CHĂM SÓC DINH DƯỠNG Ở CỘNG ĐỒNG – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 992.62 KB, 153 trang )

mang thai người mẹ cần được ăn uống đầy đủ để cân nặng tăng từ 10 – 12kg (trong đó

3 tháng đầu tăng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4 – 5kg, 3 tháng cuối tăng 5 – 6kg). Trong quá

trình mang thai người mẹ cần được khám thai định kỳ 3 lần, tiêm phòng uốn ván, theo

dõi huyết áp và xét nghiệm nước tiểu tìm albumin.

– Để phòng thiếu máu dinh dưỡng: khi bà mẹ có thai nên uống viên sắt và acid

folic (theo hướng dẫn của cán bộ y tế).

– Để phòng bệnh thiếu vitamin A và khô mắt cho trẻ em, ngay sau khi đẻ hoặc

chậm nhất trong tháng đầu tiên trẻ nên được uống 1 viên vitamin A liều cao 200.000

đơn vị (theo hướng dẫn của cán bộ y tế).

2.2. Nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là vấn đề quan trọng trong nuôi dưỡng trẻ em ít nhất là

trong năm đầu tiên. Trong hoạt động chăm sóc dinh dưỡng ở cộng đồng, cần lưu ý việc

tuyên truyền khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, trong đó cần nhấn mạnh vào các

điểm sau:

– Cho con bú càng sớm càng tốt ngay trong nửa giờ đầu sau khi sinh.

– Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

– Cho con bú đến 18 – 24 tháng, ít nhất đến 12 tháng. Càng về sau lượng sữa tuy

ít dần nhưng vẫn là nguồn bổ sung các chất dinh dưỡng và kháng thể quan trọng.

– Hướng dẫn cho người mẹ và các thành viên trong gia đình chú ý tới chế độ ăn

của người mẹ, làm việc và nghỉ ngơi thích hợp, đảm bảo cho người mẹ có đủ sữa, có

thời gian để người mẹ cho con bú đúng yêu cầu, tránh lãng phí nguồn sữa mẹ

2.3. Cho trẻ ăn bổ sung một cách hợp lý

Theo nghiên cứu gần đây, từ tháng thứ 7 sau sinh con, sữa mẹ không đáp ứng đủ

nhu cầu về năng lượng, các chất dinh dưỡng do sự tăng nhu cầu phát triển của trẻ ở lứa

tuổi này. Do đó từ tháng này trẻ cần được ăn bổ sung hợp lý, trong việc cho trẻ ăn

thêm cần chú ý một số điểm sau:

– Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, tránh tình trạng nhiều nơi cho trẻ ăn từ

tháng thứ 2.

– Nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung là cho trẻ tập ăn dần từ ít đến nhiều, từ lỏng đến

đặc dần, mỗi lần chỉ cho trẻ ăn thêm một loại thức ăn mới.

– Công thức ăn bổ sung cho trẻ cần gồm nhiều thành phần có đủ các loại thức ăn

trong ô vuông thức ăn với sữa mẹ là trung tâm “thực hiện tô màu đĩa bột” cho các cháu

bằng các màu của thực phẩm cung cấp chất đạm như tôm, tép, thịt, trứng, cá, lạc và

các loại đậu đỗ. Các thực phẩm cung cấp vitamin và các chất khoáng là các loại rau,

hoa quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau dền, các

loại quả và củ có màu vàng như đu đủ, muỗm, xoài, bí đỏ, cà rốt, gấc. Cũng cần cho

trẻ ăn các loại dầu, mỡ, bơ để tăng giá trị năng lượng, cũng như các acid béo chưa no

và tạo điều kiện hấp thu các vitamin tan trong dầu.

