BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG – Tài liệu text

BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.81 KB, 161 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
BÀI GIẢNG
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
(Dùng cho sinh viên ngành Khuyến nông và Phát triển nông thôn)
Biên soạn
Th.S. Phí Thị Hồng Minh
THÁI NGUYÊN 2005
BÀI MỞ ĐẦU
1
Quan tâm lớn hiện nay đối với công cuộc phát triển là tìm kiếm những chiến lược
phát triển “Lấy con người làm trung tâm”. Phương thức này nhấn mạnh sự tham gia với
vai trò ngày càng cao của người dân ở cơ sở vào tất cả các giai đoạn của tiến trình phát
triển. Đó là sự phát triển dựa vào sáng kiến của người dân và sự tự lực của họ. Những nỗ
lực như vậy dẫn đến thay đổi phương pháp: từ cung cấp phúc lợi xã hội cho người dân,
coi họ như là những người hưởng lợi thụ động, sang phát triển cộng đồng nhằm giúp họ
nâng cao năng lực để giải quyết vấn đề của họ. Phương pháp phát triển cộng đồng lấy con
người làm trung tâm là tăng tính tự quyết và phát huy tiềm năng của họ. Nó dựa trên triết
lý rằng: người dân có thể tự định hướng và điều khiển sự phát triển của chính họ khi họ
nhận thức được giá trị và sức mạnh của chính mình. Sự tham gia tích cực và chủ động của
cộng đồng vào hoạt động phát triển được coi là phương tiện và cũng là mục tiêu của phát
triển.
Hoạt động phát triển cộng đồng mang tính chất đa dạng và liên ngành. Tuỳ thuộc
vào bối cảnh thực hiện chương trình, các vấn đề trọng tâm của môic huyên ngành có thể
được nhấn mạnh. Chương trình phát triển cộng đồng có thể bắt đầu với các dự án mở
rộng sản xuất tăng thu nhập, chăm sóc sức khoẻ, cải thiện dinh dưỡng, cung cấp nước
sạch, vệ sinh môi trường, phát triển lãnh đạo, hỗ trợ tín dụng, xoá mù chữ, phát triển cơ
sở hạ tầng…Tuy nhiên mục tiêu bao quát của các dự án phát triển cộng đồng là hướng
đến tạo lập chuyển biến xã hội tích cực trong cộng đồng nông thôn, làm cơ sở cho tăng
trưởng kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống người dân và đóng góp vào công cuộc phát
triển chung của quốc gia. ở Việt Nam, khái niệm phát triển cộng đồng đã được áp dụng từ
lâu nhưng mới được đưa vào chương trình giáo dục trong những năm gần đây nên chưa

có tính hệ thống và định hướng rõ rệt. Tài liệu này được biên soạn từ những tài liệu khác
nhau, đáp ứng cho nhu cầu đào tạo chuyên ngành Khuyến nông, Phát triển nông thôn và
các ngành liên quan trong Trường Đại học. Xin giới thiệu với bạn đọc quan tâm và mong
nhận được ý kiến góp ý để tài liệu được hoàn chỉnh hơn
CHƯƠNG 1:
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ
2
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CỘNG ĐỒNG:
Cộng đồng được khái niệm như là một hệ thống xã hội, một nhóm người cùng có
những đặc điểm chung. Ví dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng chia sẻ những tài
nguyên và lợi ích chung…Nói một cách khác, cộng đồng là một nhóm người cùng sống
với nhau trong một khu vực nhất định, họ có chung đặc điểm về tâm lý, tác động qua lại
và sử dụng các tài nguyên vốn có để đạt được mục đích chung.
1.1.1. Những thành tố cơ bản của cộng đồng:
– Con người: Dân cư hay một nhóm người có mối quan hệ qua lại riêng biệt do họ có
những mối quan tâm chung nhằm đáp ứng nhu cầu chung của họ.
– Lãnh thổ: Khu vực, xét về đặc điểm tâm lý và không gian, mà con người sinh sống có
thể là làng, xã, huyện, tỉnh, trong một khu vực địa lý nhất định.
– Tương tác xã hội: là mối quan hệ mà trong đó hành động của người này có ý nghĩa và
chi phối đến người khác.
– Ràng buộc chung: Con người có văn hoá, chuẩn mực, niềm tin, truyền thống chung
trong các hoạt động hàng ngày.
– Nhu cầu chung: Con người tập trung lại với nhau là do họ có cùng mối quan tâm đáp
ứng nhu cầu chung cho tất cả mọi người, như là: Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các
phương tiện cộng cộng…
1.1.2. Quá trình hình thành cộng đồng:
Quá trình hình thành cộng đồng gồm các bước sau:
+ Quá trình tập hợp lại theo một hình thức tổ chức nào đó: Ví dụ con người di
chuyển đến nơi có điều kiện để làm việc và sinh sống

+ Sự tập trung hoá, quyết định bởi chức năng cơ bản của yếu tố trung tâm chung.
Ví dụ: Hoạt động sinh kế, đường giao thông, trung tâm thương mại, và những cái khác
xung quanh thành phố hoặc cộng đồng.
+ Chuyên môn hoá: Là phân loại sử dụng, chức năng các loại hình hoạt động ở
vùng nông thôn và thành thị.
3
+ Sự phân tán: Con người cùng với chức năng vùng đô thị di chuyển đến vùng
ngoại ô thành phố hoặc vùng dân cư mới, nói một cách khác, đây là sự di chuyển ra xa
trung tâm.
+ Sự phân vùng: một số dạng người hoặc loại hình hoạt động nào đó được tập
trung ở một vùng cụ thể.
1.1.3. Đặc điểm xã hội cộng đồng:
Mô tả đặc điểm xã hội Cộng đồng bao gồm các nội dung sau:
+ Cấu trúc xã hội: loại cấu trúc và vai trò có quan hệ với nhau.
+ Mục đích chung: nó rạo ra tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.
+ Tài nguyên: Một cộng đồng không thể sống nếu không có tài nguyên
+ Thứ bậc xã hội: Không phải mọi người đều như nhau trong cộng đồng; Các cộng
đồng khác nhau có những tiêu chí phân loại khác nhau.
+ Sự thưởng phạt: là cần thiết để cộng đồng thực hiện tốt chức năng của nó.
+ Quyền lực/sự ảnh hưởng: Bạn có thể không có quyền lực nhưng bạn có một sức
mạnh (sự ảnh hưởng) để kiểm soát người khác.
+ Lãnh thổ: nó bao gồm cả lãnh thổ về mặt không gian và lãnh thổ về mặt tâm lý.
1.1.4. Khái niệm về phát triển và phát triển cộng đồng
Thách thức hiện nay đối với những người làm công tác phát triển là tìm kiếm
những chiến lược phát triển “Lấy con người làm trọng tâm” nhấn mạnh sự tham gia tích
cực của người dân. Những nỗ lực trong lĩnh vực này hầu hết dựa vào phương pháp phát
triển dựa trên sáng kiến từ cơ sở và sự tự lực. Những nỗ lực như thế đã dẫn tới kết quả là
chuyển từ phương pháp hướng về cung cấp an sinh xã hội đối với người dân là những
người thụ hưởng sang phương pháp phát triển cộng đồng, nhằm giúp cộng đồng có nghĩa
là họ tự giúp họ bằng cách tham gia tích cực.

Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng. Về số lượng thì đó là sự tăng tưởng,
còn về mặt phẩm chất thì nhất định phải có sự biến động về mặt chất lượng theo hướng
tiến bộ. Vận dụng vào phát triển xã hội thì phát triển xã hội có nghĩa là sự tăng trưởng,
4
đặc biệt là sự tăng trưởng kinh tế cùng với sự biến chất xã hội theo chiều hướng tiến bộ
xã hội, nghĩa là theo hướng đúng hơn, tốt hơn và đẹp hơn.
Phát triển là một quá trình chuyển biến xã hội mà qua đó con người dần dần có khả
năng kiểm soát (điều khiển) được điều kiện vật chất, xã hội và môi trường quyết định đến
cuộc sống, công việc và lợi ích mà họ có được do sự kiểm soát đó tạo nên. Đồng thời
giúp họ có khả năng tự quyết định và tổ chức thực hiện.
Phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng là một bộ môn mới hình thành, đang
trên con đường hoàn thiện, do đó việc định nghĩa chúng là một quá trình hoàn thiện dần
dần. Nhìn chung các định nghĩa đều nhất trí trên những nội dung cơ bản sau:
Phát triển cộng đồng là một qúa trình chuyển biến xã hội trong cộng đồng mà
thông qua đó con người phát triển và trưởng thành trong phạm vi tiền năng vốn có của
họ. Đó là những nỗ lực có kế hoạch, có tổ chức nhằm giúp cho những cá nhân có được
những thái độ và quan niệm phù hợp, kỹ năng tốt để họ tham gia tích cực và dân chủ vào
việc đưa ra các giải pháp cải thiện có hiệu quả các vấn đề chung theo thứ tự ưu tiên được
xác định. Các khái niệm cụ thể là:
“Những tiến trình qua đó nỗ lực của người dân kết hợp với nỗ lực của chính quyền
để cải thiện các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của các cộng đồng và giúp các cộng
đồng này hội nhập và đồng thời góp vào sự phát triển của quốc gia” Theo định nghĩa này
Phát triển cộng đồng có hai nội dung chủ yếu. Một là sự tham gia của người dân với sự tự
lực tối đa. Hai là hỗ trợ về kỹ thuật và các dịch vụ để khuyến khích sáng kiến, sự tương
thân tương trợ để nỗ lực của người dân có hiệu quả cao hơn.
“Là một tiến trình giải quyết vấn đề của cộng đồng qua đó cộng đồng được tăng
sức mạnh do nâng cao kiến thức và kỹ năng phát hiện phân tích vấn đề, ưu tiên hoá
chúng, huy động tài nguyên để giải quyết và hành động chung. Phát triển cộng đồng
không phải là một cứu cánh, là một kỹ thuật. Nó tăng sức mạnh cho cộng đồng để tự
quyếtt định về sự phát triển của mình. Mục đích cuối cùng là sự tham gia chủ động của

người dân vào tiến trình phát triển”.
5
Người ta thừa nhận rằng phương pháp phát triển cộng đồng có khả năng giải quyết
những vấn đề, những thách thức mà những cộng đồng ở nông thôn và thành thị của các
nước đang phát triển gặp phải. Phương pháp này cũng giúp giải quyết những vấn đề của
các nhóm bị thiệt thòi và đang bị lãng quên ở những nước đang phát triển. Phương pháp
phát triển cộng đồng là phương pháp lấy con người làm trung tâm và quan tâm trước tiên
đến nhân phẩm và tiềm năng của họ. Phương pháp này giả định rằng: để người dân có thể
tự kiểm soát và định hướng cho số phận của họ thì trước hết họ phải nhận thức được giá
trị và sức mạnh của mình. Phương pháp phát triển cộng đồng tạo điều kiện cho các thành
viên trong cộng đồng được tham gia vào mọi phương diện liên quan tới quá trình phát
triển. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong quá khứ ở các nước đang phát triển cho thấy phương
pháp phát triển cộng đồng lấy toàn bộ cộng đồng làm nhóm đối tượng đã không tác động
nhiều đến những người nghèo nhất trong số những người nghèo. Từ những nhận thức
này đã dẫn tới việc hình thành phương pháp hướng về đối tượng, tập trung trực tiếp vào
những nhóm bị thiệt thòi..
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
Phương pháp phát triển cộng đồng bắt đầu hình thành vào thập kỷ 50 ở những
vùng nông thôn còn mang tính truyền thống và gần như tự cung tự cấp. Các đặc điểm văn
hoá xã hội của người dân rất đồng nhất và mối quan hệ giữa họ thật chặt chẽ và thân mật.
Quyền lợi và nhu cầu của họ cũng giống nhau, nên làng xã là đối tượng đầu tiên của phát
triển cộng đồng. Nhưng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đơn vị làng xã
không thể sinh hoạt cô lập được nhất là về mặt kinh tế. Mà chúng phải hoà nhập vào tiến
trình phát triển chung. Vả lại làng xã không thể tự phát triển nếu không có một chính
sách phát triển chung.
Khi chuyển biến từ nông thôn đến thành thị thì thôn xóm có thể trở thành một khu
phố nếu đông dân cư, hay một phường hoặc một đơn vị rộng hơn. Ngoài ra với điều kiện
sống như ngày nay những người có những lợi ích chung chưa chắc gì đã cư trú gần nhau,
nhưng họ lại liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích hoặc dưới hình thức hợp
6

