Ôn thi môn Quản lý dự án Công nghệ Thông tin – Tài liệu text

Ôn thi môn Quản lý dự án Công nghệ Thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.82 KB, 23 trang )

QUẢN LÝ DỰ ÁN CNTT
Câu 1: 2
Thế nào là quản lý dự án? Liệt kê các vấn đề mà dự án CNTT ở Việt nam thường gặp phải, có ảnh
hưởng tới kết quả và tiến độ của dự án. Mỗi vấn đề tác động đến (những) giai đoạn nào của dự án
(khởi đầu, thực hiện hay kết thúc): 2
Câu 2: 4
Trình bày các đặc trưng cơ bản của một dự án? Cách thức phân loại dự án? 4
Câu 3: 6
Trình bày tổng quan về 7 giai đoạn của dự án CNTT bao gồm: mục đích, các hoạt động chính, tài
liệu và điểm mốc chính của từng giai đoạn 6
Câu 4: 7
Trong giai đoạn 1 dự án CNTT, em hãy cho biết ý nghĩa của công tác: Khảo sát – Tư vấn – Cung
cấp giải pháp trong việc xác định nhu cầu của người dùng? 7
Câu 5: 8
Thông thường trong mỗi dự án, Hợp đồng kinh tế sẽ được hai bên thực hiện ký kết ngay sau khi kết
thúc giai đoạn phân tích. Em hãy cho biết lý do tại sao? 8
Câu 6: 9
Trình bày và phân tích nội dung cần thực hiện của giai đoạn xác định trong dự án CNTT cho đối
tượng là bên B (trong đó bên A là chủ đầu tư)? Cho ví dụ minh họa: 9
Câu 7: 10
Trình bày và phân tích nội dung cần thực hiện của giai đoạn xác định trong dự án CNTT cho đối
tượng là bên A (trong đó bên A là chủ đầu tư)? Cho ví dụ minh họa 11
Câu 8: 12
Trình bày và phân tích nội dung cần thực hiện của giai đoạn phân tích trong dự án CNTT cho đối
tượng là bên B (trong đó bên A là chủ đầu tư)? Cho ví dụ minh họa 12
Câu 9: 13
Trình bày và phân tích nội dung cần thực hiện của giai đoạn thiết kế trong dự án CNTT cho đối
tượng là bên B (trong đó bên A là chủ đầu tư)? Cho ví dụ minh họa 13
Câu 10: 14
Trình bày và phân tích nội dung cần thực hiện của giai đoạn phân tích trong dự án CNTT cho đối
tượng là bên B (trong đó bên A là chủ đầu tư)? Cho ví dụ minh họa (Giống câu 8) 14

Câu 11: 14
Trình bày và phân tích nội dung cần thực hiện của giai đoạn kiểm thử chấp nhận trong dự án CNTT
cho đối tượng là bên B (trong đó bên A là chủ đầu tư)? Cho ví dụ minh họa. 14
Câu 12: 16
Trình bày và phân tích nội dung cần thực hiện của giai đoạn vận hành khai thác hệ thống trong dự
án CNTT cho đối tượng là bên A (trong đó bên A là chủ đầu tư)? Cho ví dụ minh họa. 16
Câu 13: 16
Trình bày và phân tích nội dung cần thực hiện của giai đoạn vận hành khai thác hệ thống trong dự
án CNTT cho đối tượng là bên B (trong đó bên A là chủ đầu tư)? Cho ví dụ minh họa 16
Câu 14: 17
Em hãy trình bày các nội dung cần thực hiện trong giai đoạn vận hành và khai thác hệ thống của
một dự án công nghệ thống tin, bao gồm: Các công việc chính; Các tài liệu cần có; Các tài liệu cần
chuẩn bị ? 17
Câu 15: 18
Khi thực hiện các dự án có qui mô lớn, em hãy cho biết công tác nhân sự của dự án sẽ được tổ chức
theo kiểu dạng nào? Tại sao? Vai trò, chức năng của các vị trí công tác đối với mỗi thành viên đảm
nhận trong tổ chức nhân sự đó như thế nào? 18
Câu 16: 20
Trong giai đoạn thực hiện của một dự án xây dựng phần mềm ứng dụng, em hãy trình bày và phân
tích các nội dung cơ bản sau: các công việc chính; các tài liệu cần hoàn thiện; các cuộc họp liên
quan cần thiết ? 20
Câu 17 20
1
Khi viết tài liệu đặc tả chức năng trong giai đoạn phân tích của một dự án công nghệ thông tin, em
cần phải thực hiện như thế nào? Nếu thực hiện viết tài liệu này nghiêm túc, xác thực thì nó sẽ có ích
lợi gì cho dự án? 20
Câu 18: 21
Khi thực hiện một dự án công nghệ thông tin có liên quan đến mua sản phẩm, em hãy trình bày quá
trình tuân theo các bước chuẩn bị và thực hiện tiến hành mua một sản phẩm phần cứng, phần mềm
như thế nào? 21

Câu 1:
Thế nào là quản lý dự án? Liệt kê các vấn đề mà dự án CNTT ở Việt nam thường gặp
phải, có ảnh hưởng tới kết quả và tiến độ của dự án. Mỗi vấn đề tác động đến
(những) giai đoạn nào của dự án (khởi đầu, thực hiện hay kết thúc):
TL:
Quản lý dự án là việc áp dụng các công cụ, kiến thức và kỹ thuật nhằm định nghĩa, lập
kế hoạch, tiến hành triển khai, tổ chức, kiểm soát và kết thúc dự án
– quản lý dự án không chỉ đơn thuần là thực hiện một khối công việc đã được vạch định
sẵn, mà bao gồm cả chính việc hình thành nên khối công việc đó.
– Một dự án được quản lý tốt, tức là khi kết thúc phải thoả mãn được chủ đầu tư về các
mặt: thời hạn, chi phí và chất lượng kết quả.
Quản lý dự án bao gồm :
+ Lập kế hoạch:
Định ra mục tiêu của dự án:
2
Xác định các phương tiện cần huy động (nhân lực, thông tin, thiết bị, ) tất cả những gì
cần được tính vào kế hoạch của dự án .
Xác định cách thức tổ chức quản lý và thực hiện.
+ Quản lý các rủi ro (rủi ro là chênh lệch giá, thời gian, nguồn nhân lực, quy định
hàng hóa ban hành):
Rủi ro là những điều xảy ra và làm cho dự án phải kéo dài hơn hoặc phải chi phí nhiều
hơn so với kế hoạch đã định. Nếu lường trước được các vấn đề có thể xảy ra để đề xuất
các biện pháp theo dõi và hành động kịp thời thì tốt hơn nhiều so với việc chờ chịu một
cách bị động.
Quản lý nhân sự:
Động viên những người tham gia, kết phối hoạt động của họ, tạo điều kiện khuyến khích
họ làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn.
Theo dõi dự án:
Người quản lý dự án phải theo dõi để đảm bảo mọi việc xảy ra theo đúng kế hoạch. Việc
theo dõi có thể được xác định gồm 3 vấn đề chính:

1. Giám sát – có các hệ thống có thể cho bạn biết rõ dự án đang tiến triển thế nào so với
kế hoạch.
2. Biết được có vấn đề thực sự nảy sinh hay không. Có thể, dự án không được thực hiện
theo sát kế hoạch đề ra một cách chính xác, nhưng điều đó không có ý nghĩa là sẽ gây ra
rắc rối.
3. Phản ứng đối với vấn đề: có thể là khắc phục các nguyên nhân gây ra vấn đề, hoặc là
thay đổi kế hoạch. Nếu kế hoạch bị thay đổi bạn phải thông báo cho những người có liên
quan tới sự thay đổi này.
Liệt kê các vấn đề mà dự án CNTT ở Việt nam thường gặp phải, có ảnh hưởng tới kết
quả và tiến độ của dự án. Mỗi vấn đề tác động đến (những) giai đoạn nào của dự án
(khởi đầu, thực hiện hay kết thúc)
33% các dự án bị huỷ bời vì
Vượt qua giới hạn về thời gian hoặc kinh phí;
Công nghệ đã bị thay đổi quá nhiều so với hiệu quả mà dự án sẽ mang lại;
50 – 100% quá tải
Một dự án mà chi phí của nó vượt quá 50% kinh phí cho phép
Hoặc kéo dài quá 50% thời gian dự định thì coi như là đã thất bại.
Không được sử dụng:
Nhiều dự án không bao giờ đưa vào sử dụng được. Lý do có thể là:
Dự án không giải quyết được vấn đề đặt ra;
Quá khó sử dụng,
Không có đào tạo.
Nguyên nhân sâu xa của việc thất bại có thể xuất phát:
Ngay từ khi bắt đầu dự án, do thiếu một kế hoạch tốt:
Đa số dự án không thể triển khai được vì không xuất phát từ thực tế cụ thể. Người ta bắt tay
vào việc lập chương trình mà không hiểu rõ tại sao lại có dự án đó và chính xác là cần phải
hoàn thành cái gì.
Nếu không thống nhất rõ ràng trước với người dùng về những gì họ yêu cầu dự án phải đạt
được, thì sau này sẽ rất khó khăn để người dùng chấp nhận các kết quả của dự án.
Việc đặt ra những thời hạn và kinh phí không sát thực tế thường khiến cho những nhóm

thực hiện không thể nào thực hiện được lời hứa của mình.
Trong các bước phát triển tiếp:
Dự án có thể mắc sai lầm trong giai đoạn phân tích và thiết kế. Ví dụ, nếu các kết quả phân
tích và thiết kế không được tư liệu hoá lại một cách chính xác, rõ ràng, thì sẽ gây ra những
cách hiểu khác nhau về sau này.
3
Nếu người quản lý dự án không phân công rõ nhiệm vụ của từng người một, thì ai cũng nghĩ
rằng đó không phải là trách nhiệm, mà là trách nhiệm của người khác, rồi cuối cùng sẽ
chẳng có gì hoàn thành xong cả.
Thiếu hiểu rõ các công cụ hỗ trợ cho việc phát triển hệ thống cũng như cho việc quản lý –
theo dõi dự án,
Không làm rõ lịch điều phối nhân sự và thông báo trước cho các đối tượng liên quan,
Việc bắt đầu viết chương trình trước khi bản thiết kế được hoàn thành (mà trước đây đã trở
thành thói quen của không ít lập trình viên) sẽ khiến cho dự án khó mà thành công một cách
tốt đẹp, sẽ tốn thêm nhiều công
Không kịp thời phát hiện ra các vấn đề chính nảy sinh trước và sau giai đoạn phát triển.
Sự thay đổi công tác của các thành viên tham gia dự án cũng là một nguyên nhân phải tính
đến.
Thiếu các chuẩn mực, qui định trong quá trình phát triển cũng làm cho dự án bị thất bại ở
một mức độ nào đó.
Và cuối cùng là quá nhiều người tham gia dự án chưa chắc đã đẩy nhanh tốc độ mà có khi
còn làm cho dự án chậm đi vì phải thêm việc đào tạo, huấn luyện, thêm việc giao tiếp giữa
mọi người tức là thêm thời gian và kinh phí.
Trong giai đoạn kết thúc:
Khi đã đến thời hạn cuối cùng, hoặc khi đã hết kinh phí mà mọi chuyện vẫn chưa xong, thì
yêu cầu đối với dự án thường bị thoả hiệp.
Một số ứng dụng được tạo ra mà không có sự rà lỗi cẩn thận.
Một số hệ thống đưa ra không đáp ứng được đúng các chỉ tiêu kỹ thuật đã đề ra.
Nếu chi phí cho việc bảo trì quá lớn thì hệ thống cũng có thể bị ngừng hoạt động.
Trong nhiều trường hợp, nếu ở thời điểm nào đó mà chứng minh được rằng không có ích lợi

gì mà tiếp tục dự án nữa thì cũng nên mạnh dạn xem xét đến việc phải ngừng dự án lại.
Câu 2:
Trình bày các đặc trưng cơ bản của một dự án? Cách thức phân loại dự án?
TL:
+ Các đặc trưng cơ bản của một dự án là :
– Mục tiêu của dự án
Mọi dự án đều bắt đầu khi có một vấn đề được đặt ra trong thực tế. Kèm theo đó phải là
những yêu cầu cần được giải quyết. Mục tiêu của dự án là giải quyết được vấn đề này. Các
mục tiêu của dự án nhất thiết phải được viết ra một cách rõ ràng ngay từ đầu, nếu không khó
có thể hoàn thành được
Từ các mục tiêu chung của việc phát triển CNTT như đã nêu ở trên, mỗi dự án CNTT cần
phải cụ thể hoá các mục tiêu của mình cả về mặt định tính và định lượng.
 Mục tiêu là một trong những đặc trưng cơ bản của dự án
– Thời gian dự án
Đối với mỗi dự án phải xác định được một thời hạn tối đa phải hoàn thành, cụ thể hơn là
phải có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Thời điểm bắt đầu là khi vấn đề giải quyết
được đặt ra. Thời điểm kết thúc là hạn cuối cùng mà dự án phải hoàn thành. Thời điểm này
phải được xác định rõ ràng, nếu không dự án có thể sẽ không bao giờ kết thúc.(Trong thực
tế, dự án luôn gặp phải những yêu cầu thay đổi khi đã ở gần giai đoạn cuối cùng. Nếu các
thay đổi đó được coi như là một phần của dự án, thì dự án khó mà hoàn thành đúng hạn
được. Cho nên phải rất rõ ràng về thời điểm kết thúc, và hãy đưa những yêu cầu thay đổi
này vào một dự án mới.)
Vì vậy thường căn cứ thời gian để làm điều khoản hợp đồng
(Các dự án CNTT nằm trong khuôn khổ tổng thể của việc phát triển CNTT thường là
những dự án trung hạn, kéo dài một vài ba năm. Tuy nhiên, để thực hiện từng bước, ta có
4
thể phân các dự án đó thành các dự án nhỏ và hoàn thành trong thời gian từ vài ba tháng
đến một năm để đáp ứng từng mục tiêu cụ thể trong mục tiêu chung của một dự án lớn.)
 Thời gian là một trong những nguyên nhân tạo ra rủi ro của dự án.
Thời gian là một trong những đặc trưng cơ bản quan trọng của dự án, yếu tố quan trọng.

– Kinh phí của dự án
Mọi dự án đều phải xác định một kinh phí tối đa, hay nói khác đi là một khoản tiền tối đa
mà dự án có thể sử dụng.
Mỗi dự án trong sự phát triển CNTT đều phải xác định tổng dự toán kinh phí cho toàn bộ
quá trình thực hiện, phân bổ theo từng năm thực hiện. Cho đến hiện nay, với các dự án
CNTT lấy kinh phí từ ngân sách Nhà nước cuối năm đều có việc xem xét lại các kết qủa đã
đạt được và trên cơ sở đó dự trù kế hoạch tài chính cho năm sau.(Tuy nhiên, để đạt được
hiệu quả cao, đồng bộ và tạo ra được những thay đổi cơ bản trong hoạt động quản lý, kinh
tế xã hội, các dự án ứng dụng CNTT ở các Bộ ngành địa phương thường đòi hỏi những đầu
tư khá lớn mà ngân sách Nhà nước khó có thể đáp ứng cân đối hoàn toàn được. Do vậy,
các dự án đều được xác định nguồn vốn khác nhau có thể huy động được để đảm bảo được
kinh phí cần thiết thực hiện dự án.)
-Nguồn nhân lực
Là tất cả những người tham gia vào dự án. Mỗi dự án phải xác định danh sách những người
tham gia, từ mức quản lý dự án đến những người thực hiện, triển khai.
Nhân lực có thể huy động từ bên trong hoặc bên ngoài đơn vị, tuỳ theo nội dung từng công
việc trong dự án. Các dự án ứng dụng CNTT thường luôn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các chuyên gia nghiệp vụ và chuyên gia tin học.
 Sự ổn định của nguồn nhân lực là một thành công lớn của dự án. Nếu nguồn nhân lực bị
sáo trộn có thể gây ra sự rủi ro của dự án có thể gây đổ bể của dự án.
Nguồn lực là thành tố rất quan trọng của dự án là con người.
– Kết quả chuyển giao của dự án
Là kết quả của dự án hay nói khác đi là sản phẩm cuối cùng của dự án. Mục tiêu của dự án
thông thường là giải quyết vấn đề bằng việc tạo ra các kết quả này. Các kết quả và các mục
tiêu nhất thiết phải được viết ra rõ ràng, nếu không mục đích của dự án sẽ không đạt được,
sẽ tạo ra những kết quả sai khác đi và sẽ không ai hài lòng cả gây xung đột khi chuyển giao.
+ Cách thức phân loại dự án :
Dự án trong thực tế rất đa dạng, có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau:
– Theo tầm cỡ dự án:
Dự án lớn: được đặc trưng bởi tổng kinh phí huy động lớn, số lượng các bên tham gia

đông, thời gian dàn trải, qui mô rộng lớn. Chúng đòi hỏi phải thiết lập các cấu trúc tổ chức
riêng biệt, với mức phân cấp trách nhiệm khác nhau, đề ra quy chế hoạt động và các phương
pháp kiểm tra chặt chẽ. Người quản lý các dự án này khó có thể đi sâu vào từng chi tiết
trong quá trình thực hiện.
Ví dụ. Dự án về Tin học hoá các hoạt động điều hành và quản lý nhà nước tại các Bộ ngành
và địa phương (gọi tắt là dự án THH).
Dự án trung bình và nhỏ: không đòi hỏi kinh phí nhiều, thời gian ấn định ngắn, không quá
phức tạp.
Ví dụ, viết tài liệu nghiên cứu khả thi hay lập trình cho một modul đơn nào đó có thể coi
như là một dự án nhỏ hay việc tin học hoá điều hành và quản lý tại một VP UBND là dự án
ở mức trung bình
Dự án lớn có thể gọi là chương trình; chương trình thường được phân thành nhiều dự án nhỏ
hơn.
– Theo nội dung của dự án:
Dự án trong sự phát triển CNTT có thể phân làm 3 loại chính:
5
Dự án ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và hoạt động nghiệp vụ. Ví dụ, như dự án
Tin học hoá hoạt động quản lý nhà nước tại các Bộ ngành và địa phương.
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng về CNTT (trong đó có xây dựng cơ sở hạ tầng về kỹ thuật là
dự án Mạng truyền thông dữ liệu quốc gia; xây dựng cơ sở hạ tầng về thông tin như dự án
các CSDL quốc gia; phát triển tiềm năng nhân lực như dự án xây dựng các khoa CNTT tại
các trường đại học chính của cả nước )
Các dự án nhằm thực hiện nhiệm vụ đã phân công cho các Bộ ngành như phát triển nền
Công nghiệp Công nghệ thông tin; đảm bảo đủ cán bộ tin học cho đất nước
Nội dung của mỗi dự án có thể bao gồm nhiều vấn đề khác nhau, nhưng liên quan rất chặt
chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ như các hạng mục trong dự án tin học hóa văn phòng, như xây
dựng hệ thống thông tin, xây dựng mạng máy tính, đào tạo phục vụ cho dự án
– Dự án một người hay dự án nhiều người
Môt dự án có thể được thực hiện bởi một người hoặc nhiều người. Nên sử dụng số người tối
thiểu (mà vẫn có những thời hạn nhất định cho họ). Dự án một người thường rất ít.

