Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó – Tài liệu text

Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TRƯƠNG TÂ
́
T THĂ
́
NG

TRIÊ
́
T LY
́
NHÂN SINH CU
̉
A ĐA
̣
O GIA
VÀ  NGHA CA N

LUẬN VĂN THẠC S TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TRƯƠNG TÂ
́
T THĂ
́
NG

TRIÊ
́
T LY
́
NHÂN SINH CU
̉
A ĐA
̣
O GIA
VÀ  NGHA CA N

LUẬN VĂN THẠC S TRIẾT HỌC

Chuyên ngành: Triê
́
t ho
̣
c
Mã số: 60 22 80

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. V VĂN THUN

HÀ NỘI – 2013

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG CƠ
BẢN CHO SỰ RA ĐỜI TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA ĐẠO GIA 6
1.1. Cơ sở hình thành triết học Đạo gia 6
1.1.1. Bối cảnh ra đời triết học Đạo gia 6
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của Đạo gia 10
1.2. Tiền đề tư tưởng cơ bản cho sự ra đời triết lý nhân sinh của
Đạo gia 14
1.2.1. Học thuyết về “Đạo” và “Đức” trong tư tưởng của Lão Tử và
Trang Tử 14
1.2.2. Nhận thức luận của Lão Tử và Trang Tử 24
1.2.3. Thuật dưỡng sinh của Đạo gia 27
1.3. Đạo giáo – sự biến tướng của Đạo gia 32
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA ĐẠO GIA 35
2.1. Con người nhận thức về thế giới và về mình 36

2.2. Cách hành động của con người trong thế giới 40
2.2.1. Học thuyết “Vô vi nhi trị” 40
2.2.2. Vị ngã, qúy kỷ, toàn sinh 50
2.2.3. Nhu nhược và bất tranh 59
2.2.4. Cùng tắc biến 62
2.2.5. Công thành thân thoái 64
2.2.6. Dĩ đức báo oán 66
2.2.7. Tu luyện thần khí hóa 69
2.3. Ý nghĩa triết lý nhân sinh của Đạo gia 70
2.3.1. Ý nghĩa lịch sử 70
2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 73
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
1
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đạo gia là một trào lưu triết học cổ đại Trung Hoa xuất hiện từ thời Xuân
Thu – Chiến Quốc. Triết học Đạo gia chứa đựng những tư tưởng hàm xúc sâu
sắc, ẩn ý và được ví như một kim tự tháp lớn trong triết học Trung Quốc cổ đại.
Triết học Đạo gia cùng với Nho gia và các trường phái triết học khác đã dẫn dắt
và làm giàu hệ tư tưởng văn hóa Trung Quốc và một số các quốc gia lân cận
trong đó có Việt Nam. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng chúng ta không thể phủ
nhận vai trò của triết học Đạo gia.Với tư cách là một nhà nghiên cứu chúng ta
cần phải chỉ rõ được những ưu, nhược điểm của triết học Đạo gia và vai trò của
nó trong xây dựng, phát triển xã hội ngày nay. Có thể nói, mỗi thời đại đi qua
đều để lại cho chúng ta những dấu ấn riêng biệt và những đóng góp nhất định
cho sự phát triển chung của nhân loại. Triết lý nhân sinh của Đạo gia xuất hiện
từ thời cổ đại, nhưng đóng góp của nó trong việc xây dựng nền tảng xã hội là rất
đậm nét. Vì vậy, nghiên cứu và đánh giá triết học Đạo gia thời nào cũng vậy là

cần thiết
1
.
Đất nước ta có vị trí địa lý giáp Trung Quốc, cùng với việc phải trải qua
hàng nghìn năm đô hộ của quân xâm lược phương Bắc nên chúng ta đã có sự
giao lưu, tiếp biến sâu sắc văn hóa Trung Quốc. Bên cạnh sự phát triển mạnh
mẽ của Nho giáo thì Đạo gia cũng có vai trò nhất định và ảnh hưởng đến quan
niệm sống, triết lý sống của nhiều thế hệ người Việt. Rất nhiều triều đại Việt
Nam có tổ chức thi tam giáo đồng nguyên Nho – Phật – Lão. Như vậy, với triết
lý nhân sinh có bản chất riêng, Đạo gia đã khẳng định được vị trí trong xây
dựng đất nước. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và
phát triển kinh tế thị trường mở cửa hội nhập thì những tư tưởng thời cổ đại
không còn phù hợp nữa nhưng ở đâu đó triết lý nhân sinh sâu sắc của Đạo gia

1. Đạo gia là một hệ tư tưởng triết học do Lão Tử sáng lập thời Xuân thu – Chiến quốc. Đạo giáo là một tôn giáo
bản địa Trung Quốc do Trương Đạo Lăng sáng lập thời Đông Hán.
2
vẫn tồn tại trong xã hội. Đặc biệt, trong đời sống xã hội Việt Nam ngày nay,
hiện tượng mê tín dị đoan có xu hướng ngày một gia tăng và phức tạp. Những
hiện tượng đó bắt nguồn một phần từ Đạo giáo, một biến tướng của Đạo gia.
Đạo giáo là tôn giáo bản địa Trung Quốc do Trương Đạo Lăng sáng lập vào thời
Đông Hán và tôn Lão Tử là giáo chủ của tôn giáo này. Do đó việc nghiên cứu
Đạo gia vừa thấy được ý nghĩa nhân sinh cao đẹp, vừa đẩy lùi những hiện tượng
mê tín dị đoan theo tôi là cần thiết trong xã hội ngày nay. Đặc biệt, chủ tịch Hồ
Chí Minh còn kế thừa và vận dụng sáng tạo thành công nhiều giá trị có ích trong
triết lý nhân sinh của Đạo gia. Hơn nữa, trong đời sống xã hội hiện nay, một bộ
phận con người có biểu hiện suy đồi, tha hóa về đạo đức gia tăng. Thiên nhiên,
môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng nề do con người đã can thiệp quá sâu vào
môi trường tự nhiên. Vì vậy có thể thấy việc nghiên cứu triết lý nhân sinh Đạo

gia ở một khía cạnh nào đó giúp con người thấy được những cảnh báo của Lão
Tử là một vấn đề cần phải được giải quyết.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tìm hiểu Đạo gia là một vấn đề không mới nhưng đến nay vẫn còn có rất
nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về trường phái triết học này. Hầu hết, các nhà
nghiên cứu tranh luận vấn đề về tên gọi, năm sinh, năm mất của Lão Tử, Trang
Tử, cũng như Khổng Tử có đến gặp Lão Tử hay không? Tuy nhiên, ở đây chúng
ta vẫn phải dựa vào cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên là tài liệu chính thống nhất.
Trong cuốn sách “Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc” các nhà
nghiên cứu như PGS.TS Doãn Chính, PGS.TS Trương Văn Chung, PGS.TS
Nguyễn Thế Nghĩa, PGS.TS Vũ Tình… đã trình bày khá cụ thể cuộc đời, sự
nghiệp và tư tưởng của các triết gia trường phái Đạo gia.
Trong cuộc hội thảo Đạo gia và văn hóa tại trung tâm Trung Quốc học
thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS Lê Văn Quán có bài: Đạo gia
với văn hóa phương Đông. Bài viết đã khái quát sự ảnh hưởng tư tưởng của Đạo
gia đối với đời sống văn hóa phương Đông nói chung và chỉ ra những giá trị
hiện đại của văn hóa Đạo gia. PGS.TS Vũ Minh Tâm có bài: Từ văn hóa Đạo
gia đến triết luận Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài viết đưa ra những quan niệm về vũ
3
trụ, về nhân sinh cơ bản của Đạo gia ẩn hiện trong màng lưới tư tưởng Nguyễn
Bỉnh Khiêm. PGS.TS Nguyễn Thanh Giang có bài: Tư tưởng sùng thượng thiên
nhiên của Đạo gia với bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi, TS Lã Nhâm Thìn có
bài: Văn chương Nguyễn Trãi nhìn từ ảnh hưởng của Đạo gia. Cả hai bài viết
của PGS.TS Nguyễn Thanh Giang và TS Lã Nhân Thìn đều nói đến sự ảnh
hưởng sâu sắc tư tưởng Đạo gia đến văn chương Nguyễn Trãi. Sự ảnh hưởng đó
là khá toàn diện từ cảm hứng sáng tác cho đến nghệ thuật biểu hiện. PGS Trần
Nghĩa có bài: Việt Nam trong quá khứ đã tiếp nhận những gì ở tư tưởng Đạo
gia Trung Quốc. Bài viết cũng đã khái quát những dấu ấn của Đạo gia và một
biến tướng của nó là Đạo giáo ở Việt Nam qua hai thời kỳ: thời kỳ Bắc thuộc và
thời kỳ độc lập tự chủ…

Như vậy, hầu hết các sách, các bài viết của các nhà nghiên cứu đều khái
quát rất đầy đủ những nội dung tư tưởng cơ bản của triết học Đạo gia. Những tư
tưởng triết học đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người Phương đông
trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, các bài viết đã phân tích rõ sự khác biệt
giữa Đạo gia và Đạo giáo mà nhiều người lầm tưởng đó là một học thuyết. Các
nhà nghiên cứu đều cho rằng tư tưởng triết học mà Lão Tử sáng lập là một tư
tưởng lớn trong Cửu gia nhưng mảnh đất có sức sống mà tồn tại, phát triển
mạnh cho đến ngày nay lại là Đạo giáo. Tinh thần của Đạo giáo đã ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người Phương đông chúng ta bởi
những hiện tượng mê tín dị đoan ngày càng gia tăng. Hiện nay, các tài liệu rõ
ràng về Đạo gia cũng không nhiều, đại đa số đó là các sách giáo trình đại cương
ở góc độ lịch sử văn hóa. Những người nghiên cứu về Đạo gia cũng tương đối ít
và cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể và chi tiết về vấn đề triết lý nhân
sinh của Đạo gia. Những nhà nghiên cứu chỉ khái quát phần nào ảnh hưởng của
tư tưởng Đạo gia đến tư tưởng của các nhà triết học khác.
Vì vậy, với đề tài: Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó, tôi
mong muốn phân tích cụ thể những nội dung cơ bản trong triết lý nhân sinh của
triết học Đạo gia và rút ra ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội, nêu lên một
tiếng nói góp phần làm rõ những vấn đề đã đặt ra.
4
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
3.1. Mục đích
Luận văn góp phần làm rõ những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh
Đạo gia và ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội.
3.2. Nhiệm vụ
Với mục đích như trên luận văn cần giải quyết những vấn đề sau:
– Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở hình thành và những tiền đề tư
tưởng cơ bản cho sự ra đời triết lý nhân sinh của Đạo gia.
– Phân tích, hệ thống hóa những nội dung cơ bản triết lý nhân sinh của
Đạo gia.

– Phân tích ý nghĩa của Đạo gia trong đời sống xã hội.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự hình thành và những tiền đề tư tưởng
cho sự ra đời triết lý nhân sinh của Đạo gia, nhấn mạnh nội dung cơ bản triết lý
nhân sinh của Đạo gia từ đó chỉ ra được ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội.
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Đề tài nghiên cứu dựa vào những tác phẩm kinh điển của Đạo gia như
“Đạo đức kinh”, “Nam Hoa kinh”. Ngoài ra, luận văn còn dựa vào các sách, các
ấn phẩm và các tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước thế hệ đi
trước đã nghiên cứu về Đạo gia.
– Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin để xem xét và đánh giá, đồng thời kết hợp phương pháp lôgic và lịch
sử, phân tích và tổng hợp tài liệu.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
– Luận văn đã góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình hình
thành và những tiền đề tư tưởng cơ bản cho sự ra đời triết lý nhân sinh của
Đạo gia, đặc biệt đi sâu nghiên cứu nội dung triết lý nhân sinh của Đạo gia.
Trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa triết lý nhân sinh của Đạo gia đối với đời sống xã
hội hiện nay.
5
– Với nội dung nghiên cứu như vậy luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo để phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy triết học và nâng cao đời sống văn
hóa trong xã hội hiện nay.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn bao gồm 2
chương, 6 tiết.

6

Chƣơng 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG CƠ BẢN
CHO SỰ RA ĐỜI TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA ĐẠO GIA

1.1. Cơ sở hình thành triết học Đạo gia
1.1.1. Bối cảnh ra đời triết học Đạo gia
Đạo gia là một hệ tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại xuất hiện vào thời
Xuân Thu – Chiến Quốc (khoảng 770 đến 221 trước Công nguyên). Thời kỳ
này, xã hội Trung Quốc trải qua những biến động lớn lao cả về kinh tế – chính
trị – xã hội cũng như sự quyết liệt trong phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Có rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là giai đoạn giao thời hay bước
chuyển giữa chế độ chiếm hữu nô lệ suy tàn sang chế độ phong kiến sơ kỳ đầu
tiên [8, tr.175]. Thời kỳ này bắt đầu từ thời Tây Chu (khoảng 1111 đến 770
trước Công nguyên, Đông Chu khoảng 770 đến 221 trước Công nguyên), lịch
sử gọi thời kỳ này là thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Cuối thời Tây Chu, xã hội nô
lệ Trung Quốc đã bắt đầu có sự khủng hoảng. Đồ sắt xuất hiện phổ biến, công
cụ sản xuất bằng sắt dần thay thế công cụ bằng đồng, đá trước đây. Thời kỳ này,
việc dùng bò kéo cày đã trở thành phổ biến. Bên cạnh đó, hàng loạt những phát
minh mới về kỹ thuật khai thác và sử dụng đồ sắt đã đem lại những tiến bộ mới
trong việc cải tiến công cụ và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động
ngày càng tăng. Thời kỳ này, hệ thống thủy lợi đã được quan tâm, củng cố, mở
rộng trải khắp khu vực Trường Giang. Diện tích canh tác nhờ vậy được mở
rộng, ruộng đất do nông nô vỡ hoang biến thành ruộng tư ngày một nhiều. Bọn
quý tộc có quyền thế cũng chiếm dần ruộng của công xã thành ruộng tư, chế độ
“tỉnh điền” dần tan rã.
2

