Các tuyến đường hàng hải quốc tế – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 2.98 MB, 54 trang )

Các tuyến đường vận tải biển 2 chiều xuất và nhập khẩu từ các cảng Việt Nam

(Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cái Mép) đi đến các quốc gia và

vùng lãnh thổ trên khắp thế giới:

Cảng chính Châu Âu như: cảng Hamburg; Leharve; Rotterdam; Anwerp;

Felixtowe; Zeebruge …

• Cảng chính Hoa Kỳ như: cảng Los Angeles; Long Beach; Oak Land; New

York; Savanah; Chicago…

• Khu vực Trung – Nam Mỹ: cảng Panama; Callao; San Vincente; Santiago; Rio

De Janeiro…

• Nam Phi, Trung – Bắc Phi: cảng Capetown; Durban; Port Elizabeth; Luanda;

Douala; Casablanca…

• Australia: cảng Melbourne; Sydney; Adelaide; Brisbane; Perth; Auckland;

Christchurch…

• Trung Quốc: cảng Shanghai, Ningbo, Shenzhen, Shekou, Qingdao, Xiamen,

Tianjin, Dalian…

Độ dài trung bình các tuyến hải trình đến một số quốc gia:

Nga: 14.500km

Hồng Kông: 1.720km

Singapore: 1.170km

Băng Cốc (Thái Lan): 1.180km

Xihanúcvin (Cam-pu-chia) 870km…

Ngoài ra còn có các tuyến từ Hải Phòng đi tuyến đi Vlađivôxtôc (Nga)

14.500km, Manila (Phi-lip-pin), Tokyo (Nhật Bản), và một số tuyến đi các khu vực

Trung Đông, EU, Mỹ và Nam Mỹ, cảng Hồ Chí Minh và Hải Phòng đi Los Angeles,

New York, Southampton, Tokyo / Yokohama, Osaka/ Kobe, Nagoya, Bangkok,

Singapore, Hongkong, Shanghai, Busan, Incheon, Keelung, Jakarta, Manila…

34

Một số tuyến đường biển quốc tế nổi tiếng

Có rất nhiều tuyến đường hàng hải tiềm năng có thể sử dụng trong vận tải biển.

Tuy nhiên, một trong những trục đường hàng hải chính mang vị trí chiến lược là trục

đường nối Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á Thái bình Dương thông qua kênh đào Suez,

eo biển Malacca và kênh đào Panama.

 Tuyến đường đi qua kênh đào Suez

Xuất phát từ Việt Nam, các tàu sẽ

chạy qua qua eo Singapore, Malacca,

chuyển hướng đến phía Nam Srilanca thuộc

Ấn Độ Dương, vào Hồng Hải, qua kênh

đào Suez, đi trên biển Địa Trung Hải, qua

eo Gibralta, vượt Đại Tây Dương đến Châu

Mỹ và ngược lại (hình 1). Độ dài tuyến

đường này khoảng 11.600 hải lý. Với tuyến

đường này tàu sẽ phải đi qua một phần của

bờ Đông Thái Bình Dương, qua phía Bắc

của Ấn Độ Dương, Hồng Hải, Địa Trung

Hải và Đại Tây Dương.

Ưu điểm:

Tuyến này đi khá gần bờ nên việc ứng cứu sự cố khá thuận lợi. Đặc biệt nếu

thời gian hành hải từ tháng 11 đến tháng 3 thì sẽ lợi dụng được dòng chảy xuôi từ

Đông sang Tây của đoạn từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Singapore, qua eo Malacca

đến kênh Suez, sẽ làm tăng tốc độ tàu. Cũng cần chú ý rằng, dòng này có chiều ngược

lại từ Tây sang Đông trong các tháng từ tháng 5 đến tháng 9. Dòng chảy Bắc bán cầu

luôn có xu hướng chảy từ eo Gibralta đến vùng Trung Mỹ, nên cũng có thể lợi dụng

được dòng chảy này để tăng tốc độ tàu. Vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3

35

do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên thường là trời quanh mây tạnh, ít mưa và độ

ẩm thấp.