tác xã hay hiệp hội. Đây là những cộng đồng chức năng, như các tổ chức quần chúng
hoặc nhóm xã hội có thể được coi là “Cộng đồng”.
Phát triển cộng đồng được dịch từ tiếng Anh Community Development xuất hiện
vào những năm 1940 tại các cựu thuộc địa đầu tiên của Anh. ở Ghana một người Anh tốt
bụng đã nảy ra ý kiến giúp dân cư cải thiện đời sống nằng nỗ lực chung của chính quyền
và người dân. Một bên góp công, một bên góp của để đắp đường, xây trường học, trạm
xá…Điều gây ngạc nhiên là người dân nghèo đã tích cực tham gia đóng góp công sức và
tiền của vào các chương trình, dự án có mục đích cải thiện cho chính cuộc sống của họ.
Kinh nghiệm này cũng cho thấy phát triển phải đồng bộ. Kinh tế, sức khoẻ, văn hoá phải
được nâng lên cùng một lúc. Nếu chỉ tiến công vào một khía cạnh thì không thể nào phá
vỡ cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, dốt nát, bệnh tật…
Kinh nghiệm tích cực này sớm được lan rộng ở hầu hết các cựu thuộc điạ ở châu Á
và châu Phi. Năm 1950 Liên hợp quốc công nhận khái niệm Phát triển cộng đồng và
khuyến khích các quốc gia sử dụng Phát triển cộng đồng như một công cụ để thực hiện
các chương trình phát triển quốc gia. Thập kỷ 60 – 70 được chọn là thập kỷ phát triển thứ
nhất với những chương trình viện trợ qui mô lớn về kỹ thuật, phương pháp và vốn liếng.
Vào thời điểm ấy dân cư nông thôn chiếm 80- 90% các nước cựu thuộc địa nên Phát triển
cộng đồng chủ yếu và phát triển nông thôn và các cộng đồng nông thôn (làng xã).
Năm 1970 Liên hợp quốc đánh giá thập kỷ phát triển đầu tiên của phát triển cộng
đồng. Kết quả cho thấy có một số tiến bộ rõ rệt như sự thay đổi bộ mặt nông thôn, với hạ
tầng cơ sở, tiện nghi công cộng phục vụ người dân. Tuy nhiên, phong trào rầm rộ này tỏ
ra máy móc và tốn kém. Thành quả tích cực nhất là có được một số cơ sở vật chất nhưng
chúng không được sử dụng tốt và không đáp ứng được nhu cầu thực sự của người dân.
Phong trào không đạt được kết quả mong muốn, nhất là không tạo được sự chuyển biến
đáng kể về mặt xã hội. Ví dụ: Như chưa có sự thay đổi về hành vi, tập quán từ người dân
để tiếp nhận tiến trình hiện đại hoá và phát triển của xã hội. Chưa có sự công bằng xã hội
vì có một số ít khá lên, nhưng người nghèo vẫn nghèo thậm chí nghèo hơn. Sự tham gia
7
của người dân theo nghĩa đích thực, nghĩa là vào quá trình lấy quyết định, phát huy sáng
kiến…còn rất hạn chế.

1.3. NGUYÊN LÝ, MỤC TIÊU VÀ QUI TẮC HÀNH ĐỘNG TRONG PHÁT
TRIỂN CỘNG ĐỒNG
1.3.1. Các nguyên lý trong phát triển cộng đồng
Như một đặc tính của phát triển xã hội, phát triển cộng đồng thực chất là quá trình
tăng trưởng kinh tế cộng đồng cùng với tiến bộ cộng đồng theo hướng hoàn thiện các giá
trị chân, thiện, mỹ. Trên cơ sở riêng của lý thuyết phát triển cộng đồng, nguyên lý là tam
vị nhất thể. Có nghĩa là coi cộng đồng như là một thực thể có 3 mặt như hình bên.
Ngoài ra triết lý tham gia (participation) là một
trong những quan điểm quan trọng của phát
triển cộng đồng, được dịch thành 2 từ,
nhìnchung là thống nhất: một là tham dự, hai là
tham gia. Cả hai từ này đều có mức độ ngữ
nghĩa có khác nhau đôi chút. Tham dự là tham
gia với mức thấp, còn tham gia là mức cao. Ví
dụ trong một cuộc họp, các đại biểu là người
tham dự, còn khi
phát biểu là người tham gia, tham gia phát biểu quá 3 lần là tham gia tích cực. Đây là sự
phân biệt có tính chất để chỉ ra các mức độ tham dự mà thôi, nhìn chung ở nước ta gọi đó
là Triết lý tham gia. Triết lý này được thể hiện như sau: thừa nhận rằng để cho một cộng
đồng phát triển tốt đẹp, bền vững thì phải có sự hợp đồng tác chiến của tất cả các lực
lượng xã hội, của các tổ chức và thiết chế xã hội, mà tạm hình dung là có 4 lực lượng chủ
chốt sau đây tham dự vào phát triển cộng đồng, đó là: Bản thân cộng đồng; Nhà nước;
Thị trường; và các nhân tố xã hội khác.
8
Về quan điểm, mấy thập kỷ xây dựng và hoàn thiện lý thuyết phát triển cộng đồng
và thực hành trong đời sống, trưước hết là ở các cộng đồng nông thôn, đã định hình cho
chúng ta một số quan điểm hoạt động, đó là:
1. Phát triển cộng đồng dựa trên phương pháp luận từ dưới lên (Bottom – up) xuất
phát từ nhu cầu của chính người dân. Muốn tự phát triển chính người dân phải tự ý thức
cũng như tự tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình.

2. Phát triển phải đồng bộ trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội: kinh tế, xã hội,
văn hoá…phải cùng được nâng lên. Chỉ tiến công vào một khía cạnh thì không thể nào
phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, dốt nát và bệnh tật. Nguồn lực thì có hạn
nhưng tính đồng bộ của sự phát triển luôn đòi hỏi các chương trình phải có tính tính toán
các điểm đột phá, từ đó tìm ra chìa khoá của sự phát triển. Phát triển cộng đồng chỉ có
hiệu quả kinh nằm trong một chiến lược phát triển quốc gia đúng đắn.
3. Tham gia của quần chúng là quan điểm cơ bản của đường lối phát triển cộng
đồng. Yếu tố tổ chức là hết sức quan trọng. Các tổ chức thuộc chính quyền địa phương
phải được điểu chỉnh để thực hiện chức năng phát triển, cũng như phải hỗ trợ để xây
dựng và củng cố các tổ chức của chính người dân tại cộng đồng. Sự tham gia của chính
quyền phải được coi như một nhân tố bên trong, không phải là một lực lượng đứng bên
ngoài hoặc bên trên cộng đồng mà là thành phần quan trọng của cộng đồng.
4. Tạo được chuyển biến xã hội mới là quan trọng. Đó là sự thay đổi nhận thức,
hành vi của người dân nhằm mục đích phát triển; là tạo được chuyển biến trong cơ cấu tổ
chức, các mối tương quan lực lượng trong chính cộng đồng đó.
5. Phát triển năng lực trên cơ sở không “làm thay”, “làm cho” người dân. Người
dân không thể hành động nếu thiếu năng lực. Họ cũng không thể hành động đơn phương,
riêng lẻ mà phải kết hợp với các cá nhân, tổ chức cùng một chí hướng và quyền lợi để tạo
thành quyền lực chung. Muốn cho người dân tự làm thì tổ chức thông qua huấn luyện là
then chốt.
6. Các nghiên cứu làm nền tảng cho việc triển khai các dự án phải được đặt ngang
tầm với vị trí cần có của nó trong công tác phát triển cộng đồng. Hoạt động đánh giá
9
(Evaluation) là một bước đo lường hiệu quả xã hội của các dự án và mở ra những vấn đề
mới cho cộng đồng. Chúng tăng tính hiệu quả của các dự án.
1.3.2. Mục tiêu của phát triển cộng đồng
Trọng tâm của phát triển cộng đồng là con người (thành viên của cộng đồng) và
phát triển con người vì con người. Điều này có nghĩa là mục tiêu của phát triển là tăng
khả năng của con người để làm chủ đời sống và môi trường của mình. Những tiến bộ về
vật chất không kèm theo sự phát triển khả năng con người và cải tiến định chế xã hội mà

chỉ là thay đổi tạm bợ. Tăng trưởng kinh tế chỉ là một trong những khía cạnh của phát
triển.
Mục tiêu bao trùm của phát triển cộng đồng là tạo ra những chuyển biến xã hội
trong cộng đồng để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, mang lại sự bền vững về môi
trường. Phát triển cộng đồng còn góp phần mở rộng và phát triển các nhận thức và hành
động có tính chất hợp tác trong cộng đồng, phát triển năng lực tự quản cộng đồng. Mục
tiêu trên được thể hiện dưới 4 khía cạnh sau:
1. Hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng, với sự cân bằng về
vật chất và tinh thần, qua đó tạo những chuyển biến xã hội trong cộng đồng.
2. Tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng, kể cả
các nhóm thiệt thòi nhất đều có quyền nêu lên nguyện vọng của mình và được
tham gia vào hoạt đồng phát triển, góp phần đẩy mạnh công bằng xã hội.
3. Củng cố các thiết chế/tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyến biến xã hội
và tăng trưởng.
4. Gia tăng và phát huy sự tham gia tích cực chủ động của người dân vào tiến trình
phát triển.
1.3.3. Qui tắc tiến hành hoạt động phát triển cộng đồng
1. Tin tưởng vào năng lực người dân và cộng đồng: Phát triển cộng đồng hoàn toàn có
khả năng quản lý cuộc sống và các vấn để của mình trừ khi họ bị đè nặng bởi mối lo âu
để sống còn.
10
2. Đảm bảo công bằng xã hội: Công bằng phải dẫn tới sự tái phân phối tài nguyên, bao
gồm: tiền của, tiện nghi, kiến thức, quyền lực ở cấp vi mô cũng như vĩ mô. Điều này rất
quan trọng vì không ít chương trình phát triển đã tạo thêm khoảng cách giàu – nghèo.
3. Tạo các hình thức hợp tác thuận lợi để phát huy tinh thần trách nhiệm cộng đồng.
4. Đối tượng ưu tiên của phát triển cộng đồng là người nghèo và người thiệt thòi.
5. Bắt đầu với con người: Không nên có thái độ “Đỗ lỗi cho nạn nhân” với những lập
luận như ”Dân trí thấp”, “Người ít học khó tiếp thu”, “Người nghèo hay an phận”.
6. Phát triển chỉ có thể Nội sinh nghĩa là xuất phát từ một ý chí và nội lực từ bên trong.
Sự hỗ trợ bên ngoài về chuyên môn và nguồn lực là rất cần thiết nhưng chỉ xúc tác.

7. Mọi chương trình hành động đều phải thông qua tiến trình do cộng đồng tự quyết.
8. Dân chủ là một nguyên tắc phải hướng tới để đảm bảo rằng lợi ích chung sẽ được tôn
trọng. Nhưng dân chủ đòi hỏi một quá trình rèn luyện và có qui tắc.
1.4.TIẾN TRÌNH CHUNG CỦA PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
Phát triển cộng đồng được hình thành nhằm tạo ra những điều kiện cải thiện về
kinh tế và xã hội cho cộng đồng, nhấn mạnh tầm quan trọng sự tham gia của quần chúng,
biết định hướng nhu cầu, tự lực, nâng cao ý thức, phương pháp phát triển từ cơ sở và tăng
quyền lực cho cộng đồng. Trọng tâm của phương pháp này từ sự hội nhập và tính bền
vững. Phát triển cộng đồng đặt nền tảng trên sự giả định rằng phát triển bắt đầu ở cấp
thấp nhất và sáng kiến, tính sáng tạo và năng lực của quần chúng có thể được sử dụng để
cải thiện chính cuộc sống của họ thông qua những tiến trình dân chủ và những nỗ lực tự
nguyện. Nó bao hàm việc nâng cao ý thức quần chúng ở cấp thấp nhát khi họ được đánh
thức để nhận ra năng lực của mình. Trong hoàn cảnh lý tưởng, những thành viên cộng
đồng tự tổ chức lại một cách dân chủ để:
a. Xác định nhu cầu, khó khăn, vấn đề.
b. Triển khai kế hoạch và những chiến lược nhằm đáp ứng được những nhu cầu
này.
11
c. Thực hiện những kế hoạch như vậy với sự tham gia tối đa của cộng đồng để đạt
được thành quả.
Tiến trình chung của phát triển cộng đồng có thể được tóm tắt trong sơ đồ dưới
đây:
TIẾN TRÌNH CHUNG CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
12
Kết quả của tiến trình phát triển cộng đồng nhằm xây dựng năng lực cộng đồng
theo các giai đoạn như sau:
Cộng đồng thức tỉnh: Là cộng đồng hiểu rõ thực trạng, nhu cầu thiết thực và những vấn
đề của chính họ. Việc làm đầu tiên là phải giúp cộng đồng hiểu về chính mình thông qua
các cuộc trao đổi thảo luận, điều tra về các nhu cầu và những vấn đề khó khăn cũng như
những tiềm năng và thuận lợi.

