Kinh Bản Nguyện của Bồ Tát Địa Tạng – Thí Thực 2019 – Tải xuống sách | 1-50 Các trang | FlipHTML5

No Text Content!

NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

KINH BẢN NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG SA MÔN: THÍCH ĐẠO THỊNH HỘI TẬP NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

5 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng PHẦN NGHI LỄ ( Mọi người đều tề chỉnh y phục đứng chắp tay đọc ) Chủ lễ xướng: Ai nấy cung kính… Dốc lòng kính lạy Phật, Pháp, Tăng thường ở khắp mười phương. (3 lễ ) o o o ( Xá một xá đều quỳ đọc ) Nguyện đem lòng thành kính Gửi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dàng ngôi Tam Bảo. Thề trọn đời giữ đạo Theo tự tính làm lành, Cùng pháp giới chúng sinh Cầu Phật từ gia hộ, Tâm Bồ Đề kiên cố Xa bể khổ sông mê Chóng quay về bờ giác. ( 1 lễ ) o o o Cúng dàng đoạn: Dốc lòng kính lạy Phật, Pháp, Tăng thường ở khắp mười phương. (1 lễ ) o o o

6 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng ( Mọi người đều đứng chắp tay đọc ) Sắc thân Như Lai đẹp Cõi thế chẳng ai bằng Không sánh chẳng nghĩ bàn Vì thế con kính lễ. Sắc thân Phật vô tận Trí tuệ Phật cũng thế Tất cả pháp thường trụ Nên nay con về nương. Sức trí lớn nguyện lớn Độ khắp chúng quần sinh Khiến bỏ thân nóng khổ Sinh kia nước mát vui. Con nay sạch ba nghiệp Quy y và lễ tán Nguyện cùng các chúng sinh Đồng sinh An Lạc Quốc. Án phạ nhật la vật ( 3 lần )

7 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng 1- Dốc lòng kính lễ: Cõi Tịnh ThườngTịch Quang, A-Di-Đà Như Lai, pháp thân màu thanh tịnh, cùng khắp pháp giới chư Phật. ( 1 lễ ) o 2- Dốc lòng kính lễ: Cõi Thực Báo Trang Nghiêm, A-Di-Đà Như Lai, thân vi trần tướng hảo, cùng khắp pháp giới chư Phật. ( 1 lễ ) o 3- Dốc lòng kính lễ: Cõi Phương Tiện Thánh Cư, A-Di-Đà Như Lai, thân giải thoát trang nghiêm, cùng khắp pháp giới chư Phật. ( 1 lễ ) o 4- Dốc lòng kính lễ: Cõi An Lạc Phương Tây, A-Di-Đà Như Lai, thân giới căn đại thừa, cùng khắp pháp giới chư Phật. ( 1 lễ ) o 5- Dốc lòng kính lễ: Cõi An Lạc Phương Tây, A-Di-Đà Như Lai, thân biến khắp mười phương, cùng khắp pháp giới chư Phật. ( 1 lễ ) o

8 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng 6- Dốc lòng kính lễ: Cõi An Lạc Phương Tây, Giáo-Hành-Lý tam kinh cả Y-Chính tuyên dương, cùng khắp pháp giới Tôn Pháp. ( 1 lễ ) o 7- Dốc lòng kính lễ: Cõi An Lạc Phương Tây, Quán-Thế-Âm Bồ Tát, thân vạn ức tử kim, cùng khắp pháp giới Bồ Tát. ( 1 lễ ) o 8- Dốc lòng kính lễ: Cõi An Lạc Phương Tây, Đại-Thế-Chí Bồ Tát, thân quang trí vô biên, cùng khắp pháp giới Bồ Tát. ( 1 lễ ) o 9- Dốc lòng kính lễ: Đại Từ Đại Bi Đại Trí Đại Nguyện, U Minh Giáo Chủ Bản Tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát. ( 1 lễ ) o 10- Dốc lòng kính lễ: Cõi An Lạc Phương Tây, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng, mãn phận nhị nghiêm thân, cùng khắp pháp giới Thánh Chúng. ( 1 lễ ) o

9 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng Con nay xin vì Bốn ân, Ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện cho Tam chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. ( 1 lễ ) o ( Xá một xá đều quỳ đọc ) Đệ tử chúng con… xin chí thành sám hối: Xưa kia gây nên bao ác nghiệp, Đều vì vô thỉ tham, sân, si Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra Hết thảy từ nay xin sám hối. Bao nghiệp chướng gây nên như thế Đều tiêu tan một chút không còn Niệm niệm cùng khắp trong cõi pháp Độ chúng sinh chứng ngôi Bất thoái. ( 1 vái ) o o o Sám hối phát nguyện rồi, quy mệnh lễ A-Di-Đà Như Lai cùng Phật, Pháp, Tăng thường ở khắp mười phương. ( 1 lễ ) o o o

