Cấu tạo,chất liệu các bộ phận của mắt kính
Chiếc kính có cấu tạo gồm 2 phần: mắt kính và gọng kính
Mắt kính : là một miếng nhựa plastic (hoặc thủy tinh), được gắn vào khung gọng kính, có chức năng điều chỉnh thị lực hoặc bảo vệ mắt trước các tác nhân gây hại từ môi trường. Nếu như trước đây, bạn thấy mắt kính sử dụng chủ yếu là chất liệu thủy tinh. Thì ngày nay, nó được thay thế bằng các chất liệu mới, tiện dụng, bền bỉ và an toàn hơn.
Gọng kính : chiếm đến 80% cấu tạo của chiếc kính, được làm bằng kim loại hoặc nhựa (cứng hoặc dẻo), phần cuối được uốn cong để lên vành tai, gần hai tròng có hai miếng đệm cao su (hoặc nhựa), để gác lên hai sống mũi .
Bạn đang đọc: Cấu tạo,chất liệu các bộ phận của mắt kính
Gọng kính được cấu tạo gồm những thành phần cơ bản sau :
1. Cầu Trên : có hình vòng cung/ngang, nằm ở chính giữa – phần trên của gọng kính, nối hai vành kính với nhau .Giúp nối kính được vững chắc hơn. (Không phải kính nào cũng có bộ phận này).
2. Gọng Kính : là hinh dáng quyết định kiểu dáng chính của một mắt kính hoàn chỉnh .Dựa vào đó quyết định tên gọi của kính
3 Tròng Kính : Là phần quyết định màu sắc ; công dụng chức năng của người sử dụng như độ điều chỉnh tật khúc xạ phù hợp cho từng loại mắt cần điều chỉnh độ khúc xạ
4. Đệm mũi : Còn gọi là ve kính, thường được làm bằng nhựa/kim loại, nằm ngay dưới cầu nối; giúp giữ kính ở vị trí cân bằng và tạo cảm giác vừa vặn với khuôn mặt.
5. Cầu nối ( cầu kính ) : Có hình vòng cung/ngang, nằm ở chính giữa – trung tâm của gọng kính, nối hai vành kính với nhau.
6. Khớp nối : thường dùng xuất hiện ở các loại gọng có chất liệu bằng hợp kim và Titannium kết nối bằng ốc vít để tháo lắp để thay đổi công năng và chức năng của tròng kính
Xem thêm: Mô mỡ – Wikipedia tiếng Việt
7. Càng kính : Bộ phận chủ chốt của gọng kính, kéo dọc từ vành mắt kính đến tai.
8. Đuôi Càng Kính : Nối sau càng kính, hơi cong vòng xuống, giúp gá kính vào tai, thường được bọc nhựa để giảm ma sát kính và tai.
9. Bản Lề Kính : là phụ kiện không thể thiếu của một mắt kính hoàn chỉnh .Là phần kết nối lại giữa càng kính và khung kính, bản lề giúp mắt kính gấp lại và mờ ra khi chúng ta không dùng đến có thể bảo quản trong hộp khi không đeo và đeo lại trên khuân mặt được mở ra với một góc rộng nhất định, càng kính kết nối với khung gọng hoạt động tốt đảm bảo độ an toàn, bền chắc
2. Thông số và cách đọc thông số trên gọng kính
Mặt trong càng kính có 5 thông số của gọng kính :
(1) Số model thương hiệu của mắt kính.
(2) Mã màu.
(3) Chiều dài gọng kính (ngang) : 54mm.
(4) Khoảng cách giữa 2 mắt kính (cầu kính) : 18mm.
(5) Chiều dài gọng kính : 150mm.
3. Chất liệu và thiết kế chi tiết :
A. Thiết kế gọng
+ Kính có gọng nguyên khung : Là kiểu gọng kính cổ điển có viền kính bao quanh tròng kính.
Kính có gọng nguyên khung : là kiểu gọng kính cổ điển có viền kính bao quanh tròng kính.
