Giải phẫu cơ quan sinh dục cái của gia súc – Thuốc thú y – chế phẩm chăn nuôi – thuốc thuỷ sản – Marphavet – Công ty CP thuốc thú y Marphavet – thuốc thú y chất lượng cao

*Âm đạo
– Trước âm đạo là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh che lỗ âm đạo.
– Âm đạo là một cái ống tròn để chứa cơ quan sinh dục của con đực (dương vật) khi giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ.
– Cấu tạo: Gồm 3 lớp
+ Lớp liên kết ở ngoài cùng
+ Lớp cơ trơn ở giữa: Cơ dọc bên ngoài, cơ vòng bên trong. Các lớp cơ âm đạo liên kết với các cơ cổ tử cung.
+ Lớp niêm mạc ở trong cùng: niêm mạc âm đạo có nhiều tế bào thượng bì, niêm mạc gấp nếp dọc.
*Tử cung
– Tử cung là nơi đảm bảo cho sự phát triển và dinh dưỡng bào thai, đồng thời nó còn làm nhiệm vụ đẩy thai ra ngoài trong quá trình sinh đẻ  nhờ  vào các lớp cơ trơn của thành tử cung.
– Tử cung các loài động vật có vú gồm một số loại sau:
+ Tử cung kép: gồm hai sừng tử cung trái và phải, mỗi bên đều có một cổ tử cung. Hai cổ tử cung thông với âm đạo. Ví dụ: Tử cung voi
+ Tử cung phân nhánh: Tử cung phân làm hai nhánh, có cùng một cổ tử cung thông với âm đạo.
Ví dụ: Loài gậm nhấm, lợn, loài ăn thịt
+ Tử cung hai sừng: tử cung có một thân và hai sừng, cùng một cổ tử cung. Ví dụ: Bò, ngựa, chó
+ Tử cung đơn (Uterus simple): Tử cung không phân biệt sừng tử cung, thân tử cung, trông giống quả  lê. Ví dụ: Linh trưởng và người
– Cấu tạo: Gồm 3 lớp
+ Lớp ngoài cùng là lớp màng liên kết sợi mỏng
+ Giữa là lớp cơ trơn: Đây là một lớp cơ dày và khỏe nhất trong cơ thể, có cấu tạo khá phức tạp.
Bên trong là một khung liên kết với nhiều sợi đàn hồi có nhiều mạch máu, đặc biệt là những tĩnh mạch lớn. Ngoài ra, các bó sợi cơ trơn đan vào nhau theo mọi hướng làm cho tử cung vừa dày, vừa chắc.
+ Bên trong là lớp niêm mạc  màu hồng, phủ  lên trên bằng một tầng tế bào biểu mô hình trụ xen với những tuyến tiết chất nhầy, nhiều tế bào biểu mô lại kéo dài thành lông nhung. Khi lông rung động thì gạt những chất nhày ti ết ra phía cổ tử cung.
– Tử cung gia súc gồm các phần:
+ Cổ tử cung: thông với âm đạo
+ Thân tử cung
+ Sừng tử cung: thông với ống dẫn trứng
– Vị  trí tử cung nằm trong xoang chậu, trên là trực tràng, dưới là bàng quang.
– Tử cung nằm ổn định được tại chỗ  là nhờ:
+ Sự bám của âm đạo vào cổ tử cung
+ Dây chằng – dây chằng này là các nếp phúc mạc tạo thành:
+) Dây chằng rộng: là do nếp phúc mạc trùm  lên tử cung ở mặt trên, m ặt dưới và kéo dài đến hai
thành của chậu hông. Dây chằng rộng ở giữa hai lá phúc mạc, nên rất quan trọng và có nhiều mạch quản, dây thần kinh.
+) Dây chằng tròn: Là do một dây chằng nhỏ từ sừng tử cung đến vùng bẹn, có nhiều mạch quản và cơ trơn

Tử cung bò


Tử cung lợn
*Buồng trứng
– Là tuyến sinh dục của con cái, gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng và nằm trong xoang chậu.
– Chức năng của buồng trứng: nuôi dưỡng trứng cho trứng chín và tiết ra những hormone sinh dục.
– Cấu tạo:
+ Bên ngoài là một lớp màng liên kết sợi chắc
+ Bên trong chia làm hai miền: miền vỏ và miền tủy
+) Miền tủy: mạch máu nhiều hơn và tổ chức mô xốp cũng dày hơn
+) Miền vỏ: có tác dụng về sinh dục vì ở đó xảy ra quá trình trứng chín và rụng.
– Ngay dưới lớp màng liên kết của buồng trứng, lúc đầu có những tế bào trứng non, mỗi tế bào trứng như vậy được bao quanh bởi một tầng tế bào. Tập hợp trứng non với lớp tế bào xung quanh
làm thành noãn bao nguyên thủy.
