Giáo án Giáo dục công dân 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (2 tiết) – Giáo Án Điện Tử
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết trong sự đùm bọc, yêu thương, giúp đở của cộng đồng gia đình; Con người tiếp nhận sự giáo dục có hệ thống của cộng đồng trường học; con người tham gia lao động trong cộng đồng cơ quan, xí nghiệp; Con người là thành viên của cộng đồng chính trị xã hội (Đảng, Đoàn thanh niên hay các tổ chức khác), cộng đồng tôn giáo, cộng đồng dân tộc. Giữa các công đồng có thể khác nhau về quy mô, loại hình, tổ chức, cơ chế hoạt động. Nhưng trong một cộng đồng, các thành viên lại thường giống nhau lý tưởng, niềm tin, mục đích phấn đấu, phương thức lao động nên mới gắn bó, liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một khối và ta gọi đó là cộng động. Vậy, tóm lại, theo các em, Cộng đồng là gì? HS: GV: Cộng đồng là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. (Ghi bảng cho HS ghi bài). ( Nếu còn thời gian thì hỏi HS chỉ ra đặc điểm giống nhau, nếu không thì thuyết trình)_Như vậy ta thấy rằng: trong cùng cộng đồng thì có điểm chung về nguồn gốc, tiếng nói chữ viết, phong tục tập quán. Ví dụ: (Nếu còn thời gian thì hỏi HS chỉ ra các điểm khác nhau của các cộng đồng, nếu không thì thuyết trình)_Và các cộng đông thường khác nhau về quy mô, loại hình, tổ chức và hoạt động. Theo các em, cộng đồng có vai trò như thế nào đối với cá nhân? HS: GV: Giữa cộng đồng và cá nhân có mối quan hệ rất chặt chẽ. Nếu cá nhân là các tế bào, các phần tử tạo nên cộng đồng thì cộng động là nơi chăm lo cuộc sống cho cá nhân. Đảm bảo cho mỗi người có điều kiện phát triển. Ví dụ: Người Việt Nam lao động ở nước ngoài thì phải hợp nhau thành cộng đồng, từ đó có điều kiện phát triển nhờ được hưỡng các chính sách về quyền lợi dành cho người Viết Nam lao động ở nước ngoài và cũng như được chính quyền nước sở tại bảo hộ các quyền và nghĩa vụ đó và nhờ đó mới được chăm sóc về cuộc sống, được bảo đảm về diều kiện phát triển. Còn nếu tách ra khỏi cộng đồng thì sẽ không được hưỡng các chính sách, hay được bảo hộ các quyền lợi thuận lợi cho cuộc sống trong khi lao động tại nước ngoài. Theo các em, làm thế nào để đời sống cộng đồng được phát triển lành mạnh? HS: GV: Cộng đồng chỉ lành mạnh và phát triển lành mạnh nếu có được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc công bằng, dân chủ kỷ luật. Nghĩa là phải đảm bảo công bằng, dân chủ, kỷ cương trong cộng đồng. Dựa vào kiến thức của phần 1 “Công dân với thế giới quan và phương pháp luận khoa học” cùng với vốn hiểu biết của mình, em nào có thể giải thích câu nói “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”? HS: GV: Trong xã hội, con người tồn tại trong các mối quan hệ và trong tổng hoà các mối quan hệ đó và qua các mối quan hệ đó, nó thể hiện vai trò, vị thế, bản chất của con người, mỗi cá nhân cụ thể. Và cộng đồng là hình thức thể hiện mối liên hệ, quan hệ giữa con người với con người. Và để bảo đảm cho cộng đồng được phát triển lành mạnh cũng như bảo đảm quyền lợi, lợi ích, nghĩa vụ cho cá nhân thì cộng đồng giải quyết hợp lý quan hệ lợi ích riêng và chung, quyền lợi và nghĩa vụ cho mỗi cá nhân, nhờ đó cá nhân được phát triển và cùng với nó là cộng đồng sẽ phát triển trở nên lớn mạnh và vững chắc. Tóm lại, đối với mỗi cá nhân, cộng đồng có vai trò cơ bản sau: ( ghi bảng và cho HS ghi bài..) => Theo các em liệu rằng cá nhân có thể