Bản đồ – Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (United Arab Emirates) – MAP[N]ALL.COM

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (United Arab Emirates)

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (دولة الإمارات العربية المتحدة ‘, thường được gọi ngắn là UAE – viết tắt của tên tiếng Anh là United Arab Emirates”’) là một quốc gia quân chủ chuyên chế liên bang tại Tây Á. Quốc gia này nằm trên bán đảo Ả Rập và giáp với vịnh Ba Tư, có biên giới trên bộ với Oman về phía đông và với Ả Rập Xê Út về phía nam, có biên giới hàng hải với Qatar về phía tây và với Iran về phía bắc. Năm 2013, dân số Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là 9,2 triệu, trong đó 1,4 triệu người có quyền công dân và 7,8 triệu người là ngoại kiều.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là một liên bang gồm bảy tiểu vương quốc, được thành lập vào ngày 2 tháng 12 năm 1971. Các tiểu vương quốc cấu thành là Abu Dhabi, Ajman, Dubai, Fujairah, Ras al-Khaimah, Sharjah và Umm al-Quwain. Mỗi tiểu vương quốc do một vị quân chủ chuyên chế cai trị; họ hình thành Hội đồng Tối cao Liên bang. Một trong các quân chủ được chọn làm tổng thống của liên bang. Hồi giáo là quốc giáo và tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức (song tiếng Anh và các ngôn ngữ Ấn Độ được nói phổ biến).

Trữ lượng dầu của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đứng thứ 7 thế giới, còn trữ lượng khí đốt thiên nhiên của nước này đứng thứ 17 thế giới. Sheikh Zayed là quân chủ của Abu Dhabi và là tổng thống đầu tiên của liên bang, ông giám sát quá trình phát triển của quốc gia và đưa thu nhập từ dầu mỏ đến các lĩnh vực y tế, giáo dục và hạ tầng. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất có nền kinh tế đa dạng nhất trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, và thành phố đông dân nhất liên bang là Dubai cũng là một thành phố toàn cầu quan trọng và là một trung tâm hàng không quốc tế. Tuy thế, quốc gia này vẫn chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bị chỉ trích do thành tích nhân quyền của họ, bao gồm diễn giải cụ thể Luật Hồi giáo Sharia trong hệ thống pháp lý. Vị thế quốc tế của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang gia tăng, khiến một số nhà phân tích nhận định rằng đây là một cường quốc khu vực và cường quốc bậc trung.

Trong thời kỳ cổ đại, Al Hasa (nay là tỉnh Đông của Ả Rập Xê Út) là bộ phận của Al Bahreyn và tiếp giáp Đại Oman (nay là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Oman). Từ thế kỷ II CN, các bộ lạc chuyển dịch từ Al Bahreyn hướng đến Vùng Vịnh thấp hơn, cùng với đó là luồng di cư của các nhóm bộ lạc Azdite Qahtani (hay Yamani) và Quda’ah từ tây nam bán đảo Ả Rập hướng đến miền trung Oman. Các nhóm Sassanid hiện diện tại bờ biển Batinah. Năm 637, Julfar (tại khu vực nay là Ra’s al-Khaimah) là một cảng quan trọng, được sử dụng làm điểm dừng chân của quân Hồi giáo đi xâm lược Đế quốc Sassanid Ba Tư. Khu vực Al Ain/Ốc đảo Buraimi được gọi là Tu’am và là một điểm mậu dịch quan trọng đối với các tuyến đường lạc đà giữa duyên hải và nội địa bán đảo Ả Rập.

Thời điểm Hồi giáo truyền bá đến mũi đông bắc của bán đảo Ả Rập được cho là diễn ra ngay sau một lá thư của Nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad gửi đến những người cai trị Oman vào năm 630. Tiếp đó có một nhóm người cai trị đi đến Medina, cải sang Hồi giáo và sau đó lãnh đạo khởi nghĩa thành công chống lại Sassanid. Sau khi Muhammad từ trần, các cộng đồng Hồi giáo mới ở phía nam vịnh Ba Tư có nguy cơ tan rã do có các cuộc khởi nghĩa chống các thủ lĩnh Hồi giáo. Khalip Abu Bakr phái một đội quân từ thủ đô Medina, họ hoàn thành tái chinh phục lãnh thổ sau trận chiến đẫm máu tại Dibba khiến khoảng 10.000 người thiệt mạng. Hành động này đảm bảo tính toàn vẹn của Đế quốc Hồi giáo và thống nhất bán đảo Ả Rập dưới quyền Đế quốc Rashidun mới xuất hiện.