10 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng ( Đều ngồi tụng bài tán hương ) Lư hương vừa bén, Chiên đàn khói thơm, Ngào ngạt muôn ngàn cõi xa, Lòng con kính ngưỡng thiết tha, Nguyện mong chư Phật thương mà chứng minh. – Nam mô Hương-Vân-Cái Bồ-Tát-Ma- Ha-Tát. ( 3 lần ) o o o TỊNH KHẨU NGHIỆP CHÂN NGÔN – Án-tu lị, tu lị, ma ha tu lị, tu tu lị, tát bà ha. ( 3 biến ) o TỊNH THÂN NGHIỆP CHÂN NGÔN – Án-tu đa lị, tu đa lị, tu ma lị, sa bà ha. ( 3 biến ) o

11 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng TỊNH TAM NGHIỆP CHÂN NGÔN – Án-sa phạ bà phạ, chuật đà sa phạ, đạt ma sa phạ, bà phạ chuật độ hám. ( 3 biến ) o AN THỔ ĐỊA CHÂN NGÔN – Nam mô tam mãn đá một đà nẫm, án độ rô độ rô, địa vĩ tát bà ha. ( 3 biến ) o PHẢ CÚNG DÀNG CHÂN NGÔN – Án-nga nga nẵng, tam bà phạ phiệt nhật la hộc. ( 3 biến ) o Kính lạy tam giới tôn Quy mệnh mười phương Phật. Con nay phát nguyện lớn Trì tụng Kinh Địa Tạng. Trên đền bốn trọng ân Dưới cứu ba đường khổ. Nếu có ai thấy, nghe Đều phát tâm Bồ-Đề. Hết một báo thân này Sinh về nước Cực-Lạc. o

12 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng KỆ KHAI KINH Pháp Phật cao sâu rất nhiệm màu, Nghìn muôn ức kiếp dễ hay đâu, Con nay nghe thấy xin vâng giữ, Chân nghĩa Như-Lai nguyện hiểu sâu. – Nam Mô Bản Sư Thích-Ca-Mâu-Ni-Phật. ( 3 lần ) o o o – Nam Mô Đao Lợi Thiên Cung Hải Hội Phật Bồ Tát. ( 3 lần ) o o o

13 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng KINH BẢN NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG QUYỂN THƯỢNG PHẨM THỨ NHẤT Thần Thông Thuyết Pháp Trên Cung Trời Đao Lợi. Chính thực tôi nghe, một thời Đức Phật vì thân mẫu mà thuyết pháp trên cung Trời Đao Lợi. Lúc bấy giờ, có hết thảy chư Phật và các đại Bồ Tát, nhiều đến vô lượng vô biên không thể kể xiết, ở khắp mười phương đều đến hội họp và cùng khen rằng: “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thể ở trong cõi đời xấu ác ngũ trược, mà hay thị hiện sức đại thần thông, sức đại

14 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng trí tuệ chẳng thể nghĩ bàn, khiến cho các loại chúng sinh cang cường, biết rõ những pháp khổ và những pháp an vui”. Khi ấy các Đức Phật, khen ngợi xong rồi liền sai thị giả, đi đến thăm hỏi và đỉnh lễ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bấy giờ đức Như Lai, mỉm cười phóng ra trăm nghìn áng mây sáng sủa như là: Áng mây sáng sủa đại viên mãn, Áng mây sáng sủa đại trí tuệ. Áng mây sáng sủa đại tam muội, Áng mây sáng sủa đại phúc đức. Áng mây sáng sủa đại quy y, Áng mây sáng sủa đại từ bi.

15 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng Áng mây sáng sủa đại Bát Nhã, Áng mây sáng sủa đại cát tường. Áng mây sáng sủa đại công đức, Áng mây sáng sủa đại tán thán. Khi ấy Đức Phật, phóng ra những áng mây sáng sủa như thế, nhiều đến vô lượng vô biên chẳng thể nghĩ bàn, rồi Ngài lại nói ra những thứ tiếng vi diệu như là: Tiếng vi diệu Đàn Na ba la mật, Tiếng vi diệu Thi La ba la mật. Tiếng vi diệu Xằn Đề ba la mật, Tiếng vi diệu Tì Lê Gia ba la mật. Tiếng vi diệu Thiền Na ba la mật, Tiếng vi diệu Bát Nhã ba la mật. Tiếng Từ Bi và tiếng Hỷ Xả,

