Đáp án đề thi môn Tài chính doanh nghiệp 1 – HVNH – Website free tài liệu, đề thi tài chính ngân hàng

Bài 1. Lựa chọn đúng sai và giải thích ngắn gọn: 2,5 điểm
Câu 1. Trong hợp đồng trả dần, một khoản vay vào cuối mỗi kỳ thanh toán với số tiền bằng nhau thì số lãi phải trả ở mỗi kỳ có xu hướng giảm dần?
Đúng, theo phương thức thanh toán với số tiền bằng nhau thì trong kỳ đầu, dư nợ cao nhất nên lãi phải trả sẽ cao hơn, những kỳ sau đó, khách hàng đã trả được dần dư nợ gốc vay, dư nợ gốc vay vì thế sẽ giảm dần, do vậy số lãi phải trả tính trên dư nợ thực tế mỗi kỳ sẽ có xu hướng giảm dần
Câu 2. Trong mọi trường hợp chi phí khấu hao TSCĐ là chi phí biến đổi?
Sai, chỉ có phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và khấu hao sản lượng, chi phí khấu hao TSCĐ là chi phí biến đổi, còn trong phương pháp khấu hao đường thẳng, chi phí khấu hao TSCĐ là đều nhau ở mỗi kỳ.
Câu 3. Trong phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, khi chuyển sang phương pháp khấu hao đường thẳng thì mức khấu hao khi đó sẽ được tính bằng nguyên giá chia cho số năm sử dụng của TSCĐ?
Sai, bằng giá trị còn lại chưa khấu hao chia cho số năm sử dụng của TSCĐ
Câu 4. Chi phí nhượng bán và thanh lý TSCĐ được tính vào chi phí khác?
Đúng, chi phí nhượng bán và thanh lý là chi phí không mang tính thường xuyên, được tính vào chi phí khác tại tài khoản 811 theo quy định của chế độ kế toán tại thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC
Câu 5. Khi nhận vốn góp liên doanh bằng TSCĐ sẽ làm thay đổi nguồn VLĐ thường xuyên?
Sai, khi nhận vốn góp liên doanh bằng TSCĐ sẽ làm thay đổi nguồn vốn cố định chứ không phải nguồn VLĐ thường xuyên
Bài 2: 2,5 điểm
Flashline là công ty cổ phần hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tôn và thép tại Việt Nam. Các thông tin cơ bản ở thời điểm hiện tại của Flashline như sau:
– Flashline có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tôn mạ và ống thép. Doanh thu từ mảng thi công xây dựng đóng góp khoảng 90% tổng doanh thu.
– Cơ cấu tài sản: Tài sản ngắn hạn 35%, tài sản dài hạn 65% (trong đó toàn bộ là TSCĐ là các dây chuyền sản xuất, nhà xưởng,…)
– Đặc trưng của hoạt động sản xuất thép là kỳ thu tiền trung bình khá dài 80 – 150 ngày.
– Tỷ lệ nợ/tổng nguồn vốn của Flashline khoảng 76% (tỷ lệ trung bình ngành là 60%)
– Tỷ lệ khoản phải thu/doanh thu của công ty tuy đã được cải thiện nhưng vẫn ở mức tương đối cao so với các doanh nghiệp cùng ngành, trong đó phải thu từ bên liên quan cũng là đại lý phân phối của Flashline chiếm tỷ trọng lớn.
– Hoạt động tiêu thụ của công ty thời gian vừa qua gặp nhiều khó khăn do tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt, giá bán sản phẩm cao do chi phí sản xuất lớn. Hiện tại công ty vẫn đang sử dụng thiết bị, máy móc lạc hậu, công nghệ sản xuất cũ, chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo tính cạnh tranh, giá thành cao.