Dự án CNTT có tầm cỡ khó có thể do một người thực hiện mà xong được. Do vậy vấn đề
quản lý dự án một cách nghiêm túc là hết sức cần thiết và không phải là dễ dàng.
– Nội bộ hay bên ngoài
Dự án nội bộ là dự án của một đơn vị tổ chức thực hiện nhằm phục vụ cho yêu cầu của
chính tổ chức đó.
Dự án bên ngoài là dự án được thực hiện để đáp ứng yêu cầu cho một đơn vị nơi khác.
Ví dụ dự án tin học hóa văn phòng UBND tỉnh nếu do văn phòng chủ trì thực hiện thì sẽ là
dự án nội bộ của Văn phòng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Nhưng nếu cũng
dự án này mà do Sở KHCN & MT chủ trì thì đối với Sở đây lại là dự án bên ngoài.
Câu 3:
Trình bày tổng quan về 7 giai đoạn của dự án CNTT bao gồm: mục đích, các hoạt
động chính, tài liệu và điểm mốc chính của từng giai đoạn.
TL :
Cách phân chia quá trình thực hiện dự án CNTT thành các giai đoạn chính: Bảy giai đoạn
được xác định ở đây là :
• Xác định,
• Phân tích
• Thiết kế,
• Thực hiện,
• Kiểm thử hệ thống
• Kiểm thử chấp nhận
• Vận hành.
Các khái niệm về 7 giai đoạn :
Mục đích Các hoạtđộng chính Tài liệu và các mốc điểm
Công sức:
-QLDA
– Kỹ thuật
XÁC
ĐỊNH
hiểu vấn đề

và có ước
lượng
ban đầu
-vấn đề
– mục tiêu
– kết quả
– Đánh giá mức độ rủi ro
– Đề cương dự án và
nghiên cứu khả thi (ND
thông qua)
– Bản yêu cầu (ND thông
qua)
– Bảng các rủi ro
– Kế hoạch ban đầu (các
nguồn nhân lực thông qua)
– Đề xuất giải pháp cụ thể
(được lựa chon).
90%
PHÂN hệ thống – Khảo sát – Đặc tả chức năng (ND 60%
6
TÍCH tổng thể cần
phảI làm gì
– Thiết kế mức tổng thể
– Đánh giá lại
thông qua)
– Kế hoạch triển khai
THIẾT
KẾ
từng thành
phần cầu

thành của hệ
thống, hệ
thống sẽ làm
việc như thế
nào
– Thiết kế hệ thống
– Quyết định mua hoặc tự
xây dựng
– Rà soát chi tiết
– Đánh giá lại
– Đặc tả thiết kế (thông qua
về mặt kỹ thuật)
– Kế hoạch chấp nhận
(người dùng thông qua)
– Kế hoạch đãđược đánh
giá lại
30%
THỰC
HIỆN
Xây dựng
các thành
phần cấu
thành
– Lập trình
– Mua
– Sở thích hoá
– Kiểm thử từng phần

– Bản thiết kế cho từng
thành phần (thông qua về

mặt kỹ thuật)
– Kế hoạch kiểm thử hệ
thống (thông qua kỹ thuật)
– Tài liệu cho người dùng
(ND sẽ thông qua sau này)
10%
KIỂM
THỮ
HỆ
THỐNG
Hệ thống
làm việc tốt,
không lỗi
– Tích hợp
– đảm bảo chất lượng
– Báo cáo kết quả tích hợp
hệ thống (thông qua về
mặt chất lượng)
10%
KIỂM
THỬ
CHẤP
NHẬN
Người dùng
chấp nhận hệ
thống.
-Thực hiện qui trình
demo đãđịnh
– Báo cáo kết quả của quy
trình demo (ND thông qua)

40%
VẬN
HÀNH
Vận hành và
hoàn thiện
– Vận hành
– Chuyển đổi
– Đào tạo
– Hỗ trợ
– Rút kinh nghiệm
– Kế hoạch hỗ trợ
– Báo cáo về kết quả đào
tạo
– Kinh nghiệm đúc kết
được
20%
Mục tiêu của mỗi giai đoạn: giải quyết vấn đề cụ thể gì trong toàn bộ quá trình;
Các hoạt động: là những gì mà ta phải làm trong mỗi giai đoạn. Có những hoạt động phải
thực hiện liên tục từ giai đoạn đầu đến cuối như “quản lý theo dõi dự án, tư liệu hóa “
Tài liệu, sản phẩm đầu ra và các điểm mốc: các tài liệu hoặc sản phẩm cần có sau mỗi
giai đoạn. Còn các thời điểm mốc (ghi trong ngoặc đơn) là để làm cơ sở xác định xem công
việc hay giai đoạn xong 100% hay chưa.
Công sức quản lý dự án: Công sức của người quản lý dự án được thể hiện ở dòng đồ thị
phía trên. Ta thấy công việc của người quản lý dự án trong giaiđoạn đầu rất nặng, giảm nhẹ
ở giữa và lại trở nên rất nhiều khi gần tới lúc kết thúc dự án.
Công sức của mỗi người: Dòng đồ thị phía dưới mô tả công sức tổng thể của mỗi một
người (kỹ thuật) tham gia vào dự án. Lúc đầu, khi mà chỉ có những hoạt động về quản lý,
thì người kỹ thuật không tham dự nhiều; công việc của họ sẽ tăng dần ở giai đoạn giữa khi
mà dự án cần đến những người thiết kế và lập trình, và lại được giảm bớt đi ở giai đoạn kết
thúc.

Câu 4:
Trong giai đoạn 1 dự án CNTT, em hãy cho biết ý nghĩa của công tác: Khảo sát – Tư
vấn – Cung cấp giải pháp trong việc xác định nhu cầu của người dùng?
TL:
7
Khảo sát là bước mở đầu của quá trình phát triển hệ thống, để xây dựng ra một hệ thống
mới, người phát triển hệ thống trước hết phải làm quen và thâm nhập vào chuyên môn
nghiệp vụ mà hệ thống đó phải đáp ứng tìm hiểu các nhu cầu đặt ra đối với hệ thống đó.
Khảo sát cho phép ta giải đáp một số câu hỏi như:
– Môi trường, hoàn cảnh, các ràng buộc và hạn chế đối với hệ thống đó như thế
nào.
– Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu cần đạt được của hệ thống đó là gì tức là người
dùng muốn gì ở hệ thống.
– Có thể hình dung sơ bộ một giải pháp có thể đáp ứng các yêu cầu đặt ra như thế
nào.
Tóm lại khảo sát cho ta biết một dự án triển khai có thực sự cần thiết và khả thi không, kế
hoạch và tiến độ triển khai dự án đó ra sao.
Tư vấn:
Tư vấn là việc góp ý kiến về những vấn đề được hỏi, nhưng không có quyền quyết
định.
Hiện nay tư vấn cho dự án CNTT không chỉ dừng lại ở việc “góp ý” mà đã và đang
thực hiện nhiều nội dung khác quan trọng hơn như: nghiên cứu và cảnh báo rủi ro cho phía
đối tác; nghiên cứu và đưa ra các ý kiến về việc chấp hành các quy định của pháp luật;
nghiên cứu đưa ra các phương án đầu tư và lựa chọn phương án tối ưu… Theo đà phát triển
của nền kinh tế, tư vấn đã trở thành một lĩnh vực hoạt động độc lập và ngày càng phát triển.
Trong giai đoạn một của dự án CNTT tư vấn thường đi sâu vào các vấn đề sau:
Tư vấn xem dự án có khả thi ko
Thời gian triển khai ra sao
Tư vấn về chọn nhà thầu
Tư vấn xem hệ thống có đáp ứng được yêu cầu ko

Tư vấn về kinh phí thực hiện
Tư vấn về mức độ rủi ro dự án
Tư vấn chọn giải pháp tối ưu
Tư vấn giúp ta giải quyết một số khúc mắc mà không có quyền quyết định, nhưng nó sẽ
giúp cho ta tránh được các rủi ro, nâng cao hiệu quả triển khai dự án CNTT. Tư vấn nhân tố
quan trọng trong dự án CNTT
Cung cấp giải pháp
Trong dự án CNTT, một dự án nào đấy khi được mô phỏng trên giấy tờ thường có
nhiều giải pháp đi cùng.
Một giải pháp thường có những thế mạnh riêng của mình, và cũng có điểm yếu của

Vì vậy khi triển khai dự án CNTT người ta thường nêu ra khoảng 3 giải pháp để cho
người sử dụng lựa chọn.
Để thực hiện một dự án ta thường xem xét các yếu tố về thời gian, kinh phí, nhân lực,
công nghệ sau đó cung cấp một số giải pháp cho phía người sử dụng lựa chọn, thường là
người sử dụng phải thông qua tư vấn mới có thể lựa chọn được giải pháp thích hợp.
Cung cấp giải pháp giúp cho người sử dụng có nhiều quyền lựa chọn hơn. Tiếp cận công
nghệ tốt nhất, giảm được chi phí, thời gian, đáp ứng được yêu cầu công việc tốt nhất.
Câu 5:
Thông thường trong mỗi dự án, Hợp đồng kinh tế sẽ được hai bên thực hiện ký kết
ngay sau khi kết thúc giai đoạn phân tích. Em hãy cho biết lý do tại sao?
TL:
Thông thường mỗi dự án thường trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn xác định
8
Giai đoạn phân tích
Giai đoạn thiết kế
Giai đoạn kiểm thử chấp nhận
Giai đoạn vận hành khai thác
Giai đoạn phân tích nhằm mục tiêu xác định chính xác hệ thống thông tin dự định xây

dựng sẽ “làm gì” cho người sử dụng, và nó sẽ hoà nhập vào môi trường của người sử dụng
như thế nào, trong giai đoạn này phải xác định mọi yêu cầu, mọi vấn đề đặt ra mà hệ thống
thông tin phải đáp ứng. kết thúc giai đoạn này người quản lý dự án phải hình dung ra được
hệ thống sẽ thực hiện các chức năng chính đó như thế nào?
Trong giai đoạn này chúng ta cũng đã phác họa hệ thống ở mức tổng thể đó là phương pháp
phân chia dần hệ thống thành các thành phần nhỏ hơn, có thể quản lý và xây dựng.
Giai đoạn phân tích là giai đoạn hết sức quan trọng trong việc ký kết hợp đồng, bởi lẽ
giai đoạn phân tích đã giúp ta đưa ra được các yêu cầu sau:
Chi phí xây dựng hệ thống
Thời gian cần thiết để xây dựng hệ thống.
Tính thân thiện đối với người sử dụng
Thực hiện
Kích thước hệ thống
Độ tin cậy
Khả năng thay đổi.
Như vậy kết thúc giai đoạn phân tích chúng ta đã nêu ra hầu hết được các vấn đề của một dự
án trên giấy tờ từ đó có thể đưa ra bản thiết kế dự thầu cho phía đối tác xem xét.
Chính vì những yếu tố này mà các hợp đồng kinh tế thường được ký kết sau khi giai đoạn
phân tích kêt thúc. Thành công của hợp đồng phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn này.
Câu 6:
Trình bày và phân tích nội dung cần thực hiện của giai đoạn xác định trong dự án
CNTT cho đối tượng là bên B (trong đó bên A là chủ đầu tư)? Cho ví dụ minh họa:
TL:
Mục đích:
Mục đích của giai đoạn này là có được một sự hiểu biết đầy đủ về các vấn đề, các yêu cầu
của chủ đầu tư có thể hình dung được đầy đủ về các vấn đề của dự án, ước lượng được giá
thành và thời gian thực hiện.
Các hoạt động chính cần làm trong giai đoạn này là:
1. Tìm hiểu thấu đáo về các vấn đề của bên A và những gì cần thiết để giải
quyết vấn đề đó.

2. Cần phải quyết định có thực hiện hay không thực hiện dự án. Ta cần phải biết
chắc rằng dự án là khả thi và có nhiều cơ hội để mà thành công.
3. Nếu dự án có thể thực hiện được, cần phân tích đánh giá các rủi ro có thể xảy
ra và chi tiết hoá tất cả các kết quả cần đạt được, khi nào và với giá thành bao nhiêu.
4. Cũng từ giai đoạn này, ta phải bắt đầu ngay các hoạt động về quản lý dự án,
xem xét, báo cáo và tư liệu hoá; và tiệp tục tiến hành các hoạt động đó cho đến khi kết
thúc dự án.
5. Nghiên cứu, tư vấn, khảo sát các tài liệu mà bên A cung cấp, thực tại địa
điểm thực hiện dự án, và khả năng thực thi của nó.
6. Thiết kế sơ bộ mô hình dự án, quy trình thực thi dự án (để làm sở cứ phụ lục
kèm theo Hợp đồng kinh tế ký kết giữa 2 bên).
7. Lập tiến trình thực hiện từng giai đoạn của dự án (để làm sở cứ phụ lục kèm
theo Hợp đồng kinh tế ký kết giữa 2 bên).
9
Các tài liệu cần phải viết:
– Đề cương dự án: khởi đầu của một dự án.
– Nghiên cứu khả thi: để chứng minh rằng dự án có thể thực hiện được
về mặt kỹ thuật với chi phí có thể chấp nhận được so với lợi ích kinh tế mà nó sẽ đem
lại; tài liệu phải được bên A thông qua;
– Tài liệu yêu cầu: giúp cho nhóm dự án hiểu rõ về những yêu cầu của
bên A và trên cơ sở đó mới có thể đề ra giải pháp cụ thể thích hợp và ước tính giá thành
của nó; (trong trường hợp cụ thể, đây chính là tài liệu gọi thầu). Tài liệu này phải được
Bên A thông qua;
– Danh sách rủi ro: dự đoán trước những trở ngại để chuẩn bị phương án
đối phó;
– Kế hoạch ban đầu: vạch ra các bước chính, làm cơ sở đầu tiên để ước
lượng và lập lịch cho dự án. Kế hoạch đưa ra phải được cả nhóm dự án thống nhất;
– Đề xuất (propsal) giải pháp cho bên A: ước lượng ban đầu về giá
thành và thời hạn cho dự án. Đối với các dự án bên ngoài, đây là tài liệu chính thức trình
bày những ý định của nhóm dự án nhằm cung cấp các dịch vụ mà bên A yêu cầu (tài liệu

dự thầu). Điểm mốc cần thiết là tài liệu này được bên A chấp thuận và kí kết hợp đồng
kinh tế.
• Ví dụ minh họa:
Xây dựng phần mềm hệ thống quản lý thiết bị cho Học Viện Công Nghệ BCVT.
Ngay sau khi nhận được các yêu cầu, các tài liệu từ bên A gửi sang cho Nhóm(ở đây là bên
B). Nhóm đã thực hiện các công việc sau để xác định dự án này:
• Thiết lập đề cương dự án, khởi đầu một quy trình dự án. Xác định chủ đầu tư là ai?
Tên giao dịch của đơn vị chủ trì dự án, ngày bắt đầu và ngày kết thúc dự án dự kiến.
Tiếp theo Nhóm thực hiện xác định các cơ sở, luận cứ ban đầu như các yêu cầu của bên
A, đồng thời xác định năng lực hiện có của nhóm như hạ tầng thế nào? Tài nguyên máy,
mạng ra sao? Hơn nữa là nguồn lực con người trong dự án (họ tên, vị trí, vai trò, liên hệ,
ghi chú). Sau đó nhóm xác định các mục tiêu cần đạt được, nội dung dự án, các kết quả
cần đạt được của dự án. Chú ý ở đây là nhóm đã xây dựng SOW(statement of Work)-
xác định là vạch rõ các công việc cơ bản của dự án và tổng thời gian thực hiện
Quan trọng nhất là Nhóm pải xác định được dự toán ban đầu của dự án, các chi phí trong dự
án như chi phí chuyên gia, chi phí quản lý, chi phí khác, chi phí lao động, tính toán các
thuế, chi phí dự phòng theo các mức cụ thể, tổng dự toán
• Nhóm tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng người trong nhóm nghiên cứu tính
khả thi cho dự án này, đề đảm bảo khả năng thành công cũng như lợi nhuận của nó
thu về. Xác định được phạm vi và khả năng áp dụng phần mềm đó vào Học viện
công nghệ BCVT(ở đây là bên A) có khả thi hay không?
• Một điểm mốc rất quan trọng là nhóm xác định lại yêu cầu của chủ đầu tư(Bên A),
xây dựng tài liệu yêu cầu dự án bao gồm các mục tiêu dự án, chức năng chính, các
yêu cầu cơ bản cho mỗi chức năng, người sử dụng là ai? Yêu cầu cần tự động hóa
chức năng nào? Như thế nào ?.
• Xác định các rủi ro có thể xảy ra cho dự án và cách giải quyết. Nhóm đã dựa trên
những phân tích, ngiên cứu và đưa ra các rủi ro một cách chi tiết để giảm tối đa sự
bị động trong quá trình thực hiện dự án ở các giai đoạn tiếp theo.
• Xây dựng kế hoạch ban đầu để hệ thống hóa toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
• Nhóm đưa ra đề xuất, giải pháp cho vấn đề dự án tới bên A, gửi các tài liệu cơ bản,

các biểu đồ để bên A chấp nhận và soạn thảo hợp đồng kinh tế giữa hai bên.
Câu 7:
10
Trình bày và phân tích nội dung cần thực hiện của giai đoạn xác định trong dự án
CNTT cho đối tượng là bên A (trong đó bên A là chủ đầu tư)? Cho ví dụ minh họa.
TL:
Nội dung cần thực hiện:
1. Nghiên cứu dự án định thực hiện, họp bàn đưa ra quyết định đầu tư, xây dựng
tài liệu nghiên cứu dự án đó
2. xây dựng mô hình hạ tầng cơ sở tại địa điểm vận hành dự án
3. Đặt các yêu cầu kỹ thuật đối với dự án
4. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ giám sát của chủ đầu tư, thực
hiện cung cấp các thông tin tài liệu mà bên B yêu cầu.
5. Kiểm tra các tài liệu bên B gửi, kế hoạch và quy trình thực hiện dự án, các tài
liệu mô phỏng dự án, kinh phí dự án, nếu thấy hợp lý thì trình lên cấp trên, or chấp
nhận.
6. Huy động vốn, đệ trình cấp trên xem xét, thực hiện giám sát vốn cấp cho bên
B trong hợp đồng.
7. Ký kết hợp đồng kinh tế.
• Ví dụ minh họa
Học Viện Công Nghệ BCVT (Bên A)cần xây dựng phần mềm hệ thống quản lý thiết bị.
+ Các công việc mà bên A(của nhóm)- chủ đầu tư đã làm trong giai đoạn này :
1. Họp hội đồng của học viện, họp bàn đưa ra quyết định có đầu tư dự án này hay
không? Phân tích sự cần thiết, báo cáo tình hình thực tế tại học viện trong quá trình
thực hiện công tác quản lý thiết bị.
2. Thành lập Ban điều hành dự án do ông:
3. Thiết lập, phân công 1 tổ tiến hành viết các tài liệu liên quan về nghiên cứu cũng như
mô hình cơ sở hạ tầng máy móc, các thiết bị liên quan, mạng để chuyển giao yêu cầu
cho bên B.
4. Xác định các phòng chức năng trong học viện, cũng như các cá nhân có liên quan

trong quá trình quản lý, sử dụng thiết bị có báo cáo về cách sử dụng thiết bị, hợp tác
khi bên B tiến hành phỏng vẫn khảo sát thực trạng học viện sau này.
5. Liên hệ với nhóm chủ trì dự án đã được tìm hiểu và chọn lọc được sự chấp thuận của
lãnh đạo học viện, thực hiện chuyển giao tài liệu kỹ thuật và yêu cầu bên B tiến hành
các giai đoạn xác định cho dự án được yêu cầu trong thời gian sớm nhất.
6. Sau khi nhận các tài liệu dự thầu và các tài liệu liên quan bên B. Ban điều hành dự
án(nhóm ) thực hiện họp và nghiên cứu kỹ lưỡng. Đồng thời gửi báo cáo lên cấp trên
xem xét, phê duyệt và cấp kinh phí tạm thời cho dự án.
7. Huy động vốn
8. Ban điều hành giao nhiệm vụ cho thành viên phối hợp soạn thảo Hợp đồng kinh tế.
trước khi ký kết cần gửi cho bên B một bản fax trước để tham khảo và hồi đáp các
mục hay chương trong hợp đồng. Hợp đồng cần thể hiện một cách chi tiết yêu cầu,
quyền hạn, mục tiêu, nội dung cần đạt được của các bên tham gia dự án.
9. Sau nhận hồi đáp bên B, họp để bàn về thời gian, địa điểm ký kết và thông báo cho
bên B. Thành lập tổ giám sát do Đại diện ban điều hành làm tổ trưởng tham gia với
bên B trong suốt quá trình dự án.
10. Người đứng tên đại diện học viện phải chịu trách nhiệm ký kết trong hợp đồng dưới
sự chứng kiến của các bên, đồng thời phải kiểm tra lần cuối hợp đồng trước khi đặt
bút ký.
11. Sau khi hợp đồng ký kết, Ban điều hành cần nhóm họp với bên B(đơn vị chủ trì dự
án) một cách chính thức lần đầu tiên để thống nhất lần cuối các quá trình thực hiện,
thời gian, chi phí.
11
Câu 8:
Trình bày và phân tích nội dung cần thực hiện của giai đoạn phân tích trong dự án
CNTT cho đối tượng là bên B (trong đó bên A là chủ đầu tư)? Cho ví dụ minh họa
TL:
Mục tiêu
Giai đoạn phân tích nhằm mục tiêu xác định chính xác hệ thống thông tin dự định
xây dựng sẽ “làm gì” cho người sử dụng, và nó sẽ hoà nhập vào môi trường của

người sử dụng như thế nào, nói cách khác, trong giai đoạn này phải xác định mọi yêu
cầu, mọi vấn đề đặt ra mà hệ thống thông tin phải đáp ứng. Mặc dù theo lý thuyết thì
trong giai đoạn phân tích chỉ cần xác định được xem hệ thống sẽ phải làm những gì.
Tuy nhiên trên thực tế, kết thúc giai đoạn này người quản lý dự án phải hình dung ra
được hệ thống sẽ thực hiện các chức năng chính đó như thế nào?
1. Các công việc phải thực hiện
Các công việc của giai đoạn phân tích bao gồm:
1. Công việc chính là viết tài liệu xác định mọi chức năng, mọi hành vi của hệ
thống. Tài liệu này được gọi là tài liệu Đặc tả chức năng (Functional Specifications –
FS).
2. Sau khi viết xong Đặc tả chức năng, chúng ta đã có hiểu biết đầy đủ hơn về hệ
thống thông tin cần phải xây dựng so với giai đoạn xác định, do đó cần xem xét lại kế
hoạch dự án ban đầu. Trên cơ sở xem lại viết Kế hoạch dự án cuối cùng (Final
Project Plan FPP).
3. Trong trường hợp dự án được thực hiện theo phương pháp hai bước thì kết thúc
giai đoạn phân tích chính là kết thúc bước 1, ta cần đề xuất và đánh giá thực hiện
bước hai. Đề xuất này được thể hiện qua việc viết Tài liệu để xuất phát triển
(Development Proposal – DP).
4. Trong giai đoạn phân tích, ta cũng thực hiện một phần công việc của giai đoạn
thiết kế. Đó là Thiết kế tổng thể (thiết kế mức tổng quát – Top level design – TLD).
Như vậy ở giai đoạn này không phải chúng ta chỉ xem xét hệ thống sẽ thực hiện các
chức năng như thế nào.
Ví dụ minh họa: Xây dựng phần mềm hệ thống quản lý thiết bị cho Học Viện Công Nghệ
BCVT.
Trong giai đoạn này nhóm đã thực hiện các công việc như sau:
• Nhóm (bên B) xây dựng các quy trình thông tin một cách hệ thống và trực quan
dựa trên giai đoạn xác định, các thủ tục cần thực hiện và phân tích cho bên chủ
đầu tư, áp dụng vào Học viện công nghệ BCVT bao gồm:
– Thủ tục đề nghị mua sắm các thiết bị
– Thủ tục đề nghị sửa chữa thiết bị