62

– Thức ăn bổ sung của trẻ cần được chế biến sao cho đa dạng và luôn thay đổi

mùi vị để trẻ ăn ngon miệng. Đảm bảo chế biến hợp vệ sinh. Nên nấu bột bữa nào cho

trẻ ăn bữa đó, dụng cụ chứa thức ăn của trẻ phải sạch, không nên cho trẻ ăn thức ăn

thừa, ôi thiu…

2.4. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng

Theo dõi cân nặng của trẻ hàng tháng để biết cân nặng của trẻ có tăng không, bởi

trẻ tăng cân chứng tỏ bữa ăn đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ, đó cũng là

dấu hiệu của trẻ khỏe mạnh. Lợi ích chính của việc theo dõi biểu đồ phát triển là giúp

người mẹ và cán bộ y tế cộng đồng phát hiện sớm tình trạng nuôi dưỡng ảnh hưởng tới

tình trạng dinh dưỡng của trẻ và sức khỏe. Chiều hướng của đường biểu diễn cân nặng

của trẻ rất quan trọng, khi đường biểu diễn đi lên chứng tỏ trẻ đang phát triển với chiều

hướng tốt. Khi đường biểu diễn cân nặng nằm ngang chứng tỏ tình trạng tăng trưởng

của trẻ bị đe dọa, cần phải xem xét các yếu tố nguy cơ gây ra do chế độ ăn của trẻ, tình

trạng nhiễm trùng ở trẻ có hay không cần được tìm hiểu và có hướng giúp đỡ. Khi

đường biểu hiện cân nặng đi xuống, trẻ bị tụt cân là dấu hiệu nguy hiểm cần tìm

nguyên nhân để xử trí kịp thời.

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng ở cộng đồng là công việc rất quan trọng, là biện

pháp phòng suy dinh dưỡng sớm, dự báo được nguy cơ và mức độ suy dinh dưỡng ở

cộng đồng. Do đó đòi hỏi có sự cộng tác chặt chẽ của người mẹ, của cộng tác viên

dinh dưỡng, Hội Chữ thập đỏ, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…

2.5. Tiêm chủng phòng bệnh ở trẻ em đúng lịch, đầy đủ

Một số bệnh có thể dự phòng được bằng tiêm chủng như bạch hầu, bại liệt, ho gà,

sởi, lao. Tiêm chủng không chỉ giúp cho trẻ thoát khỏi các bệnh này cũng như giảm tử

vong, mà còn có hiệu quả rất nhiều tới việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở cộng đồng.

Cùng với chương trình tiêm chủng mở rộng, hoạt động chăm sóc phòng bệnh tiêu

chảy, viêm đường hô hấp cấp trẻ em là những hoạt động cần lưu ý thích đáng. Với việc

hạ thấp tỷ lệ trẻ bị các bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp tiêm chủng còn góp phần

tham gia vào việc cắt vòng xoắn suy dinh dưỡng và nhiễm trùng.

2.6. Tạo nguồn thực phẩm tại gia đình thông qua phát triển hệ sinh thái VAC

VAC là ký hiệu của hệ sinh thái quen thuộc có từ lâu đời ở các gia đình nông

thôn Việt Nam: Vườn rau – Ao cá – Chuồng chăn nuôi. Cơ sở khoa học của hệ sinh thái

VAC là sự ứng dụng tốt nhất năng lượng mặt trời qua quang hợp của cây trồng và tái

sử dụng các chất thải bằng cách tận dụng các thứ con người thải ra và các chất thải từ

hệ thống VAC của mình.

Hệ sinh thái VAC biểu hiện cho một tư tưởng phát triển nông nghiệp hữu cơ sinh

thái bền vững, toàn diện, đa dạng, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp có trồng

trọt, có chăn nuôi, có nuôi trồng thuỷ sản, có thực phẩm đa dạng từ nguồn động vật và

thực vật để phục vụ bữa ăn đa dạng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa dạng và phức tạp

của con người. Hệ sinh thái VAC với khái niệm rộng và uyển chuyển của nó đã có tác

63

dụng to lớn và là biện pháp tổng hợp, có hiệu quả giúp giải quyết nạn đói và suy dinh

dưỡng.

3. Tổ chức chăm sóc dinh dưỡng trẻ em ở cộng đồng

Chăm sóc dinh dưỡng trẻ em ở cộng đồng có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến

lược con người, nhằm giải quyết cơ bản vấn đề sức khỏe trẻ em. Để thực hiện nhiệm

vụ này đòi hỏi sự tham gia tích cực của cộng đồng, đồng thời đòi hỏi lãnh đạo địa

phương có sự quan tâm thích đáng.