2

. Tỉnh điền là chế độ quản lý đất đai thời kỳ nhà Chu. Theo chế độ này ruộng được chia làm hai loại “công
điền” và “tư điền”. Người nông dân phải cùng nhau cày cấy và nộp sản phẩm ở “công điền” cho quý tộc trước,
sau đó mới được canh tác ở phần ruộng được chia. Ruộng được chia có dạng hình chữ Tỉnh, gồm tám đám xung
quanh và một đám ở giữa. Đám ở giữa lớn là đám của quý tộc (gọi là công điền), tám đám xung quanh là các
đám nhỏ phân cho các gia đình nông dân quản lý (gọi là tư điền).
7
Với việc phát triển mạnh của công cụ sản xuất bằng sắt cùng với việc mở
rộng quan hệ trao đổi các sản phẩm lao động, sự phân công trong sản xuất thủ
công nghiệp đã đạt mức chuyên nghiệp hơn, hàng loạt các ngành nghề thủ công
nghiệp ra đời như: nghề luyện sắt, nghề rèn, nghề đúc, nghề mộc…
Trên cơ sở các ngành sản xuất như nông nghiệp, thủ công nghiệp phát
triển thì thương nghiệp cũng phát đạt hơn trước. Tiền tệ đã xuất hiện và hình
thành một tầng lớp thương nhân giàu có trong xã hội như Huyền Cao (nước
Trịnh), Tử Cống (học trò của KhổngTử)… Vào thế kỷ VI – V (trước Công
nguyên) xuất hiện những thành thị thương nghiệp buôn bán xuất nhập nhộn
nhịp ở các nước Hàn – Tề – Tần – Sở. Thành thị đã có một cở sở kinh tế tương
đối độc lập, từng bước tách ra khỏi chế độ thành thị thị tộc của quý tộc thị tộc
thành những đơn vị khu vực của tầng lớp địa chủ mới lên. Sự phát triển mạnh
của sức sản xuất, kinh tế phát triển đã tác động mạnh mẽ đến hình thức sở hữu
ruộng đất và kết cấu giai tầng trong xã hội.
Về chính trị xã hội, nếu như thời Tây chu chế độ tông pháp “phong hầu
kiến địa” vừa có ý nghĩa rằng buộc về kinh tế, vừa có ý nghĩa về chính trị, rằng
buộc về huyết thống giúp nhà Chu giữ được lâu dài thì đến thời Xuân thu chế độ
tông pháp nhà Chu không còn được tôn trọng, đầu mối các quan hệ kinh tế,
chính trị, quân sự giữa Thiên tử và các nước chư hầu ngày càng lỏng lẻo, huyết
thống ngày càng xa, trật tự lễ nghĩa nhà Chu bị đảo lộn. Thiên tử giờ đây thất
thế không còn xét xử được những cuộc tranh chấp giữa các nước chư hầu.
Nhiều nước chư hầu mượn tiếng khôi phục lại địa vị tông chủ của nhà Chu, đề
ra khẩu hiệu “tôn vương bài Di”, đua nhau động binh mở rộng thế lực và đất
đai, tranh giành địa vị bá chủ thiên hạ. Thời Xuân thu có khoảng 242 năm đã

xảy ra 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Đầu Tây Chu có hàng ngàn nước đến cuối
thời Xuân thu chỉ còn hơn một trăm nước. Trong đó, có những nước hung mạnh
nhất thời bấy giờ thay nhau làm bá chủ thiên hạ là Tề, Tần, Sở, Tống, Ngô,
Việt, Tấn. Những quốc gia này hùng mạnh và làm minh chủ các nước khác là
do các vua cai trị theo chính sách bá đạo, hoàn toàn đối lập với cách cai trị của
vương đạo, lấy nhân nghĩa, lấy đức thu phục người và giáo hóa người.
8
Thời Xuân thu các lãnh chúa càng tăng cường bóc lột nhân dân lao động.
Người dân ngoài việc phải đi lính nhằm phục vụ mục đích thực hiện các cuộc
chinh phạt của các tập đoàn quý tộc, họ còn phải chịu sưu cao, thuế nặng, phu
phen lao dịch nặng nề. Bên cạnh đó họ còn chịu cảnh thiên tai tàn phá nặng nề,
cướp bóc nổi lên khắp nơi làm cho đời sống người dân càng thêm đói khổ. Dân
lưu vong khắp nơi làm cho đồng trong ruộng ngoài bỏ hoang rất nhiều, đời sống
nhân dân vô cùng cực khổ.
Bên cạnh đó, việc thôn tính lẫn nhau của các nước chư hầu đã làm cho
hàng loạt các nước chư hầu nhỏ bị diệt vong. Ngoài ra, lễ nghĩa nhà Chu cũng
bị phá hoại, mâu thuẫn trong các giai cấp thống trị trở nên gay gắt và sự rối loạn
trong xã hội ngày càng tăng. Tình trạng lễ nghĩa, cương thường đảo lộn, đạo
đức suy đồi nên tình trạng tiếm ngôi đoạt vị, chư hầu chiếm dụng lễ nghĩa của
Thiên tử, đại phu chiếm dụng lễ nghĩa của chư hầu. Trong xã hội, cảnh tôi giết
vua, con hại cha, anh em, vợ chồng chia lìa thường xuyên xảy ra. Chế độ lễ nghi
nhà Chu trở thành các hình thức sáo rỗng. Vấn đề tang viếng, tế lễ, chúc mừng
trở thành thủ đoạn ngoại giao chứ không còn là lề nghĩa của quan hệ gia tộc và
trật tự xã hội nữa.
Trong khi người dân đen phải chịu cảnh cùng cực thì các vương hầu,
lãnh chúa quý tộc lại sống xa hoa trên xương máu của nhân dân. Họ cất lên
những cung điện nguy nga, như cung Bồng đế của vua Tấn, rộng đến mấy dặm.
Dân làm ra ba phần chỉ được ăn có một phần, gạo trong kho mục nát mà người
đói rét thây chất đầy đồng, trong cung chen chúc cung nữ. Tình hình nhân dân
đói rét, cực khổ nên nạn trộm cướp hoành hành nổi lên liên tiếp. Bọn thống trị

lại tăng cường sử dụng hình pháp làm cho đời sống nhân dân càng thêm nghẹt
thở, đó đây đã nổi lên những cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô lệ. Tất cả tình
hình ấy đã đẩy mâu thuẫn xã hội thời Xuân thu lên đỉnh cao.
Trong thời Xuân thu, ngoài các cuộc chiến tranh thường xuyên giữa các
nước, trong từng nước cũng luôn xảy ra những cuộc tranh giành đất đai, địa vị,
quyền thế giữa bọn quý tộc với nhau. Ở nước Tấn, năm 403 TCN có ba dòng họ
9
lớn là Hàn, Triệu, Ngụy đã nổi lên phế bỏ vua Tấn dựng lên ba nước Hàn,
Triệu, Ngụy.
Bước sang thời Chiến quốc kinh tế đã có những chuyển biến mạnh mẽ,
nghề luyện sắt đã đạt đến trình độ khá cao. Đồ dùng và công cụ sản xuất bằng
sắt được sử dụng rộng rãi như lưỡi cày, liềm, cuốc, rìu, dao… Bên cạnh đó là sự
phát triển của nghề thủ công như nghề làm gốm, trồng dâu nuôi tằm, trạm trổ
vàng bạc… Tiền tệ bằng kim loại xuất hiện thúc đẩy trao đổi, mua bán hàng hóa
phát triển ở một số trung tâm lớn như Hàm Dương nước Tần, Thọ Xuân nước
Sở, Lâm Truy nước Tề, Khai Phong nước Ngụy. Tuy nhiên, chiến tranh liên
miên giữa các nước chư hầu làm cho đời sống nhân dân ngày càng đói khổ,
cùng cực hơn. Nền kinh tế hàng hóa phát triển cùng với chiến tranh xảy ra liên
miên làm cho công xã nông thôn tan rã. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt
hơn, đó là những mâu thuẫn của thời kỳ lịch sử đang đòi hỏi giải thể chế độ nô
lệ thị tộc hình thành chế độ xã hội mới.
Trong hoàn cảnh xã hội Trung Quốc đang chuyển mình dữ dội, nền kinh
tế phát triển nhanh chóng. Cùng với đó là chiến tranh liên miên giữa các chư
hầu, hạn hán, mất mùa dẫn đến nạn đói lan tràn, cướp bóc nổi lên khắp nơi, đời
sống nhân dân càng thêm đói khổ. Hàng loạt những tư tưởng triết học được đề
xuất nhằm chấn chỉnh sự suy đồi của đạo đức xã hội bởi vua không ra vua, tôi
không ra tôi…Chính trong thời đại lịch sử biến đổi toàn diện và sâu sắc đó đã
đặt ra những vấn đề triết học, chính trị xã hội, luân lý đạo đức, kinh tế, pháp
luật, quân sự, ngoại dao… khiến các bậc tài sĩ đương thời quan tâm lý giải để
tìm ra phương pháp giải quyết “cứu đời, cứu người” làm nảy sinh ra một loạt

các nhà tư tưởng nổi tiếng và các trường phái triết học lớn. Bên cạnh Nho, Mặc,
Danh, Pháp…thì Đạo gia cũng góp tiếng nói không nhỏ làm phong phú thêm tư
tưởng triết học Trung Quốc thời kỳ này. Lịch sử gọi thời kỳ này là “Bách gia
chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia tranh minh” (trăm nhà đua tiếng) đã đẻ
ra một loạt những nhà tư tưởng vĩ đại đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt, tạo
nên không khí sôi động trong đời sống tinh thần xã hội Trung Quốc cổ đại.
10
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của Đạo gia
Người sáng lập Đạo gia là Lão Tử nên trường phái triết học này còn gọi
là Đạo Lão. Sau Lão Tử là Dương Chu và Trang Tử là người tiếp tục xây dựng,
phát triển làm phong phú thêm những tư tưởng của Đạo gia. Sau này một số học
giả như Liệt Tử, Vương Bật, Hà Án đã phát triển hơn nữa, chuẩn xác nhất học
thuyết Đạo gia. Tuy nhiên, ở luận văn này tôi chỉ trình bày tư tưởng của Lão Tử
và Trang Tử bởi quan niệm của hai ông là quan đỉểm cơ bản và cụ thể nhất của
trường phái triết học Đạo gia. Vì thế, người đời còn gọi trường phái triết học
Đạo gia là học phái Lão – Trang.
1.1.2.1. Lão Tử (Khoảng cuối thế kỷ VI trước Công nguyên):
Lão Tử là một nhà triết học lớn với học thuyết về “đạo” nổi tiếng ở Trung
Quốc thời cổ đại. Ông được coi là người sáng lập ra trường phái triết học Đạo
gia. Tuy nhiên, năm sinh, năm mất cũng như cuộc đời và sự nghiệp của Lão Tử
đến nay vẫn còn rất mập mờ, thấp thoáng, nửa hư nửa thực giống như triết lý
của ông. Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được một cách
chính xác cuộc đời và sự nghiệp của Lão Tử. Đa số các tài liệu đều cho rằng
Lão Tử sống cùng thời với Khổng Tử và có dạy lễ cho Khổng Tử. Trong hai
thiên Khổng Tử thế gia và Lão Tử liệt truyện của Sử ký Tư Mã Thiên đã nói về
Khổng Tử từng gặp Lão Tử ở Chu để hỏi về lễ. Thiên Lão Tử liệt truyện viết:
“Khổng Tử đến Chu, muốn hỏi Lão Tử về lễ, Lão Tử nói: Những người ông nói
đều tan xương nát thịt cả rồi, chỉ còn lời nói của họ thôi. Vả lại, người quân tử
gặp thời thì xe ngựa nghênh ngang, không gặp thời thì như cỏ bồng xoay
chuyển. Tôi nghe nói: “Người buôn giỏi thì biết dấu của báu khiến người ta thấy

dường như không có hàng, người quân tử có đức tốt thì diện mạo dường như
ngu xi. Ông nên bỏ cái khí kiêu căng cùng lòng tham muốn nhiều, cái vẻ hăm
hở cùng cái chí tham lam đi. Những cái ấy đều không có ích gì cho ông. Tôi chỉ
bảo ông có thế thôi.
Khổng Tử ra đi, bảo học trò: Con chim, ta biết nó bay; con cá, ta biết nó
lội; con thú, ta biết nó chạy. Đối với loài chạy thì ta dùng lưới để săn, đối với
11
loài lội thì ta có thể dùng câu để bắt, đối với loài bay thì ta có thể dùng tên để
bắn, đến như con rồng cưỡi mây cưỡi gió trên trời, ta không sao biết được. Hôm
nay gặp Lão Tử, ông ta có lẽ là con rồng chăng?” [52, tr. 330-331].
Nhưng một vài tài liệu khác lại cho rằng Lão Tử có thể sống sau Khổng
Tử cả hàng trăm năm, vào thời Chiến quốc. Trong cuốn Đại cương triết học sử
Trung Quốc, Vũ Đồng dựa vào tư tưởng cuốn Đạo đức kinh đoán rằng Lão Tử
sinh trước Mặc Tử và Dương Chu. Cụ thể hơn, ông căn cứ vào niên đại các thế
hệ con cháu của Lão Tử được Tư Mã Thiên chép trong Sử ký, tính ngược lên mà
cho rằng có lẽ Lão Tử sinh vào khoảng năm 430 TCN. Nhưng theo Sử ký của
Tư Mã Thiên, thì Lão Tử người làng Khúc Nhân, Hưng Lệ, huyện Khổ, nước
Sở, họ Lý, tên Nhĩ, tự là Bá Dương, thụy là Đam, còn gọi là Lão Đam. Ông làm
quan sử giữ nhà chứa sách của nhà Chu [52, tr. 330]. Nhưng dù Lão Tử có sinh
trước, sinh sau Khổng Tử thì ông vẫn là một nhà triết học nổi tiếng với học
thuyết về “đạo” ở Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc.
Toàn bộ tư tưởng của Lão Tử được thể hiện trong Đạo đức kinh dài
khoảng 5.000 chữ, chia làm 81 chương ngắn bao gồm hai thiên: thiên thượng và
thiên hạ. Thiên thượng từ chương 1 đến chương 37 gọi là Đạo kinh, thiên hạ từ
chương 38 trở đi gọi là Đức kinh. Như vậy, sự nghiệp mà Lão Tử để lại cho đời
chỉ duy nhất một tác phẩm gói gọn trong khoảng 5.000 từ nhưng đã được các
thế hệ đời sau đánh giá rất cao. F. V. Lenker nói: “Lão Tử không chỉ sống cho
nước Trung Hoa và thời đại của ông. Ông là một trong những bậc thầy thuần
túy nhất, sâu sắc nhất của nhân loại” [66, tr. 11]. Học giả Nguyễn Duy Cần thì
cho rằng: “Hai luồng tư tưởng lớn là Khổng và Lão đã nhồi nặn tâm hồn con

người Trung Hoa hàng mấy mươi thế kỷ” [66, tr. 11]. Lâm Ngư Đường thì đánh
giá: “Nhờ Lão Tử mà dân tộc Trung Hoa mới tồn tại được trong ba bốn ngàn
năm vật lộn với đời sống mà ít ai mắc chứng tâm thần kinh, hay bệnh đứt mạch
máu như người phương Tây” [66, tr. 11]. Cũng theo các nhà nghiên cứu thì Đạo
đức kinh ảnh hưởng rất sâu sắc tới thi ca và hội họa. Với cuộc sống, Đạo đức
kinh được coi là thứ Tâm linh học đạo, với lịch sử xã hội thì đó là phương pháp
Đạo trị.
12
Lão Tử là người mở đầu trường phái Đạo gia luận giải về sự hình thành
vũ trụ. Sự luận giải vũ trụ của ông được coi là trung tâm để giải quyết mọi vấn
đề từ vũ trụ quan, nhân sinh quan và chính trị quan. Chính vì sự ẩn chứa những
tư tưởng vĩ đại với một quan điểm sâu sắc như vậy về vũ trụ nhân sinh và Đạo trị
mà hậu thế không thể bàn cãi gì về mặt giá trị và việc định danh giá trị ấy. Với
nhân loại đó là Đạo, và Đạo ấy là thứ đạo đức bản thể nhất, cao cả nhất. Nếu đạo
ấy được nhân loại thấm nhuần và thể hiện thì hạnh phúc thật sự thấm nhuần. Mặc
dù tư tưởng của ông có nhiều hạn chế nhưng xét về mặt lịch sử xã hội thì nó là
một di sản sống mãi với thời gian. Tên tuổi của Lão Tử cùng học thuyết triết học
của người vẫn được các nhà chính trị mọi thời đại quan tâm và ứng dụng trong
đời sống xã hội.
1.1.2.2. Trang Tử (Khoảng 396 – 286 trước Công nguyên):
Trang Tử sống vào thời kỳ Chiến Quốc, đây là giai đoạn xã hội Trung
Quốc đảo lộn dữ dội, chuyển tiếp từ xã hội nô lệ sang chế độ phong kiến. Cuộc
đời và sự nghiệp của Trang Tử cũng có nhiều tranh luận. Điều chắc chắn rằng
Trang Tử sống cùng thời với Mạnh Tử, Huệ Vương nước Lương và Tuyên
Vương nước Tề vào khoảng thế kỉ IV đến thế kỷ III trước Công nguyên. Trong
Sử ký của Tư Mã Thiên có ghi chép như sau: Trang Tử người huyện Mông, tên
là Chu. Chu có lần làm lại ở thành Tất Viên thuộc huyện Mông, đồng thời với
Lương Huệ Vương và Tề Tuyên Vương [61, tr. 333]. Theo các nhà nghiên cứu,
nước Tống là một nước nhỏ ở giữa hai tỉnh Sơn Đông và Hà Nam của Trung
Quốc hiện nay. Trang Tử đã từng làm quan Tất viên (coi vườn sơn) ở xứ Mông,