Cộng đồng đã gia tăng năng lực: Cộng đồng hiểu rõ và biết cách khai thác huy động
những gì mình có mà chưa sử dụng (đất đai, cơ sở, nhân tài), những nguồn hỗ trợ bên
ngoài (kiến thức chuyên môn, tín dụng, đầu tư, cơ quan viện trợ…) Thông qua học tập,
huấn luyện cộng đồng khắc phục những hạn chế, tăng cường kiến thức và kỹ năng để
hành động. Ngoài ra còn biết cách liên kết tổ chức lại để hành động chung có hiệu quả.
Cộng đồng tự lực: Thông qua hành động cộng đồng đã thay đổi và phát triển đó là sự tự
lực. Mục đích cuối cùng không phải là giải quyết các khó khăn, khủng hoảng trước mắt
13
mà mỗi khi khó khăn nảy sinh, cộng đồng tự huy động tài nguyên bên trong và bên ngoài
để giải quyết. Mỗi lần như vậy cộng đồng sẽ tăng trưởng và tự lực hơn. Tiến trình phát
triển cộng đồng luôn tiếp diễn và tái diễn vì cuộc sống là một quá trình giải quyết vấn đề
liên tục.
1.5. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐỒNG
Tất cả chúng ta đề đã có những ý niệm nhất định về sự “Phát triển”, đó là sự thay
đổi mang lại sự cải thiện tốt hơn, sự thoả mãn hơn cho nhu cầu sống của con người. Điều
đáng đề cập ở đây là sự tác động, ảnh hưởng đến các thành viên cộng đồng không giống
nhau,mà thường là đem đến lợi ích cho một cá nhân hay tầng lớp nhất định, đồng thời
đem đến sự thiệt hại cho các bộ phận cộng đồng khác. Phát triển phải là một quá trình
mang lại sự cải thiện cho hầu hết mọi người, phát triển không đơn thuần mang lại lợi ích
cho một cá nhân, hay chỉ một bộ phận nào đó.
Mục đích tối cao của phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi thành
viên của cộng đồng, bởi vậy chúng ta chỉ có thể giành được sự phát triển đúng nghĩa của
nó theo cách như vậy. Thế giới xung quanh ta luôn thay đổi, sự đổi mới là tiền đề cho sự
phát triển chỉ khi nào nó mang lại sự cải thiện cho toàn thể cộng đồng. Chúng ta tác động
để tạo ra sự thay đổi (đẩy mạnh sản xuất, xây dựng hạ tầng cơ sở, công trình phúc lợi,
kích thích phát triển kinh tế…)nhưng phải đánh giá xem những thay đổi đó có đóng góp
cho sự phát triển của cộng đồng hay không. Theo đúc kết của nhiều công trình nghiên
14
cứu, những thay đổi ở vùng nông thôn mang lại sự phát triển khi những thay đổi đó có
đặc tính như sau:

– Mang lại cải thiện điều kiện sống cho hầu hết mọi người
– Số người bị thiệt hại ít hơn đáng kể so với số người được hưởng lợi, hoặc đã
hạn chế đến mức tối thiểu số người bị thiệt hại.
– Phải đảm bảo thoả mãn được nhu cầu tối thiểu cho mọi người
– Phải phù hợp với nhu cầu, ý muốn đặc thù của mọi người trong cộng đồng.
– Kích thích và tăng được khả năng tự chủ của cộng đồng
– Mang lại sự cải thiện lâu dài, bền vững
– Không làm tổn hại mà không thể khắc phục được đối với môi trường thiên
nhiên.
Đánh giá phát triển cộng đồng thực chất là đánh giá chuyển biến xã hội trong cộng
đồng và tác động của các chuyển biến này đến năng lực giải quyết vấn đề, cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần, bảo vệ môi trường, cũng như giải quyết các xung đột và đảm bảo
công bằng xã hội đem lại những thành quả trên đây. Các chuyển biến đó là:
– Chuyển biến để tổ chức cộng đồng
– Thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi, tinh thần trách nhiệm cộng đồng.
– Cải tiến về thể chế, các qui ưước, quy định trong hoạt động cộng đồng. Cải
thiện về giá trị tập tục giúp nâng cao đời sống và đảm bảo công bằng.
Phát triển cộng đồng không chỉ nói tới các cộng đồng thể. Đó chỉ là thực thể tác
động hơn là mục tiêu của phát triển cộng đồng. Tạo sự chuyển biến xã hội, trong đó tăng
cường năng lực tổ chức, khả năng đoàn kết xã hội, hướng tới khả năng nâng cao tính
cộng đồng mới là đích cuốic cùng của phát triển cộng đồng. Do đó, khi nói đến phát triển
cộng đồng là phải nói đến cả cộng đồng tính và cộng đồng thể, nó có mối quan hệ hữu
cơ, không thể tách rời. Trong một số tài liệu viết về phát triển và tổ chức cộng đồng, khái
niệm cộng đồng được hiểu theo nghĩa là những cộng đồng nhỏ,ở nông thôn thì đó là
những dòng họ, gia đình, làng – xã, còn ở đô thị thì đó là nhóm thân hữu cho đến như cấu
trúc nhỏ như là câu lạc bộ, nhóm người nghèo…
15
+ Cộng đồng tính là một thuộc tính hay một quan hệ xã hội được các nhà xã hội
học xác định và cụ thể hoá trong các nghiên cứu của mình.
+ Cộng đồng thể là là những nhóm người có phạm vi tập hợp và đặc trưng nhóm

rất khác nhau. Tốt nhất là chúng ta nên chọn một khái niệm làm việc với một số đặc
trưng nào đó mà ta có thể làm việc được.
Trong báo cáo phát triển hàng năm của Ngân hàng thế giới chúng ta thấy trong đó
có tới hơn 200 chỉ số về sự phát triển xã hội để so sánh giữa các nước, giữa các khu vực
về sự phát triển. Trong đó nếu gom lại thị có các nhóm chỉ số cơ bản sau đây:
+ Nhóm chỉ số tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là chỉ số về bình quân thu nhập đầu
người so sánh giữa các cộng đồng và các khu vực.
+ Nhóm chỉ số phát triển xã hội, người ta quan tâm nhiều nhất đến chỉ số phát triển
xã hội, đặc biệt là chỉ số phát triển dịch vụ xã hội, trong đó có 2 dịch vụ cơ bản nhất là
dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế được đặc biệt quan tâm. Chỉ số phát triển con người hay
chỉ số phát triển nhân bản (HID – Human Development Index) là chỉ số tổng hợp kinh tế
– xã hội của sự phát triển, bao gồm (1) Thu nhập bình quân đầu người, (2) Tuổi thọ trung
bình, (3) Trình độ học vấn trung bình và một số chỉ báo khác.
Và cuối cùng là quan niệm rất hiện đại mà chúng ta vừa mới tiếp cận. Đó là những
chỉ số phát triển bền vững – một quan niệm rất hiện đại. Lâu nay chúng ta mới chỉ quan
tâm đến những chỉ số phát triển kinh tế, xã hội, con người, văn hoá…nhưng ít đề cập tới
quan hệ giữa con người và xã hội với tự nhiên trong xã hội học. Lâu nay trong giới khoa
học xã hội và nhân văn cho thấy rằng đó là vấn đề của các khoa học khác, nhưng chính xã
hội theo nghĩa rộng của nó là phải nghiên cứu quan hệ giữa con người và tự nhiên, giữa
xã hội và môi trường tự nhiên. Đó là những quan niệm mở rộng, có một loạt các chỉ số có
liên quan như chỉ số bảo vệ môi trường, phát triển con người. Phát triển kinh tế – xã hội
mà không bảo vệ môi trường thì có nguy cơ sẽ dẫn tới mặt trái của nó, tức là suy thoái
mà thế giới hiện đại đã có quá nhiều bài học. Ví dụ các chỉ số dưới đây:
1. Kinh tế/nguồn lực
– Sử dụng ít tài nguyên sẵn có để tăng thu nhập
16
– Cơ hội việc làm lớn
2. Xã hội:
– Tiếp cận với kỹ thuật và các dịch vụ xã hội như văn hoá, y tế, cơ sở hạ tầng.
– Có chỗ ở tốt hơn với đầy đủ các phương tiện (điện, đường,…)

– Nâng cao vị thế tổ chức
3. Văn hoá tinh thần
– Sự thống nhất cao hơn và tham gia nhiều hơn vào việc giải quyết các vấn đề cộng
đồng
– Số người tuân thủ pháp luật nhiều hơn
4. Chính trị
– Cuộc sống và tài sản được bảo đảm hơn (hoà bình, ổn định và trật tự)
– Tham gia nhiều hơn trong việc ra quyết định và hoạt động cộng đồng
– Con người không còn thoả mãn với điều kiện hiện tại
5. Sinh thái
– Bảo tồn và khôi phục tài nguyên thiên nhiên (lưu vực, rừng…)
– Tài nguyên nước trên đất liền và ven biển
– Đối với nông nghiệp, phương pháp canh tác không ảnh hưởng xấu đến môi
trường sinh thái.
17
CHƯƠNG 2
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
2.1. CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Cộng đồng nông thôn dưới con mắt của các nhà xã hội học là một hệ thống xã hội
gắn với hình thái kinh tế nông nghiệp, đối lập với một hệ thống xã hội khác là đô thị gắn
với nền thương nghiệp và công nghiệp. Nông thôn tồn tại và chiếm một vị trí quan trọng
trong lịch sử nhân loại như một kiểu xã hội có những đặc thù riêng. Phân loại của
Tonnies là một cách nhìn có tính khái quát về lịch sử phát triển các cộng đồng người.
Bảng phân loại của P.A sorokin và C.C zimnerman
Đặc trưng Nông thôn Đô thị
1. Nghề
nghiệp
Dân cư chủ yếu gắng với trồng
trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi
trồng thuỷ sản và các nghề nông

nghiệp khác
Dân cư chủ yếu gắn với thương
mại – dịch vụ, quản trị, công
chức, nghề tự do và các nghề
phi nông nghiệp khác
2. Môi
trường
Môi trường tự nhiên ưu trội hơn
môi trường xã hội – nhân văn. Con
người quan hệ trực tiếp với tự
nhiên.
Sự tách biệt với thiên nhiên lớn
hơn. Môi trường nhân tạo lấn át
môi trường tự nhiên
3. Kích cỡ
cộng đồng
Các cộng đồng nhỏ gồm nông trại
và xóm – làng gắn với văn minh
nông nghiệp
Kích cỡ cộng đồng lớn hơn
nhiều gắn vưói văn minh công
nghiệp
18
4. Mật độ
dân số
Thấp hơn cộng đồng đô thị, hình
thành 2 khái niệm tương phản:
tính nông thôn và mật độ dân cư
Lớn hơn cộng đồng nông thôn.
Tính đô thị và mật độ dân cư là

2 khái niệm tương ứng nhau
5. Tính hỗn
tạp và thuần
nhất về dân

Thuần nhất hơn về đặc điểm
chủng tộc và tâm lý
Tính không đồng nhất lớn hơn
so với các cộng đồng nông
thôn. Tính không thuần nhất và
tính đô thị là hai khái niệm
tương ứng nhau
6. Phân tầng
xã hội
Khoảng cách khác biệt và phân
tầng xã hội ít hơn xo với đô thị
Sự khác biệt và phân tầng xã hội
lớn hơn. Sự khác biệt và phân
tầng xã hội là những khái niệm
tương ứng với tính đô thị.
7. Hướng di
động xã hội
Những kiểu di động xã hội theo
lãnh thổ, nghề và những kiểu khác
thường có cường độ không lớn,
thường là di động cá nhân từ nông
thôn ra thành thị
Gia tăng mạnh hơn. Tính độ thị
và tính di động là 2 khái niệm
tương ứng nhau. Chỉ trong giai