16 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng Tiếng giải thoát và tiếng Vô lậu. Tiếng trí tuệ, tiếng đại trí tuệ, Tiếng Sư Tử, tiếng Sư Tử lớn. Tiếng mây sấm, tiếng mây sấm lớn, Có vô lượng tiếng nói như thế. Bấy giờ Đức Phật, nói ra các thứ tiếng như thế, nhiều đến không xuể, kể không thể xiết. Rồi có vô lượng vô biên Trời, Rồng, Quỷ, Thần… ở trong cõi Sa Bà và ở trong các cõi phương khác, đều đến hội họp nơi cung Trời Đao Lợi. Những vị Trời, Rồng, Quỷ, Thần ở trong các cõi ấy như là: Cõi trời Tứ Thiên Vương, Cõi trời Đao Lợi Thiên. Cõi trời Tu Diệm Ma,

17 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng Cõi trời Đâu Suất Đà. Cõi trời Hóa Lạc Thiên, Cõi Tha Hóa Tự Tại. Cõi trời Phạm Chúng Thiên, Cõi trời Phạm Phụ Thiên. Cõi trời Đại Phạm Thiên, Cõi trời Thiểu Quang Thiên. Cõi Vô Lượng Quang Thiên, Cõi trời Quang Âm Thiên. Cõi trời Thiểu Tịnh Thiên, Cõi Vô Lượng Tịnh Thiên. Cõi trời Biến Tịnh Thiên, Cõi trời Phúc Sinh Thiên. Cõi trời Phúc Ái Thiên, Cõi trời Quảng Quả Thiên. Cõi trời Nghiêm Sức Thiên,

18 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng Vô Lượng Nghiêm Sức Thiên. Nghiêm Sức Quả Thực Thiên, Cõi trời Vô Lượng Thiên. Cõi trời Vô Phiền Thiên, Cõi trời Vô Nhiệt Thiên. Cõi trời Thiện Kiến Thiên, Cõi trời Thiện Hiện Thiên. Cõi Sắc Cứu Kính Thiên, Ma Hê Thủ La Thiên. Cho đến Phi Tưởng Thiên, Phi Phi Tưởng Xứ Thiên. Vô lượng chúng Chư Thiên, Cùng Trời, Rồng, Quỷ, Thần. Thảy đều đến pháp hội, Cung kính đỉnh lễ Phật. Lại có các vị thần như: Thần Sông, Thần Bể, Thần Sông cái, Sông con,

19 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng Thần Cây và Thần Núi, Thần Đất và Thần Ngòi, Thần Trầm, Thần Lúa Mạ, Thần cai ngày, cai đêm, Thần trên không, trên Trời, Thần coi sự ăn uống, Thần của các Cây Cỏ… ở các nước phương khác và ở cõi Sa Bà, thảy đều đến pháp hội, một lòng muốn nghe pháp. Lại có các chúa Quỷ: Ác Mục Quỷ Vương, Đạm Huyết Quỷ Vương, Đạm Tinh Khí Quỷ Vương, Đạm Thai Noãn Quỷ Vương, Hành Bệnh Quỷ Vương, Nhiếp Độc Quỷ Vương, Từ Tâm Quỷ Vương, Phúc Lợi Quỷ Vương, Đại Ái Kính Quỷ Vương cùng các Đại Quỷ Vương, ở thế giới Sa Bà và các thế giới

20 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng khác… các Quỷ Vương như thế thảy đều đến pháp hội. Lúc bấy giờ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo với Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi rằng: “Ông xem tất cả Chư Phật, và chư Bồ Tát, cùng chư Thiên, Long, Bát Bộ, và chúng Quỷ Thần, ở trong thế giới này, và thế giới phương khác, ở trong quốc độ này và ở quốc độ khác, hiện đang ở nơi đây, tại cung Trời Đao Lợi. Ông có thể biết được, số lượng bao nhiêu chăng?” Ngay bấy giờ, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi liền bạch với Đức Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu con dùng thần lực, để tính đếm túc số, trải qua trăm nghìn

21 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng kiếp, cũng không thể biết được, số lượng là bao nhiêu”. Lúc bấy giờ, Đức Phật lại bảo với Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi rằng: “Dù cho Đức Như Lai có dùng con mắt Phật, để tính đếm túc số, cũng không thể hết được, những vị Thánh-Phàm đó đều do Bồ Tát Địa Tạng, ở trong nhiều kiếp lâu xa về trước đã tế độ cho, hoặc đang tế độ hoặc sẽ tế độ, thảy đều khiến cho thành tựu Bồ Đề”. Ngay khi ấy, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi liền bạch với Đức Phật rằng: “Từ bao kiếp tới nay, con do nhờ tu tập, tích trữ các thiện căn, thường theo muôn ức Phật, do đó mà chứng được, trí tuệ vô

