Thành phần cấu tạo bình chữa cháy là gì
Hiện nay, bình chữa cháy có rất nhiều loại khác nhau cho nên thành phần và cấu tạo bình chữa cháy cũng hoàn toàn khác nhau. Thành phần bình chữa cháy khác nhau nhằm mục với chữa các đám cháy khác nhau. Bình chữa cháy thông dụng hiện nay có 3 loại chính: bình chữa cháy dạng bột, dạng bọt và dạng khí CO2.
Thành phần bình chữa cháy là gì ?
Đối với bình bọt chữa cháy:
Foam được tạo ra bởi 3 thành phần: nước, bọt cô đặc, và không khí.
Bạn đang đọc: Thành phần cấu tạo bình chữa cháy là gì
Bọt chữa cháy (Foam) là một mảng bọt có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch foam. Dung dịch này lại được trộn với không khí (hút không khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, sẵn sàng phun lên bề mặt vật gây cháy và dập tắt cháy.
>>> Xem chi tiết sản phẩm Bình Bọt Foam chữa cháy giá rẻ
+ Foam AFFF ( water – based ) là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn sương phủ trên mặt phẳng của nguyên vật liệu có hydrocarbon .
+ Foam ARC ( alcohol-resistant concentrate ) là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn nhấy trên mặt phẳng của loại nguyên vật liệu không hòa tan .
Đối với bình bột chữa cháy: gồm
2 thành phần chính là khí đẩy và bột chữa cháy, Chất chữa cháy trong bình là dạng bột khô, màu trắng. Trong bình thường bơm thêm vào khí đẩy (hay sử dụng N2) để đẩy phun bột chữa cháy vào đám cháy từ xa. Khi có đám cháy, bột được phun vào vật cháy, phản ứng với nhiệt, sinh ra CO2 khiến nồng độ Oxy trong môi trường cháy giảm, đám cháy nhỏ dần và tắt đi.
>>> Xem chi tiết sản phẩm Bình bột chữa Cháy MFZ4 4kg giá rẻ
Đối với bình khí chữa cháy (bình CO2): Chất chữa cháy dạng khí (thường là CO2) được nén dưới dạng lỏng (nhiệt độ thấp, thường là (-)73 – (-)79 độ C). Khi chữa cháy, CO2 trong bình được phun vào đám cháy, làm loãng không khí cháy và giảm nhiệt độ của vật cháy.
>>> Xem chi tiết sản phẩm Bình chữa cháy CO2 MT3 giá rẻ
Cấu tạo bình chữa cháy là gì ?
Cấu tạo bình chữa cháy Co2
– Thân bình cứu hoả làm bằng thép đúc, hình trụ đứng và thường thì thân bình được sơn màu đỏ. Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều(như bình cứu hoả Nga, Ba Lan,…), hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách(bình Trung quốc, Nhật Bản,…). Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.
– Trong bình và dưới van là ống nhựa cứng dẫn khí CO2 được nén lỏng ra ngoài. Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài để đảm bảo an toàn. Loa phun làm bằng kim loại hay cao su, nhựa cúng và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm.
– Thông thường, bình cứu hoả đều được sơn màu đỏ( trừ bình của Ba Lan sơn màu trắng và bình loại CDE của Trung quốc sơn màu đen). Trên thân bình đều có nhãn ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng,…. Khí CO2 được nến chặt trong bình với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng nên khi chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt rồi bóp cò là khí CO2 sẽ phn ra dập tắt đám cháy.
Cấu tạo bình bột chữa cháy
* Bên ngoài
– Thân bình được làm từ thép chịu được áp lực cao, bình hình trụ đứng, kích thước (Ø x H): 13,6 x 43 được sơn màu đỏ lên vỏ bình. Trên thân bình có in nhãn, trên đó ghi thông tin đặc điểm, hình ảnh sử dụng, cách bảo quản,…của bình. Trên miệng bình có cụm van, van khóa, đồng hồ đo áp lực khí đẩy, vòi phun, ống dẫn, cò bóp.
+ Cụm van được gắn liền với nắp đậy ở miệng bình, có thể tháo cụm van và nạp lại bình chữa cháy MFZ4 bình thường.
+ Đồng hồ đo áp lực khí đẩy bên trong bình, hiển thị trạng thái mức khí đẩy còn lại trong bình, nếu kim chỉ ở vạch xanh thì bình còn sử dụng bình thường, kim chỉ ở vạch đỏ thì cần phải đi nạp lại bình, kim chỉ ở vạch vàng thì cần phải xả bớt khí bên trong bình ra ngoài bởi lúc này là áp suất bên trong bình hiện đang cao hơn áp suất định mức của bình.
Xem thêm: Top 9 cấu tạo bên trong ổ cắm điện 2022
+ Van khóa là dạng van bóp, cò bóp cũng đồng thời là tay xách, van khóa được chốt an toàn.
+ Vòi phun được làm từ nhựa, ống dẫn mềm, chiều dài khoảng 40 – 50cm.
* Bên trong
– Trong bình chữa cháy có bột chữa cháy, khí đẩy, ống dẫn nối thẳng tới cụm van trên miệng bình.
+ Bột chữa cháy trong bình chữa cháy MFZ4 là dạng bột trắng, mịn, ký hiệu BC, chữa được đám cháy loại B,C(đám cháy chất lỏng, chất rắn). Trong thành phần có đến 80% là NaHCO3
+ Khí đẩy được nạp chung với bột chữa cháy bên trong bình, hỗn hợp này được đưa ra ngoài nhờ một ống dẫn được nối thẳng với cụm van trên miệng bình.
+ Khí đẩy trong bình là loại khí trơ, không cháy, không dẫn điện ở điện áp dưới 50 kV, thường sử dụng N2, CO2
Dịch vụ nạp sạc bình chữa cháy giá rẻ
Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ nạp bình chữa cháy tại Đà Nẵng, nạp bình chữa cháy tại TpHCM giá rẻ thì liên hệ ngay công ty PCCC Lộc Phát chúng tôi chuyên cung cấp bình chữa cháy và nạp sạc tại TpHCM Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành khác. Chúng tôi đang có chương khuyến mãi nạp bình chữa cháy quận Tân Bình, mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ cụ thể.
Báo giá nạp bình chữa cháy tại Tphcm, đà nẵng,… ưu đãi với mức giá là 12k/kg. Ngoài ra khi quý khách hàng là công ty nạp sạc bình chữa cháy với số lượng lớn chúng tôi sẽ CHO MƯỢN bình chữa cháy miễn phí và free vận chuyển nội thành.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ thành phần bình chữa cháy trên giúp ích cho hiểu rõ hơn về bình chữa cháy.
Thông tin cần tư vấn cụ thể về bình chữa cháy tại Đà Nẵng, TpHCM miễn phí vui lòng gọi 0917.492.407
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy CO2
- Hạn sử dụng bình chữa cháy là bao lâu
- Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam
- Bình chữa cháy cho gia đình loại nào tốt
- Tên các loại bình chữa cháy
Source: https://thevesta.vn
Category: Bản Tin