Hồn ma báo oán – Sự trừng phạt của lương tâm
Nghệ sĩ Tấn Hoàng vào vai Hùng là một khám phá mới trong cách diễn vai phản diện. Lâu nay anh được giao những vai hài, nhưng lần này đã thể hiện thật nghiêm túc kẻ thủ ác phải đội mặt nạ đối với vợ, các con. Nghệ sĩ Phương Dung đã làm khán giả xúc động khi diễn cảnh Nhung biết sự thật sau 20 năm chồng cố che giấu. Chị diễn thật sinh động, lôi cuốn người xem vào sự cảm thông đối với một phụ nữ nhẹ dạ, cả tin và một người vợ, người mẹ hết lòng chăm lo hạnh phúc của gia đình.
Tình bạn bè chòm xóm còn quý hơn cả tình anh em ruột thịt. Một hôm Ba đào được hai viên kim cương, Hùng nghĩ đến chuyện hưởng trọn số tài sản từ hai viên đá quý đó, nên đã nhẫn tâm sát hại vợ chồng Ba, kể cả đứa con trong bụng của Nở. Ba mạng người đánh đổi hai viên kim cương, Hùng nhanh chóng làm giàu. Về thị thành, vợ chồng Hùng sinh ba người con, đó là: Bảo (Tấn Hưng), Ngọc (Xuân Thùy) và Minh (Mạnh Tràng). Ở ngôi biệt thự sang trọng, mỗi đêm, Hùng kinh hoàng nghe tiếng khóc than của trẻ thơ, giọng nói hờn trách của Ba và lời than van, thống khổ của Nở. Oan nghiệt hơn khi đứa con trai của Hùng rất giống Ba, chàng trai này là nỗi ám ảnh đối với Hùng mỗi khi nhìn thấy con đi đứng, nói cười. Hùng đã giấu vợ, che giấu sự mất tích của hai người bạn thân mà Hùng là kẻ thủ ác. Chính Quân (Minh Cường) – bạn trai của Ngọc- đã vén lên bức màn bí ẩn. Quân chính là cháu ruột của Ba đã thoát khỏi lưỡi hái của tử thần khi ra rừng hái rau về cho chú… Vở kịch được đạo diễn – NSƯT Trần Ngọc Giàu dàn dựng với không gian rùng rợn. Phiên tòa anh dựng lên cho các nhân vật trong vụ án chính là lương tâm của họ đối với việc ác. Vì việc ác dù cố che giấu vẫn lộ diện dưới ánh sáng công lý. Hùng không thể rứt khỏi những ảo giác từ ba oan hồn về quấy phá. Thế giới tâm linh kỳ bí đã thật sự xuất hiện ngay bên cạnh những kẻ chuyên làm điều ác. Nỗi ám ảnh sát hại ba mạng người đã là bản án đích đáng của Hùng suốt hơn 20 năm. Nó nặng gấp trăm lần những bản án tù giam khi người phạm tội đứng trước vành móng ngựa.Nghệ sĩ Mạnh Tràng xứng đáng là một trụ cột của Sân khấu Kịch Sài Gòn, khi một mình anh đảm đương hai vai: Ba và Minh. Mạnh Tràng rất tài trong việc quăng bắt tiếng cười và thả những khoảng lặng để khán giả bất chợt tìm thấy xúc cảm đối với nhân vật anh thể hiện. Mạnh Tràng cho biết: “Tôi nghiền ngẫm kịch bản này và cảm thấy thú vị vì thông điệp gửi đến công chúng quá gần gũi. Hằng ngày đọc tin trên những trang báo viết về trật tự xã hội, chúng ta không khỏi chạnh lòng khi thấy những kẻ phạm tội đã mất hết tính người. Lương tâm của họ có bình lặng chăng sau những lần gây án? Vở kịch như một lời cảnh tỉnh rất giá trị vào thời điểm mà các vụ án mạng tăng lên chỉ vì người ta xem trọng đồng tiền”. Nghệ sĩ Tấn Hoàng vào vai Hùng là một khám phá mới trong cách diễn vai phản diện. Lâu nay anh được giao những vai hài, nhưng lần này đã thể hiện thật nghiêm túc kẻ thủ ác phải đội mặt nạ đối với vợ, các con. Nghệ sĩ Phương Dung đã làm khán giả xúc động khi diễn cảnh Nhung biết sự thật sau 20 năm chồng cố che giấu. Chị diễn thật sinh động, lôi cuốn người xem vào sự cảm thông đối với một phụ nữ nhẹ dạ, cả tin và một người vợ, người mẹ hết lòng chăm lo hạnh phúc của gia đình.
Có thể nói sau vở Quỷ, tác giả Vương Huyền Cơ có vẻ mặn mà với đề tài tâm linh. Do vậy mà câu chuyện Hồn ma báo oán lại một lần nữa chinh phục khán giả khi đến với Kịch Sài Gòn. Tác giả đã gửi gắm vào vụ án ý nghĩa giáo dục, để đằng sau những phút giây rùng rợn, sinh động từ vở diễn, câu chuyện kịch thật sự tác động đến người xem. Phải chăng tâm linh người thủ ác chỉ được giải thoát khi họ tự thú trước bình minh?
Source: https://thevesta.vn
Category: Tâm Linh