Nhược điểm:

Phương án này phải chạy qua các vùng có mật độ tàu thuyền cao như eo

Singapore, Malacca, kênh Suez. Chi phí qua kênh Suez khá cao (khoảng 75.000USD 80.000USD cho cỡ tàu 12.000DWT). Cự ly chạy tàu xa hơn phương án chạy qua kênh

Panama. Tuyến này thường gặp gió mạnh lên đến cấp 7 ở khu vực vịnh Arab từ tháng

6 đến tháng 9 hàng năm với mật độ lên đến hơn 10 ngày mỗi tháng. Do ảnh hưởng của

gió mùa Tây Nam tại Ấn Độ Dương nên từ tháng 6 đến tháng 9 trời thường nhiều mây

và mưa nhiều tại khu vực Bắc Ấn Độ Dương. Khi vượt Đại Tây Dương tàu phải chạy

ở vĩ độ cao và vùng biển này thường có bão lớn. Do vậy phải thận trọng khi hành hải

vào mùa bão gió.

 Tuyến đường đi qua mũi Hảo Vọng

Từ Việt Nam, các tàu biển sẽ chuyển hướng đi thẳng xuống Indonesia, cắt

ngang qua eo Jakacta, vượt Ấn Độ Dương đến mũi Hảo Vọng (thuộc Nam Phi). Sau

đó tiếp tục qua Đại Tây Dương đến Đông Mỹ (hoặc Trung Mỹ/vùng biển Ca-ri-bê) và

ngược lại. Độ dài quãng đường nếu đến Cuba khoảng 12.850 Hải lý.

Ưu điểm:

Mật độ tàu thuyền trên tuyến khá

thưa. Không phải đi qua kênh Suez nên

giảm được chi phí. Lợi dụng được dòng

chảy Nam Bán cầu để cải thiện tốc độ tàu.

Hướng của dòng chảy luôn có xu hướng

chảy từ Đông sang Tây.

Nhược điểm:

Cự ly chạy tàu dài nhất trong 3

tuyến. Tàu thường xuyên chạy rất xa bờ

nên khi gặp sự cố việc hỗ trợ từ bờ tương

đối khó khăn. Tàu chạy xuống đến mũi

Hảo Vọng là vùng có vĩ độ rất cao và điều

kiện thời tiết rất phức tạp. Khu vực mũi Hảo Vọng thường xuyên có sóng và gió to tại

hầu hết thời gian trong năm. Đồng thời đây là khu vực thường xuyên xảy ra các cơn

bão và lốc bất thường. Xa bờ nên việc ghé các cảng để nhận thêm nhiên liệu không có

nhiều lựa chọn, nhất là những đoạn đường vượt qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

 Tuyến đường đi qua kênh đào Panama

36

Từ Việt Nam chạy về phía

Đông, qua Philippine, vượt Thái

Bình Dương, tiếp đến qua kênh đào

Panama (nơi mà tàu phải “leo” qua

một quả đồi ở độ cao 26 mét trên

mực nước biển) để đến các cảng dỡ

hàng ở Cuba hay các nước Trung

Mỹ. Nếu đi đến Cuba, độ dài quãng

đường khoảng 10.850 hải lý.

Ưu điểm:

Tuyến đường này là ngắn

nhất trong 3 tuyến. Điều kiện hành

hải có phần đơn giản hơn, không cần sử dụng nhiều hải đồ chi tiết. Phí qua kênh

Panama rẻ hơn nhiều so với phí qua kênh Suez. Tàu có thể chạy dọc theo xích đạo ở vĩ

độ 5 độ Bắc là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết rất ổn định và rất tốt trong hầu hết

những ngày trong năm.