sau đó sống ẩn dật cho tới cuối đời.
Trang Tử sống thanh bạch, giản dị, ghét thói hám danh, cầu lợi. Gia đình
vợ con ông sống nghèo khó, túng quẫn nhưng ông vẫn là người có nhân cách và
bản lĩnh. Cuộc đời của Trang Tử thể hiện nhất quán trong tư tưởng của ông.
Trang Tử có một thái độ ung dung, thản nhiên đến lạnh lùng trước mọi sự kiện
diễn ra ở đời. Trong thiên Chí lạc chép: “Vợ Trang Tử chết, Huệ Thi đến viếng,
thấy Trang Tử ngồi duỗi chân, tay gõ nhịp vào bồn mà hát. Huệ Thi bảo: Mình
13
ăn ở với người ta, có con với người ta, bây giờ người ta già, chết, không khóc
cũng còn được đi, lại còn gõ bồn mà hát, chẳng quá lắm ru? Trang Tử đáp:
Không phải thế. Lúc nhà tôi mới mất tôi cũng như mọi người thương tiếc lắm
chứ. Nhưng xét lại, hồi trước thì vốn là không có sinh, chẳng những không có
sinh mà vốn lại không có hình, chẳng những không có hình mà vốn lại không có
khí. Con người ta chẳng qua là tạp chất biến hóa ra có khí, khí biến hóa mà có
hình, hình biến hóa mà có sinh, có sinh lại biến hóa mà có tử. Có khác nào xuân
hạ thu đông bốn mùa cứ tuần hoàn đi lại không? Vả lại, chết là về với tạo hóa.
Người ta đã yên nghỉ nơi cự thất, thế mà còn theo đuổi, khóc lóc thì hóa ra ta
không biết mạng trời ư? Cho nên tôi không khóc nữa” [61, tr. 189]. Cuộc đời
Trang Tử thích tự do, ngang tàn, vua Uy Vương nước Sở nghe tiếng ông hiền,
sai sứ mang lễ hậu đến rước, hứa sẽ cất lên làm quan, nhưng Trang Tử cười mà
nói rằng: “Nghìn vàng là lợi lớn. Khanh, Tướng là ngôi cao. Nhà thầy lại không
thấy con trâu đem tế Trời sao? Nuôi nấng trong vài năm, đem gấm vóc mặc cho
để đưa vào Thái miếu. Trong lúc ấy, dù muốn làm con lợn con mất mẹ nữa, dễ
mà được đâu? Nhà thầy đi ngay! Đừng dây bẩn! Tôi, thà chơi đùa trong rạch
bùn cho thích, chứ không để cho kẻ có nước rằng buộc nổi. Suốt đời không làm
quan, để cho thích chí tôi!” [61, tr. 14].
Trang Tử được coi là nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học Trung
Quốc cổ đại, người có công đưa “đạo” của Lão Tử sáng lấp lánh như một viên
ngọc quý. Vì thế người đời sau thường gọi trường phái triết học này là Lão –
Trang. Tư tưởng của Trang Tử được thể hiện trong Nam Hoa Kinh bao gồm 3

phần: Nội thiên, Ngoại thiên và Tạp thiên. Phần Nội thiên gồm bảy thiên như:
Tiêu diêu du, Tề vật luận, Dưỡng sinh chủ, Nhân gian thế, Đức sung phù, Đại
tông sư, Ứng đế vương. Phần Ngoại thiên gồm 15 thiên: Biên mẫu, Mã đề, Khứ
cự, Tại hiệu, Thiên địa, Thiên đạo, Thiên vận, Khắc ý, Thiện tính, Thu thủy, Chí
lạc, Đạt sinh, Sơn mộc, Điền Tử Phương, Tri bắc du. Phần Tạp thiên có 11 thiên
như: Canh tang sở, Từ vô quỷ, Tắc dương, Ngoại vật, Ngụ ngôn, Nhượng
vương, Đạo chích, Duyệt kiếm, Ngư thụ, Liệt Ngự Khấu, Thiên hạ. Trong 33
thiên trên, không phải do Trang Tử viết hoàn toàn. Căn cứ theo tính cách và tư
14
tưởng của ông thì chỉ có phần Nội thiên là của Trang Tử, còn Ngoại thiên và
Tạp thiên có chỗ do ông viết, có chỗ do người đời sau viết.
1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cơ bản cho sự ra đời triết lý nhân sinh của Đạo gia
1.2.1. Học thuyết về “Đạo” và “Đức” trong tư tưởng của Lão Tử và
Trang Tử
Thay vì Dịch học cho rằng khởi nguyên của vũ trụ là Thái Cực, Chu
Liêm Khê (đời Tống) gọi là Vô Cực thì Lão Tử gọi tên thực thể khởi nguyên vũ
trụ theo quan niệm của mình là “ đạo” và ông đã luận giải sự hình thành của vũ
trụ theo “đạo”. Nó là nền tảng chi phối xuyên suốt các vấn đề trong triết học của
ông và hầu hết các quan điểm về vũ trụ, nhân sinh của người Trung Hoa cổ đại.
Thuật ngữ “đạo” có lẽ được sử dụng từ thời trước Lão Tử. Các văn bản cổ của
Trung Hoa như Thượng thư, Kinh thi… thường nói đến đạo với nhiều ý nghĩa
khác nhau như “thiên đạo”, “nhân đạo”, “đạo đức”… Nhưng đến Lão Tử, “đạo”
trở thành một khái niệm cực kỳ quan trọng, chi phối, xuyên suốt toàn bộ học
thuyết của ông và nó được coi là một phạm trù cơ bản trong triết học của ông.
Xét về mặt bản thể luận, “đạo” của Lão Tử diễn đạt theo ba nội dung là thể,
tướng và dụng.
Mặt thể của “đạo” nhằm chỉ ra nguồn gốc tối sơ, nguyên thủy của vũ trụ
vạn vật. Nó là cái chi phối sự sinh thành và biến hóa của trời đất, là cái cực diệu
cực huyền cho vạn vật noi theo. Tất thảy vạn vật đều sinh ra từ “đạo” rồi chết đi
lại trở về với “đạo”. Lão Tử đã viết: “Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh.

Tịnh hề liêu hề, độc lập nhi bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ
mẫu” [33, tr. 202]. (Có vật gì hỗn độn mà thành, sinh ra trước trời đất, vừa trống
không vừa lặng yên, đứng một mình không thay đổi, lưu hành khắp mọi nơi mà
không mỏi, là mẹ của thiên hạ). Có lẽ do chiêm nghiệm và trực giác, Lão Tử
nhận thấy khởi nguyên của vũ trụ là một thực thể tự tại không bị phân chia, đó
là một thực thể siêu hình và tuyệt đối cho nên yên lặng trống không, không lệ
thuộc vào không gian và thời gian nên nó lưu hành khắp mọi nơi mà không mỏi.
Thực thể ấy chẳng phải nam (Dương), chẳng phải nữ (Âm), thế mà vạn vật từ
15
đó sinh ra cho nên tạm nói là mẹ của thiên hạ. Lão Tử đã cố gắng đi tìm một
thuộc tính bản chất của toàn bộ vũ trụ để xây dựng một phạm trù “đạo”. Tuy
nhiên, ông vẫn chưa thoát khỏi tính trực quan cảm tính nên dừng lại ở thuộc tính
trống rỗng. Từ bản chất của “đạo”, LãoTử cho rằng “đạo” là cái vô danh, con
người không thể nghe thấy, nhìn thấy và nắm bắt được nhưng “đạo” vẫn tồn tại.
Theo Lão Tử, “đạo” mang tính khách quan, tự nhiên, thuần phác, không
bị nhào nặn, gọt dũa bởi con người và nó hoàn toàn độc lập với ý muốn của con
người. Ông viết: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự
nhiên” [33, tr. 202].(Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo,
đạo bắt chước tự nhiên). Nó cứ thản nhiên lạnh lùng, nó sinh ra vạn vật nhưng
không cho vạn vật là của mình, nó vô tình “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô
cẩu.” (Trời đất không có nhân, coi vạn vật như loài chó rơm) [66, tr. 97]. Chính
tính khách quan, tự nhiên đó mà trời đất hóa sinh phó mặc tự nhiên, không can
thiệp, còn vạn vật cứ tự nhiên sinh sinh hóa hóa. Theo Lão Tử “đạo” là cái gốc
ban đầu của toàn bộ vũ trụ, mọi sự sinh thành, biến hóa của vạn vật đều từ đạo
mà ra “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” [66, tr.
213]. (Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật). Từ đây cũng
chính là đặc điểm của quá trình sinh vạn vật từ “đạo”.
Nói về việc Đạo sinh ra vạn vật, Lão Tử có trình bày thêm như sau: “Đại
đạo phiếm hề, kì khả tả hữu. Vạn vật thị chi sinh nhi bất từ, công thành nhi bất
hữu, y dưỡng vạn vật nhi bất chủ. Thường vô dục, khả danh ư tiểu; vạn vật quy

yên nhi bất chủ, khả danh vi đại” [33, tr. 215]. (Đạo lớn tràn khắp bên phải bên
trái, vạn vật nhờ nó mà sinh, không có vật nào bị khước từ. Xong việc không để
lại tên, che chở nuôi dưỡng muôn loài mà không làm chủ.Thường không ham
muốn nên có tên là nhỏ. Được muôn vật theo về mà không làm chủ nên lớn). Có
thể thấy vạn vật nhờ Đạo mà sinh ra, vì thế vật nào cũng có một chỗ đứng thích
hợp với mình, không bị khước từ. Tuy rằng, Đạo che trở nuôi nấng vạn vật
nhưng vẫn để cho vạn vật tự do làm chủ lấy mình tùy theo sức sống, khả năng
sẵn có mà thích ứng với môi trường sinh hoạt. Đạo không phải là con người nên
không có những ham muốn vì thế có thể gọi tên là nhỏ. Dù không làm chủ và
16
gây nên sự cưỡng bức nào mà vạn vật vẫn tự chuyển tuân theo quy luật của đạo,
sớm muộn thế nào vẫn trở về với “đạo”, vì thế có thể gọi tên “đạo” là lớn.
Lão Tử đã không thừa nhận sự biến hóa của thế giới tuân theo một mục
đích định sẵn của một thế lực siêu nhiên nào đó khi đề cao tính tự nhiên, thuần
phác của “đạo”. Theo ông, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều sinh ra từ
đạo và cuối cùng mất đi lại trở về với đạo. Đạo có tính chất lặng yên và trống
không và Lão Tử thường dùng từ “cốc thần” để chỉ tính chất trống rỗng của
“đạo”. “Cốc thần” chỉ khoảng trống không giữa lòng hang sâu, không hình,
không ảnh, không ngược, không trái, ở thấp không hèn không động, giữa lặng
yên không suy. “Cốc thần bất tử, thi vị huyền tẫn, huyền tẫn chi môn, thị vị
thiên địa căn. Miên nhiên nhược tồn, dụng chi bất cần” [33, tr. 173]. (Thần hang
không chết nên gọi là huyền tẫn. Cửa của huyền tẫn gọi là gốc của trời đất.
Dằng dặc như còn mãi, dụng mãi mà không kiệt). Như vậy, sự lặng yên, trống
rỗng của “đạo” là một định tính có tính chất căn bản. Sự trống rỗng này vô cùng
vô tận, chứa đựng muôn vật vạn loài mà chẳng bao giờ đầy, biến hóa khôn
lường mà chẳng bao giờ kiệt. Cái lặng yên, trống rỗng của “đạo” còn được Lão
Tử diễn đạt bằng từ “vi diệu, huyền thông”. Ông cũng dùng chữ “huyền” với
nghĩa sâu kín, mầu nhiệm, không danh tính, không hình thể, không thể nói ra
được bằng lời để chỉ “đạo” biến hóa. Ông viết: “Vô danh thiên địa chi thủy, hữu
danh vạn vật chi mẫu. Cố thường vô, dục dĩ quan kì diệu; thường hữu, dục dĩ

quan kì kiếu” [33, tr. 161]. (Vô danh là đầu trời đất, hữu danh là mẹ muôn vật.
Cho nên, tự thường đặt vào chỗ không là để xét cái có thể vi diệu của nó; tự
thường đặt vào chỗ có là để xét cái vô biên của nó. Hai cái đó cùng xuất phát từ
một chỗ mà khác tên, cùng gọi là huyền, huyền tới mức huyền nhất, đó là cái
cửa của mọi thứ diệu kỳ – huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn). Như vậy,
Lão Tử là người đầu tiên trong triết học Đạo gia trả lời cho câu hỏi: Cái gì là cái
đầu tiên sinh ra vũ trụ vạn vật? Lão Tử coi “đạo” là mẹ của muôn loài, là chủ
của trời đất. Bằng một sự mường tượng sâu sắc, Lão Tử chỉ có thể cảm nghiệm
rằng “đạo” có vẻ trống không nhưng có sức chứa vô hạn. Đạo lớn giàn dụa, lan
17
tràn khắp nơi, không chỗ nào không tới. Với quan điểm đó, mặt thể của “đạo”
cũng chính là bản chất sâu kín, huyền nhiệm của vũ trụ, vạn vật.
Về mặt tướng của “đạo”, Lão Tử đã dùng rất nhiều từ ngữ, hình ảnh để
làm nên hình dáng, trạng thái của nó. Theo Lão Tử, Đạo là một thực thể vô
hình, cho nên để diễn đạt cho rõ hơn về “đạo” ông chỉ có thể miêu tả như sau:
“Thị chi bất kiến danh viết di, thính chi bất văn danh viết hi, bác chi bất đắc
danh viết vi. Thử tam giả bất khả trí cật, cố hỗn nhi vi nhất. Kì thượng bất kiểu,
kì hạ bất muội, thằng thằng bất khả danh, phục qui ư vô vật. Thị vị vô trạng chi
trạng, vô vật chi tượng, thị vị hốt hoảng. Nghinh chi bất kiến kì thủ, tùy chi bất
biến kì hậu. Chấp cổ chi đạo, dĩ ngự kim chi hữu; năng tri cổ thủy, thị vị đạo kỉ”
[33, tr. 184]. (Nhìn không thấy tên là di, nghe không thấy gọi là hy, bắt không
được gọi là vi. Ba thứ đó không phân chia được vì nó hỗn hợp làm một. Ở trên
nó không sáng ở dưới nó không tối. Dằng dặc không thể gọi tên rồi lại trở về
nơi vô vật. Đó gọi là trạng thái không hình trạng, vật không có hình tượng. Nó
như có như không, thấp thoáng mập mờ, đón không thấy đầu, theo không thấy
đuôi). Người ta chỉ có thể trông thấy, nghe thấy, nắm bắt được những sự vật
trong thế giới hữu hình. Ngay trong thế giới ấy, đối với những vật quá nhỏ bé,
hay những thể thuộc dạng sóng, khí, người ta cũng không thấy được nếu không
có sự trợ giúp của các dụng cụ tinh vi. Huống chi đối với “đạo” là một thực thể
siêu hình, giác quan con người làm sao nhận biết! Đạo là một thực thể ở ngoài

không thời gian, ở trên hai thể Âm Dương tương đối; vì thế “đạo” không phải là
một thực tại bị tách chia ra đáp ứng sự nhận thức của mắt, tai và tay của con
người. Do đó, nó mập mờ, không có hình trạng, đón không thấy đầu, theo
không thấy đuôi. Nhưng “đạo” không bao giờ mất, nó tồn tại khắp cả vũ trụ, là
đầu của trời đất, là mẹ của muôn vật. Vì thế không thể diễn đạt nó bằng lời,
không gọi nó bằng các tên thường: “Đạo khả đạo phi thường đạo. Danh khả
danh phi thường danh. Vô danh thiên địa chi thủy. Hữu danh vạn vật chi mẫu”
[66, tr. 83]. (Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải đạo bất biến nữa. Tên
mà có thể đặt ra gọi thì không còn là tên vĩnh cửu nữa, Hữu danh là mẹ của vạn
vật. Vô danh là gốc của trời đất).
18
Đặc biệt, Lão Tử đã lấy hình tượng nước để diễn đạt trạng thái của “đạo”.
Đó là tính mềm mại, linh hoạt và dễ thích ứng của nước. Ông viết: “Thiên hạ
nhu nhược mạc quá ư thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng, kỳ vô
dĩ dị chi”. (Trong thiên hạ, không có gì mềm yếu hơn nước mà công phá vật rắn
mạnh thì không gì hơn được nó, không lấy gì thay thế được nó) [66, tr. 311].
Nước giống Đạo ở chỗ không có thể chất, hình trạng và không nơi nào nước
không tới. Nó rất mềm yếu song không gì mạnh hơn nó, linh hoạt bằng nó. Lão
Tử đã ví “đạo” giống nước luôn chảy về nơi thấp, giống như sông dài, biển rộng
có hàng trăm dòng đổ về. Nước mềm mại không tranh chấp ganh đua vì nó
nhún nhường, khiêm tốn cho nên nó lan tràn và len lỏi khắp mọi nơi. Mặc dù
nước luôn ở chỗ thấp nhưng công dụng và sức mạnh của nước lại lớn đến hiển
nhiên mà sâu sắc.
Mặt dụng của “đạo” chính là công dụng, năng lực của nó. Đó là trạng thái
vận động, biến đổi với năng lực sản sinh và huyền đồng vạn vật “đạo” có sức
sáng tạo vĩ đại, bao quát và ngự trị trời đất. Nhận được “đạo” tưới tắm vạn vật
hiển hiện ra trong trời đất bằng muôn loại hình dạng khác nhau. Lão Tử đã lấy
hình ảnh ống bễ của người thợ rèn để diễn đạt cái năng lực sáng tạo của “đạo”.
Từ trong sự trống rỗng của ống bễ khi vận động, vạn vật sinh sôi nảy nở như
hơi thoát ra từ ống bễ. Tuy “đạo” luôn bao trùm, che trở và nuôi dưỡng vạn vật