đoạn/hoàn cảnh đặc biệt mới có
sự di động từ đô thị về nông
thôn
8. Hệ thống
tương tác
Quan hệ xã hội thường là các quan
hệ sơ cấp, dựa trên tình thân láng
giềng, huyết thống và ít phức tạp
hơn
Quan hệ xã hội ẩn danh, được
tiêu chuẩn hoá và hình thức hoá
Trong tiến trình thay đổi và phát triển chung thì cộng đồng mang các đặc thù nông thôn
và cộng đồng đô thị hoá. Các đặc thù này liên quan đến việc xác định các cộng đồng
nông thôn ưu tiên cho các hoạt động phát triển hiện nay. Về khái niệm chung nhất, cộng
đồng nông thôn có hoạt động kinh kế chính là trực tiếp khai thác tài nguyên thiên nhiên
và sống dựa vào các nguồn tài nguyên này. Trên thế giới người ta dựa vào hai tiêu chí
chính để phân biệt vùng nông thôn và thành thị là mật độ dân số và phát triển hạ tầng cơ
19
sở. Tuy nhiên tiêu chí này rất tương đối và thay đổi tuỳ theo từng nước. ở Việt Nam việc
phân biệt các cộng đồng đô thị và nông thôn được thực hiện theo các quyết định về tổ
chức đơn vị hành chính. Một cộng đồng là đối tượng của phát triển nông thôn gồm các
thành viên được xác định theo ba tiêu chí chính:
+ Là cộng động mang tính xã hội nông thôn
+ Thành viên cộng đồng có cùng đơn vị hành chính
+ Thành viên cộng đồng có cùng khu vực cư trú tại vùng nông thôn
Tóm tắt các đặc điểm xã hội phân biệt cộng đồng nông thôn và thành thị
Cộng đồng nông thôn Cộng đồng thành thị
1. Sự thân thiện và quan hệ trao đổi thân
thuộc hàng ngày
Mối quan hệ bình thường giữa các cá

nhân có tính chất giao kèo và lý luận
2. Quan hệ ruột thịt mạnh mẽ theo hình
thức phả hệ gia đình
Quan hệ tồn tại theo các hội, đoàn có chủ
đích
3. Sự tự phát, cùng giúp đỡ lẫn nhau,
cùng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn
Sự ràng buộc xã hội hướng theo các mục
tiêu cụ thể
4. Sự thồng nhất cao theo các tập tục, ý
tưởng và những mong đợi của nhóm
Thống nhất theo phân chia lao động,
chuyên môn hoá theo chức năng có sự
phục thuộc lẫn nhau
5. Sự thống nhất dựa trên cơ sở sự giống
nhau về đặc thù
Sự thống nhất đạt được dựa trên cơ sở
phụ thuộc mục tiêu do chuyên môn hoá
Trong quá trình phát triển chung thì cộng đồng nông thôn có quá trình thay đổi
theo hướng đô thị hoá. Chỉ tiêu quan trọng nhất của quá trình này là giảm dần sự lệ thuộc
trực tiếp vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Sinh kế của cộng đồng được đa dạng hoá
cùng với tiếp cận trao đổi với thị trường ngày càng tăng. Quá trình đó làm cơ sở cho tích
luỹ cài tiến điều kiện hạ tầng cơ sở, thay đổi đặc điểm xã hội truyền thống và thu hút lực
lượng lao động lập nghiệp theo phương thức công nghiệp.
Về nhu cầu Phát triển nông thôn: Trong quá trình phát triển của thế giới, trong lịch sử
cho thấy sự cách biệt giữa các vùng nông thôn và thành thị ngày càng cách biệt vì sự thay
đổi và tăng trưởng trong các vùng đã đô thị hoá nhanh hơn rất nhiều. Thực tế cho thấy
20
rằng cần phải chú trọng hơn nữa đến sự phát triển của các cộng đồng nông thôn. Đó
chính là phải phát triển cân đối giữa nông thôn và thành thị, và cân đối giữa các lĩnh vực.

Như vậy, không chỉ cần đầu tư phát triển ở nông thôn về nguồn lực mà còn cần có các
phương pháp phù hợp.
2.2. PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN VÀ NHU CẦU CỦA PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN
Phát triển nông thôn theo khái niệm chung nhất là hoạt động phát triển cộng đồng
xã hội con người ở các vùng nông thôn, nó chú trọng nhiều đến phát triển con người.
Theo ngân hàng thế giới (1975): “Phát triển nông thôn là một chiến lược được hoạch định
để cải thiện đời sống kinh tế – xã hội của một tầng lớp người đã được xác định – tầng lớp
người nghèo ở nông thôn. Nó chú trọng đến việc phân phối lợi ích của phát triển đến
những người nghèo nhất đang kiếm sống trong các vùng nông thôn. Tầng lớp này bao gồm
nông dân sản xuất nhỏ, những người thuê đất sản xuất và những ngưồi làm công không có
đất”
Theo UmaLele: “Phát triển nông thôn được khái niệm như là một quá trình cải
thiện mức sống của hầu hết những người thu nhập thấp đang sinh sống trong các vùng
nông thôn, đồng thời tạo lập tiến trình phát triển bền vững của họ”.
Theo Guy Hunter: “Mục đích cơ bản của phát triển nông thôn là phải làm cho hầu
hết dân cư nông thôn nghèo được thoả mãn nhu cầu sống thiết yếu bằng sự nỗ lực của
chính bản thân họ”.
Mục đích lâu dài của phát triển nông thôn đề cập chủ yếu đến sự cải thiện về chất
lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. Có nghĩa rằng, phát triển nông thôn nhằm giúp
những người nông thôn làm cho điều kiện sống ở làng mạc thôn quê trở lên hấp dẫn đối
với mọi người. Muốn đạt được mục tiêu lâu dài, phát triển nông thôn cần phải giành được
những mục đích gần hơn, cụ thể hơn, thiết thực hơn hay còn gọi là mục tiêu cấp bách
trước mắt. Đó là phải tăng được năng lực của dân cư nông thôn, đặc biệt là tầng lớp
nghèo, để họ tự kiếm thêm, tiến tới kiếm đủ thu nhập, trang trải cho nhu cầu sống thiết
yếu của họ. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, nhu cầu về mặc và nhà ở, nhu cầu
21
về chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, nhu cầu về nguồn nước và vệ sinh, nhu cầu về ánh
sáng và giải trí, nhu cầu đi lại và sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng.
Một trong những nhân tố quyết định đảm bảo cho những cải thiện trên là môi

trường xã hội có khả năng cung cấp đầu đủ cơ hội kiến dược việc làm phù hợp vho tất cả
mọi người. Bên cạnh tăng thu nhập, mạng lưới cung ứng đầy đủ các loại dịch vụ và
phương tiện cần thiết ở nông thôn cũng mục tiêu cần đạt được, đặc biệt là đối với các
vùng nông thôn xa xôi. Cơ sở giáo dục, y tế, mạng lưới giao thông và thương nghiệp…
phải được cải tiến, tổ chức phù hợp, hoạt động có hiệu quả thoả mãn nhu cầu dân cư trên
cơ sở quan hệ bình đẳng.
Tóm lại: Mặc dù có những chú trọng khác nhau, nhưng nhìn chung phát triển nông
thôn nhằm xoá đói giảm nghèo thông qua việc tăng năng lực của dân cư nông thôn thực
hiện các mục đích cụ thể sau đây:
+ Mở rộng sản xuất và tăng năng lực sản xuất
+Thúc đẩy để đạt một mức thu nhập cao hơn
+ Tạo ra công ăn việc làm ở nông thôn, đổi nghề nhưng không đổi chỗ ở.
+ Phân phối hợp lý và công bằng các lợi ích thu được từ phát triển.
+ Ưu tiên cải thiện điều kiện sống cho người nghèo.
+ Tạo lập được phát triển bền vững, phát triển từ những tiềm năng tại chỗ.
+ Tạo được sự tự chủ cho những người nghèo ở nông thôn hay tự phát triển.
Trong tiến trình phát triển chung của toàn xã hội, phát triển nông thôn còn được
xem như là một quá trình thay đổi bền vững có chủ ý về xã hội, kinh tế, văn hoá và môi
trường, nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân địa phương. Nhấn mạnh vào
quá trình có chủ ý và bền vững. Phát triển nông thôn không phảilà một công việc làm
trong một thời gian ngắn. Nó cần được theo đuổi trong một thời gian dài nhiều năm và có
chủ ý.
Phát triển nông thôn nhấn mạnh nâng cao đời sống của người dân địa phương. Một
số phát triển “Địa phương” hoặc “Khu vực” trước đây được khuyến khích do nhu cầu
quốc gia (như điện, nước hoặc quốc phòng), hơn là nhu cầu của bản thân người dân địa
22
phương. Nhu cầu quốc gia tất nhiên có thể được đáp ứng thông qua phát triển nông thôn,
và bất cứ sự đáp ứng thành công nào nhu cầu địa phương sẽ đóp góp gián tiếp cho sự
phồn thịnh của quốc gia. Nhưng khái niệm hiện đại về phát triển nông thôn nhấn mạnh
hàng đầu vào việc đáp ứng nhu cầi của người dân nông thôn.

* Tổng hoà phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn
Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa PTCĐ và PTNT
Khái niệm phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn có một số điểm tương
đồng và một số trọng tâm như nhau chính vì vậy việc sử dụng hai khái niệm này trong
những hoàn cảnh cụ thể có thể thay thế nhau. Việc phân biệt hai khái niệm này nhằm
giúp cho cán bộ chuyên ngành và cán bộ nghiên cứu phát triển nông thôn thấy rõ hơn
trọng tâm hoạt động ở hai khái niệm này.
Điểm tương đồng quan trọng nhất: Là phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn có 2
nguyên lý chung là hướng đến tăng năng lực của cộng đồng và tạo ra các chuyến biến xã
hội trong cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng nghèo, để giúp cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần, duy trì công bằng xã hội, và bảo vệ được tài nguyên môi trường của họ.
Điểm phân biệt chính: là phát triển nông thôn có các hợp phần hoạt động rộng hơn và
tập trung chủ yếu vào đối tượng nghèo ở nông thôn. Trong khi đó phát triển cộng đồng
xem xét toàn thể cộng đồng nghèo trong một tiến trình phát triển liên tục có thời kỳ mang
đặc thù thành thị. Các điểm tương đồng và phân biệt chính giữa phát triển cộng đồng và
phát triển nông thôn có thể tóm tắt như sau:
Tóm tắt các đặc điểm chính phân biệt phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn
23
Đặc trưng của
Phát triển cộng đồng
Đặc trưng của
Phát triển nông thôn
Khái
niệm
Là tiến trình có kế hoạch và có tổ
chức, hỗ trợ cộng đồng tăng năng
lực để cải thiện điều kiện kinh tế,
xã hội và môi trường thông qua
nội lực là chính
Là chiến lược có kế haọch và có tổ

chức, hỗ trợ tầng lớp người nghèo ở
nông thôn để cải thiện điều kiện sống
về vật chất và tinh thần
Mục
tiêu
Cải thiện đời sống của toàn thể
cộng đồng như là một đơn vị mục
tiêu
Ưu tiên cải thiện đời sống của người
nghèo của các cộng đồng nông thôn
Nguyên
lý cơ
bản
Lấy con người làm trung tâm, thúc
đẩy tham gia, tăng sức mạnh và
đảm bảo công bằng, thông qua
hợp tác tương trợ lẫn nhau
Lấy con người làm trung tâm, thúc
đẩy tham gia, tăng sức mạnh và đảm
bảo công bằng, thông qua hợp tác
tương trợ lẫn nhau
Cấu trúc
hoạt
động
Phối hợp các cấp (trung ương, địa
phương) các ngành và các loại
hình tổ chức (cá nhân, nhà nước,
và các tổ chức phi nhà nước)
Phối hợp các cấp (trung ương, địa
phương) các ngành và các loại hình

tổ chức (cá nhân, nhà nước, và các tổ
chức phi nhà nước)
Đối
tượng
mục tiêu
Cộng đồng nghèo (tổ chức, nhóm,
cộng đồng) ở vùng nông thôn và
thành thị
Người nghèo (cá nhân, nhóm, cộng
đồng) ở vùng nông thôn
2.3. TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TOÀN DIỆN, BỀN VỮNG VÀ DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG
2.3.1. Phát triển nông thôn toàn diện
– Nhấn mạnh các khía cạnh về Xã hội, kinh tế và môi trường
– Phải triển phải là cả “Từ trên xuống” và “Từ dưới lên”. Nó phải bao trùm chính
sách, tiền tệ và hỗ trợ của Chính phủ (ở mọi cấp) và năng lực, tài nguyên và sự tham gia
của người dân
– Phải có sự tham gia của mọi khu vực đối tượng (nhà nước, tư nhân)
24
– Phải dựa trên tinh thần hợp tác và cộng tác
Nông, Lâm, Ngư nghiệp là một hệ thống sản xuất ở nông thôn, do người nông dân
thực hiện. Trong Nông, lâm, ngư nghiệp thì sản xuất chế biến – lưu thông – tiêu thụ sản
phẩm, cũng là một hệ thống sản xuất kinh doanh, trong đó người nông dân thực hiện
nhiều công đoạn. Trong kinh tế nông thôn, nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn cũng là một hệ thống, do người nông dân thực
hiện. Tiếp cận phát triển nông thôn toàn diện đòi hỏi kiến thức đa ngành.
Phát triển nông thôn đòi hỏi kiến thức đa ngành về các lĩnh vực kỹ thuật và xã hội.
2.3.2. Phát triển bền vững
Những nguyên tắc này nhấn mạnh vào một cách nhìn lâu dài về xã hội con người
và việc con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thế giới. Trong bối cảnh như vậy,