+ Kính có gọng bán khung (nửa khung) : Là kiểu gọng kính có vành kính chỉ viển nửa trên tròng kính, còn nửa dưới được cố định bằng dây cước chắc chắn.
Kính có gọng bán khung (nửa khung) : là kiểu gọng kính có vành kính chỉ viển nửa trên tròng kính, còn nửa dưới được cố định bằng dây cước chắc chắn.
+ Kính không gọng : Là kiểu kính không có vành kính, tròng kính được làm từ chất liệu siêu cứng và được khoan lỗ để gắn càng kính.
Kính không gọng: là kiểu kính không có vành kính, tròng kính được làm từ chất liệu siêu cứng và được khoan lỗ để gắn càng kính.
B. Chất liệu gọng
+ Nhựa : Gọng kính được làm từ nhựa rất phổ biến, có nhiều màu sắc, thiết kế đa dạng, trẻ trung, năng động đến lịch lãm, sang trọng.
Nhựa Acetate : Có độ bền cao, dẻo, nhẹ và không xước, có lõi kim loại bên trong. Là chất liệu an toàn không gây dị ứng. Gọng kính được làm từ nhựa Acetate có nhiều màu sắc khác nhau với nhiều mẫu mã.
TR90 : Được người dùng ưa thích với độ dẻo và tính đàn hồi cao. Gọng kính được làm từ chất liệu này nhẹ, dễ uống cong cho phù hợp với khuôn mặt.
Ultem : Gọng kính được làm từ Ultem nhẹ và siêu mỏng, thiết kế sang trọng. Nhược điểm đó là không dẻo, dễ gãy.
Injection : Gọng kính được làm từ chất liệu này có ưu điểm giá thành rẻ, nhẹ, nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Nhược điểm là gọng kính không có tính đàn hồi, dễ gãy, nên lúc sử dụng các bạn phải cẩn thận.
+ Kim loại : Gọng kính được làm từ kim loại cũng rất phổ biến, có nhiều kiểu thiết kế cho người dùng lựa chọn, màu sắc cũng đa dạng.
Titanium : Gọng kính được làm từ Titanium có độ bền cao, siêu nhẹ, chắc chắn, không gỉ và không gây dị ứng. Nhược điểm là giá thành cao, khi hỏng khó sửa chữa lại được.
Aluminum : Chất liệu nhộm nên rất nhẹ, dẻo, độ bền cao, chắc chắn, dễ chế tạo những kiểu dáng độc đáo.
Stainless steel : Là hợp kim của thép và nhôm, có khối lượng nhẹ, chắc chắn, không gây dị ứng, có khả năng chống ăn mòn mạnh.
+ Ve mũi
Ve mũi rời : Các mẫu mã gọng kính kim loại thường thiết kế ve mũi rời để điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với từng gương mặt. Tuy nhiên, đối với những thiết kế gọng kính này dễ bị rớt ve mũi, nếu chúng ta đeo kính lâu sẽ gây đau mũi.
Ve mũi rời : các mẫu mã gọng kính kim loại thường thiết kế ve mũi rời để điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với từng gương mặt. Tuy nhiên, đối với những thiết kế gọng kính này dễ bị rớt ve mũi, nếu chúng ta đeo kính lâu sẽ gây đau mũi.
Ve mũi nhựa (dính liền trên vành kính) : Các mẫu gọng kính nhựa thường sẽ thiết kế ve mũi gắn liền và cố định với gọng kính. Kiểu ve mũi này có nhược điểm là không điều chỉnh được, không có sự linh hoạt, ve mũi phù hợp với từng khuôn mặt theo gọng kính.
Ve mũi nhựa (dính liền trên vành kính) : các mẫu gọng kính nhựa thường sẽ thiết kế ve mũi gắn liền và cố định với gọng kính. Kiểu ve mũi này có nhược điểm là không điều chỉnh được, không có sự linh hoạt, ve mũi phù hợp với từng khuôn mặt theo gọng kính. Trên đây là các cấu tạo, thiết kế và chất liệu tạo ra gọng kính mắt. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về gọng kính ,
Source: https://thevesta.vn
Category: Bản Tin