nhưng nó không khoe khoang mà nó thản nhiên như không làm gì: “Đạo thường
vô vi nhi vô bất vi” [66, tr. 195.]. (Đạo thường không làm mà không gì không
làm). Năng lực của “đạo” là ở chỗ không làm, yên tĩnh nhưng thực ra không có
gì là “đạo” không làm. Đạo ở đây được ví như hình ảnh của mặt trời, mặt trời
thì dường như không làm gì cả, nhưng không có một vật nào là không nhờ ánh
sáng của mặt trời, đây là năng lực hết sức tự nhiên, như cái nóng của lửa, cái
lạnh của băng giá vậy. Chính năng lực sản sinh và vô vi của “đạo” mà muôn vật
vận hành theo những quy luật tất yếu, chúng giống như những nguyên lý phổ
biến chứa đựng và làm cơ sở cho các quy luật của thế giới.
Phần quý giá nhất trong triết học của Lão Tử đó là phép biện chứng chất
phác. Lão Tử cho rằng toàn bộ vũ trụ vạn vật đều do sự chi phối của Đạo luôn
19
luôn trong quá trình vận động, biến hóa không ngừng, không nghỉ. Lão Tử viết:
“Có những vật tiến lên phía trước, có những vật rơi lại phía sau, có những vật
lớn lên, có những vật suy đi, có những vật đang hình thành, có những vật đang
đi tới chỗ tiêu diệt” [66, tr. 171.]. Theo Lão Tử mọi sự vật, hiện tượng trong vũ
trụ đều bao hàm hai mặt đối lập dựa vào nhau, liên hệ, tương tác lẫn nhau: “Họa
hề phúc chi sở ỷ, phúc hề họa chi sở phục. Thục tri kỳ cực” [66, tr. 256]. (Họa
là chỗ tựa của phúc, phúc là chỗ náu của họa. Ai biết được đâu là cái cuối cùng
của phúc họa). Lão Tử khẳng định, chính sự liên hệ, tác động giữa các mặt, các
khuynh hướng đối lập nhau trong sự vật, hiện tượng đã tạo ra sự vận động, biến
đổi không ngừng của vũ trụ. Và sự vận động, biến đổi của vũ trụ, vạn vật theo
Lão Tử không hỗn loạn, mà chúng thuân theo quy luật tất yếu “đạo”. Đây là
những quy luật nghiêm ngặt, không có sự vật nào có thể tồn tại mà đứng ngoài
quy luật đó, kể cả trời đất, thần linh: “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất”
[33, tr. 266]. (Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt).
Theo Lão Tử, toàn bộ vũ trụ bị tri phối bởi hai quy luật cơ bản nhất đó là
luật quân bình và luật phản phục. Luật quân bình bắt nguồn từ tư tưởng của
Dịch học, đó chính là thế cân bằng, trung dung. Đạo đặt ở luật quân bình nội tại
trong từng cá nhân, cả vật và trong vũ trụ thiên nhiên. Ở đâu có sự lệch lạc quy

luật ấy sẽ tự có một phản lực để lấy lại thế quân bình: “Thiên chi đạo kỳ do
trương cung dư. Cao giả ức chi hạ giả cử chi, hừu dư giả tổn chi, bất túc giả bổ
chi.Thiên chi đạo tổn hữu dư nhi bổ bất túc, nhân chi đạo tắc bất nhiên tổn bất
túc dĩ phụng hữu dư” [66, tr. 309]. (Đạo trời giống như buộc dây cung vào cung
chăng. Dây cung ở cao quá thì hạ nó xuống, ở thấp quá thì đưa nó lên; dài quá
thì bỏ bớt đi, ngắn quá thì thêm vào. Đạo trời bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu, đạo
người không vậy, lấy chỗ thiếu cấp chỗ dư). Nếu chúng ta để ý có thể thấy luật
quân bình này thường xuyên hiện thực trong các hiện tượng thiên nhiên. Chính
nhờ luật quân bình mà vạn vật tồn tại, biến đổi không ngừng theo một trật tự tự
nhiên, nhất định. Luật quân bình chống lại những gì thái quá trái với sự điều hòa
của tự nhiên. Để chống lại những gì thái quá, nó thường lấy nhu thắng cương,
nhược thắng cường: “Xí giả bất lập, khóa giả bất hành. Tự hiện giả bất minh, tự
20
thị giả bất chương” [33, tr. 200]. (Nhón gót lên thì không đứng vững, xoạc chân
ra thì không bước được, tự xem là sáng thì không sáng, tự xem là phải thì không
chói). Lão Tử nói rõ về sự quân bình của Đạo như sau: “Khúc tắc toàn, uổng tắc
trực, oa tắc doanh, tệ tắc tân, thiểu tắc đắc, đa tắc hoặc” [33, tr. 196]. (Cong thì
sẽ được bảo toàn, queo thì sẽ được thẳng ra, trũng thì sẽ đầy, cũ nát thì sẽ mới,
ít thì sẽ được thêm, nhiều thì sẽ hóa mê).
Theo Lão Tử, trong quá trình vận động, biến đổi, khuynh hướng tất yếu
của vạn vật là trở về trong “đạo”, trở về với tĩnh lặng, hư không theo luật phản
phục. Phản là trở về, là quay ngược lại cái hướng đã đi trước. Phục là trở lại, lấy
lại cái đã mất.Theo luật phản phục, cái gì phát triển đến tột đỉnh thì tất cả trở
thành cái đối lập với nó, sự vật khi phát triển đến cực điểm các tính chất của nó
thì tính chất ấy sẽ đi ngược lại để trở thành tính chất tương phản. Nhìn vũ trụ
thiên nhiên, Lão Tử cho rằng phản phục là quy luật của “đạo”. Theo Lão Tử,
phản phục được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, phản phục là sự vận động, biến
hóa có tính chất tuần hoàn, đều đặn, nhịp nhàng của tự nhiên vạn vật như bốn
mùa thay đổi, hết ngày lại đến đêm, trăng tròn rồi lại khuyết, đó là quy luật tất
yếu của tự nhiên. Các sự vật cứ mờ mờ thấp thoáng, lúc sinh lúc tử, lúc yếu lúc

mạnh, khi đầy khi vơi…dưới sự tác động của luật phản phục.
Thứ hai, phản phục còn có nghĩa là sự vận động trở về với “đạo”, tự
nhiên, vô vi của vạn vật. Lão Tử nói: “Phản giả đạo chi động” [33, tr. 225] tức
(trở về là hành động của Đạo). Trở về với đạo tự nhiên tức trở về với gốc rễ, cội
nguồn của mình, bền bỉ, trường tồn. Lão Tử nói tiếp: “Trí hư cực, thủ tịnh đối,
vạn vật tịnh tác. Ngô dĩ quan phục, phù vật vân vân. Các phục quy kỳ căn, quy
căn viết thường tịnh, thị vị viết phục mệnh” [66, tr. 128.]. (Đến chỗ cùng cực hư
không là giữ vững được trong cái tĩnh.Vạn vật cùng đều sinh ra, ta lại thấy nó
trở về với gốc. Mọi vật đều trùng trùng trở về với cội rễ của nó, trở về với cội rễ
gọi là tĩnh, thế gọi là quay về với mạng). Vậy sự trở về với “đạo” có nghĩa là sự
hòa nhập, đồng nhất với cái tĩnh lặng, mộc mạc, thuần phác, tự nhiên của “đạo”.
21
Như vậy, chính hai luật phổ biến trong “đạo” đã làm cho phép biện chứng
của Lão Tử mất sinh khí, có tính chất máy móc, lặp đi lặp lại. Phép biện chứng
của Lão Tử còn ở trình độ ngây thơ, chất phác, mang tính chất trực quan cảm
tính. Mặc dù ông đã trình bày nhiều tư tưởng hết sức cô đọng, sâu sắc về vận
động, quy luật, mâu thuẫn nhưng cái thực chất của phép biện chứng là sự phát
triển thì Lão Tử không hề nhắc tới, thậm chí khi vận dụng nó trong đời sống xã
hội, ông còn lên án nó, cho nó là nguồn gốc của mọi sự đau khổ, bất hạnh.
Trong lý luận bản thể của Lão Tử, bên cạnh phạm trù “đạo” còn có phạm
trù “đức”. Nếu như “đạo” là một vật siêu tự nhiên, thần bí khó hiểu thì “đức” là
lý luận sâu sắc và phổ biến, là hình dáng của vật, tương đương với tính quy luật
tồn tại vận động của vạn vật. Lão Tử nói: “Khổng đức chi dung, duy đạo thị
tòng” [66, tr. 128.]. (Dáng mạo của Đức thông suốt, chỉ theo với Đạo”. Như vậy
có nghĩa là “đức” liên kết với “đạo” như hình với bóng, bóng không rời hình thì
“đức” cũng không rời “đạo”. Chương 51, Lão Tử lại nói: “Đạo sinh chi, đức súc
chi, vật hình chi, thế thành chi. Thị dĩ vạn vật mạc bất tôn đạo nhi quí đức. Đạo
chi tôn, đức chi quí, phù mạc chi mệnh nhi thường tự nhiên”. (Đạo sinh ra, đức
nuôi nấng, vật tạo hình, cơ hội hoàn thành. Vậy nên vạn vật chẳng thể không
tôn kính đạo mà quí mến đức. Đạo đáng tôn, đức đáng quí đâu phải là mệnh

lệnh mà lẽ thường tự nhiên). Theo Lão Tử, “đạo” sinh ra vạn vật, “đức” nuôi
nấng vạn vật, từ đó vạn vật lại tạo ra hình dáng các thế hệ sau theo chủng loại
của mình bởi vì vạn vật được sinh dưỡng bởi “đạo” và” đức”. Đạo vốn không
tên, đến “đức” tên mới bắt đầu có, vạn vật nhờ “đức” chứa mà không đồng đều,
sinh ra đối chọi lớn nhỏ, nhiều ít, sướng khổ để suy tính phân biệt nhân, lễ,
nghĩa vậy.Vì vậy: “ Thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi
hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ” [66, tr. 198.]. (Mất đạo rồi mới có đức, mất
đức rồi nhân sinh, mất nhân rồi nghĩa sinh, mất nghĩa rồi lễ sinh ra vậy). Như
vậy Lão Tử coi “đạo” và “đức” là chủ của nhân, nghĩa, lễ và nó chỉ là cái vỏ của
“đạo”, “đức” mà thôi. Chính vì thế, Lão Tử chủ chương bỏ nhân, nghĩa, lễ để
quay về với “đạo” và “đức”. Mọi vật đều chứa “đạo” và “đức”, “đức” luôn đi
kèm theo “đạo” để sinh ra, nâng đỡ cho vạn vật tồn tại và phát triển. Đức không
22
phải là vật có hình tượng cụ thể, mà là một năng lực huyền diệu siêu hình, đảm
đương việc bảo tồn vạn vật sau khi “đạo” sáng tạo ra.
Kế thừa tư tưởng của Lão Tử, Trang Tử vẫn coi “đạo” là nguồn gốc sinh
ra mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. Ông thường gọi ngắn gọn là “đạo sống”,
“nguồn sống”, hoặc “sống chung”.Trang Tử coi “đạo” là cái vô danh, vô
thường, không nghe thấy và không gọi tên được, nó là một thứ siêu cảm giác
không thể dùng ngôn ngữ gọi tên và nó còn là quy luật tự nhiên chi phối mọi sự
biến động của vũ trụ: “Đạo chẳng có thể nghe được, nghe được không phải là
nó. Đạo cũng chẳng có thể thấy được, thấy được không còn phải là nó nữa. Có
thể nào lấy trí mà hiểu được cái hình dung của cái không hình dung được
chăng? Vậy thì không nên đặt tên cho đạo” [61, tr. 43]. Trong thiên Tề vật luận,
Trang Tử nói tiếp: “Đạo mà sáng thì không phải là đạo. Lời mà rõ ràng thì
không đến chốn” [61, tr. 43]. Vậy tại sao “đạo” là cái vô danh? Trang Tử cho
rằng: “Biết phần sống, giữ phần mái. Làm gà trong đời, thế phải. Biết phần
trắng, giữ phần thuốc. Làm hang trong đời, thế được. Người đều lấy trước. Ta
riêng lấy sau. Lại nói: Nhận thấy ghét cáu ở đời. Người đều lấy thực. Ta riêng
lấy hư” [61, tr. 343.]. Trang Tử cho rằng, “đạo” vô danh không phải vì nó