22 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng ngại biện, con nghe lời Phật nói, thời liền tin theo ngay, nhưng còn có các hàng, tiểu quả của Thanh Văn, Trời, Rồng và Quỷ Thần, nhẫn đến các chúng sinh, ở đời mai sau này, dẫu có được thấy nghe, những lời rất thành thật, của Đức Phật Như Lai, nhưng chắc sẽ có người, sinh tâm niệm hoài nghi, ví dù có lạy vâng, cũng chưa khỏi nhạo báng. Cúi mong Đức Thế Tôn, chỉ rõ cho chúng sinh, Bồ Tát Địa Tạng đây, tu các công hạnh gì, lập đại thệ nguyện gì, mà thành tựu được sự chẳng thể nghĩ bàn như thế?” Lúc bấy giờ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni liền bảo với Bồ Tát Văn Thù Sư

23 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng Lợi rằng: “Ví như khắp trong tam thiên đại thiên thế giới, có bao nhiêu cây, cỏ, lùm, rừng, lúa, mè, tre, lau, đất, đá và bụi bặm… cứ một vật đó là, tương ứng một sông Hằng, mỗi một hạt cát trong các sông Hằng là một thế giới, trong thế giới đó, lại đem chia ra thành các bụi nhỏ, mỗi một hạt bụi tính là một kiếp, Bồ Tát Địa Tạng từ khi chứng quả Thập Địa tới nay, còn nhiều gấp bội con số tỷ dụ tính đếm ở trên, huống chi là tính từ khi Bồ Tát Địa Tạng, còn ở trong bậc Thanh Văn và Bích Chi Phật. Này Văn Thù Sư Lợi, uy thần và thệ nguyện của Bồ Tát Địa Tạng, rộng

24 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng lớn vô cùng, chẳng xiết nghĩ nghì. Nếu thiện nam tử và thiện nữ nhân, ở đời sau này nghe thấy danh hiệu của Bồ Tát Địa Tạng, nếu dốc hết lòng thành, khen ngợi và lễ bái, hoặc là luôn trì niệm, hoặc là luôn cúng dàng, nhẫn đến đắp, vẽ, sơn, thếp, chạm, khắc hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng, thời những người đó sẽ được một trăm lần sinh lên cõi Trời Đao Lợi, vĩnh viễn chẳng còn sa vào ba đường ác nữa. Này Văn Thù Sư Lợi, trải qua bất khả thuyết, bất khả thuyết kiếp lâu xa về trước, tiền thân của Bồ Tát Địa Tạng là con ông trưởng giả. Khi ấy trong đời

25 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng có Đức Phật hiệu là: Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai. Con ông trưởng giả thấy tướng hảo của Đức Phật, tốt đẹp trang nghiêm không ai sánh bằng, mới bạch hỏi với Đức Phật ấy rằng tu hạnh nguyện gì, mà được tướng hảo trang nghiêm như thế?” Bấy giờ Đức Phật, Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, bảo với con ông trưởng giả kia rằng: “Muốn chứng được thân tướng trang nghiêm tốt đẹp này, thời phải trải qua kiếp số rất là lâu xa, tế độ cho vô lượng vô biên các loại chúng sinh, đều dứt trừ được hết thảy khổ não và được giải thoát”.

26 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng Này Văn Thù Sư Lợi! Con ông trưởng giả vừa nghe xong rồi, liền phát nguyện rằng: “Con nguyện từ nay trở đi, cho đến mãi mãi về sau, đời đời kiếp kiếp xin vì hết thảy chúng sinh, đang chịu tội khổ trong sáu đường mà dùng các phương tiện, khuyên răn dạy bảo khiến cho chúng đó đều được giải thoát, thì bản thân con mới tự chứng được Vô Thượng Bồ Đề”. Con ông trưởng giả, vì đối trước Đức Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, phát đại thệ nguyện rộng lớn như thế cho nên đến tận hôm nay, trải qua trăm nghìn muôn ức vô số bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp, mà

27 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng ngài Địa Tạng vẫn còn trụ trong ngôi vị Bồ Tát. Lại có một đời nữa, cách đây không biết bao nhiêu A tăng kì kiếp, có Đức Phật hiệu là Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai. Đức Phật ấy thọ đến bốn trăm nghìn muôn ức A tăng kì kiếp. Đến thời tượng pháp, có một người con gái dòng Bà La Môn, tích phúc sâu dày, ai cũng kính nể, đi đứng nằm ngồi, đều có chư thiên hộ vệ. Bà mẹ của Người mê tín tà đạo, thường khinh Tam Bảo. Dù cho Thánh Nữ đem nhiều phương tiện khuyên nhủ người mẹ, ngõ hầu mong cho mẹ mình được sinh chính kiến,