Giám đốc tài chính của công ty là ông Leminho đã đưa ra một số nhận định như sau:
Theo em, nhận định nào đúng, nhận định nào sai, hãy giải thích ngắn gọn:
1 – Để ra các quyết định tài chính cho Flashline, Leminho cần phải dựa trên nguyên tắc: tính đến giá trị của tiền?
Đúng, vì tiền có giá trị theo thời gian, vì vậy cần phải dựa trên nguyên tắc giá trị của tiền theo thời gian để tính toán trong việc ra các quyết định tài chính để đánh giá hiệu quả dự án khi thực hiện đầu tư
2 – Loại hình doanh nghiệp của Flashline là ưu việt nhất hiện nay trên phương diện huy động vốn?
Đúng, loại hình doanh nghiệp của Flashline hiện tại là loại hình công ty cổ phần, đây là loại hình công ty ưu việt nhất hơn tất cả các loại hình doanh nghiệp còn lại. Công ty cổ phần có thể thực hiện huy động vốn bằng nhiều phương án nhất từ phát hành trái phiếu, cổ phiếu và vay vốn tại ngân hàng để huy động vốn
3 – Trong thời gian tới, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, công ty cần đầu tư dây chuyền sản xuất mới hiện đại thay thế cho hệ thống dây chuyền sản xuất đã cũ?
Đúng, vì từ đề bài cho biết hoạt động tiêu thụ của công ty thời gian vừa qua gặp nhiều khó khăn do tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt, giá bán sản phẩm cao do chi phí sản xuất lớn. Công ty vẫn đang sử dụng thiết bị, máy móc lạc hậu, công nghệ sản xuất cũ, chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo tính cạnh tranh, giá thành cao.
4 – Công ty chỉ nên sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư dây chuyền sản xuất mới vì chi phí sử dụng vốn vay thấp và có lợi thế về thuế?
Sai, hiện tại hệ số nợ của công ty đang là 76%, lớn hơn mức trung bình ngành là 60% và mức trung bình của nhiều ngành khác. Hệ số nợ này được coi là khá cao, nếu chỉ sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư dây chuyền sản xuất mới thì sẽ làm gia hệ số nợ thêm từ đó tăng rủi ro tài chính, mất khả năng thanh toán của công ty
5 – Hiện tại khoản phải thu của công ty rất lớn. Vì vậy, để kích thích khách hàng thanh toán tiền sớm hơn, công ty nên tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Thực hiện điều này chắc chắn sẽ tác động tốt đến kết quả hoạt động của công ty?
Sai, thông thường thì chiết khấu thanh toán sẽ giúp kích thích khách hàng thanh toán tiền sớm hơn. Tuy nhiên, từ tình hình thực tiễn của công ty, sản phẩm của công ty sản xuất bởi máy móc trang thiết bị lạc hậu, công nghệ sản xuất cũ, chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo cạnh tranh trong khi giá bán sản phẩm cao. Bên cạnh đó, đặc trưng của ngành thép là có kỳ thu tiền bình quân khá dài nên nên chiết khấu thanh toán chưa chắc đã kích thích khách hàng thanh toán sớm hơn.
Bài 3: Một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm có tài liệu như sau: (Đvt: trđ)
