Thế giới là một cuốn sách mở

Cảnh báo: Rv dài và dai như khô-mực.

Xin nhắc lại, rv này còn khó nhai hơn rv bình thường…

Gorki đã nói: “Văn học là nhân học” nhưng nếu bạn cày xới mãi vẫn không thấy “nhân học” ở đâu trong cuốn sách mình đang đọc thì rất có thể cái gọi là “nhân học” kia đã bị người sáng tác húp trọn ngay trong quá trình họ sáng tạo. Gặp trường hợp này thì ta phải lùng đọc cho bằng các bài phỏng vấn tác giả, review hoặc phê bình sách để vớt vát được chút gì đó…

Một người bạn của mình đang “ấp” một tiểu thuyết mà t

Cảnh báo: Rv dài và dai như khô-mực.

Xin nhắc lại, rv này còn khó nhai hơn rv bình thường…

Gorki đã nói: “Văn học là nhân học” nhưng nếu bạn cày xới mãi vẫn không thấy “nhân học” ở đâu trong cuốn sách mình đang đọc thì rất có thể cái gọi là “nhân học” kia đã bị người sáng tác húp trọn ngay trong quá trình họ sáng tạo. Gặp trường hợp này thì ta phải lùng đọc cho bằng các bài phỏng vấn tác giả, review hoặc phê bình sách để vớt vát được chút gì đó…

Một người bạn của mình đang “ấp” một tiểu thuyết mà theo ngu ý của mình thì chả nên đăng tải hay cố xuất bản làm gì cho rác ra… Dù vậy, mình lại rất thích nghe bạn ấy kể về một chương dang dở, về cái sướng rơn khi viết được một lèo hai trang, nỗi day dứt khi phải tự tay giết chết một nhân vật phụ cho thoáng đất… Là người từng viết một truyện vừa (sau lạm phát số chữ thành tiểu thuyết tình ái nồng nàn mùi nách và không thiếu tiếng giường chiếu cọt kẹt), mình biết những cảm xúc nồng cháy kia là có thật. Cùng phương với quan điểm trên, một số người đề xuất hoạt động viết lách cho tất cả mọi người như một dạng rèn luyện năng lực tự chủ, tập thể dục não, óc sáng tạo, lòng kiên nhẫn, thói quen tốt,… “Không thành công thì cũng thành nhân”, đây là thái độ rất đáng hoan nghênh và được nhiều tác giả lớn đồng tình, trừ người Mỹ :)))

Jean-Paul Sartre đã tuyên bố: “Con người ta chỉ xứng đáng được vinh danh khi đã qua đời, cũng giống như một cuốn sách chỉ có thể được người đọc đánh giá khi đã gập lại trang cuối, và điều đó cũng có nghĩa là vinh quang đến cùng với sự chấm dứt: vinh quang đồng nghĩa với cái chết.” (dẫn từ: Mèo, khô-thư ĐÃ nhấn Enter).

Vậy, đây là cuốn sách phỏng vấn những con người đã được vinh danh (bởi Viện Hàn Lâm Thụy Điển hoặc lượng sách bán ra…) khi đang còn sống sờ sờ (tới nay thì bác Umberto Eco cũng đã là người thiên cổ) hay là các thây ma được triệu hồi từ cõi chết để biện giải cho vinh quang của họ… Mình đọc “Thế giới là một cuốn sách mở” với một giả định nếu bản thân mình ĐÃ viết được một cuốn tiểu thuyết tầm cỡ Tên của đóa hồng hay Tên tôi là Đỏ hay Lụa, thì mình SẼ trở thành người như thế nào? Nói “sẽ” là bởi người ta (dư luận) chỉ mò tới phỏng vấn sau khi bạn đã thành công, và rất có thể con người mà bạn đang mở ra cho thế giới ngoài kia đọc lúc ấy không hơn gì một cái tôi-nhân vật đã được “nhà văn hóa” “thành công hóa” “nhân tài hóa” hoặc “sáng tác hóa” =))))

Vì thế mình mua cuốn sách này, mặc dù mình thuộc tuýp độc giả không thiết sùng bái cá nhân (trừ bản thân mình), xa lánh mọi bản sách có dính chữ ký của tác giả, đôi lần thò mặt tới các buổi giao lưu khi và chỉ khi tác giả là “mĩ nhân”. =))) Mình đơn thuần là kiểu độc giả chỉ sùng bái tác phẩm, và khi muốn hiểu thêm về một tác giả, mình sẽ tìm đọc bổ sung các sản phẩm khác của người ấy (truyện ngắn, phê bình, tiểu luận,…) chứ không sục sạo đời tư hoặc ngồi nghe họ ậm ờ.