28 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng nhưng mà bà mẹ chưa được tin hẳn, chẳng bao lâu sau bà mẹ ấy chết, thần hồn đọa vào Địa Ngục A Tỳ. Bấy giờ Thánh Nữ, biết rằng mẹ mình, khi còn ở đời, không tin nhân quả, nay vừa chết đi, thức tùy theo nghiệp mà vào đường ác, liền bán nhà cửa, mua nhiều hương hoa và các lễ vật, đem đến cúng dàng chùa tháp thờ Đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai. Đến một ngôi chùa nhìn thấy tôn tượng của Đức Phật đó, tướng hảo trang nghiêm dung nhan đẹp đẽ. Thánh Nữ chiêm bái, tôn tượng của Ngài, lòng thêm kính ngưỡng và thầm nghĩ rằng:

29 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng “Đức Phật là đấng Đại Giác đủ tất cả trí tuệ, nếu Đức Như Lai còn trụ ở đời, sau khi mẹ ta mất đi, ta còn có thể đến nơi hỏi Ngài, tất sẽ biết được mẹ ta hiện đang bị đọa nơi đâu. Vừa nghĩ tới đó nước mắt Thánh Nữ, chứa chan hai hàng mà nhìn tượng Phật”. Bỗng nghe trên không có tiếng nói rằng: “Này Thánh Nữ kia, đừng xót xa nữa, hãy nghe Ta bảo nơi mẹ của con đang bị đọa lạc”. Thánh Nữ chắp tay, hướng lên trên không mà thưa bạch rằng: “Chẳng hay đức thần nào đó, đến giải bớt lòng lo âu cho con như thế? Từ khi mẹ con mất đi

30 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng cho đến hôm nay, ngày đêm thương nhớ, không lúc nào nguôi, không biết giờ này mẹ con thác sinh cõi nào?” Ở trên hư không, lại có tiếng bảo với Thánh Nữ kia rằng: “Ta đây là Phật quá khứ Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, mà con đang nhìn và chiêm bái đó. Nay Ta thấy con tha thiết nhớ nghĩ về mẹ hơn những người thường, nên Ta đến đây bảo cho con biết”. Thánh Nữ vừa nghe xong, liền ngã lăn xuống đất, chân tay và mình mẩy, thảy đều bị tổn thương. Những người đứng cạnh bên, liền vội vàng đỡ dậy, một hồi lâu về sau, thì Thánh Nữ mới tỉnh, sau khi tỉnh lại rồi, liền hướng lên trên

31 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng không, cung kính và chắp tay, trang nghiêm mà bạch rằng: “Con nay đang sắp chết, kính xin Đức Như Lai, từ mẫn chỉ bảo cho, mẹ con hiện bây giờ, đang thác sinh chỗ nào, an vui hay cực khổ?” Bấy giờ Đức Phật, Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai liền bảo với Thánh Nữ kia rằng: “Con cúng dàng Ta xong, thì sớm quay về nhà, thân ngồi cho ngay thẳng, và niệm danh hiệu Ta, thì con sẽ biết được, hiện giờ mẹ của con, đang thác sinh nơi nào, an vui hay khốn khổ”. Lễ Phật xong rồi, Thánh Nữ liền xá chào, vội quay về nhà ngay. Vì lòng thương nhớ mẹ, vậy nên Thánh Nữ kia,

32 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng thân ngồi thật ngay thẳng, một lòng chuyên trì niệm, danh hiệu của Đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, suốt một ngày một đêm, tâm không hề tạp loạn. Bỗng nhiên thấy thân mình, đến nơi một bờ biển, nước nóng sôi sùng sục, có thú dữ rất nhiều, thân thể những thú đó, thảy đều toàn bằng sắt, bay nhảy trên hư không, rong ruổi khắp Đông Tây. Thánh Nữ kia lại thấy, có hàng trăm vạn nghìn, đàn ông và đàn bà, thoạt chìm lại thoạt nổi, các loại thú dữ kia, tranh nhau bắt ăn thịt. Lại thấy các quỷ dữ, Dạ Xoa và La Sát, hình thù thật gớm ghê, tay chân chúng lạ lùng, hoặc loài có nhiều tay, hoặc loài có nhiều mắt, hoặc loài có nhiều đầu, răng

33 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng nanh sắc chìa ra… lùa hết những người kia, đi đến nơi thú dữ. Rồi quỷ kia lại chụp, bắt hết những người đó, quặp đầu và bẻ chân, vứt cho các thú kia, thấy muôn hình vạn trạng, nên chẳng dám nhìn lâu. Bấy giờ Thánh Nữ, nhờ vào sức niệm Phật, nên lòng không lo sợ. Có một Quỷ vương, tên là Vô Độc đi đến nghinh tiếp, hỏi Thánh Nữ rằng: “Lành thay Bồ Tát! Vì nhân duyên gì mà đến chốn này?” Thánh Nữ liền hỏi, thưa với Quỷ vương: “Đây là chốn nào?” Quỷ vương đáp rằng: “Đây là tầng biển thứ nhất ở đằng Tây núi Đại Thiết Vi”.