– Thủ tục đề nghị bảo dưỡng thiết bị.
– Thủ tục điều chuyển thiết bị
– Thủ tục đề nghị thanh lý thiết bị
• Nhóm tiến hành xây dựng các sơ đồ : chức năng, ngữ cảnh hệ thống, sơ đồ luồng
dữ liệu dự trên các nghiên cứu, phân tích hệ thống các chức năng.
• Thực hiện họp nhóm, bàn và chuyển giao tài liệu, các ghi chú, mô tả và báo cáo
của nhóm phân tích cho nhóm thiết kế.
• Xem xét lại kế hoạch ban đầu, ở đây do nhóm ko có nhiều thay đổi nên giữ
nguyên kế hoạch ban đầu là kế hoạch cuối cùng dự án.
12
• Thực hiện thiết kế hệ thống ở mức tổng thể. Phân chia hệ thống thành các thành
phần nhỏ hơn, rồi tiến hành thiết kế xuất phát từ thành phần chính rồi phân rã dần
thành các thành phần nhỏ hơn.
• Cuối cùng ta hoàn thành thiết kế hệ thống mức tổng thể.
Câu 9:
Trình bày và phân tích nội dung cần thực hiện của giai đoạn thiết kế trong dự án
CNTT cho đối tượng là bên B (trong đó bên A là chủ đầu tư)? Cho ví dụ minh họa
TL:
+ Mục tiêu
Giai đoạn thiết kế nhằm mục tiêu xác định chính xác hệ thống sẽ làm việc “như thế
nào”. Nói một cách khác nó phải xác định các bộ phận, các chức năng và các mối
liên kết giữa chúng của hệ thống.
+ Các công việc
Viết thiết kế hệ thống thông tin được tiến hành lần lượt theo 3 mức:
• Mức tổng thể: thiết kế mức tổng thể thường được thực hiện ở cuối giai
đoạn phân tích. Nó cho thấy kiến trúc chung của hệ thống về cả phần cứng và phần
mềm. Sử dụng các mô hình khái niệm để minh hoạ.
• Mức giữa: Thiết kế ở mức giữa đơn giản là tiếp tục việc chia nhỏ bản thiết kế ở
mức tổng thể thành các thành phần nhỏ hơn. Các thành phần của phần cứng được
chi tiết đến mức các khối. Các thành phần phần mềm được chi tiết đến mức các

chương trình trong mỗi Môđun hoặc mỗi ứng dụng. Sử dụng đến các mô hình logic
để minh hoạ.
• Thiết kế Môđun: (được tiến hành trong giai đoạn thực hiện): đây là mức (thấp
nhất) chi tiết nhất, nhằm thiết kết ra các thành phần cơ bản tạo ra phần cứng, các
chương trình con tạo thành các chương trình phần mềm ứng dụng. Mức này thường
do các chuyên gia phát triển làm trong giai đoạn thực hiện. Các sơ đồ ở đây chi tiết
đến từng dữ liệu và thao tác một.
Với quy trình thiết kế mô tả như trên, các công việc của giai đoạn thiết kế bao gồm:
1. Thiết kế hệ thống mức giữa và phối hợp với kết quả thiết kế hệ thống mức
tổng thể để viết tài liệu Đặc tả thiết kế (Design Specification – DS)
2.Soạn thảo tài liệu “Kế hoạch kiểm thử để chấp nhận” (Acceptance Test
Plan – ATP). Đây là tài liệu liệt kê tất cả các phép thử sẽ phải thực hiện để
kiểm tra tất cả các chức năng của hệ thống cho người dùng thấy trong giai
đoạn chấp nhận.
Mốc chính của giai đoạn này là tài liệu Đặc tả thiết kế được xem xét thông
qua và được chứng tỏ là không sai sót. Cũng có thể trong giai đoạn này người
sử dụng kế duyệt “Kế hoạch kiểm thử để chấp nhận”.
3. Xem xét lại các ướng lượng một lần nữa, đánh giá các giai đoạn còn lại,
xây dựng các phương án thực hiện khả thi cho công đoạn thực thi dự án.
4. Thiết kế cấu trúc hệ cơ sở dữ liệu hoặc bộ thử việc phục vụ cho dự án.
+ Ví dụ minh họa Xây dựng phần mềm hệ thống quản lý thiết bị cho Học Viện Công
Nghệ BCVT
• Sau giai đoạn phân tích, khi các yêu cầu cụ thể đối với hệ thống đã được xác định,
giai đoạn tiếp theo là thiết kế cho các yêu cầu mới. Công tác thiết kế xoay quanh câu
hỏi chính: Hệ thống làm cách nào để thỏa mãn các yêu cầu đã được nêu trong Đặc Tả
Yêu Cầu?
Một số các công việc thường được thực hiện trong giai đoạn thiết kế này là:
13
– Nhận biết form nhập liệu tùy theo các thành phần dữ liệu cần nhập.
– Nhận biết reports và những output mà hệ thống mới phải sản sinh

– Thiết kế forms (vẽ trên giấy hay máy tính, sử dụng công cụ thiết kế)
– Nhận biết các thành phần dữ liệu và bảng để tạo database
– Ước tính các thủ tục giải thích quá trình xử lý từ input đến output.
• Nhóm chia công việc đặc tả thiết kế thành các công việc nhỏ hơn trong quá trình thiết
kế bao gồm:
– thiết kế cơ sở dữ liệu
– thiết kế giao diện
– thiết kế các tầng lập trình
– thiết kế môdun
• Thiết kế cơ sở dữ liệu dựa trên các lớp đã phân tích, thuộc tính và các quan hệ của
nó. Đồng thời tìm hiểu các hàm và thủ tục có khả năng thực thi trên lớp đó trước khi
chuyển giao cho hệ thống cài đặt cơ sở dữ liệu
• Xây dựng các cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống cũng là việc mà nhóm
làm để nhóm cài đặt và tích hợp thấy được nguyên lý hoạt động, cách thức chuyển
giao dữ liệu, thông tin giữa các tầng trong hệ thống phần mềm Đồng thời thiết kế
các mẫu hàm, mẫu lớp để minh họa cụ thể cho các chức năng và khái quát tổ chức
hoạt động hệ thống .
• Xây dựng tài liệu thiết kế chi tiết cho mức cuối, mức modul trước khi chuyển giao
cho nhóm thực hiện.
• Thực hiện các cuộc họp giao ban thường xuyên,
• Xác định và xây dựng các nền tảng cho cài đặt, tích hợp và kiểm thử sau này.
• Tại thời điểm cuối của giai đoạn này, nhóm thực hiện nhóm họp lần cuối để thông
qua, xem xét lại Ước lượng chi phí các nguồn lực và tổng chi phí cho các công đoạn
sau, đồng thời triển khai thành viên lập trình, báo cáo năng lực chuyên môn trước
khi chuyển giao tài liệu thiết kế và Ước lượng bổ sung sửa đổi.
Kết quả giai đoạn thiết kế là Đặc Tả Thiết Kế (Design Specifications). Bản Đặc Tả Thiết
Kế Chi Tiết sẽ được chuyển sang cho các lập trình viên để thực hiện giai đoạn xây dựng
phần mềm.
Câu 10:
Trình bày và phân tích nội dung cần thực hiện của giai đoạn phân tích trong dự án

CNTT cho đối tượng là bên B (trong đó bên A là chủ đầu tư)? Cho ví dụ minh họa
(Giống câu 8)
Câu 11:
Trình bày và phân tích nội dung cần thực hiện của giai đoạn kiểm thử chấp nhận trong
dự án CNTT cho đối tượng là bên B (trong đó bên A là chủ đầu tư)? Cho ví dụ
minh họa.
TL:
Mục đích: Các công việc trong giai đoạn này chỉ để nhằm có được một xác nhận bằng văn
bản từ phía bên A rằng ê kíp dự án đã giao nộp sản phẩm như đã giao kèo. Một trong
những vấn đề khó giải trong các dự án cỡ vừa, nhỏ là bên A, khách hàng thường chần chừ
trả tiền không phải vì lý do họ không đáp ứng các yêu cầu, mà bởi lẽ họ sơ mất quyền chủ
động điều khiển ê kíp dự án khi đã trả xong tiền. Để tránh vấn đề này nên đưa ra kế hoạch
kiểm thử chấp nhận, được bên A/khách hàng phê chuẩn trước khi tiến hành kiểm thử chấp
nhận
Các công việc chính:
14
Trình diễn cho khách hàng, bên A các chức năng cơ bản của hệ thống.
Ký nhận của bên A
Thực hiện các kiểm thử đã đưa ra trong kế hoạch kiểm thử chấp nhận đã xây dựng trong
giai đoạn kiểm thử hệ thống
Sau đây là một số hạng mục công việc cần phải làm trước khi bàn giao:
1. Kế hoạch kiểm thử chấp nhận phải được biên soạn
đúng tiến độ, được bên A ký nhận hoặc chỉnh lý khi cần thiết.
2. Nếu ấn định một thời điểm thích hợp và phải đươc có trách nhiệm từ phía khách
hàng chấp nhận, phù hợp cho việc chạy các kiểm thử chấp nhận.
3. Cần bố trí chu đáo nhân sự trong êkíp dự án để thực
hiện tốt việc kiểm thử chấp nhận. Những người tham gia trực tiếp bao gồm giám
đốc dự án để hội đàm và ký nhận và ít nhất là trưởng nhóm kỹ thuật để giải quyết
các vấn đề kỹ thuật
4. Mọi nguồn (nhân lực, vật lực, trí lực và tài liệu) cần huy

động cho lần kiểm thử chấp nhận phải chuẩn bị chu đáo từ trước, bao gồm: Phần
cứng, phần mềm, các văn bản ký, các văn bản sao chép của văn bản chấp nhận
5. Chuẩn bị một tài liệu người sử dụng. Tài liệu này cũng
nằm trong danh mục các sản phẩm bàn giao. Chưa nên sao chép của văn bản chấp
nhận
6. Nhóm dự án phải chạy thử các mục trong kế hoạch
kiểm thử chấp nhận và thực hiện các chỉnh lý cần thiết.
7. Thống nhất thứ tự tiến hành bàn giao và chấp nhận.
Thủ tục này bao gồm: Thứ tự kiểm thử, ai đưa vào dữ liệu, sẽ sử dụng trạm cuối
nào trên mạng…. Cũng cần nhắc lại là từ phía người sử dụng phải thấy các thoả
thuận đã được thực hiện, rằng tiếp theo phải lý nhận vào văn bản mỗi khi 1 kiểm
thử nào đó thành công và ký nhận tất cả sau khi đã thực hiện xong mọi kiểm thử
ổn thoả.
* Sau khi đã chuẩn bị xong giai đoạn tiếp là:
+ Thông báo cho người sử dụng khi nào, ở đâu và thời gian đánh giá kiểm thử.
Không nên quên việc tiếp cận được và chọn đúng người có thể tham gia đánh giá chấp
nhận.
+ Chạy thử các ví dụ kiểm thử, sau đó đề nghị người sử dụng tìm cách tạo ra các tình
huống trục trặc! lỗi gõ bàn phím, lỗi chọn sai chức năng
+ Ghi lại tất cả những gì không ổn thoả. Tổ chức sửa càng nhanh càng tốt các khiếm
khuyết tìm được.
+ Chuẩn bị tốt các điều kiện để buộc nghiệm thu được trôi chảy
+ Cung cấp các tài liệu cần thiết. Cần chú ý rằng chưa nên photocopy ra nhiều bản vì
có thể có những thay đổi từ phía người sử dụng và dự án.
+ Ví dụ minh họa Xây dựng phần mềm hệ thống quản lý thiết bị cho Học Viện Công
Nghệ BCVT
Giai đoạn thực hiện:
• Chuẩn bị các tài liệu liên quan đến phần mềm hệ thống đã làm, tập hợp các thành
viên liên quan đến việc cài đặt, tích hợp để test lần cuối trước khi vào giai đoạn
kiểm thử chấp nhận.

• Thiết lập biên bản kiểm thử chấp nhận trước cho hệ thống và bên chủ đầu tư,
nhằm chủ động trong quá trình chấp nhận việc kiểm thử hệ thống : các mục nhỏ
lẻ: các chức năng, các form nhập, các thuộc tính nhập vào, thông tin đầu ra ra
sao? Có đáp ứng đủ các yêu cầu không.
15
• Tập trung tất cả rà soát lại lỗi, thực hiện sửa lỗi nến có trục trặc. Đồng thời phân
công nhiệm vụ cho từng cá nhân làm gì trong quá trình kiểm thử chấp nhận, xây
dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng, sao chép thành nhiều bản để đưa cho người
dùng và chủ đầu tư.
• Sau đó, Trưởng nhóm dự án sẽ thông báo cho người đại điện có thẩm quyền thay
mặt chủ đầu tư như trong hợp đồng kinh tế giữa hai bên địa điểm, thời gian kiểm
thử, đồng thời yêu cầu các giấy tờ cần mang theo.
• Cuộc họp giữa đại diện chủ đầu tư và nhóm dự án tiến hành. Các thành viên trong
nhóm lần lượt theo công việc phân công chạy phần mềm, yêu cầu đại diện nhập
các thông tin đầu vào, hướng dẫn sử dụng các chức năng.
• Sau khi kiểm thử, nhóm đảm bảo mọi các yêu cầu đã hầu như ổn thỏa, và người
đại diện ký vào biên bản chấp nhận.
Câu 12:
Trình bày và phân tích nội dung cần thực hiện của giai đoạn vận hành khai thác hệ
thống trong dự án CNTT cho đối tượng là bên A (trong đó bên A là chủ đầu tư)?
Cho ví dụ minh họa.
TL:
Mục đích
Khai thác hệ thống giải các bài toán thực tế
Các công việc chính
Nhận bàn giao hệ thống từ bên B
Kiểm nghiệm lại hệ thống
Nhận tài liệu liên quan
Chính sách bảo hành hệ thống
Đào tạo đội ngũ sử dụng hệ thống

Đưa vào vận hành khai thác
Ví dụ minh họa Xây dựng phần mềm hệ thống quản lý thiết bị cho Học Viện Công Nghệ
BCVT (Bên A chủ đầu tư)
Sau khi nhận bàn giao hệ thống từ bên B, nhân viên dự án sẽ test lại hệ thống, toàn bộ
các chức năng sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của bên A.
Trưởng nhóm và đại diện bên phía chủ đầu tư ký kết biên bản bàn giao dự án.
Bên B có nhiệm vụ là cung cấp tất cả các tài liệu về cách sử dụng hệ thống, cách thức
bảo hành hệ thống.
Xây dựng đội ngũ có trình độ tin học để học cách vận hành hệ thống đây là yếu tố bắt
buộc có trong hợp đồng.
Chính sách bảo hành hiệu nghiệm trong dự án này là 6 tháng, trong thời gian này nếu hệ
thống có gặp trục trặc gì thì bên B có nhiệm vụ là sửa chửa.
Sau thời gian vận hành hoặc hết thời gian bảo hành bên A có nhu cầu nâng cấp hệ thống do
nhu cầu công việc thì có thể phát triển hệ thống sang phiên bản khác.
Cuối cùng bên A nhóm họp lại sau khi dự án kết thúc
Đưa hệ thống vào khai thác vận hành
Câu 13:
Trình bày và phân tích nội dung cần thực hiện của giai đoạn vận hành khai thác hệ
thống trong dự án CNTT cho đối tượng là bên B (trong đó bên A là chủ đầu tư)?
Cho ví dụ minh họa.
16
TL:
Mục đích
Chuyển giao toàn bộ hệ thống cho bên A (chủ đầu tư).
Các công việc chính
Cài đặt hệ thống
Chuyển giao hệ thống hoàn chỉnh cho bên A
Bàn giao toàn bộ tài liệu cần có
Đào tạo người sử dụng
Giúp đỡ tổ chức khai thác hệ thống

Dịch vụ bảo hành
Kiểm toán sau khi hoàn thành dự án.
Một số công việc trong giai đoạn này:
Sau khi tiến hành kiểm thử từng phần và kiểm thử chấp nhận, hệ thống đã sẵn sàng sử
dụng và nhiệm vụ còn lại thuộc về bên A sử dụng nhằm khai thác hệ thống giải quyết các
bài toán thực tế. Điều cơ bản ở đây là toàn bộ nhóm thực hiện dự án (bên B) chưa thể giải
tán. Có thể có những vấn đề còn nảy sinh do người sử dụng phát hiện khi khai thác thực tế.
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là bảo hành trong thời kì mà tổ dự án phải giải
quyết tất cả các vấn đề này sinh trong hệ thống. Một việc khá quan trọng nữa là tổ chức
cuộc họp tổng kết dự án để rút kinh nghiệm, khắc phục những sai sót phạm phải trong dự
án.
Các điểm mốc quan trọng ở đây là đưa ra hệ thống tác nghiệp đầy đủ và tiếp tục triển
khai dự án ở giai đoạn sau.
Trong nhiều trường hợp, người sử dụng vận hành hệ thống chỉ để phát hiện những
điểm lạ trong hệ thống. Họ không thể kiểm thử được mọi việc nên có thể vẫn còn lỗi. nghĩa
là nhóm dự án phải giải quyết mọi vấn đề nảy sinh do lỗi của các lập trình viên, miễn phí
trong một thời khoảng đã quy định. Thông thường thời hạn này là 6 tháng, cho đến 1 năm.
+ Ví dụ minh họa Xây dựng phần mềm hệ thống quản lý thiết bị cho Học Viện Công
Nghệ BCVT (Bên A chủ đầu tư)
Giai đoạn thực hiện:
Cài đặt hệ thống hoàn chỉnh cho bên A, sau đó cho nhân viên test thử toàn bộ hệ thống
trước sự giám sát của người đại diện bên phía đầu tư.
Bên B tiến hành chuyển giao hệ thống và tài liệu liên quan cho bên A
Tiến hành đào tạo người sử dụng hệ thống và khắc phục sự cố nếu xảy ra (thường là
các sự cố nhỏ)
Trưởng nhóm dự án và người đại điện có thẩm quyền thay mặt chủ đầu tư như trong
hợp đồng kinh tế giữa hai bên ký kết biên bản chuyển giao hệ thống và thanh lý hợp đồng
Sau khi thanh lý hợp đồng thì bên B chỉ nhận được khoảng 90% hợp đồng số tiền còn
lại sẽ được chuyển cho bên B khi mà thời gian nghiêm thu kết thúc thường là 3-6 tháng cho
dự án trung bình và từ 6 tháng tới 1 năm chu dự án lớn, ở dự án này 10 phần trăm hợp đồng

bên B nhận được là sau 6 tháng vận hành hệ thống.
Kết thúc dự án là phiên họp xem xét lại quá trình thực hiện dự án. Mục đích cuộc họp
này là ghi nhận những gì hoàn thành tốt, những gì có thể nâng cao để đưa ra những gợi ý
cho những dự án tiếp theo, hoặc thu thập các thống kê về các số liệu thực tế và kế hoạch để
đánh giá sát hơn. Cuộc họp cần phải có biên bản để tiện cho các xử lý sau.
Câu 14:
Em hãy trình bày các nội dung cần thực hiện trong giai đoạn vận hành và khai thác hệ
thống của một dự án công nghệ thống tin, bao gồm: Các công việc chính; Các tài
liệu cần có; Các tài liệu cần chuẩn bị ?
Mục đích
17
Chuyển giao toàn bộ hệ thống trên diện rộng cho tất cả các mối và cho từng người sử
dụng.
Khai thác hệ thống giải các bài toán thực tế.
Các công việc chính
Cài đặt hệ thống
Đào tạo người sử dụng
Giúp đỡ tổ chức khai thác hệ thống
Bảo hành
Kiểm toán sau khi hoàn thành dự án.
Các tài liệu cần có
Tài liệu hướng dẫn sử dụng
Tài liệu hướng dẫn bảo trì
Tài liệu đào tạo
Tài liệu khai thác quản lý.
Các tài liệu cần chuẩn bị
Hồ sơ bảo hành
Giới thiệu các khả năng phát triển tiếp của hệ thống: chào hàng bán sản phẩm mới