A. Năm báo cáo
1. TSLĐ tại các thời điểm
1/1: 23.450                    31/3: 23.250                   30/6: 24.250         
30/9: 23.750                   31/12: 24.050
2. Tình hình TSCĐ cuối năm:
Tổng nguyên giá TSCĐ là 30.400; khấu hao lũy kế là 4.890
B. Năm kế hoạch:
1 – Tổng doanh thu tiêu thụ cả năm là: 191.590
Giá thành sản xuất của số sản phẩm tiêu thụ trong năm là 117.000. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều bằng 5% giá thành sản xuất của số sản phẩm tiêu thụ trong năm.
2 – Tổng doanh thu thuần năm kế hoạch tăng 20% so với năm báo cáo
3 – Kỳ thu tiền trung bình giảm 2 ngày so với năm báo cáo
4 – Tình hình TSCĐ:
– Tháng 3: Mua một TSCĐ nguyên giá 480 về dùng ở bộ phận sản xuất, tỷ lệ khấu hao 8%/năm.
– Tháng 10: Nhượng bán một TSCĐ nguyên giá 600, tỷ lệ khấu hao 10%/năm, đã khấu hao 50%. Giá nhượng bán chưa thuế GTGT là 490, chi phí tân trang TSCĐ chưa thuế GTGT là 20
5 – Tình hình khác:
– Chiết khấu thương mại cho khách hàng hưởng là 70
– Chiết khấu thanh toán được hưởng là 30
– Lãi vay phải trả trong năm là 150
– Lãi liên doanh liên kết được chia là 300
Biết rằng:
Các khoản phải thu bình quân năm báo cáo và năm kế hoạch đều bằng 40% TSLĐ. Tất cả các sản phẩm tiêu thụ và hoạt động nhượng bán TSCĐ đều chịu thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ) thuế suất 10%. Các sản phẩm tiêu thụ chịu thuế TTĐB 40%. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ năm kế hoạch là 10.000. Doanh nghiệp trích lập quỹ KHCN 10% thu nhập tính thuế. Thuế suất thuế TNDN theo quy định.
Số tiền trích khấu hao TSCĐ tháng 12 năm báo cáo là 56.
Yêu cầu: Tính các chỉ tiêu sau của năm kế hoạch
1 – Thuế GTGT (VAT) phải nộp:
i – Thuế VAT đầu vào: 10.000
ii – Thuế VAT đầu ra phải nộp:
Doanh thu năm kế hoạch là: 191.590
Ngoài doanh thu tiêu thụ chịu thuế VAT thì còn thu nhập khác và chi phí khác từ thanh lý tài sản cố định cũng chịu thuế VAT
nên tổng VAT đầu ra là:
= 191.590*10% + 490*10% – 70*10% = 19.201
Vậy thuế VAT phải nộp là = 19.201 – 10.000 = 9.201
2 – Thuế TTĐB phải nộp
Thuế suất TTĐB là 40% nên doanh thu chưa có thuế TTĐB là:
= (191.590 – 70)/1.4 = 136.800
Thuế TTĐB = 191.590 – 70 – 136.800 = 54.720
3 – Thuế TNDN phải nộp
– Tổng Doanh thu đã loại thuế TTĐB: 191.590/1.4 = 136.850
– Giảm trừ doanh thu đã loại thuế TTĐB: 70/1.4 = 50
– Giá vốn hàng bán: 117.000
– Chi phí bán hàng: 117.000*5% = 5.850
– Chi phí quản lý doanh nghiệp: 117.000*5% = 5.850
– Doanh thu hoạt động tài chính: 30 
– Chi phí tài chính: 150
– Thu nhập khác: 490
– Chi phí khác: 600*50% + 20 = 320
– Lợi nhuận kế toán trước thuế từ hoạt động kinh doanh = 8.150
– Trích lập quỹ KHCN 10% = 815
– Lợi nhuận tính thuế sau trích lập quỹ KHCN: 7.335
– Thuế TNDN = 7.335*20% = 1.467
– Lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh và liên doanh liên kết là = 8.150 + 300 – 1.467 = 6.983