34 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng Thánh Nữ lại hỏi: “Tôi nghe thấy nói trong núi Thiết Vi có địa ngục, việc ấy có đúng thực chăng?” Vô Độc đáp rằng: “Quả có địa ngục”. Thánh Nữ lại hỏi: “Nay tôi phải làm thế nào để vào được địa ngục?” Vô Độc đáp rằng: “Nếu chẳng có uy thần, tất phải theo nghiệp lực, trừ hai sự ấy thì chẳng bao giờ vào được”. Thánh Nữ lại hỏi: “Vì duyên cớ gì mà, nước trong biển lớn kia, thường thấy sôi sùng sục, nóng bức nấu nung người, vì sao nhiều tội khổ, nhiều thú dữ đến thế?” Vô Độc đáp rằng: “Đây là những chúng sinh, đời trước kia làm ác, họ

35 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng thảy đều là người, ở cõi Diêm Phù Đề, khi vừa mới chết đi, trong vòng bốn chín ngày, không có ai tế tự, làm các việc công đức, để đem hồi hướng cho, cứu trừ các khổ nạn. Những tội nhân nơi đó, khi còn sống ở đời, chẳng chịu trồng căn lành, cũng chẳng tin nhân quả, nên khi vừa chết đi, liền theo nghiệp mà đọa, trước qua vào biển này, sau mới vào địa ngục. Về phía phương Đông, cách đây mười vạn do tuần, lại có một biển, các sự khổ nơi đó, còn gấp bội lần hơn. Phía Đông của biển này, lại còn có một biển, các sự thống khổ còn, nhiều gấp bội biển kia. Tất cả những khổ kia, đều do

36 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng tự mình làm, từ thân, miệng và ý, tạo ác nghiệp xấu xa, vì thế mà chiêu cảm, vào ba biển khổ này, nên ba biển này còn được gọi là biển nghiệp. Thánh Nữ lại hỏi, thưa Ngài Quỷ Vương: “Địa Ngục ở đâu?” Vô Độc đáp rằng: “Trong ba biển lớn đó, đều là địa ngục cả, có trăm nghìn muôn thứ, mỗi thứ một sai khác. Nói về địa ngục lớn, thời có mười tám loại, còn về loại trung bình, thời có đến năm trăm, còn loại nhỏ bé hơn, thời có đến vô lượng, tất cả những tội khổ, ở các địa ngục đó, nhiều vô lượng vô biên, thật chẳng thể nói hết”.

37 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng Thánh Nữ lại hỏi: “Chẳng hay mẹ tôi mới chết, thần thức bây giờ đang thác sinh chỗ nào?” Vô Độc bạch rằng: “Thân Mẫu của Bồ Tát, khi còn sống ở đời, ưa thích làm việc gì, và trồng nghiệp nhân gì?” Thánh Nữ liền đáp rằng: “Thân mẫu tôi khi sống, thường mê tín tà đạo và khinh chê Tam Bảo, cũng có lúc tin theo, song lại bất kính ngay, tuy rằng mới chết đi, nhưng không biết bây giờ, thần thức của mẹ tôi, giờ đọa vào chỗ nào?” Vô Độc thưa hỏi rằng: “Thế mẹ của Bồ Tát, có tên họ là gì?”

38 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng Thánh Nữ liền đáp rằng: “Cả hai song thân tôi, đều dòng Bà La Môn, thân Phụ tôi thường gọi, tên Thi La Thiện Kiến, còn thân Mẫu của tôi, tên là Duyệt Đế Lợi”. Vô Độc liền chắp tay, đối ở trước Thánh Nữ, cung kính mà thưa rằng: “Xin Thánh Nữ trở về, chớ lo âu buồn phiền, vì bà Duyệt Đế Lợi, vừa được sinh lên trời, cách đây không bao lâu, vừa mới được ba ngày”. Đó là nhờ vào lòng, hiếu thuận của Bồ Tát. Vì thương nhớ mẹ mình, mà dốc lòng tu phúc. Thường tới nơi Chùa Tháp, để cung kính cúng dàng, Đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai.

