Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế – Trang web chuyên cung cấp: Tài liệu Luận văn Bài giảng Đồ án

A.   PHẦN NỘI DUNG

I.       CÁC KHÁI NIỆM

1.     Nguồn nhân lực
·        Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh. Trước hết là nguồn cung cấp lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường (không bị khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh).
·        Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế – xã hội  là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với cách hiểu này, nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động.
·        Nguồn nhân lực còn có thể hiểu là tập hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và về tinh thần, được huy động vào quá trình lao động.Với cách  hiểu này nguồn nhân lực  bao gồm những người từ giới hạn dưới tuổi lao động trở lên
     Các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định qui mô nguồn nhân lực ,song đều nhất trí với nhau đó là nguồn nhân lực và nói khả năng lao động của xã hội
·        Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng
Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu qui mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực .Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu  qui mô và tốc độ tăng dân số .Qui mô dân số càng lớn ,tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến qui mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại .Tuy nhiên  có mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện  sau một thời gian nhất định.
     Về chất lượng nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt :Trình đọ sức khoẻ ,trình độ văn hoá ,trình độ chuyên môn,năng lực phẩm chất ..v..v
      Cũng giống như các nguồn nhân lực khác số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội
 
2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
2.1      Đào tạo
·        Theo giáo trình kinh tế lao động “Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định và chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định .Đào tạo gồm đào tạo kiến thức phổ thông và đào tạo kiến thức chuyên nghiệp “.
·        Theo quá trình quản trị nhân lực đào tạo được biểu hiện là  các hoạt động nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ của mình
 
2.2. Phát triển
     Theo nghĩa rộng: phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.
     Theo nghĩa hẹp : phát triển là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức hoặc phát triển khả năng nghề nghiệp của họ (giáo trình QTNL)
     Một cách định nghĩa khác : Phát triển được hiểu là quá trình làm tăng kiến thức, kỹ năng, năng lực và trình độ của cá nhân người lao động để họ hoàn thành công việc ở vị trí cao hơn trong nghề nghiệp của bản thân họ (theo giáo trình KTLĐ)
     Phát triển xét trên phạm vi phát triển con người thì đó là sự gia tăng giá trị cho con người về cả tinh thần, đạo đức, tâm hồn, trí tuệ, kỹ năng…lẫn thể chất. Phát triển nguồn lực con người nhằm gia tăng các giá trị ấy cho con người, làm cho con người trở thành những người lao động có năng lực và phẩm chất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội
 
3. Chính sách đào tạo
·        Chính sách: Là những công cụ của Nhà nước, được Nhà nước ban hành để thực hiện một mục tiêu cụ thể của đất nước
·        Chính sách đào tạo là những công cụ của nhà nước, được nhà nước ban hành để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục – đào tạo của đất nước. Chính sách về đào tạo được Nhà nước đề ra trên quan điểm đường lối của Đảng, đây là đường lối cụ thể. Chính sách đào tạo hướng vào việc phát triển con người toàn diện, ưu tiên khuyến khích xã hội học tập, nâng cao mặt bằng dân trí, bồi dưỡng nhân tài để thế  hệ trẻ đủ hành trang làm chủ đất nước, xây dựng đất nước giàu mạnh hơn. Các chính này đều dựa trên cơ sở thực tiễn, dựa vào diễn biến tình hình phát sinh trong từng giai đoạn cụ thể của đất nước
 
4. Chuyển dịch và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
4.1 Chuyển dịch.
     Chuyển dịch là sự thay đội sự vật hiện tượng từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển .Sự thay đổi ở đây không chỉ đơn thuần là sự thay đổi vị trí mà là sự biến đổi cả về lượng và chất trong nội bộ sự vật, hiện tượng đó.
 
 4.2. Cơ cấu kinh tế.
      Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống có thể hiểu: Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân ,giữa chúng có những mối quan hệ hữu cơ ,những tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế –xã hội cụ thể, chúng vận động hướng những mục tiêu nhất định. Theo quan điểm này, cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế, là nền tảng của một cơ cấu xã hội và chế độ xã hội.
Mộtcách tiếp cận khác thì cho rằng, cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính cả về mặt định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục tiêu đã xác định của nền kinh tế.
 
4.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
     Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế không cố định. đó là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần do xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế  là không đồng đều. Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển được gọi là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà là sự thay đổi cả về chất và về lượng trong nội bộ cơ cấu. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn. Như vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế về thực chất là điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt biểu hiện của nó như đã trình bày ở trên, nhằm hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế theo các mục tiêu kinh tế- xã hội đã được xác định cho từng thời kỳ phát triển.
 
II.    NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT  TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.
1.Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và chính sách tổng quát đào tạo,   phát triển nguồn nhân lực.
1.1.         Mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực.
     “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp và trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc” ( Luật giáo dục- số 11/1998/QH10)
     Tại các kỳ đại hội của Đảng cộng sản, giáo dục. đào tạo phát triển nguồn nhân lực luôn dược quan tâm sâu sắc, đặc biệt là từ khi đổi mới kinh tế. Trong văn kiện Đại hội VI của Đảng(12/1986) đã nêu :  ‘Mục tiêu của giáo dục, đào tạo là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội. Sự nghiệp đào tạo, nhất là đào tạo đại học và chuyên nghiệp trực tiếp góp phần vào việc  đổi mới công tác quản lý kinh tế và xã hội…”
     Đến kỳ Đại hội VII của Đảng, mục tiêu của giáo dục và đào tạo vẫn được đặt ở vị trí rất cao, đó là: Mục tiêu của giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và cố tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhà trường đào tạo thể hệ trẻ theo hướng toàn  diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần “.