biến động môi trường cạnh tranh…………………………….. 50

2.4.

Phân tích thị trường ………………………………………………………………. 52

2.5.

Phân tích nguồn lực điểm đến du lịch ………………………………………. 53

2.5.1.

Các yếu tố hữu hình: …………………………………………………………… 53

2.5.2.

Các yếu tố vô hình………………………………………………………………. 57

2.5.3.

Nguồn nhân lực ………………………………………………………………….. 58

2.5.4.

Nguồn lực tài chính …………………………………………………………….. 58

2.6.

Phân tích các ngành hỗ trợ …………………………………………………….. 59

CÂU HỎI CHƯƠNG II ……………………………………………………………………….. 62
CHƯƠNG III: THIẾT LẬP TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, MỤC TIÊU VÀ
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH …………………………… 63
3.1.

Thiết lập tầm nhìn cho điểm đến du lịch …………………………………… 64

3.1.1.

Khái niệm ………………………………………………………………………….. 64

3.1.2.

Quy trình tổ chức lấy ý kiến xây dựng tầm nhìn cho điểm đến du lịch…65

3.2.

Xác định Mục tiêu phát triển điểm đến du lịch ………………………….. 68

3.2.1.

Mục tiêu phát triển điểm đến du lịch …………………………………….. 68

3.2.2.

Tiêu chí xác định mục tiêu phát triển điểm đến du lịch hiệu quả. 68

3.3.

Xây dựng chiến lược phát triển điểm đến du lịch ………………………. 70

3.3.1.

Khái niệm chiến lược phát triển điểm đến du lịch …………………… 70

3.3.2.

Tiêu chí lựa chọn chiến lược cho điểm đến du lịch …………………. 71

3.3.3.

Khung phát triển các chiến lược quản lý điểm đến………………….. 72

3.4.

Kế hoạch hành động phát triển điểm đến du lịch ………………………. 74
3

3.4.1.

Các nội dung trong kế hoạch hành động phát triển điểm đến du lịch .74

3.2.1.

Quy trình xây dựng kế hoạch hành động phát triển điểm đến du lịch 75

CÂU HỎI CHƯƠNG III ………………………………………………………………………. 78
CHƯƠNG IV: ĐỊNH VỊ VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO
ĐIỂM
ĐẾN DU LỊCH …………………………………………………………………………………….. 79
4.1.

Định vị điểm đến du lịch ………………………………………………………… 79

4.1.1.

Khái niệm ………………………………………………………………………….. 79

4.1.1.

Chiến lược định vị điểm đến du lịch ……………………………………… 80

4.1.2.

Quy trình định vị điểm đến du lịch ……………………………………….. 81

4.2.

Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch …………………………………… 88

4.2.1.

Khái niệm ………………………………………………………………………….. 88

4.2.2.

Vai trò của việc xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch …………. 90

4.2.3.

Các yếu tố chính đảm bảo sự thành công của thương hiệu điểm đến du lịch 91

CÂU HỎI CHƯƠNG IV ………………………………………………………………………. 99
CHƯƠNG V: MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH …………………………… 100
5.1.

Marketing cho điểm đến du lịch …………………………………………….. 100

5.1.1.

Vai trò của của tổ chức quản lý điểm đến du lịch và các thành phần liên quan 100

5.1.2.

Quy trình lập kế hoạch marketing cho điểm đến du lịch ………… 102

5.2.

Xác định xu hướng thị trường ……………………………………………….. 103

5.2.1.

Các yếu tố nhân khẩu học ………………………………………………….. 103

5.2.2.

Các vấn đề môi trường ………………………………………………………. 104

5.2.3.

Các yếu tố kinh tế……………………………………………………………… 104

5.2.4.

Các yếu tố về giao thông ……………………………………………………. 105

5.2.5.

Xu hướng tiêu dùng và lối sống ………………………………………….. 105

5.2.6.

Xu hướng marketing …………………………………………………………. 106

5.3.
5.3.1.

Phân khúc thị trường ……………………………………………………………. 106
Vai trò của phân khúc thị trường ………………………………………… 106
4

5.1.1.

Tiêu chí phân khúc thị trường du khách phổ biến …………………. 107

5.1.2.

Lựa chọn thị trường mục tiêu ……………………………………………… 110

5.4.

Thiết lập hỗn hợp marketing …………………………………………………. 115

5.4.1.

Sản phẩm du lịch ………………………………………………………………. 115

5.4.2.

Hệ thống phân phối …………………………………………………………… 122

5.4.3.

Giá cả………………………………………………………………………………. 127

5.4.4.

Xúc tiến …………………………………………………………………………… 130

CÂU HỎI CHƯƠNG V ……………………………………………………………………… 141
CHƯƠNG VI: ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRẢI NGHIỆM CỦA DU
KHÁCH TẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH …………………………………………………… 143
6.1.

Tối đa hóa sự hài lòng của du khách ……………………………………… 143

6.1.1.

Hành trình khách hàng ………………………………………………………. 143

6.1.2.

Chuỗi giá trị điểm đến du lịch…………………………………………….. 147

6.2.
Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách tại
điểm đến du lịch ……………………………………………………………………………….. 155
6.3.
Các yếu tố cần được đảm bảo chất lượng để duy trì trải nghiệm tích
cực cho du khách ………………………………………………………………………………. 157
6.3.1.

Giai đoạn đặt dịch vụ ………………………………………………………… 158

6.3.2.

Giai đoạn trải nghiệm tại điểm đến du lịch …………………………… 159

6.4.

Một số hoạt động cải thiện trải nghiệm của du khách tại điểm đến du lịch …. 159

6.4.1.

Mở rộng cơ hội tiếp cận điểm đến du lịch ………………………………. 159

6.4.2.

Phát triển hệ thống hạ tầng đường sá phục vụ du lịch ……………… 162

6.4.3.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch………………………………………….. 166

6.4.4.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với cộng đồng …………………………. 168

6.4.5.

Phát triển các trung tâm thông tin du lịch ………………………………. 171

CÂU HỎI CHƯƠNG VI …………………………………………………………………….. 180
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………… 181
5

PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………… 185
BÀI ĐỌC 1 …………………………………………………………………………………………. 185
BÀI ĐỌC 2 …………………………………………………………………………………………. 191
BÀI ĐỌC 3 …………………………………………………………………………………………. 195
BÀI ĐỌC 4 …………………………………………………………………………………………. 199
BÀI ĐỌC 5 …………………………………………………………………………………………. 206

BÀI ĐỌC 6 …………………………………………………………………………………………. 209

6

DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Hình 1.1: Sơ đồ các yếu tố hấp dẫn khách du lịch tại điểm đến du lịch …… Error!
Bookmark not defined.7
Hình 1.2: Mô hình chu kỳ sống của điểm đến du lịch …………………………………. 20
Hình 1.3: Mô hình VICE phát triển điểm đến du lịch …………………………………. 27
Hình 1.4: Nội dung quản lý điểm đến du lịch …………………………………………….. 32
Hình 2.1: Đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi……………………………………………40
Hình 2.2: Nội dung phân tích thực trạng điểm đến du lịch…………………………… 42
Hình 2.3: Hang Sơn Đoòng – Quảng Bình………………………………………46
Hình 2.4: Các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch …. 50
Hình 2.5: Cơ sở hạ tầng cộng cộng …………………………………………………………… 54
Hình 2.6: Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ……………………………………………………. 55
Hình 2.7: Các tiện nghi và dịch vụ du lịch…………………………………………………. 57
Hình 3.1: Mô hình quản trị chiến lược ………………………………………………………. 63
Hình 3.2: Quy trình xây dựng kế hoạch hàng động phát triển điểm đến du lịch 75
Hình 4.1: Quy trình định vị điểm đến ……………………………………………………….. 81
Hình 4.2: Định vị du lịch của một số nước ASEAN ……………………………………. 88
Hình 4.3: Quy trình xây dựng thương hiệu ………………………………………………… 93
Hình 4.4: Sơ đồ tháp thương hiệu …………………………………………………………….. 95
Hình 5.1: Quy trình lập kế hoạch marketing cho điểm đến du lịch …………. Error!
Bookmark not defined.3
Hình 5.2: Các cấp độ cấu thành sản phẩm …….. Error! Bookmark not defined.6
Hình 5.3: Quy trình quản lý sản phẩm du lịch …. Error! Bookmark not defined.
Hình 5.4: Quy trình phát triển sản phẩm mới. Error! Bookmark not defined.21
Hình 5.5: Kênh phân phối trong chuỗi bán hàng của ngành du lịch………… Error!

Bookmark not defined.23
Hình 5.6: Hệ thống phân phối trực tuyến của ngành du lịchError!
not defined.5

7

Bookmark

Hình 5.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định định giáError! Bookmark not
defined.8
Hình 5.8: Quá trình phát triển chiến lược xúc tiến cho điểm đến ……………. Error!
Bookmark not defined.
Hình 6.1: Sơ đồ hành trình khách hàng………………………………………
Error! Bookmark not defined.
Hình 6.2: Các thành phần và lớp của du lịch thông minh……………………..177
Bảng 2.1: Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô …………………………………………… 43
Bảng 2.2: Đánh giá quy mô cạnh tranh …………………………………………………….. 47
Bảng 3.1: Kế hoạch hành động phát triển điểm đến du lịch ………………………… 76
Bảng 5.1: Phân loại sản phẩm du lịch …………………………………………………… 1188
Bảng 5.2: Ma trận mở rộng thị trường sản phẩm ……………………………………. 1199
Bảng 6.1: Mối quan hệ giữa các giai đoạn trong hành trình khách hàng và mục
đích của hoạt động truyền thông
146
Bảng 6.2: Chuỗi giá trị điểm đến du lịch ………………………………………………… 154

8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu chương I, sinh viên:

Hiểu được khái niệm điểm đến du lịch và quản lý điểm đến du lịch;

Mô tả được các thành phần cơ bản của điểm đến du lịch;

Nhận diện được giai đoạn phát triển của các điểm đến du lịch;

Phân tích được vai trò của công tác quản lý điểm đến du lịch;

Mô tả được nội dung quản lý điểm đến du lịch.

1.1.

Điểm đến du lịch

1.1.1. Khái niệm điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch (tourism destination) đóng vai trò quan trọng trong việc
phát triển du lịch của một một địa phương, một quốc gia. Không có điểm đến du
lịch thì sẽ không tồn tại hoạt động du lịch bởi điểm đến du lịch chính là không

gian địa lý nơi diễn ra những trải nghiệm của du khách. Tuy nhiên, chưa có một
khái niệm nhất quán về điểm đến du lịch và khái niệm này được đề cập trong
nhiều tài liệu khác nhau.
Theo Kotler (2006), một điểm đến là một khu vực có địa giới hành chính
được luật pháp công nhận hay có đường biên nằm trong nhận thức của mọi người.
Còn theo Tổ chức Du lịch Thế giới – UNWTO (2007), “điểm đến du lịch là vùng
không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm
du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới
hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh
tranh trên thị trường”.
Như vậy, có thể thấy điểm đến du lịch có một số đặc trưng sau:
– Có không gian địa lý với quy mô khác nhau, ở nhiều cấp độ: Châu lục;
Khu vực; Quốc gia; Tỉnh/ Thành phố;

9

– Điểm đến du lịch không chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
mà còn có cả những điều kiện khác để trở nên hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt
là có tiềm năng phát triển các sản phẩm du lịch;
– Khách du lịch thường lưu trú ở điểm đến du lịch ít nhất trong một đêm.
Một khái niệm có nhiều điểm chung với khái niệm về điểm đến du lịch là
khái niệm điểm tham quan du lịch (tourist attraction). Theo Stange và Brown
(2015), điểm tham quan du lịch được xác định là “một điểm thu hút khách du lịch,
nơi khách du lịch tham quan, thường có các giá trị vốn có của nó hoặc trưng bày
các giá trị văn hóa, ý nghĩa lịch sử hoặc được xây dựng, cung cấp các dịch vụ về
phiêu lưu, mạo hiểm, vui chơi giải trí hoặc khám phá, trải nghiệm những điều mới
lạ”. Liên quan đến nội dung này, Luật Du lịch (2017) của Việt Nam quy định về
điểm du lịch (tourist site) ở mức độ khái quát hơn: “Điểm du lịch là nơi có tài
nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”.