không có gì, mà đó là một cái hỗn mang chưa có hình thù, tính chất. Nó vượt ra
khỏi mọi mối liên hệ với không gian, thời gian, sinh tử. Nó không phải là cái
tồn tại vĩnh viễn mà là cái vĩnh viễn vượt ra khỏi cả mối liên hệ giữa tồn tại và
không tồn tại. Trang Tử cũng thừa nhận “đạo” là bản thể đầu tiên của vũ trụ vạn
vật. Ông nói: “Phù Đạo hữu tình, hữu tín, vô vi, vô hình, khả truyền nhi bất khả
thụ, khả đắc nhi bất khả kiến. Tự bản tự căn, vị hữu thiên địa tự cổ dĩ cố tồn,
thần quỷ, thần đế, sinh thiên, sinh địa” [61, tr. 83.]. (Kìa Đạo có tình, có tin,
không làm, không hình, có thể truyền mà không thể nhận lãnh, có thể được mà
không thể thấy. Tự có gốc, tự có rễ, vốn tồn tại từ xưa khi chưa có trời đất, làm
thiêng liêng quỷ thần, thượng đế, sinh ra trời, sinh ra đất).
Có thể nói, quan điểm duy vật thể hiện rất rõ nét khi Trang Tử cho “đạo”
là cái tự nhiên vốn có, không ai sinh ra nó mà nó tự bản, tự căn, vô cùng và vô
HÀ NỘI – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ              TRƯƠNG TÂT THĂNGTRIÊT LYNHÂN SINH CUA ĐAO GIAVÀ  NGH  A C  A N  LUẬN VĂN THẠC S  TRIẾT HỌCChuyên ngành : Triêt hoMã số : 60 22 80N gười hướng dẫn khoa học : PGS. TS. V  VĂN THU  NHÀ NỘI – 2013M ỤC LỤCMỞ ĐẦU 1C hƣơng 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG CƠBẢN CHO SỰ RA ĐỜI TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA ĐẠO GIA 61.1. Cơ sở hình thành triết học Đạo gia 61.1.1. Bối cảnh sinh ra triết học Đạo gia 61.1.2. Sự hình thành và tăng trưởng của Đạo gia 101.2. Tiền đề tư tưởng cơ bản cho sự sinh ra triết lý nhân sinh củaĐạo gia 141.2.1. Học thuyết về “ Đạo ” và “ Đức ” trong tư tưởng của Lão Tử vàTrang Tử 141.2.2. Nhận thức luận của Lão Tử và Trang Tử 241.2.3. Thuật dưỡng sinh của Đạo gia 271.3. Đạo giáo – sự biến tướng của Đạo gia 32C hƣơng 2. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA ĐẠO GIA 352.1. Con người nhận thức về quốc tế và về mình 362.2. Cách hành vi của con người trong quốc tế 402.2.1. Học thuyết “ Vô vi nhi trị ” 402.2.2. Vị ngã, qúy kỷ, toàn sinh 502.2.3. Nhu nhược và bất tranh 592.2.4. Cùng tắc biến 622.2.5. Công thành thân thoái 642.2.6. Dĩ đức báo thù 662.2.7. Tu luyện thần khí hóa 692.3. Ý nghĩa triết lý nhân sinh của Đạo gia 702.3.1. Ý nghĩa lịch sử dân tộc 702.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 73K ẾT LUẬN 80DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83M Ở ĐẦU1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀIĐạo gia là một trào lưu triết học cổ đại Trung Quốc Open từ thời XuânThu – Chiến Quốc. Triết học Đạo gia tiềm ẩn những tư tưởng hàm xúc sâusắc, ẩn ý và được ví như một kim tự tháp lớn trong triết học Trung Quốc cổ đại. Triết học Đạo gia cùng với Nho gia và những phe phái triết học khác đã dẫn dắtvà làm giàu hệ tư tưởng văn hóa truyền thống Trung Quốc và một số ít những vương quốc lân cậntrong đó có Nước Ta. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng tất cả chúng ta không hề phủnhận vai trò của triết học Đạo gia. Với tư cách là một nhà nghiên cứu chúng tacần phải chỉ rõ được những ưu, điểm yếu kém của triết học Đạo gia và vai trò củanó trong kiến thiết xây dựng, tăng trưởng xã hội ngày này. Có thể nói, mỗi thời đại đi quađều để lại cho tất cả chúng ta những dấu ấn riêng không liên quan gì đến nhau và những góp phần nhất địnhcho sự tăng trưởng chung của trái đất. Triết lý nhân sinh của Đạo gia xuất hiệntừ thời cổ đại, nhưng góp phần của nó trong việc thiết kế xây dựng nền tảng xã hội là rấtđậm nét. Vì vậy, nghiên cứu và điều tra và nhìn nhận triết học Đạo gia thời nào cũng vậy làcần thiếtĐất nước ta có vị trí địa lý giáp Trung Quốc, cùng với việc phải trải quahàng nghìn năm đô hộ của quân xâm lược phương Bắc nên tất cả chúng ta đã có sựgiao lưu, tiếp biến thâm thúy văn hóa truyền thống Trung Quốc. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnhmẽ của Nho giáo thì Đạo gia cũng có vai trò nhất định và tác động ảnh hưởng đến quanniệm sống, triết lý sống của nhiều thế hệ người Việt. Rất nhiều triều đại ViệtNam có tổ chức triển khai thi tam giáo đồng nguyên Nho – Phật – Lão. Như vậy, với triếtlý nhân sinh có thực chất riêng, Đạo gia đã chứng minh và khẳng định được vị trí trong xâydựng quốc gia. Ngày nay, với sự tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật vàphát triển kinh tế thị trường Open hội nhập thì những tư tưởng thời cổ đạikhông còn tương thích nữa nhưng ở đâu đó triết lý nhân sinh thâm thúy của Đạo gia1. Đạo gia là một hệ tư tưởng triết học do Lão Tử sáng lập thời Xuân thu – Chiến quốc. Đạo giáo là một tôn giáobản địa Trung Quốc do Trương Đạo Lăng sáng lập thời Đông Hán. vẫn sống sót trong xã hội. Đặc biệt, trong đời sống xã hội Nước Ta thời nay, hiện tượng kỳ lạ mê tín dị đoan dị đoan có xu thế ngày một ngày càng tăng và phức tạp. Nhữnghiện tượng đó bắt nguồn một phần từ Đạo giáo, một biến tướng của Đạo gia. Đạo giáo là tôn giáo địa phương Trung Quốc do Trương Đạo Lăng sáng lập vào thờiĐông Hán và tôn Lão Tử là giáo chủ của tôn giáo này. Do đó việc nghiên cứuĐạo gia vừa thấy được ý nghĩa nhân sinh cao đẹp, vừa đẩy lùi những hiện tượngmê tín dị đoan theo tôi là thiết yếu trong xã hội ngày này. Đặc biệt, quản trị HồChí Minh còn thừa kế và vận dụng phát minh sáng tạo thành công xuất sắc nhiều giá trị có ích trongtriết lý nhân sinh của Đạo gia. Hơn nữa, trong đời sống xã hội lúc bấy giờ, một bộphận con người có biểu lộ suy đồi, tha hóa về đạo đức ngày càng tăng. Thiên nhiên, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng nề do con người đã can thiệp quá sâu vàomôi trường tự nhiên. Vì vậy hoàn toàn có thể thấy việc nghiên cứu và điều tra triết lý nhân sinh Đạogia ở một góc nhìn nào đó giúp con người thấy được những cảnh báo nhắc nhở của LãoTử là một yếu tố cần phải được xử lý. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀITìm hiểu Đạo gia là một yếu tố không mới nhưng đến nay vẫn còn có rấtnhiều quan điểm tranh luận khác nhau về phe phái triết học này. Hầu hết, những nhànghiên cứu tranh luận yếu tố về tên gọi, năm sinh, năm mất của Lão Tử, TrangTử, cũng như Khổng Tử có đến gặp Lão Tử hay không ? Tuy nhiên, ở đây chúngta vẫn phải dựa vào cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên là tài liệu chính thống nhất. Trong cuốn sách “ Đại cương lịch sử vẻ vang triết học Trung Quốc ” những nhànghiên cứu như PGS.TS Doãn Chính, PGS.TS Trương Văn Chung, PGS.TSNguyễn Thế Nghĩa, PGS.TS Vũ Tình … đã trình diễn khá đơn cử cuộc sống, sựnghiệp và tư tưởng của những triết gia phe phái Đạo gia. Trong cuộc hội thảo chiến lược Đạo gia và văn hóa truyền thống tại TT Trung Quốc họcthuộc trường Đại học Sư phạm TP.HN, PGS.TS Lê Văn Quán có bài : Đạo giavới văn hóa truyền thống phương Đông. Bài viết đã khái quát sự ảnh hưởng tác động tư tưởng của Đạogia so với đời sống văn hóa truyền thống phương Đông nói chung và chỉ ra những giá trịhiện đại của văn hóa Đạo gia. PGS.TS Vũ Minh Tâm có bài : Từ văn hóa truyền thống Đạogia đến triết luận Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài viết đưa ra những ý niệm về vũtrụ, về nhân sinh cơ bản của Đạo gia ẩn hiện trong màng lưới tư tưởng NguyễnBỉnh Khiêm. PGS.TS Nguyễn Thanh Giang có bài : Tư tưởng sùng thượng thiênnhiên của Đạo gia với bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi, tiến sỹ Lã Nhâm Thìn cóbài : Văn chương Nguyễn Trãi nhìn từ tác động ảnh hưởng của Đạo gia. Cả hai bài viếtcủa PGS.TS Nguyễn Thanh Giang và tiến sỹ Lã Nhân Thìn đều nói đến sự ảnhhưởng thâm thúy tư tưởng Đạo gia đến văn chương Nguyễn Trãi. Sự ảnh hưởng tác động đólà khá tổng lực từ cảm hứng sáng tác cho đến thẩm mỹ và nghệ thuật bộc lộ. PGS TrầnNghĩa có bài : Nước Ta trong quá khứ đã đảm nhiệm những gì ở tư tưởng Đạogia Trung Quốc. Bài viết cũng đã khái quát những dấu ấn của Đạo gia và mộtbiến tướng của nó là Đạo giáo ở Nước Ta qua hai thời kỳ : thời kỳ Bắc thuộc vàthời kỳ độc lập tự chủ … Như vậy, hầu hết những sách, những bài viết của những nhà nghiên cứu đều kháiquát rất rất đầy đủ những nội dung tư tưởng cơ bản của triết học Đạo gia. Những tưtưởng triết học đó đã tác động ảnh hưởng thâm thúy đến đời sống con người Phương đôngtrong đó có Nước Ta. Bên cạnh đó, những bài viết đã nghiên cứu và phân tích rõ sự khác biệtgiữa Đạo gia và Đạo giáo mà nhiều người lầm tưởng đó là một học thuyết. Cácnhà nghiên cứu và điều tra đều cho rằng tư tưởng triết học mà Lão Tử sáng lập là một tưtưởng lớn trong Cửu gia nhưng mảnh đất có sức sống mà sống sót, phát triểnmạnh cho đến thời nay lại là Đạo giáo. Tinh thần của Đạo giáo đã ảnh hưởngsâu sắc đến đời sống văn hóa truyền thống ý thức của người Phương đông tất cả chúng ta bởinhững hiện tượng kỳ lạ mê tín dị đoan dị đoan ngày càng ngày càng tăng. Hiện nay, những tài liệu rõràng về Đạo gia cũng không nhiều, đại đa số đó là những sách giáo trình đại cươngở góc nhìn lịch sử dân tộc văn hóa truyền thống. Những người điều tra và nghiên cứu về Đạo gia cũng tương đối ítvà cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu và điều tra đơn cử và cụ thể về yếu tố triết lý nhânsinh của Đạo gia. Những nhà điều tra và nghiên cứu chỉ khái quát phần nào ảnh hưởng tác động củatư tưởng Đạo gia đến tư tưởng của những nhà triết học khác. Vì vậy, với đề tài : Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó, tôimong muốn nghiên cứu và phân tích đơn cử những nội dung cơ bản trong triết lý nhân sinh củatriết học Đạo gia và rút ra ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội, nêu lên mộttiếng nói góp thêm phần làm rõ những yếu tố đã đặt ra. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN3. 1. Mục đíchLuận văn góp thêm phần làm rõ những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinhĐạo gia và ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội. 3.2. Nhiệm vụVới mục tiêu như trên luận văn cần xử lý những yếu tố sau : – Nghiên cứu một cách có mạng lưới hệ thống cơ sở hình thành và những tiền đề tưtưởng cơ bản cho sự sinh ra triết lý nhân sinh của Đạo gia. – Phân tích, hệ thống hóa những nội dung cơ bản triết lý nhân sinh củaĐạo gia. – Phân tích ý nghĩa của Đạo gia trong đời sống xã hội. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨUĐề tài chỉ tập trung chuyên sâu nghiên cứu và điều tra sự hình thành và những tiền đề tư tưởngcho sự sinh ra triết lý nhân sinh của Đạo gia, nhấn mạnh vấn đề nội dung cơ bản triết lýnhân sinh của Đạo gia từ đó chỉ ra được ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội. 5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – Đề tài điều tra và nghiên cứu dựa vào những tác phẩm tầm cỡ của Đạo gia như “ Đạo đức kinh ”, “ Nam Hoa kinh ”. Ngoài ra, luận văn còn dựa vào những sách, cácấn phẩm và những tài liệu điều tra và nghiên cứu của những tác giả trong và ngoài nước thế hệ đitrước đã điều tra và nghiên cứu về Đạo gia. – Luận văn nghiên cứu và điều tra dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác-Lênin để xem xét và nhìn nhận, đồng thời phối hợp giải pháp lôgic và lịchsử, nghiên cứu và phân tích và tổng hợp tài liệu. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN – Luận văn đã góp thêm phần nghiên cứu và điều tra một cách có mạng lưới hệ thống quy trình hìnhthành và những tiền đề tư tưởng cơ bản cho sự sinh ra triết lý nhân sinh củaĐạo gia, đặc biệt quan trọng đi sâu điều tra và nghiên cứu nội dung triết lý nhân sinh của Đạo gia. Trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa triết lý nhân sinh của Đạo gia so với đời sống xãhội lúc bấy giờ. – Với nội dung điều tra và nghiên cứu như vậy luận văn hoàn toàn có thể làm tài liệu thamkhảo để Giao hàng cho nghiên cứu và điều tra, giảng dạy triết học và nâng cao đời sống vănhóa trong xã hội lúc bấy giờ. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂNNgoài phần khởi đầu, Kết luận và tài liệu tìm hiểu thêm luận văn gồm có 2 chương, 6 tiết. Chƣơng 1C Ơ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG CƠ BẢNCHO SỰ RA ĐỜI TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA ĐẠO GIA1. 1. Cơ sở hình thành triết học Đạo gia1. 