Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Vũ Thư – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 430.82 KB, 68 trang )

Huyện Vũ Thư có vị trí địa lý khá thuận lợi với ưu thế là cửa ngõ phía Tây của

tỉnh Thái Bình, giữa 2 trung tâm kinh tế lớn: thành phố Thái Bình và Thành phố

Nam Định. Nằm trên tuyến đường từ Thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 1, quốc lộ 21 về

Nam Định đến Thái Bình, tiếp nối với thành phố Hải Phòng theo tuyến quốc lộ 10.

Trên địa bàn huyện có cầu Tân Đệ đã được xây dựng bắc qua sông Hồng, đường

quốc lộ 10 đã và đang tiếp tục được nâng cấp chạy qua trung tâm thị trấn huyện lỵ

Vũ Thư, sông Hồng chảy theo ranh giới phía Tây Nam và sông Trà Lý chảy theo

ranh giới phía Bắc huyện. Vị trí địa lý của huyện có ưu thế góp phần đưa huyện Vũ

Thư trở thành vùng kinh tế thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy, tạo điều kiện

thuận lợi trong việc giao lưu trao đổi hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Hồng

nói riêng và các tỉnh phía Nam với tam giác tăng trưởng Hà Nội, Hải Phòng và

Quảng Ninh. Ngoài ra còn là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học công

nghệ, nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

* Địa hình, địa mạo

Vũ Thư là huyện đồng bằng thuộc vùng châu thổ sông Hồng, địa hình của

huyện khá bằng phẳng, độ cao tính trung bình từ 1 – 1,5m so với mực nước biển.

Nhìn chung địa hình có dạng sống trâu, dải đất thấp chạy ven sông Hồng và sông

Trà Lý, dải đất cao nằm ở giữa chạy dọc sông Kiến Giang.

* Khí hậu

Huyện Vũ Thư nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 4

mùa: xuân, hạ thu đông rõ rệt. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh khô

hanh.

– Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với đặc trưng là nóng,

ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa từ 1.100 – 1.500 mm, chiếm 80% lượng mưa cả năm

– Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa khô có khí hậu lạnh, ít mưa.

Hướng gió thịnh hành là gió đông bắc thường gây lạnh đột ngột. Nhiệt độ trung

bình thấp nhất khoảng 150C, lượng mưa ít, đạt 15 – 20 % lượng mưa cả năm.

– Các đặc trưng khí hậu của Vũ Thư bao gồm:

24

+ Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 26 0C, nhiệt độ trung bình cao nhất là

39,20C; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15 0C; nhiệt độ cao tuyệt đối lên tới trên

390C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 4,10C.Lượng bức xạ mặt trời trung bình năm

khoảng 100 kcal/cm2. Tổng tích ôn khoảng 8.300 – 8.5000C.

+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 – 2.000 mm, chủ yếu vào tháng 4

đến tháng 10, tập trung nhiều vào các tháng 7,8,9. Lượng mưa chiếm đến 80%

lượng mưa cả năm.

+ Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình năm dao động từ 85 đến

95%. Các tháng có độ ẩm không khí cao là tháng 7 và tháng 8 (95%), thấp nhất vào

các ngày có gió Tây Nam (có khi xuống dưới 30%).

+ Bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng trung bình từ 1.600 – 2.700 giờ/năm, thuận

lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong năm.

+ Gió: Gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi vào mùa hạ mang theo không khí

nóng ẩm với tốc độ gió trung bình từ 2 – 5 m/giây.

Nhìn chung, khí hậu Vũ Thư có nhiều thuận lợi cho sự phát triển các loại cây

trồng trong nông nghiệp, vật nuôi phát triển quanh năm theo hướng thâm canh tổng

hợp đạt hiệu quả cao. Nhưng do đặc trưng khí hậu nóng ẩm theo mùa, là môi trường

phát sinh côn trùng, sâu bệnh, cùng với sự chuyển đổi khí áp, trong lục địa và ngoài

đại dương sinh ra bão và gió xoáy. Trung bình mỗi năm xảy ra từ 2 – 3 cơn bão kèm

theo mưa lớn, gây tổn thất và giảm năng suất mùa màng, hư hỏng tài sản các công

trình, thậm chí có năm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng con người. Do đó, đòi

hỏi có biện pháp chủ động phòng tránh úng, hạn, nóng, lạnh, thiên tai và dịch bệnh.