Từ những khái niệm trên, có thể thấy, điểm tham quan du lịch hay điểm du
lịch về cơ bản có những đặc điểm giống với điểm đến du lịch – đều là những địa
điểm thu hút sự quan tâm của khách vì những giá trị được tạo ra bởi một hay hơn
một loại tài nguyên nào đó. Điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm về điểm tham
quan du lịch hay hay điểm du lịch so với điểm đến du lịch là không đề cập đến
phạm vi địa giới hành chính hay thời gian lưu lại của khách.
Thực tiễn ngành du lịch cho thấy, thuật ngữ điểm đến du lịch thường được
sử dụng cho các khu vực có địa giới hành chính tương đối rộng lớn với các tài
nguyên du lịch đa dạng, ở quy mô khác nhau như một khu vực (Đông Nam Á),
một quốc gia (Việt Nam) hay một tỉnh/ thành phố (Quảng Ninh/ Hạ Long). Trong
khi đó, thuật ngữ điểm du lịch, điểm tham quan du lịch thường được dùng để chỉ
các khu vực có địa giới nhỏ hơn, hạn chế hơn về mức độ đa dạng của tài nguyên
và thường nằm trong các điểm đến du lịch (Văn Miếu Quốc Tử Giám, Phố Cổ Hà
Nội, Bảo tàng Lịch sử… ở Hà Nội).

10

1.1.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch là một vùng không gian địa lý được xác định, đây là nơi
du khách sẽ lưu trú lại ít nhất một đêm, vì thế phải có những điều kiện có thể đáp
ứng được nhu cầu của du khách khi họ lưu trú và trải nghiệm tại điểm đến. Theo
Buhalis (2000), có 6 yếu tố cấu thành điểm đến du lịch – được gọi là mô hình 6As,
bao gồm:

Điểm tham quan du lịch (Attractions)

Điểm tham quan du lịch là lý do chính để du khách quyết định lựa chọn
điểm đến cho hành trình của mình. Điểm tham quan du lịch được tạo thành bởi

các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa của điểm đến. Đây
cũng chính là chất liệu để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xây dựng và phát
triển các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Tuy nhiên, điểm tham quan du lịch
thì có hạn trong khi nhu cầu của du khách thì liên tục thay đổi. Vì thế, để duy trì
được tính hấp dẫn cho điểm đến, cần chú ý tới việc làm mới các sản phẩm, dịch
vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của du khách.
– Khả năng tiếp cận điểm đến (Accessibility)
Du lịch là hoạt động đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của du khách đến một
điểm đến du lịch. Vì thế, khả năng tiếp cận của điểm đến là điều kiện để kết nối
khách du lịch đến với điểm đến. Do đó, để nâng cao khả năng tiếp cận của điểm
đến, cần chú ý tới cơ sở hạ tầng giao thông kết nối thị trường khách với điểm đến,
bao gồm: Giao thông đường hàng không (sân bay), đường sắt, đường thủy (các
cảng sông, biển) và giao thông đường bộ.
Ngoài ra, trong quá trình tham gia các hoạt động trải nghiệm tại điểm đến,
việc di chuyển trong phạm vi điểm đến tới những điểm tham quan, hấp dẫn du
lịch khác nhau đòi hỏi cần có các phương tiện giao thông phù hợp phục vụ du
khách. Đó có thể là các phương tiện giao thông công cộng (xe buýt, tàu điện…)
hay các phương tiện giao thông khác tại địa phương như taxi, xe ôm, xích lô hoặc
một số phương tiện giao thông truyền thống khác.

11

– Các tiện nghi phục vụ du khách (Amenities)
Các tiện nghi phục vụ khách du lịch bao gồm: Dịch vụ lưu trú, ăn uống,
giải trí… Theo Maslow (1943), ăn uống và ngủ nghỉ là một trong những nhu cầu
cơ bản nhất của con người. Nếu không được đáp ứng những nhu cầu này, con
người sẽ không thể tồn tại và phát triển. Vì thế, trong quá trình du khách đi du
lịch, điểm đến cần đáp ứng được nhu cầu ăn uống và lưu trú của du khách bằng
những dịch vụ cụ thể. Mặc dù, mỗi loại hình dịch vụ có những yêu cầu riêng biệ

nhưng một cách cơ bản nhất, dịch vụ lưu trú cần ở những vị trí thuận tiện, trang
bị đầy đủ tiện nghi cho du khách, trong khi đó với dịch vụ ăn uống, điều quan
trọng nhất phải đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm cho khách.
– Các gói sản phẩm sẵn có (Available packages)
Du khách khi đến với điểm đến du lịch ngoài việc tham gia vào các hoạt
động tham quan, tìm hiểu, giải trí… thì sẽ tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch
tại điểm đến. Nhiều du khách sẽ tự đặt các dịch vụ đơn lẻ cho mình nhưng cũng
có một số du khách có xu hướng đặt các dịch vụ trọn gói hoặc các gói dịch vụ
thông qua một nhà cung cấp nào đó để chuyến đi của mình thuận tiện hơn. Chính
vì thế, việc cung ứng các gói sản phẩm phục vụ du khách sẽ giúp điểm đến đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của du khách trong quá trình họ du lịch tại điểm đến.
– Các hoạt động du lịch (Activities)
Nếu các điểm tham quan du lịch là lý do để du khách lựa chọn điểm đến thì
các hoạt động du lịch tại điểm đến sẽ khơi gợi tính tò mò, thúc đẩy nhu cầu du
lịch của du khách, đồng thời còn giúp duy trì sự phấn khởi, hào hứng của du khách
khi họ đi du lịch tại điểm đến. Trong khi các điểm tham quan du lịch có giới hạn
bởi chúng phụ thuộc vào việc sẵn có của tài nguyên thì các hoạt động du lịch đóng
vai trò quan trọng trong việc tạo ra tính mới và sự đa dạng cho hoạt động của du
khách tại địa phương. Vì thế, việc nghiên cứu, sáng tạo để thiết kế và đưa vào vận
hành các hoạt động du lịch cũng như các dịch vụ bổ sung sẽ làm gia tăng sức hấp dẫn
cho điểm đến du lịch, mang lại những trải nghiệm mới cho du khách tại điểm đến.

12

– Các dịch vụ hỗ trợ (Ancilliaries Services)
Khi đi du lịch, bên cạnh yêu cầu về việc thỏa mãn các nhu cầu cơ bản,
khách du lịch còn có rất nhiều những nhu cầu đa dạng khác nhau. Nếu điểm đến
du lịch đáp ứng được càng nhiều nhu cầu của du khách thì mức độ hài lòng của
du khách về điểm đến càng cao. Vì thế, bên cạnh các dịch vụ ăn uống và dịch vụ

lưu trú được cung cấp để đáp ứng nhu cầu cơ bản, điểm đến cần chú ý phát triển
các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ du khách tại điểm đến. Các tiện nghi và dịch vụ hỗ
trợ này có thể là: Các dịch vụ tại sân bay, nhà ga, các trung tâm thông tin du lịch,
khả năng kết nối wifi công cộng, các thủ tục hành chính như thủ tục xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh, các thủ tục cấp hộ chiếu, thị thực hay các dịch vụ mua sắm,
làm đẹp, đón tiễn sân bay hay các dịch vụ ngân hàng, y tế.
Khả năng cung cấp các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ thể hiện bản chất đa
ngành của cung về du lịch và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh doanh
trong ngành du lịch. Khi quy mô của điểm đến tăng lên thì các tiện nghi và dịch
vụ hỗ trợ thường cũng phát triển theo.
1.1.3. Đặc điểm của điểm đến du lịch
Đặc điểm của điểm đến du lịch là chủ đề đã được nhiều học giả, nhà nghiên
cứu và các tổ chức trên thế giới bàn luận. Tuy nhiên, hầu hết các quan điểm đều
cho rằng một điểm đến du lịch thường có các đặc điểm sau:

Tính hấp dẫn:
Các điểm đến du lịch đều có tính hấp dẫn nhất định, tuy nhiên mức độ hấp

dẫn của các điểm du lịch là khác nhau. Tính hấp dẫn của một điểm đến bao gồm:
Sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch (bao gồm cả các tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn), các tiện nghi, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch.
Ngoài ra, tính hấp dẫn của điểm đến du lịch còn phụ thuộc vào các nhân tố chính
trị, kinh tế và xã hội tại điểm đến như: An ninh, an toàn cho khách, nhận thức của
cộng đồng dân cư về vai trò của ngành du lịch và việc phục vụ khách, các cơ chế,
chính sách đối với khách du lịch và các doanh nghiệp du lịch.

13

Để đánh giá tính hấp dẫn của một điểm đến, có thể sử dụng các tiêu chí
định lượng, hoặc định tính.
– Mức hấp dẫn của điểm đến du lịch có thể được đo bằng các tiêu chí định
lượng, các tiêu chí này cơ bản bao gồm:
 Số lượng khách du lịch đến điểm đến
 Số ngày khách du lịch lưu trú tại điểm đến
 Tần suất khách du lịch quay trở lại điểm đến
 Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch tại điểm đến
 Mức chi tiêu trung bình/ ngày/ khách du lịch tại điểm đến
 Số lượng các loại hình dịch vụ có tại điểm đến
 Số lượng cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch tại điểm đến (khách
sạn, nhà hàng, quán bar, các cơ sở giải trí, các điểm tham quan, trung tâm
mua sắm, trung tâm thể thao, trung tâm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp…)
 Doanh thu từ hoạt động du lịch (doanh thu trực tiếp và gián tiếp từ hoạt
động du lịch).
– Với tiêu chí định tính, mức độ hấp dẫn của điểm đến có thể được đánh giá
thông qua:
 Mức độ hài lòng của du khách
 Sự trung thành của du khách

Tính đa dạng

Tính đa dạng được thể hiện trong sự tham gia của các bên liên quan đến
hoạt động du lịch tại điểm đến và trong chính các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho
du khách tại điểm đến.
– Tính đa dạng của các bên liên quan tham gia vào hoạt động du lịch:
Không chỉ du khách là người trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch
tại điểm đến mà còn có rất nhiều thành phần khác cùng tham gia để mang lại
những trải nghiệm cho du khách trong quá trình đi du lịch. Những thành phần

này bao gồm:
 Chính quyền địa phương: Là tổ chức chịu trách nhiệm quản lý và điều phối
các hoạt động du lịch tại địa phương. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm
14

xác định mục tiêu phát triển du lịch nhằm đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề
kinh tế, văn hóa – xã hội tại địa phương thông qua hoạt động du lịch. Đồng thời,
chính quyền địa phương phải đảm bảo hoạt động du lịch được phát triển một cách
bền vững, trong đó đảm bảo lợi ích hài hòa giữa ba trụ cột kinh tế, văn hóa – xã
hội và môi trường tại điểm đến.
 Cộng đồng dân cư địa phương: Là thành phần quan trọng tạo nên hình ảnh
của điểm đến, làm nên bản sắc của địa phương, đồng thời tham gia trực tiếp vào
hoạt động phục vụ khách du lịch tại địa phương. Thông qua hoạt động du lịch, thu
nhập của cộng đồng dân cư địa phương được tăng lên, các ngành nghề thủ công
truyền thống cũng được bảo tồn và có nhiều cơ hội phát triển, bản sắc văn hóa
truyền thống bản địa và phong tục tập quán của cộng đồng cũng được gìn giữ và
phát huy.
 Các doanh nghiệp kinh doanh phục vụ du lịch: Các doanh nghiệp kinh
doanh phục vụ hoạt động du lịch bao gồm cả doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp
và gián tiếp phục vụ hoạt động du lịch. Mục tiêu của các doanh nghiệp là phục vụ
du khách và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Thông qua hoạt động kinh
doanh, các doanh nghiệp này sẽ góp phần mang lại sự phát triển kinh tế chung của
điểm đến. Vì thế, đối với các tổ chức quản lý điểm đến thì việc tạo dựng và duy
trì một môi trường kinh doanh thuận lợi và cạnh tranh lành mạnh là một trong
những yếu tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh phục
vụ du lịch.
 Các tổ chức xã hội khác: Bao gồm hiệp hội du lịch, hiệp hội của các ngành/
nghề kinh doanh khác có liên quan đến hoạt động du lịch… Mục đích của các tổ
chức xã hội là bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp trên thị trường.