Và review này dành cho những ai dở hơi na ná mình…

Như đã nói ở trên, đây là cuốn sách được viết lại dựa trên một chương trình truyền hình của đài truyền hình Hungary. Nó chỉ có chữ, không hề có hình, điều này khuyến khích bạn đọc bật ti vi Hungary lên để xem toàn bộ chương trình. Cũng hay hay. Mỗi nhà văn có một suất đúp để thể hiện hình: Phỏng vấn trực tiếp (hỏi – đáp, lời đề tặng trên giấy của tác giả dành cho bạn đọc Hungary) và Bài viết ghi lại các cảm nhận của tác giả trong hành trình đến và gặp gỡ trực tiếp tác giả.

Như mình đã nói, đây là những tác giả đã thành danh ở một mức nào đó. Đây hẳn không phải là lần đầu tiên họ nhận phỏng vấn nước ngoài, cũng phải có câu hỏi nào ngoài dự tính. Tuy nhiên điều đó khiến những câu trả lời mạch lạc và toàn diện hơn. Việc người phỏng vấn đến từ Hungary – một đất nước không quá nổi tiếng trên văn đàn châu Âu – cũng là một điểm thú vị cho tuyển tập này. Vì thế, ngoài những câu hỏi thông thường về quan điểm sáng tác, thủ pháp nghệ thuật, một số hình tượng đáng lưu ý trong tác phẩm,… thì người phỏng vấn còn cố liên kết đến văn học nước mình bằng cách hỏi về một số nhà văn Hungary. Đây cũng là một cái hay đối với độc giả Việt Nam vì nó gia tăng lượng hiểu biết của chúng ta ra nhiều phía, đặc biệt là một phía văn học Đông Âu, cũng có tính “thiểu số” như văn học Việt Nam.

Mở đầu cuốn sách là buổi phỏng vấn John Updike – nhà văn người Mỹ mình chưa từng đọc bao giờ – tuy vậy, mình với bác vẫn tìm được điểm chung ở nhận định: “Có thể tôi nói điều này không đúng lúc, nhưng theo tôi, việc phỏng vấn nhà văn lf sự giễu cợt nghiệp viết. Bao giờ nhà văn cũng nên là người cuối cùng cần hỏi, vì các tác phẩm của anh ta nói về tác giả của nó, trong đó có đủ quan điểm, ý kiến của anh ta, tất cả những gì cần diễn đạt”.

Đáng nhẽ đến đây là mình có thể gấp sách lại được rồi, nhưng nhân vật xuất hiện sau đó là Paul Auster – tác giả yêu thích :))) Đọc tiếp và thấy hóa ra ông bác này có đời sống hoàn toàn quy củ, mực thước, với cách trả lời giản dị, khiêm tốn, hoàn toàn khác cái chất mờ mịt ma mị mà bác xây dựng trong tác phẩm của mình. Orhan Pamuk, Umberto Eco,… là những ông lớn lên tiếng tiếp theo… Có thể thấy, cùng một câu hỏi hơi giống nhau nhưng được trả lời rất khác nhau giữa các tác giả, người đọc bắt đầu lờ mờ nhận ra sự khác biệt có tính “con người” giữa họ. Ồ, người này thì nhiệt tình, người này thì kiệm lời, người kia thì uyên bác, người nọ lại rất thẳng thắn… Cá biệt, có một người trả lời theo phong cách “Té cầu thang” =)))) Thật không ngờ một tác giả nổi tiếng với những trang văn giàu mơ mộng và chất thơ như Alessandro Barrico lại để lại một ấn tượng… “hết hồn” đến vậy.
Cứ như vậy, mình đọc hết người này đến người khác, thậm chí cả những người mình chưa từng đọc tác phẩm của họ. Và cách họ thể hiện mình trong phỏng vấn chính là một trong những nguyên nhân khiến mình có muốn đọc (nếu được) văn của họ hay không…

Thường thì người ta đề cao vai trò của câu hỏi. Một câu hỏi hay sẽ đưa tới một câu trả lời hay ho tương xứng. Điều này có lẽ không cần thiết với những tác giả lớn. Bất chấp mọi loại câu hỏi, họ vẫn có thể trả lời rất hay, rất uyên bác, mở ra không chỉ một góc mới về tiểu thuyết, quan điểm sáng tác, triết lý sống, cuộc sống thường ngày của mình khá hấp dẫn. Chính điều đó làm cho các buổi phỏng vấn của Levai Balazs rất thành công. Với điều kiện là trong tổng số 11 nhà văn được phỏng vấn, chỉ nên có một Alessandro Barrico mà thôi.

Nhân tiện, người được phỏng vấn cuốn cùng trong cuốn sách này là Ishiguro Kazuo – người vừa đạt giải Nobel năm ngoái =)))

Rv của bạn T.T thuộc Sách chuyền tay. Như thường lệ, sách có sẵn ở SCT, nếu muốn mượn thì đừng ngại ib fanpage của bọn mình nha.

…more

Source: https://thevesta.vn
Category: Nhà Sách