Chương trình Tam Giác khu vực ASEAN – Việt Nam

Mục tiêu dự án

Mục tiêu tổng thể của dự án TAM GIÁC khu vực ASEAN là phát huy tối đa lợi ích của lao động di cư đối với sự tăng trưởng bình đẳng, toàn diện và ổn định trong ASEAN. Mục tiêu này sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở các hoạt động, các mối quan hệ hợp tác đối tác và tiến trình đã được thiết lập trong giai đoạn I.

Kết quả dự án

  • Bảo vệ: Người lao động di cư được bảo vệ tốt hơn bằng các khuôn khổ quản trị lao động di cư;
  • Phát triển: Các chính sách và chương trình được xây dựng nhằm phát huy tiềm năng của nam và nữ lao động di cư trong việc đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội; và
  • Dịch chuyển: Các hệ thống dịch chuyển lao động đáp ứng được nhu cầu về giới và nâng cao hiệu quả thị trường lao động trong khu vực ASEAN.

Lao động di cư

Hiện nay có khoảng 540.000 lao động Việt Nam hiện đang làm việc ở nước ngoài. Hầu hết trong số này là nam và nữ lao động trẻ đến từ các vùng nông thôn, tay nghề thấp. Đài Loan (Trung Quốc), Nhật bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê-Út và Malaysia là những nước có đông lao động Việt Nam đến làm việc. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có khoảng 134.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2017. Số lượng lao động nữ tăng liên tục hàng năm, nhiều người trong số này làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình, tại các quốc gia trong đó có Ả Rập Xê Út. Lao động Việt Nam chủ yếu làm trong các lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, thuyền viên tàu cá, nông nghiệp, giúp việc gia đình và dịch vụ..

Một số báo cáo cho biết có một số lượng lao động Việt Nam hiện đang làm việc với tư cách không hợp pháp ở nước ngoài bao gồm trong số đó là các lao động đi qua các kênh không chính thức tới các quốc gia như Bắc Phi, châu Âu và một số nước có chung đường biên giới với Việt Nam.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam thông qua lượng kiều hối gửi về, nguồn thu ngoại tệ và kỹ năng tay nghề được nâng cao. Trong năm 2016, Ngân hàng Thế giới ước tính khoảng 11,9 tỷ đô la Mỹ kiều hối được gửi về Việt Nam. Con số này chiếm hơn sáu phần trăm GDP của Việt Nam và đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á là nước nhận được lượng kiều hối lớn nhất, chỉ sau Philippines (theo Ngân hàng Thế giới, 2018).

Tuy nhiên người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vẫn còn phải đối mặt với những rủi ro và thách thức như chi phí cao, bị lừa đảo trong quá trình tuyển dụng, phải chịu một số hình thức vi phạm quyền lao động và tiếp cận rất hạn chế với cơ chế giải quyết khiếu nại hiệu quả. Thông tin tin cậy về cách thức di cư hợp pháp và giảm rủi ro trong khi di cư thường chưa đến được với người lao động Việt Nam.

Di cư ra nước ngoài để làm việc cần phải hợp pháp và an toàn nếu đó là sự lựa chọn để có được việc làm bền vững. Các hoạt động của ILO hướng tới việc tăng cường sự hiểu biết và khả năng tự chủ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nâng cao cơ hội thành công trong quá trình di cư và tái hòa nhập. Để đạt được mục tiêu này, các nỗ lực của ILO tập trung vào việc hỗ trợ khu vực tư nhân, chính phủ và cũng như các đối tác xã hội trong việc xây dựng và triển khai hiệu quả các chính sách, công cụ và thử nghiệm các sáng kiến góp phần vào việc tăng số người di cư và tái hòa nhập thành công.

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:

Nguyễn Thị Mai Thủy
Điều phối viên chương trình quốc gia
Văn phòng ILO tại Việt Nam
48-50 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
Tel.: +84 24 37340902 Máy lẻ 306
Fax: +84 24 37340904
Email: [email protected]

Mục tiêu tổng thể của dự án TAM GIÁC khu vực ASEAN là phát huy tối đa lợi ích của lao động di cư đối với sự tăng trưởng bình đẳng, toàn diện và ổn định trong ASEAN. Mục tiêu này sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở các hoạt động, các mối quan hệ hợp tác đối tác và tiến trình đã được thiết lập trong giai đoạn I.Hiện nay có khoảng 540.000 lao động Việt Nam hiện đang làm việc ở nước ngoài. Hầu hết trong số này là nam và nữ lao động trẻ đến từ các vùng nông thôn, tay nghề thấp. Đài Loan (Trung Quốc), Nhật bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê-Út và Malaysia là những nước có đông lao động Việt Nam đến làm việc. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có khoảng 134.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2017. Số lượng lao động nữ tăng liên tục hàng năm, nhiều người trong số này làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình, tại các quốc gia trong đó có Ả Rập Xê Út. Lao động Việt Nam chủ yếu làm trong các lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, thuyền viên tàu cá, nông nghiệp, giúp việc gia đình và dịch vụ..Một số báo cáo cho biết có một số lượng lao động Việt Nam hiện đang làm việc với tư cách không hợp pháp ở nước ngoài bao gồm trong số đó là các lao động đi qua các kênh không chính thức tới các quốc gia như Bắc Phi, châu Âu và một số nước có chung đường biên giới với Việt Nam.Người lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam thông qua lượng kiều hối gửi về, nguồn thu ngoại tệ và kỹ năng tay nghề được nâng cao. Trong năm 2016, Ngân hàng Thế giới ước tính khoảng 11,9 tỷ đô la Mỹ kiều hối được gửi về Việt Nam. Con số này chiếm hơn sáu phần trăm GDP của Việt Nam và đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á là nước nhận được lượng kiều hối lớn nhất, chỉ sau Philippines (theo Ngân hàng Thế giới, 2018).Tuy nhiên người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vẫn còn phải đối mặt với những rủi ro và thách thức như chi phí cao, bị lừa đảo trong quá trình tuyển dụng, phải chịu một số hình thức vi phạm quyền lao động và tiếp cận rất hạn chế với cơ chế giải quyết khiếu nại hiệu quả. Thông tin tin cậy về cách thức di cư hợp pháp và giảm rủi ro trong khi di cư thường chưa đến được với người lao động Việt Nam.Di cư ra nước ngoài để làm việc cần phải hợp pháp và an toàn nếu đó là sự lựa chọn để có được việc làm bền vững. Các hoạt động của ILO hướng tới việc tăng cường sự hiểu biết và khả năng tự chủ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nâng cao cơ hội thành công trong quá trình di cư và tái hòa nhập. Để đạt được mục tiêu này, các nỗ lực của ILO tập trung vào việc hỗ trợ khu vực tư nhân, chính phủ và cũng như các đối tác xã hội trong việc xây dựng và triển khai hiệu quả các chính sách, công cụ và thử nghiệm các sáng kiến góp phần vào việc tăng số người di cư và tái hòa nhập thành công.Điều phối viên chương trình quốc giaVăn phòng ILO tại Việt Nam48-50 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà NộiTel.: +84 24 37340902 Máy lẻ 306Fax: +84 24 37340904Email: [email protected]

Source: https://thevesta.vn
Category: Nhà Đất