– Trong quá trình noãn bao lớn thì các tế bào xung quanh tiêu biến dần làm xuất hiện ở giữa nang một xoang chứa đầy chất dị ch nang. Các tầng tế bào còn lại trở thành một màng bọc ngoài có một chỗ dày hẳn lên chứa tế bào trứng. Noãn bao nguyên thủy đã biến thành một noãn bao chín, được bao bọc bởi một lớp màng mỏng.
– Tổ chức màng liên kết ngoài buồng trứng lúc này dày lên để bảo vệ noãn bao chín, noãn bao chín có đường kính tới 1 cm. Tế bào trứng trong noãn bao, cũng lớn lên và đạt tới kích thước 0,15 – 0,25 cm – có thể trông thấy bằng mắt thường, đây là tế bào lớn nhất trong cơ thể.
– Noãn bao chín nằm sát ngay với màng bọc ngoài của buồng trứng. Cuối cùng màng bọc này cùng với màng bọc của nang rách ra giải phóng tế bào trứng, dị ch nang cùng một phần tế bào hạt rơi vào loa kèn.
– Nơi màng của noãn bao rách ra khép miệng và liền lại ngay. Những tế bào hạt còn lại trong nang phân chia mãnh liệt thành m ột khối tế bào mới choán đầy nang và biến thành thể vàng.
– Thể vàng tồn tại tùy thuộc vào trường hợp tế bào trứng sau khi rụng có được thụ tinh hay không.
+ Nếu trứng không được thụ tinh thì thể  vàng tồn tại không lâu thì khối tế bào thoái hóa rồi tiêu biến đi để lại một cái sẹo gọi là thể bạch.
+ Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại cho tới khi sinh đẻ. Trong suốt thời gian gia súc mang thai, thể vàng có tác dụng như một cơ quan nội tiết tiết ra hormone progesterone.
– Ngoài ra, khi noãn bao thành thục thì những tế bào hạt trong biểu mô noãn bao tiết ra hormone oestrogen, hormone này làm cho gia súc chưa thành thục biểu hiện động dục.
*Ống dẫn trứng
– Ống dẫn trứng (vòi Fallop): nằm ở  màng treo buồng trứng.
– Một đầu của ống dẫn trứng thông với xoang bụng, gần sát buồng trứng có hình loa kèn, trên loa kèn hình thành một cái tán rộng và lô nhô không đều. Đầu kia thông với mút sừng tử cung là một cái ống nhỏ ngoằn ngoèo.
– Cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp ngoài là lớp sợi liên kết
+ Lớp giữa là lớp cơ
+ Lớp trong là lớp niêm mạc: Lớp niêm mạc gồm các tế bào thượng bì có nhung mao, khi tế bào trứng rụng và rơi vào loa kèn theo ống dẫn trứng đi xuống là nhờ sự rung động của các nhung mao và sự co bóp của các lớp cơ.
– Khi tinh trùng vào đường sinh dục con cái, tế bào trứng được thụ tinh. Quá trình thụ tinh thường diễn ra ở ống dẫn trứng.
– Đường kính ống dẫn trứng: 0,2 – 0,4 mm
– Ống dẫn trứng được chia thành hai đoạn:
+ Đoạn 1: Ống dẫn trứng phía buồng trứng
+) Phần đầu trên thông với xoang bụng ở gần buồng trứng, được phát triển to tạo thành một cái phễu để hứng tế bào trứng, tùy theo từng loài gia súc khác nhau mà cái phễu hay loa kèn đó phủ một phần hay toàn phần buồng trứng. Loa kèn có nhiều tua, nhung mao rung động để hứng tế bào trứng. Quá trình thụ tinh thường xảy ra ở đoạn 1/3 phía trên ống dẫn trứng khi trứng và tinh trùng gặp nhau.
Ví dụ:  Trâu, bò, lợn: loa kèn phủ toàn bộ buồng trứng
Thỏ: loa kèn chỉ phủ một phần buồng trứng
+ Đoạn 2: Ống dẫn trứng phía sừng tử cung
+) Một đầu gắn với đoạn 1, một đầu gắn với mút sừng tử cung.
+) Cấu tạo cũng gồm 3 lớp: lớp liên kết sợi ở ngoài cùng, ở giữa là hai lớp cơ trơn, bên trong là lớp niêm mạc được cấu tạo bằng những tế bào hình trụ, hình vuông có chức năng tiết dịch.
+) Trên bề mặt niêm mạc còn được phủ một lớp nhung mao luôn rung động để đẩy tế bào trứng hay hợp tử xuống tử cung làm tổ.