* Thủy văn

Trên địa bàn huyện Vũ Thư có 2 sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Trà

Lý, chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của nguồn nước từ thượng nguồn và ảnh hưởng

chế độ nhật triều của biển.

– Sông Hồng chảy qua phía Tây Nam của huyện, có chiều dài 34 km bao

quanh 15 xã, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Vũ Thư với tỉnh Nam Định.

25

– Sông Trà Lý là chi lưu của sông Hồng, chảy qua huyện ở phía Bắc, có chiều

dài 23 km bao quanh 8 xã, sông Trà Lý là ranh giới tự nhiên giữa huyện Vũ Thư với

các huyện Hưng Hà và Đông Hưng.

Ngoài 2 sông chính, trên địa bàn huyện còn có sông Kiến Giang, sông Búng,

sông Cự Lâm, sông Lạng, sông Bạch… và hệ thống kênh mương dày đặc. Đặc điểm

chung của các sông ngòi của huyện Vũ Thư có các nguồn nước tưới dồi dào cả về

tổng lượng và chất lượng, có thể khai thác thỏa mãn yêu cầu tưới, đặc biệt có thể

lấy nước phù sa tự chảy vừa giảm chi phí sản xuất, vừa tăng độ phì của đất.

* Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

a, Tài nguyên đất:

Huyện Vũ Thư có diện tích tự nhiên 19.513,84 ha. Xã có diện tích lớn nhất

là Việt Hùng: 961,35 ha. Thị trấn Vũ Thư có diện tích nhỏ nhất: 118,59 ha. Bình

quân diện tích tự nhiên của huyện/đầu người là: 1.185m 2/người. Bình quân đất nông

nghiệp/đầu người: 583 m2/người, một số xã như Tân Lập, Đồng Thanh chỉ có 400

m2/người.

Trong tổng số quỹ đất đai của huyện, đã có đến hơn 99% được sử dụng cho

nông nghiệp và phi nông nghiệp. Còn lại khoảng 0,8% là đất chưa sử dụng.Theo kết

quả điều tra thổ nhưỡng và xây dựng bản đồ đất tỉnh Thái Bình năm 1982, tỷ lệ

1/50.000, đất của huyện Vũ Thư được chia làm 2 nhóm đất chính là:

– Nhóm đất phù sa (P):

Có tổng diện tích 11.440,5 ha; chiếm trên 93% tổng diện tích đất điều tra, trên

nền địa hình từ vàn cao đến vàn thấp phân bố ở tất cả các xã trong địa bàn huyện.

Đây thuộc loại nhóm đất tốt được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng với đặc

điểm đất thường có màu nâu tươi, độ PH trung tính, ít chua, PHkcl khoảng 5,5 và có

hướng tăng dần theo chiều sâu của đất. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ, thịt trung

bình đến thịt nặng, hàm lượng các chất hữu cơ xếp vào loại khá giàu từ 2,5 – 3%;