– Tính đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho du khách:
Ở góc độ này, tính đa dạng của điểm đến được thể hiện trong sự phong phú
của các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho du khách. Đó là các dịch vụ đáp ứng các
nhu cầu từ cơ bản nhất (dịch vụ lưu trú, ăn uống…) đến các nhu cầu ở cấp độ cao
hơn (tham quan, vui chơi, giải trí, mua sắm…). Ngoài ra, còn có rất nhiều các sản
15

phẩm, dịch vụ khác gián tiếp phục vụ hoạt động du lịch tại điểm đến, đó là các
hàng hóa, dịch vụ về lương thực, thực phẩm, điện, nước, thông tin liên lạc, ngân
hàng, cung ứng máy móc, thiết bị và các nguyên vật liệu phục vụ ngành du lịch…
Điều đáng chú ý là các dịch vụ phong phú này không chỉ cung cấp cho riêng khách
du lịch mà còn dành cho cộng đồng địa phương và các đối tượng khác có liên
quan. Vì thế, để đảm bảo chất lượng của các loại hình hàng hóa và dịch vụ tại
điểm đến, các tổ chức quản lý điểm đến cần xác định được sức chứa của điểm đến
để có những giải pháp cân đối giữa nhu cầu của du khách và nhu cầu của cộng
đồng địa phương và các đối tượng khác có liên quan.

Tính đa dụng

Cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ du lịch về cơ bản không phục vụ riêng
cho hoạt động du lịch mà phục vụ cả người dân địa phương và các đối tượng khác.
Thông thường, các dịch vụ/ tiện nghi, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật ở điểm
đến du lịch thường phục vụ cư dân địa phương nhưng vào một thời gian nhất định
khi cầu du lịch tăng cao thì lại được sử dụng để phục vụ du khách. Trong khi tại
các điểm đến du lịch, bên cạnh dân cư địa phương còn có sự có mặt của khách du
lịch và những đối tượng khác nên đôi khi gây ra những tranh chấp nhất định. Vì
thế, để giải quyết vấn đề này, cần sự quản lý chặt chẽ của các tổ chức quản lý
điểm đến để đưa ra những giải pháp phù hợp, cân đối được lợi ích của tất cả các

bên liên quan.

Tính bổ sung

Trên thực tế, những trải nghiệm của du khách tại điểm đến không được cấu
thành chỉ bởi bất kỳ một yếu tố riêng lẻ nào mà được cấu thành bởi nhiều yếu tố
khác nhau vì nhu cầu của du khách trong chuyến đi là rất đa dạng. Vì thế, điểm
đến du lịch triển khai nhiều các yếu tố khác nhau bổ sung cho hoạt động du lịch
để phục vụ du khách và góp phần làm gia tăng trải nghiệm cho du khách tại điểm
đến. Những yếu tố này có ý nghĩa bổ sung, hỗ trợ nhau để cùng đáp ứng nhu cầu
đa dạng và mang lại những trải nghiệm tích cực cho du khách tại điểm đến.

16

1.1.4. Các yếu tố hấp dẫn khách đến với điểm đến
Mỗi điểm đến du lịch có những đặc điểm nhất định hấp dẫn du khách. Đó
có thể là các giá trị tự nhiên, các giá trị văn hóa – lịch sử, các điểm tham quan giải
trí nhân tạo, khả năng tiếp cận điểm đến, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch,
nguồn nhân lực phục vụ du lịch… hoặc cũng có thể là tất cả các yếu tố trên. Theo
UNWTO (2007), sự hấp dẫn của một điểm đến du lịch đến từ các điểm tham quan
du lịch và các yếu tố khác. Các yếu tố này được thể hiện trong hình 1.1.

Các yếu tố hấp
dẫn khách du lịch
tại điểm đến

Các điểm
tham quan

Các tiện
nghi công
cộng/tư
nhân

Khả năng
tiếp cận

Nguồn nhân
lực

Hình ảnh
điểm đến

Giá cả

Hình 1.1: Các yếu tố hấp dẫn khách du lịch tại điểm đến du lịch
(Nguồn: WTO, 2007)
Các điểm tham quan du lịch
Các điểm tham quan du lịch là yếu tố chính thu hút sự chú ý của khách du
lịch đối với điểm đến. Đây cũng chính là động lực khiến du khách quyết định lựa
chọn điểm đến cho hành trình của mình. Các điểm tham quan du lịch có thể phân
loại thành:
– Các điểm tham quan du lịch tự nhiên: Các bãi biển, các vùng núi cao, vườn
quốc gia…
– Các điểm tham quan du lịch văn hóa – lịch sử: Các bảo tàng, nhà hát, triển
lãm nghệ thuật, sự kiện văn hóa, làng nghề truyền thống hoặc làng dân tộc…
– Các điểm tham quan với các công trình được xây dựng: Các công trình kiến
trức như tháp Effiel, các đài tưởng niệm mang tính di sản, các công trình kiến trúc

tôn giáo…
17

Các điểm tham quan này có thể ở trong khu vực công cộng như vườn quốc
gia, công viên tự nhiên, hoặc cũng có thể ở trong các di tích văn hoá lịch sử, hoặc
cũng có thể là trong phạm vi một cộng đồng nào đó với các đặc điểm văn hóa
truyền thống bản địa riêng biệt. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác, ít hữu hình hơn,
mang tính độc đáo, tạo cảm xúc hoặc trải nghiệm cho du khách như việc được
tham gia, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày cùng cộng đồng địa phương hay tìm
hiểu những giá trị văn hóa của cộng đồng bản địa tại điểm đến du lịch… cũng là
những yếu tố thu hút khách du lịch đến với các điểm đến.
Tiện nghi
Tiện nghi được tạo ra từ rất nhiều loại dịch vụ và các trang thiết bị hỗ trợ
du khách trong quá trình lưu trú tại điểm đến – từ cơ sở hạ tầng cơ bản như các
tiện ích hữu dụng, giao thông công cộng, đường sá đến các dịch vụ đáp ứng nhu
cầu của khách như dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí; dịch vụ thông tin du lịch,
hướng dẫn và điều hành du lịch; dịch vụ mua sắm…
Khả năng tiếp cận
Để thúc đẩy khả năng phát triển du lịch, điểm đến cần phải được dễ dàng
tiếp cận thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường không và đường thủy.
Phải đảm bảo sự thuận tiện cho việc di chuyển của khách du lịch trong phạm vi
điểm đến. Các yêu cầu về thị thực (visa), các điều kiện về nhập cảnh… cũng là
những vấn đề cần xem xét như là một phần mở rộng khả năng tiếp cận của điểm
đến đối với du khách.
Hình ảnh điểm đến
Hình ảnh độc đáo của điểm đến có vai trò quan trọng trong việc thu hút du
khách. Một loạt các điểm tham quan và tiện nghi phục vụ du khách sẽ không có
hiệu quả thu hút nếu du khách không nhận thức được về điểm đến. Vì thế, xây
dựng một hình ảnh tích cực, độc đáo về điểm đến là một trong những yếu tố quan

trọng giúp điểm đến đến gần với du khách tiềm năng hơn. Hình ảnh điểm đến có
thể được xúc tiến nhờ các đặc điểm độc đáo về cảnh quan, điểm tham quan, chất
lượng môi trường, sự an toàn, chất lượng dịch vụ, sự hiếu khách của người dân…
18

Giá cả sản phẩm du lịch
Giá cả sản phẩm, dịch vụ du lịch tại điểm đến là một trong những yếu tố
quan trọng mang tính cạnh tranh của điểm đến so với các điểm đến cạnh tranh
khác. Giá cả có liên quan tới chi phí vận chuyển; chi phí lưu trú, ăn uống; chi phí
tham quan… Quyết định lựa chọn điểm đến của du khách cũng được dựa trên các
yếu tố về giá hoặc các yếu tố mang tính kinh tế khác như tỷ giá thu đổi ngoại tệ…
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch một cách bài bản, tăng cường thái
độ tích cực của cộng đồng địa phương tại điểm đến du lịch là một trong những
yếu tố quan trọng trong hoạt động quản lý điểm đến du lịch. Một lực lượng lao
động du lịch có chất lượng cao, một bộ phận công dân được trang bị và nhận thức
đúng đắn quyền lợi và trách nhiệm của mình trong mối quan hệ với sự phát triển
du lịch là một yếu tố không thể tách rời trong chiến lược phát triển du lịch của
quốc gia.
1.1.5. Chu kỳ sống của điểm đến du lịch
Theo R.W. Butler (1980), chu kỳ sống của một điểm đến du lịch được thể
hiện bằng mô hình “hình chữ S” hay còn gọi là Chuỗi Butler. Theo mô hình này,
một điểm đến sẽ trải qua 5 giai đoạn phát triển khác nhau trong điều kiện kinh tế
tự do. Những giai đoạn này là Khám phá, Tham gia, Phát triển, Củng cố và Đình
trệ. Kết quả phản ứng của các nhà quản lý điểm đến vào giai đoạn đình trệ có thể
là một trong hai khả năng: Để cho điểm đến tiếp tục đình trệ và suy thoái hoặc
phát triển sang chu kỳ sống mới (khởi đầu chu kỳ mới).
Mô hình này được đánh giá là một trong những mô hình quan trọng nhất
có tính thực tiễn trong lĩnh vực du lịch. Nó hình thành dựa trên chu kỳ sống của

sản phẩm và đã được sử dụng để mô tả sự phát triển của nhu cầu thị trường đối
với một sản phẩm ở mức độ vĩ mô. Các giai đoạn trong mô hình chu kỳ đời sống
của điểm đến của Butler được lược tả như sau:

19

Số lượng khách du lịch

Củng
cố

Đình
trệ

Phát triển
mới

Phát
triển

Khám
phá

Suy thoái

Tham
gia

Thời gian

Hình 1.1: Mô hình chu kỳ sống của điểm đến du lịch
(Nguồn: Butler, 1980)
 Giai đoạn khám phá
Đây là giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sống của điểm đến, được thể hiện
bằng một số lượng nhỏ du khách – những người tới điểm đến rải rác và hiện tượng
này duy trì trong một thời gian tương đối dài. Điểm đến chưa nhận dạng sự xuất
hiện của “ngành du lịch” và không có các dịch vụ dành riêng cho du khách. Đôi
khi giai đoạn này được gọi là giai đoạn “tiền du lịch”, trong đó du khách thích
nghi với những điều kiện ở địa phương. Đối tượng khách lúc này chủ yếu là những
người ưa mạo hiểm, họ muốn trải nghiệm những gì khác biệt ở điểm đến du lịch
và không hay ít quan tâm đến những trang bị nghèo nàn cũng như những thử thách
của môi trường. Trong giai đoạn này, cộng đồng chủ nhân của điểm đến nhìn
chung có mối quan hệ tốt với du khách bởi lúc này du khách còn mới lạ với họ và
mang lại nguồn thu nhập mới.
 Giai đoạn tham gia
Trong suốt giai đoạn tham gia, số lượng khách bắt đầu tăng lên dần dần và
một số loại hình du lịch cũng phát triển, đồng thời cộng đồng địa phương ở điểm
đến đã cung cấp hàng hóa và dịch vụ dành riêng cho du khách. Những dịch vụ
20

này được tạo ra thể hiện định hướng theo nhu cầu của du khách rõ rệt và có khả
năng tác động đến cầu. Những dịch vụ này thường bao gồm các cơ sở lưu trú nhỏ
(như lưu trú tại gia), các nhà hàng nhỏ, một số hướng dẫn viên hoặc các nhà điều
hành. Nhìn chung, trong giai đoạn này, cộng đồng địa phương tỏ ra rất tích cực
với ngành du lịch. Doanh thu du lịch tăng lên nhưng những ảnh hưởng về văn hóa
và môi trường chưa rõ nét.
Sự chuyển đổi từ giai đoạn khám phá sang giai đoạn tham gia có thể bởi
nhiều lý do: Marketing truyền miệng, phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về

các điểm đến “chưa từng khám phá” (ti vi, báo chí, v.v…); giới thiệu về điểm đến
trên các sách hướng dẫn (Lonely Planet, Vietnam guide book…); việc xây dựng
hạ tầng cơ sở (sân bay, đường sá, v.v…) hay sự phát triển một sản phẩm du lịch
đặc biệt hấp dẫn của doanh nghiệp du lịch địa phương. Sự ảnh hưởng của các lực
lượng trong nội bộ ngành và bên ngoài ngành du lịch trong giai đoạn này có thể
ảnh hưởng đến sự bền vững của hoạt động du lịch trong tương lai.