Môi trường hoang mạc khắc nghiệt dẫn đến xuất hiện “bộ lạc đa tài”, các nhóm du mục sinh sống nhờ một loạt các hoạt động kinh tế, bao gồm chăn nuôi, trồng trọt và săn bắn. Các nhóm này chuyển dịch theo mùa nên họ thường xuyên xung đột với nhau, và lập ra các khu dân cư và trung tâm mùa vụ và bán mùa vụ. Chúng hình thành các nhóm bộ lạc có danh xưng tồn tại đến nay, trong đó có Bani Yas và Al Bu Falah của Abu Dhabi, Al Ain, Liwa và duyên hải Al Bahrayn, Dhawahir, Awamir và Manasir tại nội địa, Sharqiyin tại duyên hải phía đông và Qawasim ở phía bắc.

Đến thế kỷ XVI, các cảng tại vịnh Ba Tư và bộ phận cư dân tại khu vực nay là duyên hải Iraq, Kuwait và Ả Rập Xê Út nằm dưới ảnh hưởng trực tiếp của Đế quốc Ottoman. Trong khi đó, các lực lượng thực dân Bồ Đào Nha, Anh và Hà Lan cũng xuất hiện tại Vùng Vịnh, còn toàn bộ duyên hải phía bắc vịnh Ba Tư lúc này vẫn do Ba Tư cai quản. Đến thế kỷ XVII, bang liên Bani Yas là lực lượng chi phối hầu hết khu vực nay là Abu Dhabi. Người Bồ Đào Nha duy trì ảnh hưởng đối các khu dân cư duyên hải, xây dựng các công sự sau khi chinh phạt các khu dân cư duyên hải trong thế kỷ XVI, đặc biệt là trên duyên hải phía đông tại Muscat, Sohar và Khor Fakkan.

Duyên hải phía nam vịnh Ba Tư được người Anh gọi là “Duyên hải Hải tặc”, do thuyền của liên bang Al Qawasim (Al Qasimi) có căn cứ tại khu vực này tiến hành quấy nhiễu tàu treo cờ Anh từ thế kỷ XVII cho đến thế kỷ XIX. Các đội viễn chinh Anh bảo vệ tuyến đường đến Ấn Độ trước những kẻ cướp tại Ras al-Khaimah dẫn đến các chiến dịch nhằm vào các trụ sở và bến cảng khác dọc duyên hải vào năm 1809 và sau đó là vào năm 1819. Đến năm sau, Anh Quốc và một số người cai trị địa phương ký một hiệp ước chiến đấu với nạn hải tặc dọc duyên hải vịnh Ba Tư, khiến xuất hiện thuật ngữ “Các Nhà nước đình chiến”, xác định tình trạng của các tiểu vương quốc duyên hải. Các hiệp ước tiếp theo được ký kết vào năm 1843 và 1853.

 