Câu 15:

Khi thực hiện các dự án có qui mô lớn, em hãy cho biết công tác nhân sự của dự án sẽ
được tổ chức theo kiểu dạng nào? Tại sao? Vai trò, chức năng của các vị trí công
tác đối với mỗi thành viên đảm nhận trong tổ chức nhân sự đó như thế nào?
18
Sơ đồ Tổ chức các dự án lớn
1. Vai trò của GĐ dự án
Vai trò quan trọng nhất của GĐ (Trưởng ban quản lý) với tư cách là người quản lý dự án là
liên hệ giữa dự án với bên ngoài, GĐ có trách nhiệm báo cáo kế hoạch và tiến độ dự án cho
khách hàng, cho cấp quản lý cao hơn và cho tất cả các bên liên quan. Mọi thông tin từ bên
ngoài có ảnh hưởng đến dự án, kinh phí, lịch biểu, nhân sự, các thay đổi về tổ chức cũng
đều qua GĐ dự án xem xét, sau đó mới thông báo lại tới các bộ phận cá nhân liên quan
Quản lý nhân sự dự án cũng thuộc về trách nhiệm của GĐ. GĐ dự án là thủ trưởng, là người
động viên, khuyến khích và là người giải quyết mọi vấn đề về con người đặt ra trong dự án
Ngoài ra GĐ dự án phải biết bảo về dự án và biết bảo vệ chính mình khỏi bị chi phối bởi vô
vàn những thủ tục liên quan, cũng như những công việc sự vụ hàng ngày, tập chung thời
gian và nguồn lực vào thực hiện các mục tiêu của dự án.
2. Vai trò của PGĐ kỹ thuật
Chức năng chủ yếu của PGĐ kỹ thuật là đảm bảo làm ra sản phẩm chất lượng cao. Khác với
GĐ thiên về đối ngoại. PGĐ thiên về các hoạt động bên trong dự án. PGĐ cần chỉ đạo, kiểm
soát sao cho sản phẩm tạo ra phù hợp với đặc tả chức năng và không bị nhiễm lỗi. PGĐ lãnh
đạo phần lớn các công việc kỹ thuật, chủ trì các cuộc họp tổng quan kỹ thuật, xác định và
giao việc cho các cán bộ thiết kế và lập trình, giải quyết những vấn đề lớn liên quan đến vấn
đề kỹ thuật, và tự mình đảm nhận những phần việc phức tạp nhất
3. Vai trò của cán bộ lập trình
Cán bộ lập trình nhận được thiết kế mức trung để trên cơ sở đó tiến hành thiết kế chi tiết, lập
kế hoạch thử nghiệm module. Cán bộ lập trình cũng có thể chịu trách nhiệm về tài liệu cho
người sử dụng và huấn luyện, mặc dù tốt hơn hết vẫn là thuê các chuyên gia soạn tài liệu và
giảng dạy đảm nhận các khâu này. Một cán bộ lập trình phải báo cáo tiến độ với PGĐ, có
mặt khi thử nghiệm hệ thống các phần liên quan đến chương trình do anh ta viết.
4. Vai trò của Trưởng phòng chuyên môn

Trưởng phòng chuyên môn (quản lý theo hàng ngang) cung cấp cán bộ cho dự án, và sẽ tiếp
nhận các cán bộ đó về lại Phòng sau khi dự án kết thúc. Với trách nhiệm lo lắng cho sự tiến
bộ của các cán bộ phòng mình, trưởng phòng chuyên môn phải quan tâm đến các dự án
trong đó có người của phòng tha gia. Trưởng phòng phải chắc chắn rằng các cán bộ phòng
mình được sử dụng đúng chỗ, thảy đều vui vẻ và không có ai phải làm việc quá sức. Trưởng
phòng tham dự một số cuộc họp, gặp gỡ tình cờ với các nhân viên dự án, và được gửi các
báo cáo định kỳ.
Trong phần lớn các công ty tổ chức theo dạng ma trận, mục tiêu của Trưởng phòng chuyên
môn đôi khi mâu thuẫn với mục tiêu của dự án. Đối với Trưởng phòng chuyên môn, dự án
chỉ là một phần công việc chung, trong khi đối với Giám đốc dự án, đó có thể là tất cả. Các
cấp trên về quản lý cần xác định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng phòng
chuyên môn và của GĐ dự án, thông báo cho cả hai bên và được hai bên chấp nhận.
5. Vai trò của phía khách hàng
Phía khách hàng có thể có một số trách nhiệm như soạn thảo tài liệu hoặc cung cấp dữ liệu
để thử nghiệm. Trong mọi trường hợp phía khách hàng phải cử ra một đại diện, chịu trách
nhiệm liên hệ và làm việc với dự án về các vấn đề quản lý. Phía khách hàng phải có ít nhất
một người đủ hiểu biết để trả lời câu hỏi của tổ dự án
Người sử dụng cũng phải tìm hiểu về quản lý dự án, ít ra là để biết vai trò của mình đến đâu,
khi nào thì phải tham gia họp hoặc ký. Người sử dụng phải biết đọc và phê duyệt các tài liệu
do phía dự án đưa sang. Mặc dù không can thiệp vào các công việc kỹ thuật, người sử dụng
giữ liên hệ với GĐ dự án, đưa ra các đề nghị thay đổi theo đúng quy trình, và qua đó biết
được sản phẩm giao nộp có đáp ứng yêu cầu cam kết không
19
Câu 16:
Trong giai đoạn thực hiện của một dự án xây dựng phần mềm ứng dụng, em hãy trình
bày và phân tích các nội dung cơ bản sau: các công việc chính; các tài liệu cần
hoàn thiện; các cuộc họp liên quan cần thiết ?
Các công việc chính:
Thiết kế chi tiết các module và lập trình
Chế tạo các phần trong hệ thống

Dự toán và tổ chức mua thiết bị phần cứng/phần mềm
Chỉnh sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu thực tế
Kiểm thử từng phần các module, phân hệ
Biên soạn tài liệu
Các tài liệu cần hoàn thành:
Tài liệu thiết kế chi tiết các thành phần trong hệ thống (Thông qua về chuyên môn kỹ
thuật)
Tài liệu dự toán/ kế hoạch mua trang thiết bị phần cứng/ phần mềm (Thông qua về chuyên
môn kỹ thuật)
Kế hoạch kiểm thử hệ thống (Thông qua về chuyên môn kỹ thuật)
Biên bản kiểm thử các thành phần (Thông qua về chuyên môn kỹ thuật)
Kế hoạch sửa đổi thích nghi các sản phẩm đã có/ mua để phù hợp với yêu cầu (Thông qua
về chuyên môn kỹ thuật và người sử dụng)
Tài liệu người sử dụng (Người sử dụng thông qua về sau).
Các cuộc họp:
Rà soát thiết kế chi tiết các module và kế hoạch kiểm thử module, hệ thống
Rà soát tài liệu người sử dụng
Câu 17
Khi viết tài liệu đặc tả chức năng trong giai đoạn phân tích của một dự án công nghệ
thông tin, em cần phải thực hiện như thế nào? Nếu thực hiện viết tài liệu này
nghiêm túc, xác thực thì nó sẽ có ích lợi gì cho dự án?
Đặc tả chức năng là tài liệu mô tả toàn bộ hoạt động của hệ thống, các giao diện người sử
dụng. Trong tài liệu này cần:
Mô tả chi tiết nhất có thể các thông tin vào, thông tin ra, các yêu cầu về thực hiện, các thủ
tục, các quy trình
Giải thích các thay đổi môi trường của người sử dụng do đưa vào hệ thống mới.
Mô tả tất cả các sản phẩm chuyển giao bao gồm phần cứng, phần mềm, đào tạo, các tài
liệu, các đảm bảo về bảo hành
Đặc tả chức năng chính là tài liệu nói rõ “cái gì” hệ thống sẽ làm cho người sử dụng. Tài
liệu này nếu làm nghiêm túc, cẩn thận sẽ giúp cho chúng ta:

Hệ thống hoá và ghi nhớ được đầy đủ các vấn đề, các yêu cầu, đặt ra đối với hệ thống, làm
cơ sở pháp lý để giải quyết và triển khai các giai đoạn sau.
Giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của hệ thống trước khi thực hiện thiết kế kỹ thuật và lập
trình, làm cho việc nghiên cứu các dữ liệu, các chức năng xử lý và mối quan hệ giữa chúng
được rõ ràng mạch lạc.
Tạo điều kiện thuận lợi để các nhóm chuyên gia khác nhau có thể kế thừa thực hiện hoặc
hoàn thiện hệ thống trong những giai đoạn tiếp theo.
20
Câu 18:
Khi thực hiện một dự án công nghệ thông tin có liên quan đến mua sản phẩm, em hãy
trình bày quá trình tuân theo các bước chuẩn bị và thực hiện tiến hành mua một
sản phẩm phần cứng, phần mềm như thế nào?
Quá trình chuẩn bị để tiến hành mua một sản phẩm phần cứng, phần mền tuân theo
các bước sau:
Biên soạn tài liệu gọi thầu (tham khảo các nội dung trong tài liệu yêu cầu, chương II)
Nhận hồ sơ dự thâu (tham khảo tài liệu đề xuất giải pháp, chương II)
Chon thầu/bỏ thầu
Biên soạn hợp đồng
Tiến hành mua và thanh toán sơ bộ
Kiểm tra và chấp nhận
Hoàn tất lắp đặt/cài đặt
Tích hợp hệ thống, thích nghi sản phẩm
Bàn giao và quyết toán.
a. Tài liệu gọi thầu:
Trong tài liệu gọi thầu cần nêu rõ các thông tin sau:
Tên dự án, cơ quan chủ trì, các thông tin về cơ quan (điện thoại, fax )
Mục đích, yêu cầu, phạm vi đề cập trong sự án
Những chức năng chính
Trang thiết bị, sản phẩm cần mua, thời hạn cung cấp
Hình thức mua và thanh toán

Thời hạn đăng ký
Những yêu cầu khác (đặt ra đối với các đối tác)
b. Nhận hồ sơ dự thầu:
Có bộ phần thường trực nhận hồ sơ dự thầu trong thời hạn đã thông báo.
Tổ chức các cuộc gặp mặt giới thiệu chi tiết dự án cho các đối tác dự thầu.
Yêu cầu mỗi cơ quan đối tác dự thầu làm hồ sơ dự thầu, trình bày rõ các giải pháp kỹ thuật
và luận chứng kinh kế – kỹ thuật đối với các giải pháp đã lựa chọn.
c. Đánh giá, thẩm định các hồ sơ dự thầu:
Thành lập ban trợ giúp phân loại, đánh giá sơ bộ các tài liệu thầu.
Xây dựng bảng điểm để chấm thầu – đối với mỗi chỉ tiêu, xác định khả năng cung cấp của
nhà thầu, hệ số quan trọng đối với dự án, trên cơ sở đó tính điểm đạt được
Tiến hành các cuộc họp chuyên môn xin ý kiến chuyên gia, lựa chọn các đề xuất, các giải
pháp phù hợp; nên có các chuyên gia trong các bộ phận quản lý thuộc chương trình tham
dự.
Xác định, cân nhắc các giải pháp và các nguồn tài chính phù hợp với yêu cầu
Yêu cầu một số đối tác tinh chỉnh lại bản dự thầu, cùng các giải pháp kinh tế – kỹ thuật
Phiên họp cuối cùng để quyết định và lựa chọn phương án. Có thể bỏ thầu hay đấu thầu tuỳ
thuộc từng hoàn cảnh cụ thể.
Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
Các giải pháp được đề nghị có phù hợp với các yêu cầu đã đặt ra trong tài liệu về các yêu
cầu hay không?
Tính hợp lý của các giải pháp đã lựa chọn:
Về chuyên môn: Tính mở của hệ thống (Khả năng tích hợp với môi trường, khả năng
ghép nối hệ thống trong tổng thể cả chương trình CNTT )
Về công nghệ: Tính hiện đại về phần cứng, phần mềm
Về hiệu quả sử dụng:
21
– Đối với người sử dụng
– Chi phí/hiệu quả
– Tiến độ thực hiện

Nếu chuẩn bị sẵn các phiếu đánh giá theo các tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn có một thang điển
xếp loại thích hợp. Có đánh giá, xếp loại tổng thể toàn bộ hồ sơ dự thầu.
Cách thức tiến hành
Có thể lựa chọn giữa 2 hình thức bỏ thầu và đấu thầu tuỳ theo từng loại hình dự án, tính chất
và quy mô dự án, cũng như các yêu cầu khác
Nên chia dự thầu thành 2 giai đoạn
Dự thầu phần cứng và phần mềm hệ thống
Dự thầu phầm mềm ứng dụng.
d. Đàm phán và ký hợp đồng
A. Đàm phán, thỏa thuận:
Các vấn đề được đề cập ở đây chủ yếu có liên quan tới các khía cạnh của vấn đề. Để thoả
mãn, trước hết phải nắm rõ các chi tiết về giá cả, thị trường các sản phẩm cần mua, nên
chuẩn bị các bảng chào giá của các hồ sơ dự thầu để làm cơ sở thoả thuận. Tốt nhất là phải
có đầy đủ thông tin và các công thức, phương pháp đánh giá dự đoán. Để định giá một cách
chính xác, phải chia nhỏ các phần thành các phần nhỏ hơn, rồi tiến hành ước lượng các phần
đó. Trong khi trao đổi phải chỉ rõ cho đối tác của mình biết phần nào có thể giảm giá được.
Trước khi ngồi đàm phán, phải chuẩn bị kỹ 2 điểm sau:
Ba vấn đề căn bản trong đàm phán (rẻ, nhanh, tốt)
Giá
Thời gian thực hiện
Các chức năng hệ thống
Ba nhân tố này có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu giá hạ phải chấp nhận thời gian thực
hiện dài hơn hoặc các chức năng sẽ ít đi (tiền nào của ấy!)
Một giải pháp
Có thể chấp nhận giao nhận sản phẩm theo từng khoản, mục. Có thể phiên bản 1 chỉ chứa
các chức năng cơ bản với giá cả chấp nhận sau đó các phiên bản tiếp theo sẽ có thêm các
chức năng mới. Cách làm này có lợi cho cả hai bên, về bên đặt hàng không phải vượt qua
giới hạn tài chính, bên thực hiện vẫn có công việc và nếu mọi chuyện trôi chảy sẽ được
nhận làm tiếp tục
Nguyên tắc Kim chỉ nam: Người mua không tham rẻ,

Người bán không hám lời!
B. Tổ chức hợp đồng:
Trừ trường hợp phải ký với các đối tác bên ngoài thông thường các điều khoản đã được ghi
rõ trong hồ sơ dự thầu, vả lại các tài liệu dự thầu đã được ký nên có thể xem là một hợp
đồng chính thức. Trong hợp đồng nên ghi rõ các điều khoản khác như giữ giá, bản quyền
pháp lý, bảo hành. Nếu sai sót của phần cứng hay phần mềm có thể gây ra tổn thất lớn hay
các tình huống nguy hiểm khác, sự liên đới của tác giả phải được ghi rõ trong văn bản. Khi
cần thiết có thể ghi rõ trách nhiệm của phía người sử dụng trong công việc cung cấp thông
tin chính xác, kịp thời hoặc thậm chí tham gia biên soạn tài liệu.
Có 2 loại hợp đồng: hợp đồng giá cố định và hợp đồng giá thay đổi. Hợp đồng giá cố định
phù hợp trong những tình huống không có nhiều biến động, phần mềm, phần cứng đã quen
thuộc. Hợp đồng giá thay đổi phù hợp khi có nhiều biến động, rủi ro, và được tính theo giờ
hoặc theo ngày công.
e. Mua sản phẩm
Báo với cơ quan đối tác thời gian bàn giao thiết bị phần mềm.
Giám sát việc lắp đặt thiết bị, cài đặt phần mềm
Kiểm tra cấu hình thiết bị so với các qui định trong hợp đồng
22
Kiểm tra cácphần mềm và các dữ liệu cần thiết kèm theo
Biên bản giao nhận
f. Kiểm tra, chấp nhận:
Chạy thử hệ thống: bật, tắt, khai thác thử các chức năng
Phiếu bảo hành
Biên bản giao nhận, có chữ ký hai bên, coi như phụ lục hợp đồng.
5.3.7 Cài đặt tính hợp lệ hệ thống:
Thử nghiệm hệ thống
Yêu cầu sửa đổi cho phù hợp với môi trường làm việc của hệ thống với các bài toàn cụ thể.
Các mốc quan trọng
Lập tài liệu gọi thầu
Tổ chức thẩm định các hồ sơ dự thầu

Kiểm tra, chấp nhận, cài đặt tích hợp hệ thống
Bảng kê các công việc
STT Tên công việc Dữ
liệu/tài
liệu cần

Tài
liệu/sản
phẩn bàn
giao
Xác
nhận
kỹ
thuật
Xác nhận
quản lý dự
án
Xác
nhận
NSD
1 Gọi thầu Tài liệu
yêu cầu
Tài liệu
gọi thầu
+
2 Đánh giá, thẩm định hồ sơ
dự thầu
Phiếu
đánh giá
Biên bản