Nhược điểm:

Phải trả phí qua kênh Panama. Không có các cảng để ghé khi sự cố hay cấp dầu

dọc đường nên đòi hỏi phải chuẩn bị thật tốt về tình trạng máy móc và nhiên liệu dự

trữ.

 Tuyến đường qua eo biển Malacca

Eo biển Malacca là eo biển nằm giữa bán đảo Malay và đảo Sumatra, nối Biển

Đông và Ấn Độ Dương. Eo biển này có chiều dài 805 km và nơi hẹp nhất chỉ rộng 1,2

km.

Ưu điểm:

Eo biển Malacca – cửa ngõ

hàng hải quan trọng, là tuyến đường

biển ngắn nhất nối Ấn Độ Dương

với Biển Đông. Eo biển Malacca

nằm trên tuyến giao thông cực kì

quan trọng, vận chuyển hàng hóa

bằng đường thủy từ châu Âu, châu

Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông

Nam Á, Đông Á. Đây là nơi chiếm

1/4 lượng giao thông hàng hải thế

giới hàng năm.

Theo thống kê của các tổ chức hàng hải quốc tế, eo biển Malacca mỗi năm tiếp

nhận khoảng 50.000 tàu buôn, mang theo 40% tổng giá trị hàng hóa thương mại thế

giới. Đặc biệt, đây là nơi kiểm soát tuyến đường chở dầu cực kỳ quan trọng, cung cấp

37

cho hầu hết các nền kinh tế lớn của châu Á – Thái Bình DươngTại eo biển này, 3 quốc

gia có vị trí đắc địa nhất là Singapore, Malaysia, và Indonesia.

Nhược điểm:

Do tầm quan trọng của nó cho nên các tàu thuyền qua lại nơi đây từ lâu đã trở

thành mục tiêu của các vụ tấn công cướp biển cũng như các vụ khủng bố. Theo thống

kê, eo biển Malacca chiếm tới 1/3 các vụ cướp biển trên thế giới. Số lượng các vụ

cướp tăng gấp ba lần trong ba thập kỷ qua. Trong năm 1994 xảy ra 25 vụ tấn công thì

đến năm 2000 đã có 220 vụ tấn công được ghi nhận.

IV.

KÊNH ĐÀO

1. Kênh đào Suez

Kênh đào Suez là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo

hướng Bắc Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nối địa Trung Hải và

vịnh Suez. Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng châu Âu châu Mỹ đến những cảng phía nam châu Á, cảng phía Đông châu Phi và châu Đại

Dương. Kênh được khởi công ngày 25/04/1859 và hoàn thành vào ngày 17/11/1869.

Khi hoàn thành, kênh đào Suez dài 193,3 km, khúc hẹp nhất là 60m, và độ sâu tại đó là

24m đủ khả năng cho tàu lớn 250.000 tấn qua được.

Lịch sử hình thành

Vào cuối thế kỷ 18, Napoleon đã có ý định xây dựng một kênh đào nối giữa

Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Nhưng kế hoạch này của ông đã bị bỏ ngay sau những

cuộc khảo sát đầu tiên bởi theo những tính toán sai lầm của các kỹ sư thời bấy giờ thì

mực nước Biển Đỏ cao hơn Địa Trung Hải tới 10 m.

Vào khoảng năm 1854 và 1856, Ferdinand de Lesseps, phó vương Ai Cập đã

mở một công ty kênh đào nhằm xây dựng kênh đào phục vụ cho đội thương thuyền

dựa theo thiết kế của một kiến trúc sư Úc Alois Negrelli. Sau đó với sự hậu thuẫn của

người Pháp công ty này được phát triển trở thành công ty kênh đào Suez vào năm

38

1858. Công việc sửa chữa và xây mới kênh được tiến hành trong gần 11 năm. Kênh

đào cuối cùng cũng được hoàn thành vào 17/11/1869.