4 – Hiệu suất sử dụng TSLĐ
TSLĐ bình quân năm báo cáo là:
= (23.450/2 + 23.250 + 24.250 + 23.750 + 24.050/2)/4 = 23.750
Khoản phải thu năm báo cáo = 40% TSLĐ = 40%*23.750 = 9.500
Kỳ thu tiền bq = KPT*360/DT
Doanh thu thuần năm kế hoạch = 136.850 – 50 = 136.800
Tổng doanh thu năm báo cáo = 136.800/1,2 = 114.000 (do doanh thu năm kế hoạch tăng 20% so với năm báo cáo)
Kỳ thu tiền bình quân giảm 2 ngày nên ta có:
KPTbc*360/DTbc – KPTkh*360/DTkh = 2
Suy ra:

9.500 * 360 / 114.000 – KPT.kh * 360 / 136.800 = 2

5 – Số tiền trích khấu hao trong năm
Các dữ kiện:
+ Khấu hao tháng 12 năm báo cáo là 56 => Từ tháng 1 năm kế hoạch, khấu hao sẽ là 56 mỗi tháng.
+ Tháng 3 tăng 1 TSCĐ NG 480, khấu hao 8%/năm, nên từ tháng 3 đến tháng 12 khấu hao tăng 3,2 mỗi tháng
+ Tháng 10 nhượng bán 1 TSCĐ NG 600, khấu hao 10%/năm, nên từ tháng 10 đến tháng 12 khấu hao giảm 5 mỗi tháng.
Vậy khấu hao phải trích trong năm là:
= 56*12 + 3,2*10 – 5*3 = 689
6 – Tài sản cố định bình quân
TSCĐ ngày 1/1 năm kế hoạch = 30.400 – 4.890 = 25.510
TSCĐ ngày 31/12 năm kế hoạch = 25.510 + 480 – 300 – 689 = 25.001
TSCĐ bình quân năm kế hoạch = (25.510 + 25.001)/2 = 25.255,5
7 – Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
Tổng Tài sản = TSCĐ + TSLĐ = 25.255,5 + 26.660 = 51.855,5
LNTT = 

8.150

Lãi liên doanh liên kết nhận được trong năm: 300
Thuế TNDN phải nộp: 1.467
Tổng lợi nhuận sau thuế trong năm kế hoạch là: 8.150 + 300 – 1.467 = 6.983
ROA = 6.983/51.855,5 = 13,47%
Bài 4: 1,5 điểm
Công ty TNHH Galaxy chỉ sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm. Nhu cầu nguyên liệu chính dùng cho sản xuất cả năm là 21.870 tấn. Giá mua thỏa thuận là 15 triệu đồng/tấn. Chi phí lưu kho tính trên 1 tấn nguyên liệu chính tồn kho bằng 10% giá mua. Chi phí thực hiện hợp đồng mỗi lần mua là 10 triệu đồng. Số ngày làm việc trong năm là 300 ngày.
Yêu cầu: Áp dụng mô hình EOQ hãy xác định:
1 – Số lượng tối ưu mỗi lần đặt mua, tổng chi phí tồn kho dự trữ?
Từ công thức:
Q* = (2*Cd*Qn/C1)^1/2
Trong đó:
Q*: Lượng đặt hàng tối ưu
Cd: Chi phí mỗi lần đặt hàng
C1: Chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho
Qn: Tổng số vật tư hàng hóa cần cung ứng
Q = (2*10*21.870/15*10%)^1/2 = 540
Ft = C1*Q/2 + Cd*Qn/Q* = 1,5*540/2 + 10*21.870/540 = 810
2 – Biết thời gian thực hiện hợp đồng là 2 ngày. Tính điểm đặt hàng mới trong 2 trường hợp:
Điểm đặt hàng lại = (D/N)*LT
Trong đó: D là tổng nhu cầu hàng năm, N là số ngày trong năm, LT là thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được
a. Không tính dự trữ an toàn
Điểm đặt hàng Qr = (21.870/300)*2 = 145,8
b. Dự trữ an toàn tính bằng mức nguyên liệu sử dụng trong 2 ngày
Điểm đặt hàng Qr = 145,8*2 = 291,6
3 – Theo ông trưởng phòng kinh doanh, do đặt mua với số lượng quá nhỏ nên nhà cung cấp đã đề nghị doanh nghiệp nhập 5 lần trong năm. Đồng thời họ cũng sẽ giảm giá bán trên mỗi tấn nguyên liệu là 0,1 triệu đồng. Đề nghị này có chấp nhận được không?

  • Khoản tiết kiệm chi phí từ hưởng chiết khấu = 0,1 * 21.870 = 2.187 tr

Nhập 5 lần trong năm nên lượng đặt hàng tối ưu Q** mới = 21.870/5 = 4.374
Chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho C1 = 15*10%*(1-0,1) = 1,49 tr
Ft = 1,49*4.374/2 + 10*21.870/4.374 = 3.308,63
Như vậy, với đề nghị này, tổng chi phí tồn kho gia tăng là = 3.308,83 – 810 = 2.498,63 tr > 2.187 tr do tiết kiệm từ hưởng chiết khấu
Vì vậy, doanh nghiệp không nên chấp nhận đề nghị này

Source: https://thevesta.vn
Category: Tài Chính