39 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng Việc làm của Bồ Tát, chẳng những chỉ cứu mẹ, mà còn cứu rất nhiều, vô lượng chúng sinh khổ, trong Địa Ngục A Tỳ, thảy đều được đầu thai, về các cõi an lành. Vô Độc vừa nói xong, liền cung kính chắp tay, xá chào mà xin lui. Thánh Nữ ngay khi ấy, như người tỉnh giấc mộng, liền đi đến trước Tháp, cung kính mà cúng dàng, Đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai. Cúng dàng Phật xong rồi, liền phát đại nguyện rằng: “Con nguyện từ nay cho đến tận cùng ở đời vị lai, nếu có chúng sinh nào, mắc vào các tội khổ, thì con sẽ lập ra, nhiều

40 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng các chước phương tiện, khiến cho chúng sinh đó, thảy đều được giải thoát”. Đức Phật liền bảo, với Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi rằng: “Quỷ Vương Vô Độc trước kia nay là Tài Thủ Bồ Tát. Còn Thánh Nữ Bà La Môn kia nay chính là Bồ Tát Địa Tạng vậy”.

41 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng KINH BẢN NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG PHẨM THỨ HAI Phân Thân Hội Họp Lúc bấy giờ, có các phân thân của Bồ Tát Địa Tạng, ở khắp trong những nơi, có các địa ngục khổ, trăm nghìn muôn ức, bất khả tư nghì, vô lượng vô biên, các thế giới, thảy đều đến hội họp, nơi cung Trời Đao Lợi. Nhờ vào sức uy thần, của Đức Phật Như Lai, mà những phân thân ấy, cùng với các đệ tử, nhiều đến hàng trăm nghìn, muôn ức na do tha, đều đem hương hoa quý, lại để cúng dàng Phật. Những chúng hàng đệ tử, đến cùng phân thân ấy, thảy đều

42 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng nhờ Địa Tạng, giáo hóa và độ cho, trừ hết sạch các khổ, tâm an tĩnh khoái lạc, đối với Đạo Vô Thượng, không còn bị thoái chuyển. Những loại chúng sinh đó, từ bao kiếp về trước, cho tới kiếp gần đây, trôi lăn trong sáu nẻo, lặn hụp biển sinh tử, chịu biết bao thống khổ, không giây phút nào dừng. Nhờ vào lòng từ bi, bản nguyện của Địa Tạng, nên đều sẽ chứng được, đạo Vô Thượng Bồ Đề. Các chúng đi theo kia, đến cung Trời Đao Lợi, ai nấy đều vui mừng, lòng tràn đầy hoan hỉ, cung kính và chiêm ngưỡng, đỉnh lễ các Đức Phật, tâm không chút biếng lười, mắt không hề tạm rời.

43 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng Bấy giờ Đức Phật, Thích Ca Mâu Ni Như Lai giơ cánh tay vàng, trăm nghìn muôn phúc tướng, trang nghiêm và đẹp đẽ, liền làm phép quán đỉnh, xoa đầu mà thụ ký, cho các vị hóa thân, của Bồ Tát Địa Tạng. Thụ ký xong rồi, Đức Phật lại bảo với Bồ Tát Địa Tạng rằng: “Như Lai từ xưa tới nay, ở trong cõi đời ngũ trược xấu ác, giáo hóa những chúng sinh, cang cường và ương ngạnh, khiến cho họ điều phục, bỏ tà mà theo chính, ước chừng khoảng mười phần, giờ chỉ còn một hai. Như Lai phân thân ra, số lượng nhiều khôn xuể, rộng mở các phương tiện, để giáo hóa chúng sinh.

44 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng Hoặc có được những người, lợi căn và thông minh, vừa nghe đã hiểu được, liền tin và làm theo; hoặc lại có những kẻ, căn tính hay chậm lụt, phải dạy bảo nhiều lần, lâu ngày mới thành tựu; hoặc lại có những kẻ, tội nghiệp nặng sâu dày, chẳng tin vào tội phúc, cũng chẳng lòng kính ngưỡng. Những loại chúng sinh ấy, có vô lượng vô biên, hết thảy đều khác nhau, Như Lai khởi từ mẫn, phân thân ra vô số, độ thoát cho hết thảy, các loại chúng sinh ấy. Hoặc lại phải hiện ra, thân thể của đàn bà; hoặc lại phải hiện ra, thân hình của đàn ông; hoặc lại phải hiện ra, thân Thiên, Long, Quỷ, Thần; hoặc lại phải hiện ra, cảnh Núi, Rừng, Sông,

45 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng Suối; hoặc lại phải hiện ra, các Sông cái, Sông con; hoặc lại phải hiện ra, các giếng nước, ao hồ… tất cả đều là vì, độ thoát cho chúng sinh. Hoặc lại còn có khi, hiện ra các thân như: thân Đế Thích, Phạm Vương, thân Chuyển Luân Thánh Vương, thân Cư sĩ, Quốc vương, thân Tể phụ, Quan lại, nhẫn đến thân Tỷ Khiêu, và thân Tỷ Khiêu Ni, thân của Ưu Bà Tắc, và thân Ưu Bà Di, cho đến hiện các thân, Thanh Văn và La Hán, thân Bích Chi-Độc Giác, thân Bồ Tát, thân Phật… Như Lai chẳng những dùng, một báo thân Phật này, giải thoát cho chúng sinh, trong các đường ác khổ. Các ông nay nên biết, Như Lai trải nhiều kiếp, chẳng thể nghĩ bàn được,

