Nghiệp và kết quả
Nghiệp và kết quả – “Đó là sự công bình tự nhiên của vũ trụ”…
“Ngôn ngữ có thể tải được đạo lý, nhưng chính ngôn ngữ cũng là trở ngại cho sự thật chứng chân lý”
“Muốn chứng minh sự thật hiện hữu của nghiệp, khoa học cần phải mở rộng qua nhiều lĩnh vực khác, đa dạng hơn, trừu tượng hơn và phổ quát hơn”
“Sự nghiên cứu khách quan của khoa học sẽ trả lại cho thế giới tâm linh đúng với bản chất của nó. Không tô điểm cho nó quá sức cầu kỳ thần bí, cũng không phủ nhận nó một cách võ đoán, cạn cợt”
Một cu
Nghiệp và kết quả – “Đó là sự công bình tự nhiên của vũ trụ”…
“Ngôn ngữ có thể tải được đạo lý, nhưng chính ngôn ngữ cũng là trở ngại cho sự thật chứng chân lý”
“Muốn chứng minh sự thật hiện hữu của nghiệp, khoa học cần phải mở rộng qua nhiều lĩnh vực khác, đa dạng hơn, trừu tượng hơn và phổ quát hơn”
“Sự nghiên cứu khách quan của khoa học sẽ trả lại cho thế giới tâm linh đúng với bản chất của nó. Không tô điểm cho nó quá sức cầu kỳ thần bí, cũng không phủ nhận nó một cách võ đoán, cạn cợt”
Một cuốn sách phân tích khá chi tiết về nghiệp báo ở nhiều khía cạnh từ không gian vật lý, thế giới tâm linh, bản thể, luân hồi… cho người đọc cái nhìn đa chiều về các sự vật, hiện tượng, về các bí ẩn, chân lý vũ trụ để tự mình cảm thấy cần phải khiêm hạ hơn nữa trước quá nhiều điều mà mình chưa biết, chưa thấu hiểu, chưa đủ khả năng chứng minh và chưa thực hiện được. Song song đó, tác giả cũng đưa ra nhiều kiến giải mang tính khoa học – xã hội, các luận giải mang tính triết lý, các điển tích cụ thể để hướng độc giả đến con đường “tìm hạnh phúc thanh cao” ngoài danh vọng, vật chất đơn thuần.
Theo tâm lý thông thường, con người bị chi phối bởi những yếu tố về thời gian, không gian làm cho “nghiệp và kết quả” khó được nhận biết nhưng “nó âm thầm đi con đường riêng, mặc cho tâm lý của con người thay đổi”. Và cũng theo tâm lý thông thường, Luật Nhân Quả với tính chất phù hợp lương tâm con người “Ở hiền gặp lành”, “Gieo gió gặt bão”… phản ánh niềm tin của con người vào đạo đức xã hội cũng đã ngầm được chấp nhận bởi người có tín ngưỡng và không có tín ngưỡng ở một góc độ nào đó.
Ở đây, tác giả đã sử dụng khái niệm “Bản Thể Tuyệt Đối” để phủ nhận tính may rủi, sự tính toán nằm ngoài “tổ hợp cấu thành chặt chẽ bởi toàn bộ vật chất – năng lượng – không gian – thời gian”. “Dù vũ trụ có ngàn hoa muôn sắc nhưng đều đồng quy ở Bản Thể. Chúng ta có thể ví Bản Thể như bóng đèn mà vũ trụ vật lý giống như ánh sáng qua lăng kính nhiều màu. Ánh sáng tuy nhiều màu sắc nhưng đều đồng quy tại bóng đèn. Cũng vậy các hiện tượng của vũ trụ vật lý sinh sinh hóa hóa vô cùng tận nhưng đều chung đồng ở Bản Thể. Chính trong Bản Thể này Luật Nghiệp Báo hình thành và chi phối đời sống của mọi người trong thế giới vật lý”… “Trong thế giới vật lý, ảnh hưởng của một nghiệp nhân đi ngoằn ngoèo lang thang qua trung gian người này đến người khác rồi giống như vô tình, gặp lại tác giả đã tạo ra nghiệp ban đầu để đem cho tác giả niềm vui hay nỗi khổ. Nếu quan sát trên thế giới hiện tượng, chúng ta thấy đường đi có vẻ mông lung, hên xui nhưng tại sao nó luôn gặp lại tác giả. Thật ra trong vô hình, Luật Nghiệp Báo trong Bản Thể chi phối một cách không sơ hở”. Với những lập luận như vậy, tác giả cũng không ngần ngại khẳng định Nghiệp báo hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn con người, “Không một thần linh nào thưởng phạt thiện ác. Chỉ có Luật Nhân Quả khách quan âm thầm chi phối tất cả. Luật Nhân Quả là một chân lý, một nguyên lý vũ trụ”.