phát triển bền vững được khái niệm như sau: “Phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế
hệ ngày nay mà không làm hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”
(Báo cáo Brunđtlan 1987). Một định nghĩa khác về phát triển bền vững cũng được sử
dụng thường xuyên là : “Phát triển tạo ra dòng chảy liên tục các lợi ích về xã hội, kinh tế
và môi trường”.
25
có tính mạng lưới hệ thống và xu thế rõ ràng. Tài liệu này được biên soạn từ những tài liệu khácnhau, phân phối cho nhu yếu giảng dạy chuyên ngành Khuyến nông, Phát triển nông thôn vàcác ngành tương quan trong Trường Đại học. Xin ra mắt với bạn đọc chăm sóc và mongnhận được quan điểm góp ý để tài liệu được hoàn hảo hơnCHƯƠNG 1 : NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀPHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG1. 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CỘNG ĐỒNG : Cộng đồng được khái niệm như thể một mạng lưới hệ thống xã hội, một nhóm người cùng cónhững đặc thù chung. Ví dụ : độc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng san sẻ những tàinguyên và quyền lợi chung … Nói một cách khác, cộng đồng là một nhóm người cùng sốngvới nhau trong một khu vực nhất định, họ có chung đặc thù về tâm ý, ảnh hưởng tác động qua lạivà sử dụng những tài nguyên vốn có để đạt được mục tiêu chung. 1.1.1. Những thành tố cơ bản của cộng đồng : – Con người : Dân cư hay một nhóm người có mối quan hệ qua lại riêng không liên quan gì đến nhau do họ cónhững mối chăm sóc chung nhằm mục đích phân phối nhu yếu chung của họ. – Lãnh thổ : Khu vực, xét về đặc thù tâm ý và khoảng trống, mà con người sinh sống cóthể là làng, xã, huyện, tỉnh, trong một khu vực địa lý nhất định. – Tương tác xã hội : là mối quan hệ mà trong đó hành vi của người này có ý nghĩa vàchi phối đến người khác. – Ràng buộc chung : Con người có văn hoá, chuẩn mực, niềm tin, truyền thống lịch sử chungtrong những hoạt động giải trí hàng ngày. – Nhu cầu chung : Con người tập trung chuyên sâu lại với nhau là do họ có cùng mối chăm sóc đápứng nhu yếu chung cho toàn bộ mọi người, như thể : Dịch Vụ Thương Mại chăm nom sức khoẻ, cácphương tiện cộng cộng … 1.1.2. Quá trình hình thành cộng đồng : Quá trình hình thành cộng đồng gồm những bước sau : + Quá trình tập hợp lại theo một hình thức tổ chức triển khai nào đó : Ví dụ con người dichuyển đến nơi có điều kiện kèm theo để thao tác và sinh sống + Sự tập trung hoá, quyết định hành động bởi tính năng cơ bản của yếu tố TT chung. Ví dụ : Hoạt động sinh kế, đường giao thông vận tải, TT thương mại, và những cái khácxung quanh thành phố hoặc cộng đồng. + Chuyên môn hoá : Là phân loại sử dụng, công dụng những mô hình hoạt động giải trí ởvùng nông thôn và thành thị. + Sự phân tán : Con người cùng với công dụng vùng đô thị chuyển dời đến vùngngoại ô thành phố hoặc vùng dân cư mới, nói một cách khác, đây là sự vận động và di chuyển ra xatrung tâm. + Sự phân vùng : 1 số ít dạng người hoặc mô hình hoạt động giải trí nào đó được tậptrung ở một vùng đơn cử. 1.1.3. Đặc điểm xã hội cộng đồng : Mô tả đặc thù xã hội Cộng đồng gồm có những nội dung sau : + Cấu trúc xã hội : loại cấu trúc và vai trò có quan hệ với nhau. + Mục đích chung : nó rạo ra ý thức đoàn kết trong cộng đồng. + Tài nguyên : Một cộng đồng không hề sống nếu không có tài nguyên + Thứ bậc xã hội : Không phải mọi người đều như nhau trong cộng đồng ; Các cộngđồng khác nhau có những tiêu chuẩn phân loại khác nhau. + Sự thưởng phạt : là thiết yếu để cộng đồng thực thi tốt công dụng của nó. + Quyền lực / sự tác động ảnh hưởng : Bạn hoàn toàn có thể không có quyền lực tối cao nhưng bạn có một sứcmạnh ( sự tác động ảnh hưởng ) để trấn áp người khác. + Lãnh thổ : nó gồm có cả chủ quyền lãnh thổ về mặt khoảng trống và chủ quyền lãnh thổ về mặt tâm ý. 1.1.4. Khái niệm về phát triển và phát triển cộng đồngThách thức lúc bấy giờ so với những người làm công tác làm việc phát triển là tìm kiếmnhững kế hoạch phát triển “ Lấy con người làm trọng tâm ” nhấn mạnh vấn đề sự tham gia tíchcực của dân cư. Những nỗ lực trong nghành nghề dịch vụ này hầu hết dựa vào giải pháp pháttriển dựa trên sáng tạo độc đáo từ cơ sở và sự tự lực. Những nỗ lực như vậy đã dẫn tới tác dụng làchuyển từ chiêu thức hướng về cung ứng phúc lợi xã hội so với người dân là nhữngngười thụ hưởng sang chiêu thức phát triển cộng đồng, nhằm mục đích giúp cộng đồng có nghĩalà họ tự giúp họ bằng cách tham gia tích cực. Phát triển là quy trình đổi khác về chất lượng. Về số lượng thì đó là sự tăng tưởng, còn về mặt phẩm chất thì nhất định phải có sự dịch chuyển về mặt chất lượng theo hướngtiến bộ. Vận dụng vào phát triển xã hội thì phát triển xã hội có nghĩa là sự tăng trưởng, đặc biệt quan trọng là sự tăng trưởng kinh tế tài chính cùng với sự biến chất xã hội theo khunh hướng tiến bộxã hội, nghĩa là theo hướng đúng hơn, tốt hơn và đẹp hơn. Phát triển là một quy trình chuyển biến xã hội mà qua đó con người từ từ có khảnăng trấn áp ( tinh chỉnh và điều khiển ) được điều kiện kèm theo vật chất, xã hội và môi trường tự nhiên quyết định hành động đếncuộc sống, việc làm và quyền lợi mà họ có được do sự trấn áp đó tạo nên. Đồng thờigiúp họ có năng lực tự quyết định hành động và tổ chức triển khai thực thi. Phát triển cộng đồng và tổ chức triển khai cộng đồng là một bộ môn mới hình thành, đangtrên con đường hoàn thành xong, do đó việc định nghĩa chúng là một quy trình triển khai xong dầndần. Nhìn chung những định nghĩa đều nhất trí trên những nội dung cơ bản sau : Phát triển cộng đồng là một qúa trình chuyển biến xã hội trong cộng đồng màthông qua đó con người phát triển và trưởng thành trong khoanh vùng phạm vi tiền năng vốn có củahọ. Đó là những nỗ lực có kế hoạch, có tổ chức triển khai nhằm mục đích giúp cho những cá thể có đượcnhững thái độ và ý niệm tương thích, kỹ năng và kiến thức tốt để họ tham gia tích cực và dân chủ vàoviệc đưa ra những giải pháp cải tổ có hiệu suất cao những yếu tố chung theo thứ tự ưu tiên đượcxác định. Các khái niệm đơn cử là : “ Những tiến trình qua đó nỗ lực của người dân phối hợp với nỗ lực của chính quyềnđể cải tổ những điều kiện kèm theo kinh tế tài chính, văn hoá, xã hội của những cộng đồng và giúp những cộngđồng này hội nhập và đồng thời góp vào sự phát triển của vương quốc ” Theo định nghĩa nàyPhát triển cộng đồng có hai nội dung đa phần. Một là sự tham gia của người dân với sự tựlực tối đa. Hai là tương hỗ về kỹ thuật và những dịch vụ để khuyến khích ý tưởng sáng tạo, sự tươngthân tương hỗ để nỗ lực của dân cư có hiệu suất cao cao hơn. “ Là một tiến trình xử lý yếu tố của cộng đồng qua đó cộng đồng được tăngsức mạnh do nâng cao kỹ năng và kiến thức và kỹ năng và kiến thức phát hiện nghiên cứu và phân tích yếu tố, ưu tiên hoáchúng, kêu gọi tài nguyên để xử lý và hành vi chung. Phát triển cộng đồngkhông phải là một cứu cánh, là một kỹ thuật. Nó tăng sức mạnh cho cộng đồng để tựquyếtt định về sự phát triển của mình. Mục đích ở đầu cuối là sự tham gia dữ thế chủ động củangười dân vào tiến trình phát triển ”. Người ta thừa nhận rằng chiêu thức phát triển cộng đồng có năng lực giải quyếtnhững yếu tố, những thử thách mà những cộng đồng ở nông thôn và thành thị của cácnước đang phát triển gặp phải. Phương pháp này cũng giúp xử lý những yếu tố củacác nhóm bị thiệt thòi và đang bị quên béng ở những nước đang phát triển. Phương phápphát triển cộng đồng là giải pháp lấy con người làm TT và chăm sóc trước tiênđến nhân phẩm và tiềm năng của họ. Phương pháp này giả định rằng : để dân cư có thểtự trấn áp và xu thế cho số phận của họ thì trước hết họ phải nhận thức được giátrị và sức mạnh của mình. Phương pháp phát triển cộng đồng tạo điều kiện kèm theo cho những thànhviên trong cộng đồng được tham gia vào mọi phương diện tương quan tới quy trình pháttriển. Tuy nhiên, kinh nghiệm tay nghề trong quá khứ ở những nước đang phát triển cho thấy phươngpháp phát triển cộng đồng lấy hàng loạt cộng đồng làm nhóm đối tượng người tiêu dùng đã không tác độngnhiều đến những người nghèo nhất trong số những người nghèo. Từ những nhận thứcnày đã dẫn tới việc hình thành chiêu thức hướng về đối tượng người dùng, tập trung chuyên sâu trực tiếp vàonhững nhóm bị thiệt thòi .. 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNGPhương pháp phát triển cộng đồng khởi đầu hình thành vào thập kỷ 50 ở nhữngvùng nông thôn còn mang tính truyền thống lịch sử và gần như tự cung tự túc tự cấp. Các đặc thù vănhoá xã hội của dân cư rất giống hệt và mối quan hệ giữa họ thật ngặt nghèo và thân thương. Quyền lợi và nhu yếu của họ cũng giống nhau, nên làng xã là đối tượng người dùng tiên phong của pháttriển cộng đồng. Nhưng với quy trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đơn vị chức năng làng xãkhông thể hoạt động và sinh hoạt cô lập được nhất là về mặt kinh tế tài chính. Mà chúng phải hoà nhập vào tiếntrình phát triển chung. Vả lại làng xã không hề tự phát triển nếu không có một chínhsách phát triển chung. Khi chuyển biến từ nông thôn đến thành thị thì thôn xóm hoàn toàn có thể trở thành một khuphố nếu đông dân cư, hay một phường hoặc một đơn vị chức năng rộng hơn. Ngoài ra với điều kiệnsống như thời nay những người có những quyền lợi chung chưa chắc gì đã cư trú gần nhau, nhưng họ lại link với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở trường thích nghi hoặc dưới hình thức hợptác xã hay hiệp hội. Đây là những cộng đồng tính năng, như những tổ chức triển khai quần chúnghoặc nhóm xã hội hoàn toàn có thể được coi là “ Cộng đồng ”. Phát triển cộng đồng được dịch từ tiếng Anh Community Development xuất hiệnvào những năm 1940 tại những cựu thuộc địa tiên phong của Anh. ở Ghana một người Anh tốtbụng đã nảy ra quan điểm giúp dân cư cải tổ đời sống nằng nỗ lực chung của chính quyềnvà người dân. Một bên góp công, một bên góp của để đắp đường, xây trường học, trạmxá … Điều gây kinh ngạc là người dân nghèo đã tích cực tham gia góp phần công sức của con người vàtiền của vào những chương trình, dự án Bất Động Sản có mục tiêu cải tổ cho chính đời sống của họ. Kinh nghiệm này cũng cho thấy phát triển phải đồng điệu. Kinh tế, sức khoẻ, văn hoá phảiđược nâng lên cùng một lúc. Nếu chỉ tiến công vào một góc nhìn thì không thể nào phávỡ cái vòng luẩn quẩn của nghèo khó, dốt nát, bệnh tật … Kinh nghiệm tích cực này sớm được lan rộng ở hầu hết những cựu thuộc điạ ở châu Ávà châu Phi. Năm 1950 Liên hợp quốc công nhận khái niệm Phát triển cộng đồng vàkhuyến khích những vương quốc sử dụng Phát triển cộng đồng như một công cụ để thực hiệncác chương trình phát triển vương quốc. Thập kỷ 60 – 70 được chọn là thập kỷ phát triển thứnhất với những chương trình viện trợ qui mô lớn về kỹ thuật, chiêu thức và vốn liếng. Vào thời gian ấy dân cư nông thôn chiếm 80 – 90 % những nước cựu thuộc địa nên Phát triểncộng đồng đa phần và phát triển nông thôn và những cộng đồng nông thôn ( làng xã ). Năm 1970 Liên hợp quốc nhìn nhận thập kỷ phát triển tiên phong của phát triển cộngđồng. Kết quả cho thấy có 1 số ít tân tiến rõ ràng như sự biến hóa bộ mặt nông thôn, với hạtầng cơ sở, tiện lợi công cộng Giao hàng người dân. Tuy nhiên, trào lưu rầm rộ này tỏra máy móc và tốn kém. Thành quả tích cực nhất là có được một số ít cơ sở vật chất nhưngchúng không được sử dụng tốt và không cung ứng được nhu yếu thực sự của dân cư. Phong trào không đạt được tác dụng mong ước, nhất là không tạo được sự chuyển biếnđáng kể về mặt xã hội. Ví dụ : Như chưa có sự biến hóa về hành vi, tập quán từ người dânđể đảm nhiệm tiến trình hiện đại hoá và phát triển của xã hội. Chưa có sự công minh xã hộivì có một số ít ít khá lên, nhưng người nghèo vẫn nghèo thậm chí còn nghèo hơn. Sự tham giacủa người dân theo nghĩa đích thực, nghĩa là vào quy trình lấy quyết định hành động, phát huy sángkiến … còn rất hạn chế. 1.3. NGUYÊN LÝ, MỤC TIÊU VÀ QUI TẮC HÀNH ĐỘNG TRONG PHÁTTRIỂN CỘNG ĐỒNG1. 