* Hệ ĐM của cơ quan sinh dục cái:
– Âm môn: ĐM thẹn trong và ĐM thẹn ngoài
– Âm đạo: ĐM tử cung và ĐM trực tràng dưới
– Tử cung: ĐM tử cung buồng trứng; ĐM tử cung sau; ĐM giữa tử cung
– Buồng trứng: ĐM tử cung buồng trứng chia làm 3 nhánh: nhánh ĐM buồng trứng, sừng tử cung, giữa tử cung

 

– Trước âm đạo là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh che lỗ âm đạo.- Âm đạo là một cái ống tròn để chứa cơ quan sinh dục của con đực (dương vật) khi giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ.- Cấu tạo: Gồm 3 lớp+ Lớp liên kết ở ngoài cùng+ Lớp cơ trơn ở giữa: Cơ dọc bên ngoài, cơ vòng bên trong. Các lớp cơ âm đạo liên kết với các cơ cổ tử cung.+ Lớp niêm mạc ở trong cùng: niêm mạc âm đạo có nhiều tế bào thượng bì, niêm mạc gấp nếp dọc.- Tử cung là nơi đảm bảo cho sự phát triển và dinh dưỡng bào thai, đồng thời nó còn làm nhiệm vụ đẩy thai ra ngoài trong quá trình sinh đẻ nhờ vào các lớp cơ trơn của thành tử cung.- Tử cung các loài động vật có vú gồm một số loại sau:+ Tử cung kép: gồm hai sừng tử cung trái và phải, mỗi bên đều có một cổ tử cung. Hai cổ tử cung thông với âm đạo. Ví dụ: Tử cung voi+ Tử cung phân nhánh: Tử cung phân làm hai nhánh, có cùng một cổ tử cung thông với âm đạo.Ví dụ: Loài gậm nhấm, lợn, loài ăn thịt+ Tử cung hai sừng: tử cung có một thân và hai sừng, cùng một cổ tử cung. Ví dụ: Bò, ngựa, chó+ Tử cung đơn (Uterus simple): Tử cung không phân biệt sừng tử cung, thân tử cung, trông giống quả lê. Ví dụ: Linh trưởng và người- Cấu tạo: Gồm 3 lớp+ Lớp ngoài cùng là lớp màng liên kết sợi mỏng+ Giữa là lớp cơ trơn: Đây là một lớp cơ dày và khỏe nhất trong cơ thể, có cấu tạo khá phức tạp.Bên trong là một khung liên kết với nhiều sợi đàn hồi có nhiều mạch máu, đặc biệt là những tĩnh mạch lớn. Ngoài ra, các bó sợi cơ trơn đan vào nhau theo mọi hướng làm cho tử cung vừa dày, vừa chắc.+ Bên trong là lớp niêm mạc màu hồng, phủ lên trên bằng một tầng tế bào biểu mô hình trụ xen với những tuyến tiết chất nhầy, nhiều tế bào biểu mô lại kéo dài thành lông nhung. Khi lông rung động thì gạt những chất nhày ti ết ra phía cổ tử cung.- Tử cung gia súc gồm các phần:+ Cổ tử cung: thông với âm đạo+ Thân tử cung+ Sừng tử cung: thông với ống dẫn trứng- Vị trí tử cung nằm trong xoang chậu, trên là trực tràng, dưới là bàng quang.- Tử cung nằm ổn định được tại chỗ là nhờ:+ Sự bám của âm đạo vào cổ tử cung+ Dây chằng – dây chằng này là các nếp phúc mạc tạo thành:+) Dây chằng rộng: là do nếp phúc mạc trùm lên tử cung ở mặt trên, m ặt dưới và kéo dài đến haithành của chậu hông. Dây chằng rộng ở giữa hai lá phúc mạc, nên rất quan trọng và có nhiều mạch quản, dây thần kinh.+) Dây chằng tròn: Là do một dây chằng nhỏ từ sừng tử cung đến vùng bẹn, có nhiều mạch quản và cơ trơn- Là tuyến sinh dục của con cái, gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng và nằm trong xoang chậu.- Chức năng của buồng trứng: nuôi dưỡng trứng cho trứng chín và tiết ra những hormone sinh dục.- Cấu tạo:+ Bên ngoài là một lớp màng liên kết sợi chắc+ Bên trong chia làm hai miền: miền vỏ và miền tủy+) Miền tủy: mạch máu nhiều hơn và tổ chức mô xốp cũng dày hơn+) Miền vỏ: có tác dụng về sinh dục vì ở đó xảy ra quá trình trứng chín và rụng.- Ngay dưới lớp màng liên kết của buồng trứng, lúc đầu có những tế bào trứng non, mỗi tế bào trứng như vậy được bao quanh bởi một tầng tế bào. Tập hợp trứng non với lớp tế bào xung quanhlàm thành noãn bao nguyên thủy.