Kênh đào ngay lập tức làm ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến ngành vận tải thế

giới. Kết hợp với đường sắt xuyên Mỹ hoàn thành 6 tháng trước đó, nó cho phép hàng

hoá đi vòng quanh thế giới trong một thời gian kỷ lục; góp phần quan trọng trong việc

mở rộng thuộc địa của châu Âu tại châu Phi. Năm 1888, hội nghị Costantinopolis đã

tuyên bố kênh đào là một khu vực trung lập và yêu cầu quân đội Anh bảo vệ kênh đào

trong suốt cuộc nội chiến ở Ai Cập. Sau đó căn cứ vào hiệp ước với Ai Cập năm 1936

Anh đã đòi quyền kiểm soát kênh đào. Cuối cùng vào năm 1954, Chính quyền Ai Cập

đã phủ nhận hiệp ước 1936 và nước Anh buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát kênh.

Năm 1956, Tổng thống Ai Cập Nasser tuyên bố quốc hữu hoá kênh và ý định

xây dựng một căn cứ quân sự ở dọc kênh. Hành động này của Ai Cập gây nên cuộc

khủng hoảng kênh đào Suez. Kênh bị đóng cửa một lần duy nhất từ 1967 tới 1975

trong cuộc chiến tranh Ả Rập và Isarel. Cho tới năm 1967, năm xảy ra chiến tranh giữa

Israel và Ai Cập, gần 15% các luồng hàng viễn dương và trên 20% các luồng hàng vận

chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thế giới đã được vận chuyển qua kênh đào.

39

Đặc điểm kênh đào

Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng châu Âu – châu

Mỹ đến những cảng phía Nam châu Á, cảng phía Đông châu Phi và châu Đại Dương.

Kênh Suez xuyên qua eo biển Suez lãnh thổ Ai cập nối giữa địa trung Hải và Hồng Hải

được đào vào giữa thế kỷ XIX. Đây là điểm giao thông trọng yếu nhất giữa Đại Tây

Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Kênh đào Suez dài 195 km (121dặm), khúc hẹp nhất là 60m, và độ sâu tại đó là

16 m đủ khả năng cho tàu lớn 150.000 tấn qua được.

Kênh dài 162,5 km nếu kể cả đoạn

mở ra Địa Trung Hải và Hồng Hải là 174

km. Năm 1869, mặt kênh rộng 58m, đáy

kênh rộng 22m sâu 6m tàu bè qua lại mất

48 giờ. Qua nhiều lần tu sửa và nạo vét

năm 1955 mặt kênh rộng 135m, đáy rộng

50m và sâu 13 m, tàu thuyền đi qua chỉ mất

14 tiếng.

Vai trò và ý nghĩa của kênh đào

40

Kể từ khi được mở cửa lưu thông,

kênh đào Suez nhanh chóng tác động đến

sự phát triển của nền giao thương thế giới.

Năm 1967, năm xảy ra chiến tranh giữa

Israel và Ai Cập, gần 15% các luồng hàng

viễn dương và trên 20% các luồng hàng

vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ

thế giới đã được vận chuyển qua kênh đào.

Hiện nay, cùng với du lịch, việc khai thác

kênh đào Suez là một trong những ngành

dịch vụ thương mại quan trọng của Ai

Cập. Năm 2005, hơn 18.700 tàu của các

nước chở theo 665 triệu tấn hàng hóa các

loại qua kênh đào này, mang lại cho Ai

Cập một khoản thu nhập lên đến 3,42 tỷ

USD so với 3,275 tỷ USD của năm 2004. Kênh Suez có vai trò quan trọng trong việc

vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển. Từ năm 2006, Ai

Cập đã tăng lệ phí quá cảnh lên 3% cho các tàu nước ngoài qua lại kênh đào. Mỗi

ngày, trên kênh đào có hai đoàn tầu đi từ phía nam lên mạn bắc và một đoàn tầu đi từ