đánh giá
+ +
3 Đàm phán, ký hợp đồng Hợp đồng + +
4 Mua sản phẩm + + +
5 Kiểm tra, chấp nhận + + +
6 Cần đặt tích hợp Biên bản + + +
23
Câu 11 : 14T rình bày và nghiên cứu và phân tích nội dung cần thực thi của tiến trình kiểm thử đồng ý trong dự án CNTTcho đối tượng người dùng là bên B ( trong đó bên A là chủ góp vốn đầu tư ) ? Cho ví dụ minh họa. 14C âu 12 : 16T rình bày và nghiên cứu và phân tích nội dung cần thực thi của quá trình quản lý và vận hành khai thác mạng lưới hệ thống trong dựán CNTT cho đối tượng người dùng là bên A ( trong đó bên A là chủ góp vốn đầu tư ) ? Cho ví dụ minh họa. 16C âu 13 : 16T rình bày và nghiên cứu và phân tích nội dung cần thực thi của tiến trình quản lý và vận hành khai thác mạng lưới hệ thống trong dựán CNTT cho đối tượng người dùng là bên B ( trong đó bên A là chủ góp vốn đầu tư ) ? Cho ví dụ minh họa 16C âu 14 : 17E m hãy trình diễn những nội dung cần triển khai trong quá trình quản lý và vận hành và khai thác mạng lưới hệ thống củamột dự án công nghệ thống tin, gồm có : Các việc làm chính ; Các tài liệu cần có ; Các tài liệu cầnchuẩn bị ? 17C âu 15 : 18K hi triển khai những dự án có qui mô lớn, em hãy cho biết công tác nhân sự của dự án sẽ được tổ chứctheo kiểu dạng nào ? Tại sao ? Vai trò, công dụng của những vị trí công tác làm việc so với mỗi thành viên đảmnhận trong tổ chức triển khai nhân sự đó như thế nào ? 18C âu 16 : 20T rong tiến trình triển khai của một dự án thiết kế xây dựng ứng dụng ứng dụng, em hãy trình diễn và phântích những nội dung cơ bản sau : những việc làm chính ; những tài liệu cần triển khai xong ; những cuộc họp liênquan thiết yếu ? 20C âu 17 20K hi viết tài liệu đặc tả tính năng trong quy trình tiến độ nghiên cứu và phân tích của một dự án công nghệ thông tin, emcần phải triển khai như thế nào ? Nếu thực thi viết tài liệu này trang nghiêm, xác nhận thì nó sẽ có íchlợi gì cho dự án ? 20C âu 18 : 21K hi triển khai một dự án công nghệ thông tin có tương quan đến mua loại sản phẩm, em hãy trình diễn quátrình tuân theo những bước sẵn sàng chuẩn bị và thực thi thực thi mua một mẫu sản phẩm phần cứng, phần mềmnhư thế nào ? 21C âu 1 : Thế nào là quản trị dự án ? Liệt kê những yếu tố mà dự án CNTT ở Việt nam thường gặpphải, có tác động ảnh hưởng tới tác dụng và quy trình tiến độ của dự án. Mỗi yếu tố ảnh hưởng tác động đến ( những ) quá trình nào của dự án ( khởi đầu, thực thi hay kết thúc ) : TL : Quản lý dự án là việc vận dụng những công cụ, kỹ năng và kiến thức và kỹ thuật nhằm mục đích định nghĩa, lậpkế hoạch, thực thi tiến hành, tổ chức triển khai, trấn áp và kết thúc dự án – quản trị dự án không chỉ đơn thuần là thực thi một khối việc làm đã được vạch địnhsẵn, mà gồm có cả chính việc hình thành nên khối việc làm đó. – Một dự án được quản trị tốt, tức là khi kết thúc phải thoả mãn được chủ góp vốn đầu tư về cácmặt : thời hạn, ngân sách và chất lượng tác dụng. Quản lý dự án gồm có : + Lập kế hoạch : Định ra tiềm năng của dự án : Xác định những phương tiện đi lại cần kêu gọi ( nhân lực, thông tin, thiết bị, ) toàn bộ những gìcần được tính vào kế hoạch của dự án. Xác định phương pháp tổ chức triển khai quản trị và triển khai. + Quản lý những rủi ro đáng tiếc ( rủi ro đáng tiếc là chênh lệch giá, thời hạn, nguồn nhân lực, quy địnhhàng hóa phát hành ) : Rủi ro là những điều xảy ra và làm cho dự án phải lê dài hơn hoặc phải ngân sách nhiềuhơn so với kế hoạch đã định. Nếu lường trước được những yếu tố hoàn toàn có thể xảy ra để đề xuấtcác giải pháp theo dõi và hành vi kịp thời thì tốt hơn nhiều so với việc chờ chịu mộtcách bị động. Quản lý nhân sự : Động viên những người tham gia, kết phối hoạt động giải trí của họ, tạo điều kiện kèm theo khuyến khíchhọ thao tác tích cực hơn, hiệu suất cao hơn. Theo dõi dự án : Người quản trị dự án phải theo dõi để bảo vệ mọi việc xảy ra theo đúng kế hoạch. Việctheo dõi hoàn toàn có thể được xác lập gồm 3 yếu tố chính : 1. Giám sát – có những mạng lưới hệ thống hoàn toàn có thể cho bạn biết rõ dự án đang tiến triển thế nào so vớikế hoạch. 2. Biết được có yếu tố thực sự phát sinh hay không. Có thể, dự án không được thực hiệntheo sát kế hoạch đề ra một cách đúng mực, nhưng điều đó không có ý nghĩa là sẽ gây rarắc rối. 3. Phản ứng đối với yếu tố : hoàn toàn có thể là khắc phục những nguyên do gây ra yếu tố, hoặc làthay đổi kế hoạch. Nếu kế hoạch bị đổi khác bạn phải thông tin cho những người có liênquan tới sự biến hóa này. Liệt kê những yếu tố mà dự án CNTT ở Việt nam thường gặp phải, có ảnh hưởng tác động tới kếtquả và tiến trình của dự án. Mỗi yếu tố ảnh hưởng tác động đến ( những ) tiến trình nào của dự án ( khởi đầu, thực thi hay kết thúc ) 33 % những dự án bị huỷ bời vìVượt qua số lượng giới hạn về thời hạn hoặc kinh phí đầu tư ; Công nghệ đã bị biến hóa quá nhiều so với hiệu suất cao mà dự án sẽ mang lại ; 50 – 100 % quá tảiMột dự án mà ngân sách của nó vượt quá 50 % kinh phí đầu tư cho phépHoặc lê dài quá 50 % thời hạn dự tính thì coi như là đã thất bại. Không được sử dụng : Nhiều dự án không khi nào đưa vào sử dụng được. Lý do hoàn toàn có thể là : Dự án không xử lý được yếu tố đặt ra ; Quá khó sử dụng, Không có huấn luyện và đào tạo. Nguyên nhân sâu xa của việc thất bại hoàn toàn có thể xuất phát : Ngay từ khi khởi đầu dự án, do thiếu một kế hoạch tốt : Đa số dự án không hề tiến hành được vì không xuất phát từ trong thực tiễn đơn cử. Người ta bắt tayvào việc lập chương trình mà không hiểu rõ tại sao lại có dự án đó và đúng chuẩn là cần phảihoàn thành cái gì. Nếu không thống nhất rõ ràng trước với người dùng về những gì họ nhu yếu dự án phải đạtđược, thì sau này sẽ rất khó khăn vất vả để người dùng đồng ý những hiệu quả của dự án. Việc đặt ra những thời hạn và kinh phí đầu tư không sát trong thực tiễn thường khiến cho những nhómthực hiện không thể nào thực thi được lời hứa của mình. Trong những bước tăng trưởng tiếp : Dự án hoàn toàn có thể mắc sai lầm đáng tiếc trong quá trình nghiên cứu và phân tích và phong cách thiết kế. Ví dụ, nếu những tác dụng phântích và phong cách thiết kế không được tư liệu hoá lại một cách đúng mực, rõ ràng, thì sẽ gây ra nhữngcách hiểu khác nhau về sau này. Nếu người quản trị dự án không phân công rõ trách nhiệm của từng người một, thì ai cũng nghĩrằng đó không phải là nghĩa vụ và trách nhiệm, mà là nghĩa vụ và trách nhiệm của người khác, rồi sau cuối sẽchẳng có gì triển khai xong xong cả. Thiếu hiểu rõ những công cụ tương hỗ cho việc tăng trưởng mạng lưới hệ thống cũng như cho việc quản trị – theo dõi dự án, Không làm rõ lịch điều phối nhân sự và thông tin trước cho những đối tượng người dùng tương quan, Việc khởi đầu viết chương trình trước khi bản thiết kế được hoàn thành xong ( mà trước đây đã trởthành thói quen của không ít lập trình viên ) sẽ khiến cho dự án khó mà thành công xuất sắc một cáchtốt đẹp, sẽ tốn thêm nhiều côngKhông kịp thời phát hiện ra những yếu tố chính phát sinh trước và sau quá trình tăng trưởng. Sự đổi khác công tác làm việc của những thành viên tham gia dự án cũng là một nguyên do phải tínhđến. Thiếu những chuẩn mực, qui định trong quy trình tăng trưởng cũng làm cho dự án bị thất bại ởmột mức độ nào đó. Và ở đầu cuối là quá nhiều người tham gia dự án chưa chắc đã đẩy nhanh vận tốc mà có khicòn làm cho dự án chậm đi vì phải thêm việc huấn luyện và đào tạo, giảng dạy, thêm việc tiếp xúc giữamọi người tức là thêm thời hạn và kinh phí đầu tư. Trong quá trình kết thúc : Khi đã đến thời hạn sau cuối, hoặc khi đã hết kinh phí đầu tư mà mọi chuyện vẫn chưa xong, thìyêu cầu so với dự án thường bị thoả hiệp. Một số ứng dụng được tạo ra mà không có sự rà lỗi cẩn trọng. Một số mạng lưới hệ thống đưa ra không phân phối được đúng những chỉ tiêu kỹ thuật đã đề ra. Nếu ngân sách cho việc bảo dưỡng quá lớn thì mạng lưới hệ thống cũng hoàn toàn có thể bị ngừng hoạt động giải trí. Trong nhiều trường hợp, nếu ở thời gian nào đó mà chứng tỏ được rằng không có ích lợigì mà liên tục dự án nữa thì cũng nên mạnh dạn xem xét đến việc phải ngừng dự án lại. Câu 2 : Trình bày những đặc trưng cơ bản của một dự án ? Cách thức phân loại dự án ? TL : + Các đặc trưng cơ bản của một dự án là : – Mục tiêu của dự ánMọi dự án đều mở màn khi có một yếu tố được đặt ra trong thực tiễn. Kèm theo đó phải lànhững nhu yếu cần được xử lý. Mục tiêu của dự án là xử lý được yếu tố này. Cácmục tiêu của dự án nhất thiết phải được viết ra một cách rõ ràng ngay từ đầu, nếu không khócó thể hoàn thành xong đượcTừ những tiềm năng chung của việc tăng trưởng CNTT như đã nêu ở trên, mỗi dự án CNTT cầnphải cụ thể hoá những tiềm năng của mình cả về mặt định tính và định lượng.  Mục tiêu là một trong những đặc trưng cơ bản của dự án – Thời gian dự ánĐối với mỗi dự án phải xác lập được một thời hạn tối đa phải triển khai xong, đơn cử hơn làphải có thời gian khởi đầu và thời gian kết thúc. Thời điểm khởi đầu là khi yếu tố giải quyếtđược đặt ra. Thời điểm kết thúc là hạn ở đầu cuối mà dự án phải hoàn thành xong. Thời điểm nàyphải được xác lập rõ ràng, nếu không dự án hoàn toàn có thể sẽ không khi nào kết thúc. ( Trong thựctế, dự án luôn gặp phải những nhu yếu đổi khác khi đã ở gần quy trình tiến độ sau cuối. Nếu cácthay đổi đó được coi như là một phần của dự án, thì dự án khó mà triển khai xong đúng hạnđược. Cho nên phải rất rõ ràng về thời gian kết thúc, và hãy đưa những nhu yếu thay đổinày vào một dự án mới. ) Vì vậy thường địa thế căn cứ thời hạn để làm pháp luật hợp đồng ( Các dự án CNTT nằm trong khuôn khổ tổng thể và toàn diện của việc tăng trưởng CNTT thường lànhững dự án trung hạn, lê dài một vài ba năm. Tuy nhiên, để thực thi từng bước, ta cóthể phân những dự án đó thành những dự án nhỏ và hoàn thành xong trong thời hạn từ vài ba thángđến một năm để cung ứng từng tiềm năng đơn cử trong tiềm năng chung của một dự án lớn. )  Thời gian là một trong những nguyên do tạo ra rủi ro đáng tiếc của dự án. Thời gian là một trong những đặc trưng cơ bản quan trọng của dự án, yếu tố quan trọng. – Kinh phí của dự ánMọi dự án đều phải xác lập một kinh phí đầu tư tối đa, hay nói khác đi là một khoản tiền tối đamà dự án hoàn toàn có thể sử dụng. Mỗi dự án trong sự tăng trưởng CNTT đều phải xác lập tổng dự toán kinh phí đầu tư cho toàn bộquá trình thực thi, phân chia theo từng năm triển khai. Cho đến lúc bấy giờ, với những dự ánCNTT lấy kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước cuối năm đều có việc xem xét lại những kết qủa đãđạt được và trên cơ sở đó dự trù kế hoạch kinh tế tài chính cho năm sau. ( Tuy nhiên, để đạt đượchiệu quả cao, đồng điệu và tạo ra được những biến hóa cơ bản trong hoạt động giải trí quản trị, kinhtế xã hội, những dự án ứng dụng CNTT ở những Bộ ngành địa phương thường yên cầu những đầutư khá lớn mà ngân sách Nhà nước khó hoàn toàn có thể cung ứng cân đối trọn vẹn được. Do vậy, những dự án đều được xác lập nguồn vốn khác nhau hoàn toàn có thể kêu gọi được để bảo vệ đượckinh phí cần thiết thực hiện dự án. ) – Nguồn nhân lựcLà tổng thể những người tham gia vào dự án. Mỗi dự án phải xác lập list những ngườitham gia, từ mức quản trị dự án đến những người triển khai, tiến hành. Nhân lực hoàn toàn có thể kêu gọi từ bên trong hoặc bên ngoài đơn vị chức năng, tuỳ theo nội dung từng côngviệc trong dự án. Các dự án ứng dụng CNTT thường luôn yên cầu phải có sự phối hợp chặtchẽ giữa những chuyên gia nghiệp vụ và chuyên viên tin học.  Sự không thay đổi của nguồn nhân lực là một thành công xuất sắc lớn của dự án. Nếu nguồn nhân lực bịsáo trộn hoàn toàn có thể gây ra sự rủi ro đáng tiếc của dự án hoàn toàn có thể gây đổ bể của dự án. Nguồn lực là thành tố rất quan trọng của dự án là con người. – Kết quả chuyển giao của dự ánLà hiệu quả của dự án hay nói khác đi là loại sản phẩm ở đầu cuối của dự án. Mục tiêu của dự ánthông thường là xử lý yếu tố bằng việc tạo ra những hiệu quả này. Các tác dụng và những mụctiêu nhất thiết phải được viết ra rõ ràng, nếu không mục tiêu của dự án sẽ không đạt được, sẽ tạo ra những hiệu quả sai khác đi và sẽ không ai hài lòng cả gây xung đột khi chuyển giao. + Cách thức phân loại dự án : Dự án trong thực tiễn rất phong phú, hoàn toàn có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau : – Theo tầm cỡ dự án : Dự án lớn : được đặc trưng bởi tổng kinh phí đầu tư kêu gọi lớn, số lượng những bên tham giađông, thời hạn giàn trải, qui mô to lớn. Chúng yên cầu phải thiết lập những cấu trúc tổ chứcriêng biệt, với mức phân cấp nghĩa vụ và trách nhiệm khác nhau, đề ra quy định hoạt động giải trí và những phươngpháp kiểm tra ngặt nghèo. Người quản trị những dự án này khó hoàn toàn có thể đi sâu vào từng chi tiếttrong quy trình triển khai. Ví dụ. Dự án về Tin học hoá những hoạt động giải trí điều hành quản lý và quản trị nhà nước tại những Bộ ngànhvà địa phương ( gọi tắt là dự án THH ). Dự án trung bình và nhỏ : không yên cầu kinh phí đầu tư nhiều, thời hạn ấn định ngắn, không quáphức tạp. Ví dụ, viết tài liệu điều tra và nghiên cứu khả thi hay lập trình cho một modul đơn nào đó hoàn toàn có thể coinhư là một dự án nhỏ hay việc tin học hoá điều hành quản lý và quản trị tại một VP UBND là dự ánở mức trung bìnhDự án lớn hoàn toàn có thể gọi là chương trình ; chương trình thường được phân thành nhiều dự án nhỏhơn. – Theo nội dung của dự án : Dự án trong sự tăng trưởng CNTT hoàn toàn có thể phân làm 3 loại chính : Dự án ứng dụng CNTT trong công tác làm việc quản trị và hoạt động giải trí nhiệm vụ. Ví dụ, như dự ánTin học hoá hoạt động giải trí quản trị nhà nước tại những Bộ ngành và địa phương. Dự án thiết kế xây dựng hạ tầng về CNTT ( trong đó có kiến thiết xây dựng hạ tầng về kỹ thuật làdự án Mạng truyền thông online tài liệu vương quốc ; thiết kế xây dựng hạ tầng về thông tin như dự áncác CSDL vương quốc ; tăng trưởng tiềm năng nhân lực như dự án thiết kế xây dựng những khoa CNTT tạicác trường đại học chính của cả nước ) Các dự án nhằm mục đích thực thi trách nhiệm đã phân công cho những Bộ ngành như tăng trưởng nềnCông nghiệp Công nghệ thông tin ; bảo vệ đủ cán bộ tin học cho đất nướcNội dung của mỗi dự án hoàn toàn có thể gồm có nhiều yếu tố khác nhau, nhưng tương quan rất chặtchẽ, tương hỗ lẫn nhau. Ví dụ như những khuôn khổ trong dự án tin học hóa văn phòng, như xâydựng mạng lưới hệ thống thông tin, kiến thiết xây dựng mạng máy tính, giảng dạy ship hàng cho dự án – Dự án một người hay dự án nhiều ngườiMôt dự án hoàn toàn có thể được thực thi bởi một người hoặc nhiều người. Nên sử dụng số người tốithiểu ( mà vẫn có những thời hạn nhất định cho họ ). Dự án một người thường rất ít. Dự án CNTT có tầm cỡ khó hoàn toàn có thể do một người triển khai mà xong được. Do vậy vấn đềquản lý dự án một cách tráng lệ là rất là thiết yếu và không phải là thuận tiện. – Nội bộ hay bên ngoàiDự án nội bộ là dự án của một đơn vị chức năng tổ chức triển khai thực thi nhằm mục đích Giao hàng cho nhu yếu củachính tổ chức triển khai đó. Dự án bên ngoài là dự án được thực thi để phân phối nhu yếu cho một đơn vị chức năng nơi khác. Ví dụ dự án tin học hóa văn phòng Ủy Ban Nhân Dân tỉnh nếu do văn phòng chủ trì thực thi thì sẽ làdự án nội bộ của Văn phòng nhằm mục đích nâng cao hiệu suất cao hoạt động giải trí của mình. Nhưng nếu cũngdự án này mà do Sở KHCN và MT chủ trì thì so với Sở đây lại là dự án bên ngoài. Câu 3 : Trình bày tổng quan về 7 quy trình tiến độ của dự án CNTT gồm có : mục tiêu, những hoạtđộng chính, tài liệu và điểm mốc chính của từng quá trình. TL : Cách phân loại quy trình thực thi dự án CNTT thành những tiến trình chính : Bảy giai đoạnđược xác lập ở đây là : • Xác định, • Phân tích • Thiết kế, • Thực hiện, • Kiểm thử mạng lưới hệ thống • Kiểm thử đồng ý • Vận hành. Các khái niệm về 7 quá trình : Mục đích Các hoạtđộng chính Tài liệu và những mốc điểmCông sức : – QLDA – Kỹ thuậtXÁCĐỊNHhiểu vấn đềvà có ướclượngban đầu-vấn đề – tiềm năng – tác dụng – Đánh giá mức độ rủi ro đáng tiếc – Đề cương dự án vànghiên cứu khả thi ( NDthông qua ) – Bản nhu yếu ( ND thôngqua ) – Bảng những rủi ro đáng tiếc – Kế hoạch khởi đầu ( cácnguồn nhân lực trải qua ) – Đề xuất giải pháp đơn cử ( được lựa chon ). 