Giai đoạn phát triển

Giai đoạn phát triển được thể hiện bằng sự tăng trưởng nhanh chóng và
quan trọng của số lượng khách tới điểm đến du lịch. Trong giai đoạn này, có rất
nhiều thay đổi trong lĩnh vực du lịch và thông thường địa phương hay cộng đồng
dần mất đi sự kiểm soát đối với sự phát triển du lịch mà gia tăng sự ảnh hưởng và
đầu tư từ các tổ chức bên ngoài. Cũng có những thay đổi đáng kể trong môi trường
vật chất với hạ tầng phục vụ du lịch mới được xây dựng (khách sạn, các điểm
tham quan, đường sá, …).
Trong giai đoạn này, đất nông nghiệp thường được mua lại để phục vụ cho
những hoạt động phát triển du lịch. Một đặc điểm thường thấy trong giai đoạn
phát triển là cộng đồng địa phương đã quen với sự có mặt của du khách và thường
tỏ ra thờ ơ với họ. Nhưng vào cuối giai đoạn này, một bộ phận dân cư địa phương
trở nên khó chịu với sự tăng trưởng của du lịch bởi du khách làm ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận các dịch vụ của người dân địa phương và làm thay đổi các đặc
điểm văn hóa, môi trường của điểm đến nơi họ sinh sống.
21

Giai đoạn củng cố

Trong giai đoạn này, sức tăng trưởng của du lịch giảm xuống, nhưng số
lượng các hoạt động du lịch vẫn gia tăng (số lượng khách thậm chí cao hơn so với
số cư dân). Một đặc điểm cơ bản của giai đoạn củng cố là sự phát triển của du lịch
lúc này vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường sinh thái, văn hóa, xã hội
của điểm đến. Đối tượng khách cũng thay đổi, từ những khách du lịch ưa mạo
hiểm (allocentric) hay những nhóm khách du lịch độc lập thành những đối tượng
mới là những du khách thích tiện nghi hơn (psychocentric) – những người thường
mua các chương trình du lịch trọn gói đã được thiết kế sẵn.
Trong giai đoạn củng cố, du khách chi phối nền kinh tế địa phương, những
tham quan du lịch có quy mô lớn như các công viên chuyên đề và sòng bạc thường
thay thế các trải nghiệm văn hóa đích thực. Một số vấn đề cũng nảy sinh trong
giai đoạn củng cố bao gồm: tính mùa vụ của hoạt động du lịch; doanh thu tăng
cao cho chủ sở hữu các doanh nghiệp nhỏ như các nhà hàng; gia tăng sự thất vọng
của dân cư địa phương đối với du khách, thậm chí họ rời khỏi điểm đến để tìm
nơi cư ngụ khác và thái độ tiêu cực của cộng đồng sẽ ảnh hưởng không tốt tới
marketing truyền miệng về điểm đến. Mặc dù thu nhập có được từ hoạt động kinh
doanh du lịch rất cao nhưng môi trường của điểm đến cũng chịu những tác động
tiêu cực rõ nét trong giai đoạn này.
 Giai đoạn đình trệ
Ở giai đoạn này, số lượng khách đạt đến đỉnh cao và không tăng trưởng nữa
bởi điểm đến trở nên ít giá trị hơn và có sự mất cân bằng cung cầu. Một số lượng
lớn các đơn vị kinh doanh như các khách sạn, nhà hàng có thể bị phá sản bởi cuộc
cạnh tranh về giá cả do nhu cầu sút giảm. Điểm đến bị phụ thuộc vào sự trở lại
của lượng khách thích tiện nghi.
 Giai đoạn suy thoái
Giai đoạn này thể hiện rất rõ sự sút giảm nghiêm trọng số lượng khách du
lịch. Có một số nguyên nhân như: Lượng khách quay trở lại không hài lòng với
trải nghiệm ở điểm đến vì nhu cầu của họ không được đáp ứng; các nhà quản lý
22

điểm đến không nỗ lực thiết kế lại sản phẩm hay bị thất bại trong các nỗ lực của
họ; những điểm đến mới xuất hiện và trở thành đối thủ cạnh tranh thu hút khách.
Thông thường, các khách sạn sẽ trở thành căn hộ hay văn phòng cho thuê và rất
nhiều trang thiết bị phục vụ cho du lịch bị quên lãng, còn cộng đồng địa phương
trở nên phụ thuộc vào các ngành nghề khác.
 Giai đoạn phát triển mới
Nếu một điểm đến không rơi vào trạng thái suy thoái (hay tiếp tục đình trệ)
nó có thể bước sang một giai đoạn phát triển mới. Giai đoạn này có thể tiếp diễn
sau giai đoạn đình trệ hoặc suy thoái. Giai đoạn này được bắt đầu bằng việc khẩn
trương hoàn thiện các sản phẩm mới hay cải tiến các sản phẩm hiện tại.
Không giống như giai đoạn khám phá hay các giai đoạn khác trong chu kỳ
đời sống của điểm đến, giai đoạn phát triển mới chỉ xảy ra nếu nhà quản lý của
điểm đến hay các doanh nghiệp ra quyết định chủ động làm mới lại điểm đến.
Theo Weaver và Lawton (2002), giai đoạn này chỉ có thể thành công nếu có sự
phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp để tiến
hành các nỗ lực marketing cho điểm đến và cung cấp dịch vụ du lịch.
Dựa trên việc nhận diện giai đoạn phát triển của điểm đến du lịch, các tổ
chức quản lý điểm đến có thể xây dựng các chiến lược phát triển điểm đến một
cách phù hợp nhất, đảm bảo mang lại lợi ích hài hòa về kinh tế, văn hóa – xã hội
và môi trường cho điểm đến đó trong từng giai đoạn phát triển.
1.2.

Quản lý điểm đến du lịch
1.2.1. Khái niệm quản lý điểm đến du lịch
Chủ thể của hoạt động quản lý điểm đến du lịch là các tổ chức quản lý điểm

đến. Tại Việt Nam, các tổ chức quản lý điểm đến là các cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch các cấp. Vì vậy, cần xem xét khái niệm quản lý điểm đến du lịch như

một khía cạnh của quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch.
Theo quan điểm chung nhất, quản lý là được coi là hoạt động nhằm tác
động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý lên một đối tượng
23

quản lý để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người, nhằm duy trì
tính ổn định và phát triển của đối tượng quản lý theo những mục tiêu đã định.
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và thay
đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi
quốc gia qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Có thể hiểu quản lý nhà nước là một
dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật
nhà nước để điều chỉnh các hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu
cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Hay nói
cách khác, đây là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước
thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu
mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.
Quản lý nhà nước về du lịch được xem là sự tác động có tổ chức và điều
chỉnh liên tục bằng quyền lực công cộng chủ yếu thông qua pháp luật dựa trên
nền tảng của thể chế chính trị nhất định đối với các quá trình, các hoạt động du
lịch nhằm đạt được hiệu quả và mục tiêu kinh tế – xã hội do nhà nước đặt ra (Trần
Như Đào, 2017).
Như vậy, quản lý điểm đến du lịch có thể được xác định là sự tác động có
tổ chức và điều chỉnh liên tục bằng quyền lực công, chủ yếu thông qua pháp luật
nhằm xác lập một trật tự ổn định cho các hoạt động, quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực du lịch, hướng tới việc phát triển du lịch tại điểm đến theo những
mục tiêu đã được đặt ra.
Từ khái niệm này, có thể xác định:
– Chủ thể quản lý điểm đến du lịch: Là các cơ quan đại diện của Nhà nước

hoặc được Nhà nước trao quyền, ủy quyền.
+ Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Trung ương bao gồm: Bộ
Văn hoá Thể thao Du lịch, Tổng cục Du lịch cùng các vụ chức năng; Các bộ ngành
như: Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch Đầu tư…

