Điểm Đến Của Cuộc Đời

Trước tiên phải dành một lời cảm phục và biết ơn sâu sắc cho tác giả. Mặc dù cuốn sách, theo mình hiểu, một phần để ngợi ca sự dũng cảm của những người đã chiến đấu cùng căn bệnh ung thư, nhưng để đồng hành, ghi chép và biên soạn lại câu chuyện thành một cuốn sách, không thể không nhắc tới nỗ lực chân thành của bác Đặng Hoàng Giang.
Mình chưa từng nghĩ đến chuyện mua sách của Đặng Hoàng Giang mặc dù thấy đã được nói nhiều trên truyền thông, vì vốn ác cảm với những thứ rùng beng ầm ĩ. Mãi cho đến

Trước tiên phải dành một lời cảm phục và biết ơn sâu sắc cho tác giả. Mặc dù cuốn sách, theo mình hiểu, một phần để ngợi ca sự dũng cảm của những người đã chiến đấu cùng căn bệnh ung thư, nhưng để đồng hành, ghi chép và biên soạn lại câu chuyện thành một cuốn sách, không thể không nhắc tới nỗ lực chân thành của bác Đặng Hoàng Giang.
Mình chưa từng nghĩ đến chuyện mua sách của Đặng Hoàng Giang mặc dù thấy đã được nói nhiều trên truyền thông, vì vốn ác cảm với những thứ rùng beng ầm ĩ. Mãi cho đến khi vào nhà sách Cá chép đợi anh Huy chọn sách, cầm bừa cuốn sách lên đọc được 10 trang, thì quyết định mua ngay.
Vì mình đã từng nghĩ nhiều về cái chết.

Nghĩ về nó, muốn tìm hiểu nó, như là một việc vốn dĩ vẫn xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.

Nói thật thì mình cũng là một người sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, mang đậm màu sắc Á Đông. Ở đây, việc nói về cái chết là điều cấm kị, kiêng cữ. Từ bé khi mình hỏi chết sẽ như thế nào, chết là gì, hoặc đến bây giờ khi nhắc đến cái chết của bản thân, vẫn luôn bị mọi người né tránh và yêu cầu chấm dứt chủ đề. Bản thân mình cũng có một nỗi sợ vô hình, theo kiểu “chắc chỉ có người sắp chết mới nghĩ về cái chết – nghĩ về cái chết có khi là mình sắp chết rồi..”

Nhưng, kể từ khi tìm hiểu nhiều hơn về phật giáo, hành thiền, mình càng ngày càng có cảm nhận sâu sắc hơn rằng cái chết. Như xin được trích câu này trong cuốn Stillness Speaks mình đọc vừa rồi “Cái Chết không phải là đối cực của đời sống. Đời sống là một cái gì không có đối cực. Đối cực của cái chết là sự tái sinh. Còn đời sống thì vô tận”.

Phật giáo chỉ cho ta thấy rằng rằng vạn vật đều vô thường, ngay cả tấm thân xác này cũng là vô thường, ngày nào đó sẽ mất đi. Không hiểu và chấp nhận sự thật ấy chỉ khiến con người đau khổ bám víu vào sự sống, thoát li khỏi hiện thực và sợ hãi cái chết. Người hành thiền sẽ sớm hiểu được chân lý ấy khi quán chiếu những cảm nhận, đau đớn, chột chột, buồn buồn, tê nhức trên thân thể, đến rồi đi.

Mình bắt đầu nghĩ nghiêm túc hơn về cái chết sau khi đứng ở sân nhà tang lễ của chú mình, mọi người nói nhiều hơn về chuyện chú lúc sống thích ở đâu, thích làm gì, thích ăn món gì, để chuẩn bị cho chu toàn theo đúng ý nguyện mà khi đi chú chưa kịp để lại.

Khoảnh khắc đó mình tự hỏi, mình muốn đám tang của mình như thế nào? Mình muốn thân xác này sẽ ra sao khi không còn sự sống nữa? Có mấy ai thật sự hiểu cái con người tên Giang này muốn gì vào đám tang của mình? Mọi người sẽ chỉ làm được cái mà mọi người cho là tốt nhưng đó hoàn toàn có thể không phải là điều mà người nằm xuống thật tâm mong muốn.

Lan man quá xin trở lại cuốn sách, nơi phóng to lên, đi vào ngõ ngách bình dị của ba câu chuyện cận tử có thật. Bạn sẽ dễ dàng nghe được câu chuyện này từ bất kì ai, một người mẹ có con trai bị ung thư xương chày, một cô sinh viên tràn trề niềm vui sống bất ngờ bị ung thư vú, một người phụ nữ nhận ra mình chẳng thể nuôi dạy con đến khi trưởng thành. Thật đấy, câu chuyện này bạn có thể nghe được từ bất kỳ ai. Đã đến cái giai đoạn mà trong vòng tròn người thân, người quen bé nhỏ của mình, có hơn một sự mất mát vì bệnh tật.

Mình đọc mà không thấy sợ, không thấy nghẹn ngào mà chỉ thấy là nó nhân văn, quá đỗi nhân văn. Trong cuộc chiến cận tử ấy, có đau đớn, có xót xa, có tình người gắn kết, có cả chút ít niềm vui đan trộn. Nó không hùng dũng bi tráng như bản anh hùng ca mà báo chí có thể vẫn ca ngợi về những người bệnh chiến đấu kiên cường. Mà nó là những lát cắt rất con người, rất đời thường.

Trong nhiều thông điệp về cách đối diện với cái chết, Đặng Hoàng Giang đề cập tới vấn đề nhân đạo đối với người bệnh (quyền được chết – trợ tử), về việc thực hiện ước muốn của người sắp chết, đặc biệt là ước muốn hiến tạng. Đây là chủ đề mà mình muốn tìm hiểu và bàn luận nhiều hơn với bạn bè nếu có cơ hội. Trước giờ người Việt vẫn có xu hướng chết phải toàn thây, chết không được hỏa thiêu vì sợ nóng. Nhưng như trong sách có đề cập, không một tôn giáo nào ngăn cản về việc hiến tạng và bản thân trong quan niệm hay rất nhiều lời răn dạy thì luôn khuyến khích việc cứu người. Nếu thân xác này không phải là thứ vĩnh cửu, và thực tế là nó sẽ mất đi, thối rữa và phân hủy, thì tại sao không dành những bộ phận còn giá trị của cơ thể mình cho những người cần nó?

Nói về vấn đề trợ tử, hiện nay theo mình được biết chỉ có 3 quốc gia là Bỉ, Hà Lan và Luxembourg là hợp pháp hóa việc trợ tử. Riêng vấn đề này thì bản thân mình cũng không có một quan điểm rõ ràng nào. Chính mình từng trợ tử cho con mèo mình nuôi 14 năm, khi bác sĩ thú y bảo nếu để nó sống tiếp với bệnh suy thận, nó sẽ đau đớn đến chết. Nhưng quyết định ấy khiến mình day dứt không ngừng trong 5 năm qua. Nghĩ mãi về việc nếu như mình không để Ower ra đi biết đâu lại có phép màu khiến nó khỏe mạnh trở lại thì sao? Xét về góc độ phức tạp của các mối quan hệ xã hội, trợ tử vẫn còn rất nhiều thứ để bàn luận.

Review về một cuốn sách mà lại viết quá nhiều về quan điểm của bản thân. Tóm lại mình thấy đây là một cuốn sách gợi mở đầy tính nhân văn. Rất đáng đọc để suy ngẫm về bản thân, về cuộc sống, về kiếp người.

…more