đạm, lân, kali đều ở mức trung bình đến khá, N (0,15 – 0,25), P 2O5 < (0,08 - 0,12%), K2O (1,5 – 2,5%). Dung tích hấp thu khá cao thường gặp từ 25 – 29 lđl/100g đất 26 khô. Nhóm đất phù sa của huyện bao gồm Đất phù sa được bồi đắp hàng năm và Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm. – Nhóm đất cát (C): Có diện tích 723,58 ha, phân bố chủ yếu trên nền địa hình cao, tập trung chủ yếu ở các xã Minh Quang, Trung An, Song An, Tân Hòa, Minh Khai, Song Lãng, Hoà Bình, Tự Tân, Minh Lãng, Dũng Nghĩa… Đặc điểm chung của nhóm đất cát là có lượng hạt thô lớn thành phần cơ giới nhẹ, dung tích hấp thu thấp, khả năng giữ nước, giữ phân kém, các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu nghèo. Nhìn chung, đất đai của huyện được bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng nên màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển với năng suất cao, vùng đất có nền trũng thuận lợi cho chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, được thể hiện trong quá trình thâm canh của nhân dân qua nhiều kỳ. b, Tài nguyên nước: Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai nguồn: Nguồn nước mặt: Nước mặt chủ yếu là nguồn nước của các sông, hồ. Vũ Thư có 2 sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý, cùng với hệ thống sông đào và hệ thống kênh mương dày đặc, kết hợp với hệ thống đầm, hồ, ao phong phú. Do đó nguồn nước mặt của huyện khá dồi dào, cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt của nhân dân và nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Nguồn nước ngầm: Việc khai thác sử dụng mới ở mức hạn chế để phục vụ nước sạch ở nông thôn. Trong tương lai nguồn nước ngầm để phục vụ nước sạch ở nông thôn và được khai thác nhiều hơn để phục vụ nhu caaug hàng ngày của nhân dân.Về cơ bản chất lượng nước ngầm khá tốt, trong tương lai, cần đầu tư trang thiết bị để sử lý một số điểm hạn chế về nước ngầm trên địa bàn huyện nhằm khai thác nguồn nước ngầm có hiệu quả hơn để phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng cao của nhân dân. 27 c, Tài nguyên nhân văn. Vũ Thư là vùng đất được hình thành muộn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng (cách đây khoảng 2.000 năm), trải qua nhiều thế kỷ đấu tranh với giặc ngoại xâm, cải tạo chinh phục thiên nhiên, nhân dân huyện Vũ Thư đã góp phần công sức to lớn cùng với nhân dân tỉnh Thái Bình xây dựng nên hình thái đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường, yêu nước trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhân dân Vũ Thư đã viết lên trang sử vàng son trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng quê hương đất nước. Vũ Thư là huyện có nhiều danh nhân tiêu biểu ở các thời kỳ Đỗ Lý Khiêm, Doãn Uẩn, Doãn Khuê (xã Song Lãng), Hoàng Công Chất, Phạm Tư Trực, Nguyễn Xuân Huyên (xã Nguyên Xá), Nguyễn Doãn Cử (xã Duy Nhất), Bùi Mộc Đạc (xã Tân Bình)… Vũ Thư có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc với loại hình hát múa, trò chơi, trong đó nổi bật nhất là làng vườn Bách Thuận, hội thi pháo đất. Hội thi pháo đất có ở nhiều nơi trên đất Thái Bình, nhưng nổi tiếng nhất là ở hội Đền Lạng, xã Song Lãng. Đền Lạng là nơi thờ Đỗ Đô – 1 thiền sư nổi tiếng thời Lý. Huyện còn có các lễ hội đã được Sở Văn hóa thông tin đưa vào chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể là: Hội chùa Keo (xã Duy Nhất) và Hội sáo đền (xã Song An). Ngoài ra huyện Vũ Thư còn có làng thêu Minh Lãng với sản phẩm thêu độc đáo. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Vũ Thư đã có gần 6 vạn người tham gia trong đó 33.596 người là bộ đội, 1.222 người là thanh niên xung phong… Toàn huyện đã được công nhận 5.800 liệt sỹ, phong tặng 4 anh hùng lực lượng vũ trang, 2 anh hùng lao động, 288 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gần 3.800 thương binh, bệnh binh. Huyện Vũ Thư có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, là nơi có những công trình văn hóa được xếp hạng như công trình kiến trúc chùa Keo nổi tiếng được xây dựng từ thế kỷ XI triều Lý, đình Phương Cáp (xã Hiệp Hòa); chùa Từ Vân, từ 28 đường Nguyễn Kim, đình – chùa Bách Tính (xã Bách