90 % PHÂN hệ thống – Khảo sát – Đặc tả tính năng ( ND 60 % TÍCH tổng thể và toàn diện cầnphảI làm gì – Thiết kế mức toàn diện và tổng thể – Đánh giá lạithông qua ) – Kế hoạch triển khaiTHIẾTKẾtừng thànhphần cầuthành của hệthống, hệthống sẽ làmviệc như thếnào – Thiết kế mạng lưới hệ thống – Quyết định mua hoặc tựxây dựng – Rà soát cụ thể – Đánh giá lại – Đặc tả phong cách thiết kế ( thông quavề mặt kỹ thuật ) – Kế hoạch đồng ý ( người dùng trải qua ) – Kế hoạch đãđược đánhgiá lại30 % THỰCHIỆNXây dựngcác thànhphần cấuthành – Lập trình – Mua – Sở thích hoá – Kiểm thử từng phần – Bản thiết kế cho từngthành phần ( trải qua vềmặt kỹ thuật ) – Kế hoạch kiểm thử hệthống ( trải qua kỹ thuật ) – Tài liệu cho người dùng ( ND sẽ trải qua sau này ) 10 % KIỂMTHỮHỆTHỐNGHệ thốnglàm việc tốt, không lỗi – Tích hợp – bảo vệ chất lượng – Báo cáo tác dụng tích hợphệ thống ( trải qua vềmặt chất lượng ) 10 % KIỂMTHỬCHẤPNHẬNNgười dùngchấp nhận hệthống. – Thực hiện qui trìnhdemo đãđịnh – Báo cáo tác dụng của quytrình demo ( ND trải qua ) 40 % VẬNHÀNHVận hành vàhoàn thiện – Vận hành – Chuyển đổi – Đào tạo – Hỗ trợ – Rút kinh nghiệm tay nghề – Kế hoạch tương hỗ – Báo cáo về hiệu quả đàotạo – Kinh nghiệm đúc kếtđược20 % Mục tiêu của mỗi quá trình : xử lý yếu tố đơn cử gì trong hàng loạt quy trình ; Các hoạt động giải trí : là những gì mà ta phải làm trong mỗi tiến trình. Có những hoạt động giải trí phảithực hiện liên tục từ quy trình tiến độ đầu đến cuối như “ quản trị theo dõi dự án, tư liệu hóa ” Tài liệu, loại sản phẩm đầu ra và những điểm mốc : những tài liệu hoặc mẫu sản phẩm cần có sau mỗigiai đoạn. Còn những thời gian mốc ( ghi trong ngoặc đơn ) là để làm cơ sở xác lập xem côngviệc hay tiến trình xong 100 % hay chưa. Công sức quản trị dự án : Công sức của người quản trị dự án được biểu lộ ở dòng đồ thịphía trên. Ta thấy việc làm của người quản trị dự án trong giaiđoạn đầu rất nặng, giảm nhẹở giữa và lại trở nên rất nhiều khi gần tới lúc kết thúc dự án. Công sức của mỗi người : Dòng đồ thị phía dưới miêu tả sức lực lao động tổng thể và toàn diện của mỗi mộtngười ( kỹ thuật ) tham gia vào dự án. Lúc đầu, khi mà chỉ có những hoạt động giải trí về quản trị, thì người kỹ thuật không tham gia nhiều ; việc làm của họ sẽ tăng dần ở quy trình tiến độ giữa khimà dự án cần đến những người phong cách thiết kế và lập trình, và lại được giảm bớt đi ở quy trình tiến độ kếtthúc. Câu 4 : Trong quy trình tiến độ 1 dự án CNTT, em hãy cho biết ý nghĩa của công tác làm việc : Khảo sát – Tưvấn – Cung cấp giải pháp trong việc xác lập nhu yếu của người dùng ? TL : Khảo sát là bước khởi đầu của quy trình tăng trưởng mạng lưới hệ thống, để kiến thiết xây dựng ra một hệ thốngmới, người tăng trưởng mạng lưới hệ thống trước hết phải làm quen và xâm nhập vào chuyên mônnghiệp vụ mà mạng lưới hệ thống đó phải phân phối khám phá những nhu yếu đặt ra so với mạng lưới hệ thống đó. Khảo sát được cho phép ta giải đáp 1 số ít câu hỏi như : – Môi trường, thực trạng, những ràng buộc và hạn chế so với mạng lưới hệ thống đó như thếnào. – Chức năng, trách nhiệm và tiềm năng cần đạt được của mạng lưới hệ thống đó là gì tức là ngườidùng muốn gì ở mạng lưới hệ thống. – Có thể tưởng tượng sơ bộ một giải pháp hoàn toàn có thể cung ứng những nhu yếu đặt ra như thếnào. Tóm lại khảo sát cho ta biết một dự án tiến hành có thực sự thiết yếu và khả thi không, kếhoạch và quy trình tiến độ tiến hành dự án đó ra làm sao. Tư vấn : Tư vấn là việc góp quan điểm về những yếu tố được hỏi, nhưng không có quyền quyếtđịnh. Hiện nay tư vấn cho dự án CNTT không chỉ dừng lại ở việc ” góp ý ” mà đã và đangthực hiện nhiều nội dung khác quan trọng hơn như : nghiên cứu và điều tra và cảnh báo nhắc nhở rủi ro đáng tiếc cho phíađối tác ; điều tra và nghiên cứu và đưa ra những quan điểm về việc chấp hành những lao lý của pháp lý ; nghiên cứu và điều tra đưa ra những giải pháp góp vốn đầu tư và lựa chọn giải pháp tối ưu … Theo đà phát triểncủa nền kinh tế tài chính, tư vấn đã trở thành một nghành nghề dịch vụ hoạt động giải trí độc lập và ngày càng tăng trưởng. Trong tiến trình một của dự án CNTT tư vấn thường đi sâu vào những yếu tố sau : Tư vấn xem dự án có khả thi koThời gian tiến hành ra saoTư vấn về chọn nhà thầuTư vấn xem mạng lưới hệ thống có phân phối được nhu yếu koTư vấn về kinh phí đầu tư thực hiệnTư vấn về mức độ rủi ro đáng tiếc dự ánTư vấn chọn giải pháp tối ưuTư vấn giúp ta xử lý 1 số ít khúc mắc mà không có quyền quyết định hành động, nhưng nó sẽgiúp cho ta tránh được những rủi ro đáng tiếc, nâng cao hiệu suất cao tiến hành dự án CNTT. Tư vấn nhân tốquan trọng trong dự án CNTTCung cấp giải phápTrong dự án CNTT, một dự án nào đấy khi được mô phỏng trên sách vở thường cónhiều giải pháp đi cùng. Một giải pháp thường có những thế mạnh riêng của mình, và cũng có điểm yếu củanóVì vậy khi tiến hành dự án CNTT người ta thường nêu ra khoảng chừng 3 giải pháp để chongười sử dụng lựa chọn. Để thực thi một dự án ta thường xem xét những yếu tố về thời hạn, kinh phí đầu tư, nhân lực, công nghệ sau đó phân phối một số ít giải pháp cho phía người sử dụng lựa chọn, thường làngười sử dụng phải trải qua tư vấn mới hoàn toàn có thể lựa chọn được giải pháp thích hợp. Cung cấp giải pháp giúp cho người sử dụng có nhiều quyền lựa chọn hơn. Tiếp cận côngnghệ tốt nhất, giảm được ngân sách, thời hạn, phân phối được nhu yếu việc làm tốt nhất. Câu 5 : Thông thường trong mỗi dự án, Hợp đồng kinh tế tài chính sẽ được hai bên thực thi ký kếtngay sau khi kết thúc tiến trình nghiên cứu và phân tích. Em hãy cho biết nguyên do tại sao ? TL : Thông thường mỗi dự án thường trải qua những quy trình tiến độ sau : Giai đoạn xác địnhGiai đoạn phân tíchGiai đoạn thiết kếGiai đoạn kiểm thử chấp nhậnGiai đoạn quản lý và vận hành khai thácGiai đoạn nghiên cứu và phân tích nhằm mục đích tiềm năng xác lập đúng chuẩn mạng lưới hệ thống thông tin dự tính xâydựng sẽ “ làm gì ” cho người sử dụng, và nó sẽ hoà nhập vào môi trường tự nhiên của người sử dụngnhư thế nào, trong tiến trình này phải xác lập mọi nhu yếu, mọi yếu tố đặt ra mà hệ thốngthông tin phải cung ứng. kết thúc quy trình tiến độ này người quản trị dự án phải tưởng tượng ra đượchệ thống sẽ triển khai những công dụng chính đó như thế nào ? Trong quy trình tiến độ này tất cả chúng ta cũng đã phác họa mạng lưới hệ thống ở mức tổng thể và toàn diện đó là phương phápphân chia dần mạng lưới hệ thống thành những thành phần nhỏ hơn, hoàn toàn có thể quản trị và thiết kế xây dựng. Giai đoạn nghiên cứu và phân tích là quá trình rất là quan trọng trong việc ký kết hợp đồng, bởi lẽgiai đoạn nghiên cứu và phân tích đã giúp ta đưa ra được những nhu yếu sau : Ngân sách chi tiêu kiến thiết xây dựng hệ thốngThời gian thiết yếu để thiết kế xây dựng mạng lưới hệ thống. Tính thân thiện so với người sử dụngThực hiệnKích thước hệ thốngĐộ tin cậyKhả năng biến hóa. Như vậy kết thúc quá trình nghiên cứu và phân tích tất cả chúng ta đã nêu ra hầu hết được những yếu tố của một dựán trên sách vở từ đó hoàn toàn có thể đưa ra bản thiết kế dự thầu cho phía đối tác chiến lược xem xét. Chính vì những yếu tố này mà những hợp đồng kinh tế tài chính thường được ký kết sau khi giai đoạnphân tích kêt thúc. Thành công của hợp đồng nhờ vào phần nhiều vào quy trình tiến độ này. Câu 6 : Trình bày và nghiên cứu và phân tích nội dung cần thực thi của quá trình xác lập trong dự ánCNTT cho đối tượng người tiêu dùng là bên B ( trong đó bên A là chủ góp vốn đầu tư ) ? Cho ví dụ minh họa : TL : Mục đích : Mục đích của quá trình này là có được một sự hiểu biết vừa đủ về những yếu tố, những yêu cầucủa chủ góp vốn đầu tư hoàn toàn có thể tưởng tượng được không thiếu về những yếu tố của dự án, ước đạt được giáthành và thời hạn thực thi. Các hoạt động giải trí chính cần làm trong quá trình này là : 1. Tìm hiểu thấu đáo về những yếu tố của bên A và những gì thiết yếu để giảiquyết yếu tố đó. 2. Cần phải quyết định hành động có thực thi hay không thực thi dự án. Ta cần phải biếtchắc rằng dự án là khả thi và có nhiều thời cơ để mà thành công xuất sắc. 3. Nếu dự án hoàn toàn có thể thực thi được, cần nghiên cứu và phân tích nhìn nhận những rủi ro đáng tiếc hoàn toàn có thể xảyra và chi tiết hoá toàn bộ những hiệu quả cần đạt được, khi nào và với giá tiền bao nhiêu. 4. Cũng từ quá trình này, ta phải mở màn ngay những hoạt động giải trí về quản trị dự án, xem xét, báo cáo giải trình và tư liệu hoá ; và tiệp tục thực thi những hoạt động giải trí đó cho đến khi kếtthúc dự án. 5. Nghiên cứu, tư vấn, khảo sát những tài liệu mà bên A cung ứng, thực tại địađiểm thực thi dự án, và năng lực thực thi của nó. 6. Thiết kế sơ bộ quy mô dự án, quy trình tiến độ thực thi dự án ( để làm sở cứ phụ lụckèm theo Hợp đồng kinh tế tài chính ký kết giữa 2 bên ). 7. Lập tiến trình triển khai từng tiến trình của dự án ( để làm sở cứ phụ lục kèmtheo Hợp đồng kinh tế tài chính ký kết giữa 2 bên ). Các tài liệu cần phải viết : – Đề cương dự án : khởi đầu của một dự án. – Nghiên cứu khả thi : để chứng tỏ rằng dự án hoàn toàn có thể thực thi đượcvề mặt kỹ thuật với ngân sách hoàn toàn có thể gật đầu được so với quyền lợi kinh tế tài chính mà nó sẽ đemlại ; tài liệu phải được bên A trải qua ; – Tài liệu nhu yếu : giúp cho nhóm dự án hiểu rõ về những nhu yếu củabên A và trên cơ sở đó mới hoàn toàn có thể đề ra giải pháp đơn cử thích hợp và ước tính giá thànhcủa nó ; ( trong trường hợp đơn cử, đây chính là tài liệu gọi thầu ). Tài liệu này phải đượcBên A trải qua ; – Danh sách rủi ro đáng tiếc : Dự kiến trước những trở ngại để chuẩn bị sẵn sàng phương ánđối phó ; – Kế hoạch khởi đầu : vạch ra những bước chính, làm cơ sở tiên phong để ướclượng và lập lịch cho dự án. Kế hoạch đưa ra phải được cả nhóm dự án thống nhất ; – Đề xuất ( propsal ) giải pháp cho bên A : ước đạt bắt đầu về giáthành và thời hạn cho dự án. Đối với những dự án bên ngoài, đây là tài liệu chính thức trìnhbày những dự tính của nhóm dự án nhằm mục đích cung ứng những dịch vụ mà bên A nhu yếu ( tài liệudự thầu ). Điểm mốc thiết yếu là tài liệu này được bên A đồng ý chấp thuận và kí kết hợp đồngkinh tế. • Ví dụ minh họa : Xây dựng ứng dụng mạng lưới hệ thống quản trị thiết bị cho Học Viện Công Nghệ BCVT.Ngay sau khi nhận được những nhu yếu, những tài liệu từ bên A gửi sang cho Nhóm ( ở đây là bênB ). Nhóm đã thực thi những việc làm sau để xác lập dự án này : • Thiết lập đề cương dự án, khởi đầu một tiến trình dự án. Xác định chủ góp vốn đầu tư là ai ? Tên thanh toán giao dịch của đơn vị chức năng chủ trì dự án, ngày khởi đầu và ngày kết thúc dự án dự kiến. Tiếp theo Nhóm thực thi xác lập những cơ sở, luận cứ khởi đầu như những nhu yếu của bênA, đồng thời xác lập năng lượng hiện có của nhóm như hạ tầng thế nào ? Tài nguyên máy, mạng thế nào ? Hơn nữa là nguồn lực con người trong dự án ( họ tên, vị trí, vai trò, liên hệ, ghi chú ). Sau đó nhóm xác lập những tiềm năng cần đạt được, nội dung dự án, những kết quảcần đạt được của dự án. Chú ý ở đây là nhóm đã kiến thiết xây dựng SOW ( statement of Work ) – xác lập là vạch rõ những việc làm cơ bản của dự án và tổng thời hạn thực hiệnQuan trọng nhất là Nhóm pải xác lập được dự trù khởi đầu của dự án, những ngân sách trong dựán như ngân sách chuyên viên, ngân sách quản trị, ngân sách khác, ngân sách lao động, giám sát cácthuế, ngân sách dự trữ theo những mức đơn cử, tổng dự toán • Nhóm thực thi phân công trách nhiệm cho từng người trong nhóm điều tra và nghiên cứu tínhkhả thi cho dự án này, đề bảo vệ năng lực thành công xuất sắc cũng như doanh thu của nóthu về. Xác định được khoanh vùng phạm vi và năng lực vận dụng ứng dụng đó vào Học việncông nghệ BCVT ( ở đây là bên A ) có khả thi hay không ? • Một điểm mốc rất quan trọng là nhóm xác lập lại nhu yếu của chủ góp vốn đầu tư ( Bên A ), thiết kế xây dựng tài liệu nhu yếu dự án gồm có những tiềm năng dự án, công dụng chính, cácyêu cầu cơ bản cho mỗi công dụng, người sử dụng là ai ? Yêu cầu cần tự động hóa hóachức năng nào ? Như thế nào ?. • Xác định những rủi ro đáng tiếc hoàn toàn có thể xảy ra cho dự án và cách xử lý. Nhóm đã dựa trênnhững nghiên cứu và phân tích, ngiên cứu và đưa ra những rủi ro đáng tiếc một cách cụ thể để giảm tối đa sựbị động trong quy trình triển khai dự án ở những quá trình tiếp theo. • Xây dựng kế hoạch khởi đầu để hệ thống hóa hàng loạt quy trình triển khai dự án. • Nhóm đưa ra yêu cầu, giải pháp cho yếu tố dự án tới bên A, gửi những tài liệu cơ bản, những biểu đồ để bên A gật đầu và soạn thảo hợp đồng kinh tế tài chính giữa hai bên. Câu 7 : 10T rình bày và nghiên cứu và phân tích nội dung cần triển khai của tiến trình xác lập trong dự ánCNTT cho đối tượng người tiêu dùng là bên A ( trong đó bên A là chủ góp vốn đầu tư ) ? Cho ví dụ minh họa. TL : Nội dung cần triển khai : 1. Nghiên cứu dự án định triển khai, họp bàn đưa ra quyết định hành động góp vốn đầu tư, xây dựngtài liệu điều tra và nghiên cứu dự án đó2. thiết kế xây dựng quy mô hạ tầng cơ sở tại khu vực quản lý và vận hành dự án3. Đặt những nhu yếu kỹ thuật so với dự án4. Phân công trách nhiệm cho những thành viên trong tổ giám sát của chủ góp vốn đầu tư, thựchiện cung ứng những thông tin tài liệu mà bên B nhu yếu. 5. Kiểm tra những tài liệu bên B gửi, kế hoạch và tiến trình triển khai dự án, những tàiliệu mô phỏng dự án, kinh phí đầu tư dự án, nếu thấy hài hòa và hợp lý thì trình lên cấp trên, or chấpnhận. 6. Huy động vốn, đệ trình cấp trên xem xét, thực thi giám sát vốn cấp cho bênB trong hợp đồng. 7. Ký kết hợp đồng kinh tế tài chính. • Ví dụ minh họaHọc Viện Công Nghệ BCVT ( Bên A ) cần thiết kế xây dựng ứng dụng mạng lưới hệ thống quản trị thiết bị. + Các việc làm mà bên A ( của nhóm ) – chủ góp vốn đầu tư đã làm trong tiến trình này : 1. Họp hội đồng của học viện chuyên nghành, họp bàn đưa ra quyết định hành động có góp vốn đầu tư dự án này haykhông ? Phân tích sự thiết yếu, báo cáo giải trình tình hình thực tiễn tại học viện chuyên nghành trong quá trìnhthực hiện công tác làm việc quản trị thiết bị. 2. Thành lập Ban quản lý và điều hành dự án do ông : 3. Thiết lập, phân công 1 tổ triển khai viết những tài liệu tương quan về điều tra và nghiên cứu cũng nhưmô hình hạ tầng máy móc, những thiết bị tương quan, mạng để chuyển giao yêu cầucho bên B. 4. Xác định những phòng tính năng trong học viện chuyên nghành, cũng như những cá thể có liên quantrong quy trình quản trị, sử dụng thiết bị có báo cáo giải trình về cách sử dụng thiết bị, hợp táckhi bên B thực thi phỏng vẫn khảo sát tình hình học viện chuyên nghành sau này. 5. Liên hệ với nhóm chủ trì dự án đã được khám phá và tinh lọc được sự chấp thuận đồng ý củalãnh đạo học viện chuyên nghành, thực thi chuyển giao tài liệu kỹ thuật và nhu yếu bên B tiến hànhcác quá trình xác lập cho dự án được nhu yếu trong thời hạn sớm nhất. 6. Sau khi nhận những tài liệu dự thầu và những tài liệu tương quan bên B. Ban quản lý và điều hành dựán ( nhóm ) triển khai họp và nghiên cứu và điều tra kỹ lưỡng. Đồng thời gửi báo cáo giải trình lên cấp trênxem xét, phê duyệt và cấp kinh phí đầu tư trong thời điểm tạm thời cho dự án. 7. Huy động vốn8. Ban điều hành quản lý giao trách nhiệm cho thành viên phối hợp soạn thảo Hợp đồng kinh tế tài chính. trước khi ký kết cần gửi cho bên B một bản fax trước để tìm hiểu thêm và trả lời cácmục hay chương trong hợp đồng. Hợp đồng cần biểu lộ một cách chi tiết cụ thể nhu yếu, quyền hạn, tiềm năng, nội dung cần đạt được của những bên tham gia dự án. 9. Sau nhận trả lời bên B, họp để bàn về thời hạn, khu vực ký kết và thông tin chobên B. Thành lập tổ giám sát do Đại diện ban quản lý làm tổ trưởng tham gia vớibên B trong suốt quy trình dự án. 10. Người thay mặt đứng tên đại diện thay mặt học viện chuyên nghành phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm ký kết trong hợp đồng dướisự tận mắt chứng kiến của những bên, đồng thời phải kiểm tra lần cuối hợp đồng trước khi đặtbút ký. 11. Sau khi hợp đồng ký kết, Ban quản lý cần nhóm họp với bên B ( đơn vị chức năng chủ trì dựán ) một cách chính thức lần tiên phong để thống nhất lần cuối những quy trình triển khai, thời hạn, ngân sách. 11C âu 8 : Trình bày và nghiên cứu và phân tích nội dung cần thực thi của quy trình tiến độ nghiên cứu và phân tích trong dự ánCNTT cho đối tượng người tiêu dùng là bên B ( trong đó bên A là chủ góp vốn đầu tư ) ? Cho ví dụ minh họaTL : Mục tiêuGiai đoạn nghiên cứu và phân tích nhằm mục đích tiềm năng xác lập đúng mực mạng lưới hệ thống thông tin dự địnhxây dựng sẽ “ làm gì ” cho người sử dụng, và nó sẽ hoà nhập vào thiên nhiên và môi trường củangười sử dụng như thế nào, nói cách khác, trong tiến trình này phải xác lập mọi yêucầu, mọi yếu tố đặt ra mà mạng lưới hệ thống thông tin phải cung ứng. Mặc dù theo kim chỉ nan thìtrong tiến trình nghiên cứu và phân tích chỉ cần xác lập được xem mạng lưới hệ thống sẽ phải làm những gì. Tuy nhiên trên thực tiễn, kết thúc quy trình tiến độ này người quản trị dự án phải tưởng tượng rađược mạng lưới hệ thống sẽ triển khai những công dụng chính đó như thế nào ? 