- Trong quá trình noãn bao lớn thì các tế bào xung quanh tiêu biến dần làm xuất hiện ở giữa nang một xoang chứa đầy chất dị ch nang. Các tầng tế bào còn lại trở thành một màng bọc ngoài có một chỗ dày hẳn lên chứa tế bào trứng. Noãn bao nguyên thủy đã biến thành một noãn bao chín, được bao bọc bởi một lớp màng mỏng.- Tổ chức màng liên kết ngoài buồng trứng lúc này dày lên để bảo vệ noãn bao chín, noãn bao chín có đường kính tới 1 cm. Tế bào trứng trong noãn bao, cũng lớn lên và đạt tới kích thước 0,15 – 0,25 cm – có thể trông thấy bằng mắt thường, đây là tế bào lớn nhất trong cơ thể.- Noãn bao chín nằm sát ngay với màng bọc ngoài của buồng trứng. Cuối cùng màng bọc này cùng với màng bọc của nang rách ra giải phóng tế bào trứng, dị ch nang cùng một phần tế bào hạt rơi vào loa kèn.- Nơi màng của noãn bao rách ra khép miệng và liền lại ngay. Những tế bào hạt còn lại trong nang phân chia mãnh liệt thành m ột khối tế bào mới choán đầy nang và biến thành thể vàng.- Thể vàng tồn tại tùy thuộc vào trường hợp tế bào trứng sau khi rụng có được thụ tinh hay không.+ Nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng tồn tại không lâu thì khối tế bào thoái hóa rồi tiêu biến đi để lại một cái sẹo gọi là thể bạch.+ Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại cho tới khi sinh đẻ. Trong suốt thời gian gia súc mang thai, thể vàng có tác dụng như một cơ quan nội tiết tiết ra hormone progesterone.- Ngoài ra, khi noãn bao thành thục thì những tế bào hạt trong biểu mô noãn bao tiết ra hormone oestrogen, hormone này làm cho gia súc chưa thành thục biểu hiện động dục.- Ống dẫn trứng (vòi Fallop): nằm ở màng treo buồng trứng.- Một đầu của ống dẫn trứng thông với xoang bụng, gần sát buồng trứng có hình loa kèn, trên loa kèn hình thành một cái tán rộng và lô nhô không đều. Đầu kia thông với mút sừng tử cung là một cái ống nhỏ ngoằn ngoèo.- Cấu tạo gồm 3 lớp:+ Lớp ngoài là lớp sợi liên kết+ Lớp giữa là lớp cơ+ Lớp trong là lớp niêm mạc: Lớp niêm mạc gồm các tế bào thượng bì có nhung mao, khi tế bào trứng rụng và rơi vào loa kèn theo ống dẫn trứng đi xuống là nhờ sự rung động của các nhung mao và sự co bóp của các lớp cơ.- Khi tinh trùng vào đường sinh dục con cái, tế bào trứng được thụ tinh. Quá trình thụ tinh thường diễn ra ở ống dẫn trứng.- Đường kính ống dẫn trứng: 0,2 – 0,4 mm- Ống dẫn trứng được chia thành hai đoạn:+ Đoạn 1: Ống dẫn trứng phía buồng trứng+) Phần đầu trên thông với xoang bụng ở gần buồng trứng, được phát triển to tạo thành một cái phễu để hứng tế bào trứng, tùy theo từng loài gia súc khác nhau mà cái phễu hay loa kèn đó phủ một phần hay toàn phần buồng trứng. Loa kèn có nhiều tua, nhung mao rung động để hứng tế bào trứng. Quá trình thụ tinh thường xảy ra ở đoạn 1/3 phía trên ống dẫn trứng khi trứng và tinh trùng gặp nhau.Ví dụ: Trâu, bò, lợn: loa kèn phủ toàn bộ buồng trứngThỏ: loa kèn chỉ phủ một phần buồng trứng+ Đoạn 2: Ống dẫn trứng phía sừng tử cung+) Một đầu gắn với đoạn 1, một đầu gắn với mút sừng tử cung.+) Cấu tạo cũng gồm 3 lớp: lớp liên kết sợi ở ngoài cùng, ở giữa là hai lớp cơ trơn, bên trong là lớp niêm mạc được cấu tạo bằng những tế bào hình trụ, hình vuông có chức năng tiết dịch.+) Trên bề mặt niêm mạc còn được phủ một lớp nhung mao luôn rung động để đẩy tế bào trứng hay hợp tử xuống tử cung làm tổ.* Hệ ĐM của cơ quan sinh dục cái:- Âm môn: ĐM thẹn trong và ĐM thẹn ngoài- Âm đạo: ĐM tử cung và ĐM trực tràng dưới- Tử cung: ĐM tử cung buồng trứng; ĐM tử cung sau; ĐM giữa tử cung- Buồng trứng: ĐM tử cung buồng trứng chia làm 3 nhánh: nhánh ĐM buồng trứng, sừng tử cung, giữa tử cung

Source: https://thevesta.vn
Category: Bản Tin