Giáo trình Quản trị dự án đầu tư – Tài liệu text

Giáo trình Quản trị dự án đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 154 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
F 7 G

GIÁO TRÌNH
QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐỖ TRỌNG HOÀI

2002
Quản trò dự án đầu tư 2
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………………………………5
CHƯƠNG I : CÁC KHÁI NIỆM CĂN BẢN………………………………………………………6
I. ĐẦU TƯ…………………………………………………………………………………………………..6
1. Khái niệm…………………………………………………………………………………………….6
2. Mục tiêu đầu tư …………………………………………………………………………………….6

3. Phân loại đầu tư. …………………………………………………………………………………..6
4. Các hình thức đầu tư. ……………………………………………………………………………7
II. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ. ………………………………………………………………………….8
1. Khái niệm…………………………………………………………………………………………….8
2. Nguồn hình thành vốn đầu tư………………………………………………………………….9
III. DỰ ÁN ĐẦU TƯ. …………………………………………………………………………………10
1. Khái niệm dự án đầu tư. ………………………………………………………………………10
2. Đặc điểm của dự án đầu tư ………………………………………………………………….11
3. Yêu cầu đối với dự án đầu tư ………………………………………………………………11
4. Phân loại dự án đầu tư. ……………………………………………………………………….12
5. Chu kỳ dự án. ……………………………………………………………………………………..14
IV. QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ………………………………………………………………..18
1. Khái niệm…………………………………………………………………………………………..18
2. Các chức năng quản trò dự án……………………………………………………………….18
3. Một số phương pháp kỹ thuật sử dụng trong quản trò dự án……………………..19
V. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP. ………………………………………………………….26
1. Câu hỏi. ……………………………………………………………………………………………..26
2. Bài tập. ………………………………………………………………………………………………26
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ……………..27
I. VẤN ĐỀ CHUNG……………………………………………………………………………………27
II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN…………27
1. Lựa chọn sản phẩm……………………………………………………………………………..27
2. Nghiên cứu, lựa chọn thò trường mục tiêu………………………………………………28
3. Phân tích quy mô thò trường sản phẩm của dự án…………………………………..29
4. Phân tích khả năng cạnh tranh………………………………………………………………38
5. Phân tích khả năng tiếp thò. ………………………………………………………………….38
II. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP……………………………………………………………39
1. Câu hỏi. ……………………………………………………………………………………………..39
2. Bài tập. ………………………………………………………………………………………………39
CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH VỀ KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ ………………………….40

I. LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ…………………………………………………………40
II. LỰA CHỌN CÔNG SUẤT……………………………………………………………………..40
1. Các loại công suất……………………………………………………………………………….40
2. Lựa chọn công suất của dự án………………………………………………………………41
III. CÔNG NGHỆ, TRANG THIẾT BỊ…………………………………………………………43
1. Khái niệm công nghệ…………………………………………………………………………..43
2. Phân tích lựa chọn công nghệ cho dự án………………………………………………..43
3. Lựa chọn trang thiết bò…………………………………………………………………………44
IV. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM………………………………………………………………………..45
1. Các bước lựa chọn đòa điểm…………………………………………………………………46

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 3
2. Phương pháp chọn đòa điểm………………………………………………………………….47
V. XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG, CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC. ……………………..50
1. Xác đònh nhu cầu về nhà xưởng, công trình kiến trúc……………………………..50
2. Nguyên tắc bố trí và xây dựng nhà xưởng……………………………………………..51
3. Tổ chức xây dựng………………………………………………………………………………..51
VI. XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH, NHU CẦU
CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO.
………………………………52
1. Chương trình sản xuất kinh doanh. ………………………………………………………..52
2. Nhu cầu các yếu tố đầu vào và giải pháp đảm bảo………………………………..52
VII. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG…………………………………………….54
VIII. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP. ………………………………………………………55
1. Câu hỏi. ……………………………………………………………………………………………..55
2. Bài tập. ………………………………………………………………………………………………55
CHƯƠNG IV : NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN………………………….57
I. LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP. ……………………………………………57
II. THIẾT KẾ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN. ………………………………57

1. Các nguyên tắc chung………………………………………………………………………….57
2. Quá trình hình thành bộ máy quản lý dự án. ………………………………………….58
3. Bộ máy quản lý thực hiện dự án. ………………………………………………………….58
4. Bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh…………………………………………………62
III. DỰ KIẾN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC………………………………………………………63
1. Xác đònh nhu cầu lao động. ………………………………………………………………….63
2. Dự kiến chi phí tiền lương…………………………………………………………………….65
3. Dự kiến kế hoạch và kinh phí đào tạo. ………………………………………………….66
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀO TẬP. ……………………………………………………….66
1. Câu hỏi. ……………………………………………………………………………………………..66
2. Bài tập. ………………………………………………………………………………………………66
CHƯƠNG V : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ………………………68
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU………….68
1. Lập dòng kim ngưu của một dự án đầu tư. …………………………………………….68
2. Suất thu hồi vốn đòi hỏi tối thiểu………………………………………………………….70
3. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầ tư. …………………………………………..77
3. Phân tích rủi ro dự án đầu tư………………………………………………………………..86
II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ………………………….92
1. Xác đònh tổng mức đầu tư và nguồn vốn. ………………………………………………92
2. Ước tính doanh thu, chi phí sản xuất. …………………………………………………….96
3. Dự trù lời lỗ và bảng tổng kết tài sản……………………………………………………97
4. Tính các chỉ tiêu hiệu quả và đánh giá độ an toàn về tài chính……………..101
III.CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP. ………………………………………………………..102
1. Câu hỏi. ……………………………………………………………………………………………102
2. Bài tập. …………………………………………………………………………………………….102
CHƯƠNG VI : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI CÁC DỰ ÁN ĐẦU

………………………………………………………………………………………………………………105
I. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA DỰ
ÁN ĐẦU TƯ.

…………………………………………………………………………………………..105
1. Khái niệm…………………………………………………………………………………………105

2. Quan hệ giữa phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế – xã hội….106
Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 4
II. ĐIỀU CHỈNH GIÁ CẢ TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ
HỘI.
………………………………………………………………………………………………………..107
1. Sự cần thiết phải điều chỉnh giá ca.û…………………………………………………….107
2. Đònh giá kinh tế theo phương pháp điều chỉnh. …………………………………….107
III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU
TƯ .
…………………………………………………………………………………………………………113
1. Khái niệm đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội dự án đầu tư. ………………….113
2. Giá trò gia tăng trực tiếp……………………………………………………………………..113
3. Giá trò gia tăng gián tiếp…………………………………………………………………….116
4. Suất sinh lời xã hội nội bộ………………………………………………………………….117
5. Đánh giá đóng góp của dự án đối với các mục tiêu khác………………………118
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP………………………………………………………..124
1. Câu hỏi. ……………………………………………………………………………………………124
2. Bài tập. …………………………………………………………………………………………….125
CHƯƠNG VII : THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ…………………………………………….127
I. KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN……………………………….127
1. Khái niệm…………………………………………………………………………………………127
2. Mục đích thẩm đònh dự án đầu tư………………………………………………………..127
II. PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ………………………………………………..128
1. Thẩm đònh theo trình tự………………………………………………………………………128
2. So sánh các chỉ tiêu……………………………………………………………………………129
III. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ………………129

IV. CÁC QUY ĐỊNH VỀ THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ. …………………130
1. Các dự án đầu tư trong nước……………………………………………………………….130
2. Các dự án theo Luật đầu tư nước ngoài. ………………………………………………134
II. THẨM ĐỊNH TỔNG QUÁT DỰ ÁN ĐẦU TƯ. ……………………………………..139
1. Thẩm đònh các điều kiện pháp lý………………………………………………………..139
2. Thẩm đònh mục tiêu dự án đầu tư. ………………………………………………………142
3. Thẩm đònh hình thức đầu tư………………………………………………………………..142
4. Thẩm đònh thời hạn đầu tư………………………………………………………………….143
III. THẨM ĐỊNH CHI TIẾT DỰ ÁN ĐẦU TƯ …………………………………………..144
1. Thẩm đònh về thò trường sản phẩm của dự án. ……………………………………..144
2. Thẩm đònh về kỹ thuật – công nghệ và môi trường. ………………………………144
3. Thẩm đònh lao động – tiền lương. ………………………………………………………..145
4. Thẩm đònh về tài chính. ……………………………………………………………………..145
5. Thẩm đònh về kinh tế – xã hội. ……………………………………………………………147
6. Thẩm đònh kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện dự án………………………..147
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP. ……………………………………………………….147
1. Câu hỏi. ……………………………………………………………………………………………147
PHỤ LỤC : HỆ SỐ CHIẾT KHẤU………………………………………………………………..149
PHỤ LỤC I: HỆ SỐ CHIẾT KHẤU (TIẾP THEO)…………………………………………150
PHỤ LỤC I: HỆ SỐ CHIẾT KHẤU (TIẾP THEO)…………………………………………151
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………..153

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 5
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam kể từ sau khi chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung
sang nền kinh tế thò trường có sự điều tiết vó mô của nhà nước, đã có những bước
tiến đáng kể : thu nhập quốc dân, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng
với tốc độ cao; sản phẩm, hàng hoá trên thò trường ngày càng đa dạng, phong
phú; đời sống của người dân được nâng cao; … Để có được những kết quả này, vai

trò của hoạt động đầu tư là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia
vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế, việc đẩy mạnh hoạt động
đầu tư nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết.
Trong những năm gần đây, môi trường thể chế, chính sách và luật pháp của
Nhà nước ngày càng thông thoáng, phù hợp hơn đã và đang khuyến khích tất cả mọi
thành phần kinh tế phát triển, khơi dậy sức dân và huy động mọi nguồn vốn cho công
cuộc CNH – HĐH đất nước.
Làm thế nào để quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này? Phương
cách được sử dụng phổ biến hiện nay là quản lý hoạt động đầu tư theo dự án. Những
nội dung có liên quan đến vấn đề này sẽ được trình bày trong môn học “Quản trò dự
án đầu tư”.
Tập bài giảng này được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên chuyên
ngành kinh tế và quản trò kinh doanh một tài liệu phục vụ cho quá trình học tập và
nghiên cứu. Vì khả năng và thời gian còn hạn chế nên tập bài giảng này chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để
bài giảng ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Đà Lạt ngày 15/09/2002
Tác giả
Đỗ Trọng Hoài

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 6
CHƯƠNG I : CÁC KHÁI NIỆM CĂN BẢN
I. ĐẦU TƯ.
1. Khái niệm.
Hoạt động đầu tư có thể được hiểu khác nhau tuỳ theo góc độ nghiên cứu và
lónh vực áp dụng:
– Theo quan niệm thông thường: đầu tư là việc bỏ tiền ra để thu lợi.
– Nếu xem xét từ góc độ của doanh nghiệp thì đầu tư là hoạt động bỏ vốn ra
để hình thành nên một tài sản nào đó (tài sản vật chất hay tài sản tài chính,

các tài sản đặc biệt khác như thông tin, bí quyết công nghệ,…) và khai thác
nó để kiếm lời.
– Từ góc độ nền kinh tế: đầu tư là hoạt động sử dụng các tài nguyên (lao
động, đất đai, tư bản,…) tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế để
sản xuất ra sản phẩm hay cung cấp dòch vụ nhằm thu về lợi ích tài chính và
mang lại các lợi ích kinh tế – xã hội.
2. Mục tiêu đầu tư
Mục tiêu của hoạt động đầu tư luôn được xem xét từ hai góc độ: mục tiêu của
doanh nghiệp (góc độ vi mô) và mục tiêu của nền kinh tế quốc dân (góc độ vó mô).
Đối với từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất kinh doanh trong mỗi giai đoạn
nhất đònh, mục tiêu đầu tư có thể là nhằm tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra,
nâng cao chất lượng sản phẩm, dòch vụ; tận dụng, phát huy năng lực sản xuất hiện
có; tăng cường uy tín, tên tuổi của doanh nghiệp; chiếm lónh thò phần; tạo thêm việc
làm hoặc giảm bớt lao động nặng nhọc, nguy hiểm cho người lao động;…(mục tiêu
cuối cùng là lợi nhuận).
Đối với xã hội: trên quan điểm nền kinh tế quốc dân, mục tiêu đầu tư nhằm
đóng góp vào sự tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng
cao mức sống cho dân cư, cải thiện phân phối thu nhập giữa các ngành, vùng và đòa
phương, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường,…
3. Phân loại đầu tư.
a. Phân loại theo chức năng quản lý vốn đầu tư.
* Đầu tư gián tiếp:
Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý và
sử dụng vốn đã bỏ ra.
Trong hình thức đầu tư này người bỏ vốn và sử dụng vốn là hai chủ thể khác
nhau. Người bỏ vốn không chòu trách nhiệm về kết quả đầu tư, chỉ có người quản lý
và sử dụng vốn đầu tư chòu trách nhiệm về kết quả đầu tư.
Hoạt động đầu tư gián tiếp như hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng,
ngân hàng…, là việc các tổ chức hoặc cá nhân cho vay vốn, mua các chứng chỉ có
giá như cổ phiếu, chứng khoán, trái phiếu,… (đầu tư tài chính), lợi nhuận của họ

thu được thông qua việc thu lãi vay hay lợi tức.
* Đầu tư trực tiếp
Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một chủ thể.
Người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành
kết quả đầu tư.

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 7
Hoạt động đầu tư trực tiếp bằng vốn trong nước chòu sự điều chỉnh của Luật
Khuyến khích Đầu tư trong nước (sửa đổi) ban hành ngày 20/5/1998, Nghò đònh
51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 quy đònh chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu
tư trong nước (sửa đổi), Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo
Nghò đònh 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tuân theo Luật Đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 12/11/1996, Luật Sửa đổi, Bổ sung
một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09/6/2000, Nghò đònh
24/2000/NĐ-CP quy đònh chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp được chia thành: đầu tư dòch chuyển và đầu tư phát triển.
Đầu tư dòch chuyển là hình thức đầu tư trong đó việc bỏ vốn nhằm dòch chuyển
quyền sở hữu tài sản. Trong trường hợp này, hoạt động đầu tư không làm gia tăng
tài sản của doanh nghiệp mà chỉ thay đổi quyền sở hữu các tài sản của doanh
nghiệp.
Đầu tư phát triển là việc bỏ vốn đầu tư để hình thành nên những năng lực mới
về lượng hoặc về chất cho sản xuất, dòch vụ và khai thác các năng lực này để sinh
lời. Đầu tư phát triển có vai trò đặc biệt quan trọng, là biểu hiện cụ thể của tái sản
xuất mở rộng, là tiền đề cho đầu tư tài chính và đầu tư dòch chuyển.
b. Phân loại theo tính chất hoạt động của kết quả đầu tư.
Các hoạt động đầu tư được chia thành: đầu tư cơ bản và đầu tư vận hành.
Đầu tư cơ bản nhằm tạo ra các tài sản cố đònh mới hay nâng cao tính năng hoạt
động của các tài sản cố đònh đang sử dụng.

Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động các cơ sở sản xuất kinh
doanh mới hình thành hay tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, đáp
ứng nhu cầu hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật.
Giữa đầu tư cơ bản và đầu tư vận hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đầu
tư cơ bản là cơ sở quyết đònh đầu tư vận hành, đầu tư vận hành là điều kiện để các
kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng.
c. Phân loại theo mục tiêu đầu tư.
Đầu tư mới: là hoạt động đầu tư nhằm hình thành các công trình mới. Đầu tư
mới gắn liền với việc mua sắm thiết bò mới, xây dựng các phân xưởng mới hoặc mở
rộng các phân xưởng chính hiện có, xây dựng thêm các công trình phụ trợ mới
nhằm mục đích tăng công suất hoặc tăng chủng loại mặt hàng, tăng khả năng phục
vụ cho nhiều loại đối tượng so với các hoạt động ban đầu.
Đầu tư chiều sâu: đầu tư chiều sâu bao gồm việc thay đổi, cải tiến các thiết bò
cũ đã hao mòn trên cơ sở kỹ thuật mới nhằm nâng cao các thông số kỹ thuật của
thiết bò, hiện đại hoá hay đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất trên cơ sở các công
trình có sẵn đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết giảm chi phí; đầu tư
chiều sâu cũng nhằm xây dựng công trình bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ, làm
sạch môi trường khu vực doanh nghiệp đang hoạt động. Trên cơ sở quy trình công
nghệ và kỹ thuật mới được cải tiến, hiện đại hóa, doanh nghiệp hoàn thiện trình độ
tổ chức quản lý và sản xuất.
4. Các hình thức đầu tư .

a. Đối với đầu tư trong nước.

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 8
Theo Điều 2 Nghò đònh 51/1999/NĐ-CP của Chính phủ về Quy đònh chi tiết thi
hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), hoạt động đầu tư trong nước

có thể được thực hiện thông qua các hình thức sau:
1- Công ty trách nhiệm hữu hạn
2- Công ty cổ phần
3- Công ty hợp danh
4- Doanh nghiệp tư nhân
5- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
6- Doanh nghiệp Nhà nước
7- Cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân,
dân lập; cơ sở văn hóa dân tộc được thành lập và hoạt động hợp pháp.
8- Doanh nghiệp của các tổ chức chính trò, chính trò – xã hội, hội nghề
nghiệp có đăng ký kinh doanh theo quy đònh của pháp luật.
9- Cá nhân, nhóm kinh doanh được thành lập và hoạt động theo Nghò đònh
số 66/HĐBT ngày 02/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
b. Đối với đầu tư nước ngoài.
Theo Điều 4 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài
được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract – BCC).
– Doanh nghiệp liên doanh (Joint-Venture Enterprise).
– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Capital Enterprise).
(Các hình thức đầu tư này được quy đònh chi tiết tại Chương II – Hình thức đầu
tư, Nghò đònh 24/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/7/2000).
Ngoài ra các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng có thể ký kết với các cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền để đầu tư
dưới các hình thức sau:
– Hình thức đầu tư BOT (Build – Operate – Transfer): hợp đồng xây dựng –
kinh doanh – chuyển giao; BTO (Build – Transfer – Operate): hợp đồng xây
dựng – chuyển giao – kinh doanh; BT (Build – Transfer): hợp đồng xây dựng –
chuyển giao.
– Hợp đồng phân chia sản phẩm PSC (Product Sharing Contract).
– Thuê thiết bò (Leasing).

II. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ.
1. Khái niệm.

Xét trên phạm vi quốc gia, tổng tài sản quốc gia được chia thành hai nhóm:
tổng tài sản sản xuất và tổng tài sản phi sản xuất. Trong đó tổng tài sản sản xuất là
một thành phần của tài sản quốc gia tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và
được hình thành trên cơ sở các hoạt động đầu tư. Qua quá trình sử dụng, các tài sản
này sẽ bò hao mòn, vì vậy cần phải thường xuyên tiến hành việc bù đắp sự hao mòn
đó; đồng thời để đáp ứng yêu cầu phát triển cũng cần thường xuyên bổ sung thêm
các tài sản mới.
Từ góc độ các doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, do
tác động của hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, nhà xưởng, máy móc, các
trang thiết bò của doanh nghiệp sẽ bò hư hỏng dần và không còn phù hợp trong điều

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 9
kiện sản xuất mới. Do đó, doanh nghiệp phải tiến hành sửa chữa, cải tạo, nâng cấp
và thay thế chúng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mới hình thành, các doanh
nghiệp đang hoạt động muốn mở rộng quy mô sản xuất phải mua sắm máy móc,
trang thiết bò mới, xây dựng mới hay xây dựng thêm nhà xưởng,… (hình thành các
tài sản cố đònh); phải mua sắm nguyên nhiên vật liệu, trả lương cho công nhân
trong chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu tiên,… (tạo vốn lưu động gắn liền với sự hoạt
động của các tài sản cố đònh).
Quá trình này được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư chỉ
có thể được tiến hành trên cơ sở có đủ nguồn vốn cần thiết. Tuy nhiên, số tiền vốn
cần thiết này là rất lớn, không thể trích ra cùng một lúc từ các khoản chi tiêu
thường xuyên của xã hội, của các doanh nghiệp vì điều này sẽ làm xáo động hoạt
động bình thường của sản xuất và sinh hoạt xã hội. Như vậy: vốn đầu tư là tiền tích
luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, là tiền tiết kiệm của dân cư và
vốn huy động từ nước ngoài được đưa vào sử dụng cho các hoạt động đầu tư trong quá

trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì và tạo ra năng lực lớn hơn cho sản xuất kinh
doanh và sinh hoạt xã hội.
2. Nguồn hình thành vốn đầu tư.
a. Nguồn vốn trong nước.

* Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (từ tiết kiệm của Chính phủ)

Vốn ngân sách nhà nước cấp là nguồn vốn thường được sử dụng để xây dựng
những công trình công ích, những công trình trọng điểm của quốc gia đòi hỏi vốn
đầu tư lớn.
Ở Việt Nam hiện nay quy đònh vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để đầu tư
theo kế hoạch của nhà nước đối với:
– Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: các dự án giao thông, thủy lợi,…
– Các dự án trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên.
– Các dự án xây dựng công trình văn hóa, xã hội, phúc lợi công cộng, quản lý
nhà nước về khoa học – công nghệ, quốc phòng, an ninh.
– Dự án bảo vệ môi trường sinh thái khu vực, vùng lãnh thổ
– Các dự án trọng điểm của nhà nước do chính phủ quyết đònh mà không có
khả năng trực tiếp thu hồi vốn.
Vốn tín dụng ưu đãi thuộc ngân sách nhà nước là vốn cho vay để đầu tư những
công trình trọng điểm của quốc gia có tác động lớn đối với việc thúc đẩy phát triển
nền kinh tế và có khả năng tạo được nguồn thu để hoàn vốn.
Hiện nay ở Việt Nam nguồn vốn này được sử dụng để đầu tư đối với:
– Các dự án xây dựng cơ sở hạng tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo việc
làm.
– Các dự án đầu tư trọng điểm của nhà nước trong từng thời kỳ (điện, xi
măng, sắt thép, cấp thoát nước,…)
– Các dự án khác của các ngành có khả năng thu hồi vốn, đã được xác đònh

trong cơ cấu kế hoạch của nhà nước.
* Nguồn tài sản công và tài sản quốc gia

* Nguồn vốn đầu tư từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp Nhà nước

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 10
* Nguồn vốn đầu tư từ tiết kiệm của khu vực tư nhân
b. Nguồn vốn từ nước ngoài.

Vốn nước ngoài là vốn hình thành từ nguồn tích lũy từ bên ngoài, thông qua
nhiều hình thức khác nhau được sử dụng cho hoạt động đầu tư trong nước.

* Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – Official Development
Assistance)

Nguồn vốn ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn
lại hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức
thuộc hệ thống Liên hiệp quốc (FAO, WHO, UNICEF, UNDP,…), các tổ chức tài
chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển.
Hiện nay ở Việt Nam, nguồn vốn ODA được quản lý thống nhất theo Quy chế
Quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghò
đònh 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ.

* Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Invesment)

Là nguồn vốn do các tổ chức kinh doanh ở nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt
Nam dưới các hình thức như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh,
liên kết với các doanh nghiệp trong nước để sản xuất kinh doanh, cung cấp dòch vụ

hoặc khai thác tài nguyên nhằm mục đích kiếm lời.
* Nguồn kiều hối

Đây là nguồn lực lớn xét cả khả năng vốn đầu tư lẫn chất xám và chúng có vai
trò quan trọng, là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nước ngoài. Trong những
năm gần đây nguồn này đã đóng góp một phần trong sự phát triển kinh tế – xã hội của
đất nước.
* Vốn vay thương mại từ nước ngoài
Là vốn vay các tổ chức tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân ở nước
ngoài mà điều kiện vay theo các thông lệ quốc tế.
* Vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và các cơ quan nước
ngoài khác
Vốn này được hình thành khi các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, cơ quan
nước ngoài đầu tư phục vụ cho các hoạt động của họ. Ở Việt Nam hiện nay loại
vốn này được quản lý theo hiệp đònh hoặc thỏa thuận được ký kết giữa chính phủ
Việt Nam với chính phủ các nước hoặc các cơ quan, tổ chức nước ngoài.
* Nguồn tài trợ khác từ nước ngoài
Các nguồn này thường được hình thành thông qua các hoạt động như cứu trợ
nhân đạo, hoạt động từ thiện, bồi thường chiến tranh,…
III. DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1. Khái niệm dự án đầu tư.
Ngân hàng thế giới (WB – World Bank) đònh nghóa: “Dự án là một tập hợp riêng
biệt những hoạt động đầu tư, vạch chính sách, xây dựng thể chế và các hoạt động
khác được trù tính để thực hiện một hoặc một nhóm mục tiêu trong thời gian nhất
đònh”.

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 11
Theo Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO 8402): “Dự án là một quá trình bao gồm
các hoạt động được phối hợp thực hiện và quản lý trong một giai đoạn xác đònh

nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể trong điều kiện hạn chế về nguồn lực”.
Quan điểm của Việt Nam theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành
kèm theo Nghò đònh số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ:
“Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng
hoặc cải tạo những đối tượng nhất đònh nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng,
cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dòch vụ nào đó trong thời gian
xác đònh”.
Như vậy, một dự án đầu tư bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
– Các mục tiêu của dự án: là những kết quả và lợi ích mà dự án đem lại cho
nhà đầu tư và cho xã hội.
– Các hoạt động (các giải pháp về tổ chức, kinh tế, kỹ thuật) là những nhiệm
vụ hay công việc được tiến hành trong quá trình thực hiện dự án để tạo ra
các kết quả cụ thể.
– Các nguồn lực về con người, tài chính và vật chất cần thiết để thực hiện các
hoạt động của dự án. Giá trò hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là
vốn đầu tư cần cho dự án.
– Nguồn tạo nên vốn đầu tư của dự án.
– Thời gian và đòa điểm thực hiện các hoạt động của dự án. Các công việc
của dự án được thực hiện theo lòch trình và đòa điểm cụ thể.
– Các sản phẩm hay dòch vụ được tạo ra của dự án.
Nói cách khác, dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến được bố trí theo
một kế hoạch chặt chẽ về thời gian và đòa điểm với các nguồn lực và chi phí cần
thiết để đạt được những mục tiêu đặt ra trong một thời gian xác đònh.
Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ trình bày một cách chi tiết và
có hệ thống các vấn đề nêu trên.
2. Đặc điểm của dự án đầu tư.
Dự án không phải là một dự đònh hay một phác thảo mà có tính cụ thể và mục
tiêu xác đònh nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất đònh. Khác với một dự đònh hay một
phác thảo thường chung chung, chưa cụ thể, mục tiêu của dự án là cụ thể, rõ ràng,
xác thực nhằm thỏa mãn một nhu cầu cụ thể và có thể đo lường được.

Dự án khác với dự báo. Người làm công tác dự báo không can thiệp vào các sự
cố, có thể xảy ra trong khi đó dự án đòi hỏi sự tác động tích cực của các thành phần
tham gia dự án. Dự án được xây dựng trên cơ sở các dự báo khoa học chính xác.
Dự án là một thực thể sẽ hình thành trong tương lai nên luôn chứa đựng yếu tố rủi
ro.
Bất kỳ dự án nào cũng phải được hoàn thành trong một thời gian nhất đònh gọi
là thời hạn đầu tư. Thời hạn này do chủ đầu tư kiến nghò và được xét duyệt. Mọi
tính toán trong dự án phải phù hợp với thời hạn đầu tư.
Dự án luôn chòu sự giới hạn về các nguồn lực.
3. Yêu cầu đối với dự án đầu tư.
Để đảm bảo tính khả thi, một dự án đầu tư phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản
sau:

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 12
– Tính pháp lý: tất cả các đề xuất trong dự án đều phải phù hợp với luật pháp
hiện hành và các văn bản pháp quy dưới luật.
Các yếu tố sau đây trong dự án phải có đủ căn cứ pháp lý: tư cách pháp nhân
của các đối tác, khả năng tài chính, các thông tin khác liên quan đến các đối tác,
các hợp đồng liên quan, các văn bản xác nhận về kiến trúc, quy hoạch, đất đai,
đònh giá tài sản góp vốn, giá cả áp dụng, kỹ thuật – công nghệ, môi trường, lao
động – tiền lương,…
– Tính khoa học: yêu cầu này đòi hỏi người lập dự án phải có một quá trình
nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ càng và tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung của dự
án, đặc biệt là nội dung về thò trường, kỹ thuật – công nghệ và tài chính. Trong tính
toán, các số liệu, dữ liệu phải có đủ căn cứ, nguồn cung cấp phải có tư cách pháp
nhân, các phương pháp phân tích, đánh giá phải có cơ sở khoa học. Nếu cần thiết
có thể tham khảo tư vấn của các cơ quan chuyên môn về đầu tư trong quá trình
soạn thảo dự án.
Để từ các đầu vào có thể tạo ra được các đầu ra với hiệu quả cao, trong dự án

phải tiến hành hoạch đònh. Bản chất của hoạch đònh trong dự án là với mỗi vấn đề
cần nêu ra các khả năng chọn lựa, tính toán, phân tích, so sánh các phương án và
lựa chọn phương án tốt nhất, thích hợp nhất để đề nghò cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cho phép thực hiện. Cơ sở để hoạch đònh là các phương pháp phân tích đònh
tính kết hợp với các phương pháp phân tích đònh lượng. Những đề xuất, kiến nghò
chưa qua hoạch đònh, chưa được chứng minh về tính phù hợp đều không được coi là
xác đáng.
– Tính hợp lý: dự án đầu tư phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách
phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của ngành, vùng kinh tế cũng như của các
đòa phương. Các phương án lựa chọn phải phù hợp với các điều kiện cụ thể của dự
án, phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán của cư dân. Nội dung, hình thức
trình bày của dự án phải phù hợp với các quy đònh, hướng dẫn của các cơ quan chức
năng về đầu tư, đối với các dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân theo những quy đònh
chung mang tính quốc tế.
– Tính thực tiễn: để đảm bảo tính thực tiễn, các nội dung của dự án phải được
nghiên cứu, xác đònh trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều
kiện và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động đầu tư.
– Tính hiệu quả: trong dự án phải chứng minh được hiệu quả của dự án về mặt
tài chính cũng như về mặt kinh tế – xã hội thông qua các chỉ tiêu cụ thể. Tránh
phóng đại các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Bên cạnh đó cần đánh giá mức độ rủi ro
của dự án: xem xét các chỉ tiêu về an toàn đầu tư, khả năng trả nợ, phân tích độ
nhạy của dự án.
4. Phân loại dự án đầu tư.
a. Phân loại theo nhóm.
Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, các dự án đầu tư trong nước được
phân theo 3 nhóm: A, B và C; các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân
thành 2 nhóm: A và B. Việc phân loại dự án đầu tư theo các nhóm dựa trên hai tiêu
thức: lónh vực đầu tư và quy mô vốn đầu tư.
b. Phân loại theo mức độ chi tiết của nội dung dự án.
* Dự án tiền khả thi

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 13
Đối với những dự án có quy mô đầu tư lớn, giải pháp đầu tư phức tạp và thời
gian đầu tư dài, không thể đạt ngay tính khả thi, khi đó cần thiết phải qua bước
nghiên cứu sơ bộ và lập dự án tiền khả thi. Đối với các dự án có quy mô đầu tư
không lớn, giải pháp đầu tư không phức tạp thì có thể bỏ qua bước lập dự án tiền
khả thi và lập ngay dự án khả thi.
Dự án tiền khả thi cho phép sử dụng tài liệu chuyên ngành đã được xuất bản 3
tháng về trước mà không cần khảo sát thực tế.
Dự án tiền khả thi không phải là cơ sở để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
giấy phép đầu tư, mà nó có các tác dụng chủ yếu sau:
– Là cơ sở để chủ đầu tư (hay cơ quan chủ quản đầu tư) xem xét có nên tiếp
tục nghiên cứu để lập dự án khả thi hay không.
– Là cơ sở để các nhà đầu tư khác tiếp cận và đánh giá có nên tham gia đầu tư hay
không.
* Dự án khả thi
Là dự án chi tiết, các giải pháp đưa ra có căn cứ và hợp lý, các kết quả dự tính
có thể thực hiện được và việc đạt được mục tiêu đề ra có thể được xem là chắc
chắn.
Dự án khả thi còn được gọi là Luận chứng kinh tế – kỹ thuật; một số dự án có
quy mô nhỏ, giải pháp đầu tư đơn giản được gọi là Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
Dự án khả thi có các tác dụng sau:
– Là căn cứ để các cơ quan chức năng thẩm đònh, phê duyệt và cấp giấy phép
đầu tư.
– Là cơ sở để nhà đầu tư đi vay vốn, tìm đối tác liên doanh, hợp tác hoặc kêu
gọi vốn cổ phần.
– Là cơ sở để nhà đầu tư lập kế hoạch tổ chức thực hiện quá trình đầu tư.
– Dự án khả thi tạo điều kiện để nhà đầu tư xin các loại giấy phép đầu tư,
xuất nhập khẩu, giấy phép xây dựng… là cơ sở để được hưởng những khoản

ưu đãi hoặc xin tham gia vào khu chế xuất, khu công nghiệp.
c. Phân loại theo mối quan hệ giữa các dự án.
* Các dự án độc lập với nhau
Hai dự án được gọi là độc lập về mặt kinh tế nếu việc chấp nhận hay từ bỏ một
dự án này không ảnh hưởng đến dòng tiền tệ của dự án khác. Khi hai dự án độc lập
về mặt kinh tế, việc thẩm đònh, đánh giá để chấp nhận đầu tư hay từ bỏ dự án này
không tác động đến quyết đònh chấp nhận hay từ bỏ dự án kia.
* Các dự án phụ thuộc nhau
Tính phụ thuộc về mặt kinh tế giữa hai dự án xuất hiện trong trường hợp quyết
đònh chấp nhận hay từ bỏ dự án này có ảnh hưởng đến dòng tiền tệ của dự án kia.
Đương nhiên, nếu một dự án phụ thuộc về mặt kinh tế vào dự án kia thì ngược lại,
dự án thứ hai cũng phụ thuộc về mặt kinh tế vào dự án thứ nhất. Các dự án phụ
thuộc về mặt kinh tế với nhau có thể có tác động theo hai hướng, đó là các dự án
có tính bổ sung cho nhau và các dự án có tính triệt giảm nhau.
* Các dự án loại trừ nhau
Hai dự án được gọi là loại trừ nhau nếu như quyết đònh chấp nhận dự án này sẽ
dẫn đến quyết đònh phải từ bỏ dự án kia và ngược lại. Có thể xem các dự án loại
trừ nhau là trường hợp phụ thuộc đặc biệt của các dự án.

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 14
5. Chu kỳ dự án.
a. Khái niệm.
Chu kỳ dự án còn được gọi là chu trình dự án, là các bước hoặc các giai đoạn
mà một dự án phải trải qua từ khi dự án mới là ý đồ cho đến khi dự án hoàn thành
đưa vào sử dụng và chấm dứt hoạt động.
b. Các giai đoạn của chu kỳ dự án.
Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải qua ba thời kỳ: chuẩn bò
đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư.

CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ KẾT THÚC ĐẦU TƯ
Nghiên cứu
cơ hội đầu tư
Nghiên cứu
tiền khả thi
Nghiên cứu
khả thi
Thực hiện
dự án
Vận hành
dự án
Đánh giá dự
án
Thanh lý
dự án

* Thời kỳ chuẩn bò đầu tư

Thời kỳ chuẩn bò đầu tư gồm ba giai đoạn: nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu
tiền khả thi và nghiên cứu khả thi.
Giai đoạn một: Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Đây là giai đoạn đầu tiên liên quan đến việc xác đònh và hình thành ý đồ đầu
tư. Trong hoạt động kinh doanh, các ý đồ đầu tư thường bắt đầu từ một cơ hội đầu
tư được chủ đầu tư nắm bắt. Nó có thể là một ý tưởng kinh doanh sáng tạo, nó cũng
có thể bắt nguồn từ một công trình nghiên cứu, một phát minh hay một sự thay đổi
trong các quy đònh của nhà nước,… Việc phân tích tổng quát sơ bộ về ý tưởng này
để xem xét có nên tiếp tục phát huy ý tưởng đó hay không, có nên triển khai
nghiên cứu sâu rộng vấn đề đã đặt ra hay không là công việc đầu tiên của dự án.
Do vậy, giai đoạn này được gọi là giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư.
Để phát hiện các cơ hội đầu tư cần dựa vào các căn cứ sau:

– Chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, vùng, đòa phương; chiến lược của
ngành hoặc chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
– Nhu cầu của thò trường về sản phẩm, dòch vụ gồm cả thò trường trong nước,
khu vực và thế giới.
– Tình hình sản xuất và khả năng cung ứng các sản phẩm, dòch vụ.
– Các nguồn lực, đặc biệt là các lợi thế so sánh so với thò trường ngoài nước
và các doanh nghiệp khác trong nước.
Yêu cầu đối với bước phát hiện, nghiên cứu và đánh giá cơ hội đầu tư là phải
đưa ra được những thông tin cơ bản phản ánh một cách sơ bộ khả năng thực thi và
triển vọng của cơ hội làm cơ sở để người có khả năng đầu tư phải cân nhắc, xem
xét và đi đến quyết đònh có triển khai tiếp sang giai đoạn nghiên cứu sau hay
không.
Tính chất của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là khá sơ sài. Việc xác đònh các
yếu tố đầu vào, đầu ra và hiệu quả của cơ hội đầu tư thường dựa trên các ước tính
tổng hợp, hoặc dựa vào các dự án tương tự đang hoạt động.
Sản phẩm của giai đoạn này là bản nghiên cứu cơ hội đầu tư gồm các nội dung
chủ yếu sau: sự cần thiết và mục tiêu của đầu tư, vốn đầu tư dự tính, các nguồn vốn
dự tính, ước tính hiệu quả tài chính và kinh tế – xã hội, kết luận sơ bộ về cơ hội đầu
tư.

Giai đoạn hai: Nghiên cứu tiền khả thi

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 15
Đây là bước nghiên cứu tiếp theo các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được
lựa chọn có quy mô đầu tư lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật, có nhiều yếu tố bất đònh
tác động. Đối với các cơ hội đầu tư này, bước nghiên cứu khả thi chỉ được tiến hành
khi dự án tiền khả thi được thông qua.
Đối với các cơ hội đầu tư có quy mô nhỏ, không phức tạp về mặt kỹ thuật và
triển vọng đem lại hiệu quả là rõ ràng thì có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền

khả thi.
Nội dung nghiên cứu tiền khả thi gồm các vấn đề sau:
– Bối cảnh kinh tế – xã hội chung của dự án.
– Nghiên cứu thò trường sản phẩm.
– Nghiên cứu kỹ thuật – công nghệ.
– Nghiên cứu về tổ chức quản lý.
– Phân tích về tài chính.
– Phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội.
Trong giai đoạn này, việc nghiên cứu các vấn đề trên là ở trạng thái tónh, chưa
chi tiết, ở mức trung bình mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật, thò trường,
tài chính của cơ hội đầu tư. Vì vậy độ chính xác chưa cao.
Các công việc trong giai đoạn này gồm soạn thảo, thẩm đònh dự án tiền khả thi
và ra quyết đònh có tiếp tục nghiên cứu khả thi hay không.
Sản phẩm của giai đoạn này là hồ sơ dự án tiền khả thi hay còn gọi là luận
chứng tiền khả thi. Bản luận chứng tiền khi phải nêu được các vấn đề sau:
– Giới thiệu về cơ hội đầu tư theo các nội dung nghiên cứu ở trên.
– Chứng minh rằng cơ hội đầu tư có triển vọng đến mức có thể quyết đònh đầu
tư. Các thông tin đưa ra phải đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư.
– Các khía cạnh gây khó khăn cho quá trình thưc hiện đầu tư và vận hành các
kết quả đầu tư sau này, cần thiết phải tổ chức các nghiên cứu hỗ trợ. Các
nghiên cứu hỗ trợ có thể được tiến hành song song với nghiên cứu khả thi và
cũng có thểsau nghiên cứu khả thi tuỳ thuộc thời điểm phát sinh các khía
cạnh cần nghiên cứu sâu hơn. Chi phí cho nghiên cứu hỗ trợ nằm trong chi
phí nghiên cứu khả thi.
Giai đoạn ba: Nghiên cứu khả thi
Đây là giai đoạn nghiên cứu sàng lọc cuối cùng để khẳng đònh tính khả thi của
ý tưởng đầu tư ban đầu và ra quyết đònh quan trọng là có chấp nhận dự án hay
không.
Trong giai đoạn này, các nội dung nghiên cứu tương tự như giai đoạn nghiên
cứu tiền khả thi. Tuy nhiên sự khác nhau là ở mức độ chi tiết, đầy đủ, chính xác

hơn, các nội dung nêu trên đều được xem xét ở trạng thái động, tức là có xét đến
các yếu tố bất đònh có thể xảy ra tác động đến từng nội dung nghiên cứu.
Mục đích chính của giai đoạn này là làm rõ lợi ích, chi phí và tính khả thi của
dự án. Các phương án khác nhau về thò trường, kỹ thuật, tài chính, đòa điểm, công
nghệ, nhân sự,… được đưa ra để lựa chọn. Việc phân tích có tính đến tác động của
yếu tố thời gian, của các yếu tố rủi ro, bất đònh khác theo từng nội dung nghiên
cứu. Những sự phân tích đó giúp cho chủ đầu tư, các nhà thẩm đònh có sự hiểu biết
tường tận hơn, qua đó đưa ra các lựa chọn phù hợp để khai thác cơ hội đầu tư một
cách có hiệu quả.
Công việc của giai đoạn này gồm soạn thảo, thẩm đònh dự án khả thi và ra
quyết đònh đầu tư. Sản phẩm của giai đoạn này là hồ sơ dự án khả thi được duyệt.

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 16
Đối với các dự án đầu tư lớn, cả ba giai đoạn trên phải được tiến hành nhằm
đảm bảo từng bước phân tích sâu hơn, đầy đủ và chi tiết hơn; phát hiện và khắc
phục dần những sai sót ở các giai đoạn nghiên cứu trước thông qua việc tính toán
lại, đối chiếu các dữ kiện, các thông số, thông tin thu thập được qua mỗi giai đoạn.
Quá trình này sẽ đảm bảo cho các kết quả nghiên cứu khả thi đạt được độ tin cậy
cao. Đối với các dự án nhỏ, ít quan trọng có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền
khả thi và tiến hành nghiên cứu khả thi.
Có thể thấy, thời kỳ chuẩn bò đầu tư đóng vai trò quan trọng, là tiền đề và quyết
đònh sự thành công hay thất bại của dự án trong các giai đoạn sau đặc biệt là giai
đoạn vận hành các kết quả đầu tư.
* Thời kỳ thực hiện đầu tư
Thời kỳ thực hiện đầu tư gồm hai giai đoạn: thực hiện dự án và vận hành dự án.
Giai đoạn bốn: Thực hiện dự án
Sau khi dự án khả thi đã được cấp có thẩm quyền hay chủ đầu tư thông qua,
thời kỳ chuẩn bò đầu tư kết thúc, dự án chuyển sang giai đoạn thứ tư: thực hiện dự
án. Giai đoạn này bắt đầu khi thực tế triển khai xây dựng dự án cho đến khi công

trình dự án được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Các công việc chủ yếu của giai đoạn này:
– Thiết kế chi tiết: cần xác đònh rõ các yêu cầu về quy cách kỹ thuật, bản vẽ
thiết kế chi tiết cho việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bò; xác đònh nhu
cầu nhân lực theo kỹ năng lao động cụ thể; xác đònh lòch trình thực hiện dự
án cũng như kế hoạch dự phòng bất trắc.
– Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy đònh của nhà nước.
– Chuẩn bò mặt bằng xây dựng.
– Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bò, thi công xây lắp.
– Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có).
– Ký kết hợp đồng với các nhà thầu để thực hiện dự án.
– Thi công xây lắp công trình.
– Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
– Bàn giao công trình: sau khi đã xây lắp hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt
và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng, công trình được bàn giao cho người
sử dụng kèm theo cả hồ sơ hoàn thành công trình và những tài liệu có liên
quan đến công trình.
– Kết thúc công trình: hoạt động xây dựng kết thúc khi công trình được bàn
giao toàn bộ cho chủ đầu tư. Sau khi bàn giao, người xây dựng phải thanh lý
hoặc di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực xây dựng công
trình, thanh lý các hợp đồng phục vụ thi công.
– Bảo hành công trình: người cung cấp tài liệu, số liệu khảo sát (kể cả sản
phẩm sao chụp, đo vẽ, thí nghiệm) phục vụ thiết kế, xây lắp nghiệm thu,
giám đònh công trình; chủ nhiệm đề án thiết kế; chủ thầu xây lắp; người
cung ứng vật tư thiết bò cho xây dựng và người giám sát xây dựng phải hoàn
toàn chòu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm hoặc kết quả
công việc do mình thực hiện.
Tùy theo điều kiện về quy mô, tính chất phức tạp của dự án, có thể áp dụng các
hình thức quản lý thực hiện dự án sau:
– Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.

– Chủ nhiệm điều hành dự án.

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 17
– Chìa khóa trao tay.
– Hình thức tự làm.
(Xem Chương V – Hình thức quản lý thực hiện dự án trong Quy chế Quản lý Đầu tư
và Xây dựng ban hành kèm theo Nghò đònh 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính
phủ).
Trong giai đoạn này, vấn đề quan trọng nhất là thời gian. 85 – 99,5% vốn đầu tư
của dự án được chi ra và không sinh lời ở giai đoạn này. Thời gian thực hiện dự án
càng kéo dài, vốn càng bò ứ đọng lâu, tổn thất càng lớn đồng thời có thể làm mất
cơ hội kinh doanh khi dự án chậm được đưa vào vận hành. Bên cạnh đó là những
thiệt hại về vật chất do thời tiết, khí hậu gây ra đối với vật tư, thiết bò đang hoặc
chưa được thi công, đối với các công trình đang xây dựng dở dang. Vì vậy, cần xây
dựng một kế hoạch triển khai chặt chẽ để đảm bảo dự án không bò chậm trễ, trì
hoãn một cách không cần thiết.
Sản phẩm của giai đoạn này là các hợp đồng thiết kế, thi công, hợp đồng giao
nhận thầu,… và kết quả là công trình hoàn thành.
Giai đoạn năm: Vận hành dự án
Sau khi công trình hoàn thành và được bàn giao, dự án được đưa vào vận hành
nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Đây chính là giai đoạn tiến hành hoạt động
sản xuất kinh doanh trên cơ sở các công trình, nhà xưởng được xây dựng, máy móc,
thiết bò được lắp đặt trong giai doạn thực hiện dự án. Hiệu quả của quá trình này
tuỳ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức hoạt động của chủ dự án nếu các giai đoạn
trước đó đã tạo ra kết quả tốt. Thời gian khai thác dự án gọi là vòng đời dự án.
Sản phẩm của giai đoạn này là sản phẩm hàng hóa hay dòch vụ mà dự án dự
đònh sản xuất và cung cấp cho thò trường.

* Thời kỳ kết thúc đầu tư

Thời kỳ kết thúc đầu tư gồm hai giai đoạn: đánh giá dự án và thanh lý dự án.

Giai đoạn sáu: Đánh giá dự án
Trong vòng đời dự án, sau một thời gian khai thác nhà xưởng, trang thiết bò,
máy móc,… của dự án bò hao mòn (hữu hình và vô hình) vì thế hiệu quả của dự án
có thể giảm dần, chi phí cơ hội của dự án tăng dần, các nguồn lực huy động cho
hoạt động của dự án trở nên lãng phí vì hiệu quả thấp. Do đó cần đánh giá lại dự
án để làm cơ sở cho việc ra quyết đònh nên tiếp tục khai thác dự án hay cần đầu tư
bổ sung hay chấm dứt khai thác dự án và nghiên cứu tìm cơ hội đầu tư mới. Mặt
khác cần đối chiếu, so sánh giữa quá trình thực tế vận hành dự án với hồ sơ dự án
để xác đònh xem các mục tiêu của dự án có được hoàn thành tốt hay không qua qua
đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho những dự án trong tương lai.
Sản phẩm của giai đoạn này là biên bản đánh giá tình hình hoạt động trong suốt
vòng đời dự án.

Giai đoạn bảy: Thanh lý dự án
Khi kết thúc vòng đời dự án hoặc khi dự án không còn hiệu quả do khả năng
sinh lời thấp hoặc do chi phí cơ hội cao, dự án cần được thanh lý để thực hiện
những dự án khác có hiệu quả hơn. Trong giai đoạn này, đồng thời với việc thanh
lý là triển khai nghiên cứu thực hiện ý đồ dự án mới.
Sản phẩm của giai đoạn này là hồ sơ thanh lý dự án và ý tưởng hay bản nghiên
cứu về cơ hội đầu tư mới.

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 18
IV. QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1. Khái niệm.
Một cách khái quát, quản trò dự án là quá trình thực hiện các hoạt động hoạch
đònh, tổ chức, điều hành và kiểm tra của các chủ thể quản lý đến quá trình hình
thành, triển khai thực hiện và kết thúc dự án nhằm đạt được các mục tiêu của dự án

trong một môi trường hoạt động nhất đònh với không gian và thời gian xác đònh.
Quản trò dự án được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của chu kỳ dự án. Cụ thể là
các quá trình sau:
– Soạn thảo dự án.
– Thẩm đònh, phê duyệt dự án.
– Thực hiện dự án.
– Khai thác dự án.
– Đánh giá kết quả, hiệu quả thực tế của dự án.
– Kết thúc dự án, thanh lý, phân chia tài sản.
Quản trò dự án là một hoạt động phức tạp, đặc thù có nhiều nét khác biệt với
quản trò các lónh vực chuyên môn khác như quản trò nhân sự, tài chính, sản xuất,
marketing,… Quản trò dự án được thực hiện bởi các quản trò gia dự án, những người
đóng vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của dự án. Mục đích của
quản trò dự án là nhằm đảm bảo:
– Liên kết tất cả các hoạt động của dự án.
– Phát hiện sớm và giải quyết các trở ngại, thúc đẩy dự án phát triển.
– Rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện dự án.
– Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận của dự án.
– Tạo ra sản phẩm, dòch vụ có chất lượng cao, tăng khả năng thu lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
2. Các chức năng quản trò dự án
a. Chức năng lập kế hoạch.
Trong chức năng này, các quản trò gia dự án phải xác đònh được:
– Các mục tiêu của dự án.
– Tất cả các công việc cần thực hiện, thời gian hoàn thành từng công việc và
toàn bộ dự án.
– Các nguồn lực cần thiết về con người, tài chính, vật chất để hoàn thành các
công việc của dự án.
– Các nguồn hình thành vốn đầu tư cho dự án.
– Lòch trình thực hiện công việc và cung ứng vốn cho các hoạt động của dự

án.
b.Chức năng tổ chức.
Nội dung chủ yếu của chức năng này bao gồm:
– Thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án: thiết lập sơ đồ tổ chức tuỳ
theo từng dự án cụ thể mà lựa chọn một trong ba hình thức tổ chức quản lý
dự án cơ bản là cơ cấu chức năng, cơ cấu theo dự án, cơ cấu ma trận.
– Xác đònh trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của những đơn vò và cá nhân
tham gia quản lý dự án.
– Lựa chọn, đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ quản lý dự án.

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 19
– Lựa chọn những đơn vò tham gia thực hiện dự án: thông qua các hình thức
đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn, thiết kế, thi công, cung cấp máy móc
thiết bò.
c. Chức năng điều hành.
Chức năng điều hành trong quản trò dự án bao gồm các nội dung sau:
– Phối hợp hoạt động của các bộ phận tham gia dự án.
– Khuyến khích, động viên những đơn vò và cá nhân tham gia dự án.
– Thiết lập những mối quan hệ với môi trường bên ngoài tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình thực hiện và vận hành dự án.
– Thu thập thông tin, đề ra các quyết đònh để giải quyết kòp thời những vấn đề
nảy sinh ngoài dự kiến ban đầu.
d. Chức năng kiểm tra.
Kiểm tra là chức năng nhằm xác đònh, đánh giá mức độ sai sót để sửa chữa,
ngăn ngừa những hậu quả có thể xảy ra khi thực hiện dự án. Nội dung của chức
năng kiểm tra trong quản trò dự án bao gồm:
– Phát hiện các thiếu sót, sai lệch, xác đònh các vấn đề gây ách tắc trong quá
trình soạn thảo, thực hiện và vận hành dự án.
– Xử lý các sai lệch, sai sót, ách tắc đã được phát hiện.

Chức năng kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng, kể cả trong giai đoạn phân
tích, lập dự án, giai đoạn thực hiện và vận hành dự án. Thực hiện tốt chức năng này
là cơ sở để có được các thông tin cần thiết cho công tác điều hành dự án nhằm đảm
bảo cho dự án đạt được các mục tiêu đề ra như đã hoạch đònh.
Chức năng kiểm tra bao gồm cả kiểm tra trước và sau hành động, kiểm tra
thường xuyên và kiểm tra đònh kỳ, kiểm tra toàn bộ và kiểm tra điểm,… Thẩm đònh
dự án được xem là hình thức kiểm tra trước hành động, còn nghiệm thu công trình
có thể xem như kiểm tra sau hành động.
3. Một số phương pháp kỹ thuật sử dụng trong quản trò dự án.
a. Phương pháp sơ đồ GANTT.
Phương pháp sơ đồ GANTT ra đời năm 1917, mang tên nhà hoá học người Mỹ
Henry L. Gantt để tưởng niệm ông là người đã phát minh ra phương pháp này. Từ
khi ra đời đến nay, phương pháp này đã trở thành một công cụ quản trò tiến trình
các công việc có hiệu quả, đơn giản và phổ biến trong quản trò dự án.
“Phương pháp sơ đồ GANTT là kỹ thuật quản trò tiến trình và thời hạn các công
việc của dự án trên hệ trục toạ độ hai chiều; trong đó, trục hoành biểu diễn thời
gian thực hiện công việc; trục tung biểu diễn trình tự tiến hành các công việc”.
* Nội dung của phương pháp sơ đồ GANTT:
Bước 1: Phân tích các công việc của dự án một cách chi tiết.
Bước 2: Xác đònh thời gian hoàn thành của từng công việc.
Bước 3: Xác đònh trình tự thực hiện các công việc một cách hợp lý.
Bước 4: Vẽ sơ đồ GANTT với các quy ước sau:
Trục hoành biểu diễn thời gian (năm, tháng, tuần, ngày,…).
Trục tung biểu diễn trình tự tiến hành các công việc.
Mũi tên biểu diễn thời gian hoàn thành công việc ( )

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 20
Ví dụ: Áp dụng phương pháp sơ đồ GANTT để xác đònh tiến trình và thời hạn
các công việc của một dự án có các số liệu dưới đây:

– Công việc I: bắt đầu ngay từ đầu, thời gian hoàn thành 3 tuần.
– Công việc II: bắt đầu ngay từ đầu, thời gian hoàn thành 1 tuần.
– Công việc III: sau khi kết thúc công việc I, thời gian hoàn thành 5 tuần.
– Công việc IV: sau khi kết thúc công việc I, thời gian hoàn thành 2 tuần.
– Công việc V: sau khi kết thúc công việc II, thời gian hoàn thành 4 tuần.
– Công việc VI: sau khi kết thúc công việc III, IV, thời gian hoàn thành 8
tuần.
– Công việc VII: sau khi kết thúc công việc V, thời gian hoàn thành 6 tuần.
– Công việc VIII: sau khi kết thúc công việc VI, VII, thời gian hoàn thành 2
tuần.
Sơ đồ GANTT được vẽ như sau:

* Nhận xét: phương pháp sơ đồ GANTT cho thấy :

VII
I

VII

VI

V

IV

III

II
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 tuần
– Dự án gồm các công việc cụ thể nào (gồm 8 công việc từ I đến VIII).
– Trình tự tiến hành các công việc (từ công việc I đến công việc VIII).
– Độ dài thời gian thực hiện từng công việc, thời điểm bắt đầu và kết thúc
từng công việc (chẳng hạn công việc III bắt đầu từ tuần thứ 3 và kết thúc ở
tuần thứ 8, hay công việc VII bắt đầu ở tuần thứ 5 và kết thúc ở tuần thứ
11).
– Tổng thời gian thực hiện dự án (18 tuần).
Tuy nhiên, phương pháp này có những hạn chế sau:
– Không cho thấy rõ mối liên hệ phụ thuộc giữa các công việc với nhau.
– Không thấy rõ công việc nào là trọng tâm, cần tập trung giải quyết.
– Không cho biết cách phải làm thế nào để rút ngắn tổng thời gian thực hiện dự
án.
Để bổ sung cho phương pháp sơ đồ GANTT, trong quản trò dự án người ta còn
sử dụng phổ biến phương pháp sơ đồ PERT (Program Evaluation and Review

Technique).
Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 21
b. Phương pháp sơ đồ PERT.
Hải quân Mỹ đã phát minh ra phương pháp sơ đồ PERT năm 1958 khi họ đang
thực hiện dự án chế tạo tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa POLARIS. Phương pháp
sơ đồ PERT còn được gọi là “kỹ thuật đánh giá và thẩm đònh chương trình”.
“Phương pháp sơ đồ PERT là kỹ thuật quản trò tiến trình và thời hạn các công
việc của dự án bằng sơ đồ hệ thống (hay sơ đồ mạng); trong đó, sự hoàn thành của
công việc này có quan hệ chặt chẽ tời sự hoàn thành của công việc khác”
Các ký hiệu:
Ký hiệu Tên gọi Ý nghóa
Công việc
(Activity)
Một công việc của dự án đòi hỏi
phải hao phí thời gian

Công việc giả
(Dummy activity)
Công việc không có thực nhưng
được sử dụng để duy trì mối quan hệ
duy nhất giữa các công việc
Sự kiện
(Event)
Thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc
một hoặc nhiều công việc

Tiến trình
(Path)
Được xác đònh bởi các công việc nối

tiếp nhau, bắt đầu với sự kiện đầu
tiên và kết thúc bởi sự kiện cuối
cùng

Tiến trình tới hạn
(Critical path)
Tiến trình có tổng thời gian để hoàn
thành các công việc là nhiều nhất.
Thời gian của tiến trình tới hạn là
thời gian bắt buộc phải có để hoàn
thành dự án
Các điều kiện vẽ sơ đồ PERT:
1- Không được có hai mũi tên nào lại chung cả gốc lẫn ngọn (trùng nhau).
2- Không được chứa chu trình (Cycle) hay vòng khép kín.
3- Có 1 sự kiện duy nhất chỉ có các mũi tên đi ra mà không có mũi tên đi vào
gọi là sự kiện khởi đầu.
4- Có 1 sự kiện duy nhất chỉ có các mũi tên đi vào mà không có mũi tên đi ra
gọi là dự kiện kết thúc.
5- Mỗi mũi tên gắn với 1 số lớn hơn 0 chỉ thời gian để hoàn thành công việc
đó (trừ công việc giả có thời gian hoàn thành bằng 0).
Ví dụ: Vẽ sơ đồ PERT cho dự án của một công ty luyện kim lắp đặt hệ thống
lọc khí thải. Các công việc được xác đònh như sau:
– Công việc I: Chế tạo hệ thống xử lý bên trong
Bắt đầu ngay từ đầu, thời gian hoàn thành 2 tuần.
– Công việc II: Sửa lại mái, nền nhà máy
Bắt đầu ngay từ đầu, thời gian hoàn thành 3 tuần.
– Công việc III: Xây dựng các giá đỡ hệ thống máy
Sau khi kết thúc công việc I, thời gian hoàn thành 2 tuần.
– Công việc IV: Đổ bê tông và lắp các bộ khung

Sau khi kết thúc công việc II, thời gian hoàn thành 4 tuần.
– Công việc V: Xây dựng hệ thống lò nung nhiệt độ cao
Sau khi kết thúc công việc III, thời gian hoàn thành 4 tuần.

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 22
– Công việc VI: Lắp đặt hệ thống máy kiểm tra
Sau khi kết thúc công việc III, thời gian hoàn thành 3 tuần.
– Công việc VII: Lắp đặt hệ thống máy xử lý khói thải chính
Sau khi kết thúc công việc IV, V, thời gian hoàn thành 5
tuần.
– Công việc VIII: Chạy thử và kiểm tra
Sau khi kết thúc công việc VI, VII, thời gian hoàn thành 2
tuần.
(1)
(2)
(4)
(3)
Chú ý: Các sự kiện được chia thành 4 phần như sau:

Trong đó: (1): Số thứ tự của sự kiệnss
(2): Chỉ thời gian sớm nhất hoàn thành sự kiện
(3): Chỉ thời gian muộn nhất cho phép hoàn thành sự kiện mà
không ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành toàn bộ dự án
(4): Thời gian dự trữ của sự kiện
Sơ đồ PERT được vẽ như sau:

Đánh số thứ tự các sự kiện:
Sự kiện bắt đầu đánh số 0, xoá đi các mũi tên đi ra khỏi sự kiện 0, sự kiện nào
không còn mũi tên đi vào đánh số thứ tự tiếp theo (trong ví dụ này sự kiện 1 và 2
ngang hàng với nhau), tiếp tục xoá các mũi tên đi ra khỏi sự kiện vừa được đánh số
và lặp lại cách đánh số như trên cho đến sự kiện cuối cùng.
Tính thời gian sớm nhất hoàn thành sự kiện (t
s
):
Sự kiện 0: t
s
= 0
Sự kiện 1: t
s
= 0 + 2 = 2
Sự kiện 2: t
s
= 0 + 3 = 3
Sự kiện 3: t
s
= 2 + 2 = 4
Sự kiện 4 có hai mũi tên đi vào: t

s
= Max{4 + 4; 3 + 4} = 8
Sự kiện 5 có hai mũi tên đi vào: t
s
= Max{4 + 3; 8 + 5} = 13
Sự kiện 6: t
s
= 13 + 2 = 15

Tính thời gian muộn nhất cho phép hoàn thành sự kiện (t
m
):

Sự kiện 6: t
m
= t
s
= 15
Sự kiện 5: t
m
= 15 – 2 = 13
Sự kiện 4: t
m
= 13 – 5 = 8
0
0
0
0
2
4 3

1
4
8
0
8
1
2
0
2
3
4
0
4
5
13
0
13
6
15
0
15
I
II
III
VII
VIII
IV
VI
V
2

4
4
2
3
2
3
D = 6
5
D = 0
D = 0
D = 0
D = 0
D = 0
D = 1
D = 1
8
7
2
3
7
4
13
15
Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 23
Sự kiện 3 có hai mũi tên đi ra: t
m
= Min{13 – 3; 8 – 4} = 4
Sự kiện 2: t
m

= 8 – 4 = 4
Sự kiện 1: t
m
= 4 – 2 = 2
Sự kiện : t
m
= 0

Thời gian dự trữ của từng sự kiện: d = t
m
– t
s

Tính thời gian sớm nhất hoàn thành công việc (T
s
):

T
s
= t
s
(gốc) + thời gian hoàn thành công việc
Công việc I: T
s
= 0 + 2 = 2
Công việc II: T
s
= 0 + 3 = 3
Công việc III: T
s

= 2 + 2 = 4
Công việc IV: T
s
= 3 + 4 = 7
Công việc V: T
s
= 4 + 4 = 8
Công việc VI: T
s
= 4 + 3 = 7
Công việc VII: T
s
= 8 + 5 = 13
Công việc VIII: T
s
= 13 + 2 = 15

Tính thời gian muộn nhất cho phép hoàn thành công việc: T
m
= t
m
(ngọn)

Thời gian dự trữ của từng công việc: D = T
m
– T
s

Xác đònh tiến trình tới hạn (đường găng):

Các sự kiện có d = 0 là các sự kiện găng (đỉnh găng), các công việc có D = 0 là
các công việc găng. Công việc găng không có thời gian dự trữ, nếu thực hiện chậm
trễ sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thời gian hoàn thành toàn bộ dự án. Trên sơ đồ
PERT, công việc găng được vẽ bằng mũi tên hai nét. Trong ví dụ đang xét chỉ có
các công việc II, IV, VI là công việc không găng.
Đường găng là đường nối sự kiện bắt đầu với sự kiện cuối cùng và đi qua các
công việc găng. Đường găng là đường dài nhất trong tất cả các đường nối từ sự
kiện bắt đầu đến sự kiện cuối, tức là thời gian hoàn thành dự án không thể ngắn
hơn chiều dài đường găng. Nếu công việc nằm trên đường găng bò chậm trễ thì toàn
bộ dự án cũng chậm trễ theo. Muốn rút ngắn thời gian hoàn thành dự án thì cần rút
ngắn thời gian thực hiện các công việc trên đường găng.
Rút ngắn thời gian hoàn thành dự án:
Dựa trên sơ đồ mạng đã được vẽ, nhà quản trò dự án có thể thấy rõ những công
việc cần thực hiện, thời gian ngắn nhất mà dự án phải hao phí, những công việc cần
quan tâm đặc biệt để thời gian hoàn thành dự án không bò kéo dài.

Rút ngắn theo đường găng:
Theo phương pháp này, muốn rút ngắn thời gian hoàn thành dự án phải rút ngắn
thời gian thưc hiện các công việc nằm trên đường găng sao cho đường găng không chạy
sang đường khác.
– Bước 1: Xác đònh thời gian tối thiểu cần thiết để hoàn thành dự án chính là
thời gian muộn nhất của sự kiện kết thúc. Trong ví dụ là 15 tuần.

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 24
– Bước 2: Xác đònh thời gian cần rút ngắn, thời gian này bằng thời gian cần
rút ngắn trên đường găng. Giả sử cần rút ngắn 3 tuần, thời gian hoàn thành
dự án còn lại 12 tuần.
– Bước 3: Xác đònh thời gian có thể rút ngắn cho mỗi công việc trên đường
găng và chi phí tăng thêm cho mỗi đơn vò thời gian được rút ngắn.

– Bước 4: Xếp thứ tự ưu tiên cho những công việc trên đường găng có chi phí
tăng thêm nhỏ nhất khi rút ngắn 1 đơn vò thời gian.
– Bước 5: Rút ngắn thời gian cho công việc được ưu tiên nhất, so sánh với thời
gian cần rút ngắn, kiểm tra lại để xác đònh rằng tuyến đường găng không thay
đổi.
– Bước 6: Tiếp tục rút ngắn thời gian cho các công việc được ưu tiên tiếp theo
trên đường găng cho đến khi đạt yêu cầu.
Trong ví dụ trên ta có bảng số liệu sau:

Thời gian (tuần) Chi phí (triệu
đồng)

Công
việc
Bình
thường
Rút
ngắn
Bình
thường
Rút
ngắn
Thời gian
có thể
rút ngắn

CCPW
I
II
III

IV
V
VI
VII
VIII
2
3
2
4
4
3
5
2
1
1
1
3
2
2
2
1
22
30
26
48
56
30
80
16
23

34
27
49
60
32
86
19
1
2
1
1
2
1
3
1
1
2
1
1
2
2
2
3
(CCPW: Chi phí tăng thêm trên 1 đơn vò thời gian rút ngắn)
Đường găng đi qua các công việc: I, III, V, VII, VIII
Thứ tự ưu tiên: I-III; V-VII; VIII
Phương án rút ngắn: Rút I (hoặc III) đi 1 tuần, chi phí tăng thêm 1 triệu
Rút VII đi 2 tuần, chi phí tăng thêm 4 triệu
Thời gian hoàn thành dự án là 12 tuần; tổng chi phí tăng thêm là 5
triệu

Rút ngắn theo bài toán tối ưu:
Phương pháp rút ngắn theo đường găng có ưu điểm là trực quan, dễ làm nhưng
có những lúc không rút được và không đảm bảo tối ưu, khi đó người ta sử dụng
phương pháp rút ngắn theo bài toán tối ưu. Gọi x
0
, x
1
, x
2
,…, x
6
là thời gian sớm nhất
để hoàn thành các sự kiện tương ứng 0, 1, 2,…, 6 sau khi đã rút ngắn các công việc.
Gọi y
1
, y
2
,…, y
8
là lượng thời gian rút ngắn đi từ các công việc tương ứng I, II,…,
VIII.
Gọi f là hàm chỉ tổng chi phí tăng lên do rút ngắn thời gian thực hiện các công
việc:
f = y
1
+ 2y
2
+ y
3

+ y
4
+ 2y
5
+ 2y
6
+ 2y
7
+ 3y
8
→ MIN
Các điều kiện ràng buộc:
1/ x
6
≤ 12
2/ y
1
≤ 1
3/ y
2
≤ 2
7/ y
6
≤ 1
8/ y
7
≤ 3
9/ y
8
≤ 1

13/ x
3
= x
1
+ 2 – y
3
14/ x
4
≥ x
2
+ 4 – y
4
15/ x
4
≥ x
3
+ 4 – y
5
19/ x
i
, y
j
≥ 0
(i = 0, 1,…, 6)
(j = 1, 2,…, 8)

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
Quản trò dự án đầu tư 25
4/ y
3

≤ 1
5/ y
4
≤ 1
6/ y
5
≤ 2
10/ x
0
= 0
11/ x
1
= x
0
+ 2 – y
1
12/ x2 = x
0
+ 3 – y
2
16/ x
5
≥ x
3
+ 3 – y
6
17/ x
5
≥ x
4

+ 5 – y
7
18/ x
6
= x
5
+ 2 – y
8
(Ghi chú: việc giải bài toán để tìm phương án tối ưu sẽ được thực hiện bằng các
phần mềm vi tính)

Bảng: Tóm tắt nội dung chu kỳ dự án qua các giai đoạn

CHUẨN BỊ DỰ ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN KẾT THÚC DỰ
ÁN
CÁC
GIAI
ĐOẠN

Nghiên
cứu
cơ hội
đầu tư
Nghiên
cứu
tiền
khả thi
Nghiên
cứu
khả thi

Thực hiện
dự án
Vận
hành
dự án
Đánh giá
dự án
Thanh
lý dự
án

CÁC
HOẠT
ĐỘNG
– Phân
tích ý
tưởng và
nắm bắt
cơ hội
đầu tư
– Phân
tích cơ
hội đầu

– Phân
tích lợi

ích và
tính
khả thi
của cơ
hội đầu

– Nhận
dạng
các rủi
ro chủ
yếu

– Phân
tích chi
tiết các
nội dung
cơ bản: thò
trường, kỹ
thuật –
công
nghệ, tổ
chức quản
lý và nhân
sự, tài
chính,
kinh tế –
xã hội
– Xây
dựng các
phương án

lựa chọn
– Các hoạt
động: đàm
phán, ký kết
hợp đồng,
thiết kế, thi
công,…
– Nghiệm thu
bàn giao
công trình đã
hoàn thành
– Hoạt
động
khai
thác
công
trình
(hoạt
động
sản
xuất
kinh
doanh
theo dự
án)
– Đánh
giá dự
án về
phương
diện

hiệu quả
kinh
doanh
– Phân
tích chi
phí cơ
hội của
dự án
– Rút ra
các bài
học kinh
nghiệm

Thanh
lý dự
án
– Đưa
ra ý
tưởng

phát
hiện
cơ hội
đầu tư
mới

TỔ
CHỨC
QUẢN


– Bộ máy soạn thảo dự án gồm
chủ nhiệm và các chuyên gia
soạn thảo thuộc các lónh vực
liên quan
– Hội dồng thẩm đònh dự án
– Bộ máy
quản lý công
trình
– Hội đồng
nghiệm thu
– Bộ
máy
quản lý
và điều
hành
sản
xuất
kinh
doanh
– Hội
đồng
kiểm tra,
đánh giá
– Hội
đồng
thanh
lý dự
án

SẢN
PHẨM
– Bản
nghiên
cứu cơ
hội
đầu tư
– Bản
hồ sơ
dự án
tiền
khả thi
– Bản hồ
sơ dự án
khả thi
được
duyệt
– Các hợp
đồng ký kết
– Biên bản
nghiệm thu,
bàn giao
– Các
hợp
đồng
kinh
doanh
– Biên