3.1. Các nguyên tắc trong phát triển cộng đồngNhư một đặc tính của phát triển xã hội, phát triển cộng đồng thực ra là quá trìnhtăng trưởng kinh tế tài chính cộng đồng cùng với văn minh cộng đồng theo hướng triển khai xong những giátrị chân, thiện, mỹ. Trên cơ sở riêng của kim chỉ nan phát triển cộng đồng, nguyên tắc là tamvị nhất thể. Có nghĩa là coi cộng đồng như thể một thực thể có 3 mặt như hình bên. Ngoài ra triết lý tham gia ( participation ) là mộttrong những quan điểm quan trọng của pháttriển cộng đồng, được dịch thành 2 từ, nhìnchung là thống nhất : một là tham gia, hai làtham gia. Cả hai từ này đều có mức độ ngữnghĩa có khác nhau đôi chút. Tham dự là thamgia với mức thấp, còn tham gia là mức cao. Vídụ trong một cuộc họp, những đại biểu là ngườitham dự, còn khiphát biểu là người tham gia, tham gia phát biểu quá 3 lần là tham gia tích cực. Đây là sựphân biệt có đặc thù để chỉ ra những mức độ tham gia mà thôi, nhìn chung ở nước ta gọi đólà Triết lý tham gia. Triết lý này được biểu lộ như sau : thừa nhận rằng để cho một cộngđồng phát triển tốt đẹp, bền vững và kiên cố thì phải có sự hợp đồng tác chiến của toàn bộ những lựclượng xã hội, của những tổ chức triển khai và thiết chế xã hội, mà tạm tưởng tượng là có 4 lực lượng chủchốt sau đây tham gia vào phát triển cộng đồng, đó là : Bản thân cộng đồng ; Nhà nước ; thị trường ; và những tác nhân xã hội khác. Về quan điểm, mấy thập kỷ thiết kế xây dựng và triển khai xong triết lý phát triển cộng đồngvà thực hành thực tế trong đời sống, trưước hết là ở những cộng đồng nông thôn, đã định hình chochúng ta 1 số ít quan điểm hoạt động giải trí, đó là : 1. Phát triển cộng đồng dựa trên phương pháp luận từ dưới lên ( Bottom – up ) xuấtphát từ nhu yếu của chính người dân. Muốn tự phát triển chính người dân phải tự ý thứccũng như tự tổ chức triển khai để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. 2. Phát triển phải đồng nhất trên mọi góc nhìn của đời sống xã hội : kinh tế tài chính, xã hội, văn hoá … phải cùng được nâng lên. Chỉ tiến công vào một góc nhìn thì không hề nàophá vỡ được cái vòng luẩn quẩn của bần hàn, dốt nát và bệnh tật. Nguồn lực thì có hạnnhưng tính đồng nhất của sự phát triển luôn yên cầu những chương trình phải có tính tính toáncác điểm nâng tầm, từ đó tìm ra chìa khoá của sự phát triển. Phát triển cộng đồng chỉ cóhiệu quả kinh nằm trong một kế hoạch phát triển vương quốc đúng đắn. 3. Tham gia của quần chúng là quan điểm cơ bản của đường lối phát triển cộngđồng. Yếu tố tổ chức triển khai là rất là quan trọng. Các tổ chức triển khai thuộc chính quyền sở tại địa phươngphải được điểu chỉnh để thực thi tính năng phát triển, cũng như phải tương hỗ để xâydựng và củng cố những tổ chức triển khai của chính người dân tại cộng đồng. Sự tham gia của chínhquyền phải được coi như một tác nhân bên trong, không phải là một lực lượng đứng bênngoài hoặc bên trên cộng đồng mà là thành phần quan trọng của cộng đồng. 4. Tạo được chuyển biến xã hội mới là quan trọng. Đó là sự đổi khác nhận thức, hành vi của người dân nhằm mục đích mục tiêu phát triển ; là tạo được chuyển biến trong cơ cấu tổ chức tổchức, những mối tương quan lực lượng trong chính cộng đồng đó. 5. Phát triển năng lượng trên cơ sở không “ làm thay ”, “ làm cho ” người dân. Ngườidân không hề hành vi nếu thiếu năng lượng. Họ cũng không hề hành vi đơn phương, riêng không liên quan gì đến nhau mà phải tích hợp với những cá thể, tổ chức triển khai cùng một chí hướng và quyền hạn để tạothành quyền lực tối cao chung. Muốn cho người dân tự làm thì tổ chức triển khai trải qua giảng dạy làthen chốt. 6. Các điều tra và nghiên cứu làm nền tảng cho việc tiến hành những dự án Bất Động Sản phải được đặt ngangtầm với vị trí cần có của nó trong công tác làm việc phát triển cộng đồng. Hoạt động nhìn nhận ( Evaluation ) là một bước thống kê giám sát hiệu suất cao xã hội của những dự án Bất Động Sản và mở ra những vấn đềmới cho cộng đồng. Chúng tăng tính hiệu suất cao của những dự án Bất Động Sản. 1.3.2. Mục tiêu của phát triển cộng đồngTrọng tâm của phát triển cộng đồng là con người ( thành viên của cộng đồng ) vàphát triển con người vì con người. Điều này có nghĩa là tiềm năng của phát triển là tăngkhả năng của con người để làm chủ đời sống và môi trường tự nhiên của mình. Những văn minh vềvật chất không kèm theo sự phát triển năng lực con người và nâng cấp cải tiến định chế xã hội màchỉ là biến hóa tạm bợ. Tăng trưởng kinh tế tài chính chỉ là một trong những góc nhìn của pháttriển. Mục tiêu bao trùm của phát triển cộng đồng là tạo ra những chuyển biến xã hộitrong cộng đồng để cải tổ đời sống vật chất và ý thức, mang lại sự bền vững và kiên cố về môitrường. Phát triển cộng đồng còn góp thêm phần lan rộng ra và phát triển những nhận thức và hànhđộng có đặc thù hợp tác trong cộng đồng, phát triển năng lượng tự quản cộng đồng. Mụctiêu trên được biểu lộ dưới 4 góc nhìn sau : 1. Hướng tới cải tổ chất lượng đời sống của cộng đồng, với sự cân đối vềvật chất và niềm tin, qua đó tạo những chuyển biến xã hội trong cộng đồng. 2. Tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng, kể cảcác nhóm thiệt thòi nhất đều có quyền nêu lên nguyện vọng của mình và đượctham gia vào hoạt đồng phát triển, góp thêm phần tăng cường công minh xã hội. 3. Củng cố những thiết chế / tổ chức triển khai để tạo điều kiện kèm theo thuận tiện cho chuyến biến xã hộivà tăng trưởng. 4. Gia tăng và phát huy sự tham gia tích cực dữ thế chủ động của người dân vào tiến trìnhphát triển. 1.3.3. Qui tắc triển khai hoạt động giải trí phát triển cộng đồng1. Tin tưởng vào năng lượng người dân và cộng đồng : Phát triển cộng đồng trọn vẹn cókhả năng quản trị đời sống và những vấn để của mình trừ khi họ bị đè nặng bởi mối lo âuđể sống còn. 102. Đảm bảo công minh xã hội : Công bằng phải dẫn tới sự tái phân phối tài nguyên, baogồm : tiền của, tiện lợi, kiến thức và kỹ năng, quyền lực tối cao ở cấp vi mô cũng như vĩ mô. Điều này rấtquan trọng vì không ít chương trình phát triển đã tạo thêm khoảng cách giàu – nghèo. 3. Tạo những hình thức hợp tác thuận tiện để phát huy ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm cộng đồng. 4. Đối tượng ưu tiên của phát triển cộng đồng là người nghèo và người thiệt thòi. 5. Bắt đầu với con người : Không nên có thái độ “ Đỗ lỗi cho nạn nhân ” với những lậpluận như ” Dân trí thấp ”, “ Người ít học khó tiếp thu ”, “ Người nghèo hay an phận ”. 6. Phát triển chỉ hoàn toàn có thể Nội sinh nghĩa là xuất phát từ một ý chí và nội lực từ bên trong. Sự tương hỗ bên ngoài về trình độ và nguồn lực là rất thiết yếu nhưng chỉ xúc tác. 7. Mọi chương trình hành vi đều phải trải qua tiến trình do cộng đồng tự quyết. 8. Dân chủ là một nguyên tắc phải hướng tới để bảo vệ rằng quyền lợi chung sẽ được tôntrọng. Nhưng dân chủ yên cầu một quy trình rèn luyện và có qui tắc. 1.4. TIẾN TRÌNH CHUNG CỦA PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNGPhát triển cộng đồng được hình thành nhằm mục đích tạo ra những điều kiện kèm theo cải tổ vềkinh tế và xã hội cho cộng đồng, nhấn mạnh vấn đề tầm quan trọng sự tham gia của quần chúng, biết xu thế nhu yếu, tự lực, nâng cao ý thức, chiêu thức phát triển từ cơ sở và tăngquyền lực cho cộng đồng. Trọng tâm của chiêu thức này từ sự hội nhập và tính bềnvững. Phát triển cộng đồng đặt nền tảng trên sự giả định rằng phát triển mở màn ở cấpthấp nhất và sáng tạo độc đáo, tính phát minh sáng tạo và năng lượng của quần chúng hoàn toàn có thể được sử dụng đểcải thiện chính đời sống của họ trải qua những tiến trình dân chủ và những nỗ lực tựnguyện. Nó bao hàm việc nâng cao ý thức quần chúng ở cấp thấp nhát khi họ được đánhthức để nhận ra năng lượng của mình. Trong thực trạng lý tưởng, những thành viên cộngđồng tự tổ chức triển khai lại một cách dân chủ để : a. Xác định nhu yếu, khó khăn vất vả, yếu tố. b. Triển khai kế hoạch và những kế hoạch nhằm mục đích cung ứng được những nhu cầunày. 11 c. Thực hiện những kế hoạch như vậy với sự tham gia tối đa của cộng đồng để đạtđược thành quả. Tiến trình chung của phát triển cộng đồng hoàn toàn có thể được tóm tắt trong sơ đồ dướiđây : TIẾN TRÌNH CHUNG CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG12Kết quả của tiến trình phát triển cộng đồng nhằm mục đích kiến thiết xây dựng năng lượng cộng đồngtheo những quá trình như sau : Cộng đồng thức tỉnh : Là cộng đồng hiểu rõ tình hình, nhu yếu thiết thực và những vấnđề của chính họ. Việc làm tiên phong là phải giúp cộng đồng hiểu về chính mình thông quacác cuộc trao đổi đàm đạo, tìm hiểu về những nhu yếu và những yếu tố khó khăn vất vả cũng nhưnhững tiềm năng và thuận tiện. Cộng đồng đã ngày càng tăng năng lượng : Cộng đồng hiểu rõ và biết cách khai thác huy độngnhững gì mình có mà chưa sử dụng ( đất đai, cơ sở, nhân tài ), những nguồn tương hỗ bênngoài ( kiến thức và kỹ năng trình độ, tín dụng thanh toán, góp vốn đầu tư, cơ quan viện trợ … ) Thông qua học tập, đào tạo và giảng dạy cộng đồng khắc phục những hạn chế, tăng cường kỹ năng và kiến thức và kỹ năng và kiến thức đểhành động. Ngoài ra còn biết cách link tổ chức triển khai lại để hành vi chung có hiệu suất cao. Cộng đồng tự lực : Thông qua hành vi cộng đồng đã biến hóa và phát triển đó là sự tựlực. Mục đích sau cuối không phải là xử lý những khó khăn vất vả, khủng hoảng cục bộ trước mắt13mà mỗi khi khó khăn vất vả phát sinh, cộng đồng tự kêu gọi tài nguyên bên trong và bên ngoàiđể xử lý. Mỗi lần như vậy cộng đồng sẽ tăng trưởng và tự lực hơn. Tiến trình pháttriển cộng đồng luôn tiếp nối và tái diễn vì đời sống là một quy trình xử lý vấn đềliên tục. 1.5. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐỒNGTất cả tất cả chúng ta đề đã có những ý niệm nhất định về sự “ Phát triển ”, đó là sự thayđổi mang lại sự cải tổ tốt hơn, sự thoả mãn hơn cho nhu yếu sống của con người. Điềuđáng đề cập ở đây là sự ảnh hưởng tác động, ảnh hưởng tác động đến những thành viên cộng đồng không giốngnhau, mà thường là đem đến quyền lợi cho một cá thể hay những tầng lớp nhất định, đồng thờiđem đến sự thiệt hại cho những bộ phận cộng đồng khác. Phát triển phải là một quá trìnhmang lại sự cải tổ cho hầu hết mọi người, phát triển không đơn thuần mang lại lợi íchcho một cá thể, hay chỉ một bộ phận nào đó. Mục đích tối cao của phát triển là cải tổ chất lượng đời sống cho mọi thànhviên của cộng đồng, thế cho nên tất cả chúng ta chỉ hoàn toàn có thể giành được sự phát triển đúng nghĩa củanó theo cách như vậy. Thế giới xung quanh ta luôn biến hóa, sự thay đổi là tiền đề cho sựphát triển chỉ khi nào nó mang lại sự cải tổ cho toàn thể cộng đồng. Chúng ta tác độngđể tạo ra sự biến hóa ( tăng nhanh sản xuất, kiến thiết xây dựng hạ tầng cơ sở, khu công trình phúc lợi, kích thích phát triển kinh tế tài chính … ) nhưng phải nhìn nhận xem những biến hóa đó có đóng gópcho sự phát triển của cộng đồng hay không. Theo đúc rút của nhiều khu công trình nghiên14cứu, những biến hóa ở vùng nông thôn mang lại sự phát triển khi những biến hóa đó cóđặc tính như sau : – Mang lại cải tổ điều kiện kèm theo sống cho hầu hết mọi người – Số người bị thiệt hại ít hơn đáng kể so với số người được hưởng lợi, hoặc đãhạn chế đến mức tối thiểu số người bị thiệt hại. – Phải bảo vệ thoả mãn được nhu yếu tối thiểu cho mọi người – Phải tương thích với nhu yếu, ý muốn đặc trưng của mọi người trong cộng đồng. – Kích thích và tăng được năng lực tự chủ của cộng đồng – Mang lại sự cải tổ vĩnh viễn, bền vững và kiên cố – Không làm tổn hại mà không hề khắc phục được so với thiên nhiên và môi trường thiênnhiên. Đánh giá phát triển cộng đồng thực ra là nhìn nhận chuyển biến xã hội trong cộngđồng và tác động ảnh hưởng của những chuyển biến này đến năng lượng xử lý yếu tố, cải tổ đờisống vật chất, ý thức, bảo vệ thiên nhiên và môi trường, cũng như xử lý những xung đột và đảm bảocông bằng xã hội đem lại những thành quả trên đây. Các chuyển biến đó là : – Chuyển biến để tổ chức triển khai cộng đồng – Thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi, ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm cộng đồng. – Cải tiến về thể chế, những qui ưước, pháp luật trong hoạt động giải trí cộng đồng. Cảithiện về giá trị tập tục giúp nâng cao đời sống và bảo vệ công minh. Phát triển cộng đồng không chỉ nói tới những cộng đồng thể. Đó chỉ là thực thể tácđộng hơn là tiềm năng của phát triển cộng đồng. Tạo sự chuyển biến xã hội, trong đó tăngcường năng lượng tổ chức triển khai, năng lực đoàn kết xã hội, hướng tới năng lực nâng cao tínhcộng đồng mới là đích cuốic cùng của phát triển cộng đồng. Do đó, khi nói đến phát triểncộng đồng là phải nói đến cả cộng đồng tính và cộng đồng thể, nó có mối quan hệ hữucơ, không hề tách rời. Trong 1 số ít tài liệu viết về phát triển và tổ chức triển khai cộng đồng, kháiniệm cộng đồng được hiểu theo nghĩa là những cộng đồng nhỏ, ở nông thôn thì đó lànhững dòng họ, mái ấm gia đình, làng – xã, còn ở đô thị thì đó là nhóm thân hữu cho đến như cấutrúc nhỏ như là câu lạc bộ, nhóm người nghèo … 15 + Cộng đồng tính là một thuộc tính hay một quan hệ xã hội được những nhà xã hộihọc xác lập và cụ thể hoá trong những nghiên cứu và điều tra của mình. + Cộng đồng thể là là những nhóm người có khoanh vùng phạm vi tập hợp và đặc trưng nhómrất khác nhau. Tốt nhất là tất cả chúng ta nên chọn một khái niệm thao tác với 1 số ít đặctrưng nào đó mà ta hoàn toàn có thể thao tác được. Trong báo cáo giải trình phát triển hàng năm của Ngân hàng quốc tế tất cả chúng ta thấy trong đócó tới hơn 200 chỉ số về sự phát triển xã hội để so sánh giữa những nước, giữa những khu vựcvề sự phát triển. Trong đó nếu gom lại thị có những nhóm chỉ số cơ bản sau đây : + Nhóm chỉ số tăng trưởng kinh tế tài chính, đặc biệt quan trọng là chỉ số về trung bình thu nhập đầungười so sánh giữa những cộng đồng và những khu vực. + Nhóm chỉ số phát triển xã hội, người ta chăm sóc nhiều nhất đến chỉ số phát triểnxã hội, đặc biệt quan trọng là chỉ số phát triển dịch vụ xã hội, trong đó có 2 dịch vụ cơ bản nhất làdịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế được đặc biệt quan trọng chăm sóc. Chỉ số phát triển con người haychỉ số phát triển nhân bản ( HID – Human Development Index ) là chỉ số tổng hợp kinh tế tài chính – xã hội của sự phát triển, gồm có ( 1 ) Thu nhập trung bình đầu người, ( 2 ) Tuổi thọ trungbình, ( 3 ) Trình độ học vấn trung bình và 1 số ít chỉ báo khác. Và sau cuối là ý niệm rất tân tiến mà tất cả chúng ta vừa mới tiếp cận. Đó là nhữngchỉ số phát triển vững chắc – một ý niệm rất văn minh. Lâu nay tất cả chúng ta mới chỉ quantâm đến những chỉ số phát triển kinh tế tài chính, xã hội, con người, văn hoá … nhưng ít đề cập tớiquan hệ giữa con người và xã hội với tự nhiên trong xã hội học. Lâu nay trong giới khoahọc xã hội và nhân văn cho thấy rằng đó là yếu tố của những khoa học khác, nhưng chính xãhội theo nghĩa rộng của nó là phải điều tra và nghiên cứu quan hệ giữa con người và tự nhiên, giữaxã hội và thiên nhiên và môi trường tự nhiên. Đó là những ý niệm lan rộng ra, có một loạt những chỉ số cóliên quan như chỉ số bảo vệ thiên nhiên và môi trường, phát triển con người. Phát triển kinh tế tài chính – xã hộimà không bảo vệ môi trường tự nhiên thì có rủi ro tiềm ẩn sẽ dẫn tới mặt trái của nó, tức là suy thoáimà quốc tế văn minh đã có quá nhiều bài học kinh nghiệm. Ví dụ những chỉ số dưới đây : 1. Kinh tế / nguồn lực – Sử dụng ít tài nguyên sẵn có để tăng thu nhập16 – Cơ hội việc làm lớn2. Xã hội : – Tiếp cận với kỹ thuật và những dịch vụ xã hội như văn hoá, y tế, hạ tầng. – Có chỗ ở tốt hơn với rất đầy đủ những phương tiện đi lại ( điện, đường, … ) – Nâng cao vị thế tổ chức3. Văn hoá ý thức – Sự thống nhất cao hơn và tham gia nhiều hơn vào việc xử lý những yếu tố cộngđồng – Số người tuân thủ pháp lý nhiều hơn4. Chính trị – Cuộc sống và gia tài được bảo vệ hơn ( hoà bình, không thay đổi và trật tự ) – Tham gia nhiều hơn trong việc ra quyết định hành động và hoạt động giải trí cộng đồng – Con người không còn thoả mãn với điều kiện kèm theo hiện tại5. Sinh thái – Bảo tồn và Phục hồi tài nguyên vạn vật thiên nhiên ( lưu vực, rừng … ) – Tài nguyên nước trên đất liền và ven biển – Đối với nông nghiệp, chiêu thức canh tác không tác động ảnh hưởng xấu đến môitrường sinh thái xanh. 17CH ƯƠNG 2PH ÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG2. 1. CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCộng đồng nông thôn dưới con mắt của những nhà xã hội học là một mạng lưới hệ thống xã hộigắn với hình thái kinh tế tài chính nông nghiệp, trái chiều với một mạng lưới hệ thống xã hội khác là đô thị gắnvới nền thương nghiệp và công nghiệp. Nông thôn sống sót và chiếm một vị trí quan trọngtrong lịch sử dân tộc quả đât như một kiểu xã hội có những đặc trưng riêng. Phân loại củaTonnies là một cách nhìn có tính khái quát về lịch sử vẻ vang phát triển những cộng đồng người. Bảng phân loại của P.A sorokin và C.C zimnermanĐặc trưng Nông thôn Đô thị1. NghềnghiệpDân cư đa phần gắng với trồngtrọt, chăn nuôi, đánh bắt cá, nuôitrồng thuỷ sản và những nghề nôngnghiệp khácDân cư hầu hết gắn với thươngmại – dịch vụ, quản trị, côngchức, nghề tự do và những nghềphi nông nghiệp khác2. MôitrườngMôi trường tự nhiên ưu trội hơnmôi trường xã hội – nhân văn. Conngười quan hệ trực tiếp với tựnhiên. Sự tách biệt với vạn vật thiên nhiên lớnhơn. Môi trường tự tạo lấn átmôi trường tự nhiên3. Kích cỡcộng đồngCác cộng đồng nhỏ gồm nông trạivà xóm – làng gắn với văn minhnông nghiệpKích cỡ cộng đồng lớn hơnnhiều gắn vưói văn minh côngnghiệp184. Mật độdân sốThấp hơn cộng đồng đô thị, hìnhthành 2 khái niệm tương phản : tính nông thôn và tỷ lệ dân cưLớn hơn cộng đồng nông thôn. Tính đô thị và tỷ lệ dân cư là2 khái niệm tương ứng nhau5. Tính hỗntạp và thuầnnhất về dâncưThuần nhất hơn về đặc điểmchủng tộc và tâm lýTính không như nhau lớn hơnso với những cộng đồng nôngthôn. Tính không thuần nhất vàtính đô thị là hai khái niệmtương ứng nhau6. Phân tầngxã hộiKhoảng cách độc lạ và phântầng xã hội ít hơn xo với đô thịSự độc lạ và phân tầng xã hộilớn hơn. Sự độc lạ và phântầng xã hội là những khái niệmtương ứng với tính đô thị. 7. Hướng diđộng xã hộiNhững kiểu di động xã hội theolãnh thổ, nghề và những kiểu khácthường có cường độ không lớn, thường là di động cá thể từ nôngthôn ra thành thịGia tăng mạnh hơn. Tính độ thịvà tính di động là 2 khái niệmtương ứng nhau. Chỉ trong giaiđoạn / thực trạng đặc biệt quan trọng mới cósự di động từ đô thị về nôngthôn8. Hệ thốngtương tácQuan hệ xã hội thường là những quanhệ sơ cấp, dựa trên tình thân lánggiềng, huyết thống và ít phức tạphơnQuan hệ xã hội ẩn danh, đượctiêu chuẩn hoá và hình thức hoáTrong tiến trình đổi khác và phát triển chung thì cộng đồng mang những đặc trưng nông thônvà cộng đồng đô thị hoá. Các đặc trưng này tương quan đến việc xác lập những cộng đồngnông thôn ưu tiên cho những hoạt động giải trí phát triển lúc bấy giờ. Về khái niệm chung nhất, cộngđồng nông thôn có hoạt động giải trí kinh kế chính là trực tiếp khai thác tài nguyên thiên nhiênvà sống dựa vào những nguồn tài nguyên này. Trên quốc tế người ta dựa vào hai tiêu chíchính để phân biệt vùng nông thôn và thành thị là tỷ lệ dân số và phát triển hạ tầng cơ19sở. Tuy nhiên tiêu chuẩn này rất tương đối và đổi khác tuỳ theo từng nước. ở Nước Ta việcphân biệt những cộng đồng đô thị và nông thôn được thực thi theo những quyết định hành động về tổchức đơn vị chức năng hành chính. Một cộng đồng là đối tượng người dùng của phát triển nông thôn gồm cácthành viên được xác lập theo ba tiêu chuẩn chính : + Là cộng động mang tính xã hội nông thôn + Thành viên cộng đồng có cùng đơn vị chức năng hành chính + Thành viên cộng đồng có cùng khu vực cư trú tại vùng nông thônTóm tắt những đặc thù xã hội phân biệt cộng đồng nông thôn và thành thịCộng đồng nông thôn Cộng đồng thành thị1. Sự thân thiện và quan hệ trao đổi thânthuộc hàng ngàyMối quan hệ thông thường giữa những cánhân có đặc thù giao kèo và