phía bắc xuống, với tổng số tầu bè qua lại vào khoảng 80 chiếc. Hàng năm, khoảng

20,000 con tầu chuyên chở từ 300 tới 400 triệu tấn hàng, với một nửa là tầu chở dầu và

chở hàng hóa đi qua kênh đào này. Ngoài ra còn có các con tàu chiến và tàu du lịch

viễn duyên. Năm 2005, đã có 18.193 thuyền đi qua kênh. Năm 1955 gần 2/3 tàu dầu

của châu Âu đi qua kênh, và chiếm khoảng 7,5 % vận tải đường biển. Nhờ có kênh

đào Suez, con đường biển từ London (Anh) tới Bombay (Ấn Độ) đã tiết kiệm được

11.670 cây số so với hải lộ qua Mũi Hảo Vọng (Nam Phi).

Ngoài việc giúp lưu thông đường biển được thuận lợi kênh đào Suez đã mang

lại cho Ai Cập một nguồn thu vô cùng lớn. Kể từ khi được mở cửa lưu thông, kênh đào

Suez nhanh chóng tác động đến sự phát triển của nền giao thương thế giới. Kênh đào

Suez hiện nay có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần tạo nên tuyến đường biển

nối châu Âu với châu Á, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, giúp cho tàu thuyền ko

phải mất thời gian đi qua mũi Hảo Vọng. Kênh đào ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến

ngành vận tải thế giới. Kết hợp với đường sắt xuyên Mỹ hoàn thành 6 tháng trước đó,

nó cho phép hàng hoá đi vòng quanh thế giới trong một thời gian kỷ lục, giúp giảm

cước phí vận chuyển và gia tăng giá trị của hàng hoá. Nó cũng góp phần quan trọng

trong việc mở rộng thuộc địa của Châu Âu tại Châu Phi. Kênh đào này cũng góp phần

giúp tránh nhiều thiên tai cho những chuyến hàng hải. Kênh đào ngay lập tức làm ảnh

hưởng trực tiếp, sâu sắc đến ngành vận tải thế giới. Kết hợp với đường sắt xuyên Mỹ

hoàn thành 6 tháng trước đó, nú cho phép hàng hoá đi vòng quanh thế giới trong một

thời gian kỷ lục. Nú cũng góp phần quan trọng trong việc mở rộng thuộc địa của Châu

Âu tại Châu Phi.

2. Kênh đào Panama

41

Lịch sử hình thành

Năm 1876, người Pháp tiến hành mở tuyến đường thông thương tại nơi hẹp

nhất của phần eo đất Panama. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thành công. Năm

1881, kênh được khởi công với nhiều khó khăn. Kiến trúc sư Gustave Eiffle đã chọn

phương án xây dựng các âu thuyền do đây là vùng đất cao, không phải đồng bằng.

Năm 1904, người Mỹ tham gia xây dựng kênh đào với hơn 75.000 công nhân làm việc

miệt mài trong 10 năm thì hoàn thành.

Ngày 15/8/1914, kênh đào được chính thức đưa vào hoạt động và do người Mỹ

quản lý, thu lệ phí tàu thuyền qua lại. theo hiệp ước 1977, kênh đào Panama là một

thủy lộ quốc tế trung lập và ngay cả trong trường hợp có chiến tranh, các tàu của bất

cứ quốc gia nào cũng có thể đi qua kênh đào này. Mỹ và Panama cùng nhau đảm nhận

nhiệm vụ phòng thủ kênh. Ngày 31/12/1999, kênh đào Panama được chuyển sang

quyền quản lý và khai thác của Cộng hoà Panama, theo hiệp định ký năm 1979 giữa

Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter và Tổng thống Panama Omar Torrijos.