bản đánh
giá
– Biên
bản
thanh
lý dự
án

Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh
3. Phân loại góp vốn đầu tư. ………………………………………………………………………………….. 64. Các hình thức góp vốn đầu tư. …………………………………………………………………………… 7II. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ. …………………………………………………………………………. 81. Khái niệm ……………………………………………………………………………………………. 82. Nguồn hình thành vốn góp vốn đầu tư …………………………………………………………………. 9III. DỰ ÁN ĐẦU TƯ. ………………………………………………………………………………… 101. Khái niệm dự án góp vốn đầu tư. ……………………………………………………………………… 102. Đặc điểm của dự án góp vốn đầu tư …………………………………………………………………. 113. Yêu cầu so với dự án góp vốn đầu tư ……………………………………………………………… 114. Phân loại dự án góp vốn đầu tư. ………………………………………………………………………. 125. Chu kỳ dự án. …………………………………………………………………………………….. 14IV. QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ……………………………………………………………….. 181. Khái niệm ………………………………………………………………………………………….. 182. Các công dụng quản trò dự án ………………………………………………………………. 183. Một số chiêu thức kỹ thuật sử dụng trong quản trò dự án …………………….. 19V. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP. …………………………………………………………. 261. Câu hỏi. …………………………………………………………………………………………….. 262. Bài tập. ……………………………………………………………………………………………… 26CH ƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN …………….. 27I. VẤN ĐỀ CHUNG. ………………………………………………………………………………….. 27II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ………… 271. Lựa chọn mẫu sản phẩm …………………………………………………………………………….. 272. Nghiên cứu, lựa chọn thò trường tiềm năng ……………………………………………… 283. Phân tích quy mô thò trường loại sản phẩm của dự án ………………………………….. 294. Phân tích năng lực cạnh tranh đối đầu ……………………………………………………………… 385. Phân tích năng lực tiếp thò. …………………………………………………………………. 38II. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP …………………………………………………………… 391. Câu hỏi. …………………………………………………………………………………………….. 392. Bài tập. ……………………………………………………………………………………………… 39CH ƯƠNG III : PHÂN TÍCH VỀ KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ …………………………. 40I. LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ ………………………………………………………… 40II. LỰA CHỌN CÔNG SUẤT …………………………………………………………………….. 401. Các loại hiệu suất ………………………………………………………………………………. 402. Lựa chọn hiệu suất của dự án ……………………………………………………………… 41III. CÔNG NGHỆ, TRANG THIẾT BỊ ………………………………………………………… 431. Khái niệm công nghệ tiên tiến ………………………………………………………………………….. 432. Phân tích lựa chọn công nghệ tiên tiến cho dự án ……………………………………………….. 433. Lựa chọn trang thiết bò ………………………………………………………………………… 44IV. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ……………………………………………………………………….. 451. Các bước lựa chọn đòa điểm ………………………………………………………………… 46 Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 32. Phương pháp chọn đòa điểm …………………………………………………………………. 47V. XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG, CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC. …………………….. 501. Xác đònh nhu yếu về nhà xưởng, khu công trình kiến trúc …………………………….. 502. Nguyên tắc sắp xếp và thiết kế xây dựng nhà xưởng …………………………………………….. 513. Tổ chức thiết kế xây dựng ……………………………………………………………………………….. 51VI. XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH, NHU CẦUCÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ………………………………. 521. Chương trình sản xuất kinh doanh thương mại. ……………………………………………………….. 522. Nhu cầu những yếu tố nguồn vào và giải pháp bảo vệ ……………………………….. 52VII. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ……………………………………………. 54VIII. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP. ……………………………………………………… 551. Câu hỏi. …………………………………………………………………………………………….. 552. Bài tập. ……………………………………………………………………………………………… 55CH ƯƠNG IV : NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN …………………………. 57I. LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP. …………………………………………… 57II. THIẾT KẾ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN. ……………………………… 571. Các nguyên tắc chung …………………………………………………………………………. 572. Quá trình hình thành cỗ máy quản trị dự án. …………………………………………. 583. Bộ máy quản trị triển khai dự án. …………………………………………………………. 584. Bộ máy điều hành quản lý sản xuất kinh doanh thương mại ………………………………………………… 62III. DỰ KIẾN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC ……………………………………………………… 631. Xác đònh nhu yếu lao động. …………………………………………………………………. 632. Dự kiến ngân sách tiền lương ……………………………………………………………………. 653. Dự kiến kế hoạch và kinh phí đầu tư đào tạo và giảng dạy. …………………………………………………. 66IV. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀO TẬP. ………………………………………………………. 661. Câu hỏi. …………………………………………………………………………………………….. 662. Bài tập. ……………………………………………………………………………………………… 66CH ƯƠNG V : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ ……………………… 68I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU …………. 681. Lập dòng kim ngưu của một dự án góp vốn đầu tư. ……………………………………………. 682. Suất tịch thu vốn yên cầu tối thiểu …………………………………………………………. 703. Các chỉ tiêu hiệu suất cao kinh tế tài chính dự án đầ tư. ………………………………………….. 773. Phân tích rủi ro đáng tiếc dự án góp vốn đầu tư ……………………………………………………………….. 86II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ …………………………. 921. Xác đònh tổng mức góp vốn đầu tư và nguồn vốn. ……………………………………………… 922. Ước tính lệch giá, chi phí sản xuất. ……………………………………………………. 963. Dự trù lời lỗ và bảng tổng kết gia tài …………………………………………………… 974. Tính những chỉ tiêu hiệu suất cao và nhìn nhận độ bảo đảm an toàn về kinh tế tài chính …………….. 101III. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP. ……………………………………………………….. 1021. Câu hỏi. …………………………………………………………………………………………… 1022. Bài tập. ……………………………………………………………………………………………. 102CH ƯƠNG VI : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI CÁC DỰ ÁN ĐẦUTƯ ……………………………………………………………………………………………………………… 105I. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA DỰÁN ĐẦU TƯ …………………………………………………………………………………………… 1051. Khái niệm ………………………………………………………………………………………… 1052. Quan hệ giữa nghiên cứu và phân tích hiệu suất cao kinh tế tài chính và hiệu suất cao kinh tế tài chính – xã hội …. 106 Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 4II. ĐIỀU CHỈNH GIÁ CẢ TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃHỘI ………………………………………………………………………………………………………… 1071. Sự thiết yếu phải kiểm soát và điều chỉnh giá ca. û ……………………………………………………. 1072. Đònh giá kinh tế tài chính theo chiêu thức kiểm soát và điều chỉnh. ……………………………………. 107III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦUTƯ …………………………………………………………………………………………………………. 1131. Khái niệm nhìn nhận hiệu suất cao kinh tế tài chính – xã hội dự án góp vốn đầu tư. …………………. 1132. Giá trò ngày càng tăng trực tiếp …………………………………………………………………….. 1133. Giá trò ngày càng tăng gián tiếp ……………………………………………………………………. 1164. Suất sinh lời xã hội nội bộ …………………………………………………………………. 1175. Đánh giá góp phần của dự án so với những tiềm năng khác ……………………… 118IV. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP ……………………………………………………….. 1241. Câu hỏi. …………………………………………………………………………………………… 1242. Bài tập. ……………………………………………………………………………………………. 125CH ƯƠNG VII : THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ……………………………………………. 127I. KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ………………………………. 1271. Khái niệm ………………………………………………………………………………………… 1272. Mục đích thẩm đònh dự án góp vốn đầu tư ……………………………………………………….. 127II. PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ……………………………………………….. 1281. Thẩm đònh theo trình tự ……………………………………………………………………… 1282. So sánh những chỉ tiêu …………………………………………………………………………… 129III. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ……………… 129IV. CÁC QUY ĐỊNH VỀ THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ. ………………… 1301. Các dự án góp vốn đầu tư trong nước ………………………………………………………………. 1302. Các dự án theo Luật góp vốn đầu tư quốc tế. ……………………………………………… 134II. THẨM ĐỊNH TỔNG QUÁT DỰ ÁN ĐẦU TƯ. …………………………………….. 1391. Thẩm đònh những điều kiện kèm theo pháp lý ……………………………………………………….. 1392. Thẩm đònh tiềm năng dự án góp vốn đầu tư. ……………………………………………………… 1423. Thẩm đònh hình thức góp vốn đầu tư ……………………………………………………………….. 1424. Thẩm đònh thời hạn góp vốn đầu tư …………………………………………………………………. 143III. THẨM ĐỊNH CHI TIẾT DỰ ÁN ĐẦU TƯ ………………………………………….. 1441. Thẩm đònh về thò trường loại sản phẩm của dự án. …………………………………….. 1442. Thẩm đònh về kỹ thuật – công nghệ tiên tiến và môi trường tự nhiên. ……………………………… 1443. Thẩm đònh lao động – tiền lương. ……………………………………………………….. 1454. Thẩm đònh về kinh tế tài chính. …………………………………………………………………….. 1455. Thẩm đònh về kinh tế tài chính – xã hội. …………………………………………………………… 1476. Thẩm đònh kế hoạch tổ chức triển khai tiến hành triển khai dự án ……………………….. 147IV. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP. ………………………………………………………. 1471. Câu hỏi. …………………………………………………………………………………………… 147PH Ụ LỤC : HỆ SỐ CHIẾT KHẤU ……………………………………………………………….. 149PH Ụ LỤC I : HỆ SỐ CHIẾT KHẤU ( TIẾP THEO ) ………………………………………… 150PH Ụ LỤC I : HỆ SỐ CHIẾT KHẤU ( TIẾP THEO ) ………………………………………… 151T ÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………….. 153 Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 5L ỜI NÓI ĐẦUNền kinh tế tài chính Nước Ta kể từ sau khi chuyển từ chính sách kế hoạch tập trungsang nền kinh tế tài chính thò trường có sự điều tiết vó mô của nhà nước, đã có những bướctiến đáng kể : thu nhập quốc dân, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăngvới vận tốc cao ; mẫu sản phẩm, hàng hoá trên thò trường ngày càng phong phú, phongphú ; đời sống của dân cư được nâng cao ; … Để có được những hiệu quả này, vaitrò của hoạt động giải trí góp vốn đầu tư là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, khi Nước Ta tham giavào quy trình hợp tác và phân công lao động quốc tế, việc tăng nhanh hoạt độngđầu tư nhằm mục đích tăng cường năng lực cạnh tranh đối đầu là nhu yếu cấp thiết. Trong những năm gần đây, môi trường tự nhiên thể chế, chủ trương và lao lý củaNhà nước ngày càng thông thoáng, tương thích hơn đã và đang khuyến khích tổng thể mọithành phần kinh tế tài chính tăng trưởng, khơi dậy sức dân và kêu gọi mọi nguồn vốn cho côngcuộc CNH – HĐH quốc gia. Làm thế nào để quản trị và sử dụng có hiệu suất cao những nguồn vốn này ? Phươngcách được sử dụng phổ cập lúc bấy giờ là quản trị hoạt động giải trí góp vốn đầu tư theo dự án. Nhữngnội dung có tương quan đến yếu tố này sẽ được trình diễn trong môn học ” Quản trò dựán góp vốn đầu tư “. Tập bài giảng này được biên soạn nhằm mục đích cung ứng cho sinh viên chuyênngành kinh tế tài chính và quản trò kinh doanh thương mại một tài liệu Giao hàng cho quy trình học tập vànghiên cứu. Vì năng lực và thời hạn còn hạn chế nên tập bài giảng này chắc chắnkhông tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những quan điểm góp phần đểbài giảng ngày càng hoàn hảo hơn. Đà Lạt ngày 15/09/2002 Tác giảĐỗ Trọng HoàiĐỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 6CH ƯƠNG I : CÁC KHÁI NIỆM CĂN BẢNI. ĐẦU TƯ. 1. Khái niệm. Hoạt động góp vốn đầu tư hoàn toàn có thể được hiểu khác nhau tuỳ theo góc nhìn điều tra và nghiên cứu vàlónh vực vận dụng : – Theo ý niệm thường thì : góp vốn đầu tư là việc bỏ tiền ra để thu lợi. – Nếu xem xét từ góc nhìn của doanh nghiệp thì góp vốn đầu tư là hoạt động giải trí bỏ vốn rađể hình thành nên một gia tài nào đó ( tài sản vật chất hay gia tài kinh tế tài chính, những gia tài đặc biệt quan trọng khác như thông tin, tuyệt kỹ công nghệ tiên tiến, … ) và khai thácnó để kiếm lời. – Từ góc nhìn nền kinh tế tài chính : góp vốn đầu tư là hoạt động giải trí sử dụng những tài nguyên ( laođộng, đất đai, tư bản, … ) tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế tài chính đểsản xuất ra loại sản phẩm hay cung ứng dòch vụ nhằm mục đích thu về quyền lợi kinh tế tài chính vàmang lại những quyền lợi kinh tế tài chính – xã hội. 2. Mục tiêu đầu tưMục tiêu của hoạt động giải trí góp vốn đầu tư luôn được xem xét từ hai góc nhìn : tiềm năng củadoanh nghiệp ( góc nhìn vi mô ) và tiềm năng của nền kinh tế tài chính quốc dân ( góc nhìn vó mô ). Đối với từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại trong mỗi giai đoạnnhất đònh, tiềm năng góp vốn đầu tư hoàn toàn có thể là nhằm mục đích tăng sản lượng loại sản phẩm sản xuất ra, nâng cao chất lượng loại sản phẩm, dòch vụ ; tận dụng, phát huy năng lượng sản xuất hiệncó ; tăng cường uy tín, tên tuổi của doanh nghiệp ; chiếm lónh thò phần ; tạo thêm việclàm hoặc giảm bớt lao động nặng nhọc, nguy hại cho người lao động ; … ( mục tiêucuối cùng là doanh thu ). Đối với xã hội : trên quan điểm nền kinh tế tài chính quốc dân, tiềm năng góp vốn đầu tư nhằmđóng góp vào sự tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nângcao mức sống cho dân cư, cải tổ phân phối thu nhập giữa những ngành, vùng và đòaphương, khai thác, sử dụng hài hòa và hợp lý tài nguyên, bảo vệ thiên nhiên và môi trường, … 3. Phân loại góp vốn đầu tư. a. Phân loại theo công dụng quản trị vốn góp vốn đầu tư. * Đầu tư gián tiếp : Là hình thức góp vốn đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản trị vàsử dụng vốn đã bỏ ra. Trong hình thức góp vốn đầu tư này người bỏ vốn và sử dụng vốn là hai chủ thể khácnhau. Người bỏ vốn không chòu nghĩa vụ và trách nhiệm về tác dụng góp vốn đầu tư, chỉ có người quản lývà sử dụng vốn góp vốn đầu tư chòu nghĩa vụ và trách nhiệm về hiệu quả góp vốn đầu tư. Hoạt động góp vốn đầu tư gián tiếp như hoạt động giải trí tín dụng thanh toán của những tổ chức triển khai tín dụng thanh toán, ngân hàng nhà nước …, là việc những tổ chức triển khai hoặc cá thể cho vay vốn, mua những chứng từ cógiá như CP, sàn chứng khoán, trái phiếu, … ( góp vốn đầu tư kinh tế tài chính ), doanh thu của họthu được trải qua việc thu lãi vay hay cống phẩm. * Đầu tư trực tiếpLà hình thức góp vốn đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một chủ thể. Người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản trị, quản lý và điều hành quy trình triển khai và vận hànhkết quả góp vốn đầu tư. Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 7H oạt động góp vốn đầu tư trực tiếp bằng vốn trong nước chòu sự kiểm soát và điều chỉnh của LuậtKhuyến khích Đầu tư trong nước ( sửa đổi ) phát hành ngày 20/5/1998, Nghò đònh51 / 1999 / NĐ-CP ngày 08/7/1999 quy đònh chi tiết cụ thể thi hành Luật Khuyến khích đầutư trong nước ( sửa đổi ), Quy chế Quản lý góp vốn đầu tư và thiết kế xây dựng phát hành kèm theoNghò đònh 52/1999 / NĐ-CP ngày 08/7/1999. Hoạt động góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế phải tuân theo Luật Đầu tư nước ngoàitại Nước Ta được Quốc hội trải qua ngày 12/11/1996, Luật Sửa đổi, Bổ sungmột số điều của Luật Đầu tư quốc tế tại Nước Ta ngày 09/6/2000, Nghò đònh24 / 2000 / NĐ-CP quy đònh cụ thể thi hành Luật góp vốn đầu tư quốc tế tại Nước Ta. Đầu tư trực tiếp được chia thành : góp vốn đầu tư dòch chuyển và góp vốn đầu tư tăng trưởng. Đầu tư dòch chuyển là hình thức góp vốn đầu tư trong đó việc bỏ vốn nhằm mục đích dòch chuyểnquyền sở hữu tài sản. Trong trường hợp này, hoạt động giải trí góp vốn đầu tư không làm gia tăngtài sản của doanh nghiệp mà chỉ đổi khác quyền sở hữu những gia tài của doanhnghiệp. Đầu tư tăng trưởng là việc bỏ vốn góp vốn đầu tư để hình thành nên những năng lượng mớivề lượng hoặc về chất cho sản xuất, dòch vụ và khai thác những năng lượng này để sinhlời. Đầu tư tăng trưởng có vai trò đặc biệt quan trọng quan trọng, là biểu lộ đơn cử của tái sảnxuất lan rộng ra, là tiền đề cho góp vốn đầu tư kinh tế tài chính và góp vốn đầu tư dòch chuyển. b. Phân loại theo đặc thù hoạt động giải trí của hiệu quả góp vốn đầu tư. Các hoạt động giải trí góp vốn đầu tư được chia thành : góp vốn đầu tư cơ bản và góp vốn đầu tư quản lý và vận hành. Đầu tư cơ bản nhằm mục đích tạo ra những gia tài cố đònh mới hay nâng cao tính năng hoạtđộng của những gia tài cố đònh đang sử dụng. Đầu tư quản lý và vận hành nhằm mục đích tạo ra những gia tài lưu động những cơ sở sản xuất kinhdoanh mới hình thành hay tăng thêm gia tài lưu động cho những cơ sở hiện có, đápứng nhu yếu hoạt động giải trí của cơ sở vật chất kỹ thuật. Giữa góp vốn đầu tư cơ bản và góp vốn đầu tư quản lý và vận hành có mối quan hệ ngặt nghèo với nhau. Đầutư cơ bản là cơ sở quyết đònh góp vốn đầu tư quản lý và vận hành, góp vốn đầu tư quản lý và vận hành là điều kiện kèm theo để cáckết quả của góp vốn đầu tư cơ bản phát huy tính năng. c. Phân loại theo tiềm năng góp vốn đầu tư. Đầu tư mới : là hoạt động giải trí góp vốn đầu tư nhằm mục đích hình thành những khu công trình mới. Đầu tưmới gắn liền với việc shopping thiết bò mới, kiến thiết xây dựng những phân xưởng mới hoặc mởrộng những phân xưởng chính hiện có, thiết kế xây dựng thêm những khu công trình phụ trợ mớinhằm mục tiêu tăng hiệu suất hoặc tăng chủng loại mẫu sản phẩm, tăng năng lực phụcvụ cho nhiều loại đối tượng người tiêu dùng so với những hoạt động giải trí bắt đầu. Đầu tư chiều sâu : đầu tư chiều sâu gồm có việc biến hóa, nâng cấp cải tiến những thiết bòcũ đã hao mòn trên cơ sở kỹ thuật mới nhằm mục đích nâng cao những thông số kỹ thuật kỹ thuật củathiết bò, hiện đại hoá hay đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất sản xuất trên cơ sở những côngtrình có sẵn bảo vệ nâng cao chất lượng mẫu sản phẩm và tiết giảm ngân sách ; đầu tưchiều sâu cũng nhằm mục đích kiến thiết xây dựng khu công trình bảo vệ cân đối sinh thái xanh, bảo vệ, làmsạch thiên nhiên và môi trường khu vực doanh nghiệp đang hoạt động giải trí. Trên cơ sở tiến trình côngnghệ và kỹ thuật mới được nâng cấp cải tiến, hiện đại hóa, doanh nghiệp hoàn thành xong trình độtổ chức quản trị và sản xuất. 4. Các hình thức góp vốn đầu tư. a. Đối với góp vốn đầu tư trong nước. Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 8T heo Điều 2 Nghò đònh 51/1999 / NĐ-CP của nhà nước về Quy đònh chi tiết cụ thể thihành Luật Khuyến khích góp vốn đầu tư trong nước ( sửa đổi ), hoạt động giải trí góp vốn đầu tư trong nướccó thể được thực thi trải qua những hình thức sau : 1 – Công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn2 – Công ty cổ phần3 – Công ty hợp danh4 – Doanh nghiệp tư nhân5 – Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã6 – Doanh nghiệp Nhà nước7 – Cơ sở giáo dục, giảng dạy tư thục, dân lập, bán công ; cơ sở y tế tư nhân, dân lập ; cơ sở văn hóa truyền thống dân tộc bản địa được xây dựng và hoạt động giải trí hợp pháp. 8 – Doanh nghiệp của những tổ chức triển khai chính trò, chính trò – xã hội, hội nghềnghiệp có ĐK kinh doanh thương mại theo quy đònh của pháp lý. 9 – Cá nhân, nhóm kinh doanh thương mại được xây dựng và hoạt động giải trí theo Nghò đònhsố 66 / HĐBT ngày 02/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là nhà nước ). b. Đối với góp vốn đầu tư quốc tế. Theo Điều 4 Luật Đầu tư quốc tế tại Nước Ta, những nhà đầu tư nước ngoàiđược góp vốn đầu tư vào Nước Ta dưới những hình thức sau đây : – Hợp đồng hợp tác kinh doanh thương mại ( Business Cooperation Contract – BCC ). – Doanh nghiệp liên kết kinh doanh ( Joint-Venture Enterprise ). – Doanh nghiệp 100 % vốn quốc tế ( 100 % Foreign Capital Enterprise ). ( Các hình thức góp vốn đầu tư này được quy đònh cụ thể tại Chương II – Hình thức đầutư, Nghò đònh 24/2000 / NĐ-CP của nhà nước ngày 31/7/2000 ). Ngoài ra những nhà đầu tư quốc tế góp vốn đầu tư kiến thiết xây dựng những khu công trình cấu trúc hạtầng hoàn toàn có thể ký kết với những cơ quan Nhà nước Nước Ta có thẩm quyền để đầu tưdưới những hình thức sau : – Hình thức góp vốn đầu tư BOT ( Build – Operate – Transfer ) : hợp đồng thiết kế xây dựng – kinh doanh thương mại – chuyển giao ; BTO ( Build – Transfer – Operate ) : hợp đồng xâydựng – chuyển giao – kinh doanh thương mại ; BT ( Build – Transfer ) : hợp đồng kiến thiết xây dựng – chuyển giao. – Hợp đồng phân chia mẫu sản phẩm PSC ( Product Sharing Contract ). – Thuê thiết bò ( Leasing ). II. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ. 1. Khái niệm. Xét trên khoanh vùng phạm vi vương quốc, tổng tài sản vương quốc được chia thành hai nhóm : tổng tài sản sản xuất và tổng tài sản phi sản xuất. Trong đó tổng tài sản sản xuất làmột thành phần của gia tài vương quốc tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất vàđược hình thành trên cơ sở những hoạt động giải trí góp vốn đầu tư. Qua quy trình sử dụng, những tài sảnnày sẽ bò hao mòn, thế cho nên cần phải tiếp tục triển khai việc bù đắp sự hao mònđó ; đồng thời để phân phối nhu yếu tăng trưởng cũng cần liên tục bổ trợ thêmcác gia tài mới. Từ góc nhìn những doanh nghiệp, trong quy trình hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại, dotác động của hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình dung, nhà xưởng, máy móc, cáctrang thiết bò của doanh nghiệp sẽ bò hư hỏng dần và không còn tương thích trong điềuĐỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 9 kiện sản xuất mới. Do đó, doanh nghiệp phải triển khai thay thế sửa chữa, tái tạo, nâng cấpvà thay thế sửa chữa chúng. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp mới hình thành, những doanhnghiệp đang hoạt động giải trí muốn lan rộng ra quy mô sản xuất phải shopping máy móc, trang thiết bò mới, thiết kế xây dựng mới hay kiến thiết xây dựng thêm nhà xưởng, … ( hình thành cáctài sản cố đònh ) ; phải shopping nguyên nhiên vật tư, trả lương cho công nhântrong chu kỳ luân hồi sản xuất kinh doanh thương mại tiên phong, … ( tạo vốn lưu động gắn liền với sự hoạtđộng của những gia tài cố đònh ). Quá trình này được thực thi trải qua hoạt động giải trí góp vốn đầu tư. Hoạt động góp vốn đầu tư chỉcó thể được thực thi trên cơ sở có đủ nguồn vốn thiết yếu. Tuy nhiên, số tiền vốncần thiết này là rất lớn, không hề trích ra cùng một lúc từ những khoản chi tiêuthường xuyên của xã hội, của những doanh nghiệp vì điều này sẽ làm xáo động hoạtđộng thông thường của sản xuất và hoạt động và sinh hoạt xã hội. Như vậy : vốn góp vốn đầu tư là tiền tíchluỹ của xã hội, của những cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại, là tiền tiết kiệm chi phí của dân cư vàvốn kêu gọi từ quốc tế được đưa vào sử dụng cho những hoạt động giải trí góp vốn đầu tư trong quátrình tái sản xuất xã hội nhằm mục đích duy trì và tạo ra năng lượng lớn hơn cho sản xuất kinhdoanh và hoạt động và sinh hoạt xã hội. 2. Nguồn hình thành vốn góp vốn đầu tư. a. Nguồn vốn trong nước. * Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước ( từ tiết kiệm chi phí của nhà nước ) Vốn ngân sách nhà nước cấp là nguồn vốn thường được sử dụng để xây dựngnhững khu công trình công ích, những khu công trình trọng điểm của vương quốc yên cầu vốnđầu tư lớn. Ở Nước Ta lúc bấy giờ quy đònh vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để đầu tưtheo kế hoạch của nhà nước so với : – Các dự án kiến thiết xây dựng hạ tầng : những dự án giao thông vận tải, thủy lợi, … – Các dự án trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn vương quốc, khu bảo tồnthiên nhiên. – Các dự án thiết kế xây dựng khu công trình văn hóa truyền thống, xã hội, phúc lợi công cộng, quản lýnhà nước về khoa học – công nghệ, quốc phòng, bảo mật an ninh. – Dự án bảo vệ môi trường sinh thái khu vực, vùng chủ quyền lãnh thổ – Các dự án trọng điểm của nhà nước do chính phủ quyết đònh mà không cókhả năng trực tiếp tịch thu vốn. Vốn tín dụng thanh toán tặng thêm thuộc ngân sách nhà nước là vốn cho vay để góp vốn đầu tư nhữngcông trình trọng điểm của vương quốc có ảnh hưởng tác động lớn so với việc thôi thúc phát triểnnền kinh tế tài chính và có năng lực tạo được nguồn thu để hoàn vốn. Hiện nay ở Nước Ta nguồn vốn này được sử dụng để góp vốn đầu tư so với : – Các dự án thiết kế xây dựng cơ sở hạng tầng kinh tế tài chính, những cơ sở sản xuất tạo việclàm. – Các dự án góp vốn đầu tư trọng điểm của nhà nước trong từng thời kỳ ( điện, ximăng, sắt thép, cấp thoát nước, … ) – Các dự án khác của những ngành có năng lực tịch thu vốn, đã được xác đònhtrong cơ cấu tổ chức kế hoạch của nhà nước. * Nguồn gia tài công và gia tài vương quốc * Nguồn vốn góp vốn đầu tư từ doanh thu để lại của doanh nghiệp Nhà nướcĐỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 10 * Nguồn vốn góp vốn đầu tư từ tiết kiệm ngân sách và chi phí của khu vực tư nhânb. Nguồn vốn từ quốc tế. Vốn quốc tế là vốn hình thành từ nguồn tích góp từ bên ngoài, thông quanhiều hình thức khác nhau được sử dụng cho hoạt động giải trí góp vốn đầu tư trong nước. * Vốn tương hỗ tăng trưởng chính thức ( ODA – Official DevelopmentAssistance ) Nguồn vốn ODA gồm có những khoản viện trợ không hoàn trả, viện trợ có hoànlại hoặc tín dụng thanh toán khuyến mại của những cơ quan chính phủ, những tổ chức triển khai phi chính phủ, những tổ chứcthuộc mạng lưới hệ thống Liên hiệp quốc ( FAO, WHO, UNICEF, UNDP, … ), những tổ chức triển khai tàichính quốc tế dành cho những nước đang và chậm tăng trưởng. Hiện nay ở Nước Ta, nguồn vốn ODA được quản trị thống nhất theo Quy chếQuản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ tăng trưởng chính thức phát hành kèm theo Nghòđònh 17/2001 / NĐ-CP ngày 04/5/2001 của nhà nước. * Vốn góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế ( FDI – Foreign Direct Invesment ) Là nguồn vốn do những tổ chức triển khai kinh doanh thương mại ở quốc tế góp vốn đầu tư trực tiếp vào ViệtNam dưới những hình thức như doanh nghiệp 100 % vốn quốc tế hoặc liên kết kinh doanh, link với những doanh nghiệp trong nước để sản xuất kinh doanh thương mại, phân phối dòch vụhoặc khai thác tài nguyên nhằm mục đích mục tiêu kiếm lời. * Nguồn kiều hốiĐây là nguồn lực lớn xét cả năng lực vốn góp vốn đầu tư lẫn chất xám và chúng có vaitrò quan trọng, là cầu nối giữa nền kinh tế tài chính trong nước với quốc tế. Trong nhữngnăm gần đây nguồn này đã góp phần một phần trong sự tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội củađất nước. * Vốn vay thương mại từ nước ngoàiLà vốn vay những tổ chức triển khai kinh tế tài chính, ngân hàng nhà nước, doanh nghiệp, cá thể ở nướcngoài mà điều kiện kèm theo vay theo những thông lệ quốc tế. * Vốn góp vốn đầu tư của những cơ quan ngoại giao, tổ chức triển khai quốc tế và những cơ quan nướcngoài khácVốn này được hình thành khi những cơ quan ngoại giao, tổ chức triển khai quốc tế, cơ quannước ngoài góp vốn đầu tư Giao hàng cho những hoạt động giải trí của họ. Ở Nước Ta lúc bấy giờ loạivốn này được quản trị theo hiệp đònh hoặc thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa chính phủViệt Nam với chính phủ nước nhà những nước hoặc những cơ quan, tổ chức triển khai quốc tế. * Nguồn hỗ trợ vốn khác từ nước ngoàiCác nguồn này thường được hình thành trải qua những hoạt động giải trí như cứu trợnhân đạo, hoạt động giải trí từ thiện, bồi thường cuộc chiến tranh, … III. DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 1. Khái niệm dự án góp vốn đầu tư. Ngân hàng quốc tế ( WB – World Bank ) đònh nghóa : “ Dự án là một tập hợp riêngbiệt những hoạt động giải trí góp vốn đầu tư, vạch chủ trương, thiết kế xây dựng thể chế và những hoạt độngkhác được trù tính để triển khai một hoặc một nhóm tiềm năng trong thời hạn nhấtđònh ”. Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 11T heo Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ( ISO 8402 ) : “ Dự án là một quy trình bao gồmcác hoạt động giải trí được phối hợp triển khai và quản trị trong một tiến trình xác đònhnhằm đạt được một tiềm năng đơn cử trong điều kiện kèm theo hạn chế về nguồn lực ”. Quan điểm của Nước Ta theo Quy chế quản trị góp vốn đầu tư và kiến thiết xây dựng ban hànhkèm theo Nghò đònh số 52/1999 / NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của nhà nước : “ Dự án góp vốn đầu tư là một tập hợp những đề xuất kiến nghị về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộnghoặc tái tạo những đối tượng người dùng nhất đònh nhằm mục đích đạt được sự tăng trưởng về số lượng, nâng cấp cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của loại sản phẩm hay dòch vụ nào đó trong thời gianxác đònh ”. Như vậy, một dự án góp vốn đầu tư gồm có những yếu tố cơ bản sau : – Các tiềm năng của dự án : là những tác dụng và quyền lợi mà dự án đem lại chonhà góp vốn đầu tư và cho xã hội. – Các hoạt động giải trí ( những giải pháp về tổ chức triển khai, kinh tế tài chính, kỹ thuật ) là những nhiệmvụ hay việc làm được thực thi trong quy trình thực thi dự án để tạo racác hiệu quả đơn cử. – Các nguồn lực về con người, kinh tế tài chính và vật chất thiết yếu để thực thi cáchoạt động của dự án. Giá trò hoặc ngân sách của những nguồn lực này chính làvốn góp vốn đầu tư cần cho dự án. – Nguồn tạo nên vốn góp vốn đầu tư của dự án. – Thời gian và đòa điểm thực thi những hoạt động giải trí của dự án. Các công việccủa dự án được thực thi theo lòch trình và đòa điểm đơn cử. – Các mẫu sản phẩm hay dòch vụ được tạo ra của dự án. Nói cách khác, dự án góp vốn đầu tư là tổng thể và toàn diện những hoạt động giải trí dự kiến được sắp xếp theomột kế hoạch ngặt nghèo về thời hạn và đòa điểm với những nguồn lực và ngân sách cầnthiết để đạt được những tiềm năng đặt ra trong một thời hạn xác đònh. Về mặt hình thức, dự án góp vốn đầu tư là một tập hồ sơ trình diễn một cách chi tiết cụ thể vàcó mạng lưới hệ thống những yếu tố nêu trên. 2. Đặc điểm của dự án góp vốn đầu tư. Dự án không phải là một dự đònh hay một phác thảo mà có tính đơn cử và mụctiêu xác đònh nhằm mục đích cung ứng một nhu yếu nhất đònh. Khác với một dự đònh hay mộtphác thảo thường chung chung, chưa đơn cử, tiềm năng của dự án là đơn cử, rõ ràng, xác nhận nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu một nhu yếu đơn cử và hoàn toàn có thể thống kê giám sát được. Dự án khác với dự báo. Người làm công tác làm việc dự báo không can thiệp vào những sựcố, hoàn toàn có thể xảy ra trong khi đó dự án yên cầu sự tác động ảnh hưởng tích cực của những thành phầntham gia dự án. Dự án được thiết kế xây dựng trên cơ sở những dự báo khoa học chính xác. Dự án là một thực thể sẽ hình thành trong tương lai nên luôn tiềm ẩn yếu tố rủiro. Bất kỳ dự án nào cũng phải được triển khai xong trong một thời hạn nhất đònh gọilà thời hạn góp vốn đầu tư. Thời hạn này do chủ đầu tư kiến nghò và được xét duyệt. Mọitính toán trong dự án phải tương thích với thời hạn góp vốn đầu tư. Dự án luôn chòu sự số lượng giới hạn về những nguồn lực. 3. Yêu cầu so với dự án góp vốn đầu tư. Để bảo vệ tính khả thi, một dự án góp vốn đầu tư phải cung ứng được những nhu yếu cơ bảnsau : Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 12 – Tính pháp lý : toàn bộ những yêu cầu trong dự án đều phải tương thích với luật pháphiện hành và những văn bản pháp quy dưới luật. Các yếu tố sau đây trong dự án phải có đủ địa thế căn cứ pháp lý : tư cách pháp nhâncủa những đối tác chiến lược, năng lực kinh tế tài chính, những thông tin khác tương quan đến những đối tác chiến lược, những hợp đồng tương quan, những văn bản xác nhận về kiến trúc, quy hoạch, đất đai, đònh giá gia tài góp vốn, Chi tiêu vận dụng, kỹ thuật – công nghệ tiên tiến, môi trường tự nhiên, laođộng – tiền lương, … – Tính khoa học : nhu yếu này yên cầu người lập dự án phải có một quá trìnhnghiên cứu tỉ mỉ, kỹ càng và thống kê giám sát thận trọng, đúng chuẩn từng nội dung của dựán, đặc biệt quan trọng là nội dung về thò trường, kỹ thuật – công nghệ tiên tiến và kinh tế tài chính. Trong tínhtoán, những số liệu, tài liệu phải có đủ địa thế căn cứ, nguồn phân phối phải có tư cách phápnhân, những chiêu thức nghiên cứu và phân tích, nhìn nhận phải có cơ sở khoa học. Nếu cần thiếtcó thể tìm hiểu thêm tư vấn của những cơ quan trình độ về góp vốn đầu tư trong quá trìnhsoạn thảo dự án. Để từ những nguồn vào hoàn toàn có thể tạo ra được những đầu ra với hiệu suất cao cao, trong dự ánphải triển khai hoạch đònh. Bản chất của hoạch đònh trong dự án là với mỗi vấn đềcần nêu ra những năng lực lựa chọn, giám sát, nghiên cứu và phân tích, so sánh những giải pháp vàlựa chọn giải pháp tốt nhất, thích hợp nhất để đề nghò cơ quan Nhà nước có thẩmquyền được cho phép thực thi. Cơ sở để hoạch đònh là những chiêu thức nghiên cứu và phân tích đònhtính tích hợp với những chiêu thức nghiên cứu và phân tích đònh lượng. Những yêu cầu, kiến nghòchưa qua hoạch đònh, chưa được chứng tỏ về tính tương thích đều không được coi làxác đáng. – Tính hài hòa và hợp lý : dự án góp vốn đầu tư phải tương thích với chủ trương, đường lối, chính sáchphát triển kinh tế tài chính – xã hội của quốc gia, của ngành, vùng kinh tế tài chính cũng như của cácđòa phương. Các giải pháp lựa chọn phải tương thích với những điều kiện kèm theo đơn cử của dựán, tương thích với truyền thống lịch sử, phong tục tập quán của dân cư. Nội dung, hình thứctrình bày của dự án phải tương thích với những quy đònh, hướng dẫn của những cơ quan chứcnăng về góp vốn đầu tư, so với những dự án góp vốn đầu tư quốc tế còn phải tuân theo những quy đònhchung mang tính quốc tế. – Tính thực tiễn : để bảo vệ tính thực tiễn, những nội dung của dự án phải đượcnghiên cứu, xác đònh trên cơ sở xem xét, nghiên cứu và phân tích, nhìn nhận đúng mức những điềukiện và thực trạng đơn cử tương quan trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động giải trí góp vốn đầu tư. – Tính hiệu suất cao : trong dự án phải chứng tỏ được hiệu suất cao của dự án về mặttài chính cũng như về mặt kinh tế tài chính – xã hội trải qua những chỉ tiêu đơn cử. Tránhphóng đại những chỉ tiêu hiệu suất cao của dự án. Bên cạnh đó cần nhìn nhận mức độ rủi rocủa dự án : xem xét những chỉ tiêu về bảo đảm an toàn góp vốn đầu tư, năng lực trả nợ, nghiên cứu và phân tích độnhạy của dự án. 4. Phân loại dự án góp vốn đầu tư. a. Phân loại theo nhóm. Để triển khai quản trị và phân cấp quản trị, những dự án góp vốn đầu tư trong nước đượcphân theo 3 nhóm : A, B và C ; những dự án góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế được phânthành 2 nhóm : A và B. Việc phân loại dự án góp vốn đầu tư theo những nhóm dựa trên hai tiêuthức : lónh vực góp vốn đầu tư và quy mô vốn góp vốn đầu tư. b. Phân loại theo mức độ chi tiết cụ thể của nội dung dự án. * Dự án tiền khả thiĐỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 13 Đối với những dự án có quy mô góp vốn đầu tư lớn, giải pháp góp vốn đầu tư phức tạp và thờigian góp vốn đầu tư dài, không hề đạt ngay tính khả thi, khi đó thiết yếu phải qua bướcnghiên cứu sơ bộ và lập dự án tiền khả thi. Đối với những dự án có quy mô đầu tưkhông lớn, giải