Một khái niệm mới tác giả nêu ra là “vùng không gian tâm linh” xuất phát từ bản năng sinh tồn tự nhiên, từ “hào quang” của con người, động vật, thực vật có tác dụng vượt không gian và thời gian. Đặc biệt là những phản ứng tâm linh của nhiều loại thực vật khác nhau có tính cách “trực giác, biết trực tiếp, không cần các biểu hiện trung gian, thẳng vào ý thức của đối tượng chung quanh, rất giống với khả năng đọc ý nghĩ kẻ khác của các nhà ngoại cảm tài ba. Phản ứng tâm linh này chứng tỏ sự hiện diện của vùng không gian tâm linh chung quanh cây cỏ”. Viện giải cho điều này là các loại thảo mộc lâu năm như nhân sâm có thể cải thiện sức khỏe nhiều người nhưng đến nay giới y học vẫn chưa tìm thấy hoạt chất y học nào từ bên trong loại củ này, hay một số loại cây ngãi được nuôi trồng phục vụ cho mục đích của các thầy pháp… Tuy vậy, tác giả lại một lần nữa khẳng định “không gian tâm linh tuy vô hình nhưng một khi đã khởi tác dụng thì vô cùng lớn. Vì thế mỗi ý nghĩ thầm kín của chúng ta vẫn lặng lẽ tạo thành nghiệp, gây ra ảnh hưởng vào thế giới này”… “Ảnh hưởng này lan dần qua nhiều trung gian, cuối cùng gặp lại người đã tạo ra nó”.
Bằng việc đưa ra các câu chuyện thực chứng Đông – Tây, kim – cổ, tác giả cũng đề cập đến thuyết Luân hồi và nguồn gốc luân hồi “từ tế đến thô”, từ “tâm tế trong vô thức đến hành vi bên ngoài” để người đọc nhận thấy “việc hình thành một bức tranh kiếp sau của một người phải là sự phối hợp của vô số nhân duyên của những người khác” trong quy luật vận hành nghiệp báo từ bản thể. Theo tác giả “những hành vi, lời nói, ý nghĩ được gọi là nghiệp (có khả năng tạo thành quả báo) khi:
– Có cố tâm, có ý thức, có dự tính.
– Có cố tâm, có ý thức trong cơn khủng hoảng do nóng giận, khủng hoảng do tâm thần.
-Không có ý thức lúc hành động, do vô thức điều khiển, nhưng có ý muốn trước kia.
-Không cố tâm, nhưng thiếu hiểu biết gây hậu quả nghiêm trọng.”
Những chương sau tác giả tập trung giải thích, lý giải về vai trò của “nghiệp và kết quả” ở nhiều hình thái khác nhau, ở từng góc độ riêng biệt bằng các phép so sánh lẫn ví dụ cụ thể về định – bất định, thiện – ác, phước – đức, sự giết hại, người – thú, nghiệp chung – nghiệp riêng, giao thông, diện mạo, tài năng, sức khỏe, nhan sắc, giới tính, nghề nghiệp, tình cảm, sinh thái. Hiểu rõ được những điều này, nắm được quy luật và thời gian vận hành từ “nghiệp” đến “quả” chúng ta trước mắt có thể tự xây dựng cho bản thân một nền tảng đạo đức vững bền từ đó giúp bản thân và người khác “chuyển nghiệp” tích cực và tìm được an lạc từ hôm nay và mãi về sau…
…more
Source: https://thevesta.vn
Category: Phật Pháp