3.1. Tổ chức hoạt động dinh dưỡng ở cộng đồng

– Việc chăm sóc dinh dưỡng cộng đồng muốn có hiệu quả cần xây dựng được

Ban chăm sóc trẻ em ở xã phường, với nhiệm vụ phối hợp các đoàn thể và tổ chức việc

lôi cuốn mọi người tham gia và chia sẻ trách nhiệm trong việc chăm sóc trẻ em.Các

thành viên của ban này là Y tế, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, thanh niên, hệ

thống nhà trẻ dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo chính quyền.

– Xây dựng mạng lưới cộng tác viên tình nguyện dinh dưỡng – sức khỏe – dân số

ở các thôn xóm, tổ dân phố. Khi xây dựng mạng lưới cộng tác viên cần chú ý chọn

những người có uy tín và gương mẫu trong thôn xóm, có nhiệt tình với việc chăm sóc

sức khỏe bà mẹ, trẻ em và mọi người ở thôn xóm, thường chọn các hội viên hội phụ

nữ. Đội ngũ cộng tác viên dinh dưỡng cần được trang bị những kiến thức chăm sóc

dinh dưỡng thiết thực và định kỳ được bồi dưỡng thêm kiến thức phù hợp với các hoạt

động chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe.

– Học tập những điển hình tiên tiến của địa phương: những gia đình hạnh phúc,

những bà mẹ nuôi con khỏe mạnh. Kinh nghiệm thực tế của họ về cách nuôi dưỡng trẻ,

nhất là những thực phẩm và cách chế biến món ăn cho trẻ ăn của họ là những bài học

rất bổ ích, phù hợp với thực tế địa phương và khuyến khích được các người mẹ khác

áp dụng để cải thiện bữa ăn của con họ.

– Quỹ hỗ trợ những gia đình nghèo: ở cộng đồng việc khuyến khích tổ chức quỹ

hỗ trợ giúp đỡ cho vay không lớn lắm, ví dụ để giúp những gia đình nghèo có con nhỏ

nuôi gà đẻ lấy trứng cho trẻ ăn cũng tỏ ra có hiệu quả nhất định.

3.2. Những hoạt động cơ bản trong chăm sóc dinh dưỡng ở cộng đồng

– Giáo dục kiến thức dinh dưỡng đến mọi người nhưng trước hết là cho phụ nữ.

Người phụ nữ cần biết kiến thức dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo có sức khỏe và tình

trạng dinh dưỡng tốt trong thời kỳ có thai và cho con bú. Giáo dục dinh dưỡng cũng

cần tiến hành ở các nhóm đối tượng như học sinh phổ thông, thanh niên và nhất là lứa

tuổi chuẩn bị lập gia đình.

– Các nội dung giáo dục dinh dưỡng ở cộng đồng cần hết sức dễ hiểu, thiết thực

với từng nhóm đối tượng, gần với thực tế của địa phương. Những nội dung giáo dục

dinh dưỡng cần chuyển tải bằng hình thức tranh ảnh minh họa hoặc hình thức đóng

vai, thảo luận, và chia sẻ những kinh nghiệm tốt sẽ thu được kết quả cao.

64

– Xây dựng ô dinh dưỡng ở trong hệ thống VAC, với việc khuyến khích trồng

nhiều loại rau ăn theo mùa và rau gia vị được dùng vào bữa ăn trong gia đình, cũng

như các loại rau quả như chuối, đu đủ. Chú ý việc nuôi gà, vịt đẻ trứng, nuôi cá trong

ao nhà như cá trê lai, tôm, cua… để đưa vào bữa ăn của gia đình hàng ngày.

– Khuyến khích sử dụng phiếu theo dõi sức khỏe trẻ em để theo dõi sự phát triển

của trẻ và phát hiện sớm các trẻ suy dinh dưỡng và hướng dẫn gia đình phục hồi dinh

dưỡng cho trẻ kịp thời bằng những thức ăn dễ kiếm và phù hợp với khả năng của gia

đình.

– Thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh cho trẻ, thực

hiện kế hoạch hóa gia đình, khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn sam

có chất lượng với đĩa bột có mầu của lòng đỏ trứng, cua, cá cũng như rau xanh, hoa

quả… Đảm bảo nguồn nước trong sạch. Đẩy mạnh các chương trình phòng chống bệnh

tiêu chảy và viêm phổi cũng như không chế các bệnh lưu hành ở địa phương (sốt rét,

thiếu vi chất dinh dưỡng).