pháp góp vốn đầu tư không phức tạp thì hoàn toàn có thể bỏ lỡ bước lập dự án tiềnkhả thi và lập ngay dự án khả thi. Dự án tiền khả thi được cho phép sử dụng tài liệu chuyên ngành đã được xuất bản 3 tháng về trước mà không cần khảo sát thực tiễn. Dự án tiền khả thi không phải là cơ sở để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấpgiấy phép góp vốn đầu tư, mà nó có những tính năng đa phần sau : – Là cơ sở để chủ góp vốn đầu tư ( hay cơ quan chủ quản góp vốn đầu tư ) xem xét có nên tiếptục nghiên cứu và điều tra để lập dự án khả thi hay không. – Là cơ sở để những nhà đầu tư khác tiếp cận và nhìn nhận có nên tham gia góp vốn đầu tư haykhông. * Dự án khả thiLà dự án chi tiết cụ thể, những giải pháp đưa ra có địa thế căn cứ và hài hòa và hợp lý, những hiệu quả dự tínhcó thể thực thi được và việc đạt được tiềm năng đề ra hoàn toàn có thể được xem là chắcchắn. Dự án khả thi còn được gọi là Luận chứng kinh tế tài chính – kỹ thuật ; 1 số ít dự án cóquy mô nhỏ, giải pháp góp vốn đầu tư đơn thuần được gọi là Báo cáo kinh tế tài chính – kỹ thuật. Dự án khả thi có những công dụng sau : – Là địa thế căn cứ để những cơ quan chức năng thẩm đònh, phê duyệt và cấp giấy phépđầu tư. – Là cơ sở để nhà đầu tư đi vay vốn, tìm đối tác chiến lược liên kết kinh doanh, hợp tác hoặc kêugọi vốn CP. – Là cơ sở để nhà đầu tư lập kế hoạch tổ chức triển khai triển khai quy trình góp vốn đầu tư. – Dự án khả thi tạo điều kiện kèm theo để nhà đầu tư xin những loại giấy phép góp vốn đầu tư, xuất nhập khẩu, giấy phép kiến thiết xây dựng … là cơ sở để được hưởng những khoảnưu đãi hoặc xin tham gia vào khu công nghiệp, khu công nghiệp. c. Phân loại theo mối quan hệ giữa những dự án. * Các dự án độc lập với nhauHai dự án được gọi là độc lập về mặt kinh tế tài chính nếu việc gật đầu hay từ bỏ mộtdự án này không tác động ảnh hưởng đến dòng tiền tệ của dự án khác. Khi hai dự án độc lậpvề mặt kinh tế tài chính, việc thẩm đònh, nhìn nhận để đồng ý góp vốn đầu tư hay từ bỏ dự án nàykhông ảnh hưởng tác động đến quyết đònh đồng ý hay từ bỏ dự án kia. * Các dự án nhờ vào nhauTính nhờ vào về mặt kinh tế tài chính giữa hai dự án Open trong trường hợp quyếtđònh gật đầu hay từ bỏ dự án này có tác động ảnh hưởng đến dòng tiền tệ của dự án kia. Đương nhiên, nếu một dự án nhờ vào về mặt kinh tế tài chính vào dự án kia thì ngược lại, dự án thứ hai cũng nhờ vào về mặt kinh tế tài chính vào dự án thứ nhất. Các dự án phụthuộc về mặt kinh tế tài chính với nhau hoàn toàn có thể có ảnh hưởng tác động theo hai hướng, đó là những dự áncó tính bổ trợ cho nhau và những dự án có tính triệt giảm nhau. * Các dự án loại trừ nhauHai dự án được gọi là loại trừ nhau nếu như quyết đònh đồng ý dự án này sẽdẫn đến quyết đònh phải từ bỏ dự án kia và ngược lại. Có thể xem những dự án loạitrừ nhau là trường hợp phụ thuộc vào đặc biệt quan trọng của những dự án. Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 145. Chu kỳ dự án. a. Khái niệm. Chu kỳ dự án còn được gọi là quy trình dự án, là những bước hoặc những giai đoạnmà một dự án phải trải qua từ khi dự án mới là ý đồ cho đến khi dự án hoàn thànhđưa vào sử dụng và chấm hết hoạt động giải trí. b. Các quy trình tiến độ của chu kỳ luân hồi dự án. Quá trình hình thành và triển khai một dự án góp vốn đầu tư trải qua ba thời kỳ : chuẩn bòđầu tư, thực thi góp vốn đầu tư và kết thúc góp vốn đầu tư. CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ KẾT THÚC ĐẦU TƯNghiên cứucơ hội đầu tưNghiên cứutiền khả thiNghiên cứukhả thiThực hiệndự ánVận hànhdự ánĐánh giá dựánThanh lýdự án * Thời kỳ chuẩn bò đầu tưThời kỳ chuẩn bò góp vốn đầu tư gồm ba quá trình : nghiên cứu và điều tra thời cơ góp vốn đầu tư, nghiên cứutiền khả thi và nghiên cứu và điều tra khả thi. Giai đoạn một : Nghiên cứu cơ hội đầu tưĐây là quy trình tiến độ tiên phong tương quan đến việc xác đònh và hình thành ý đồ đầutư. Trong hoạt động giải trí kinh doanh thương mại, những ý đồ góp vốn đầu tư thường khởi đầu từ một thời cơ đầutư được chủ góp vốn đầu tư chớp lấy. Nó hoàn toàn có thể là một sáng tạo độc đáo kinh doanh thương mại phát minh sáng tạo, nó cũngcó thể bắt nguồn từ một khu công trình điều tra và nghiên cứu, một ý tưởng hay một sự thay đổitrong những quy đònh của nhà nước, … Việc nghiên cứu và phân tích tổng quát sơ bộ về ý tưởng sáng tạo nàyđể xem xét có nên liên tục phát huy sáng tạo độc đáo đó hay không, có nên triển khainghiên cứu sâu rộng yếu tố đã đặt ra hay không là việc làm tiên phong của dự án. Do vậy, tiến trình này được gọi là quá trình điều tra và nghiên cứu thời cơ góp vốn đầu tư. Để phát hiện những thời cơ góp vốn đầu tư cần dựa vào những địa thế căn cứ sau : – Chiến lược tăng trưởng kinh tế tài chính vương quốc, vùng, đòa phương ; kế hoạch củangành hoặc kế hoạch kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. – Nhu cầu của thò trường về mẫu sản phẩm, dòch vụ gồm cả thò trường trong nước, khu vực và quốc tế. – Tình hình sản xuất và năng lực đáp ứng những mẫu sản phẩm, dòch vụ. – Các nguồn lực, đặc biệt quan trọng là những lợi thế so sánh so với thò trường ngoài nướcvà những doanh nghiệp khác trong nước. Yêu cầu so với bước phát hiện, nghiên cứu và điều tra và nhìn nhận thời cơ góp vốn đầu tư là phảiđưa ra được những thông tin cơ bản phản ánh một cách sơ bộ năng lực thực thi vàtriển vọng của thời cơ làm cơ sở để người có năng lực góp vốn đầu tư phải xem xét, xemxét và đi đến quyết đònh có tiến hành tiếp sang tiến trình điều tra và nghiên cứu sau haykhông. Tính chất của việc nghiên cứu và điều tra thời cơ góp vốn đầu tư là khá sơ sài. Việc xác đònh cácyếu tố nguồn vào, đầu ra và hiệu suất cao của thời cơ góp vốn đầu tư thường dựa trên những ước tínhtổng hợp, hoặc dựa vào những dự án tương tự như đang hoạt động giải trí. Sản phẩm của tiến trình này là bản điều tra và nghiên cứu thời cơ góp vốn đầu tư gồm những nội dungchủ yếu sau : sự thiết yếu và tiềm năng của góp vốn đầu tư, vốn góp vốn đầu tư dự trù, những nguồn vốndự tính, ước tính hiệu suất cao kinh tế tài chính và kinh tế tài chính – xã hội, Kết luận sơ bộ về thời cơ đầutư. Giai đoạn hai : Nghiên cứu tiền khả thiĐỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 15 Đây là bước điều tra và nghiên cứu tiếp theo những thời cơ góp vốn đầu tư có nhiều triển vọng đã đượclựa chọn có quy mô góp vốn đầu tư lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật, có nhiều yếu tố bất đònhtác động. Đối với những thời cơ góp vốn đầu tư này, bước nghiên cứu và điều tra khả thi chỉ được tiến hànhkhi dự án tiền khả thi được trải qua. Đối với những thời cơ góp vốn đầu tư có quy mô nhỏ, không phức tạp về mặt kỹ thuật vàtriển vọng đem lại hiệu suất cao là rõ ràng thì hoàn toàn có thể bỏ lỡ quá trình nghiên cứu và điều tra tiềnkhả thi. Nội dung điều tra và nghiên cứu tiền khả thi gồm những yếu tố sau : – Bối cảnh kinh tế tài chính – xã hội chung của dự án. – Nghiên cứu thò trường loại sản phẩm. – Nghiên cứu kỹ thuật – công nghệ tiên tiến. – Nghiên cứu về tổ chức triển khai quản trị. – Phân tích về kinh tế tài chính. – Phân tích hiệu suất cao kinh tế tài chính – xã hội. Trong quá trình này, việc nghiên cứu và điều tra những yếu tố trên là ở trạng thái tónh, chưachi tiết, ở mức trung bình mọi nguồn vào, đầu ra, mọi góc nhìn kỹ thuật, thò trường, kinh tế tài chính của thời cơ góp vốn đầu tư. Vì vậy độ đúng mực chưa cao. Các việc làm trong quy trình tiến độ này gồm soạn thảo, thẩm đònh dự án tiền khả thivà ra quyết đònh có liên tục điều tra và nghiên cứu khả thi hay không. Sản phẩm của tiến trình này là hồ sơ dự án tiền khả thi hay còn gọi là luậnchứng tiền khả thi. Bản luận chứng tiền khi phải nêu được những yếu tố sau : – Giới thiệu về thời cơ góp vốn đầu tư theo những nội dung nghiên cứu và điều tra ở trên. – Chứng minh rằng thời cơ góp vốn đầu tư có triển vọng đến mức hoàn toàn có thể quyết đònh đầutư. Các thông tin đưa ra phải đủ sức thuyết phục những nhà đầu tư. – Các góc nhìn gây khó khăn vất vả cho quy trình thưc hiện góp vốn đầu tư và quản lý và vận hành cáckết quả góp vốn đầu tư sau này, thiết yếu phải tổ chức triển khai những nghiên cứu và điều tra tương hỗ. Cácnghiên cứu tương hỗ hoàn toàn có thể được thực thi song song với nghiên cứu và điều tra khả thi vàcũng có thểsau nghiên cứu và điều tra khả thi tuỳ thuộc thời gian phát sinh những khíacạnh cần điều tra và nghiên cứu sâu hơn. giá thành cho nghiên cứu và điều tra tương hỗ nằm trong chiphí nghiên cứu và điều tra khả thi. Giai đoạn ba : Nghiên cứu khả thiĐây là tiến trình nghiên cứu và điều tra sàng lọc ở đầu cuối để khẳng đònh tính khả thi củaý tưởng góp vốn đầu tư bắt đầu và ra quyết đònh quan trọng là có gật đầu dự án haykhông. Trong quy trình tiến độ này, những nội dung điều tra và nghiên cứu tựa như như tiến trình nghiêncứu tiền khả thi. Tuy nhiên sự khác nhau là ở mức độ chi tiết cụ thể, rất đầy đủ, chính xáchơn, những nội dung nêu trên đều được xem xét ở trạng thái động, tức là có xét đếncác yếu tố bất đònh hoàn toàn có thể xảy ra ảnh hưởng tác động đến từng nội dung điều tra và nghiên cứu. Mục đích chính của quy trình tiến độ này là làm rõ quyền lợi, ngân sách và tính khả thi củadự án. Các giải pháp khác nhau về thò trường, kỹ thuật, kinh tế tài chính, đòa điểm, côngnghệ, nhân sự, … được đưa ra để lựa chọn. Việc nghiên cứu và phân tích có tính đến ảnh hưởng tác động củayếu tố thời hạn, của những yếu tố rủi ro đáng tiếc, bất đònh khác theo từng nội dung nghiêncứu. Những sự nghiên cứu và phân tích đó giúp cho chủ góp vốn đầu tư, những nhà thẩm đònh có sự hiểu biếttường tận hơn, qua đó đưa ra những lựa chọn tương thích để khai thác thời cơ góp vốn đầu tư mộtcách có hiệu suất cao. Công việc của tiến trình này gồm soạn thảo, thẩm đònh dự án khả thi và raquyết đònh góp vốn đầu tư. Sản phẩm của quá trình này là hồ sơ dự án khả thi được duyệt. Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 16 Đối với những dự án góp vốn đầu tư lớn, cả ba tiến trình trên phải được triển khai nhằmđảm bảo từng bước nghiên cứu và phân tích sâu hơn, vừa đủ và chi tiết cụ thể hơn ; phát hiện và khắcphục dần những sai sót ở những quá trình điều tra và nghiên cứu trước trải qua việc tính toánlại, so sánh những dữ kiện, những thông số kỹ thuật, thông tin tích lũy được qua mỗi quá trình. Quá trình này sẽ bảo vệ cho những hiệu quả nghiên cứu và điều tra khả thi đạt được độ tin cậycao. Đối với những dự án nhỏ, ít quan trọng hoàn toàn có thể bỏ lỡ tiến trình điều tra và nghiên cứu tiềnkhả thi và triển khai nghiên cứu và điều tra khả thi. Có thể thấy, thời kỳ chuẩn bò góp vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng, là tiền đề và quyếtđònh sự thành công xuất sắc hay thất bại của dự án trong những quy trình tiến độ sau đặc biệt quan trọng là giaiđoạn quản lý và vận hành những hiệu quả góp vốn đầu tư. * Thời kỳ thực hiện đầu tưThời kỳ thực hiện góp vốn đầu tư gồm hai tiến trình : thực thi dự án và quản lý và vận hành dự án. Giai đoạn bốn : Thực hiện dự ánSau khi dự án khả thi đã được cấp có thẩm quyền hay chủ góp vốn đầu tư trải qua, thời kỳ chuẩn bò góp vốn đầu tư kết thúc, dự án chuyển sang quy trình tiến độ thứ tư : thực thi dựán. Giai đoạn này mở màn khi trong thực tiễn tiến hành kiến thiết xây dựng dự án cho đến khi côngtrình dự án được nghiệm thu sát hoạch đưa vào sử dụng. Các việc làm hầu hết của quá trình này : – Thiết kế chi tiết cụ thể : cần xác đònh rõ những nhu yếu về quy cách kỹ thuật, bản vẽthiết kế cụ thể cho việc thiết kế xây dựng nhà xưởng, lắp ráp thiết bò ; xác đònh nhucầu nhân lực theo kỹ năng và kiến thức lao động đơn cử ; xác đònh lòch trình triển khai dựán cũng như kế hoạch dự trữ nguy hiểm. – Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy đònh của nhà nước. – Chuẩn bò mặt phẳng thiết kế xây dựng. – Tổ chức đấu thầu shopping thiết bò, xây đắp xây lắp. – Xin giấy phép thiết kế xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên ( nếu có ). – Ký kết hợp đồng với những nhà thầu để triển khai dự án. – Thi công xây lắp khu công trình. – Theo dõi, kiểm tra việc triển khai những hợp đồng. – Bàn giao khu công trình : sau khi đã xây lắp hoàn hảo theo phong cách thiết kế được duyệtvà nghiệm thu sát hoạch đạt nhu yếu chất lượng, khu công trình được chuyển giao cho ngườisử dụng kèm theo cả hồ sơ triển khai xong khu công trình và những tài liệu có liênquan đến khu công trình. – Kết thúc khu công trình : hoạt động giải trí kiến thiết xây dựng kết thúc khi khu công trình được bàngiao hàng loạt cho chủ góp vốn đầu tư. Sau khi chuyển giao, người kiến thiết xây dựng phải thanh lýhoặc vận động và di chuyển hàng loạt gia tài của mình ra khỏi khu vực thiết kế xây dựng côngtrình, thanh lý những hợp đồng phục vụ xây đắp. – Bảo hành khu công trình : người phân phối tài liệu, số liệu khảo sát ( kể cả sảnphẩm sao chụp, đo vẽ, thí nghiệm ) Giao hàng phong cách thiết kế, xây lắp nghiệm thu sát hoạch, giám đònh khu công trình ; chủ nhiệm đề án phong cách thiết kế ; nhà thầu xây lắp ; ngườicung ứng vật tư thiết bò cho thiết kế xây dựng và người giám sát kiến thiết xây dựng phải hoàntoàn chòu nghĩa vụ và trách nhiệm trước pháp lý về chất lượng mẫu sản phẩm hoặc kết quảcông việc do mình triển khai. Tùy theo điều kiện kèm theo về quy mô, đặc thù phức tạp của dự án, hoàn toàn có thể vận dụng cáchình thức quản trị triển khai dự án sau : – Chủ góp vốn đầu tư trực tiếp quản trị triển khai dự án. – Chủ nhiệm điều hành quản lý dự án. Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 17 – Chìa khóa trao tay. – Hình thức tự làm. ( Xem Chương V – Hình thức quản trị triển khai dự án trong Quy chế Quản lý Đầu tưvà Xây dựng phát hành kèm theo Nghò đònh 52/1999 / NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chínhphủ ). Trong quy trình tiến độ này, yếu tố quan trọng nhất là thời hạn. 85 – 99,5 % vốn đầu tưcủa dự án được chi ra và không sinh lời ở tiến trình này. Thời gian thực thi dự áncàng lê dài, vốn càng bò ứ đọng lâu, tổn thất càng lớn đồng thời hoàn toàn có thể làm mấtcơ hội kinh doanh thương mại khi dự án chậm được đưa vào quản lý và vận hành. Bên cạnh đó là nhữngthiệt hại về vật chất do thời tiết, khí hậu gây ra so với vật tư, thiết bò đang hoặcchưa được kiến thiết, so với những khu công trình đang kiến thiết xây dựng dở dang. Vì vậy, cần xâydựng một kế hoạch tiến hành ngặt nghèo để bảo vệ dự án không bò chậm trễ, trìhoãn một cách không thiết yếu. Sản phẩm của quá trình này là những hợp đồng phong cách thiết kế, thiết kế, hợp đồng giaonhận thầu, … và hiệu quả là khu công trình triển khai xong. Giai đoạn năm : Vận hành dự ánSau khi khu công trình triển khai xong và được chuyển giao, dự án được đưa vào vận hànhnhằm thực thi những tiềm năng đã đề ra. Đây chính là tiến trình thực thi hoạt độngsản xuất kinh doanh thương mại trên cơ sở những khu công trình, nhà xưởng được kiến thiết xây dựng, máy móc, thiết bò được lắp ráp trong giai doạn thực thi dự án. Hiệu quả của quy trình nàytuỳ thuộc trực tiếp vào quy trình tổ chức triển khai hoạt động giải trí của chủ dự án nếu những giai đoạntrước đó đã tạo ra tác dụng tốt. Thời gian khai thác dự án gọi là vòng đời dự án. Sản phẩm của tiến trình này là loại sản phẩm sản phẩm & hàng hóa hay dòch vụ mà dự án dựđònh sản xuất và phân phối cho thò trường. * Thời kỳ kết thúc đầu tưThời kỳ kết thúc góp vốn đầu tư gồm hai quá trình : nhìn nhận dự án và thanh lý dự án. Giai đoạn sáu : Đánh giá dự ánTrong vòng đời dự án, sau một thời hạn khai thác nhà xưởng, trang thiết bò, máy móc, … của dự án bò hao mòn ( hữu hình và vô hình dung ) vì thế hiệu suất cao của dự áncó thể giảm dần, ngân sách thời cơ của dự án tăng dần, những nguồn lực kêu gọi chohoạt động của dự án trở nên tiêu tốn lãng phí vì hiệu suất cao thấp. Do đó cần nhìn nhận lại dựán để làm cơ sở cho việc ra quyết đònh nên liên tục khai thác dự án hay cần đầu tưbổ sung hay chấm hết khai thác dự án và điều tra và nghiên cứu tìm thời cơ góp vốn đầu tư mới. Mặtkhác cần so sánh, so sánh giữa quy trình thực tiễn quản lý và vận hành dự án với hồ sơ dự ánđể xác đònh xem những tiềm năng của dự án có được triển khai xong tốt hay không qua quađó rút ra những bài học kinh nghiệm kinh nghiệm tay nghề cho những dự án trong tương lai. Sản phẩm của quá trình này là biên bản nhìn nhận tình hình hoạt động giải trí trong suốtvòng đời dự án. Giai đoạn bảy : Thanh lý dự ánKhi kết thúc vòng đời dự án hoặc khi dự án không còn hiệu suất cao do khả năngsinh lời thấp hoặc do ngân sách thời cơ cao, dự án cần được thanh lý để thực hiệnnhững dự án khác có hiệu suất cao hơn. Trong tiến trình này, đồng thời với việc thanhlý là tiến hành điều tra và nghiên cứu thực thi ý đồ dự án mới. Sản phẩm của quy trình tiến độ này là hồ sơ thanh lý dự án và ý tưởng sáng tạo hay bản nghiêncứu về thời cơ góp vốn đầu tư mới. Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 18IV. QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 1. Khái niệm. Một cách khái quát, quản trò dự án là quy trình triển khai những hoạt động giải trí hoạchđònh, tổ chức triển khai, quản lý và kiểm tra của những chủ thể quản trị đến quy trình hìnhthành, tiến hành thực thi và kết thúc dự án nhằm mục đích đạt được những tiềm năng của dự ántrong một thiên nhiên và môi trường hoạt động giải trí nhất đònh với khoảng trống và thời hạn xác đònh. Quản trò dự án được thực thi ở toàn bộ những quy trình tiến độ của chu kỳ luân hồi dự án. Cụ thể làcác quy trình sau : – Soạn thảo dự án. – Thẩm đònh, phê duyệt dự án. – Thực hiện dự án. – Khai thác dự án. – Đánh giá hiệu quả, hiệu suất cao trong thực tiễn của dự án. – Kết thúc dự án, thanh lý, phân loại gia tài. Quản trò dự án là một hoạt động giải trí phức tạp, đặc trưng có nhiều nét độc lạ vớiquản trò những lónh vực trình độ khác như quản trò nhân sự, kinh tế tài chính, sản xuất, marketing, … Quản trò dự án được thực thi bởi những quản trò gia dự án, những ngườiđóng vai trò quan trọng trong sự thành công xuất sắc hay thất bại của dự án. Mục đích củaquản trò dự án là nhằm mục đích bảo vệ : – Liên kết toàn bộ những hoạt động giải trí của dự án. – Phát hiện sớm và xử lý những trở ngại, thôi thúc dự án tăng trưởng. – Rút ngắn thời hạn, giảm ngân sách triển khai dự án. – Tăng cường sự phối hợp giữa những bộ phận của dự án. – Tạo ra loại sản phẩm, dòch vụ có chất lượng cao, tăng năng lực thu lợi nhuậncho doanh nghiệp. 2. Các tính năng quản trò dự ána. Chức năng lập kế hoạch. Trong công dụng này, những quản trò gia dự án phải xác đònh được : – Các tiềm năng của dự án. – Tất cả những việc làm cần triển khai, thời hạn hoàn thành xong từng việc làm vàtoàn bộ dự án. – Các nguồn lực thiết yếu về con người, kinh tế tài chính, vật chất để hoàn thành xong cáccông việc của dự án. – Các nguồn hình thành vốn góp vốn đầu tư cho dự án. – Lòch trình thực thi việc làm và đáp ứng vốn cho những hoạt động giải trí của dựán. b. Chức năng tổ chức triển khai. Nội dung đa phần của tính năng này gồm có : – Thiết lập cơ cấu tổ chức tổ chức triển khai quản trị triển khai dự án : thiết lập sơ đồ tổ chức triển khai tuỳtheo từng dự án đơn cử mà lựa chọn một trong ba hình thức tổ chức triển khai quản lýdự án cơ bản là cơ cấu tổ chức công dụng, cơ cấu tổ chức theo dự án, cơ cấu tổ chức ma trận. – Xác đònh nghĩa vụ và trách nhiệm, trách nhiệm và quyền hạn của những đơn vò và cá nhântham gia quản trị dự án. – Lựa chọn, giảng dạy và sắp xếp sử dụng cán bộ quản trị dự án. Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 19 – Lựa chọn những đơn vò tham gia thực thi dự án : trải qua những hình thứcđấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn, phong cách thiết kế, xây đắp, cung ứng máy mócthiết bò. c. Chức năng quản lý và điều hành. Chức năng điều hành quản lý trong quản trò dự án gồm có những nội dung sau : – Phối hợp hoạt động giải trí của những bộ phận tham gia dự án. – Khuyến khích, động viên những đơn vò và cá thể tham gia dự án. – Thiết lập những mối quan hệ với môi trường tự nhiên bên ngoài tạo điều kiện kèm theo thuậnlợi cho quy trình thực thi và quản lý và vận hành dự án. – Thu thập thông tin, đề ra những quyết đònh để xử lý kòp thời những vấn đềnảy sinh ngoài dự kiến khởi đầu. d. Chức năng kiểm tra. Kiểm tra là công dụng nhằm mục đích xác đònh, nhìn nhận mức độ sai sót để sửa chữa thay thế, ngăn ngừa những hậu quả hoàn toàn có thể xảy ra khi thực thi dự án. Nội dung của chứcnăng kiểm tra trong quản trò dự án gồm có : – Phát hiện những thiếu sót, rơi lệch, xác đònh những yếu tố gây ách tắc trong quátrình soạn thảo, triển khai và quản lý và vận hành dự án. – Xử lý những xô lệch, sai sót, ách tắc đã được phát hiện. Chức năng kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng quan trọng, kể cả trong quy trình tiến độ phântích, lập dự án, tiến trình thực thi và quản lý và vận hành dự án. Thực hiện tốt tính năng nàylà cơ sở để có được những thông tin thiết yếu cho công tác làm việc quản lý và điều hành dự án nhằm mục đích đảmbảo cho dự án đạt được những tiềm năng đề ra như đã hoạch đònh. Chức năng kiểm tra gồm có cả kiểm tra trước và sau hành vi, kiểm trathường xuyên và kiểm tra đònh kỳ, kiểm tra hàng loạt và kiểm tra điểm, … Thẩm đònhdự án được xem là hình thức kiểm tra trước hành vi, còn nghiệm thu sát hoạch công trìnhcó thể xem như kiểm tra sau hành vi. 3. Một số chiêu thức kỹ thuật sử dụng trong quản trò dự án. a. Phương pháp sơ đồ GANTT.Phương pháp sơ đồ GANTT sinh ra năm 1917, mang tên nhà hoá học người MỹHenry L. Gantt để tưởng niệm ông là người đã ý tưởng ra chiêu thức này. Từkhi sinh ra đến nay, giải pháp này đã trở thành một công cụ quản trò tiến trìnhcác việc làm có hiệu suất cao, đơn thuần và thông dụng trong quản trò dự án. “ Phương pháp sơ đồ GANTT là kỹ thuật quản trò tiến trình và thời hạn những côngviệc của dự án trên hệ trục toạ độ hai chiều ; trong đó, trục hoành màn biểu diễn thờigian thực thi việc làm ; trục tung màn biểu diễn trình tự thực thi những việc làm ”. * Nội dung của chiêu thức sơ đồ GANTT : Bước 1 : Phân tích những việc làm của dự án một cách chi tiết cụ thể. Bước 2 : Xác đònh thời hạn hoàn thành xong của từng việc làm. Bước 3 : Xác đònh trình tự thực thi những việc làm một cách hài hòa và hợp lý. Bước 4 : Vẽ sơ đồ GANTT với những quy ước sau : Trục hoành trình diễn thời hạn ( năm, tháng, tuần, ngày, … ). Trục tung trình diễn trình tự thực thi những việc làm. Mũi tên màn biểu diễn thời hạn triển khai xong việc làm ( ) Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 20V í dụ : Áp dụng giải pháp sơ đồ GANTT để xác đònh tiến trình và thời hạncác việc làm của một dự án có những số liệu dưới đây : – Công việc I : khởi đầu ngay từ đầu, thời hạn hoàn thành xong 3 tuần. – Công việc II : khởi đầu ngay từ đầu, thời hạn triển khai xong 1 tuần. – Công việc III : sau khi kết thúc việc làm I, thời hạn triển khai xong 5 tuần. – Công việc IV : sau khi kết thúc việc làm I, thời hạn triển khai xong 2 tuần. – Công việc V : sau khi kết thúc việc làm II, thời hạn hoàn thành xong 4 tuần. – Công việc VI : sau khi kết thúc việc làm III, IV, thời hạn hoàn thành xong 8 tuần. – Công việc VII : sau khi kết thúc việc làm V, thời hạn hoàn thành xong 6 tuần. – Công việc VIII : sau khi kết thúc việc làm VI, VII, thời hạn hoàn thành xong 2 tuần. Sơ đồ GANTT được vẽ như sau : * Nhận xét : chiêu thức sơ đồ GANTT cho thấy : VIIVIIVIIVIIIII0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 tuần – Dự án gồm những việc làm đơn cử nào ( gồm 8 việc làm từ I đến VIII ). – Trình tự thực thi những việc làm ( từ việc làm I đến việc làm VIII ). – Độ dài thời hạn thực thi từng việc làm, thời gian khởi đầu và kết thúctừng việc làm ( ví dụ điển hình việc làm III mở màn từ tuần thứ 3 và kết thúc ởtuần thứ 8, hay việc làm VII mở màn ở tuần thứ 5 và kết thúc ở tuần thứ11 ). – Tổng thời hạn triển khai dự án ( 18 tuần ). Tuy nhiên, chiêu thức này có những hạn chế sau : – Không cho thấy rõ mối liên hệ phụ thuộc vào giữa những việc làm với nhau. – Không thấy rõ việc làm nào là trọng tâm, cần tập trung chuyên sâu xử lý. – Không cho biết cách phải làm thế nào để rút ngắn tổng thời hạn thực thi dựán. Để bổ trợ cho giải pháp sơ đồ GANTT, trong quản trò dự án người ta cònsử dụng phổ cập giải pháp sơ đồ PERT ( Program Evaluation and ReviewTechnique ). Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 21 b. Phương pháp sơ đồ PERT.Hải quân Mỹ đã ý tưởng ra chiêu thức sơ đồ PERT năm 1958 khi họ đangthực hiện dự án sản xuất tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa POLARIS. Phương phápsơ đồ PERT còn được gọi là “ kỹ thuật nhìn nhận và thẩm đònh chương trình ”. “ Phương pháp sơ đồ PERT là kỹ thuật quản trò tiến trình và thời hạn những côngviệc của dự án bằng sơ đồ mạng lưới hệ thống ( hay sơ đồ mạng ) ; trong đó, sự hoàn thành xong củacông việc này có quan hệ ngặt nghèo tời sự triển khai xong của việc làm khác ” Các ký hiệu : Ký hiệu Tên gọi Ý nghóaCông việc ( Activity ) Một việc làm của dự án đòi hỏiphải hao phí thời gianCông việc giả ( Dummy activity ) Công việc không có thực nhưngđược sử dụng để duy trì mối quan hệduy nhất giữa những công việcSự kiện ( Event ) Thời điểm mở màn hoặc kết thúcmột hoặc nhiều công việcTiến trình ( Path ) Được xác đònh bởi những việc làm nốitiếp nhau, mở màn với sự kiện đầutiên và kết thúc bởi sự kiện cuốicùngTiến trình tới hạn ( Critical path ) Tiến trình có tổng thời hạn để hoànthành những việc làm là nhiều nhất. Thời gian của tiến trình tới hạn làthời gian bắt buộc phải có để hoànthành dự ánCác điều kiện kèm theo vẽ sơ đồ PERT : 1 – Không được có hai mũi tên nào lại chung cả gốc lẫn ngọn ( trùng nhau ). 2 – Không được chứa quy trình ( Cycle ) hay vòng khép kín. 3 – Có 1 sự kiện duy nhất chỉ có những mũi tên đi ra mà không có mũi tên đi vàogọi là sự kiện khởi đầu. 4 – Có 1 sự kiện duy nhất chỉ có những mũi tên đi vào mà không có mũi tên đi ragọi là dự kiện kết thúc. 5 – Mỗi mũi tên gắn với 1 số lớn hơn 0 chỉ thời hạn để hoàn thành công việcđó ( trừ việc làm giả có thời hạn hoàn thành xong bằng 0 ). Ví dụ : Vẽ sơ đồ PERT cho dự án của một công ty luyện kim lắp ráp hệ thốnglọc khí thải. Các việc làm được xác đònh như sau : – Công việc I : Chế tạo mạng lưới hệ thống giải quyết và xử lý bên trongBắt đầu ngay từ đầu, thời hạn hoàn thành xong 2 tuần. – Công việc II : Sửa lại mái, nền nhà máyBắt đầu ngay từ đầu, thời hạn triển khai xong 3 tuần. – Công việc III : Xây dựng những giá đỡ mạng lưới hệ thống máySau khi kết thúc việc làm I, thời hạn triển khai xong 2 tuần. – Công việc IV : Đổ bê tông và lắp những bộ khungSau khi kết thúc việc làm II, thời hạn hoàn thành xong 4 tuần. – Công việc V : Xây dựng mạng lưới hệ thống lò nung nhiệt độ caoSau khi kết thúc việc làm III, thời hạn hoàn thành xong 4 tuần. Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 22 – Công việc VI : Lắp đặt mạng lưới hệ thống máy kiểm traSau khi kết thúc việc làm III, thời hạn hoàn thành xong 3 tuần. – Công việc VII : Lắp đặt mạng lưới hệ thống máy giải quyết và xử lý khói thải chínhSau khi kết thúc việc làm IV, V, thời hạn triển khai xong 5 tuần. – Công việc VIII : Chạy thử và kiểm traSau khi kết thúc việc làm VI, VII, thời hạn hoàn thành xong 2 tuần. ( 1 ) ( 2 ) ( 4 ) ( 3 ) Chú ý : Các sự kiện được chia thành 4 phần như sau : Trong đó : ( 1 ) : Số thứ tự của sự kiệnss ( 2 ) : Chỉ thời hạn sớm nhất triển khai xong sự kiện ( 3 ) : Chỉ thời hạn muộn nhất được cho phép hoàn thành xong sự kiện màkhông ảnh hưởng tác động đến thời hạn triển khai xong hàng loạt dự án ( 4 ) : Thời gian dự trữ của sự kiệnSơ đồ PERT được vẽ như sau : Đánh số thứ tự những sự kiện : Sự kiện mở màn đánh số 0, xoá đi những mũi tên đi ra khỏi sự kiện 0, sự kiện nàokhông còn mũi tên đi vào đánh số thứ tự tiếp theo ( trong ví dụ này sự kiện 1 và 2 ngang hàng với nhau ), liên tục xoá những mũi tên đi ra khỏi sự kiện vừa được đánh sốvà lặp lại cách đánh số như trên cho đến sự kiện ở đầu cuối. Tính thời hạn sớm nhất triển khai xong sự kiện ( t ) : Sự kiện 0 : t = 0S ự kiện 1 : t = 0 + 2 = 2S ự kiện 2 : t = 0 + 3 = 3S ự kiện 3 : t = 2 + 2 = 4S ự kiện 4 có hai mũi tên đi vào : t = Max { 4 + 4 ; 3 + 4 } = 8S ự kiện 5 có hai mũi tên đi vào : t = Max { 4 + 3 ; 8 + 5 } = 13S ự kiện 6 : t = 13 + 2 = 15T ính thời hạn muộn nhất được cho phép triển khai xong sự kiện ( t ) : Sự kiện 6 : t = t = 15S ự kiện 5 : t = 15 – 2 = 13S ự kiện 4 : t = 13 – 5 = 84 313131515IIIIIVIIVIIIIVVID = 6D = 0D = 0D = 0D = 0D = 0D = 1D = 11315 Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 23S ự kiện 3 có hai mũi tên đi ra : t = Min { 13 – 3 ; 8 – 4 } = 4S ự kiện 2 : t = 8 – 4 = 4S ự kiện 1 : t = 4 – 2 = 2S ự kiện : t = 0T hời gian dự trữ của từng sự kiện : d = t – tTính thời hạn sớm nhất triển khai xong việc làm ( T ) : = t ( gốc ) + thời hạn hoàn thành công việcCông việc I : T = 0 + 2 = 2C ông việc II : T = 0 + 3 = 3C ông việc III : T = 2 + 2 = 4C ông việc IV : T = 3 + 4 = 7C ông việc V : T = 4 + 4 = 8C ông việc VI : T = 4 + 3 = 7C ông việc VII : T = 8 + 5 = 13C ông việc VIII : T = 13 + 2 = 15T ính thời hạn muộn nhất được cho phép hoàn thành xong việc làm : T = t ( ngọn ) Thời gian dự trữ của từng việc làm : D = T – TXác đònh tiến trình tới hạn ( đường găng ) : Các sự kiện có d = 0 là những sự kiện găng ( đỉnh găng ), những việc làm có D = 0 làcác việc làm găng. Công việc găng không có thời hạn dự trữ, nếu thực thi chậmtrễ sẽ tác động ảnh hưởng đến hàng loạt thời hạn hoàn thành xong hàng loạt dự án. Trên sơ đồPERT, việc làm găng được vẽ bằng mũi tên hai nét. Trong ví dụ đang xét chỉ cócác việc làm II, IV, VI là việc làm không găng. Đường găng là đường nối sự kiện mở màn với sự kiện sau cuối và đi qua cáccông việc găng. Đường găng là đường dài nhất trong tổng thể những đường nối từ sựkiện mở màn đến sự kiện cuối, tức là thời hạn hoàn thành xong dự án không hề ngắnhơn chiều dài đường găng. Nếu việc làm nằm trên đường găng bò chậm trễ thì toànbộ dự án cũng chậm trễ theo. Muốn rút ngắn thời hạn triển khai xong dự án thì cần rútngắn thời hạn thực thi những việc làm trên đường găng. Rút ngắn thời hạn triển khai xong dự án : Dựa trên sơ đồ mạng đã được vẽ, nhà quản trò dự án hoàn toàn có thể thấy rõ những côngviệc cần triển khai, thời hạn ngắn nhất mà dự án phải hao phí, những việc làm cầnquan tâm đặc biệt quan trọng để thời hạn hoàn thành xong dự án không bò lê dài. Rút ngắn theo đường găng : Theo giải pháp này, muốn rút ngắn thời hạn hoàn thành xong dự án phải rút ngắnthời gian thưc hiện những việc làm nằm trên đường găng sao cho đường găng không chạysang đường khác. – Bước 1 : Xác đònh thời hạn tối thiểu thiết yếu để triển khai xong dự án chính làthời gian muộn nhất của sự kiện kết thúc. Trong ví dụ là 15 tuần. Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 24 – Bước 2 : Xác đònh thời hạn cần rút ngắn, thời hạn này bằng thời hạn cầnrút ngắn trên đường găng. Giả sử cần rút ngắn 3 tuần, thời hạn hoàn thànhdự án còn lại 12 tuần. – Bước 3 : Xác đònh thời hạn hoàn toàn có thể rút ngắn cho mỗi việc làm trên đườnggăng và ngân sách tăng thêm cho mỗi đơn vò thời hạn được rút ngắn. – Bước 4 : Xếp thứ tự ưu tiên cho những việc làm trên đường găng có chi phítăng thêm nhỏ nhất khi rút ngắn 1 đơn vò thời hạn. – Bước 5 : Rút ngắn thời hạn cho việc làm được ưu tiên nhất, so sánh với thờigian cần rút ngắn, kiểm tra lại để xác đònh rằng tuyến đường găng không thayđổi. – Bước 6 : Tiếp tục rút ngắn thời hạn cho những việc làm được ưu tiên tiếp theotrên đường găng cho đến khi đạt nhu yếu. Trong ví dụ trên ta có bảng số liệu sau : Thời gian ( tuần ) Ngân sách chi tiêu ( triệuđồng ) CôngviệcBìnhthườngRútngắnBìnhthườngRútngắnThời giancó thểrút ngắnCCPWIIIIIIVVIVIIVIII22302648563080162334274960328619 ( CCPW : giá thành tăng thêm trên 1 đơn vò thời hạn rút ngắn ) Đường găng đi qua những việc làm : I, III, V, VII, VIIIThứ tự ưu tiên : I-III ; V-VII ; VIIIPhương án rút ngắn : Rút I ( hoặc III ) đi 1 tuần, ngân sách tăng thêm 1 triệuRút VII đi 2 tuần, ngân sách tăng thêm 4 triệuThời gian triển khai xong dự án là 12 tuần ; tổng ngân sách tăng thêm là 5 triệuRút ngắn theo bài toán tối ưu : Phương pháp rút ngắn theo đường găng có ưu điểm là trực quan, dễ làm nhưngcó những lúc không rút được và không bảo vệ tối ưu, khi đó người ta sử dụngphương pháp rút ngắn theo bài toán tối ưu. Gọi x, x, x, …, xlà thời hạn sớm nhấtđể triển khai xong những sự kiện tương ứng 0, 1, 2, …, 6 sau khi đã rút ngắn những việc làm. Gọi y, y, …, ylà lượng thời hạn rút ngắn đi từ những việc làm tương ứng I, II, …, VIII.Gọi f là hàm chỉ tổng ngân sách tăng lên do rút ngắn thời hạn thực thi những côngviệc : f = y + 2 y + y + y + 2 y + 2 y + 2 y + 3 y → MINCác điều kiện kèm theo ràng buộc : 1 / x ≤ 122 / y ≤ 13 / y ≤ 27 / y ≤ 18 / y ≤ 39 / y ≤ 113 / x = x + 2 – y14 / x ≥ x + 4 – y15 / x ≥ x + 4 – y19 / x, y ≥ 0 ( i = 0, 1, …, 6 ) ( j = 1, 2, …, 8 ) Đỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh DoanhQuản trò dự án góp vốn đầu tư 254 / y ≤ 15 / y ≤ 16 / y ≤ 210 / x = 011 / x = x + 2 – y12 / x2 = x + 3 – y16 / x ≥ x + 3 – y17 / x ≥ x + 5 – y18 / x = x + 2 – y ( Ghi chú : việc giải bài toán để tìm giải pháp tối ưu sẽ được triển khai bằng cácphần mềm vi tính ) Bảng : Tóm tắt nội dung chu kỳ luân hồi dự án qua những giai đoạnCHUẨN BỊ DỰ ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN KẾT THÚC DỰÁNCÁCGIAIĐOẠNNghiêncứucơ hộiđầu tưNghiêncứutiềnkhả thiNghiêncứukhả thiThực hiệndự ánVậnhànhdự ánĐánh giádự ánThanhlý dựánCÁCHOẠTĐỘNG – Phântích ýtưởng vànắm bắtcơ hộiđầu tư – Phântích cơhội đầutư – Phântích lợiích vàtínhkhả thicủa cơhội đầutư – Nhậndạngcác rủiro chủyếu – Phântích chitiết cácnội dungcơ bản : thòtrường, kỹthuật – côngnghệ, tổchức quảnlý và nhânsự, tàichính, kinh tế tài chính – xã hội – Xâydựng cácphương ánlựa chọn – Các hoạtđộng : đàmphán, ký kếthợp đồng, phong cách thiết kế, thicông, … – Nghiệm thubàn giaocông trình đãhoàn thành – Hoạtđộngkhaitháccôngtrình ( hoạtđộngsảnxuấtkinhdoanhtheo dựán ) – Đánhgiá dựán vềphươngdiệnhiệu quảkinhdoanh – Phântích chiphí cơhội củadự án – Rút racác bàihọc kinhnghiệmThanhlý dựán – Đưara ýtưởngvàpháthiệncơ hộiđầu tưmớiTỔCHỨCQUẢNLÝ – Bộ máy soạn thảo dự án gồmchủ nhiệm và những chuyên giasoạn thảo thuộc những lónh vựcliên quan – Hội dồng thẩm đònh dự án – Bộ máyquản lý côngtrình – Hội đồngnghiệm thu – Bộmáyquản lývà điềuhànhsảnxuấtkinhdoanh – Hộiđồngkiểm tra, nhìn nhận – Hộiđồngthanhlý dựánSẢNPHẨM – Bảnnghiêncứu cơhộiđầu tư – Bảnhồ sơdự ántiềnkhả thi – Bản hồsơ dự ánkhả thiđượcduyệt – Các hợpđồng ký kết – Biên bảnnghiệm thu, chuyển giao – Cáchợpđồngkinhdoanh – Biênbản đánhgiá – Biênbảnthanhlý dựánĐỗ Trọng Hoài Khoa Quản Trò Kinh Doanh

Source: https://thevesta.vn
Category: Nhà Đất