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (دولة الإمارات العربية المتحدة ‘, thường được gọi ngắn là UAE – viết tắt của tên tiếng Anh là United Arab Emirates”’) là một quốc gia quân chủ chuyên chế liên bang tại Tây Á. Quốc gia này nằm trên bán đảo Ả Rập và giáp với vịnh Ba Tư, có biên giới trên bộ với Oman về phía đông và với Ả Rập Xê Út về phía nam, có biên giới hàng hải với Qatar về phía tây và với Iran về phía bắc. Năm 2013, dân số Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là 9,2 triệu, trong đó 1,4 triệu người có quyền công dân và 7,8 triệu người là ngoại kiều.Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là một liên bang gồm bảy tiểu vương quốc, được thành lập vào ngày 2 tháng 12 năm 1971. Các tiểu vương quốc cấu thành là Abu Dhabi, Ajman, Dubai, Fujairah, Ras al-Khaimah, Sharjah và Umm al-Quwain. Mỗi tiểu vương quốc do một vị quân chủ chuyên chế cai trị; họ hình thành Hội đồng Tối cao Liên bang. Một trong các quân chủ được chọn làm tổng thống của liên bang. Hồi giáo là quốc giáo và tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức (song tiếng Anh và các ngôn ngữ Ấn Độ được nói phổ biến).Trữ lượng dầu của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đứng thứ 7 thế giới, còn trữ lượng khí đốt thiên nhiên của nước này đứng thứ 17 thế giới. Sheikh Zayed là quân chủ của Abu Dhabi và là tổng thống đầu tiên của liên bang, ông giám sát quá trình phát triển của quốc gia và đưa thu nhập từ dầu mỏ đến các lĩnh vực y tế, giáo dục và hạ tầng. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất có nền kinh tế đa dạng nhất trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, và thành phố đông dân nhất liên bang là Dubai cũng là một thành phố toàn cầu quan trọng và là một trung tâm hàng không quốc tế. Tuy thế, quốc gia này vẫn chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên.Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bị chỉ trích do thành tích nhân quyền của họ, bao gồm diễn giải cụ thể Luật Hồi giáo Sharia trong hệ thống pháp lý. Vị thế quốc tế của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang gia tăng, khiến một số nhà phân tích nhận định rằng đây là một cường quốc khu vực và cường quốc bậc trung.Trong thời kỳ cổ đại, Al Hasa (nay là tỉnh Đông của Ả Rập Xê Út) là bộ phận của Al Bahreyn và tiếp giáp Đại Oman (nay là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Oman). Từ thế kỷ II CN, các bộ lạc chuyển dịch từ Al Bahreyn hướng đến Vùng Vịnh thấp hơn, cùng với đó là luồng di cư của các nhóm bộ lạc Azdite Qahtani (hay Yamani) và Quda’ah từ tây nam bán đảo Ả Rập hướng đến miền trung Oman. Các nhóm Sassanid hiện diện tại bờ biển Batinah. Năm 637, Julfar (tại khu vực nay là Ra’s al-Khaimah) là một cảng quan trọng, được sử dụng làm điểm dừng chân của quân Hồi giáo đi xâm lược Đế quốc Sassanid Ba Tư. Khu vực Al Ain/Ốc đảo Buraimi được gọi là Tu’am và là một điểm mậu dịch quan trọng đối với các tuyến đường lạc đà giữa duyên hải và nội địa bán đảo Ả Rập.Thời điểm Hồi giáo truyền bá đến mũi đông bắc của bán đảo Ả Rập được cho là diễn ra ngay sau một lá thư của Nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad gửi đến những người cai trị Oman vào năm 630. Tiếp đó có một nhóm người cai trị đi đến Medina, cải sang Hồi giáo và sau đó lãnh đạo khởi nghĩa thành công chống lại Sassanid. Sau khi Muhammad từ trần, các cộng đồng Hồi giáo mới ở phía nam vịnh Ba Tư có nguy cơ tan rã do có các cuộc khởi nghĩa chống các thủ lĩnh Hồi giáo. Khalip Abu Bakr phái một đội quân từ thủ đô Medina, họ hoàn thành tái chinh phục lãnh thổ sau trận chiến đẫm máu tại Dibba khiến khoảng 10.000 người thiệt mạng. Hành động này đảm bảo tính toàn vẹn của Đế quốc Hồi giáo và thống nhất bán đảo Ả Rập dưới quyền Đế quốc Rashidun mới xuất hiện.Môi trường hoang mạc khắc nghiệt dẫn đến xuất hiện “bộ lạc đa tài”, các nhóm du mục sinh sống nhờ một loạt các hoạt động kinh tế, bao gồm chăn nuôi, trồng trọt và săn bắn. Các nhóm này chuyển dịch theo mùa nên họ thường xuyên xung đột với nhau, và lập ra các khu dân cư và trung tâm mùa vụ và bán mùa vụ. Chúng hình thành các nhóm bộ lạc có danh xưng tồn tại đến nay, trong đó có Bani Yas và Al Bu Falah của Abu Dhabi, Al Ain, Liwa và duyên hải Al Bahrayn, Dhawahir, Awamir và Manasir tại nội địa, Sharqiyin tại duyên hải phía đông và Qawasim ở phía bắc.Đến thế kỷ XVI, các cảng tại vịnh Ba Tư và bộ phận cư dân tại khu vực nay là duyên hải Iraq, Kuwait và Ả Rập Xê Út nằm dưới ảnh hưởng trực tiếp của Đế quốc Ottoman. Trong khi đó, các lực lượng thực dân Bồ Đào Nha, Anh và Hà Lan cũng xuất hiện tại Vùng Vịnh, còn toàn bộ duyên hải phía bắc vịnh Ba Tư lúc này vẫn do Ba Tư cai quản. Đến thế kỷ XVII, bang liên Bani Yas là lực lượng chi phối hầu hết khu vực nay là Abu Dhabi. Người Bồ Đào Nha duy trì ảnh hưởng đối các khu dân cư duyên hải, xây dựng các công sự sau khi chinh phạt các khu dân cư duyên hải trong thế kỷ XVI, đặc biệt là trên duyên hải phía đông tại Muscat, Sohar và Khor Fakkan.Duyên hải phía nam vịnh Ba Tư được người Anh gọi là “Duyên hải Hải tặc”, do thuyền của liên bang Al Qawasim (Al Qasimi) có căn cứ tại khu vực này tiến hành quấy nhiễu tàu treo cờ Anh từ thế kỷ XVII cho đến thế kỷ XIX. Các đội viễn chinh Anh bảo vệ tuyến đường đến Ấn Độ trước những kẻ cướp tại Ras al-Khaimah dẫn đến các chiến dịch nhằm vào các trụ sở và bến cảng khác dọc duyên hải vào năm 1809 và sau đó là vào năm 1819. Đến năm sau, Anh Quốc và một số người cai trị địa phương ký một hiệp ước chiến đấu với nạn hải tặc dọc duyên hải vịnh Ba Tư, khiến xuất hiện thuật ngữ “Các Nhà nước đình chiến”, xác định tình trạng của các tiểu vương quốc duyên hải. Các hiệp ước tiếp theo được ký kết vào năm 1843 và 1853.

Source: https://thevesta.vn
Category: Bản Đồ