1.1. Bối cảnh sinh ra triết học Đạo giaĐạo gia là một hệ tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại Open vào thờiXuân Thu – Chiến Quốc ( khoảng chừng 770 đến 221 trước Công nguyên ). Thời kỳnày, xã hội Trung Quốc trải qua những dịch chuyển lớn lao cả về kinh tế tài chính – chínhtrị – xã hội cũng như sự kinh khủng trong phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp. Có rất nhiều nhà nghiên cứu và điều tra cho rằng đây là quá trình giao thời hay bướcchuyển giữa chính sách chiếm hữu nô lệ suy tàn sang chính sách phong kiến sơ kỳ đầutiên [ 8, tr. 175 ]. Thời kỳ này khởi đầu từ thời Tây Chu ( khoảng chừng 1111 đến 770 trước Công nguyên, Đông Chu khoảng chừng 770 đến 221 trước Công nguyên ), lịchsử gọi thời kỳ này là thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Cuối thời Tây Chu, xã hội nôlệ Trung Quốc đã mở màn có sự khủng hoảng cục bộ. Đồ sắt Open phổ cập, côngcụ sản xuất bằng sắt dần sửa chữa thay thế công cụ bằng đồng, đá trước kia. Thời kỳ này, việc dùng bò kéo cày đã trở thành thông dụng. Bên cạnh đó, hàng loạt những phátminh mới về kỹ thuật khai thác và sử dụng đồ sắt đã đem lại những văn minh mớitrong việc nâng cấp cải tiến công cụ và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, hiệu suất lao độngngày càng tăng. Thời kỳ này, mạng lưới hệ thống thủy lợi đã được chăm sóc, củng cố, mởrộng trải khắp khu vực Trường Giang. Diện tích canh tác nhờ vậy được mởrộng, ruộng đất do nông nô vỡ hoang biến thành ruộng tư ngày một nhiều. Bọnquý tộc có quyền thế cũng chiếm dần ruộng của công xã thành ruộng tư, chính sách “ tỉnh điền ” dần tan rã .. Tỉnh điền là chính sách quản trị đất đai thời kỳ nhà Chu. Theo chính sách này ruộng được chia làm hai loại “ côngđiền ” và “ tư điền ”. Người nông dân phải cùng nhau cày cấy và nộp mẫu sản phẩm ở “ công điền ” cho quý tộc trước, sau đó mới được canh tác ở phần ruộng được chia. Ruộng được chia có dạng hình chữ Tỉnh, gồm tám đám xungquanh và một đám ở giữa. Đám ở giữa lớn là đám của quý tộc ( gọi là công điền ), tám đám xung quanh là cácđám nhỏ phân cho những mái ấm gia đình nông dân quản trị ( gọi là tư điền ). Với việc tăng trưởng mạnh của công cụ sản xuất bằng sắt cùng với việc mởrộng quan hệ trao đổi những mẫu sản phẩm lao động, sự phân công trong sản xuất thủcông nghiệp đã đạt mức chuyên nghiệp hơn, hàng loạt những ngành nghề thủ côngnghiệp sinh ra như : nghề luyện sắt, nghề rèn, nghề đúc, nghề mộc … Trên cơ sở những ngành sản xuất như nông nghiệp, thủ công nghiệp pháttriển thì thương nghiệp cũng phát đạt hơn trước. Tiền tệ đã Open và hìnhthành một những tầng lớp thương nhân giàu sang trong xã hội như Huyền Cao ( nướcTrịnh ), Tử Cống ( học trò của KhổngTử ) … Vào thế kỷ VI – V ( trước Côngnguyên ) Open những thành thị thương nghiệp kinh doanh xuất nhập nhộnnhịp ở những nước Hàn – Tề – Tần – Sở. Thành thị đã có một cở sở kinh tế tài chính tươngđối độc lập, từng bước tách ra khỏi chính sách thành thị thị tộc của quý tộc thị tộcthành những đơn vị chức năng khu vực của những tầng lớp địa chủ mới lên. Sự tăng trưởng mạnhcủa sức sản xuất, kinh tế tài chính tăng trưởng đã ảnh hưởng tác động can đảm và mạnh mẽ đến hình thức sở hữuruộng đất và cấu trúc giai tầng trong xã hội. Về chính trị xã hội, nếu như thời Tây chu chính sách tông pháp “ phong hầukiến địa ” vừa có ý nghĩa rằng buộc về kinh tế tài chính, vừa có ý nghĩa về chính trị, rằngbuộc về huyết thống giúp nhà Chu giữ được lâu dài hơn thì đến thời Xuân thu chế độtông pháp nhà Chu không còn được tôn trọng, đầu mối những quan hệ kinh tế tài chính, chính trị, quân sự chiến lược giữa Thiên tử và những nước chư hầu ngày càng lỏng lẻo, huyếtthống ngày càng xa, trật tự lễ nghĩa nhà Chu bị đảo lộn. Thiên tử giờ đây thấtthế không còn xét xử được những cuộc tranh chấp giữa những nước chư hầu. Nhiều nước chư hầu mượn tiếng Phục hồi lại vị thế tông chủ của nhà Chu, đềra khẩu hiệu “ tôn vương bài Di ”, đua nhau động binh lan rộng ra thế lực và đấtđai, tranh giành vị thế bá chủ thiên hạ. Thời Xuân thu có khoảng chừng 242 năm đãxảy ra 483 cuộc cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Đầu Tây Chu có hàng ngàn nước đến cuốithời Xuân thu chỉ còn hơn một trăm nước. Trong đó, có những nước hung mạnhnhất thời bấy giờ thay nhau làm bá chủ thiên hạ là Tề, Tần, Sở, Tống, Ngô, Việt, Tấn. Những vương quốc này hùng mạnh và làm minh chủ những nước khác làdo những vua quản lý theo chủ trương bá đạo, trọn vẹn trái chiều với cách quản lý củavương đạo, lấy nhân nghĩa, lấy đức thu phục người và giáo hóa người. Thời Xuân thu những lãnh chúa càng tăng cường bóc lột nhân dân lao động. Người dân ngoài việc phải đi lính nhằm mục đích Giao hàng mục tiêu triển khai những cuộcchinh phạt của những tập đoàn lớn quý tộc, họ còn phải chịu sưu cao, thuế nặng, phuphen lao dịch nặng nề. Bên cạnh đó họ còn chịu cảnh thiên tai tàn phá nặng nề, cướp bóc nổi lên khắp nơi làm cho đời sống người dân càng thêm đói khổ. Dânlưu vong khắp nơi làm cho đồng trong ruộng ngoài bỏ phí rất nhiều, đời sốngnhân dân vô cùng cực khổ. Bên cạnh đó, việc thôn tính lẫn nhau của những nước chư hầu đã làm chohàng loạt những nước chư hầu nhỏ bị diệt vong. Ngoài ra, lễ nghĩa nhà Chu cũngbị phá hoại, xích míc trong những giai cấp thống trị trở nên nóng bức và sự rối loạntrong xã hội ngày càng tăng. Tình trạng lễ nghĩa, cương thường đảo lộn, đạođức suy đồi nên thực trạng tiếm ngôi đoạt vị, chư hầu chiếm hữu lễ nghĩa củaThiên tử, đại phu chiếm hữu lễ nghĩa của chư hầu. Trong xã hội, cảnh tôi giếtvua, con hại cha, đồng đội, vợ chồng chia lìa liên tục xảy ra. Chế độ lễ nghinhà Chu trở thành những hình thức sáo rỗng. Vấn đề tang viếng, tế lễ, chúc mừngtrở thành thủ đoạn ngoại giao chứ không còn là lề nghĩa của quan hệ gia tộc vàtrật tự xã hội nữa. Trong khi người dân đen phải chịu cảnh cùng cực thì những vương hầu, lãnh chúa quý tộc lại sống xa hoa trên xương máu của nhân dân. Họ cất lênnhững hoàng cung nguy nga, như cung Bồng đế của vua Tấn, rộng đến mấy dặm. Dân làm ra ba phần chỉ được ăn có một phần, gạo trong kho mục nát mà ngườiđói rét thây chất đầy đồng, trong cung xum xê cung nữ. Tình hình nhân dânđói rét, cực khổ nên nạn trộm cướp hoành hành nổi lên liên tục. Bọn thống trịlại tăng cường sử dụng hình pháp làm cho đời sống nhân dân càng thêm nghẹtthở, đó đây đã nổi lên những cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô lệ. Tất cả tìnhhình ấy đã đẩy xích míc xã hội thời Xuân thu lên đỉnh điểm. Trong thời Xuân thu, ngoài những cuộc cuộc chiến tranh tiếp tục giữa cácnước, trong từng nước cũng luôn xảy ra những cuộc tranh giành đất đai, vị thế, quyền thế giữa bọn quý tộc với nhau. Ở nước Tấn, năm 403 TCN có ba dòng họlớn là Hàn, Triệu, Ngụy đã nổi lên phế bỏ vua Tấn dựng lên ba nước Hàn, Triệu, Ngụy. Bước sang thời Chiến quốc kinh tế tài chính đã có những chuyển biến can đảm và mạnh mẽ, nghề luyện sắt đã đạt đến trình độ khá cao. Đồ dùng và công cụ sản xuất bằngsắt được sử dụng thoáng rộng như lưỡi cày, liềm, cuốc, rìu, dao … Bên cạnh đó là sựphát triển của nghề bằng tay thủ công như nghề làm gốm, trồng dâu nuôi tằm, trạm trổvàng bạc … Tiền tệ bằng sắt kẽm kim loại Open thôi thúc trao đổi, mua và bán hàng hóaphát triển ở 1 số ít TT lớn như Hàm Dương nước Tần, Thọ Xuân nướcSở, Lâm Truy nước Tề, Khai Phong nước Ngụy. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh liênmiên giữa những nước chư hầu làm cho đời sống nhân dân ngày càng đói khổ, cùng cực hơn. Nền kinh tế tài chính sản phẩm & hàng hóa tăng trưởng cùng với cuộc chiến tranh xảy ra liênmiên làm cho công xã nông thôn tan rã. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắthơn, đó là những xích míc của thời kỳ lịch sử vẻ vang đang yên cầu giải thể chính sách nôlệ thị tộc hình thành chính sách xã hội mới. Trong thực trạng xã hội Trung Quốc đang chuyển mình kinh hoàng, nền kinhtế tăng trưởng nhanh gọn. Cùng với đó là cuộc chiến tranh liên miên giữa những chưhầu, hạn hán, mất mùa dẫn đến nạn đói lan tràn, cướp bóc nổi lên khắp nơi, đờisống nhân dân càng thêm đói khổ. Hàng loạt những tư tưởng triết học được đềxuất nhằm mục đích kiểm soát và chấn chỉnh sự suy đồi của đạo đức xã hội bởi vua không ra vua, tôikhông ra tôi … Chính trong thời đại lịch sử vẻ vang biến hóa tổng lực và thâm thúy đó đãđặt ra những yếu tố triết học, chính trị xã hội, luân lý đạo đức, kinh tế tài chính, phápluật, quân sự chiến lược, ngoại dao … khiến những bậc tài sĩ đương thời quan tâm lý giải đểtìm ra giải pháp xử lý “ cứu đời, cứu người ” làm phát sinh ra một loạtcác nhà tư tưởng nổi tiếng và những phe phái triết học lớn. Bên cạnh Nho, Mặc, Danh, Pháp … thì Đạo gia cũng góp lời nói không nhỏ làm nhiều mẫu mã thêm tưtưởng triết học Trung Quốc thời kỳ này. Lịch sử gọi thời kỳ này là “ Bách giachư tử ” ( trăm nhà trăm thầy ), “ Bách gia tranh minh ” ( trăm nhà đua tiếng ) đã đẻra một loạt những nhà tư tưởng vĩ đại đấu tranh với nhau rất là kinh khủng, tạonên không khí sôi động trong đời sống niềm tin xã hội Trung Quốc cổ đại. 101.1.2. Sự hình thành và tăng trưởng của Đạo giaNgười sáng lập Đạo gia là Lão Tử nên phe phái triết học này còn gọilà Đạo Lão. Sau Lão Tử là Dương Chu và Trang Tử là người liên tục thiết kế xây dựng, tăng trưởng làm nhiều mẫu mã thêm những tư tưởng của Đạo gia. Sau này 1 số ít họcgiả như Liệt Tử, Vương Bật, Hà Án đã tăng trưởng hơn nữa, chuẩn xác nhất họcthuyết Đạo gia. Tuy nhiên, ở luận văn này tôi chỉ trình diễn tư tưởng của Lão Tửvà Trang Tử bởi ý niệm của hai ông là quan đỉểm cơ bản và đơn cử nhất củatrường phái triết học Đạo gia. Vì thế, người đời còn gọi phe phái triết họcĐạo gia là học phái Lão – Trang. 1.1.2. 1. Lão Tử ( Khoảng cuối thế kỷ VI trước Công nguyên ) : Lão Tử là một nhà triết học lớn với học thuyết về “ đạo ” nổi tiếng ở TrungQuốc thời cổ đại. Ông được coi là người sáng lập ra phe phái triết học Đạogia. Tuy nhiên, năm sinh, năm mất cũng như cuộc sống và sự nghiệp của Lão Tửđến nay vẫn còn rất mập mờ, thấp thoáng, nửa hư nửa thực giống như triết lýcủa ông. Cho đến nay những nhà nghiên cứu vẫn chưa xác lập được một cáchchính xác cuộc sống và sự nghiệp của Lão Tử. Đa số những tài liệu đều cho rằngLão Tử sống cùng thời với Khổng Tử và có dạy lễ cho Khổng Tử. Trong haithiên Khổng Tử thế gia và Lão Tử liệt truyện của Sử ký Tư Mã Thiên đã nói vềKhổng Tử từng gặp Lão Tử ở Chu để hỏi về lễ. Thiên Lão Tử liệt truyện viết : “ Khổng Tử đến Chu, muốn hỏi Lão Tử về lễ, Lão Tử nói : Những người ông nóiđều tan xương nát thịt cả rồi, chỉ còn lời nói của họ thôi. Vả lại, người quân tửgặp thời thì xe ngựa nghênh ngang, không gặp thời thì như cỏ bồng xoaychuyển. Tôi nghe nói : “ Người buôn giỏi thì biết dấu của báu khiến người ta thấydường như không có hàng, người quân tử có đức tốt thì diện mạo dường nhưngu xi. Ông nên bỏ cái khí kiêu căng cùng lòng tham muốn nhiều, cái vẻ hămhở cùng cái chí tham lam đi. Những cái ấy đều không có ích gì cho ông. Tôi chỉbảo ông có thế thôi. Khổng Tử ra đi, bảo học trò : Con chim, ta biết nó bay ; con cá, ta biết nólội ; con thú, ta biết nó chạy. Đối với loài chạy thì ta dùng lưới để săn, đối với11loài lội thì ta hoàn toàn có thể dùng câu để bắt, so với loài bay thì ta hoàn toàn có thể dùng tên đểbắn, đến như con rồng cưỡi mây cưỡi gió trên trời, ta không sao biết được. Hômnay gặp Lão Tử, ông ta có lẽ rằng là con rồng chăng ? ” [ 52, tr. 330 – 331 ]. Nhưng một vài tài liệu khác lại cho rằng Lão Tử hoàn toàn có thể sống sau KhổngTử cả hàng trăm năm, vào thời Chiến quốc. Trong cuốn Đại cương triết học sửTrung Quốc, Vũ Đồng dựa vào tư tưởng cuốn Đạo đức kinh đoán rằng Lão Tửsinh trước Mặc Tử và Dương Chu. Cụ thể hơn, ông địa thế căn cứ vào niên đại những thếhệ con cháu của Lão Tử được Tư Mã Thiên chép trong Sử ký, tính ngược lên màcho rằng có lẽ rằng Lão Tử sinh vào khoảng chừng năm 430 TCN. Nhưng theo Sử ký củaTư Mã Thiên, thì Lão Tử người làng Khúc Nhân, Hưng Lệ, huyện Khổ, nướcSở, họ Lý, tên Nhĩ, tự là Bá Dương, thụy là Đam, còn gọi là Lão Đam. Ông làmquan sử giữ nhà chứa sách của nhà Chu [ 52, tr. 330 ]. Nhưng dù Lão Tử có sinhtrước, sinh sau Khổng Tử thì ông vẫn là một nhà triết học nổi tiếng với họcthuyết về “ đạo ” ở Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc. Toàn bộ tư tưởng của Lão Tử được biểu lộ trong Đạo đức kinh dàikhoảng 5.000 chữ, chia làm 81 chương ngắn gồm có hai thiên : thiên thượng vàthiên hạ. Thiên thượng từ chương 1 đến chương 37 gọi là Đạo kinh, thiên hạ từchương 38 trở đi gọi là Đức kinh. Như vậy, sự nghiệp mà Lão Tử để lại cho đờichỉ duy nhất một tác phẩm gói gọn trong khoảng chừng 5.000 từ nhưng đã được cácthế hệ đời sau nhìn nhận rất cao. F. V. Lenker nói : “ Lão Tử không chỉ sống chonước Trung Quốc và thời đại của ông. Ông là một trong những bậc thầy thuầntúy nhất, thâm thúy nhất của quả đât ” [ 66, tr. 11 ]. Học giả Nguyễn Duy Cần thìcho rằng : “ Hai luồng tư tưởng lớn là Khổng và Lão đã nhồi nặn tâm hồn conngười Trung Quốc hàng mấy mươi thế kỷ ” [ 66, tr. 11 ]. Lâm Ngư Đường thì đánhgiá : “ Nhờ Lão Tử mà dân tộc bản địa Nước Trung Hoa mới sống sót được trong ba bốn ngànnăm vật lộn với đời sống mà ít ai mắc chứng tâm thần kinh, hay bệnh đứt mạchmáu như người phương Tây ” [ 66, tr. 11 ]. Cũng theo những nhà nghiên cứu thì Đạođức kinh tác động ảnh hưởng rất thâm thúy tới thi ca và hội họa. Với đời sống, Đạo đứckinh được coi là thứ Tâm linh học đạo, với lịch sử dân tộc xã hội thì đó là phương phápĐạo trị. 12L ão Tử là người mở màn phe phái Đạo gia luận giải về sự hình thànhvũ trụ. Sự luận giải ngoài hành tinh của ông được coi là TT để xử lý mọi vấnđề từ ngoài hành tinh quan, nhân sinh quan và chính trị quan. Chính vì sự chứa đựng nhữngtư tưởng vĩ đại với một quan điểm thâm thúy như vậy về ngoài hành tinh nhân sinh và Đạo trịmà hậu thế không hề bàn cãi gì về mặt giá trị và việc định danh giá trị ấy. Vớinhân loại đó là Đạo, và Đạo ấy là thứ đạo đức bản thể nhất, cao quý nhất. Nếu đạoấy được quả đât thấm nhuần và bộc lộ thì niềm hạnh phúc thật sự thấm nhuần. Mặcdù tư tưởng của ông có nhiều hạn chế nhưng xét về mặt lịch sử dân tộc xã hội thì nó làmột di sản sống mãi với thời hạn. Tên tuổi của Lão Tử cùng học thuyết triết họccủa người vẫn được những nhà chính trị mọi thời đại chăm sóc và ứng dụng trongđời sống xã hội. 1.1.2. 