6 Bước Đọc Sách Hiệu Quả Không Phải Ai Cũng Biết

Từ xưa đến nay, ai cũng biết sách là một người thầy vĩ đại mà nhân loại đã kiểm chứng qua chiều dài lịch sử. Có câu nói rằng: Những người đọc sách chưa chắc thành công, nhưng những người thành công thì chắc chắn họ đọc rất nhiều sách. Vậy làm sao để đọc sách hiệu quả, làm sao để học hỏi bí quyết thành công hay học hỏi bất cứ điều gì chúng ta muốn qua người thầy vĩ đại là sách? Dưới đây là bài chia sẻ của bạn Hoàng Kim Phụng, 1 học viên của TOM-EDU sau khi được tham gia buổi chia sẻ về: Phương pháp học tập và đọc sách hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo, để có thêm góc nhìn mới xem chúng ta thực sự đã biết cách đọc sách chưa nhé!

Cách đọc sách hiệu quả

Đọc cái gì?

  • Bước 1: Đọc mục lục để xem có cái mình “muốn” và “mới” không
    Quan sát thì thấy, cách xác định ở bước này giống hệt như khi chúng ta đi nhà sách.
    – Chúng ta sẽ xác định đang tìm thể loại sách gì, sau đó đến quầy sách chuyên về thể loại ấy
    – Nhìn một lượt các tựa sách. Bằng trực giác hoặc dựa trên nhu cầu, chúng ta sẽ chú ý đến vài tựa sách và cầm lên đọc thử.
    – Và, khi cầm sách lên thì đầu tiên là tìm mục lục sách để đọc từ trên xuống, sau đó lật ngay đến chương mình thấy hứng thú nhất lúc ấy (vì trong này thì không thể đọc từ đầu và không thể đọc hết rồi).
    – Nếu thấy hay, hứng thú thì tùy có khi đọc thêm một chút của chương khác cũng thấy quan tâm hoặc không đọc thêm. Còn không hứng thú thì thôi, để lại.
    – Lúc này thêm bước kiểm chứng là chúng ta sẽ đọc nhanh về tác giả, một chút về giới thiệu và một số nhận xét.
    – XONG, CHO VÀO GIỎ HÀNG. Và nhớ lại thì mỗi lần mua sách như vậy rõ ràng là mua cùng thể loại sách.
    Theo như cách đọc như trên thì mình không đọc từng chữ từ đầu đến hết mà chỉ đúng cái mình MUỐN nhất ngay lúc ấy, thì tất nhiên còn nhiều cái vừa Muốn vừa Mới từ quyến sách mà mình còn chưa đọc cơ mà.

Đọc sao để nhanh mà vẫn thấm?

  • Bước 2: Đọc lời giới thiệu, mình cũng có thể hiểu sơ lược nội dung tổng quan hoặc cũng có khi tác giả hướng dẫn cách đọc và áp dụng các kiến thức mà tác giả chia sẻ. Có nhiểu cuốn sách tác giả ghi cụ thể cách đọc, có khi tác giả khuyên nên bắt đầu từ một chương ở giữa giữa chứ không phải chương 1, hoặc có khi tác giả lại khuyên nên đọc đi đọc lại, hoặc cũng có khi khuyên rằng nên hoàn thành bài tập cuối chương trước khi qua chương mới … Nói tóm lại, lời giới thiệu của tác giả cũng giống như bản hướng dẫn sử dụng sách mà chúng ta thương vô tình bỏ qua.
  • Bước 3: Tiếp theo thì quá rõ ràng rồi, chúng ta sẽ tìm đúng cái “muốn” và “mới” để đọc. Nên đôi khi 1 cuốn sách không cần phải đọc lần lượt từ đầu đến cuối, đọc không bỏ sót chữ nào. Mà đọc đúng cái chúng ta cần và những thông tin mới, sẽ là cách hiệu quả nhất để dung nạp những kiến thức cho chúng ta.
  • Bước 4: Đọc xong thì mình đúc kết lại cái nội dung, cũng là được “ôn tập”. Có nhiều cách, tuy nhiên thì nên nhiều màu sắc, hình ảnh thì sẽ dễ nhớ hơn. Gợi ý là: dùng bản đồ tư duy MindMap, take note ra sổ hoặc ra file, hoặc đơn giản và nhanh nhất là tóm tắt theo mục, gạch đầu dòng và high light lên sách.

Đọc nhiều hay ít không quan trọng bằng biết mình đọc gì!

  • Bước 5: Đọc lại, nghe lại để tìm “Từ khóa mới”
  • Bước 6: Hàng tháng, nên xem lại và phân loại các đầu sách theo mục đích: Đọc cho vui, đọc tham khảo, đọc để nghiên cứu, suy ngẫm… Ví dụ như nếu trước đây đọc sách với mục đích là nghiên cứu về Marketing thì nội dung về giao tiếp, bán hàng, truyền thông, … thuộc hạng mục tham khảo. Nếu thời điểm mình muốn phát triển thêm kỹ năng bán hàng thì các đầu sách về bán hàng thuộc trong vùng nghiên cứu của mình và các loại sách tương tự kể trên trở thành sách tham khảo để hỗ trợ các chiến thuật khi bán hàng.

Với những chia sẻ trên đây, TOM-EDU hy vọng có thể giúp bạn có cách đọc sách hiệu quả, đầy hứng thú, để việc đọc sách không còn là sự nhàm chán và không đem lại giá trị nữa. Chúc các bạn có thât nhiều trải nghiệm mới từ 6 bước đọc sách này.

Source: https://thevesta.vn
Category: Nhà Sách