46 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng cần mẫn để lo tu, cứu khổ các chúng sinh, khiến cho những chúng kia, phần lớn đều thoát khổ. Nếu còn có kẻ nào, vẫn chưa được điều phục, thì tùy theo nghiệp báo, đi vào ba đường ác. Các ông ngày hôm nay, nên nhớ lời Như Lai, ân cần phó chúc cho, tại Cung Trời Đao Lợi, phải cứu giúp chúng sinh, ương ngạnh khổ nạn kia, khiến cho các chúng đó, đang ở cõi Sa Bà, đến khi Bồ Tát Di Lặc thị hiện ra đời, độ cho các chúng đó, thảy đều được giải thoát, và đều được Như Lai, mười phương thụ ký cho”. Lúc bấy giờ, Bồ Tát Địa Tạng Ma Ha Tát, dùng vô lượng hóa thân, để thâu lại thành một, nước mắt Ngài trào dâng, mà bạch với Phật rằng: “Con từ

47 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng bao kiếp tới nay, nhờ đức Phật tiếp dẫn, khiến con được trí tuệ, và thần thông tự tại, nhiều vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ bàn được, nên con mới phân thân, biến khắp ở mười phương, như trăm nghìn vạn ức, số cát của Sông Hằng. Mỗi trong một thế giới, con hóa muôn ức thân, trong mỗi một hóa thân, độ cho muôn ức chúng, khiến cho họ đều tin, và quy kính Tam Bảo, xa lìa hẳn sinh tử, chứng được vui Niết Bàn. Dù cho có người nào, chỉ làm được việc nhỏ, ví như một giọt nước, hoặc sợi tóc, mảy bụi; hoặc là còn nhỏ hơn, cả lăn vi trần nữa, thì con cũng dần dần, giáo hóa tế độ cho, khiến đều được ở trong, chính pháp của Đức Phật”.

48 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng Ngay lúc bấy giờ, Bồ Tát Địa Tạng lại bạch với Đức Phật rằng: “Kính lạy Đức Thế Tôn, xin đừng quá bận tâm, tới các chúng sinh khổ, ác nghiệp đời sau này”. Ba lần bạch thế rồi, lại cung kính chắp tay, đi nhiễu quanh ba vòng, đỉnh lễ dưới chân Phật. Bấy giờ Đức Phật, Thích Ca Mâu Ni Như Lai liền khen ngợi rằng: “Lành thay! Lành thay! Này Bồ Tát Địa Tạng. Như Lai sẽ hỗ trợ, cho ông sớm thành tựu, Ông từ số kiếp lâu xa, thường phát ra đại nguyện, cứu độ khắp chúng sinh, chẳng phút giây dừng nghỉ, chúng sinh khi độ hết, liền sẽ chứng Bồ Đề”.

49 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng KINH BẢN NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG PHẨM THỨ BA Nói Rõ Về Những Nghiệp Duyên Của Các Chúng Sinh. Lúc bấy giờ, Đức Phật Mẫu là bà Ma Gia Phu Nhân, cung kính chắp tay mà bạch hỏi Bồ Tát Địa Tạng rằng: “Bạch Thánh giả! Có vô lượng chúng sinh trong cõi Diêm Phù Đề, vì gây nghiệp ác gì, nên phải chịu đau khổ, báo ứng cũng khác nhau, sự ấy như thế nào?” Ngay bấy giờ, Bồ Tát Địa Tạng liền đáp với Thánh Mẫu Ma Gia rằng:

50 Kinh Bản Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng “Trong nghìn muôn ức thế giới, cho đến các quốc độ, hoặc nơi có địa ngục, hoặc nơi không có địa ngục, hoặc nơi có nữ nhân, hoặc nơi không có nữ nhân, hoặc nơi có Phật pháp, hoặc nơi không có Phật pháp, nhẫn đến bậc Thanh Văn, Bích Chi và Bồ Tát… cũng sai khác như thế, chứ chẳng riêng tội báo, của các loại chúng sinh, khổ đau nơi địa ngục”. Bà Thánh Mẫu Ma Gia, lại bạch với Bồ Tát Địa Tạng Đại Sĩ rằng: “Ý tôi nay muốn hỏi, về nghiệp báo chúng sinh, chịu khổ trong đường ác, nơi cõi Diêm Phù Đề”. Ngài Địa Tạng đáp rằng: “Thánh Mẫu xin lắng nghe, tôi sẽ nói lược qua”.

Source: https://thevesta.vn
Category: Phật Pháp