2. Trang Tử ( Khoảng 396 – 286 trước Công nguyên ) : Trang Tử sống vào thời kỳ Chiến Quốc, đây là quy trình tiến độ xã hội TrungQuốc đảo lộn kinh hoàng, chuyển tiếp từ xã hội nô lệ sang chính sách phong kiến. Cuộcđời và sự nghiệp của Trang Tử cũng có nhiều tranh luận. Điều chắc như đinh rằngTrang Tử sống cùng thời với Mạnh Tử, Huệ Vương nước Lương và TuyênVương nước Tề vào khoảng chừng thế kỉ IV đến thế kỷ III trước Công nguyên. TrongSử ký của Tư Mã Thiên có ghi chép như sau : Trang Tử người huyện Mông, tênlà Chu. Chu có lần làm lại ở thành Tất Viên thuộc huyện Mông, đồng thời vớiLương Huệ Vương và Tề Tuyên Vương [ 61, tr. 333 ]. Theo những nhà nghiên cứu, nước Tống là một nước nhỏ ở giữa hai tỉnh Sơn Đông và Hà Nam của TrungQuốc lúc bấy giờ. Trang Tử đã từng làm quan Tất viên ( coi vườn sơn ) ở xứ Mông, sau đó sống ẩn dật cho tới cuối đời. Trang Tử sống thanh bạch, đơn giản và giản dị, ghét thói hám danh, cầu lợi. Gia đìnhvợ con ông sống nghèo khó, túng quẫn nhưng ông vẫn là người có nhân cách vàbản lĩnh. Cuộc đời của Trang Tử bộc lộ đồng nhất trong tư tưởng của ông. Trang Tử có một thái độ từ tốn, thản nhiên đến lãnh đạm trước mọi sự kiệndiễn ra ở đời. Trong thiên Chí lạc chép : “ Vợ Trang Tử chết, Huệ Thi đến viếng, thấy Trang Tử ngồi duỗi chân, tay gõ nhịp vào bồn mà hát. Huệ Thi bảo : Mình13ăn ở với người ta, có con với người ta, giờ đây người ta già, chết, không khóccũng còn được đi, lại còn gõ bồn mà hát, chẳng quá lắm ru ? Trang Tử đáp : Không phải thế. Lúc nhà tôi mới mất tôi cũng như mọi người thương tiếc lắmchứ. Nhưng xét lại, hồi trước thì vốn là không có sinh, chẳng những không cósinh mà vốn lại không có hình, chẳng những không có hình mà vốn lại không cókhí. Con người ta chẳng qua là tạp chất biến hóa ra có khí, khí biến hóa mà cóhình, hình biến hóa mà có sinh, có sinh lại biến hóa mà có tử. Có khác nào xuânhạ thu đông bốn mùa cứ tuần hoàn đi lại không ? Vả lại, chết là về với tạo hóa. Người ta đã yên nghỉ nơi cự thất, thế mà còn theo đuổi, thút thít thì hóa ra takhông biết mạng trời ư ? Cho nên tôi không khóc nữa ” [ 61, tr. 189 ]. Cuộc đờiTrang Tử thích tự do, ngang tàn, vua Uy Vương nước Sở nghe tiếng ông hiền, sai sứ mang lễ hậu đến rước, hứa sẽ cất lên làm quan, nhưng Trang Tử cười mànói rằng : “ Nghìn vàng là lợi lớn. Khanh, Tướng là ngôi cao. Nhà thầy lại khôngthấy con trâu đem tế Trời sao ? Nuôi nấng trong vài năm, đem gấm vóc mặc chođể đưa vào Thái miếu. Trong lúc ấy, dù muốn làm con lợn con mất mẹ nữa, dễmà được đâu ? Nhà thầy đi ngay ! Đừng dây bẩn ! Tôi, thà chơi đùa trong rạchbùn cho thích, chứ không để cho kẻ có nước rằng buộc nổi. Suốt đời không làmquan, để cho thích chí tôi ! ” [ 61, tr. 14 ]. Trang Tử được coi là nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học TrungQuốc cổ đại, người có công đưa “ đạo ” của Lão Tử sáng lấp lánh lung linh như một viênngọc quý. Vì thế người đời sau thường gọi phe phái triết học này là Lão – Trang. Tư tưởng của Trang Tử được biểu lộ trong Nam Hoa Kinh gồm có 3 phần : Nội thiên, Ngoại thiên và Tạp thiên. Phần Nội thiên gồm bảy thiên như : Tiêu diêu du, Tề vật luận, Dưỡng sinh chủ, Nhân gian thế, Đức sung phù, Đạitông sư, Ứng đế vương. Phần Ngoại thiên gồm 15 thiên : Biên mẫu, Mã đề, Khứcự, Tại hiệu, Thiên địa, Thiên đạo, Thiên vận, Khắc ý, Thiện tính, Thu thủy, Chílạc, Đạt sinh, Sơn mộc, Điền Tử Phương, Tri bắc du. Phần Tạp thiên có 11 thiênnhư : Canh tang sở, Từ vô quỷ, Tắc dương, Ngoại vật, Ngụ ngôn, Nhượngvương, Đạo chích, Duyệt kiếm, Ngư thụ, Liệt Ngự Khấu, Thiên hạ. Trong 33 thiên trên, không phải do Trang Tử viết trọn vẹn. Căn cứ theo tính cách và tư14tưởng của ông thì chỉ có phần Nội thiên là của Trang Tử, còn Ngoại thiên vàTạp thiên có chỗ do ông viết, có chỗ do người đời sau viết. 1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cơ bản cho sự sinh ra triết lý nhân sinh của Đạo gia1. 2.1. Học thuyết về “ Đạo ” và “ Đức ” trong tư tưởng của Lão Tử vàTrang TửThay vì Dịch học cho rằng khởi nguyên của ngoài hành tinh là Thái Cực, ChuLiêm Khê ( đời Tống ) gọi là Vô Cực thì Lão Tử gọi tên thực thể khởi nguyên vũtrụ theo ý niệm của mình là “ đạo ” và ông đã luận giải sự hình thành của vũtrụ theo “ đạo ”. Nó là nền tảng chi phối xuyên suốt những yếu tố trong triết học củaông và hầu hết những quan điểm về thiên hà, nhân sinh của người Nước Trung Hoa cổ đại. Thuật ngữ “ đạo ” có lẽ rằng được sử dụng từ thời trước Lão Tử. Các văn bản cổ củaTrung Hoa như Thượng thư, Kinh thi … thường nói đến đạo với nhiều ý nghĩakhác nhau như “ thiên đạo ”, “ nhân đạo ”, “ đạo đức ” … Nhưng đến Lão Tử, “ đạo ” trở thành một khái niệm cực kỳ quan trọng, chi phối, xuyên suốt hàng loạt họcthuyết của ông và nó được coi là một phạm trù cơ bản trong triết học của ông. Xét về mặt bản thể luận, “ đạo ” của Lão Tử diễn đạt theo ba nội dung là thể, tướng và dụng. Mặt thể của “ đạo ” nhằm mục đích chỉ ra nguồn gốc tối sơ, nguyên thủy của vũ trụvạn vật. Nó là cái chi phối sự sinh thành và biến hóa của trời đất, là cái cực diệucực huyền cho vạn vật noi theo. Tất thảy vạn vật đều sinh ra từ “ đạo ” rồi chết đilại trở lại với “ đạo ”. Lão Tử đã viết : “ Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịnh hề liêu hề, độc lập nhi bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạmẫu ” [ 33, tr. 202 ]. ( Có vật gì hỗn độn mà thành, sinh ra trước trời đất, vừa trốngkhông vừa lặng yên, đứng một mình không đổi khác, lưu hành khắp mọi nơi màkhông mỏi, là mẹ của thiên hạ ). Có lẽ do chiêm nghiệm và trực giác, Lão Tửnhận thấy khởi nguyên của thiên hà là một thực thể tự tại không bị phân loại, đólà một thực thể siêu hình và tuyệt đối vì vậy yên lặng trống không, không lệthuộc vào khoảng trống và thời hạn nên nó lưu hành khắp mọi nơi mà không mỏi. Thực thể ấy chẳng phải nam ( Dương ), chẳng phải nữ ( Âm ), thế mà vạn vật từ15đó sinh ra cho nên vì thế tạm nói là mẹ của thiên hạ. Lão Tử đã cố gắng nỗ lực đi tìm mộtthuộc tính thực chất của hàng loạt thiên hà để thiết kế xây dựng một phạm trù “ đạo ”. Tuynhiên, ông vẫn chưa thoát khỏi tính trực quan cảm tính nên dừng lại ở thuộc tínhtrống rỗng. Từ thực chất của “ đạo ”, LãoTử cho rằng “ đạo ” là cái vô danh, conngười không hề nghe thấy, nhìn thấy và chớp lấy được nhưng “ đạo ” vẫn sống sót. Theo Lão Tử, “ đạo ” mang tính khách quan, tự nhiên, thuần phác, khôngbị nhào nặn, gọt dũa bởi con người và nó trọn vẹn độc lập với ý muốn của conngười. Ông viết : “ Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tựnhiên ” [ 33, tr. 202 ]. ( Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên ). Nó cứ thản nhiên lạnh nhạt, nó sinh ra vạn vật nhưngkhông cho vạn vật là của mình, nó vô tình “ Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sôcẩu. ” ( Trời đất không có nhân, coi vạn vật như loài chó rơm ) [ 66, tr. 97 ]. Chínhtính khách quan, tự nhiên đó mà trời đất hóa sinh phó mặc tự nhiên, không canthiệp, còn vạn vật cứ tự nhiên sinh sinh hóa hóa. Theo Lão Tử “ đạo ” là cái gốcban đầu của hàng loạt thiên hà, mọi sự sinh thành, biến hóa của vạn vật đều từ đạomà ra “ Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật ” [ 66, tr. 213 ]. ( Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật ). Từ đây cũngchính là đặc thù của quy trình sinh vạn vật từ “ đạo ”. Nói về việc Đạo sinh ra vạn vật, Lão Tử có trình diễn thêm như sau : “ Đạiđạo phiếm hề, kì khả tả hữu. Vạn vật thị chi sinh nhi bất từ, công thành nhi bấthữu, y dưỡng vạn vật nhi bất chủ. Thường vô dục, khả danh ư tiểu ; vạn vật quyyên nhi bất chủ, khả danh vi đại ” [ 33, tr. 215 ]. ( Đạo lớn tràn khắp bên phải bêntrái, vạn vật nhờ nó mà sinh, không có vật nào bị khước từ. Xong việc không đểlại tên, che chở nuôi dưỡng muôn loài mà không làm chủ. Thường không hammuốn nên có tên là nhỏ. Được muôn vật theo về mà không làm chủ nên lớn ). Cóthể thấy vạn vật nhờ Đạo mà sinh ra, do đó vật nào cũng có một chỗ đứng thíchhợp với mình, không bị khước từ. Tuy rằng, Đạo che trở nuôi nấng vạn vậtnhưng vẫn để cho vạn vật tự do làm chủ lấy mình tùy theo sức sống, khả năngsẵn có mà thích ứng với thiên nhiên và môi trường hoạt động và sinh hoạt. Đạo không phải là con người nênkhông có những ham muốn vì vậy hoàn toàn có thể gọi tên là nhỏ. Dù không làm chủ và16gây nên sự cưỡng bức nào mà vạn vật vẫn tự chuyển tuân theo quy luật của đạo, sớm muộn thế nào vẫn quay trở lại với “ đạo ”, cho nên vì thế hoàn toàn có thể gọi tên “ đạo ” là lớn. Lão Tử đã không thừa nhận sự biến hóa của quốc tế tuân theo một mụcđích định sẵn của một thế lực siêu nhiên nào đó khi tôn vinh tính tự nhiên, thuầnphác của “ đạo ”. Theo ông, mọi sự vật, hiện tượng kỳ lạ trong quốc tế đều sinh ra từđạo và sau cuối mất đi lại trở lại với đạo. Đạo có đặc thù lặng yên và trốngkhông và Lão Tử thường dùng từ “ cốc thần ” để chỉ đặc thù trống rỗng của “ đạo ”. “ Cốc thần ” chỉ khoảng chừng trống không giữa lòng hang sâu, không hình, không ảnh, không ngược, không trái, ở thấp không hèn không động, giữa lặngyên không suy. “ Cốc thần bất tử, thi vị huyền tẫn, huyền tẫn chi môn, thị vịthiên địa căn. Miên nhiên nhược tồn, dụng chi bất cần ” [ 33, tr. 173 ]. ( Thần hangkhông chết nên gọi là huyền tẫn. Cửa của huyền tẫn gọi là gốc của trời đất. Dằng dặc như còn mãi, dụng mãi mà không kiệt ). Như vậy, sự lặng yên, trốngrỗng của “ đạo ” là một định tính có đặc thù cơ bản. Sự trống rỗng này vô cùngvô tận, tiềm ẩn muôn vật vạn loài mà chẳng khi nào đầy, biến hóa khônlường mà chẳng khi nào kiệt. Cái lặng yên, trống rỗng của “ đạo ” còn được LãoTử diễn đạt bằng từ “ vi diệu, huyền thông ”. Ông cũng dùng chữ “ huyền ” vớinghĩa sâu kín, mầu nhiệm, không danh tính, không hình thể, không hề nói rađược bằng lời để chỉ “ đạo ” biến hóa. Ông viết : “ Vô danh thiên địa chi thủy, hữudanh vạn vật chi mẫu. Cố thường vô, dục dĩ quan kì diệu ; thường hữu, dục dĩquan kì kiếu ” [ 33, tr. 161 ]. ( Vô danh là đầu trời đất, hữu danh là mẹ muôn vật. Cho nên, tự thường đặt vào chỗ không là để xét cái hoàn toàn có thể vi diệu của nó ; tựthường đặt vào chỗ có là để xét cái vô biên của nó. Hai cái đó cùng xuất phát từmột chỗ mà khác tên, cùng gọi là huyền, huyền tới mức huyền nhất, đó là cáicửa của mọi thứ diệu kỳ – huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn ). Như vậy, Lão Tử là người tiên phong trong triết học Đạo gia vấn đáp cho câu hỏi : Cái gì là cáiđầu tiên sinh ra thiên hà vạn vật ? Lão Tử coi “ đạo ” là mẹ của muôn loài, là chủcủa trời đất. Bằng một sự mường tượng thâm thúy, Lão Tử chỉ hoàn toàn có thể cảm nghiệmrằng “ đạo ” có vẻ như trống không nhưng có sức chứa vô hạn. Đạo lớn giàn dụa, lan17tràn khắp nơi, không chỗ nào không tới. Với quan điểm đó, mặt thể của “ đạo ” cũng chính là thực chất sâu kín, huyền nhiệm của ngoài hành tinh, vạn vật. Về mặt tướng của “ đạo ”, Lão Tử đã dùng rất nhiều từ ngữ, hình ảnh đểlàm nên hình dáng, trạng thái của nó. Theo Lão Tử, Đạo là một thực thể vôhình, do đó để diễn đạt cho rõ hơn về “ đạo ” ông chỉ hoàn toàn có thể miêu tả như sau : “ Thị chi bất kiến danh viết di, thính chi bất văn danh viết hi, bác chi bất đắcdanh viết vi. Thử tam giả bất khả trí cật, cố hỗn nhi vi nhất. Kì thượng bất kiểu, kì hạ bất muội, thằng thằng bất khả danh, phục qui ư vô vật. Thị vị vô trạng chitrạng, vô vật chi tượng, thị vị hoảng loạn. Nghinh chi bất kiến kì thủ, tùy chi bấtbiến kì hậu. Chấp cổ chi đạo, dĩ ngự kim chi hữu ; năng tri cổ thủy, thị vị đạo kỉ ” [ 33, tr. 184 ]. ( Nhìn không thấy tên là di, nghe không thấy gọi là hy, bắt khôngđược gọi là vi. Ba thứ đó không phân loại được vì nó hỗn hợp làm một. Ở trênnó không sáng ở dưới nó không tối. Dằng dặc không hề gọi tên rồi lại trở vềnơi vô vật. Đó gọi là trạng thái không hình trạng, vật không có hình tượng. Nónhư có như không, thấp thoáng mập mờ, đón không thấy đầu, theo không thấyđuôi ). Người ta chỉ hoàn toàn có thể trông thấy, nghe thấy, chớp lấy được những sự vậttrong quốc tế hữu hình. Ngay trong quốc tế ấy, so với những vật quá nhỏ bé, hay những thể thuộc dạng sóng, khí, người ta cũng không thấy được nếu khôngcó sự trợ giúp của những dụng cụ phức tạp. Huống chi so với “ đạo ” là một thực thểsiêu hình, giác quan con người làm thế nào nhận ra ! Đạo là một thực thể ở ngoàikhông thời hạn, ở trên hai thể Âm Dương tương đối ; cho nên vì thế “ đạo ” không phải làmột thực tại bị tách chia ra phân phối sự nhận thức của mắt, tai và tay của conngười. Do đó, nó mập mờ, không có hình trạng, đón không thấy đầu, theokhông thấy đuôi. Nhưng “ đạo ” không khi nào mất, nó sống sót khắp cả thiên hà, làđầu của trời đất, là mẹ của muôn vật. Vì thế không hề diễn đạt nó bằng lời, không gọi nó bằng những tên thường : “ Đạo khả đạo khác thường đạo. Danh khảdanh khác thường danh. Vô danh thiên địa chi thủy. Hữu danh vạn vật chi mẫu ” [ 66, tr. 83 ]. ( Đạo mà hoàn toàn có thể miêu tả được thì không phải đạo không bao giờ thay đổi nữa. Tênmà hoàn toàn có thể đặt ra gọi thì không còn là tên vĩnh cửu nữa, Hữu danh là mẹ của vạnvật. Vô danh là gốc của trời đất ). 