24

từng kế hoạch đơn cử mà điểm đến hoàn toàn có thể vận dụng. Để minh họa cho những vấn đềlý thuyết, 1 số ít bài đọc và những ví dụ thực tiễn được tinh lọc và đưa vào nội dunggiáo trình. Đồng thời, sau mỗi một chương đều có phần câu hỏi và bài tập, giúpsinh viên vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học và kiểm tra mức độ chớp lấy yếu tố khi thựchiện những nhu yếu của chương. Nhóm tác giả đảm nhiệm chính việc biên soạn cácchương gồm có : TS. Vũ Hương Giang chương 1 và 6TS. Vũ An Dân chương 2TS. Trần Thu Phương chương 3TS. Nguyễn Thị Thu Mai chương 4 và chỉnh sửa và biên tập chương 1, 2 và 5PGS. TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai chương 5 và chỉnh sửa và biên tập chương 3, 4 và 6M ặc dù nhóm tác giả đã rất nỗ lực và nhận được sự tương hỗ nhiệt thànhcủa Trường Đại học Mở TP.HN đặc biệt quan trọng là sự khuyến khích của PGS.TS Nguyễn ThịNhung, tuy nhiên giáo trình khó hoàn toàn có thể tránh được những hạn chế do được biên soạnlần đầu. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu, chân thành của cácnhà thực tiễn và điều tra và nghiên cứu về quản lý điểm đến du lịch, của những đồng nghiệp vàsinh viên. Xin chân thành cảm ơn. Nhóm Tác giảMỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU ……………………………………………………………………………………….. 1M ỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………… 2DANH MỤC HÌNH, BẢNG ……………………………………………………………………. 7CH ƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH …………. 91.1. Điểm đến du lịch ……………………………………………………………………… 91.1.1. Khái niệm điểm đến du lịch …………………………………………………… 91.1.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch ………………………………….. 111.1.3. Đặc điểm của điểm đến du lịch …………………………………………….. 131.1.4. Các yếu tố mê hoặc khách đến với điểm đến …………………………… 171.1.5. Chu kỳ sống của điểm đến du lịch ………………………………………… 191.2. Quản lý điểm đến du lịch ………………………………………………………… 231.2.1. Khái niệm quản lý điểm đến du lịch ……………………………………… 231.2.2. Tầm quan trọng của công tác làm việc quản lý điểm đến du lịch …………… 281.2.3. Nội dung quản lý điểm đến du lịch ……………………………………….. 301.2.4. Hệ thống những tổ chức triển khai quản lý điểm đến du lịch ( DMOs ) …………. 331.2.5. Hệ thống quản lý điểm đến du lịch ( DMS ) …………………………….. 34C ÂU HỎI CHƯƠNG I ………………………………………………………………………… 38CH ƯƠNG II : NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH …… 392.1. Phân tích tình hình điểm đến du lịch ……………………………………… 392.1.1. Vai trò của việc nghiên cứu và phân tích tình hình điểm đến du lịch ……………. 392.1.2. Công cụ và nội dung nghiên cứu và phân tích tình hình điểm đến du lịch …….. 412.2. Phân tích thiên nhiên và môi trường vĩ mô …………………………………………………….. 432.2.1. Yếu tố văn hóa truyền thống – xã hội ……………………………………………………….. 442.2.2. Yếu tố công nghệ tiên tiến ……………………………………………………………….. 442.2.3. Yếu tố kinh tế tài chính …………………………………………………………………….. 452.2.4. Yếu tố sinh thái xanh ………………………………………………………………….. 452.2.5. Yếu tố chính trị – pháp lý ………………………………………………….. 462.3. Phân tích cạnh tranh đối đầu ……………………………………………………………… 472.3.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu …………………………………………………. 472.3.2. Theo dõi dịch chuyển thiên nhiên và môi trường cạnh tranh đối đầu …………………………….. 502.4. Phân tích thị trường ………………………………………………………………. 522.5. Phân tích nguồn lực điểm đến du lịch ………………………………………. 532.5.1. Các yếu tố hữu hình : …………………………………………………………… 532.5.2. Các yếu tố vô hình dung ………………………………………………………………. 572.5.3. Nguồn nhân lực ………………………………………………………………….. 582.5.4. Nguồn lực kinh tế tài chính …………………………………………………………….. 582.6. Phân tích những ngành tương hỗ …………………………………………………….. 59C ÂU HỎI CHƯƠNG II ……………………………………………………………………….. 62CH ƯƠNG III : THIẾT LẬP TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, MỤC TIÊU VÀCHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH …………………………… 633.1. Thiết lập tầm nhìn cho điểm đến du lịch …………………………………… 643.1.1. Khái niệm ………………………………………………………………………….. 643.1.2. Quy trình tổ chức triển khai lấy quan điểm kiến thiết xây dựng tầm nhìn cho điểm đến du lịch … 653.2. Xác định Mục tiêu tăng trưởng điểm đến du lịch ………………………….. 683.2.1. Mục tiêu tăng trưởng điểm đến du lịch …………………………………….. 683.2.2. Tiêu chí xác lập tiềm năng tăng trưởng điểm đến du lịch hiệu suất cao. 683.3. Xây dựng kế hoạch tăng trưởng điểm đến du lịch ………………………. 703.3.1. Khái niệm kế hoạch tăng trưởng điểm đến du lịch …………………… 703.3.2. Tiêu chí lựa chọn kế hoạch cho điểm đến du lịch …………………. 713.3.3. Khung tăng trưởng những kế hoạch quản lý điểm đến ………………….. 723.4. Kế hoạch hành vi tăng trưởng điểm đến du lịch ………………………. 743.4.1. Các nội dung trong kế hoạch hành vi tăng trưởng điểm đến du lịch. 743.2.1. Quy trình kiến thiết xây dựng kế hoạch hành vi tăng trưởng điểm đến du lịch 75C ÂU HỎI CHƯƠNG III ………………………………………………………………………. 78CH ƯƠNG IV : ĐỊNH VỊ VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHOĐIỂMĐẾN DU LỊCH …………………………………………………………………………………….. 794.1. Định vị điểm đến du lịch ………………………………………………………… 794.1.1. Khái niệm ………………………………………………………………………….. 794.1.1. Chiến lược xác định điểm đến du lịch ……………………………………… 804.1.2. Quy trình xác định điểm đến du lịch ……………………………………….. 814.2. Xây dựng tên thương hiệu điểm đến du lịch …………………………………… 884.2.1. Khái niệm ………………………………………………………………………….. 884.2.2. Vai trò của việc kiến thiết xây dựng tên thương hiệu điểm đến du lịch …………. 904.2.3. Các yếu tố chính bảo vệ sự thành công xuất sắc của tên thương hiệu điểm đến du lịch 91C ÂU HỎI CHƯƠNG IV ………………………………………………………………………. 99CH ƯƠNG V : MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH …………………………… 1005.1. Marketing cho điểm đến du lịch …………………………………………….. 1005.1.1. Vai trò của của tổ chức triển khai quản lý điểm đến du lịch và những thành phần tương quan 1005.1.2. Quy trình lập kế hoạch marketing cho điểm đến du lịch ………… 1025.2. Xác định xu thế thị trường ……………………………………………….. 1035.2.1. Các yếu tố nhân khẩu học ………………………………………………….. 1035.2.2. Các yếu tố thiên nhiên và môi trường ………………………………………………………. 1045.2.3. Các yếu tố kinh tế tài chính ……………………………………………………………… 1045.2.4. Các yếu tố về giao thông vận tải ……………………………………………………. 1055.2.5. Xu hướng tiêu dùng và lối sống ………………………………………….. 1055.2.6. Xu hướng marketing …………………………………………………………. 1065.3.5.3.1. Phân khúc thị trường ……………………………………………………………. 106V ai trò của phân khúc thị trường ………………………………………… 1065.1.1. Tiêu chí phân khúc thị trường hành khách phổ cập …………………. 1075.1.2. Lựa chọn thị trường tiềm năng ……………………………………………… 1105.4. Thiết lập hỗn hợp marketing …………………………………………………. 1155.4.1. Sản phẩm du lịch ………………………………………………………………. 1155.4.2. Hệ thống phân phối …………………………………………………………… 1225.4.3. Giá cả ………………………………………………………………………………. 1275.4.4. Xúc tiến …………………………………………………………………………… 130C ÂU HỎI CHƯƠNG V ……………………………………………………………………… 141CH ƯƠNG VI : ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRẢI NGHIỆM CỦA DUKHÁCH TẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH …………………………………………………… 1436.1. Tối đa hóa sự hài lòng của hành khách ……………………………………… 1436.1.1. Hành trình người mua ………………………………………………………. 1436.1.2. Chuỗi giá trị điểm đến du lịch …………………………………………….. 1476.2. Khái niệm và những yếu tố tác động ảnh hưởng đến thưởng thức của hành khách tạiđiểm đến du lịch ……………………………………………………………………………….. 1556.3. Các yếu tố cần được bảo vệ chất lượng để duy trì thưởng thức tíchcực cho hành khách ………………………………………………………………………………. 1576.3.1. Giai đoạn đặt dịch vụ ………………………………………………………… 1586.3.2. Giai đoạn thưởng thức tại điểm đến du lịch …………………………… 1596.4. Một số hoạt động giải trí cải tổ thưởng thức của hành khách tại điểm đến du lịch …. 1596.4.1. Mở rộng thời cơ tiếp cận điểm đến du lịch ………………………………. 1596.4.2. Phát triển mạng lưới hệ thống hạ tầng đường sá Giao hàng du lịch ……………… 1626.4.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch ………………………………………….. 1666.4.4. Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với hội đồng …………………………. 1686.4.5. Phát triển những TT thông tin du lịch ………………………………. 171C ÂU HỎI CHƯƠNG VI …………………………………………………………………….. 180T ÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………… 181PH Ụ LỤC …………………………………………………………………………………………… 185B ÀI ĐỌC 1 …………………………………………………………………………………………. 185B ÀI ĐỌC 2 …………………………………………………………………………………………. 191B ÀI ĐỌC 3 …………………………………………………………………………………………. 195B ÀI ĐỌC 4 …………………………………………………………………………………………. 199B ÀI ĐỌC 5 …………………………………………………………………………………………. 206B ÀI ĐỌC 6 …………………………………………………………………………………………. 209DANH MỤC HÌNH, BẢNGHình 1.1 : Sơ đồ những yếu tố mê hoặc khách du lịch tại điểm đến du lịch …… Error ! Bookmark not defined. 7H ình 1.2 : Mô hình chu kỳ luân hồi sống của điểm đến du lịch …………………………………. 20H ình 1.3 : Mô hình VICE tăng trưởng điểm đến du lịch …………………………………. 27H ình 1.4 : Nội dung quản lý điểm đến du lịch …………………………………………….. 32H ình 2.1 : Đảo Lý Sơn – Tỉnh Quảng Ngãi … … … … … … … … … … … … … … … … … 40H ình 2.2 : Nội dung nghiên cứu và phân tích tình hình điểm đến du lịch …………………………… 42H ình 2.3 : Hang Sơn Đoòng – Quảng Bình … … … … … … … … … … … … … … … 46H ình 2.4 : Các yếu tố tác động ảnh hưởng tới năng lượng cạnh tranh đối đầu của điểm đến du lịch …. 50H ình 2.5 : Cơ sở hạ tầng cộng cộng …………………………………………………………… 54H ình 2.6 : Cơ sở hạ tầng Giao hàng du lịch ……………………………………………………. 55H ình 2.7 : Các tiện lợi và dịch vụ du lịch …………………………………………………. 57H ình 3.1 : Mô hình quản trị kế hoạch ………………………………………………………. 63H ình 3.2 : Quy trình kiến thiết xây dựng kế hoạch hàng động tăng trưởng điểm đến du lịch 75H ình 4.1 : Quy trình xác định điểm đến ……………………………………………………….. 81H ình 4.2 : Định vị du lịch của 1 số ít nước ASEAN ……………………………………. 88H ình 4.3 : Quy trình thiết kế xây dựng tên thương hiệu ………………………………………………… 93H ình 4.4 : Sơ đồ tháp tên thương hiệu …………………………………………………………….. 95H ình 5.1 : Quy trình lập kế hoạch marketing cho điểm đến du lịch …………. Error ! Bookmark not defined. 3H ình 5.2 : Các Lever cấu thành loại sản phẩm …….. Error ! Bookmark not defined. 6H ình 5.3 : Quy trình quản lý mẫu sản phẩm du lịch …. Error ! Bookmark not defined. Hình 5.4 : Quy trình tăng trưởng loại sản phẩm mới. Error ! Bookmark not defined. 21H ình 5.5 : Kênh phân phối trong chuỗi bán hàng của ngành du lịch ………… Error ! Bookmark not defined. 23H ình 5.6 : Hệ thống phân phối trực tuyến của ngành du lịchError ! not defined. 5B ookmarkHình 5.7 : Các yếu tố tác động ảnh hưởng đến quyết định hành động định giáError ! Bookmark notdefined. 8H ình 5.8 : Quá trình tăng trưởng kế hoạch thực thi cho điểm đến ……………. Error ! Bookmark not defined. Hình 6.1 : Sơ đồ hành trình dài người mua … … … … … … … … … … … … … … … Error ! Bookmark not defined. Hình 6.2 : Các thành phần và lớp của du lịch mưu trí … … … … … … … … .. 177B ảng 2.1 : Các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên vĩ mô …………………………………………… 43B ảng 2.2 : Đánh giá quy mô cạnh tranh đối đầu …………………………………………………….. 47B ảng 3.1 : Kế hoạch hành vi tăng trưởng điểm đến du lịch ………………………… 76B ảng 5.1 : Phân loại mẫu sản phẩm du lịch …………………………………………………… 1188B ảng 5.2 : Ma trận lan rộng ra thị trường mẫu sản phẩm ……………………………………. 