Đặc điểm kênh đào

Kênh đào Panama dài 80 km nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Kênh đào được cấu thành bởi các bộ phận chính: Hồ Gatun, đoạn cắt Culebra và ba bộ

âu tàu: Miraflores và Pedro Miguel ở phía Thái Bình dương, Gatun ở phía Đại Tây

dương. Hồ Gatun là hồ nhân tạo trải rộng 423km vuông, là nơi tàu thuyền đi qua

37.8km từ cửa kênh Gatun đến mỏm phía Bắc của đoạn cắt Culebra. Hồ được tạo ra

bằng việc xây dựng âu tàu Gatun trên dòng chảy của sông Chagres. Để tăng khả năng

tích trữ của hồ Gatun và khả năng hoạt động của kênh đào, tháng 3 năm 2002, Ban

quản lý kênh đào Panama bắt đầu tiến hành đào sâu thêm đường đi của tàu thuyền và

nâng khả năng cung cấp nước của kênh đến hơn 300 triệu galông mỗi ngày. Đoạn cắt

Culebra dài 13.7km, là một công trình được đào phần lớn trên nền đá rắn và chất liệu

cứng. Ban đầu, nhánh sông được đào với 92m chiều rộng, đến tháng 11 năm 2001

42

được mở rộng ra 192m ở đoạn thẳng và 222m ở đoạn cong, đủ để lưu thông 2 tàu cỡ

rộng, loại Panamax. Kênh đào sử dụng một hệ thống âu tàu và cửa nước, phân chia

theo đường vào và đường ra. Các âu tàu và cửa nước hoạt động như những thang máy:

tàu thuyền được nâng lên từ mực nước biển (phía Thái Bình dương hoặc Đại Tây

dương) cho đến khi bằng mực nước hồ Gatun (cao 26m so với mực nước biển). Bằng

cách này tàu có thể tiếp tục đi qua hồ Gatun và được hạ xuống tới mực nước biển ở hệ

thống âu tàu phía đầu bên kia của kênh đào và đi ra biển. Các ngăn âu tàu rộng 33.53m

và dài 304.8m. Hiện nay, kích thước lớn nhất của các tàu có thể qua kênh đào là: chiều

rộng 32.3m, mớn nước 12m nước ngọt, chiều dài 294.1m.

Từ bờ Đại Tây Dương, tàu hàng sẽ phải di chuyển qua 3 âu thuyền để được

“nâng lên” đến hồ Gatun ở độ cao 26 mét so với

mực nước biển. Sau khi vượt qua hồ Gatun, con

tàu sẽ được các âu thuyền phía bên kia giúp “hạ

xuống” để tiếp tục chuyến hải trình xuôi ra Thái

Bình Dương. Khi được mở ra, các âu thuyền sẽ

“uống” đầy nước từ tác động đơn giản của trọng

lực và sau khi “tiễn chân” một chuyến tàu đi qua,

lượng nước này sẽ được tháo ra Đại Tây Dương

và Thái Bình Dương. Để tránh lãng phí một số

lượng lớn nước ngọt như trên, đã có một dự án

xây dựng các âu thuyền mới có thể “tự cung tự

cấp” nước cho mình từ những bể dự trữ liên hoàn.

Mỗi tàu qua kênh mất 197 triệu lít nước ngọt. Để

tiết kiệm nước các tàu nhỏ thường được cho qua

âu tàu cùng một lúc.

43

Trung bình một tàu qua kênh mất từ 8 -10h. Kỷ lục tàu qua nhanh nhất là 2 giờ

41 phút và chậm nhất là 24 giờ. Tàu lớn nhất đã qua kênh dài 299m, rộng 32,6m. Mỗi

tấn hàng tàu chuyển qua kênh phải trả cước phí 2,77 USD. Cước phí của tàu được tính

theo kích cỡ và trọng tải tàu. Một tàu 60.000 tấn phải đóng cước khoảng 60.000 USD.

Tàu đóng cước cao nhất khi qua kênh là chiếc Radiance: 202.176,76 USD. Hàng ngày

có rất nhiều tàu thuyền qua kênh đào Panama.

44

Source: https://thevesta.vn
Category: Bản Đồ