tồn tại nếu tách ra khỏi cộng đồng không? Nói cách khác, theo các em, nếu tách cá nhân ra khỏi cộng đồng thì sẽ như thế nào? HS: GV: Trong cuộc sống hiện thực cũng như trong các nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng: Nếu con người tách ra khỏi cộng đồng thì không thể tồn tại được, hoặc tồn tại được nhưng không với giá trị là con người. Trong thực tiễn, các nhà khoa học khi phát hiện một em bé bị bỏ hoang trong rừng, sống cùng và lớn lên cùng với bầy sói, thì khi được đưa về với xã hội loài người, cậu bé không thể nào hoà nhập và để tồn tại như một con người bình thường, mà mọi hành vi, hành động của cậu bé vẫn mạng tính chất là động vật giống như loài sói. Hay các em cũng đã từng xem phim và biết được nhân vật Tắcrăng đúng không. Vậy, tới đây chúng ta thấy rằng, giữa cá nhân và tập thể, cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cộng đồng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của mỗi cá nhân. Vậy mỗi cá nhân phải có trách nhiệm như thế nào với cộng đồng? Cá nhân phải sống và cư xử như thế nào trong cộng đồng? Để trả lời cho câu hỏi trên, thầy mời cả lớp cùng tìm hiểu phần 2, Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng. Bây giờ lớp ta thảo luận nhóm (Chia tổ và phát giấy khổ lớn + bút viết): Nhóm 1: Em hảy cho biết ý nghĩa của các câu tục ngữ sau? “Thương người như thể thương thân” “Lá lành đùm lá rách” “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” Nhóm 2: Nhân là gì? Nghĩa là gì? Nhân nghĩa là gì? Nhóm 3: Ý nghĩa của nhân nghĩa và biểu hiện của nhân nghĩa? Nhóm 4: Để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, là học sinh, các em cần phải làm gì? Em hãy sưu tầm một số câu ca giao nói về nhân nghĩa Chờ 3 phút và gọi từng nhóm lên trả lời: HS: Nhóm 1. GV: Các câu tục ngữ trên muốn nói chúng ta sống trong cộng đồng với nhau phải có tình có nghĩa, giúp đở lẫn nhau, chia sẽ những khó khăn vất vả, buồn vui, sướng khổ có nhau, vì chúng ta là những người trong cùng một cộng đồng, có liên quan mật thiết với nhau. Đó chính là yêu cầu đầu tiên đối với mỗi cá nhân sống trong tập thể. Đó chính là nhân nghĩa. Và để hiểu rõ nhân nghĩa là gì thầy mời nhóm hai lên trả lời tiếp. HS: Nhóm 2 GV: Nhân có rất nhiều ý nghĩa không giống nhau. Ngày xưa, trong thuyết của Khổng Tư, chữ Nhân có ý nghĩa rất rộng: đó là người có tài đức, người có quyền uy và chỉ giành cho những nhà quyền quý, tầng lớp trên của xã hội, còn tầng lớp dưới như dân thường chỉ được xem là tiểu nhân. Còn theo chử Nôm thì nhân có nghĩa là người, theo cách hiểu thông thường khác ta nhân là cái cơ bản cái quan trong nhấtvv Nhưng từ góc độ đạo đức học và trong bài học này chúng ta hiểu Nhân có nghĩa là lòng thương người. Chúng ta thường nghe các khái niệm chư tính nhân văn, nhân đạo tức là muốn nói tới tình thương con người, đề cao lòng thương con người với nhau. Còn “Nghĩa” ở đây cũng có rất nhiều nghĩa khác nhau như nghĩa trong nghĩa khí, nghĩa hiệp, người hành hiệp trượng nghĩa, người có nghĩa khí. Trong khoa học đạo đức học và trong giới hạn bài này chúng ta hiểu rằng “Nghĩa” là điều được coi là hợp lẽ phải làm khuôn phép cho cách xử thế của con người trong xã hội. Vậy ta có “Nhân nghĩa là lòng thương người và đối với người theo lẽ phải” (ghi bảng và cho HS ghi bài) Để hiểu ý nghĩa của yêu cầu đạo đức đối với mỗi cá nhân phải sống nhân nghĩa trong cộng đồng là như thế nào, thầy mời nhóm ba lên trả lời. HS: Nhóm 3. GV: Yêu cầu nhân nghĩa đối với mỗi cá nhân sống trong cộng đồng có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn; con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn; là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ví dụ như: chương trình hiến máu nhân đạo mà chúng ta thường phát động trong cả nước, đó là nghĩa cử cao đẹp, nó đem lại niềm vui, niềm tự hào vì chúng ta đang tiếp nối truyền thống nhân nghĩa tốt đẹp của dân tộc, vì chúng ta làm được một điều nhân nghĩa trong cuộc sống chính chúng ta, vì ta đem niềm hy vọng, đem niềm tin, tinh thần, hay cũng có thể là ta đem đến cho người khác những sự sống, nhờ đó, con người trở nên tốt đẹp hơn, cuộc sống cộng đồng phát triển lành mạnh hơn, con người trở nên tin yêu nhau hơn Biểu hiện của lòng nhân nghĩa là: Nhân ái, thương yêu, giúp đở nhau; Nhường nhịn, đùm bọc nhau; vị tha, bao dung độ lượng. Những người mà có những hành vi, hành động, cách cư xử trong cộng đồng với những biểu hiện trên thì được gọi là người có nhân nghĩa, Người nhân nghĩa. Các em thấy, chúng ta sống trong cộng đồng với nhau là rất cần nhân nghĩa đúng không! Mỗi người chúng ta ai cũng cần sống nhân nghĩa đúng không! Vậy theo các em để sống nhân nghĩa thì là HS chúng ta phải rèn luyện như thế nào để trở thành người nhân nghĩa nào! Thầy mời nhóm 4 trả lời: HS: Nhóm 4 GV: Để trở thành người có nhân nghĩa, học sinh chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, phải biết quan tâm giúp đở mọi người; cảm thông, bao dung, đồ lượng, vị tha; tích cực tham gia hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”; Kính trọng, biết ơn các vị anh hùng của dân tộc. Tôn trọng, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong nhân gian, trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều những câu ca giao tục ngữ nói về lòng nhân nghĩa. Vậy em nào có thể lấy một vài ví dụ nào: HS: GV: Môi hở răng lạnh. Máu chảy ruột mềm Nhường cơm sẽ áo Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng. Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Em nào có thể lấy một số ví dụ cụ thể, thể hiện lòng nhân nghĩa của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. HS: GV: Lễ phép với thầy cô giáo. Vâng lời cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau. Giúp đở bạn trong lớp bị ốm, bị tai nạn. Thăm nghĩa trang liệt sỹ. Mua tăm ũng hộ người mù. Đóng góp một bữa ăn sáng góp phần xây dựng nhà tình nghĩa. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai bảo lụt. Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam. Tham gia đi bộ vì học sinh nghèo. Không kỳ thị với người nhiểm HIV/AIDS. (Nếu còn thời gian thì lồng vần đề phòng chống, cách sống, ứng xữ với người nhiểm HIV/AIDS vào, hoặc cho làm bài tập cũng cố kiến thức: Em suy nghĩ gì về tình huống sau: Chị Nguyễn Thị Bé, sinh ra và lớn lên ở Triệu Phong, Quảng Trị. Khi xuất ngũ, chị làm Quản trang ở nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn. Nghĩa trang rộng 40 ha, nơi yên nghỉ của hơn 10.624 liệt sỹ cả nước. Chị đã chăm sóc nghĩa trang này nhiều năm nay, tuy công việc vất vả nhưng chị luôn cảm thấy hạnh phúc và hết lòng với công việc. HS: thảo luận ý kiến. nếu không thì tổng kết tiết 1). Như vậy, qua bài học chúng ta nhận thấy rằng, Nhân nghĩa là giá trị đạo đức cơ bản của con người, thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp trong quan hệ giữa người với người. Bài 13: Công dân với cộng đồng 1, Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đồi với đời sống của con người. Cộng đồng là gì? “Cộng đồng là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội” b) Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. Cộng đồng chăm lo cuộc sống cho cá nhân. Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển. Cộng đồng giải quyết hợp lý mối quan hệ lợi ích riêng và chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong động đồng. Cá nhân phát triển trong công đồng và tạo nên sức mạnh cho công đồng. 2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng a) Nhân nghĩa “Nhân nghĩa là lòng thương người và đối với người theo lẽ phải” Ý nghĩa: - Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn - Con người thêm yêu thương cuộc sống, có sức mạnh để vươt qua những khó khăn, thưt thách. - Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Biểu hiện: - Nhân ái, thương yêu, giúp đở nhau; - Nhường nhịn, đùm bọc nhau. - Vị tha, bao dung, độ lượng. Là học sinh, các em cần phải: - Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; - Quan tâm, giúp đở mọi người; - Cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha; - Tích cực tham gia hoatk động “Uống nước nhớ nguồn”, Đền ơn đáp nghĩa”. - Kính trọng, biết ơn những vị anh hung của dân tộc. Tôn trọng, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. V. Kết luận và nhắc nhở. 1. Kết luận: Vậy qua bài học hôm nay chúng ta thấy được trách nhiệm, yêu cầu đạo đức cơ bản trước tiên của mỗi cá nhân sống trong cộng đồng là nhân nghĩa. Là giá trị đạo đức cơ bản của mỗi con người thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp trong quan hệ giữa người với người. Các em phải rèn luyện đức tính nhân nghĩa mỗi ngày cùng với những yêu cầu khác đối với đạo đức của bản than mỗi cá nhân mà chúng ta đã được học. Dặn dò: Các em về nhà tìm hiểu thế nào là Hoà nhập và thế nào là hợp tác_ chuẩn bị bài cho tiết sau. (Hết tiết 1) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: GV: Nhân nghĩa là gì? Biểu hiện của nhân nghĩa như thế nào? HS: GV: Nhân nghĩa là lòng thương người và đối với người theo lẽ phải. Biểu hiện của nhân nghĩa là: Nhân ái, yêu thương giúp đở nhau; nhường nhịn, đùm bọc nhau; vị tha, bao dung, độ lượng. Hoạt động hai: Giới thiệu và giảng bài mới. Như chúng ta đã biết Cộng đồng là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội, trong đó cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và cộng đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hoà nhập được với cộng đồng và xã hội. Vậy để hiểu thế nào là hoà nhập, hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài 13: Công dân với cộng đồng..-> Hoà nhập Trước khi tìm hiểu sâu hơn, thầy mời các em nhận xét, hay các em có suy nghĩ như thế nào về các tình huống sau. TH1: Trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, Bác đã từng bôn ba ở nhiều nơi. Nhưng dù ở đâu Bác cũng luôn gần gũi, yêu thương mọi người. Quan tâm, giúp đở, đồng cam cộng khổ với nhân dân. Được nhân dân tin cậy và yêu mến. TH2: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, các trí thức cách mạng của chúng ta đã tình nguyện bám sát cơ sở, đi sâu vào quần chúng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với công nhân để truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin và phát động phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột. TH3: Hàng năm, vào