18 Đặc biệt, Lão Tử đã lấy hình tượng nước để diễn đạt trạng thái của “ đạo ”. Đó là tính thướt tha, linh động và dễ thích ứng của nước. Ông viết : “ Thiên hạnhu nhược mạc quá ư thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng, kỳ vôdĩ dị chi ”. ( Trong thiên hạ, không có gì mềm yếu hơn nước mà công phá vật rắnmạnh thì không gì hơn được nó, không lấy gì thay thế sửa chữa được nó ) [ 66, tr. 311 ]. Nước giống Đạo ở chỗ không có thể chất, hình trạng và không nơi nào nướckhông tới. Nó rất mềm yếu tuy nhiên không gì mạnh hơn nó, linh động bằng nó. LãoTử đã ví “ đạo ” giống nước luôn chảy về nơi thấp, giống như sông dài, biển rộngcó hàng trăm dòng đổ về. Nước mềm mại không tranh chấp ganh đua vì nónhún nhường, nhã nhặn vì vậy nó lan tràn và len lỏi khắp mọi nơi. Mặc dùnước luôn ở chỗ thấp nhưng tác dụng và sức mạnh của nước lại lớn đến hiểnnhiên mà thâm thúy. Mặt dụng của “ đạo ” chính là hiệu quả, năng lượng của nó. Đó là trạng tháivận động, biến hóa với năng lượng sản sinh và huyền đồng vạn vật “ đạo ” có sứcsáng tạo vĩ đại, bao quát và ngự trị trời đất. Nhận được “ đạo ” tưới tắm vạn vậthiển hiện ra trong trời đất bằng muôn loại hình dạng khác nhau. Lão Tử đã lấyhình ảnh ống bễ của người thợ rèn để diễn đạt cái năng lượng phát minh sáng tạo của “ đạo ”. Từ trong sự trống rỗng của ống bễ khi hoạt động, vạn vật sinh sôi nảy nở nhưhơi thoát ra từ ống bễ. Tuy “ đạo ” luôn bao trùm, che trở và nuôi dưỡng vạn vậtnhưng nó không khoe khoang mà nó thản nhiên như không làm gì : “ Đạo thườngvô vi nhi vô bất vi ” [ 66, tr. 195. ]. ( Đạo thường không làm mà không gì khônglàm ). Năng lực của “ đạo ” là ở chỗ không làm, yên tĩnh nhưng thực ra không cógì là “ đạo ” không làm. Đạo ở đây được ví như hình ảnh của mặt trời, mặt trờithì có vẻ như không làm gì cả, nhưng không có một vật nào là không nhờ ánhsáng của mặt trời, đây là năng lượng rất là tự nhiên, như cái nóng của lửa, cáilạnh của băng giá vậy. Chính năng lượng sản sinh và vô vi của “ đạo ” mà muôn vậtvận hành theo những quy luật tất yếu, chúng giống như những nguyên tắc phổbiến tiềm ẩn và làm cơ sở cho những quy luật của quốc tế. Phần quý giá nhất trong triết học của Lão Tử đó là phép biện chứng chấtphác. Lão Tử cho rằng hàng loạt ngoài hành tinh vạn vật đều do sự chi phối của Đạo luôn19luôn trong quy trình hoạt động, biến hóa không ngừng, không nghỉ. Lão Tử viết : “ Có những vật tiến lên phía trước, có những vật rơi lại phía sau, có những vậtlớn lên, có những vật suy đi, có những vật đang hình thành, có những vật đangđi tới chỗ hủy hoại ” [ 66, tr. 171. ]. Theo Lão Tử mọi sự vật, hiện tượng kỳ lạ trong vũtrụ đều bao hàm hai mặt trái chiều dựa vào nhau, liên hệ, tương tác lẫn nhau : “ Họahề phúc chi sở ỷ, phúc hề họa chi sở phục. Thục tri kỳ cực ” [ 66, tr. 256 ]. ( Họalà chỗ tựa của phúc, phúc là chỗ náu của họa. Ai biết được đâu là cái cuối cùngcủa phúc họa ). Lão Tử chứng minh và khẳng định, chính sự liên hệ, tác động ảnh hưởng giữa những mặt, cáckhuynh hướng trái chiều nhau trong sự vật, hiện tượng kỳ lạ đã tạo ra sự hoạt động, biếnđổi không ngừng của thiên hà. Và sự hoạt động, đổi khác của thiên hà, vạn vật theoLão Tử không hỗn loạn, mà chúng thuân theo quy luật tất yếu “ đạo ”. Đây lànhững quy luật khắt khe, không có sự vật nào hoàn toàn có thể sống sót mà đứng ngoàiquy luật đó, kể cả trời đất, thần linh : “ Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất ” [ 33, tr. 266 ]. ( Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt ). Theo Lão Tử, hàng loạt thiên hà bị tri phối bởi hai quy luật cơ bản nhất đó làluật quân bình và luật phản phục. Luật quân bình bắt nguồn từ tư tưởng củaDịch học, đó chính là thế cân đối, trung dung. Đạo đặt ở luật quân bình nội tạitrong từng cá thể, cả vật và trong ngoài hành tinh vạn vật thiên nhiên. Ở đâu có sự xô lệch quyluật ấy sẽ tự có một phản lực để lấy lại thế quân bình : “ Thiên chi đạo kỳ dotrương cung dư. Cao giả ức chi hạ giả cử chi, hừu dư giả tổn chi, bất túc giả bổchi. Thiên chi đạo tổn hữu dư nhi bổ bất túc, nhân chi đạo tắc bất nhiên tổn bấttúc dĩ phụng hữu dư ” [ 66, tr. 309 ]. ( Đạo trời giống như buộc dây cung vào cungchăng. Dây cung ở cao quá thì hạ nó xuống, ở thấp quá thì đưa nó lên ; dài quáthì bỏ bớt đi, ngắn quá thì thêm vào. Đạo trời bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu, đạongười không vậy, lấy chỗ thiếu cấp chỗ dư ). Nếu tất cả chúng ta chú ý hoàn toàn có thể thấy luậtquân bình này tiếp tục hiện thực trong những hiện tượng kỳ lạ vạn vật thiên nhiên. Chínhnhờ luật quân bình mà vạn vật sống sót, đổi khác không ngừng theo một trật tự tựnhiên, nhất định. Luật quân bình chống lại những gì thái quá trái với sự điều hòacủa tự nhiên. Để chống lại những gì thái quá, nó thường lấy nhu thắng cương, nhược thắng cường : “ Xí giả bất lập, khóa giả bất hành. Tự hiện giả bất minh, tự20thị giả bất chương ” [ 33, tr. 200 ]. ( Nhón gót lên thì không đứng vững, xoạc chânra thì không bước được, tự xem là sáng thì không sáng, tự xem là phải thì khôngchói ). Lão Tử nói rõ về sự quân bình của Đạo như sau : “ Khúc tắc toàn, uổng tắctrực, oa tắc doanh, tệ tắc tân, thiểu tắc đắc, đa tắc hoặc ” [ 33, tr. 196 ]. ( Cong thìsẽ được bảo toàn, queo thì sẽ được thẳng ra, trũng thì sẽ đầy, cũ nát thì sẽ mới, ít thì sẽ được thêm, nhiều thì sẽ hóa mê ). Theo Lão Tử, trong quy trình hoạt động, đổi khác, khuynh hướng tất yếucủa vạn vật là quay trở lại trong “ đạo ”, trở lại với yên bình, hư không theo luật phảnphục. Phản là quay trở lại, là quay ngược lại cái hướng đã đi trước. Phục là trở lại, lấylại cái đã mất. Theo luật phản phục, cái gì tăng trưởng đến tột đỉnh thì tổng thể trởthành cái trái chiều với nó, sự vật khi tăng trưởng đến cực điểm những đặc thù của nóthì đặc thù ấy sẽ đi ngược lại để trở thành đặc thù tương phản. Nhìn vũ trụthiên nhiên, Lão Tử cho rằng phản phục là quy luật của “ đạo ”. Theo Lão Tử, phản phục được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, phản phục là sự hoạt động, biếnhóa có đặc thù tuần hoàn, đều đặn, uyển chuyển của tự nhiên vạn vật như bốnmùa đổi khác, hết ngày lại đến đêm, trăng tròn rồi lại khuyết, đó là quy luật tấtyếu của tự nhiên. Các sự vật cứ mờ mờ thấp thoáng, lúc sinh lúc tử, lúc yếu lúcmạnh, khi đầy khi vơi … dưới sự tác động ảnh hưởng của luật phản phục. Thứ hai, phản phục còn có nghĩa là sự hoạt động trở lại với “ đạo ”, tựnhiên, vô vi của vạn vật. Lão Tử nói : “ Phản giả đạo chi động ” [ 33, tr. 225 ] tức ( trở lại là hành vi của Đạo ). Trở về với đạo tự nhiên tức trở về với căn nguyên, cộinguồn của mình, bền chắc, vĩnh cửu. Lão Tử nói tiếp : “ Trí hư cực, thủ tịnh đối, vạn vật tịnh tác. Ngô dĩ quan phục, phù vật vân vân. Các phục quy kỳ căn, quycăn viết thường tịnh, thị vị viết phục mệnh ” [ 66, tr. 128. ]. ( Đến chỗ cùng cực hưkhông là giữ vững được trong cái tĩnh. Vạn vật cùng đều sinh ra, ta lại thấy nótrở về với gốc. Mọi vật đều trùng trùng trở lại với cội rễ của nó, quay trở lại với cội rễgọi là tĩnh, thế gọi là quay về với mạng ). Vậy sự quay trở lại với “ đạo ” có nghĩa là sựhòa nhập, như nhau với cái yên bình, mộc mạc, thuần phác, tự nhiên của “ đạo ”. 21N hư vậy, chính hai luật thông dụng trong “ đạo ” đã làm cho phép biện chứngcủa Lão Tử mất sinh khí, có đặc thù máy móc, lặp đi lặp lại. Phép biện chứngcủa Lão Tử còn ở trình độ ngây thơ, chất phác, mang đặc thù trực quan cảmtính. Mặc dù ông đã trình diễn nhiều tư tưởng rất là cô đọng, thâm thúy về vậnđộng, quy luật, xích míc nhưng cái thực ra của phép biện chứng là sự pháttriển thì Lão Tử không hề nhắc tới, thậm chí còn khi vận dụng nó trong đời sống xãhội, ông còn lên án nó, cho nó là nguồn gốc của mọi sự đau khổ, xấu số. Trong lý luận bản thể của Lão Tử, bên cạnh phạm trù “ đạo ” còn có phạmtrù “ đức ”. Nếu như “ đạo ” là một vật siêu tự nhiên, thần bí khó hiểu thì “ đức ” làlý luận thâm thúy và phổ cập, là hình dáng của vật, tương tự với tính quy luậttồn tại hoạt động của vạn vật. Lão Tử nói : “ Khổng đức chi dung, duy đạo thịtòng ” [ 66, tr. 128. ]. ( Dáng mạo của Đức thông suốt, chỉ theo với Đạo ”. Như vậycó nghĩa là “ đức ” link với “ đạo ” như hình với bóng, bóng không rời hình thì “ đức ” cũng không rời “ đạo ”. Chương 51, Lão Tử lại nói : “ Đạo sinh chi, đức súcchi, vật hình chi, thế thành chi. Thị dĩ vạn vật mạc bất tôn đạo nhi quí đức. Đạochi tôn, đức chi quí, phù mạc chi mệnh nhi thường tự nhiên ”. ( Đạo sinh ra, đứcnuôi nấng, vật tạo hình, thời cơ hoàn thành xong. Vậy nên vạn vật chẳng thể khôngtôn kính đạo mà quí mến đức. Đạo đáng tôn, đức đáng quí đâu phải là mệnhlệnh mà lẽ thường tự nhiên ). Theo Lão Tử, “ đạo ” sinh ra vạn vật, “ đức ” nuôinấng vạn vật, từ đó vạn vật lại tạo ra hình dáng những thế hệ sau theo chủng loạicủa mình chính bới vạn vật được sinh dưỡng bởi “ đạo ” và ” đức ”. Đạo vốn khôngtên, đến “ đức ” tên mới mở màn có, vạn vật nhờ “ đức ” chứa mà không đồng đều, sinh ra đối chọi lớn nhỏ, nhiều ít, sướng khổ để suy tính phân biệt nhân, lễ, nghĩa vậy. Vì vậy : “ Thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhihậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ ” [ 66, tr. 198. ]. ( Mất đạo rồi mới có đức, mấtđức rồi nhân sinh, mất nhân rồi nghĩa sinh, mất nghĩa rồi lễ sinh ra vậy ). Nhưvậy Lão Tử coi “ đạo ” và “ đức ” là chủ của nhân, nghĩa, lễ và nó chỉ là cái vỏ của “ đạo ”, “ đức ” mà thôi. Chính vì vậy, Lão Tử chủ chương bỏ nhân, nghĩa, lễ đểquay về với “ đạo ” và “ đức ”. Mọi vật đều chứa “ đạo ” và “ đức ”, “ đức ” luôn đikèm theo “ đạo ” để sinh ra, nâng đỡ cho vạn vật sống sót và tăng trưởng. Đức không22phải là vật có hình tượng đơn cử, mà là một năng lượng huyền diệu siêu hình, đảmđương việc bảo tồn vạn vật sau khi “ đạo ” phát minh sáng tạo ra. Kế thừa tư tưởng của Lão Tử, Trang Tử vẫn coi “ đạo ” là nguồn gốc sinhra mọi sự vật, hiện tượng kỳ lạ trong thiên hà. Ông thường gọi ngắn gọn là “ đạo sống ”, “ nguồn sống ”, hoặc “ sống chung ”. Trang Tử coi “ đạo ” là cái vô danh, vôthường, không nghe thấy và không gọi tên được, nó là một thứ siêu cảm giáckhông thể dùng ngôn từ gọi tên và nó còn là quy luật tự nhiên chi phối mọi sựbiến động của ngoài hành tinh : “ Đạo chẳng hoàn toàn có thể nghe được, nghe được không phải lànó. Đạo cũng chẳng hoàn toàn có thể thấy được, thấy được không còn phải là nó nữa. Cóthể nào lấy trí mà hiểu được cái tưởng tượng của cái không tưởng tượng đượcchăng ? Vậy thì không nên đặt tên cho đạo ” [ 61, tr. 43 ]. Trong thiên Tề vật luận, Trang Tử nói tiếp : “ Đạo mà sáng thì không phải là đạo. Lời mà rõ ràng thìkhông đến chốn ” [ 61, tr. 43 ]. Vậy tại sao “ đạo ” là cái vô danh ? Trang Tử chorằng : “ Biết phần sống, giữ phần mái. Làm gà trong đời, thế phải. Biết phầntrắng, giữ phần thuốc. Làm hang trong đời, thế được. Người đều lấy trước. Tariêng lấy sau. Lại nói : Nhận thấy ghét cáu ở đời. Người đều lấy thực. Ta riênglấy hư ” [ 61, tr. 343. ]. Trang Tử cho rằng, “ đạo ” vô danh không phải vì nókhông có gì, mà đó là một cái hỗn mang chưa có hình thù, đặc thù. Nó vượt rakhỏi mọi mối liên hệ với khoảng trống, thời hạn, sinh tử. Nó không phải là cáitồn tại vĩnh viễn mà là cái vĩnh viễn vượt ra khỏi cả mối liên hệ giữa sống sót vàkhông sống sót. Trang Tử cũng thừa nhận “ đạo ” là bản thể tiên phong của ngoài hành tinh vạnvật. Ông nói : “ Phù Đạo hữu tình, hữu tín, vô vi, vô hình dung, khả truyền nhi bất khảthụ, khả đắc nhi bất khả kiến. Tự bản tự căn, vị hữu thiên địa tự cổ dĩ cố tồn, thần quỷ, thần đế, sinh thiên, sinh địa ” [ 61, tr. 83. ]. ( Kìa Đạo có tình, có tin, không làm, không hình, hoàn toàn có thể truyền mà không hề nhận lãnh, hoàn toàn có thể được màkhông thể thấy. Tự có gốc, tự có rễ, vốn sống sót từ xưa khi chưa có trời đất, làmthiêng liêng quỷ thần, thượng đế, sinh ra trời, sinh ra đất ). Có thể nói, quan điểm duy vật biểu lộ rất rõ nét khi Trang Tử cho “ đạo ” là cái tự nhiên vốn có, không ai sinh ra nó mà nó tự bản, tự căn, vô cùng và vô

Source: https://thevesta.vn
Category: Phật Pháp