– Tổ chức hội thi nuôi dạy con: Để thúc đẩy hoạt động chăm sóc dinh dưỡng ở

cộng đồng, phòng suy dinh dưỡng nên tổ chức hội thi nuôi dạy con dành cho các bà

mẹ có con dưới 5 tuổi. Với con thi về sức khỏe và sự phát triển thể chất, trí tuệ, với mẹ

thi về kiến thức nuôi dạy con, đây cũng là dịp để kiểm tra kết quả chăm sóc trẻ. Tóm

lại phải bảo vệ trẻ tốt về sức khỏe, đảm bảo trẻ được ăn uống tốt, chăm sóc để trẻ phát

triển đầy đủ cả về thể lực và trí tuệ.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Công cụ lượng giá

Phần I: Lựa chọn đúng /sai các câu sau bằng cách đánh dấu

vào cột phù hợp

TT

Nội dung

1

Chăm sóc dinh dưỡng cộng đồng là một nội dung của chương trình

chăm sóc sức khỏe ban đầu

2

Khi có thai 3 tháng cuối, phụ nữ cần uống viên sắt

3

Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý là một nội dung của chăm sóc dinh dưỡng ở

cộng đồng

4

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng chỉ là một nội dung của chương trình

phòng chống SDD quốc gia tại một số địa phương.

5

Nuôi con bằng sữa mẹ đúng không phải là nội dung của chăm sóc dinh

dưỡng tại cộng đồng vì cộng đồng đã có thực hành rất tốt về vấn đề này.

6

Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý là một nội dung quan trọng của chăm sóc dinh

dưỡng tại cộng đồng.

7

Đúng

Sai

Tiêm chủng phòng bệnh chỉ nằm trong chương trình phòng chống bệnh

nhiễm trùng ở trẻ em

65

8

Mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng bắt buộc phải là cán bộ y tế cơ sở.

9

Chăm sóc dinh dưỡng tại cộng đồng chỉ là nhiệm vụ của cán bộ y tế cơ

sở

10 Giáo dục kiến thức dinh dưỡng đến cho mọi người là một hoạt động cơ

bản của chăm sóc dinh dưỡng tại cộng đồng.

11 Để thực hiện chăm sóc dinh dưỡng tại cộng đồng phải xây dựng mạng

lưới cộng tác viên

12 Chăm sóc dinh dưỡng tại cộng đồng cần sự phối hợp của các đoàn thể

trong cộng đồng

13. Liệt kê đầy đủ các nội dung chăm sóc dinh dưỡng ở cộng đồng:

1. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, đặc biệt thời kỳ có thai và cho con bú.

2…………………………………………………………….

3…………………………………………………………….

4. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng.

5…………………………………………………………….

6. Tạo nguồn thực phẩm tại gia đình thông qua phát triển hệ sinh thái VAC.

2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá

Sinh viên đọc tài liệu, tìm ra những điểm chính trong bảng điểm lượng giá, sau

khi hoàn thành thao tác, xem đáp án cuối tài liệu, nếu có thắc mắc, đề nghị trình bày

với giáo viên để được giải đáp.

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học

Sinh viên nghiên cứu theo trình tự bài giảng. Cần tham khảo thêm tài liệu môn

học “giáo dục sức khỏe – tài liệu phát tay của bộ môn Y xã hội học”. Sinh viên cần đọc

tài liệu trước, đánh dấu những điểm chưa rõ, trình bày những điểm chưa hiểu với giáo

viên để được giải đáp.

Chăm sóc dinh dưỡng ở cộng đồng là một chương trình mang ý nghĩa chiến lược

và đang thực hiện ở các địa phương, sinh viên cần học tập các biện pháp chăm sóc

dinh dưỡng cho các đối tượng nguy cơ hiện đang thực hiện tại cộng đồng. Từ đó rút ra

các bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.