Thuận)…., nhà lưu niệm Bác Hồ (xã Tân Hòa) và 22 di tích văn hóa được Trung ương và tỉnh cấp bằng di tích lịch sử văn hóa. Đây chính là những lợi thế cho Vũ Thư trong tiềm năng phát triển du lịch dịch vụ. * Thực trạng môi trường Cảnh quan của Vũ Thư mang đặc trưng cơ bản của vùng đồng bằng Bắc Bộ, với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Địa hình bằng phẳng, sông ngòi chằng chịt, đồng ruộng và làng xóm phân bố hài hòa, dân cư đông đúc, hạ tầng phát triển. Về cơ bản, thực trạng môi trường của huyện Vũ Thư còn tốt, không khí trong lành, ít bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, cũng như hoạt động sản xuất của con người. Tuy nhiên, thực trạng môi trường trên địa bàn huyện trong nhiều năm qua, trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân có thói quen sử dụng nhiều hóa chất trong sản xuất nông nghiệp nên dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất làm cho môi trường đất, nước trong sản xuất nông nghiệp ít nhiều đã bị ô nhiễm, đất sản xuất nông nghiệp một số tiểu vùng trên địa bàn huyện đã có dấu hiệu bị bạc màu. Môi trường sống ở các khu dân cư một số khu vực trên địa bàn huỵện, với tốc độ phát triển đô thị và gia tăng dân số như hiện nay, lượng chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện gia tăng rất nhanh. Về cơ bản chất thải rắn, rác thải sinh hoạt không mang tính độc hại. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn này không thực hiện tốt sẽ gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực. Theo số liệu thống kê, toàn huyện có 72 bãi rác với diện tích 4,56 ha, toàn huyện có 21/30 xã đã thành lập tổ tự quản thu gom rác, rác không được phân loại mà được dân hoặc đội vệ sinh đổ vào các khu vực đầm trũng hoặc ruộng hoang hóa, bạc màu. Theo số liệu thống kê bình quân mỗi xã có lượng rác thải sinh hoạt mỗi ngày từ 5 – 10 tấn rác, tương đương 8 – 15m 3/ngày, tổng lượng rác toàn huyện 1 ngày lên đến 125- 130 tấn rác thải sinh hoạt, ngoài ra còn rác thải các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khối lượng rác thải rắn quy đổi lên tới trên 100 29 tấn/ngày. Ngoài ra còn rác thải trong nông nghiệp như vỏ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, rơm rạ, bèo tây, rác thải y tế…vv. Như vậy, vấn đề quy hoạch bảo vệ môi trường cần phải đầu tư kịp thời nhằm bảo vệ môi trường trong toàn huyện bền vững trong tương lai. 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội Huyện Vũ Thư bao gồm 29 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 19.513,84 ha, dân số 231.150 người, mật độ dân số 1.185 người/km 2, là một huyện có mật độ dân số trung bình so với các huyện trong tỉnh Thái Bình. Năm qua trong điều kiện chịu tác động của suy thoái kinh tế, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn khó tiếp cận nguồn vốn và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tồn kho lớn, thời tiết không thuận lợi và dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh, nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sống và bảo đảm quốc phòng an ninh ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp, … Song với sự tập trung chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành; sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân trong huyện, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cơ bản tăng . * Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh và cả nước, nền kinh tế của huyện tuy còn khó khăn nhưng đã hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, từng bước hội nhập vào cơ chế thị trường, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Theo báo cáo của ủy ban nhân dân huyện tổng giá trị sản xuất năm 2014 ước đạt 6.906,25 tỷ đồng, tăng 8,52% so với cùng kỳ đạt 97,81% kế hoạch (Giá cố định năm 2010). (Tốc độ tăng trưởng đạt mức trung bình, đứng thứ 5 trong tỉnh (Hưng Hà: 7,39%, Kiến Xương: 7,14%, Quỳnh Phụ: 7,03%, Tiền Hải: 9,49%, Đông Hưng: 9,24%). Cơ cấu kinh tế chuyển biến khá nhanh, giai đoạn 2010 – 2014, cơ cấu ngành đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp xây dựng, tăng từ 39,4% năm 2010, lên đến 45,45% vào năm 2014, nhiều sản phẩm công nghiệp, dịch vụ mới có giá trị kinh tế cao được mở ra và phát triển khá mạnh như các dịch 30 vụ vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, vật liệu xây dựng, thêu, chế biến lương thực. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có xu hướng giảm từ 37,6% năm 2010, xuống còn 27,6% vào năm 2014, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp thay đổi theo hướng tập trung phát triển các cây rau màu có giá trị cao như: khoai tây, cà chua, bí đao…, chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại được duy trì tốt về số lượng, nâng cao số lượng và chất lượng. Bảng 3.1 : Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Vũ Thư – Tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính : % Năm Năm 2010 Năm 2014 Ngành công nghiệp và xây dựng 39,4 45,45 Dịch vụ 23,0 26,95 Ngành Ngành nông lâm ngư nghiệp Tổng 37,6 27,6 100,00 100,00 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, 2014 * Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a, Khu vực kinh tế nông nghiệp Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá làm giảm diện tích đất nông nghiệp (diện tích đất nông nghiệp giảm từ 12.844,32 ha năm 2010 xuống còn 12.428,93 ha năm 2014), sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản. Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức đoàn thể, đã chủ động hỗ trợ kinh phí và tập trung chỉ đạo các xã, các hợp tác xã, các hộ nông dân tổ chức sản xuất nông nghiệp, khôi phục sản xuất sau úng ngập, đảm bảo ổn định sản xuất. Huyện đã có cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm tra, đôn đốc các ngành, nên trong những năm qua giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt kết quả cao, cơ cấu giống lúa có nhiều chuyển biến tích cực, chăn nuôi, thủy sản duy trì ở tốc độ phát triển, nên cơ cấu kinh tế nông 31 nghiệp chuyển biến tích cực. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp (trong ngành nông nghiệp – thuỷ sản) chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi. – Trồng trọt Giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 1.379,1 tỷ đồng. Tổng diện tích gieo trồng 26.957ha trong đó vụ đông 4.423ha. Lúa xuân đạt 8.398ha, năng suất đạt 71,12tạ/ha, sản lượng đath 59.729 tấn. Cây màu xuân đạt 3.015ha, cây màu vụ hè đạt 1.381,71ha tăng 434ha so với cùng kỳ. Lúa mùa 8.336ha, năng suất ước đạt 58,68tạ/ha, sản lượng đạt 48.913tấn giảm 1.68%. (xếp thứ 4 toàn tỉnh). Cây màu hè thu 1409,29ha, vụ đông 2013-2014 đến nay đã trồng 5.600ha đạt 80% kế hoạch, tăng 1.177 ha so với cùng kỳ. Một số loại cây lâu năm, cây công nghiệp cho giá trị kinh tế ước đạt trên 20 tỷ đồng được phát triển mạnh ở một số xã như Dâu 372ha ở Hồng Phong, Hồng Lý, cây cảnh 250 ha, cây hòe 200ha ở Bách Thuận, Tân Lập… – Chăn nuôi, thủy sản Đến nay, toàn huyện có 20 trang trại (tăng 8 trang trại so với cùng kỳ) và 3.500 gia trại. Các trang trại, gia trại giữ được phát triển khá. Đầu năm dịch bệnh tai xanh xuất hiện trên đàn lợn tại xã Vũ Vân, Vũ Đoài song đã được tập trung khoanh vùng dập nhanh nên thiệt hại không đáng kể (dịch bệnh phát sinh ở 29 hộ chăn nuôi thuộc 2 xã với tổng số 261 con mắc bệnh được chữa trị theo phương pháp mới đưa trực tiếp vacxin vào ổ dịch, do đó tỷ lệ khỏi bệnh cao 198/261 con đạt 75.86%). Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, tiêu độc, khử trùng kiểm soát dịch bệnh được thực hiện thường xuyên. Huyện đã cấp trên 122.300 liều Vacxin các loại. Các xã, thị trấn tổ chức tiêm phòng đúng theo kế hoạch, lịch của huyện (gần 80% đàn gia súc gia cầm được tiêm phòng). Từ quý III/2014 giá các loại thực phẩm tăng hơn so với cùng kỳ do đó các hộ gia đình tiếp tục tái đàn gia súc, gia cầm chuẩn bị tốt nguồn thực phẩm cung cấp trong dịp cuối năm và tết nguyên đán. Thực hiện thí điểm sử dụng đệm sinh học trong chăn nuôi lợn ở 10 hộ gia đình xã Tự Tân qua kiểm tra bước đầu cho kết quả tốt. Đàn trâu, bò thời điểm 01/10: 8.314 con, đàn lợn 169.065 con tăng 1%, đàn gia cầm 970.234 con tăng 0,2% so với cùng kỳ. Giá trị ngành chăn nuôi ước đạt 1.152tỷ đồng tăng 5,79% so với cùng kỳ đạt 99,9% kế 32

Source: https://thevesta.vn
Category: Bản Đồ