1199B ảng 6.1 : Mối quan hệ giữa những quá trình trong hành trình dài người mua và mụcđích của hoạt động giải trí truyền thông146Bảng 6.2 : Chuỗi giá trị điểm đến du lịch ………………………………………………… 154CH ƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCHMục tiêu : Sau khi nghiên cứu và điều tra chương I, sinh viên : Hiểu được khái niệm điểm đến du lịch và quản lý điểm đến du lịch ; Mô tả được những thành phần cơ bản của điểm đến du lịch ; Nhận diện được quy trình tiến độ tăng trưởng của những điểm đến du lịch ; Phân tích được vai trò của công tác làm việc quản lý điểm đến du lịch ; Mô tả được nội dung quản lý điểm đến du lịch. 1.1. Điểm đến du lịch1. 1.1. Khái niệm điểm đến du lịchĐiểm đến du lịch ( tourism destination ) đóng vai trò quan trọng trong việcphát triển du lịch của một một địa phương, một vương quốc. Không có điểm đến dulịch thì sẽ không sống sót hoạt động giải trí du lịch bởi điểm đến du lịch chính là khônggian địa lý nơi diễn ra những thưởng thức của hành khách. Tuy nhiên, chưa có mộtkhái niệm đồng nhất về điểm đến du lịch và khái niệm này được đề cập trongnhiều tài liệu khác nhau. Theo Kotler ( 2006 ), một điểm đến là một khu vực có địa giới hành chínhđược lao lý công nhận hay có đường biên giới nằm trong nhận thức của mọi người. Còn theo Tổ chức Du lịch Thế giới – UNWTO ( 2007 ), “ điểm đến du lịch là vùngkhông gian địa lý mà khách du lịch ở lại tối thiểu một đêm, gồm có những sản phẩmdu lịch, những dịch vụ phân phối, những tài nguyên du lịch lôi cuốn khách, có ranh giớihành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác lập năng lực cạnhtranh trên thị trường ”. Như vậy, hoàn toàn có thể thấy điểm đến du lịch có 1 số ít đặc trưng sau : – Có khoảng trống địa lý với quy mô khác nhau, ở nhiều Lever : Châu lục ; Khu vực ; Quốc gia ; Tỉnh / Thành phố ; – Điểm đến du lịch không chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân vănmà còn có cả những điều kiện kèm theo khác để trở nên mê hoặc so với hành khách, đặc biệtlà có tiềm năng tăng trưởng những loại sản phẩm du lịch ; – Khách du lịch thường lưu trú ở điểm đến du lịch tối thiểu trong một đêm. Một khái niệm có nhiều điểm chung với khái niệm về điểm đến du lịch làkhái niệm điểm du lịch thăm quan du lịch ( tourist attraction ). Theo Stange và Brown ( năm ngoái ), điểm du lịch thăm quan du lịch được xác lập là “ một điểm lôi cuốn khách du lịch, nơi khách du lịch thăm quan, thường có những giá trị vốn có của nó hoặc trưng bàycác giá trị văn hóa truyền thống, ý nghĩa lịch sử vẻ vang hoặc được kiến thiết xây dựng, cung ứng những dịch vụ vềphiêu lưu, mạo hiểm, đi dạo vui chơi hoặc tò mò, thưởng thức những điều mớilạ ”. Liên quan đến nội dung này, Luật Du lịch ( 2017 ) của Nước Ta pháp luật vềđiểm du lịch ( tourist site ) ở mức độ khái quát hơn : “ Điểm du lịch là nơi có tàinguyên du lịch mê hoặc, Giao hàng nhu yếu thăm quan của khách du lịch ”. Từ những khái niệm trên, hoàn toàn có thể thấy, điểm du lịch thăm quan du lịch hay điểm dulịch về cơ bản có những đặc thù giống với điểm đến du lịch – đều là những địađiểm lôi cuốn sự chăm sóc của khách vì những giá trị được tạo ra bởi một hay hơnmột loại tài nguyên nào đó. Điểm độc lạ cơ bản trong khái niệm về điểm thamquan du lịch hay hay điểm du lịch so với điểm đến du lịch là không đề cập đếnphạm vi địa giới hành chính hay thời hạn lưu lại của khách. Thực tiễn ngành du lịch cho thấy, thuật ngữ điểm đến du lịch thường đượcsử dụng cho những khu vực có địa giới hành chính tương đối to lớn với những tàinguyên du lịch phong phú, ở quy mô khác nhau như một khu vực ( Khu vực Đông Nam Á ), một vương quốc ( Nước Ta ) hay một tỉnh / thành phố ( Quảng Ninh / Hạ Long ). Trongkhi đó, thuật ngữ điểm du lịch, điểm du lịch thăm quan du lịch thường được dùng để chỉcác khu vực có địa giới nhỏ hơn, hạn chế hơn về mức độ phong phú của tài nguyênvà thường nằm trong những điểm đến du lịch ( Văn Miếu Văn Miếu, Phố Cổ HàNội, Bảo tàng Lịch sử … ở TP.HN ). 101.1.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịchĐiểm đến du lịch là một vùng khoảng trống địa lý được xác lập, đây là nơidu khách sẽ lưu trú lại tối thiểu một đêm, do đó phải có những điều kiện kèm theo hoàn toàn có thể đápứng được nhu yếu của hành khách khi họ lưu trú và thưởng thức tại điểm đến. TheoBuhalis ( 2000 ), có 6 yếu tố cấu thành điểm đến du lịch – được gọi là quy mô 6A s, gồm có : Điểm thăm quan du lịch ( Attractions ) Điểm thăm quan du lịch là nguyên do chính để hành khách quyết định hành động lựa chọnđiểm đến cho hành trình dài của mình. Điểm du lịch thăm quan du lịch được tạo thành bởicác tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa truyền thống của điểm đến. Đâycũng chính là vật liệu để những doanh nghiệp kinh doanh thương mại du lịch thiết kế xây dựng và pháttriển những mẫu sản phẩm du lịch Giao hàng hành khách. Tuy nhiên, điểm thăm quan du lịchthì hạn chế trong khi nhu yếu của hành khách thì liên tục biến hóa. Vì thế, để duy trìđược tính mê hoặc cho điểm đến, cần chú ý quan tâm tới việc làm mới những mẫu sản phẩm, dịchvụ du lịch để cung ứng nhu yếu phong phú và luôn biến hóa của hành khách. – Khả năng tiếp cận điểm đến ( Accessibility ) Du lịch là hoạt động giải trí đi khỏi nơi cư trú tiếp tục của hành khách đến mộtđiểm đến du lịch. Vì thế, năng lực tiếp cận của điểm đến là điều kiện kèm theo để kết nốikhách du lịch đến với điểm đến. Do đó, để nâng cao năng lực tiếp cận của điểmđến, cần chú ý quan tâm tới hạ tầng giao thông vận tải liên kết thị trường khách với điểm đến, gồm có : Giao thông đường hàng không ( trường bay ), đường tàu, đường thủy ( cáccảng sông, biển ) và giao thông vận tải đường đi bộ. Ngoài ra, trong quy trình tham gia những hoạt động giải trí thưởng thức tại điểm đến, việc vận động và di chuyển trong khoanh vùng phạm vi điểm đến tới những điểm thăm quan, mê hoặc dulịch khác nhau yên cầu cần có những phương tiện đi lại giao thông vận tải tương thích Giao hàng dukhách. Đó hoàn toàn có thể là những phương tiện đi lại giao thông vận tải công cộng ( xe buýt, tàu điện … ) hay những phương tiện đi lại giao thông vận tải khác tại địa phương như taxi, xe ôm, xích lô hoặcmột số phương tiện đi lại giao thông vận tải truyền thống lịch sử khác. 11 – Các tiện lợi ship hàng hành khách ( Amenities ) Các tiện lợi Giao hàng khách du lịch gồm có : Thương Mại Dịch Vụ lưu trú, nhà hàng, vui chơi … Theo Maslow ( 1943 ), ẩm thực ăn uống và ngủ nghỉ là một trong những nhu cầucơ bản nhất của con người. Nếu không được cung ứng những nhu yếu này, conngười sẽ không hề sống sót và tăng trưởng. Vì thế, trong quy trình hành khách đi dulịch, điểm đến cần cung ứng được nhu yếu nhà hàng và lưu trú của hành khách bằngnhững dịch vụ đơn cử. Mặc dù, mỗi mô hình dịch vụ có những nhu yếu riêng biệnhưng một cách cơ bản nhất, dịch vụ lưu trú cần ở những vị trí thuận tiện, trangbị rất đầy đủ tiện lợi cho hành khách, trong khi đó với dịch vụ nhà hàng siêu thị, điều quantrọng nhất phải bảo vệ vệ sinh và bảo đảm an toàn thực phẩm cho khách. – Các gói mẫu sản phẩm sẵn có ( Available packages ) Du khách khi đến với điểm đến du lịch ngoài việc tham gia vào những hoạtđộng du lịch thăm quan, tìm hiểu và khám phá, vui chơi … thì sẽ tiêu dùng những mẫu sản phẩm, dịch vụ du lịchtại điểm đến. Nhiều hành khách sẽ tự đặt những dịch vụ đơn lẻ cho mình nhưng cũngcó một số ít hành khách có khuynh hướng đặt những dịch vụ trọn gói hoặc những gói dịch vụthông qua một nhà sản xuất nào đó để chuyến đi của mình thuận tiện hơn. Chínhvì thế, việc đáp ứng những gói loại sản phẩm Giao hàng hành khách sẽ giúp điểm đến đápứng tốt hơn nhu yếu của hành khách trong quy trình họ du lịch tại điểm đến. – Các hoạt động giải trí du lịch ( Activities ) Nếu những điểm thăm quan du lịch là nguyên do để hành khách lựa chọn điểm đến thìcác hoạt động giải trí du lịch tại điểm đến sẽ khơi gợi tính tò mò, thôi thúc nhu yếu dulịch của hành khách, đồng thời còn giúp duy trì sự phấn khởi, hào hứng của du kháchkhi họ đi du lịch tại điểm đến. Trong khi những điểm thăm quan du lịch có giới hạnbởi chúng nhờ vào vào việc sẵn có của tài nguyên thì những hoạt động giải trí du lịch đóngvai trò quan trọng trong việc tạo ra tính mới và sự phong phú cho hoạt động giải trí của dukhách tại địa phương. Vì thế, việc điều tra và nghiên cứu, phát minh sáng tạo để phong cách thiết kế và đưa vào vậnhành những hoạt động giải trí du lịch cũng như những dịch vụ bổ trợ sẽ làm ngày càng tăng sức hấp dẫncho điểm đến du lịch, mang lại những thưởng thức mới cho hành khách tại điểm đến. 12 – Các dịch vụ tương hỗ ( Ancilliaries Services ) Khi đi du lịch, bên cạnh nhu yếu về việc thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu cơ bản, khách du lịch còn có rất nhiều những nhu yếu phong phú khác nhau. Nếu điểm đếndu lịch phân phối được càng nhiều nhu yếu của hành khách thì mức độ hài lòng củadu khách về điểm đến càng cao. Vì thế, cạnh bên những dịch vụ nhà hàng siêu thị và dịch vụlưu trú được phân phối để cung ứng nhu yếu cơ bản, điểm đến cần quan tâm phát triểncác tiện lợi và dịch vụ tương hỗ hành khách tại điểm đến. Các tiện lợi và dịch vụ hỗtrợ này hoàn toàn có thể là : Các dịch vụ tại trường bay, nhà ga, những TT thông tin du lịch, năng lực liên kết wifi công cộng, những thủ tục hành chính như thủ tục xuất cảnh, nhập cư, quá cảnh, những thủ tục cấp hộ chiếu, thị thực hay những dịch vụ shopping, làm đẹp, đón tiễn trường bay hay những dịch vụ ngân hàng nhà nước, y tế. Khả năng cung ứng những tiện lợi và dịch vụ tương hỗ bộc lộ thực chất đangành của cung về du lịch và sự nhờ vào lẫn nhau giữa những nghành nghề dịch vụ kinh doanhtrong ngành du lịch. Khi quy mô của điểm đến tăng lên thì những tiện lợi và dịchvụ tương hỗ thường cũng tăng trưởng theo. 1.1.3. Đặc điểm của điểm đến du lịchĐặc điểm của điểm đến du lịch là chủ đề đã được nhiều học giả, nhà nghiêncứu và những tổ chức triển khai trên quốc tế bàn luận. Tuy nhiên, hầu hết những quan điểm đềucho rằng một điểm đến du lịch thường có những đặc thù sau : Tính mê hoặc : Các điểm đến du lịch đều có tính mê hoặc nhất định, tuy nhiên mức độ hấpdẫn của những điểm du lịch là khác nhau. Tính mê hoặc của một điểm đến gồm có : Sự mê hoặc của tài nguyên du lịch ( gồm có cả những tài nguyên du lịch tự nhiên vànhân văn ), những tiện lợi, hạ tầng và vật chất kỹ thuật ship hàng khách du lịch. Ngoài ra, tính mê hoặc của điểm đến du lịch còn nhờ vào vào những tác nhân chínhtrị, kinh tế tài chính và xã hội tại điểm đến như : An ninh, bảo đảm an toàn cho khách, nhận thức củacộng đồng dân cư về vai trò của ngành du lịch và việc ship hàng khách, những chính sách, chủ trương so với khách du lịch và những doanh nghiệp du lịch. 13 Để nhìn nhận tính mê hoặc của một điểm đến, hoàn toàn có thể sử dụng những tiêu chíđịnh lượng, hoặc định tính. – Mức mê hoặc của điểm đến du lịch hoàn toàn có thể được đo bằng những tiêu chuẩn địnhlượng, những tiêu chuẩn này cơ bản gồm có :  Số lượng khách du lịch đến điểm đến  Số ngày khách du lịch lưu trú tại điểm đến  Tần suất khách du lịch quay trở lại điểm đến  Mức tiêu tốn trung bình của khách du lịch tại điểm đến  Mức tiêu tốn trung bình / ngày / khách du lịch tại điểm đến  Số lượng những mô hình dịch vụ có tại điểm đến  Số lượng cơ sở vật chất – kỹ thuật ship hàng du lịch tại điểm đến ( kháchsạn, nhà hàng quán ăn, quán bar, những cơ sở vui chơi, những điểm thăm quan, trung tâmmua sắm, TT thể thao, TT chăm nom sức khỏe thể chất và làm đẹp … )  Doanh thu từ hoạt động giải trí du lịch ( lệch giá trực tiếp và gián tiếp từ hoạtđộng du lịch ). – Với tiêu chuẩn định tính, mức độ mê hoặc của điểm đến hoàn toàn có thể được đánh giáthông qua :  Mức độ hài lòng của hành khách  Sự trung thành với chủ của du kháchTính đa dạngTính phong phú được biểu lộ trong sự tham gia của những bên tương quan đếnhoạt động du lịch tại điểm đến và trong chính những mẫu sản phẩm, dịch vụ phân phối chodu khách tại điểm đến. – Tính phong phú của những bên tương quan tham gia vào hoạt động giải trí du lịch : Không chỉ hành khách là người trực tiếp tham gia vào hoạt động giải trí du lịchtại điểm đến mà còn có rất nhiều thành phần khác cùng tham gia để mang lạinhững thưởng thức cho hành khách trong quy trình đi du lịch. Những thành phầnnày gồm có :  Chính quyền địa phương : Là tổ chức triển khai chịu nghĩa vụ và trách nhiệm quản lý và điều phốicác hoạt động giải trí du lịch tại địa phương. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm14xác định tiềm năng tăng trưởng du lịch nhằm mục đích đưa ra giải pháp xử lý những vấn đềkinh tế, văn hóa – xã hội tại địa phương trải qua hoạt động giải trí du lịch. Đồng thời, chính quyền sở tại địa phương phải bảo vệ hoạt động giải trí du lịch được tăng trưởng một cáchbền vững, trong đó bảo vệ quyền lợi hài hòa giữa ba trụ cột kinh tế tài chính, văn hóa truyền thống – xãhội và thiên nhiên và môi trường tại điểm đến.  Cộng đồng dân cư địa phương : Là thành phần quan trọng tạo nên hình ảnhcủa điểm đến, tạo ra sự truyền thống của địa phương, đồng thời tham gia trực tiếp vàohoạt động ship hàng khách du lịch tại địa phương. Thông qua hoạt động giải trí du lịch, thunhập của hội đồng dân cư địa phương được tăng lên, những ngành nghề thủ côngtruyền thống cũng được bảo tồn và có nhiều thời cơ tăng trưởng, truyền thống văn hóatruyền thống địa phương và phong tục tập quán của hội đồng cũng được gìn giữ vàphát huy.  Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại Giao hàng du lịch : Các doanh nghiệp kinhdoanh ship hàng hoạt động giải trí du lịch gồm có cả doanh nghiệp kinh doanh thương mại trực tiếpvà gián tiếp ship hàng hoạt động giải trí du lịch. Mục tiêu của những doanh nghiệp là phục vụdu khách và mang lại hiệu suất cao kinh doanh thương mại cao nhất. Thông qua hoạt động giải trí kinhdoanh, những doanh nghiệp này sẽ góp thêm phần mang lại sự tăng trưởng kinh tế tài chính chung củađiểm đến. Vì thế, so với những tổ chức triển khai quản lý điểm đến thì việc tạo dựng và duytrì một môi trường tự nhiên kinh doanh thương mại thuận tiện và cạnh tranh đối đầu lành mạnh là một trongnhững yếu tố thôi thúc hiệu suất cao hoạt động giải trí của những doanh nghiệp kinh doanh thương mại phụcvụ du lịch.  Các tổ chức triển khai xã hội khác : Bao gồm hiệp hội du lịch, hiệp hội của những ngành / nghề kinh doanh thương mại khác có tương quan đến hoạt động giải trí du lịch … Mục đích của những tổchức xã hội là bảo vệ quyền lợi chính đáng của những doanh nghiệp trên thị trường. – Tính phong phú của những mẫu sản phẩm, dịch vụ phân phối cho hành khách : Ở góc nhìn này, tính phong phú của điểm đến được biểu lộ trong sự phong phúcủa những mẫu sản phẩm, dịch vụ phân phối cho hành khách. Đó là những dịch vụ cung ứng cácnhu cầu từ cơ bản nhất ( dịch vụ lưu trú, ẩm thực ăn uống … ) đến những nhu yếu ở Lever caohơn ( du lịch thăm quan, đi dạo, vui chơi, shopping … ). Ngoài ra, còn có rất nhiều những sản15phẩm, dịch vụ khác gián tiếp ship hàng hoạt động giải trí du lịch tại điểm đến, đó là cáchàng hóa, dịch vụ về lương thực, thực phẩm, điện, nước, thông tin liên lạc, ngânhàng, đáp ứng máy móc, thiết bị và những nguyên vật liệu ship hàng ngành du lịch … Điều đáng chú ý quan tâm là những dịch vụ phong phú và đa dạng này không riêng gì cung ứng cho riêng kháchdu lịch mà còn dành cho hội đồng địa phương và những đối tượng người tiêu dùng khác có liênquan. Vì thế, để bảo vệ chất lượng của những mô hình sản phẩm & hàng hóa và dịch vụ tạiđiểm đến, những tổ chức triển khai quản lý điểm đến cần xác lập được sức chứa của điểm đếnđể có những giải pháp cân đối giữa nhu yếu của hành khách và nhu yếu của cộngđồng địa phương và những đối tượng người tiêu dùng khác có tương quan. Tính đa dụngCơ sở vật chất và hạ tầng ship hàng du lịch về cơ bản không Giao hàng riêngcho hoạt động giải trí du lịch mà Giao hàng cả người dân địa phương và những đối tượng người dùng khác. Thông thường, những dịch vụ / tiện lợi, hạ tầng và vật chất kỹ thuật ở điểmđến du lịch thường phục vụ dân cư địa phương nhưng vào một thời hạn nhất địnhkhi cầu du lịch tăng cao thì lại được sử dụng để ship hàng hành khách. Trong khi tạicác điểm đến du lịch, bên cạnh dân cư địa phương còn có sự xuất hiện của khách dulịch và những đối tượng người dùng khác nên nhiều lúc gây ra những tranh chấp nhất định. Vìthế, để xử lý yếu tố này, cần sự quản lý ngặt nghèo của những tổ chức triển khai quản lýđiểm đến để đưa ra những giải pháp tương thích, cân đối được quyền lợi của toàn bộ cácbên tương quan. Tính bổ sungTrên thực tiễn, những thưởng thức của hành khách tại điểm đến không được cấuthành chỉ bởi bất kể một yếu tố riêng không liên quan gì đến nhau nào mà được cấu thành bởi nhiều yếu tốkhác nhau vì nhu yếu của hành khách trong chuyến đi là rất phong phú. Vì thế, điểmđến du lịch tiến hành nhiều những yếu tố khác nhau bổ trợ cho hoạt động giải trí du lịchđể Giao hàng hành khách và góp thêm phần làm ngày càng tăng thưởng thức cho hành khách tại điểmđến. Những yếu tố này có ý nghĩa bổ trợ, tương hỗ nhau để cùng phân phối nhu cầuđa dạng và mang lại những thưởng thức tích cực cho hành khách tại điểm đến. 161.1.4. Các yếu tố mê hoặc khách đến với điểm đếnMỗi điểm đến du lịch có những đặc thù nhất định mê hoặc hành khách. Đócó thể là những giá trị tự nhiên, những giá trị văn hóa truyền thống – lịch sử dân tộc, những điểm du lịch thăm quan giảitrí tự tạo, năng lực tiếp cận điểm đến, cơ sở vật chất hạ tầng Giao hàng du lịch, nguồn nhân lực Giao hàng du lịch … hoặc cũng hoàn toàn có thể là toàn bộ những yếu tố trên. TheoUNWTO ( 2007 ), sự mê hoặc của một điểm đến du lịch đến từ những điểm tham quandu lịch và những yếu tố khác. Các yếu tố này được biểu lộ trong hình 1.1. Các yếu tố hấpdẫn khách du lịchtại điểm đếnCác điểmtham quanCác tiệnnghi côngcộng / tưnhânKhả năngtiếp cậnNguồn nhânlựcHình ảnhđiểm đếnGiá cảHình 1.1 : Các yếu tố mê hoặc khách du lịch tại điểm đến du lịch ( Nguồn : WTO, 2007 ) Các điểm thăm quan du lịchCác điểm du lịch thăm quan du lịch là yếu tố chính lôi cuốn sự chú ý quan tâm của khách dulịch so với điểm đến. Đây cũng chính là động lực khiến hành khách quyết định hành động lựachọn điểm đến cho hành trình dài của mình. Các điểm thăm quan du lịch hoàn toàn có thể phânloại thành : – Các điểm thăm quan du lịch tự nhiên : Các bờ biển, những vùng núi cao, vườnquốc gia … – Các điểm du lịch thăm quan du lịch văn hóa truyền thống – lịch sử vẻ vang : Các kho lưu trữ bảo tàng, nhà hát, triểnlãm nghệ thuật và thẩm mỹ, sự kiện văn hóa truyền thống, làng nghề truyền thống cuội nguồn hoặc làng dân tộc bản địa … – Các điểm thăm quan với những khu công trình được thiết kế xây dựng : Các khu công trình kiếntrức như tháp Effiel, những đài tưởng niệm mang tính di sản, những khu công trình kiến trúctôn giáo … 17C ác điểm du lịch thăm quan này hoàn toàn có thể ở trong khu vực công cộng như vườn quốcgia, khu vui chơi giải trí công viên tự nhiên, hoặc cũng hoàn toàn có thể ở trong những di tích lịch sử văn hoá lịch sử vẻ vang, hoặccũng hoàn toàn có thể là trong khoanh vùng phạm vi một hội đồng nào đó với những đặc thù văn hóatruyền thống địa phương riêng không liên quan gì đến nhau. Bên cạnh đó, 1 số ít yếu tố khác, ít hữu hình hơn, mang tính độc lạ, tạo xúc cảm hoặc thưởng thức cho hành khách như việc đượctham gia, thưởng thức đời sống hàng ngày cùng hội đồng địa phương hay tìmhiểu những giá trị văn hóa truyền thống của hội đồng địa phương tại điểm đến du lịch … cũng lànhững yếu tố lôi cuốn khách du lịch đến với những điểm đến. Tiện nghiTiện nghi được tạo ra từ rất nhiều loại dịch vụ và những trang thiết bị hỗ trợdu khách trong quy trình lưu trú tại điểm đến – từ hạ tầng cơ bản như cáctiện ích hữu dụng, giao thông vận tải công cộng, đường sá đến những dịch vụ phân phối nhucầu của khách như dịch vụ lưu trú, ẩm thực ăn uống, vui chơi ; dịch vụ thông tin du lịch, hướng dẫn và quản lý du lịch ; dịch vụ shopping … Khả năng tiếp cậnĐể thôi thúc năng lực tăng trưởng du lịch, điểm đến cần phải được dễ dàngtiếp cận trải qua mạng lưới hệ thống giao thông vận tải đường đi bộ, đường không và đường thủy. Phải bảo vệ sự thuận tiện cho việc chuyển dời của khách du lịch trong phạm viđiểm đến. Các nhu yếu về thị thực ( visa ), những điều kiện kèm theo về nhập cư … cũng lànhững yếu tố cần xem xét như thể một phần lan rộng ra năng lực tiếp cận của điểmđến so với hành khách. Hình ảnh điểm đếnHình ảnh độc lạ của điểm đến có vai trò quan trọng trong việc lôi cuốn dukhách. Một loạt những điểm du lịch thăm quan và tiện lợi Giao hàng hành khách sẽ không cóhiệu quả lôi cuốn nếu hành khách không nhận thức được về điểm đến. Vì thế, xâydựng một hình ảnh tích cực, độc lạ về điểm đến là một trong những yếu tố quantrọng giúp điểm đến đến gần với hành khách tiềm năng hơn. Hình ảnh điểm đến cóthể được triển khai nhờ những đặc thù độc lạ về cảnh sắc, điểm thăm quan, chấtlượng thiên nhiên và môi trường, sự bảo đảm an toàn, chất lượng dịch vụ, sự hiếu khách của người dân … 18G iá cả mẫu sản phẩm du lịchGiá cả loại sản phẩm, dịch vụ du lịch tại điểm đến là một trong những yếu tốquan trọng mang tính cạnh tranh đối đầu của điểm đến so với những điểm đến cạnh tranhkhác. Giá cả có tương quan tới ngân sách luân chuyển ; ngân sách lưu trú, siêu thị nhà hàng ; chi phítham quan … Quyết định lựa chọn điểm đến của hành khách cũng được dựa trên cácyếu tố về giá hoặc những yếu tố mang tính kinh tế tài chính khác như tỷ giá thu đổi ngoại tệ … Nguồn nhân lực ship hàng du lịchĐào tạo nguồn nhân lực ship hàng du lịch một cách chuyên nghiệp, tăng cường tháiđộ tích cực của hội đồng địa phương tại điểm đến du lịch là một trong nhữngyếu tố quan trọng trong hoạt động giải trí quản lý điểm đến du lịch. Một lực lượng laođộng du lịch có chất lượng cao, một bộ phận công dân được trang bị và nhận thứcđúng đắn quyền hạn và nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong mối quan hệ với sự phát triểndu lịch là một yếu tố không hề tách rời trong kế hoạch tăng trưởng du lịch củaquốc gia. 1.1.5. Chu kỳ sống của điểm đến du lịchTheo R.W. Butler ( 1980 ), chu kỳ luân hồi sống của một điểm đến du lịch được thểhiện bằng quy mô “ hình chữ S ” hay còn gọi là Chuỗi Butler. Theo quy mô này, một điểm đến sẽ trải qua 5 quá trình tăng trưởng khác nhau trong điều kiện kèm theo kinh tếtự do. Những quá trình này là Khám phá, Tham gia, Phát