2. Vận dụng thực tế

Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi thành viên trong gia đình được chăm sóc dinh

dưỡng tốt thì tình trạng dinh dưỡng của xã hội sẽ được tốt hơn. Tùy vào phong tục tập

quán dinh dưỡng ở từng địa phương nơi cư trú sinh viện vận dụng các kiến thức đã học

để phát huy tuyên truyền các tập quán dinh dưỡng tốt, loại bỏ các tập quán ảnh hưởng

không tốt đến sức khỏe ví dụ như : cho trẻ ăn sâm quá sớm, không cho phụ nữ có thai

ăn nhiều để dễ đẻ, kiêng không được cân trẻ… đó là những phong tục có ảnh hưởng rất

66

nhiều tới tình trạng dinh dưỡng của các phụ nữ có thai cũng như trẻ em.

Tuỳ theo tình hình thực tế ở địa phương mà giảng viên và học viên chọn vấn đề

để đặt ra tình huống sau đó đưa ra thảo luận, trên cơ sở đó mở rộng bài giảng và giải

quyết nhiệm vụ mà bài giảng đã đặt ra. Trong điều kiện kinh tế, xã hội của khu vực

miền núi đang ở mức thiếu kém, chậm phát triển, an toàn lương thực nhìn chung chưa

đảm bảo thì những thiếu hụt về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm là rất nhiều do vậy cả

giảng viên và sinh viên cần hết sức lưu ý để không những xác định được vấn đề dinh

dưỡng, an toàn và vệ sinh thực phẩm địa phương phù hợp với bài này mà còn phải tìm

ra được hướng giải quyết vấn đề nếu có thể được. Do dân trí còn nhiều vấn đề nên

trong cách đặt vấn đề cũng sẽ có những khó khăn nhất định do vậy phải làm sao kết

hợp được hài hoà các vấn đề đã đặt ra để tạo ra sự hợp tác của cộng đồng trong công

tác giảng dạy ở thực địa.

Bài này muốn đạt được hiệu quả học tập cao, người học viên, đặc biệt là sinh

viên trẻ, sinh viên còn chưa tiếp cận được nhiều kiến thức dinh dưỡng, an toàn và vệ

sinh thực phẩm nên kết hợp đọc thêm các bài: vai trò, nguồn gốc các chất dinh dưỡng,

ngộ độc thực phẩm… để giảng và học trên thực địa thì sẽ thuận lợi và có hiệu quả cao.

67

GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG DINH DƯỠNG

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học này, sinh viên sẽ có khả năng:

1 Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục truyền thông dinh dưỡng (GDTTDD)

2. Nêu được nội dung chính và đối tượng của GDTTDD.

3. Trình bày được các hình thức và kỹ năng cần thiết trong GDTTDD.

4. Biết cách tổ chức thực hiện GDTTDD và viết được bài truyền thông cho cộng đồng

1. Tầm quan trọng của GDTTDD ở cộng đồng

GDTTDD là biện pháp can thiệp nhằm thay đổi những tập quán, thói quen và

hành vi liên quan đến dinh dưỡng, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trong quá

trình phát triển kinh tế và xã hội. Bản chất của hoạt GDTTDD ở cộng đồng là sự chia

sẻ thông tin, kinh nghiệm và kiến thức. GDTTDD đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội

đặc biệt là ngành giáo dục, truyền thông, nông nghiệp, y tế và dinh dưỡng đồng thời

cũng đòi hỏi sự tham gia hưởng ứng tích cực của các tổ chức quần chúng, các hội từ

thiện và sự quan tâm của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

GDTTDD có tầm quan trọng trong cả 3 vấn đề sau:

– Tăng hiệu lực chuyển tải những kiến thức về dinh dưỡng đến với cộng đồng.