dịp hè, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức hoạt động “chiến dịch tình nguyện”, cho sinh viên các trường đại học đi về vùng sâu, vùng xa và các vùng khác để hoạt động giúp đở quần chúng nhân dân. Thanh niên tình nguyện đã cùng sống với dân, làm việc cùng dânkhông ngại khó khăn, gian khổ. Thanh niên tình nguyện đi dân nhớ, ở dân thương. TH4: Sau khi đi mãn án hạn tù, Trung mới có 25 tuổi, nhưng vì không hoà đồng được với mọi người, vì mặc cảm, Trung cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống kém ý nghĩa Trung lại tiếp tục sa vào con đường nghiện ngập và lao vào tội lỗi như cũ. Nhưng Hải, bạn của Trung, sau khi mãn án tù, được mọi người giúp đở, sẻ chia, được mọi người quan tâm. Hải đã vượt qua được những mặc cảm, vượt lên được chính mình, hoà đồng với mọi người, trở thành người tốt, người có ích cho xã hội. HS:. GV: Ghi ý kiến của cá nhân lên bảng nháp, bổ sung và kết luận. Qua ví dụ 1, 2, 3 có rất nhiều ý nghĩa, rất nhiều điều chúng ta cần học tập và tìn hiểu sâu hơn nữa, song với ý nghĩa và phạm vi nghiên cứ trong bài học này. Chúng ta nhân mạnh các thể hiện cơ bản trong các tình huống đó là: Bác Hồ, các chiến sĩ cách mạng và sinh viên tình nguyện đã sống gần gũi với, chan hoà, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẩn, bất hoà với người khác. Có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng_đó cũng chính là sự hoà nhập của cá nhân với cộng đồng. Ý nghĩa của hoà nhập: Khi sống hoà chập với cộng đồng, chúng ta sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng, hoà nhập chứ không phải là hoà tan. Hơn nữa người không hoà nhập với cộng đồng sẽ cảm thấy cô đơn, buồn chán, cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, không ý nghĩa và dễ dẫn tới con đường lầm lỗi như trường hợp 4 chúng ta vừa tìm hiểu. Vậy theo các em, là học sinh, chúng ta phải rèn luyện như thế nào? HS: GV: Là học sinh, mỗi người cần phải tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, vui vẻ cởi mở, chan hoà với bạn bè, thầy, cô giáo và những người xung quanh; phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. Đồng thời, vận động mọi người cùng tham gia. Tuy nhiên các em cần chú ý và tránh các trường hợp như xa lánh người khác, kết bè phái, băng nhóm làm điều xấu, gây mật đoàn kết trong lớp học Như vậy, tới đây chúng ta đã hiểu thế nào là hoà nhập chưa nào?... vậy thầy có một số câu ca dao, tục ngữ sau, các em nghe xong và cho cả lớp biết câu ca dao, tục ngữ nào nói về sống hòa nhập nha! “ Cả bè hơn cây nứa” “Chung lưng đấu cột” “Đồng cam cộng khổ” “Rút giây động rừng” “Một cây làm chẵng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” HS: GV: Các câu ca giao, tục ngữ trên, câu 1-> 4 là nói về sống hoà nhập. Vậy theo các em, ý nghĩa của câu thứ năm là gì? HS: . GV: Câu ca giao thứ năm muốn nói tới sức mạnh và thành quả của sự hợp tác. Vậy, để hiểu hợp tác là gì? Thầy mời các em tìm hiểu phần c) Hợp tác. Vậy theo em thế nào là hợp tác? Cho ví dụ chứng minh? HS: GV: Vậy chúng ta đã biết rằng hợp tác là Cùng chung sức làm việc, giúp đở, hổ trợ lẫn nhau trong công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. VD: Nam, Hải, Phong cùng hợp tác, góp vốn thành lập công ty dịch vụ du lịch, hay muốn xây một căn hộ hay một chung cư cao tầng thì rất cần nhiều người hợp tác với nhau Vậy theo các em, biểu hiện của hợp tác là gì? HS: GV: Biểu hiện của hợp tác là cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng, hiểu biết về nhiệm vụ của nhau, sẵn sàng giúp đở và chia sẽ cùng nhau. Theo các em vì sao chúng ta phải hợp tác? HS GV: Mỗi người trong chúng ta đều có những điểm mạnh và những hạn chế riêng. Sự hợp tác sẽ giúp cho mọi người hổ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên sức mạnh trí tuệ và sức mạnh thể chất và sẽ đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong công việc. Đó cũng chính là ý nghĩa của việc hợp tác. Hay nói cách khác: Hợp tác tạo nên sức mạnh tinh thần và vật chất, đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong công việc. Đó cũng chính là một phẩm chất quan trọng của người lao động, là yêu cầu đối với công dân của một xã hội hiện đại. Vậy theo các em, có phải lúc nào chúng ta cũng có thể hợp tác được với người khác hay không? Và trong hợp tác là tự do, tuỳ ý hay phải tuân theo những nguyên tắc nào? HS:. GV: Trong hợp tác, muốn có hiệu quả cao, thì phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản đó là tự nguyện, bình đẵng; hai bên đều có lợi. VD: 5 người cùng hợp tác thành lập công ty TNHH thì họ đều có sự thoả thuận với nhau, tự nguyện hợp tác với nhau và thoả thuận với nhau bằng văn bản điều lệ của công ty. Hay trong luật doanh nghiệp cũng phận định quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm và quyền hạn, cũng như được mức hưởng hoa hồng, tức là lợi nhuận của công ty theo cổ phần đóng góp của bản thân. Ví dụ như theo trường hợp 5 người thành lập công ty. Người nào đóng cổ phần % nhiều hơn cả thì người đó cũng được hưỡng phần lợi nhuận hơn các thành viên khác. Em nào có thể lấy ví dụ về các loại hợp tác mà em biết? HS: GV: Chúng ta có các loại hợp tác cơ bản như: Hợp tác song phương, đa phương. Tức là hai hoặc nhiều đối tác hợp tác với nhau. Chẵng hạn để làm một chiếc đỉa CD kỷ niệm cho lớp học thì rất nhiều bạn sẽ góp ảnh của mình lại cho một người chịu trách nhiệm. Người chịu trách nhiệm sẽ thu ảnh của mọi người, chia sẻ ý kiến cùng các bạn khác về bố cục, cách làm như thế nào cho hay Và nhiều người cùng chung sức làm ta gọi là hợp tác đa phương. Đến khi hoàn thành, các bạn sẽ giao trách nhiệm cho một bạn đại diện đến nơi có dịch vụ in ấn, sản xuất đĩa và hợp tác với họ để in đỉa. Lúc này là hợp tác song phương. Ngoài ra chúng ta cũng có hợp tác trong từng lĩnh vực hoặc toàn diện. Ví dụ như: Để xây dựng một căn biệt thự. Người chủ công trình có thể hợp tác với người thầu xây dựng và giao toàn bộ công trình cho người xây dựng tiến hành thi công theo thiết kế. Đây gọi là hợp tác toàn diện hay còn gọi là hợp tác song phương. Và người thầu công trình có thể hợp tác với những người thợ khác về các mảng các lĩnh vực khác nhau trong quá trình thi công xây dựng. Chẵng hạn như phần xây là của thợ xây. Phần trang trí nội thất thì hợp tác với người trang trí nội thất, hay phần điện nước của thợ điện nướcvv Đây ta gọi là hợp tác từng phần. Bên cạnh đó chúng ta còn có hợp tác giữa các cá nhân với nhau, các nhóm, các cộng đồng, dân tộc, quốc gia Vậy, là học sinh, các em phải thực hiện hợp tác như thế nào trong học tập, trong các công việc của trường, lớp, trong cuộc sống HS: GV: Là học sinh, để kế hợp, hợp tác với nhau các em cần phải: Cùng nhau bàn bạc, phân công, xây dựng kế hoạch cụ thể. Nghiêm túc thực hiện. Phối hợp nhịp nhàng, giúp đở nhau. Cuối cùng phải đánh giá kết q
Source: https://thevesta.vn
Category: Cộng Đồng