Dị ứng thời tiết có nguy hiểm và có thể phòng tránh không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Dị ứng thời tiết là hiện tượng xảy ra đối với cơ thể chúng ta vào những thời gian chuyển mùa và thời tiết thay đổi đột ngột, liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Để biết được dị ứng thời tiết có nguy hiểm không hay dị ứng thời tiết kiêng gì, chúng ta cần tìm hiểu về những dấu hiệu cũng như cách phòng tránh dị ứng thời tiết.

1. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Vào những thời điểm giao mùa hay những ngày nóng và lạnh, cơ thể chúng ta tiếp xúc với sự thay đổi của môi trường gây ra hiện tượng dị ứng thời tiết. Mỗi cá thể khác nhau sẽ phản ứng khác nhau trước tác nhân gây dị ứng thời tiết, và mức độ dị ứng cũng khác nhau sẽ dẫn đến những biểu hiện khác nhau.

Đối với dị ứng thời tiết nóng, cơ thể vào thời gian này sẽ tiết ra mồ hôi nên da của chúng ta sẽ luôn trong trạng thái ẩm ướt dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, làm bệnh dị ứng ngày càng nặng hơn.

Dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ là hiện tượng xảy ra vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp làm không khí trở nên khô hơn là nguyên nhân khiến cho tình trạng dị ứng xảy ra. Thậm chí những lúc trời mưa hoặc có gió cũng có thể xảy ra tình trạng dị ứng thời tiết này.

Dị ứng thời tiết đặc trưng bởi những dấu hiệu như dị ứng thời tiết nổi mề đaydị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ. Dị ứng thời tiết bao gồm dạng cấp tính và mãn tính. Nếu bệnh ở trạng thái cấp tính, sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, biểu hiện lâm sàng là những triệu chứng ngứa, gây khó chịu cho người bệnh. Nếu những dấu hiệu này không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sẽ chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mãn tính có thể gây nguy hiểm cho cơ thể với biểu hiện phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong.

2. Biểu hiện của dị ứng thời tiết

Khi những người có cơ địa dị ứng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài như thời tiết nóng, lạnh, phấn hoa, nước mưa… sẽ xảy ra những biểu hiện của dị ứng thời tiết như sau:

2.1 Phát ban

Ban xuất hiện trên bề mặt da với những mẩn đỏ, nhất là ở vùng tay, chân, kể cả ở mặt gọi là dị ứng thời tiết ở mặt. Những ban này làm cho cơ thể có cảm giác ngứa, khó chịu dẫn đến động tác gãi càng làm cho những nốt mẩn đỏ này lan rộng ra hơn và thành từng đám nổi khắp bề mặt da.

2.2 Sưng rộp tấy đỏ

Da của người bị dị ứng thời tiết nổi mề đay hay dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ cũng sẽ bị sưng lên, đặc biệt là những vùng da tiếp xúc trực tiếp với thời tiết bên ngoài.

2.3 Viêm mũi

Những tín hiệu của viêm mũi như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu cũng sẽ Open khi bị dị ứng thời tiết .

2.4 Nổi mề đay cấp tính

Đây là triệu chứng đặc trưng và cũng là triệu chứng nguy hiểm đối với bệnh dị ứng thời tiết nổi mề đay đã ở giai đoạn nặng. Nổi mề đay cấp tính là nổi mề đay khắp cơ thể một cách đột ngột khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không

3. Dị ứng thời tiết kiêng gì?

Bên cạnh phương pháp điều trị dị ứng thời tiết bằng các loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc kháng thụ thể H2, doxepin, Prednisolone, Corticoid…Việc thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt, hoặc hiểu biết rằng dị ứng thời tiết kiêng gì cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả căn bệnh này. Những thói quen cần duy trì bao gồm:

  • Uống nhiều nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại những tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài
  • Không sử dụng thuốc lá, thức uống có cồn như bia rượu, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa.
  • Giữ cho cơ thể ở nhiệt độ ổn định để tránh khỏi tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Ăn nhiều rau củ quả, trái cây có chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước để điều hòa cơ thể.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
  • Có thể sử dụng thêm những thuốc bổ chứa vitamin B1, B6, B12.
  • Hạn chế lao động nặng nhọc dưới trời nắng để giảm tiết mồ hôi. Mặc ấm và giữ ấm cho những bộ phận nhạy cảm như đầu vào mùa đông.
  • Tránh xa những nơi ồn ào để tránh hạ huyết áp và đau đầu.
  • Khi thấy da của mình có dấu hiệu dị ứng sẩn ngứa thì cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ những nơi bị dị ứng và đi đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
  • Tránh gãi hoặc ma sát mạnh trên da vì dễ dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm da.
  • Mang những loại quần áo mỏng nhẹ, mềm mại và dễ thấm mồ hôi nhằm giúp cho da hạn chế bị cọ xát và dị ứng không thể lan rộng khắp cơ thể.
  • Đối với những bệnh nhân có triệu chứng của viêm mũi xoang dị ứng, cần đeo khẩu trang khi ra đường và hạn chế tiếp xúc với những loại động vật.
  • Bệnh nhân cũng được khuyên nên kiêng ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, đậu phộng.

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không

Dị ứng thời tiết rất nguy hiểm nếu những không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp, vì nó có thể để lại những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng con người. Dị ứng thời tiết cần được phòng tránh bằng cách sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và kiêng những thực phẩm hay những chất có liên quan đến tác nhân gây dị ứng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Source: https://thevesta.vn
Category: Làm Đẹp