– Nâng cao thái độ, hành vi dinh dưỡng khoa học, tạo ra thói quen về dinh dưỡng

an toàn và hợp lý tại cộng đồng, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ, các vùng khó

khăn, phát triển chậm…

– Giúp đỡ và định hướng thực hành dinh dưỡng theo quan điểm thực tiễn, hiệu

quả, khoa học nhằm đạt được sự an toàn, hợp lý về dinh dưỡng tại cộng đồng phục vụ

tốt cho chiến lược phát triển thể chất con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

2. Đối tượng và nội dung GDTTDD ở cộng đồng

2.1. Đối tượng của GDTTDD

– Nhóm đối tượng chính:

Các bà mẹ đang có thai hoặc đang cho con bú, các bà mẹ đang nuôi con dưới 5

tuổi, những người chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở cộng đồng, các cô nuôi dạy trẻ, ông

bà trong gia đình. Đây là nhóm đối tượng mà cán bộ truyền thông muốn họ chấp nhận

hành vi đã được mô tả, hướng dẫn. Việc lựa chọn phải cân nhắc đến nhóm đối tượng

nào là nguy cơ nhất, nhóm đối tượng nào là dễ tiếp cận nhất với các tài liệu có sẵn và

với hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện hành.Ví dụ trong chương trình chăm sóc trẻ em

thì đối tượng được ưu tiên hàng đầu là những người trực tiếp chăm sóc trẻ như bà mẹ,

ông bà và đôi khi là anh chị em.

– Nhóm đối tượng hỗ trợ cho công tác GDTTDD ở cộng đồng:

68

Các thành viên lãnh đạo cộng đồng, thôn xóm, cán bộ của các tổ chức quần

chúng như Hội phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Hội làm vườn, Hội khuyến nông, thanh niên.

Đây là nhóm đối tượng mà người cán bộ truyền thông muốn được chia sẻ, giúp đỡ vô

tài chính, chính sách để triển khai các hoạt động truyền thông.

2.2. Nội dung của GDTTDD

Nội dung của GDTTDD được xây dựng trên cơ sở phân tích các yếu tố liên quan

đến tình trạng sức khỏe nhân dân, đặc biệt quan tâm đến đối tượng là trẻ em từ 0 – 5

tuổi. Giáo dục dinh dưỡng thường tập trung vào những nội dung chính như sau:

– Giáo dục về kế hoạch hóa gia đình lồng ghép với GDTTDD cả về mặt khoa học

và hành chính để có sự hỗ trợ lẫn nhau, tăng hiệu quả kinh tế và truyền thông.

– Nuôi con bằng sữa mẹ, cho con bú sớm từ nửa giờ đầu sau sinh, cho bú mẹ

hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ chứ không cứng nhắc

theo giờ nhất định.

– Hướng dẫn chăm sóc và xây dựng chế độ ăn uống nhỉ ngơi cho các bà mẹ đang

mang thai và cho con bú.

– Hướng dẫn chế độ ăn bổ sung cho trẻ nhỏ đảm bảo đủ số lượng và cân đối giữa

các chất dinh dưỡng.

– Chăm sóc hợp lý khi trẻ ốm và các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu (tiêm

chủng, phòng chống tiêu chảy, viêm đường hô hấp, giun sán, nước sạch và vệ sinh môi

trường…)

– Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ bằng biểu đồ phát triển.

– Phòng chống các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em (thiếu vitamin A và

bệnh khô mắt, thiếu máu thiếu sắt, thiếu iod…)

– Vệ sinh trong chế biến thực phẩm và vệ sinh ăn uống.

– Xây dựng hệ sinh thái VAC gia đình để tạo nguồn thực phẩm tại chỗ.

3. Hình thức GDTTDD ở cộng đồng

3.1. Hình thức trực tiếp

Là hình thức có sự trao đổi trực tiếp giữa người nói và người, nhóm người nghe.

– Thảo luận cá nhân: có thể thăm hỏi tại gia đình, gặp gỡ ngẫu nhiên mang tính

chất tình huống. Người mẹ chú ý nghe lời kaliyên không có nghĩa là sẽ làm theo lời

khuyên đó. Bà mẹ thường tin vào kinh nghiệm và các phong tục tập quán vì vậy trước

khi tiến hành truyền thông dinh dưỡng chúng ta cần tìm hiểu lý do tại sao bà mẹ làm

cách riêng như vậy, từ đó mới giáo dục truyền thông có hiệu quả.

+ Nên chọn thời điểm truyền thông thích hợp khi bà mẹ có nhu cầu cần giúp đỡ

như con họ đang ốm, không lên cân…

+ Nên vận động thực hành cách nuôi dưỡng tốt phù hợp với thực tế cộng đồng.

Tránh những lời khuyên mà thực tế không thực hiện được như nghèo túng, quy định

69