1. Các việc làm phải thực hiệnCác việc làm của quy trình tiến độ nghiên cứu và phân tích gồm có : 1. Công việc chính là viết tài liệu xác lập mọi công dụng, mọi hành vi của hệthống. Tài liệu này được gọi là tài liệu Đặc tả tính năng ( Functional Specifications – FS ). 2. Sau khi viết xong Đặc tả công dụng, tất cả chúng ta đã có hiểu biết không thiếu hơn về hệthống thông tin cần phải thiết kế xây dựng so với quy trình tiến độ xác lập, do đó cần xem xét lại kếhoạch dự án khởi đầu. Trên cơ sở xem lại viết Kế hoạch dự án sau cuối ( FinalProject Plan FPP ). 3. Trong trường hợp dự án được thực thi theo chiêu thức hai bước thì kết thúcgiai đoạn nghiên cứu và phân tích chính là kết thúc bước 1, ta cần đề xuất kiến nghị và nhìn nhận thực hiệnbước hai. Đề xuất này được biểu lộ qua việc viết Tài liệu để xuất phát triển ( Development Proposal – DP ). 4. Trong quy trình tiến độ nghiên cứu và phân tích, ta cũng triển khai một phần việc làm của giai đoạnthiết kế. Đó là Thiết kế tổng thể và toàn diện ( phong cách thiết kế mức tổng quát – Top level design – TLD ). Như vậy ở tiến trình này không phải tất cả chúng ta chỉ xem xét mạng lưới hệ thống sẽ thực thi cácchức năng như thế nào. Ví dụ minh họa : Xây dựng ứng dụng mạng lưới hệ thống quản trị thiết bị cho Học Viện Công NghệBCVT. Trong tiến trình này nhóm đã thực thi những việc làm như sau : • Nhóm ( bên B ) kiến thiết xây dựng những quy trình tiến độ thông tin một cách mạng lưới hệ thống và trực quandựa trên quá trình xác lập, những thủ tục cần thực thi và nghiên cứu và phân tích cho bên chủđầu tư, vận dụng vào Học viện công nghệ BCVT gồm có : – Thủ tục ý kiến đề nghị shopping những thiết bị – Thủ tục ý kiến đề nghị sửa chữa thay thế thiết bị – Thủ tục ý kiến đề nghị bảo trì thiết bị. – Thủ tục điều chuyển thiết bị – Thủ tục đề xuất thanh lý thiết bị • Nhóm triển khai kiến thiết xây dựng những sơ đồ : tính năng, ngữ cảnh mạng lưới hệ thống, sơ đồ luồngdữ liệu dự trên những điều tra và nghiên cứu, nghiên cứu và phân tích mạng lưới hệ thống những tính năng. • Thực hiện họp nhóm, bàn và chuyển giao tài liệu, những ghi chú, miêu tả và báo cáocủa nhóm nghiên cứu và phân tích cho nhóm phong cách thiết kế. • Xem xét lại kế hoạch bắt đầu, ở đây do nhóm ko có nhiều biến hóa nên giữnguyên kế hoạch khởi đầu là kế hoạch sau cuối dự án. 12 • Thực hiện phong cách thiết kế mạng lưới hệ thống ở mức tổng thể và toàn diện. Phân chia mạng lưới hệ thống thành những thànhphần nhỏ hơn, rồi thực thi phong cách thiết kế xuất phát từ thành phần chính rồi phân rã dầnthành những thành phần nhỏ hơn. • Cuối cùng ta hoàn thành xong phong cách thiết kế mạng lưới hệ thống mức toàn diện và tổng thể. Câu 9 : Trình bày và nghiên cứu và phân tích nội dung cần triển khai của quá trình phong cách thiết kế trong dự ánCNTT cho đối tượng người tiêu dùng là bên B ( trong đó bên A là chủ góp vốn đầu tư ) ? Cho ví dụ minh họaTL : + Mục tiêuGiai đoạn phong cách thiết kế nhằm mục đích tiềm năng xác lập đúng chuẩn mạng lưới hệ thống sẽ thao tác ” như thếnào “. Nói một cách khác nó phải xác lập những bộ phận, những công dụng và những mốiliên kết giữa chúng của mạng lưới hệ thống. + Các công việcViết phong cách thiết kế mạng lưới hệ thống thông tin được thực thi lần lượt theo 3 mức : • Mức tổng thể và toàn diện : phong cách thiết kế mức tổng thể và toàn diện thường được triển khai ở cuối giaiđoạn nghiên cứu và phân tích. Nó cho thấy kiến trúc chung của mạng lưới hệ thống về cả phần cứng và phầnmềm. Sử dụng những quy mô khái niệm để minh hoạ. • Mức giữa : Thiết kế ở mức giữa đơn thuần là liên tục việc chia nhỏ bản thiết kế ởmức toàn diện và tổng thể thành những thành phần nhỏ hơn. Các thành phần của phần cứng đượcchi tiết đến mức những khối. Các thành phần ứng dụng được chi tiết cụ thể đến mức cácchương trình trong mỗi Môđun hoặc mỗi ứng dụng. Sử dụng đến những quy mô logicđể minh hoạ. • Thiết kế Môđun : ( được triển khai trong tiến trình thực thi ) : đây là mức ( thấpnhất ) cụ thể nhất, nhằm mục đích thiết kết ra những thành phần cơ bản tạo ra phần cứng, cácchương trình con tạo thành những chương trình ứng dụng ứng dụng. Mức này thườngdo những chuyên viên tăng trưởng làm trong quá trình triển khai. Các sơ đồ ở đây chi tiếtđến từng tài liệu và thao tác một. Với tiến trình phong cách thiết kế diễn đạt như trên, những việc làm của quy trình tiến độ phong cách thiết kế gồm có : 1. Thiết kế mạng lưới hệ thống mức giữa và phối hợp với hiệu quả phong cách thiết kế mạng lưới hệ thống mứctổng thể để viết tài liệu Đặc tả phong cách thiết kế ( Design Specification – DS ) 2. Soạn thảo tài liệu ” Kế hoạch kiểm thử để đồng ý ” ( Acceptance TestPlan – ATP ). Đây là tài liệu liệt kê toàn bộ những phép thử sẽ phải thực thi đểkiểm tra toàn bộ những tính năng của mạng lưới hệ thống cho người dùng thấy trong giaiđoạn gật đầu. Mốc chính của quy trình tiến độ này là tài liệu Đặc tả phong cách thiết kế được xem xét thôngqua và được chứng tỏ là không sai sót. Cũng hoàn toàn có thể trong quá trình này ngườisử dụng kế duyệt ” Kế hoạch kiểm thử để đồng ý ”. 3. Xem xét lại những ướng lượng một lần nữa, nhìn nhận những quá trình còn lại, thiết kế xây dựng những giải pháp triển khai khả thi cho quy trình thực thi dự án. 4. Thiết kế cấu trúc hệ cơ sở tài liệu hoặc bộ thử việc Giao hàng cho dự án. + Ví dụ minh họa Xây dựng ứng dụng mạng lưới hệ thống quản trị thiết bị cho Học Viện CôngNghệ BCVT • Sau tiến trình nghiên cứu và phân tích, khi những nhu yếu đơn cử so với mạng lưới hệ thống đã được xác lập, quá trình tiếp theo là phong cách thiết kế cho những nhu yếu mới. Công tác phong cách thiết kế xoay quanh câuhỏi chính : Hệ thống làm cách nào để thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu đã được nêu trong Đặc TảYêu Cầu ? Một số những việc làm thường được triển khai trong tiến trình phong cách thiết kế này là : 13 – Nhận biết form nhập liệu tùy theo những thành phần tài liệu cần nhập. – Nhận biết reports và những output mà mạng lưới hệ thống mới phải sản sinh – Thiết kế forms ( vẽ trên giấy hay máy tính, sử dụng công cụ phong cách thiết kế ) – Nhận biết những thành phần tài liệu và bảng để tạo database – Ước tính những thủ tục lý giải quy trình giải quyết và xử lý từ input đến output. • Nhóm chia việc làm đặc tả phong cách thiết kế thành những việc làm nhỏ hơn trong quy trình thiếtkế gồm có : – phong cách thiết kế cơ sở tài liệu – phong cách thiết kế giao diện – phong cách thiết kế những tầng lập trình – phong cách thiết kế môdun • Thiết kế cơ sở tài liệu dựa trên những lớp đã nghiên cứu và phân tích, thuộc tính và những quan hệ củanó. Đồng thời tìm hiểu và khám phá những hàm và thủ tục có năng lực thực thi trên lớp đó trước khichuyển giao cho mạng lưới hệ thống setup cơ sở tài liệu • Xây dựng những cấu trúc và nguyên tắc hoạt động giải trí của mạng lưới hệ thống cũng là việc mà nhómlàm để nhóm setup và tích hợp thấy được nguyên tắc hoạt động giải trí, phương pháp chuyểngiao dữ liệu, thông tin giữa những tầng trong mạng lưới hệ thống ứng dụng Đồng thời thiết kếcác mẫu hàm, mẫu lớp để minh họa đơn cử cho những công dụng và khái quát tổ chứchoạt động mạng lưới hệ thống. • Xây dựng tài liệu phong cách thiết kế chi tiết cụ thể cho mức cuối, mức modul trước khi chuyển giaocho nhóm thực thi. • Thực hiện những cuộc họp giao ban liên tục, • Xác định và kiến thiết xây dựng những nền tảng cho thiết lập, tích hợp và kiểm thử sau này. • Tại thời gian cuối của tiến trình này, nhóm triển khai nhóm họp lần cuối để thôngqua, xem xét lại Ước lượng ngân sách những nguồn lực và tổng ngân sách cho những công đoạnsau, đồng thời tiến hành thành viên lập trình, báo cáo giải trình năng lượng trình độ trướckhi chuyển giao tài liệu phong cách thiết kế và Ước lượng bổ trợ sửa đổi. Kết quả quy trình tiến độ phong cách thiết kế là Đặc Tả Thiết Kế ( Design Specifications ). Bản Đặc Tả ThiếtKế Chi Tiết sẽ được chuyển sang cho những lập trình viên để thực thi tiến trình xây dựngphần mềm. Câu 10 : Trình bày và nghiên cứu và phân tích nội dung cần thực thi của quá trình nghiên cứu và phân tích trong dự ánCNTT cho đối tượng người dùng là bên B ( trong đó bên A là chủ góp vốn đầu tư ) ? Cho ví dụ minh họa ( Giống câu 8 ) Câu 11 : Trình bày và nghiên cứu và phân tích nội dung cần triển khai của tiến trình kiểm thử gật đầu trongdự án CNTT cho đối tượng người dùng là bên B ( trong đó bên A là chủ góp vốn đầu tư ) ? Cho ví dụminh họa. TL : Mục đích : Các việc làm trong quá trình này chỉ để nhằm mục đích có được một xác nhận bằng vănbản từ phía bên A rằng ê kíp dự án đã giao nộp loại sản phẩm như đã giao kèo. Một trongnhững yếu tố khó giải trong những dự án cỡ vừa, nhỏ là bên A, người mua thường chần chừtrả tiền không phải vì nguyên do họ không phân phối những nhu yếu, mà bởi lẽ họ sơ mất quyền chủđộng điều khiển và tinh chỉnh ê kíp dự án khi đã trả xong tiền. Để tránh yếu tố này nên đưa ra kế hoạchkiểm thử đồng ý, được bên A / người mua phê chuẩn trước khi triển khai kiểm thử chấpnhậnCác việc làm chính : 14T rình diễn cho người mua, bên A những tính năng cơ bản của mạng lưới hệ thống. Ký nhận của bên AThực hiện những kiểm thử đã đưa ra trong kế hoạch kiểm thử gật đầu đã kiến thiết xây dựng tronggiai đoạn kiểm thử hệ thốngSau đây là 1 số ít hạng mục việc làm cần phải làm trước khi chuyển giao : 1. Kế hoạch kiểm thử gật đầu phải được biên soạnđúng quy trình tiến độ, được bên A ký nhận hoặc chỉnh lý khi thiết yếu. 2. Nếu ấn định một thời gian thích hợp và phải đươc có nghĩa vụ và trách nhiệm từ phía kháchhàng gật đầu, tương thích cho việc chạy những kiểm thử gật đầu. 3. Cần sắp xếp chu đáo nhân sự trong êkíp dự án để thựchiện tốt việc kiểm thử gật đầu. Những người tham gia trực tiếp gồm có giámđốc dự án để hội đàm và ký nhận và tối thiểu là trưởng nhóm kỹ thuật để giải quyếtcác yếu tố kỹ thuật4. Mọi nguồn ( nhân lực, vật lực, trí lực và tài liệu ) cần huyđộng cho lần kiểm thử gật đầu phải chuẩn bị sẵn sàng chu đáo từ trước, gồm có : Phầncứng, ứng dụng, những văn bản ký, những văn bản sao chép của văn bản chấp nhận5. Chuẩn bị một tài liệu người sử dụng. Tài liệu này cũngnằm trong hạng mục những mẫu sản phẩm chuyển giao. Chưa nên sao chép của văn bản chấpnhận6. Nhóm dự án phải chạy thử những mục trong kế hoạchkiểm thử gật đầu và thực thi những chỉnh lý thiết yếu. 7. Thống nhất thứ tự triển khai chuyển giao và đồng ý. Thủ tục này gồm có : Thứ tự kiểm thử, ai đưa vào tài liệu, sẽ sử dụng trạm cuốinào trên mạng …. Cũng cần nhắc lại là từ phía người sử dụng phải thấy những thoảthuận đã được thực thi, rằng tiếp theo phải lý nhận vào văn bản mỗi khi 1 kiểmthử nào đó thành công xuất sắc và ký nhận toàn bộ sau khi đã triển khai xong mọi kiểm thửổn thoả. * Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng xong tiến trình tiếp là : + Thông báo cho người sử dụng khi nào, ở đâu và thời hạn nhìn nhận kiểm thử. Không nên quên việc tiếp cận được và chọn đúng người hoàn toàn có thể tham gia nhìn nhận chấpnhận. + Chạy thử những ví dụ kiểm thử, sau đó ý kiến đề nghị người sử dụng tìm cách tạo ra những tìnhhuống trục trặc ! lỗi gõ bàn phím, lỗi chọn sai tính năng + Ghi lại toàn bộ những gì không ổn thoả. Tổ chức sửa càng nhanh càng tốt những khiếmkhuyết tìm được. + Chuẩn bị tốt những điều kiện kèm theo để buộc nghiệm thu sát hoạch được trôi chảy + Cung cấp những tài liệu thiết yếu. Cần quan tâm rằng chưa nên photocopy ra nhiều bản vìcó thể có những đổi khác từ phía người sử dụng và dự án. + Ví dụ minh họa Xây dựng ứng dụng mạng lưới hệ thống quản trị thiết bị cho Học Viện CôngNghệ BCVTGiai đoạn triển khai : • Chuẩn bị những tài liệu tương quan đến ứng dụng mạng lưới hệ thống đã làm, tập hợp những thànhviên tương quan đến việc thiết lập, tích hợp để test lần cuối trước khi vào giai đoạnkiểm thử đồng ý. • Thiết lập biên bản kiểm thử gật đầu trước cho mạng lưới hệ thống và bên chủ góp vốn đầu tư, nhằm mục đích dữ thế chủ động trong quy trình đồng ý việc kiểm thử mạng lưới hệ thống : những mục nhỏlẻ : những công dụng, những form nhập, những thuộc tính nhập vào, thông tin đầu ra rasao ? Có phân phối đủ những nhu yếu không. 15 • Tập trung tổng thể thanh tra rà soát lại lỗi, triển khai sửa lỗi nến có trục trặc. Đồng thời phâncông trách nhiệm cho từng cá thể làm gì trong quy trình kiểm thử đồng ý, xâydựng tài liệu hướng dẫn sử dụng, sao chép thành nhiều bản để đưa cho ngườidùng và chủ góp vốn đầu tư. • Sau đó, Trưởng nhóm dự án sẽ thông tin cho người đại điện có thẩm quyền thaymặt chủ góp vốn đầu tư như trong hợp đồng kinh tế tài chính giữa hai bên khu vực, thời hạn kiểmthử, đồng thời nhu yếu những sách vở cần mang theo. • Cuộc họp giữa đại diện thay mặt chủ góp vốn đầu tư và nhóm dự án thực thi. Các thành viên trongnhóm lần lượt theo việc làm phân công chạy ứng dụng, nhu yếu đại diện thay mặt nhậpcác thông tin nguồn vào, hướng dẫn sử dụng những công dụng. • Sau khi kiểm thử, nhóm bảo vệ mọi những nhu yếu đã phần nhiều ổn thỏa, và ngườiđại diện ký vào biên bản đồng ý. Câu 12 : Trình bày và nghiên cứu và phân tích nội dung cần thực thi của tiến trình quản lý và vận hành khai thác hệthống trong dự án CNTT cho đối tượng người tiêu dùng là bên A ( trong đó bên A là chủ góp vốn đầu tư ) ? Cho ví dụ minh họa. TL : Mục đíchKhai thác mạng lưới hệ thống giải những bài toán thực tếCác việc làm chínhNhận chuyển giao mạng lưới hệ thống từ bên BKiểm nghiệm lại hệ thốngNhận tài liệu liên quanChính sách Bảo hành hệ thốngĐào tạo đội ngũ sử dụng hệ thốngĐưa vào quản lý và vận hành khai thácVí dụ minh họa Xây dựng ứng dụng mạng lưới hệ thống quản trị thiết bị cho Học Viện Công NghệBCVT ( Bên A chủ góp vốn đầu tư ) Sau khi nhận chuyển giao mạng lưới hệ thống từ bên B, nhân viên cấp dưới dự án sẽ test lại mạng lưới hệ thống, toàn bộcác tính năng sẽ được triển khai dưới sự giám sát của bên A.Trưởng nhóm và đại diện thay mặt bên phía chủ góp vốn đầu tư ký kết biên bản chuyển giao dự án. Bên B có trách nhiệm là cung ứng tổng thể những tài liệu về cách sử dụng mạng lưới hệ thống, cách thứcbảo hành mạng lưới hệ thống. Xây dựng đội ngũ có trình độ tin học để học cách quản lý và vận hành mạng lưới hệ thống đây là yếu tố bắtbuộc có trong hợp đồng. Chính sách bh hiệu nghiệm trong dự án này là 6 tháng, trong thời hạn này nếu hệthống có gặp trục trặc gì thì bên B có trách nhiệm là sửa chửa. Sau thời hạn quản lý và vận hành hoặc hết thời hạn bh bên A có nhu yếu tăng cấp mạng lưới hệ thống donhu cầu việc làm thì hoàn toàn có thể tăng trưởng mạng lưới hệ thống sang phiên bản khác. Cuối cùng bên A nhóm họp lại sau khi dự án kết thúcĐưa mạng lưới hệ thống vào khai thác vận hànhCâu 13 : Trình bày và nghiên cứu và phân tích nội dung cần triển khai của quy trình tiến độ quản lý và vận hành khai thác hệthống trong dự án CNTT cho đối tượng người tiêu dùng là bên B ( trong đó bên A là chủ góp vốn đầu tư ) ? Cho ví dụ minh họa. 16TL : Mục đíchChuyển giao hàng loạt mạng lưới hệ thống cho bên A ( chủ góp vốn đầu tư ). Các việc làm chínhCài đặt hệ thốngChuyển giao mạng lưới hệ thống hoàn hảo cho bên ABàn giao hàng loạt tài liệu cần cóĐào tạo người sử dụngGiúp đỡ tổ chức triển khai khai thác hệ thốngDịch vụ bảo hànhKiểm toán sau khi triển khai xong dự án. Một số việc làm trong quy trình tiến độ này : Sau khi triển khai kiểm thử từng phần và kiểm thử đồng ý, mạng lưới hệ thống đã sẵn sàng chuẩn bị sửdụng và trách nhiệm còn lại thuộc về bên A sử dụng nhằm mục đích khai thác mạng lưới hệ thống xử lý cácbài toán thực tiễn. Điều cơ bản ở đây là hàng loạt nhóm thực thi dự án ( bên B ) chưa thể giảitán. Có thể có những yếu tố còn phát sinh do người sử dụng phát hiện khi khai thác trong thực tiễn. Nhiệm vụ hầu hết của tiến trình này là bh trong thời kì mà tổ dự án phải giảiquyết tổng thể những yếu tố này sinh trong mạng lưới hệ thống. Một việc khá quan trọng nữa là tổ chứccuộc họp tổng kết dự án để rút kinh nghiệm tay nghề, khắc phục những sai sót phạm phải trong dựán. Các điểm mốc quan trọng ở đây là đưa ra mạng lưới hệ thống tác nghiệp không thiếu và liên tục triểnkhai dự án ở tiến trình sau. Trong nhiều trường hợp, người sử dụng quản lý và vận hành mạng lưới hệ thống chỉ để phát hiện nhữngđiểm lạ trong mạng lưới hệ thống. Họ không hề kiểm thử được mọi việc nên hoàn toàn có thể vẫn còn lỗi. nghĩalà nhóm dự án phải xử lý mọi yếu tố phát sinh do lỗi của những lập trình viên, miễn phítrong một thời khoảng chừng đã pháp luật. Thông thường thời hạn này là 6 tháng, cho đến 1 năm. + Ví dụ minh họa Xây dựng ứng dụng mạng lưới hệ thống quản