lý luận2. Quan hệ ruột thịt can đảm và mạnh mẽ theo hìnhthức phả hệ gia đìnhQuan hệ sống sót theo những hội, đoàn có chủđích3. Sự tự phát, cùng giúp sức lẫn nhau, cùng san sẻ niềm vui và nỗi buồnSự ràng buộc xã hội hướng theo những mụctiêu cụ thể4. Sự thồng nhất cao theo những tập tục, ýtưởng và những mong đợi của nhómThống nhất theo phân loại lao động, chuyên môn hoá theo công dụng có sựphục thuộc lẫn nhau5. Sự thống nhất dựa trên cơ sở sự giốngnhau về đặc thùSự thống nhất đạt được dựa trên cơ sởphụ thuộc tiềm năng do trình độ hoáTrong quy trình phát triển chung thì cộng đồng nông thôn có quy trình thay đổitheo hướng đô thị hoá. Chỉ tiêu quan trọng nhất của quy trình này là giảm dần sự lệ thuộctrực tiếp vào khai thác tài nguyên vạn vật thiên nhiên. Sinh kế của cộng đồng được phong phú hoácùng với tiếp cận trao đổi với thị trường ngày càng tăng. Quá trình đó làm cơ sở cho tíchluỹ cài tiến điều kiện kèm theo hạ tầng cơ sở, đổi khác đặc thù xã hội truyền thống cuội nguồn và lôi cuốn lựclượng lao động lập nghiệp theo phương pháp công nghiệp. Về nhu yếu Phát triển nông thôn : Trong quy trình phát triển của quốc tế, trong lịch sửcho thấy sự cách biệt giữa những vùng nông thôn và thành thị ngày càng cách biệt vì sự thayđổi và tăng trưởng trong những vùng đã đô thị hoá nhanh hơn rất nhiều. Thực tế cho thấy20rằng cần phải chú trọng hơn nữa đến sự phát triển của những cộng đồng nông thôn. Đóchính là phải phát triển cân đối giữa nông thôn và thành thị, và cân đối giữa những nghành nghề dịch vụ. Như vậy, không chỉ cần góp vốn đầu tư phát triển ở nông thôn về nguồn lực mà còn cần có cácphương pháp tương thích. 2.2. PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN VÀ NHU CẦU CỦA PHÁTTRIỂN NÔNG THÔNPhát triển nông thôn theo khái niệm chung nhất là hoạt động giải trí phát triển cộng đồngxã hội con người ở những vùng nông thôn, nó chú trọng nhiều đến phát triển con người. Theo ngân hàng nhà nước quốc tế ( 1975 ) : “ Phát triển nông thôn là một kế hoạch được hoạch địnhđể cải tổ đời sống kinh tế tài chính – xã hội của một những tầng lớp người đã được xác lập – tầng lớpngười nghèo ở nông thôn. Nó chú trọng đến việc phân phối quyền lợi của phát triển đếnnhững người nghèo nhất đang kiếm sống trong những vùng nông thôn. Tầng lớp này bao gồmnông dân sản xuất nhỏ, những người thuê đất sản xuất và những ngưồi làm công không cóđất ” Theo UmaLele : “ Phát triển nông thôn được khái niệm như thể một quy trình cảithiện mức sống của hầu hết những người thu nhập thấp đang sinh sống trong những vùngnông thôn, đồng thời tạo lập tiến trình phát triển bền vững và kiên cố của họ ”. Theo Guy Hunter : “ Mục đích cơ bản của phát triển nông thôn là phải làm cho hầuhết dân cư nông thôn nghèo được thoả mãn nhu yếu sống thiết yếu bằng sự nỗ lực củachính bản thân họ ”. Mục đích vĩnh viễn của phát triển nông thôn đề cập hầu hết đến sự cải tổ về chấtlượng đời sống của dân cư nông thôn. Có nghĩa rằng, phát triển nông thôn nhằm mục đích giúpnhững người nông thôn làm cho điều kiện kèm theo sống ở làng mạc thôn quê trở lên mê hoặc đốivới mọi người. Muốn đạt được tiềm năng vĩnh viễn, phát triển nông thôn cần phải giành đượcnhững mục tiêu gần hơn, đơn cử hơn, thiết thực hơn hay còn gọi là tiềm năng cấp báchtrước mắt. Đó là phải tăng được năng lượng của dân cư nông thôn, đặc biệt quan trọng là tầng lớpnghèo, để họ tự kiếm thêm, tiến tới kiếm đủ thu nhập, giàn trải cho nhu yếu sống thiếtyếu của họ. Đảm bảo phân phối nhu yếu về dinh dưỡng, nhu yếu về mặc và nhà tại, nhu cầu21về chăm nom sức khoẻ và giáo dục, nhu yếu về nguồn nước và vệ sinh, nhu yếu về ánhsáng và vui chơi, nhu yếu đi lại và hoạt động và sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng. Một trong những tác nhân quyết định hành động bảo vệ cho những cải tổ trên là môitrường xã hội có năng lực cung ứng đầu đủ cơ hội kiến dược việc làm tương thích vho tất cảmọi người. Bên cạnh tăng thu nhập, mạng lưới đáp ứng vừa đủ những loại dịch vụ vàphương tiện thiết yếu ở nông thôn cũng tiềm năng cần đạt được, đặc biệt quan trọng là so với cácvùng nông thôn xa xôi. Cơ sở giáo dục, y tế, mạng lưới giao thông vận tải và thương nghiệp … phải được nâng cấp cải tiến, tổ chức triển khai tương thích, hoạt động giải trí có hiệu suất cao thoả mãn nhu yếu dân cư trêncơ sở quan hệ bình đẳng. Tóm lại : Mặc dù có những chú trọng khác nhau, nhưng nhìn chung phát triển nôngthôn nhằm mục đích xoá đói giảm nghèo trải qua việc tăng năng lượng của dân cư nông thôn thựchiện những mục tiêu đơn cử sau đây : + Mở rộng sản xuất và tăng năng lượng sản xuất + Thúc đẩy để đạt một mức thu nhập cao hơn + Tạo ra công ăn việc làm ở nông thôn, đổi nghề nhưng không đổi chỗ ở. + Phân phối hài hòa và hợp lý và công minh những quyền lợi thu được từ phát triển. + Ưu tiên cải tổ điều kiện kèm theo sống cho người nghèo. + Tạo lập được phát triển bền vững và kiên cố, phát triển từ những tiềm năng tại chỗ. + Tạo được sự tự chủ cho những người nghèo ở nông thôn hay tự phát triển. Trong tiến trình phát triển chung của toàn xã hội, phát triển nông thôn còn đượcxem như thể một quy trình biến hóa bền vững và kiên cố có chủ ý về xã hội, kinh tế tài chính, văn hoá và môitrường, nhằm mục đích nâng cao chất lượng đời sống của người dân địa phương. Nhấn mạnh vàoquá trình có chủ ý và vững chắc. Phát triển nông thôn không phảilà một việc làm làmtrong một thời hạn ngắn. Nó cần được theo đuổi trong một thời hạn dài nhiều năm và cóchủ ý. Phát triển nông thôn nhấn mạnh vấn đề nâng cao đời sống của người dân địa phương. Mộtsố phát triển “ Địa phương ” hoặc “ Khu vực ” trước đây được khuyến khích do nhu cầuquốc gia ( như điện, nước hoặc quốc phòng ), hơn là nhu yếu của bản thân người dân địa22phương. Nhu cầu vương quốc tất yếu hoàn toàn có thể được cung ứng trải qua phát triển nông thôn, và bất kỳ sự phân phối thành công xuất sắc nào nhu yếu địa phương sẽ đóp góp gián tiếp cho sựphồn thịnh của vương quốc. Nhưng khái niệm văn minh về phát triển nông thôn nhấn mạnhhàng nguồn vào việc cung ứng nhu cầi của người dân nông thôn. * Tổng hoà phát triển cộng đồng và phát triển nông thônSơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa PTCĐ và PTNTKhái niệm phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn có một số ít điểm tươngđồng và một số ít trọng tâm như nhau chính vì thế việc sử dụng hai khái niệm này trongnhững thực trạng đơn cử hoàn toàn có thể thay thế sửa chữa nhau. Việc phân biệt hai khái niệm này nhằmgiúp cho cán bộ chuyên ngành và cán bộ điều tra và nghiên cứu phát triển nông thôn thấy rõ hơntrọng tâm hoạt động giải trí ở hai khái niệm này. Điểm tương đương quan trọng nhất : Là phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn có 2 nguyên tắc chung là hướng đến tăng năng lượng của cộng đồng và tạo ra những chuyến biến xãhội trong cộng đồng, đặc biệt quan trọng là những cộng đồng nghèo, để giúp cải tổ đời sống vật chấtvà niềm tin, duy trì công minh xã hội, và bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên và môi trường của họ. Điểm phân biệt chính : là phát triển nông thôn có những hợp phần hoạt động giải trí rộng hơn vàtập trung đa phần vào đối tượng người tiêu dùng nghèo ở nông thôn. Trong khi đó phát triển cộng đồngxem xét toàn thể cộng đồng nghèo trong một tiến trình phát triển liên tục có thời kỳ mangđặc thù thành thị. Các điểm tương đương và phân biệt chính giữa phát triển cộng đồng vàphát triển nông thôn hoàn toàn có thể tóm tắt như sau : Tóm tắt những đặc thù chính phân biệt phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn23Đặc trưng củaPhát triển cộng đồngĐặc trưng củaPhát triển nông thônKháiniệmLà tiến trình có kế hoạch và có tổchức, tương hỗ cộng đồng tăng nănglực để cải tổ điều kiện kèm theo kinh tế tài chính, xã hội và môi trường tự nhiên thông quanội lực là chínhLà kế hoạch có kế haọch và có tổchức, tương hỗ những tầng lớp người nghèo ởnông thôn để cải tổ điều kiện kèm theo sốngvề vật chất và tinh thầnMụctiêuCải thiện đời sống của toàn thểcộng đồng như thể một đơn vị chức năng mụctiêuƯu tiên cải tổ đời sống của ngườinghèo của những cộng đồng nông thônNguyênlý cơbảnLấy con người làm TT, thúcđẩy tham gia, tăng sức mạnh vàđảm bảo công minh, thông quahợp tác tương hỗ lẫn nhauLấy con người làm TT, thúcđẩy tham gia, tăng sức mạnh và đảmbảo công minh, trải qua hợp táctương trợ lẫn nhauCấu trúchoạtđộngPhối hợp những cấp ( TW, địaphương ) những ngành và những loạihình tổ chức triển khai ( cá thể, nhà nước, và những tổ chức triển khai phi nhà nước ) Phối hợp những cấp ( TW, địaphương ) những ngành và những loại hìnhtổ chức ( cá thể, nhà nước, và những tổchức phi nhà nước ) Đốitượngmục tiêuCộng đồng nghèo ( tổ chức triển khai, nhóm, cộng đồng ) ở vùng nông thôn vàthành thịNgười nghèo ( cá thể, nhóm, cộngđồng ) ở vùng nông thôn2. 3. TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TOÀN DIỆN, BỀN VỮNG VÀ DỰAVÀO CỘNG ĐỒNG2. 3.1. Phát triển nông thôn tổng lực – Nhấn mạnh những góc nhìn về Xã hội, kinh tế tài chính và thiên nhiên và môi trường – Phải triển phải là cả “ Từ trên xuống ” và “ Từ dưới lên ”. Nó phải bao trùm chínhsách, tiền tệ và tương hỗ của nhà nước ( ở mọi cấp ) và năng lượng, tài nguyên và sự tham giacủa người dân – Phải có sự tham gia của mọi khu vực đối tượng người dùng ( nhà nước, tư nhân ) 24 – Phải dựa trên ý thức hợp tác và cộng tácNông, Lâm, Ngư nghiệp là một mạng lưới hệ thống sản xuất ở nông thôn, do người nông dânthực hiện. Trong Nông, lâm, ngư nghiệp thì sản xuất chế biến – lưu thông – tiêu thụ sảnphẩm, cũng là một mạng lưới hệ thống sản xuất kinh doanh thương mại, trong đó người nông dân thực hiệnnhiều quy trình. Trong kinh tế tài chính nông thôn, nông nghiệp, những ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn cũng là một mạng lưới hệ thống, do người nông dân thựchiện. Tiếp cận phát triển nông thôn tổng lực yên cầu kiến thức và kỹ năng đa ngành. Phát triển nông thôn yên cầu kỹ năng và kiến thức đa ngành về những nghành kỹ thuật và xã hội. 2.3.2. Phát triển bền vữngNhững nguyên tắc này nhấn mạnh vấn đề vào một cách nhìn lâu bền hơn về xã hội con ngườivà việc con người sử dụng tài nguyên vạn vật thiên nhiên của quốc tế. Trong toàn cảnh như vậy, phát triển vững chắc được khái niệm như sau : “ Phát triển nhằm mục đích thoả mãn nhu yếu của thếhệ ngày này mà không làm hại đến năng lực cung ứng nhu yếu của những thế hệ tương lai ” ( Báo cáo Brunđtlan 1987 ). Một định nghĩa khác về phát triển bền vững và kiên cố cũng được sửdụng tiếp tục là : “ Phát triển tạo ra dòng chảy liên tục những quyền lợi về xã hội, kinh tếvà thiên nhiên và môi trường ”. 25