triển, Củng cố và Đìnhtrệ. Kết quả phản ứng của những nhà quản lý điểm đến vào quá trình đình trệ có thểlà một trong hai năng lực : Để cho điểm đến liên tục đình trệ và suy thoái và khủng hoảng hoặcphát triển sang chu kỳ luân hồi sống mới ( khởi đầu chu kỳ luân hồi mới ). Mô hình này được nhìn nhận là một trong những quy mô quan trọng nhấtcó tính thực tiễn trong nghành du lịch. Nó hình thành dựa trên chu kỳ luân hồi sống củasản phẩm và đã được sử dụng để miêu tả sự tăng trưởng của nhu yếu thị trường đốivới một mẫu sản phẩm ở mức độ vĩ mô. Các quá trình trong quy mô chu kỳ luân hồi đời sốngcủa điểm đến của Butler được lược tả như sau : 19S ố lượng khách du lịchCủngcốĐìnhtrệPhát triểnmớiPháttriểnKhámpháSuy thoáiThamgiaThời gianHình 1.1 : Mô hình chu kỳ luân hồi sống của điểm đến du lịch ( Nguồn : Butler, 1980 )  Giai đoạn khám pháĐây là quá trình tiên phong trong chu kỳ luân hồi sống của điểm đến, được thể hiệnbằng một số lượng nhỏ hành khách – những người tới điểm đến rải rác và hiện tượngnày duy trì trong một thời hạn tương đối dài. Điểm đến chưa nhận dạng sự xuấthiện của “ ngành du lịch ” và không có những dịch vụ dành riêng cho hành khách. Đôikhi quy trình tiến độ này được gọi là tiến trình “ tiền du lịch ”, trong đó hành khách thíchnghi với những điều kiện kèm theo ở địa phương. Đối tượng khách lúc này đa phần là nhữngngười ưa mạo hiểm, họ muốn thưởng thức những gì độc lạ ở điểm đến du lịchvà không hay ít chăm sóc đến những trang bị nghèo nàn cũng như những thử tháchcủa thiên nhiên và môi trường. Trong tiến trình này, hội đồng gia chủ của điểm đến nhìnchung có mối quan hệ tốt với hành khách bởi lúc này hành khách còn mới lạ với họ vàmang lại nguồn thu nhập mới.  Giai đoạn tham giaTrong suốt tiến trình tham gia, số lượng khách khởi đầu tăng lên từ từ vàmột số mô hình du lịch cũng tăng trưởng, đồng thời hội đồng địa phương ở điểmđến đã phân phối sản phẩm & hàng hóa và dịch vụ dành riêng cho hành khách. Những dịch vụ20này được tạo ra biểu lộ khuynh hướng theo nhu yếu của hành khách rõ ràng và có khảnăng tác động ảnh hưởng đến cầu. Những dịch vụ này thường gồm có những cơ sở lưu trú nhỏ ( như lưu trú tại gia ), những nhà hàng quán ăn nhỏ, một số ít hướng dẫn viên du lịch hoặc những nhà điềuhành. Nhìn chung, trong quy trình tiến độ này, hội đồng địa phương tỏ ra rất tích cựcvới ngành du lịch. Doanh thu du lịch tăng lên nhưng những ảnh hưởng tác động về văn hóavà môi trường tự nhiên chưa rõ nét. Sự quy đổi từ quy trình tiến độ tò mò sang quá trình tham gia hoàn toàn có thể bởinhiều nguyên do : Marketing truyền miệng, phương tiện thông tin đại chúng đưa tin vềcác điểm đến “ chưa từng mày mò ” ( TV, báo chí truyền thông, v.v… ) ; trình làng về điểm đếntrên những sách hướng dẫn ( Lonely Planet, Vietnam guide book … ) ; việc xây dựnghạ tầng cơ sở ( trường bay, đường sá, v.v… ) hay sự tăng trưởng một mẫu sản phẩm du lịchđặc biệt mê hoặc của doanh nghiệp du lịch địa phương. Sự tác động ảnh hưởng của những lựclượng trong nội bộ ngành và bên ngoài ngành du lịch trong quá trình này có thểảnh hưởng đến sự vững chắc của hoạt động giải trí du lịch trong tương lai. Giai đoạn phát triểnGiai đoạn tăng trưởng được biểu lộ bằng sự tăng trưởng nhanh gọn vàquan trọng của số lượng khách tới điểm đến du lịch. Trong quy trình tiến độ này, có rấtnhiều biến hóa trong nghành du lịch và thường thì địa phương hay cộng đồngdần mất đi sự trấn áp so với sự tăng trưởng du lịch mà ngày càng tăng sự tác động ảnh hưởng vàđầu tư từ những tổ chức triển khai bên ngoài. Cũng có những đổi khác đáng kể trong môi trườngvật chất với hạ tầng Giao hàng du lịch mới được kiến thiết xây dựng ( khách sạn, những điểmtham quan, đường sá, … ). Trong tiến trình này, đất nông nghiệp thường được mua lại để Giao hàng chonhững hoạt động giải trí tăng trưởng du lịch. Một đặc thù thường thấy trong giai đoạnphát triển là hội đồng địa phương đã quen với sự xuất hiện của hành khách và thườngtỏ ra hờ hững với họ. Nhưng vào cuối quá trình này, một bộ phận dân cư địa phươngtrở nên không dễ chịu với sự tăng trưởng của du lịch bởi hành khách làm ảnh hưởng tác động đếnkhả năng tiếp cận những dịch vụ của người dân địa phương và làm biến hóa những đặcđiểm văn hóa truyền thống, môi trường tự nhiên của điểm đến nơi họ sinh sống. 21G iai đoạn củng cốTrong quá trình này, sức tăng trưởng của du lịch giảm xuống, nhưng sốlượng những hoạt động giải trí du lịch vẫn ngày càng tăng ( số lượng khách thậm chí còn cao hơn so vớisố dân cư ). Một đặc thù cơ bản của quy trình tiến độ củng cố là sự tăng trưởng của du lịchlúc này vượt quá năng lực chịu đựng của môi trường sinh thái, văn hóa truyền thống, xã hộicủa điểm đến. Đối tượng khách cũng đổi khác, từ những khách du lịch ưa mạohiểm ( allocentric ) hay những nhóm khách du lịch độc lập thành những đối tượngmới là những hành khách thích tiện lợi hơn ( psychocentric ) – những người thườngmua những chương trình du lịch trọn gói đã được phong cách thiết kế sẵn. Trong quy trình tiến độ củng cố, hành khách chi phối nền kinh tế tài chính địa phương, nhữngtham quan du lịch có quy mô lớn như những khu vui chơi giải trí công viên chuyên đề và sòng bạc thườngthay thế những thưởng thức văn hóa truyền thống đích thực. Một số yếu tố cũng phát sinh tronggiai đoạn củng cố gồm có : tính mùa vụ của hoạt động giải trí du lịch ; lệch giá tăngcao cho chủ sở hữu những doanh nghiệp nhỏ như những nhà hàng quán ăn ; ngày càng tăng sự thất vọngcủa dân cư địa phương so với hành khách, thậm chí còn họ rời khỏi điểm đến để tìmnơi cư ngụ khác và thái độ xấu đi của hội đồng sẽ ảnh hưởng tác động không tốt tớimarketing truyền miệng về điểm đến. Mặc dù thu nhập có được từ hoạt động giải trí kinhdoanh du lịch rất cao nhưng môi trường tự nhiên của điểm đến cũng chịu những tác độngtiêu cực rõ nét trong tiến trình này.  Giai đoạn đình trệỞ tiến trình này, số lượng khách đạt đến đỉnh điểm và không tăng trưởng nữabởi điểm đến trở nên ít giá trị hơn và có sự mất cân đối cung và cầu. Một số lượnglớn những đơn vị chức năng kinh doanh thương mại như những khách sạn, nhà hàng quán ăn hoàn toàn có thể bị phá sản bởi cuộccạnh tranh về Chi tiêu do nhu yếu sút giảm. Điểm đến bị phụ thuộc vào vào sự trở lạicủa lượng khách thích tiện lợi.  Giai đoạn suy thoáiGiai đoạn này biểu lộ rất rõ sự sút giảm nghiêm trọng số lượng khách dulịch. Có một số nguyên do như : Lượng khách quay trở lại không hài lòng vớitrải nghiệm ở điểm đến vì nhu yếu của họ không được cung ứng ; những nhà quản lý22điểm đến không nỗ lực phong cách thiết kế lại mẫu sản phẩm hay bị thất bại trong những nỗ lực củahọ ; những điểm đến mới Open và trở thành đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu lôi cuốn khách. Thông thường, những khách sạn sẽ trở thành căn hộ chung cư cao cấp hay văn phòng cho thuê và rấtnhiều trang thiết bị ship hàng cho du lịch bị quên lãng, còn hội đồng địa phươngtrở nên nhờ vào vào những ngành nghề khác.  Giai đoạn tăng trưởng mớiNếu một điểm đến không rơi vào trạng thái suy thoái và khủng hoảng ( hay liên tục đình trệ ) nó hoàn toàn có thể bước sang một tiến trình tăng trưởng mới. Giai đoạn này hoàn toàn có thể tiếp diễnsau tiến trình đình trệ hoặc suy thoái và khủng hoảng. Giai đoạn này được mở màn bằng việc khẩntrương hoàn thành xong những loại sản phẩm mới hay nâng cấp cải tiến những loại sản phẩm hiện tại. Không giống như quá trình tò mò hay những quy trình tiến độ khác trong chu kỳđời sống của điểm đến, quy trình tiến độ tăng trưởng mới chỉ xảy ra nếu nhà quản lý củađiểm đến hay những doanh nghiệp ra quyết định hành động dữ thế chủ động làm mới lại điểm đến. Theo Weaver và Lawton ( 2002 ), quá trình này chỉ hoàn toàn có thể thành công xuất sắc nếu có sựphối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và những doanh nghiệp để tiếnhành những nỗ lực marketing cho điểm đến và phân phối dịch vụ du lịch. Dựa trên việc nhận diện quy trình tiến độ tăng trưởng của điểm đến du lịch, những tổchức quản lý điểm đến hoàn toàn có thể kiến thiết xây dựng những kế hoạch tăng trưởng điểm đến mộtcách tương thích nhất, bảo vệ mang lại quyền lợi hài hòa về kinh tế tài chính, văn hóa truyền thống – xã hộivà thiên nhiên và môi trường cho điểm đến đó trong từng tiến trình tăng trưởng. 1.2. Quản lý điểm đến du lịch1. 2.1. Khái niệm quản lý điểm đến du lịchChủ thể của hoạt động giải trí quản lý điểm đến du lịch là những tổ chức triển khai quản lý điểmđến. Tại Nước Ta, những tổ chức triển khai quản lý điểm đến là những cơ quan quản lý nhà nướcvề du lịch những cấp. Vì vậy, cần xem xét khái niệm quản lý điểm đến du lịch nhưmột góc nhìn của quản lý nhà nước trong nghành du lịch. Theo quan điểm chung nhất, quản lý là được coi là hoạt động giải trí nhằm mục đích tácđộng một cách có tổ chức triển khai và khuynh hướng của chủ thể quản lý lên một đối tượng23quản lý để kiểm soát và điều chỉnh những quy trình xã hội và hành vi của con người, nhằm mục đích duy trìtính không thay đổi và tăng trưởng của đối tượng người tiêu dùng quản lý theo những tiềm năng đã định. Quản lý nhà nước Open cùng với sự Open của Nhà nước và thayđổi nhờ vào vào chính sách chính trị, trình độ tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội của mỗiquốc gia qua những tiến trình lịch sử vẻ vang khác nhau. Có thể hiểu quản lý nhà nước là mộtdạng quản lý xã hội đặc biệt quan trọng, mang tính quyền lực tối cao nhà nước và sử dụng pháp luậtnhà nước để kiểm soát và điều chỉnh những hành vi của con người trên tổng thể những nghành nghề dịch vụ của đờisống xã hội do những cơ quan trong cỗ máy nhà nước thực thi, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nhucầu hợp pháp của con người, duy trì sự không thay đổi và tăng trưởng của xã hội. Hay nóicách khác, đây là hoạt động giải trí thực thi quyền lực tối cao nhà nước do những cơ quan nhà nướcthực hiện nhằm mục đích xác lập một trật tự không thay đổi, tăng trưởng xã hội theo những mục tiêumà những tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Quản lý nhà nước về du lịch được xem là sự tác động ảnh hưởng có tổ chức triển khai và điềuchỉnh liên tục bằng quyền lực tối cao công cộng đa phần trải qua pháp lý dựa trênnền tảng của thể chế chính trị nhất định so với những quy trình, những hoạt động giải trí dulịch nhằm mục đích đạt được hiệu suất cao và tiềm năng kinh tế tài chính – xã hội do nhà nước đặt ra ( TrầnNhư Đào, 2017 ). Như vậy, quản lý điểm đến du lịch hoàn toàn có thể được xác lập là sự tác động ảnh hưởng cótổ chức và kiểm soát và điều chỉnh liên tục bằng quyền lực tối cao công, hầu hết trải qua pháp luậtnhằm xác lập một trật tự không thay đổi cho những hoạt động giải trí, quan hệ xã hội phát sinhtrong nghành du lịch, hướng tới việc tăng trưởng du lịch tại điểm đến theo nhữngmục tiêu đã được đặt ra. Từ khái niệm này, hoàn toàn có thể xác lập : – Chủ thể quản lý điểm đến du lịch : Là những cơ quan đại diện thay mặt của Nhà nướchoặc được Nhà nước trao quyền, ủy quyền. + Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Trung ương gồm có : BộVăn hoá Thể thao Du lịch, Tổng cục Du lịch cùng những vụ tính năng ; Các bộ ngànhnhư : Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch Đầu tư … 24