trị thiết bị cho Học Viện CôngNghệ BCVT ( Bên A chủ góp vốn đầu tư ) Giai đoạn triển khai : Cài đặt mạng lưới hệ thống hoàn hảo cho bên A, sau đó cho nhân viên cấp dưới test thử hàng loạt hệ thốngtrước sự giám sát của người đại diện thay mặt bên phía góp vốn đầu tư. Bên B triển khai chuyển giao mạng lưới hệ thống và tài liệu tương quan cho bên ATiến hành đào tạo và giảng dạy người sử dụng mạng lưới hệ thống và khắc phục sự cố nếu xảy ra ( thường làcác sự cố nhỏ ) Trưởng nhóm dự án và người đại điện có thẩm quyền đại diện thay mặt chủ góp vốn đầu tư như tronghợp đồng kinh tế tài chính giữa hai bên ký kết biên bản chuyển giao mạng lưới hệ thống và thanh lý hợp đồngSau khi thanh lý hợp đồng thì bên B chỉ nhận được khoảng chừng 90 % hợp đồng số tiền cònlại sẽ được chuyển cho bên B khi mà thời hạn nghiêm thu kết thúc thường là 3-6 tháng chodự án trung bình và từ 6 tháng tới 1 năm chu dự án lớn, ở dự án này 10 Tỷ Lệ hợp đồngbên B nhận được là sau 6 tháng quản lý và vận hành mạng lưới hệ thống. Kết thúc dự án là phiên họp xem xét lại quy trình triển khai dự án. Mục đích cuộc họpnày là ghi nhận những gì hoàn thành xong tốt, những gì hoàn toàn có thể nâng cao để đưa ra những gợi ýcho những dự án tiếp theo, hoặc tích lũy những thống kê về những số liệu trong thực tiễn và kế hoạch đểđánh giá sát hơn. Cuộc họp cần phải có biên bản để tiện cho những giải quyết và xử lý sau. Câu 14 : Em hãy trình diễn những nội dung cần triển khai trong quy trình tiến độ quản lý và vận hành và khai thác hệthống của một dự án công nghệ thống tin, gồm có : Các việc làm chính ; Các tàiliệu cần có ; Các tài liệu cần sẵn sàng chuẩn bị ? Mục đích17Chuyển giao hàng loạt mạng lưới hệ thống trên diện rộng cho toàn bộ những mối và cho từng người sửdụng. Khai thác mạng lưới hệ thống giải những bài toán trong thực tiễn. Các việc làm chínhCài đặt hệ thốngĐào tạo người sử dụngGiúp đỡ tổ chức triển khai khai thác hệ thốngBảo hànhKiểm toán sau khi triển khai xong dự án. Các tài liệu cần cóTài liệu hướng dẫn sử dụngTài liệu hướng dẫn bảo trìTài liệu đào tạoTài liệu khai thác quản trị. Các tài liệu cần chuẩn bịHồ sơ bảo hànhGiới thiệu những năng lực tăng trưởng tiếp của mạng lưới hệ thống : chào hàng bán mẫu sản phẩm mớiCâu 15 : Khi triển khai những dự án có qui mô lớn, em hãy cho biết công tác nhân sự của dự án sẽđược tổ chức triển khai theo kiểu dạng nào ? Tại sao ? Vai trò, công dụng của những vị trí côngtác so với mỗi thành viên đảm nhiệm trong tổ chức triển khai nhân sự đó như thế nào ? 18S ơ đồ Tổ chức những dự án lớn1. Vai trò của gia đình dự ánVai trò quan trọng nhất của gia đình ( Trưởng ban quản trị ) với tư cách là người quản trị dự án làliên hệ giữa dự án với bên ngoài, gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm báo cáo giải trình kế hoạch và quy trình tiến độ dự án chokhách hàng, cho cấp quản trị cao hơn và cho tổng thể những bên tương quan. Mọi thông tin từ bênngoài có ảnh hưởng tác động đến dự án, kinh phí đầu tư, lịch biểu, nhân sự, những đổi khác về tổ chức triển khai cũngđều qua gia đình dự án xem xét, sau đó mới thông tin lại tới những bộ phận cá thể liên quanQuản lý nhân sự dự án cũng thuộc về nghĩa vụ và trách nhiệm của GĐ. GĐ dự án là thủ trưởng, là ngườiđộng viên, khuyến khích và là người xử lý mọi yếu tố về con người đặt ra trong dự ánNgoài ra gia đình dự án phải biết bảo về dự án và biết bảo vệ chính mình khỏi bị chi phối bởi vôvàn những thủ tục tương quan, cũng như những việc làm sự vụ hàng ngày, tập chung thờigian và nguồn lực vào thực thi những tiềm năng của dự án. 2. Vai trò của Phó Giám Đốc kỹ thuậtChức năng đa phần của Phó Giám Đốc kỹ thuật là bảo vệ làm ra mẫu sản phẩm chất lượng cao. Khác vớiGĐ thiên về đối ngoại. PGĐ thiên về những hoạt động giải trí bên trong dự án. PGĐ cần chỉ huy, kiểmsoát sao cho loại sản phẩm tạo ra tương thích với đặc tả tính năng và không bị nhiễm lỗi. PGĐ lãnhđạo phần nhiều những việc làm kỹ thuật, chủ trì những cuộc họp tổng quan kỹ thuật, xác lập vàgiao việc cho những cán bộ phong cách thiết kế và lập trình, xử lý những yếu tố lớn tương quan đến vấnđề kỹ thuật, và tự mình đảm nhiệm những phần việc phức tạp nhất3. Vai trò của cán bộ lập trìnhCán bộ lập trình nhận được phong cách thiết kế mức trung để trên cơ sở đó thực thi phong cách thiết kế cụ thể, lậpkế hoạch thử nghiệm module. Cán bộ lập trình cũng hoàn toàn có thể chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về tài liệu chongười sử dụng và giảng dạy, mặc dầu tốt hơn hết vẫn là thuê những chuyên viên soạn tài liệu vàgiảng dạy tiếp đón những khâu này. Một cán bộ lập trình phải báo cáo giải trình quy trình tiến độ với Phó Giám Đốc, cómặt khi thử nghiệm mạng lưới hệ thống những phần tương quan đến chương trình do anh ta viết. 4. Vai trò của Trưởng phòng chuyên mônTrưởng phòng trình độ ( quản trị theo hàng ngang ) phân phối cán bộ cho dự án, và sẽ tiếpnhận những cán bộ đó về lại Phòng sau khi dự án kết thúc. Với nghĩa vụ và trách nhiệm lo ngại cho sự tiếnbộ của những cán bộ phòng mình, trưởng phòng trình độ phải chăm sóc đến những dự ántrong đó có người của phòng tha gia. Trưởng phòng phải chắc như đinh rằng những cán bộ phòngmình được sử dụng đúng chỗ, thảy đều vui tươi và không có ai phải thao tác quá sức. Trưởngphòng tham gia 1 số ít cuộc họp, gặp gỡ vô tình với những nhân viên cấp dưới dự án, và được gửi cácbáo cáo định kỳ. Trong phần nhiều những công ty tổ chức triển khai theo dạng ma trận, tiềm năng của Trưởng phòng chuyênmôn đôi lúc xích míc với tiềm năng của dự án. Đối với Trưởng phòng trình độ, dự ánchỉ là một phần việc làm chung, trong khi so với Giám đốc dự án, đó hoàn toàn có thể là toàn bộ. Cáccấp trên về quản trị cần xác lập rõ ràng quyền hạn và nghĩa vụ và trách nhiệm của Trưởng phòngchuyên môn và của gia đình dự án, thông tin cho cả hai bên và được hai bên đồng ý. 5. Vai trò của phía khách hàngPhía người mua hoàn toàn có thể có 1 số ít nghĩa vụ và trách nhiệm như soạn thảo tài liệu hoặc cung ứng dữ liệuđể thử nghiệm. Trong mọi trường hợp phía người mua phải cử ra một đại diện thay mặt, chịu tráchnhiệm liên hệ và thao tác với dự án về những yếu tố quản trị. Phía người mua phải có ít nhấtmột người đủ hiểu biết để vấn đáp thắc mắc của tổ dự ánNgười sử dụng cũng phải tìm hiểu và khám phá về quản trị dự án, ít ra là để biết vai trò của mình đến đâu, khi nào thì phải tham gia họp hoặc ký. Người sử dụng phải biết đọc và phê duyệt những tài liệudo phía dự án đưa sang. Mặc dù không can thiệp vào những việc làm kỹ thuật, người sử dụnggiữ liên hệ với gia đình dự án, đưa ra những đề xuất biến hóa theo đúng quá trình, và qua đó biếtđược loại sản phẩm giao nộp có cung ứng nhu yếu cam kết không19Câu 16 : Trong quá trình triển khai của một dự án kiến thiết xây dựng ứng dụng ứng dụng, em hãy trìnhbày và nghiên cứu và phân tích những nội dung cơ bản sau : những việc làm chính ; những tài liệu cầnhoàn thiện ; những cuộc họp tương quan thiết yếu ? Các việc làm chính : Thiết kế cụ thể những module và lập trìnhChế tạo những phần trong hệ thốngDự toán và tổ chức triển khai mua thiết bị phần cứng / phần mềmChỉnh mẫu sản phẩm cho tương thích với nhu yếu thực tếKiểm thử từng phần những module, phân hệBiên soạn tài liệuCác tài liệu cần triển khai xong : Tài liệu phong cách thiết kế chi tiết cụ thể những thành phần trong mạng lưới hệ thống ( Thông qua về trình độ kỹthuật ) Tài liệu dự trù / kế hoạch mua trang thiết bị phần cứng / ứng dụng ( Thông qua về chuyênmôn kỹ thuật ) Kế hoạch kiểm thử mạng lưới hệ thống ( Thông qua về trình độ kỹ thuật ) Biên bản kiểm thử những thành phần ( Thông qua về trình độ kỹ thuật ) Kế hoạch sửa đổi thích nghi những loại sản phẩm đã có / mua để tương thích với nhu yếu ( Thông quavề trình độ kỹ thuật và người sử dụng ) Tài liệu người sử dụng ( Người sử dụng trải qua về sau ). Các cuộc họp : Rà soát phong cách thiết kế chi tiết cụ thể những module và kế hoạch kiểm thử module, hệ thốngRà soát tài liệu người sử dụngCâu 17K hi viết tài liệu đặc tả tính năng trong quá trình nghiên cứu và phân tích của một dự án công nghệthông tin, em cần phải triển khai như thế nào ? Nếu thực thi viết tài liệu nàynghiêm túc, xác nhận thì nó sẽ có ích lợi gì cho dự án ? Đặc tả tính năng là tài liệu miêu tả hàng loạt hoạt động giải trí của mạng lưới hệ thống, những giao diện người sửdụng. Trong tài liệu này cần : Mô tả chi tiết cụ thể nhất hoàn toàn có thể những thông tin vào, thông tin ra, những nhu yếu về triển khai, những thủtục, những quy trìnhGiải thích những đổi khác thiên nhiên và môi trường của người sử dụng do đưa vào mạng lưới hệ thống mới. Mô tả toàn bộ những loại sản phẩm chuyển giao gồm có phần cứng, ứng dụng, đào tạo và giảng dạy, những tàiliệu, những bảo vệ về bảo hànhĐặc tả công dụng chính là tài liệu nói rõ ” cái gì ” mạng lưới hệ thống sẽ làm cho người sử dụng. Tàiliệu này nếu làm tráng lệ, cẩn trọng sẽ giúp cho tất cả chúng ta : Hệ thống hoá và ghi nhớ được khá đầy đủ những yếu tố, những nhu yếu, đặt ra so với mạng lưới hệ thống, làmcơ sở pháp lý để xử lý và tiến hành những quá trình sau. Giải quyết nhiều yếu tố phức tạp của mạng lưới hệ thống trước khi triển khai phong cách thiết kế kỹ thuật và lậptrình, làm cho việc điều tra và nghiên cứu những tài liệu, những tính năng giải quyết và xử lý và mối quan hệ giữa chúngđược rõ ràng mạch lạc. Tạo điều kiện kèm theo thuận tiện để những nhóm chuyên viên khác nhau hoàn toàn có thể thừa kế triển khai hoặchoàn thiện mạng lưới hệ thống trong những quy trình tiến độ tiếp theo. 20C âu 18 : Khi triển khai một dự án công nghệ thông tin có tương quan đến mua mẫu sản phẩm, em hãytrình bày quy trình tuân theo những bước chuẩn bị sẵn sàng và thực thi thực thi mua mộtsản phẩm phần cứng, ứng dụng như thế nào ? Quá trình chuẩn bị sẵn sàng để triển khai mua một loại sản phẩm phần cứng, phần mền tuân theocác bước sau : Biên soạn tài liệu gọi thầu ( tìm hiểu thêm những nội dung trong tài liệu nhu yếu, chương II ) Nhận hồ sơ dự thâu ( tìm hiểu thêm tài liệu yêu cầu giải pháp, chương II ) Chon thầu / bỏ thầuBiên soạn hợp đồngTiến hành mua và giao dịch thanh toán sơ bộKiểm tra và chấp nhậnHoàn tất lắp ráp / cài đặtTích hợp mạng lưới hệ thống, thích nghi sản phẩmBàn giao và quyết toán. a. Tài liệu gọi thầu : Trong tài liệu gọi thầu cần nêu rõ những thông tin sau : Tên dự án, cơ quan chủ trì, những thông tin về cơ quan ( điện thoại cảm ứng, fax ) Mục đích, nhu yếu, khoanh vùng phạm vi đề cập trong sự ánNhững công dụng chínhTrang thiết bị, mẫu sản phẩm cần mua, thời hạn cung cấpHình thức mua và thanh toánThời hạn đăng kýNhững nhu yếu khác ( đặt ra so với những đối tác chiến lược ) b. Nhận hồ sơ dự thầu : Có bộ phần thường trực nhận hồ sơ dự thầu trong thời hạn đã thông tin. Tổ chức những cuộc gặp mặt ra mắt chi tiết cụ thể dự án cho những đối tác chiến lược dự thầu. Yêu cầu mỗi cơ quan đối tác chiến lược dự thầu làm hồ sơ dự thầu, trình diễn rõ những giải pháp kỹ thuậtvà luận chứng kinh kế – kỹ thuật so với những giải pháp đã lựa chọn. c. Đánh giá, thẩm định và đánh giá những hồ sơ dự thầu : Thành lập ban trợ giúp phân loại, nhìn nhận sơ bộ những tài liệu thầu. Xây dựng bảng điểm để chấm thầu – so với mỗi chỉ tiêu, xác lập năng lực phân phối củanhà thầu, thông số quan trọng so với dự án, trên cơ sở đó tính điểm đạt đượcTiến hành những cuộc họp trình độ xin quan điểm chuyên viên, lựa chọn những đề xuất kiến nghị, những giảipháp tương thích ; nên có những chuyên viên trong những bộ phận quản trị thuộc chương trình thamdự. Xác định, xem xét những giải pháp và những nguồn kinh tế tài chính tương thích với yêu cầuYêu cầu một số ít đối tác chiến lược tinh chỉnh và điều khiển lại bản dự thầu, cùng những giải pháp kinh tế tài chính – kỹ thuậtPhiên họp ở đầu cuối để quyết định hành động và lựa chọn giải pháp. Có thể bỏ thầu hay đấu thầu tuỳthuộc từng thực trạng đơn cử. Các tiêu chuẩn nhìn nhận hồ sơ dự thầuCác giải pháp được đề xuất có tương thích với những nhu yếu đã đặt ra trong tài liệu về những yêucầu hay không ? Tính hài hòa và hợp lý của những giải pháp đã lựa chọn : Về trình độ : Tính mở của mạng lưới hệ thống ( Khả năng tích hợp với môi trường tự nhiên, khả năngghép nối mạng lưới hệ thống trong toàn diện và tổng thể cả chương trình CNTT ) Về công nghệ : Tính văn minh về phần cứng, phần mềmVề hiệu suất cao sử dụng : 21 – Đối với người sử dụng – Chi tiêu / hiệu suất cao – Tiến độ thực hiệnNếu sẵn sàng chuẩn bị sẵn những phiếu nhìn nhận theo những tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn có một thang điểnxếp loại thích hợp. Có nhìn nhận, xếp loại toàn diện và tổng thể hàng loạt hồ sơ dự thầu. Cách thức tiến hànhCó thể lựa chọn giữa 2 hình thức bỏ thầu và đấu thầu tuỳ theo từng mô hình dự án, tính chấtvà quy mô dự án, cũng như những nhu yếu khácNên chia dự thầu thành 2 giai đoạnDự thầu phần cứng và ứng dụng hệ thốngDự thầu phầm mềm ứng dụng. d. Đàm phán và ký hợp đồngA. Đàm phán, thỏa thuận hợp tác : Các yếu tố được đề cập ở đây đa phần có tương quan tới những góc nhìn của yếu tố. Để thoảmãn, trước hết phải nắm rõ những cụ thể về Ngân sách chi tiêu, thị trường những mẫu sản phẩm cần mua, nênchuẩn bị những bảng chào giá của những hồ sơ dự thầu để làm cơ sở thoả thuận. Tốt nhất là phảicó rất đầy đủ thông tin và những công thức, chiêu thức nhìn nhận Dự kiến. Để định giá một cáchchính xác, phải chia nhỏ những phần thành những phần nhỏ hơn, rồi triển khai ước đạt những phầnđó. Trong khi trao đổi phải chỉ rõ cho đối tác chiến lược của mình biết phần nào hoàn toàn có thể giảm giá được. Trước khi ngồi đàm phán, phải chuẩn bị sẵn sàng kỹ 2 điểm sau : Ba yếu tố cơ bản trong đàm phán ( rẻ, nhanh, tốt ) GiáThời gian thực hiệnCác công dụng hệ thốngBa tác nhân này có tương quan ngặt nghèo với nhau. Nếu giá hạ phải đồng ý thời hạn thựchiện dài hơn hoặc những công dụng sẽ ít đi ( tiền nào của ấy ! ) Một giải phápCó thể đồng ý giao nhận mẫu sản phẩm theo từng khoản, mục. Có thể phiên bản 1 chỉ chứacác tính năng cơ bản với Chi tiêu đồng ý sau đó những phiên bản tiếp theo sẽ có thêm cácchức năng mới. Cách làm này có lợi cho cả hai bên, về bên đặt hàng không phải vượt quagiới hạn kinh tế tài chính, bên triển khai vẫn có việc làm và nếu mọi chuyện trôi chảy sẽ đượcnhận làm tiếp tụcNguyên tắc Kim chỉ nam : Người mua không tham rẻ, Người bán không hám lời ! B. Tổ chức hợp đồng : Trừ trường hợp phải ký với những đối tác chiến lược bên ngoài thường thì những pháp luật đã được ghirõ trong hồ sơ dự thầu, vả lại những tài liệu dự thầu đã được ký nên hoàn toàn có thể xem là một hợpđồng chính thức. Trong hợp đồng nên ghi rõ những pháp luật khác như giữ giá, bản quyềnpháp lý, Bảo hành. Nếu sai sót của phần cứng hay ứng dụng hoàn toàn có thể gây ra tổn thất lớn haycác trường hợp nguy khốn khác, sự trực tiếp của tác giả phải được ghi rõ trong văn bản. Khicần thiết hoàn toàn có thể ghi rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của phía người sử dụng trong việc làm phân phối thôngtin đúng chuẩn, kịp thời hoặc thậm chí còn tham gia biên soạn tài liệu. Có 2 loại hợp đồng : hợp đồng giá cố định và thắt chặt và hợp đồng giá biến hóa. Hợp đồng giá cố địnhphù hợp trong những trường hợp không có nhiều dịch chuyển, ứng dụng, phần cứng đã quenthuộc. Hợp đồng giá biến hóa tương thích khi có nhiều dịch chuyển, rủi ro đáng tiếc, và được tính theo giờhoặc theo ngày công. e. Mua sản phẩmBáo với cơ quan đối tác chiến lược thời hạn chuyển giao thiết bị ứng dụng. Giám sát việc lắp ráp thiết bị, setup phần mềmKiểm tra thông số kỹ thuật thiết bị so với những qui định trong hợp đồng22Kiểm tra cácphần mềm và những tài liệu thiết yếu kèm theoBiên bản giao nhậnf. Kiểm tra, gật đầu : Chạy thử mạng lưới hệ thống : bật, tắt, khai thác thử những chức năngPhiếu bảo hànhBiên bản giao nhận, có chữ ký hai bên, coi như phụ lục hợp đồng. 5.3.7 Cài đặt tính hợp lệ mạng lưới hệ thống : Thử nghiệm hệ thốngYêu cầu sửa đổi cho tương thích với thiên nhiên và môi trường thao tác của mạng lưới hệ thống với những bài toàn đơn cử. Các mốc quan trọngLập tài liệu gọi thầuTổ chức đánh giá và thẩm định những hồ sơ dự thầuKiểm tra, gật đầu, setup tích hợp hệ thốngBảng kê những công việcSTT Tên việc làm Dữliệu / tàiliệu cầncóTàiliệu / sảnphẩn bàngiaoXácnhậnkỹthuậtXác nhậnquản lý dựánXácnhậnNSD1 Gọi thầu Tài liệuyêu cầuTài liệugọi thầu2 Đánh giá, đánh giá và thẩm định hồ sơdự thầuPhiếuđánh giáBiên bảnđánh giá + + 3 Đàm phán, ký hợp đồng Hợp đồng + + 4 Mua loại sản phẩm + + + 5 Kiểm tra, đồng ý + + + 6 Cần đặt tích hợp Biên bản + + + 23

Source: https://thevesta.vn
Category: Nhà Đất